1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Truyền thông về phong trào thanh niên tình nguyện trên báo in của trung ương đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh

105 15 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 1,05 MB

Nội dung

nỗ lực đổi mới nội dung, hình thức, đáp ứng ngày một tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụlàcơ quan truyền thông, tiếng nói, diễn đàn của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và thanh niên cả nước; hoạt

Trang 1

THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH

(Khảo sát báo Tiền Phong, Thanh niên, Sinh viên từ tháng 6/2013 đến 6/2014)

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUAN HỆ CÔNG CHÚNG

HÀ NỘI - 2014

Trang 2

THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH

(Khảo sát báo Tiền Phong, Thanh niên, Sinh viên từ tháng 6/2013 đến 6/2014)

Chuyên ngành : Quan hệ công chúng

Mã số : 60.32.01.08

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUAN HỆ CÔNG CHÚNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS, TS Phạm Huy Kỳ

HÀ NỘI - 2014

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi Các số liệu và tư liệu được dựa trên nguồn tin cậy và dựa trên thực tế tiến hành khảo sát của tôi Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình

Họ và tên tác giả

Nguyễn Đức Hùng

Trang 4

Lời đầu tiên tác giả xin được bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Phạm Huy Kỳ người đã trực tiếp hướng dẫn, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành Luận văn Thạc sỹ này

Tác giả xin được cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của tập thể cán bộ phóng viên báo Tiền Phong, Thanh Niên, Sinh Viên và cán bộ thư viện nhà trường trong quá trình thu thập tài liệu, tìm hiểu thực tiễn và đóng góp ý kiến để luận văn hoàn thành đúng thời gian quy định

Xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giảng viên khoa Quan hệ công chúng và Quảng cáo – Học viện báo chí và tuyên truyền đã góp ý xây dựng để Luận văn đảm bảo đúng nội dung yêu cầu

Hà Nội, ngày tháng 11 năm 2014

Trang 5

TN : Thanh niên

TNCS : Thanh niên cộng sản

XHCN : Xã hội chủ nghĩa

TNTN : Thanh niên tình nguyện

TNHH MTV : Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

ĐHQG : Đại học Quốc Gia

Trang 6

1 Biểu đồ tỉ lệ tin, bài tuyên truyền về phong trào thanh niên tình nguyện giữa báo Tiền Phong, Thanh Niên, Sinh Viên

1.1 Hình 2.1 Biểu đồ tỉ lệ tin, bài, phóng sự ảnh trên báo Tiền Phong, Thanh Niên, Sinh Viên từ tháng 6/2013 đến tháng 6/2014

1.2 Hình 2.2 Biểu đồ tin phản ánh về phong trào thanh niên tình nguyện trên báo Tiền Phong, Thanh niên, Sinh Viên

1.3 Hình 2.3 Biểu đồ bài phản ánh về phong trào thanh niên tình nguyện trên báo Tiền Phong, Thanh Niên, Sinh Viên

1.4 Hình 2.4 Biểu đồ phóng sự ảnh phản ánh phong trào thanh niên tình nguyện trên báo Tiền Phong, Thanh Niên, Sinh Viên

2 Biểu đồ sử dụng thể loại báo chí trên báo Tiền Phong, Thanh Niên, Sinh Viên

2.1 Hình 2.5 Biểu đồ tỷ lệ sử dụng thể loại báo chí phản ánh phong trào thanh niên tình nguyện trên báo Tiền phong

2.2 Hình 2.6 Biểu đồ tỷ lệ sử dụng thể loại báo chí phản ánh phong trào thanh niên tình nguyện trên báo Thanh niên

2.3 Hình 2.7 Biểu đồ tỷ lệ sử dụng thể loại báo chí phản ánh phong trào thanh niên tình nguyện trên báo Sinh viên

Trang 7

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TRUYỀN THÔNG VÀ VAI TRÒ BÁO IN CỦA TRUNG ƯƠNG ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNGVỀ PHONG TRÀO THANH NIÊN TÌNH NGUYỆN 10

1.1 Một số khái niệm cơ bản 10

1.2 Báo in vàvai trò của báo in đối với hoạt động truyền thông về phong trào thanh niên tình nguyện 29

1.3 Vai trò báo in của Trung ương Đoàn đối với hoạt động truyền thông về phong trào thanh niên tình nguyện 31

Chương 2: THỰC TRẠNG TRUYỀN THÔNG VỀ PHONG TRÀOTHANH NIÊN TÌNH NGUYỆN TRÊN BÁO IN CỦA TRUNG ƯƠNG ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH QUA KHẢO SÁT CÁC BÁOTIỀN PHONG, THANH NIÊN, SINH VIÊN 36

2.1 Khái quát về báo Tiền Phong, Thanh Niên, Sinh Viên 36

2.2 Thực trạng truyền thông về phong trào thanh niên tình nguyện trên báo in của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thời gian qua 40

2.3 Nhận xét về thực trạng hoạt động truyền thông về phong trào thanh niên tình nguyện trên báo in của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 63

Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRUYỀN THÔNGVỀ PHONG TRÀO THANH NIÊN TÌNH NGUYỆN TRÊN BÁO IN CỦA TRUNG ƯƠNG ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINHTRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 71

3.1 Nhóm giải pháp đối với các chủ thể lãnh đạo, quản lý các hoạt động truyền thông về phong trào thanh niên tình nguyện trên báo in của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 71

3.2 Nhóm giải pháp về nâng cao trình đội năng lực đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên tham gia hoạt động truyền thông về phong trào thanh niên tình nguyện trên báo in 78

3.3 Nhóm giải pháp về nguồn lực và chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên và cán bộ phụ trách truyền thông trên báo in của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 83

KẾT LUẬN 88

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90

PHỤ LỤC

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Tình nguyện được hiểu là việc một người hoặc một nhóm người tự nhận trách nhiệm để thực hiện một hay một vài hoạt động nào đó, không bắt buộc và không nhằm mục đích thu lợi cho bản thân Tinh thần tình nguyện là giá trị cao đẹp, là cái gốc, bản chất của con người Việt Nam bắt nguồn từ lòng yêu nước và tự hào dân tộc

Trong lịch sử khi dân tộc phải đối mặt với kẻ thù xâm lược, khi phải đương đầu với những khó khăn, thách thức thì lòng yêu nước, tinh thần tình nguyện đó lại trỗi dậy, đặc biệt trong những người trẻ tuổi Giai thoại về

“Thánh gióng” làm một điển hình của tinh thần tình nguyện giai đoạn đó

Trong giai đoạn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thế kỷ XX, tinh thần xung phong tình nguyện được cụ thể hóa bằng các hành động của thanh niên và nhiều

tầng lớp nhân dân tham gia vào các phong trào như “Ba sẵn sàng”, “Năm xung

phong”, “Tình nguyện Nam Tiến”, “Xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước”

Hoạt động tình nguyện là một công cụ hữa hiệu và có sức mạnh to lớn giúp giải quyết nhiều vấn đề xã hội, đóng góp cho sự phát triển của xã hội Xét theo khía cạnh cá nhân, hoạt động tình nguyện giúp tăng cường tính đoàn kết, sự nhường nhịn và tin tưởng lẫn nhau trong nội bộ tình nguyện viên nói riêng và giữa các công dân trong cộng đồng xã hội nói chung Tham gia hoạt động tình nguyện giúp thanh niên phát triển về cả năng lực, kiến thức cũng như nhân cách cho bản thân để lấy nó làm nền tảng trở thành những công dân tiên tiến và có ích

Hoạt động truyền thông của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong phong trào thanh niên tình nguyện cũng cho thấy những thay đổi tích cực: các cấp bộ Đoàn từng bước đổi mới tư duy, nhận thức và có những chủ trương, biện pháp thiết thực để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động truyền thông trong tổ chức phong trào tình nguyện; các cơ quan báo chí của Trung ương Đoàn đã

Trang 9

nỗ lực đổi mới nội dung, hình thức, đáp ứng ngày một tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụlàcơ quan truyền thông, tiếng nói, diễn đàn của Trung ương Đoàn TNCS

Hồ Chí Minh và thanh niên cả nước; hoạt động truyền thông trên báo chí của Đoàn đã kịp thời chuyển tải các thông điệp của nhà quản lý, các cấp bộ Đoàn vàđặc biệt là giới trẻ trong phong trào thanh niên tình nguyện góp phần quan trọng làm chuyển biến quan điểm, nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền và các tầng lớp nhân dân, thanh thiếu niên đối với công tác tình nguyện, thúc đẩy phong trào thanh niên tình nguyện ngày càng phát triển góp phần nâng cao vai trò, vị thế, hình ảnh của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nói chung và Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nói riêng

Tuy nhiên, truyền thông về phong trào thanh niên tình nguyện trên một

số báo in của Đoàn còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém: chưa phản ánh đầy

đủ, sâu sắc những nỗ lực, cố gắng vượt bậc của các cấp Đoàn, sự cống hiến,

hy sinh thầm lặng của cán bộ, đoàn viên, tình nguyện viên, thanh thiếu niên; chưa kịp thời tuyên truyền sâu, rộng các mặt hoạt động của Đoàn trong phong trào thanh niên tình nguyện, những mô hình mới, điển hình tiên tiến, những cách làm năng động, sáng tạo của các địa phương trên mặt báo; nội dung tuyên truyền về công tác tình nguyện trong hoạt động đối ngoại thanh niêntrên báo chí còn hạn chế

Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém nêu trên là do nhận thức, trách nhiệm của các cấp Đoàn đối với hoạt động truyền thông trong phong

trào thanh niên tình nguyện chưa đầy đủ; việc đầu tư nguồn lực (nhân lực,

kinh phí, trang thiết bị) cho hoạt động truyền thông và PR phong trào thanh

niên tình nguyện của Trung ương Đoàn chưa thỏa đáng; đội ngũ cán bộ truyền thông và quan hệ công chúng ở các cấp vừa thiếu, vừa yếu, chưa phản ánh kịp thời và hết các mặt hoạt động của các cấp bộ Đoàn và thanh niên trong phong trào thanh niên tình nguyện

Trang 10

Từ thực tiễn nêu trên, với mục đích nghiên cứu nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông trong phong trào thanh niên tình nguyện trên báo in của Đoàn, giúp các cơ quan báo chí thuộc Trung ương Đoàn bổ khuyết những vấn đề còn chưa được trú trọng trong các chuyên trang, chuyên mục về giới trẻ đồng thời giúp cán bộ Đoàn, Hội hiểu được vai trò của hoạt động truyền thông trong tổ chức các hoạt động, Kế hoạch,Chiến dịch tình nguyệntừ đó góp phần thu hút, lôi cuốn giới trẻ tham gia cổ vũ phong trào,từng bước nâng cao chất lượng hoạt động công tác Đoàn và phong trào thanh niên ở các cấp góp phầntạo cơ chế cho hoạt động tình nguyện, thu hút giới trẻ tham gia đóng góp vào việc xây dựng xã hội tình nguyện trong tương lai

Từ những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Truyền thông về

phong trào thanh niên tình nguyện trên báo incủa Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh” làm luận văn thạc sỹ nhằm đánh giá

tổng quan về thực trạng hoạt động truyền thôngcủa Đoàn thanh niên trong phong phong trào thanh niên tình nguyện trên các báo in của Đoàn, từ đó đề

ra các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông, tuyên truyền

về phong trào thanh niên tình nguyện trong thời gian tới

2 Tình hình nghiên cứu

Hoạt động tình nguyện là vấn đề mà nhiều nước trên thế giới quan tâm, không ít các tờ báo nước ngoài đã tích cực thông tin về hoạt động tình nguyện của thanh niên, của cá nhân, của gia đình, nhiều công trình nghiên cứu về hoạt động tình nguyện của các tổ chức tình nguyện quốc tế như công trình của Tiến

sỹ Justin Davis Smith, giám đốc trung tâm nghiên cứu các vấn đề tình nguyện Anh năm 1999; Con người và Hành tinh; Biến đói nghèo thành lịch sử; Hoạt động tình nguyện xuyên quốc gia với các tổ chức nổi tiếng như Peace Corp của

Mỹ, hay chương trình tình nguyện quốc tế của Liên hợp quốc

Trang 11

Thời gian qua, các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là các báoin của Đoàn đã thường xuyên có các tin, bài, phóng sự ảnh tuyên truyền

về phong trào thanh niên tình nguyện, góp phần nâng cao nhận thức, cổ vũ và tạo sức hút đối với giới trẻ, đồng thời trang bị những kiến thức cơ bản chođoàn viên thanh niên trong tham gia hoạt động tình nguyện, phát huy vai trò xung kích của đoàn viên thanh niên trong phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội, kịp thời biểu dương, tôn vinh các phong trào thanh niên tình nguyện, các câu lạc bộ, tổ, đội, nhóm trong tham gia phong trào tình nguyện

Tuy nhiên, việc tuyên truyền về phong trào thanh niên tình nguyện còn mang tính thời vụ, chạy theo chiến dịch, chưa sâu, chưa có kế hoạch cụ thể để thể hiện được hết vai trò xung kích, sáng tạo của thanh niên trong phong trào thanh niên tình nguyện; số lượng tin, bài, phóng sự phản ánh gương người tốt, việc tốt trong phong trào thanh niên tình nguyện còn ít Chính vì vậy, trong thời gian tới, để báo chí, đặc biệt là báo in đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền về phong trào thanh niên tình nguyện, thì chính những thành viên của các Câu lạc bộ, các thủ lĩnh phong trào thanh niên tình nguyện cần phải có một kỹ năng nhất định trong hoạt động truyền thông của mình tại cơ sở

Truyền thông về các hoạt động tình nguyện và phong trào thanh niên tình nguyện trên các phương tiện thông tin đại chúng đã được các cơ quan báo chí của Đoànrất quan tâm.Tuy nhiên, qua tìm hiểu nghiên cứu, các công trình, tài liệu các bài báo truyền thông về phong trào thanh niên tình nguyện thì thường đề cập đến những vấn đề cụ thể, theo các chuyên ngành hẹp, đi sâu vào phân tích về tình nguyện viện, hoạt động tình nguyện đơn lẻ, các hành vi, các nguyên nhân… hoặc các bài viết thông tin không mang tính khuyến khích, khích lệ thanh niên tham gia các phong trào tình nguyện Trong tổng quan nghiên cứu đề tài, tác giả đã có liệt kê, tham khảo một số công trình có liên quan Đó là những tài liệu tham khảo quan trọng đối với tác giả, giúp ích rất nhiều cho tiến trình nghiên cứu đề tài này

Trang 12

Trong đó, có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như:

Luận văn thạc sĩ “Tạp chí Thanh niên với việc giáo dục thế hệ trẻ nước

ta hiện nay”, tác giả Trần Hương Giang (2004), Học viện Báo chí và Tuyên

truyền

Luận án Tiến sĩ truyền thông đại chúngVai trò báo chí trong định

hướng dư luận xã hội,Tác giả Đỗ Chí Nghĩa (2010) Học viện Báo chí và

Tuyên truyền, Hà Nội

Dự án VDVN (2012), Giáo trình tập huấn giảng viên nguồn về công tác tình nguyện, Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội

Báo cáo Đề tài “Nghiên cứu tác động của hoạt động tình nguyện đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam”, Khoa Khoa học xã hội – Học viện báo chí và Tuyên truyền (2012), Hà Nội

Luận văn Thạc sĩ “Hoạt động truyền thông cho trẻ em miền núi phía Bắc”; Tác giả Vương Thị Tuyết Nhung (2012), Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Luận văn Thạc sĩ “Tuyên truyền gương thanh niên tiêu biểu trên Nhật báo của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh” tác giả Dương Thị Mai (2014); Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Vì vậy, đề tài “Truyền thông phong trào thanh niên tình nguyện trên

báo incủa Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh”(Khảo sát

báo Tiền Phong, Thanh Niên, Sinh Viên năm 2014) sẽ là một trong những công trình tiếp theo đề cập một cách tập trung, toàn điện và mang tính hệ thống hóa về vấn đề này

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở hệ thống hóa khung lý thuyết, tập trung khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động truyền thông về phong trào thanh niên tình nguyện trên các báo giấy Tiền Phong, Thanh Niên, Sinh Viên Từ đó đề ra các giải

Trang 13

phápnhằm nâng cao hiệu quả truyền thông về phong trào thanh niên tình nguyện trên các ấn phẩm báo incủa Trung ương Đoànthanh niên cộng sản Hồ Chí Minhthời gian tới

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu làm rõ các khái niệm công cụ và xây dựng khung lý thuyết về truyền thông và truyền thông về phong trào thanh niên tình nguyện trên báo in, vai trò của báo in với hoạt động truyền thông về phong trào thanh niên tình nguyện

- Tiến hành khảo sát thực trạng truyền thông về phong trào thanh niên tình nguyện trên các báo Tiền Phong, Thanh Niên, Sinh Viên thời gian gần đây

- Đề xuất các nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông vềphong trào thanh niên tình nguyện trên báo in của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí MInh trong thời gian tới

4 Đối tượng nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động truyền thông về phong trào thanh niên tình nguyện trên báo incủa Trung ương Đoàn TNCS

Hồ Chí Minh

4.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Đề tài tập trung khảo sát nghiên cứu Báo in:Tiền Phong,Thanh Niên, Sinh Viên Việt Nam, một số hoạt động truyền thông của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; lựa chọn các nhóm vấn đề, sự kiện được dư luận quan tâm liên quan đến hoạt động phong trào thanh niên tình nguyện được đăng tải trên các báo trên

- Thời gian nghiên cứu của đề tài từ tháng 06/2013đến tháng6/2014

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp nghiên cứu

Trang 14

- Luận văn thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác –

Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm đường lối của Đảng, chính sách

pháp luật của Nhà nước về báo chí và truyền thông

- Dựa trên cơ sở khung lý thuyến về quan hệ công chúng, báo chí và

truyền thông

5.2 Phương pháp cụ thể

- Phương pháp tổng hợp: Trên cơ sở nhiệm vụ được phân công theo

dõi báo chí, tác giả trực tiếp tham mưu các hoạt động giao ban báo chí, tổng hợp báo chí ngày, tuần, tháng, nắm bắt dư luận xã hội trong thanh niên, làm

cơ sở tổng hợp, nghiên cứu thực trạng hoạt động truyền thông về phong trào thanh niên tình nguyện trên báo in của Trung ương Đoàn

- Phương pháp phỏng vấn sâu:Trực tiếp tham gia phỏng vấn các cán bộ

lãnh đạo, các chuyên gia, nhà quản lý về phong trào tình nguyện của Trung ương Đoàn và các cấp bộ Đoàn về phong trào thanh niên tình nguyện trong năm thanh niên tình nguyện 2014

- Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp:Phân tích thông tin từ nguồn

tài liệu sẵn có (sách, báo, tạp chí, tài liệu, internet ), vận dụng lý thuyết về quan hệ công chúng và báo chí học để khái quát hóa và lý thuyết hóa các vấn

đề đơn lẻ khảo sát được

6 Đóng góp mới về khoa học

- Luận văn sẽ là luận cứ khoa học để đánh giá khái quát về hoạt động truyền thông trong phong trào thanh niên tình nguyện của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh làm cơ sở cho các nghiên cứu về tình nguyện và hoạt động truyền thông về phong trào thanh niên tình nguyện của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thời gian tới

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

7.1 Ý nghĩa lý luận

Trang 15

Luận văn góp phần bổ sung, bồi đắp và làm phong phú thêm lý luận về quan hệ công chúng và truyền thông Đồng thời, bổ khuyết nhất định cho các khoảng trống lý thuyết truyền thông trong tổ chức phong trào thanh niên tình nguyện của Đoàn thanh niên hiện nay

Trên cơ sở các luận cứ khoa học và thực tiễn, luận văn sẽ xây dựng mô hình truyền thông trong phong trào thanh niên tình nguyện để đưa hoạt động truyền thông trở thành phổ biến và mang tính chuyên nghiệp trong các hoạt động tình nguyện của Đoàn góp phần thúc đẩy phong trào tình nguyện trong thế hệ trẻ và kịp thời thông tin về phong trào tình nguyện của tuổi trẻ trên các phương tiện thông tin đại chúng thời gian tới

7.2 Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả của luận văn sẽ là tư liệu, tài liệu tham khảo thiết thực, hữu hiệu cho công tác đánh giá hiệu quả truyền thông về phong trào thanh niên tình nguyện của Ban Bí thư Trung ương Đoàn và Thường trực các tỉnh, thành đoàn, đoàn trực thuộc; các đội hình, câu lạc bộ tình nguyện, các phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí của Đoàn Đặc biệt là sẽ là tài liệu tham khảo cho đội ngũ cán bộ làm truyền thông của Đoàn, các phóng viên, biên tập viên trực tiếp theo dõi về công tác thanh niên và phong trào thanh niên tình nguyện, cũng như những ai quan tâm đến hoạt động truyền thôngtrên báo in của Đoàn trong giai đoạn hiện nay

Ngoài ra, việc lựa chọn nghiên cứu đề tài gắn với chuyên ngành Quan

hệ công chúng đang được đào tạo và gắn với công việc của tôi tại Ban Tuyên

giáo Trung ương Đoàn (đơn vị quản lý 11 đơn vị báo chí – xuất bản của

Đoàn) Chắc chắn, qua nghiên cứu sẽ rút ra nhiều kinh nghiệm bổ ích, nhiều

kiến thức quan trọng phục vụ quá trình công tác của tôi trong thời gian tới

8 Kết cấu của luận văn

Luận văn có 3 phần chính: Mở đầu, nội dung và kết luận

Phần nội dung gồm 3 chương:

Trang 16

- Chương 1: Truyền thông và vai trò báo in của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đối với hoạt độngtruyền thông về phong trào thanh niên tình nguyện

- Chương 2: Thực trạng truyền thôngvề phong trào thanh niên tình nguyện trên báo incủa Trung ương ĐoànTNCS Hồ Chí Minh qua khảo sát báo Tiền Phong, Thanh niên, Sinh viên

- Chương 3: Giải pháp nâng caohiệu quả hoạt động về truyền thông phong trào thanh niên tình nguyện trên báo in của Trung ương Đoàn TNCS

Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay

Trang 17

Chương 1

TRUYỀN THÔNG VÀVAI TRÒ BÁO IN CỦA TRUNG ƯƠNG ĐOÀN TNCS

HỒ CHÍ MINH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG

VỀ PHONG TRÀOTHANH NIÊN TÌNH NGUYỆN

1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1.Khái niệm truyền thông

Theo từ điển Giải thích Thành ngữ gốc Hán: “Truyền là chuyển từ nơi

này, người này sang nơi khác, người khác; Thông là không tắc, làm cho rõ, cho biết”[45]

Theo từ điển Tiếng việt: “Truyền thông là truyền dữ liệu giữa các đơn

vị chức năng, được thực hiện theo tập hợp các quy tắc quản lý việc truyền dữ liệu và phối hợp trao đổi” [55]

Thực tế Truyền thông là một từ ghép, Truyền là lan rộng

ra hoặc làm lan rộng ra cho nhiều người, nhiều nơi biết; Thông là nối liền với nhau một mạch từ nơi nọ đến nơi kia, không bị cản trở, ngăn cách, giúp cho việc hiểu rõ và chấp thuận, không còn gì thắc mắc, băn khoăn [55]

Truyền thông từ tiếng Anh: Communication có nghĩa là sự truyền đạt, thông tin, thông báo, giao tiếp, trao đổi, liên lạc, giao thông…

Theo PGS, TS Dương Xuân Sơn:

Thuật ngữ truyền thông có nguồn gốc từ tiếng La tinh

“Commune”, có nghĩa là chung hay cộng đồng Nội hàm của nó

là nội dung, cách thức, con đường, phương tiện để đạt đến sự hiểu biết lẫn nhau, giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với cộng đồng xã hội Nhờ truyền thông giao tiếp mà con người tự nhiên trở thành con người xã hội [49, tr.7]

Theo các nhà nghiên cứu, thực tiễn truyền thông đã có từ lâu Ngay từ thời cổ Hy Lạp, Aristotle đã đưa ra một mô hình truyền thông khá đơn giản,

Trang 18

trong đó người gửi gửi đi một thông điệp đến người tiếp nhận Mô hình này

có giả thiết là thông tin gửi đi được tiếp nhận, vai trò của công chúng chưa được nhận thức rõ nét

Các nhà nghiên cứu truyền thông đã khái quát lịch sử truyền thông của nhân loại trải qua 3 thời kỳ: Truyền thông con người; Truyền thông thứ cấp và

ấn loát – thời kỳ mà trong đó truyền thông cá nhân chuyển sang truyền thông đại chúng; truyền thông cấp ba Sự qua lại và chuyển giao văn hóa này có ảnh hưởng đáng kể tới phong cách sống của con người và cả sự giao thoa văn hóa Trong quá trình này, truyền thông có vị trí quan trọng và to lớn

Theo định nghĩa của một số nhà khoa học thì lý thuyết truyền thông thể hiện mối quan hệ giữa các giữ kiện truyền thông trong hành vi của con người

và truyền thông là quá trình có liên quan đến nhận thức, thái độ hoặc hành vi Giữa nhận thức và hành vi của con người bao giờ cũng có khoảng cách Truyền thông là nhằm mục đích tạo nên sự đồng nhất hoặc ít ra cũngrút ngắn khoảng cách ấy Do tính chất đa dạng, phức tạp của truyền thông, do đó có khá nhiều những định nghĩa khác nhau về truyền thông:

- John R.Hober (1954) định nghĩa truyền thông là quá trình trao đổi tư duy hoặc ý tưởng bằng lời

- Martin P.Adelsm thì cho rằng truyền thông là quá trình liên tục, qua

đó chúng ta hiểu được người khác và làm cho người khác hiểu được chúng ta

Đó là một quá trình luôn thay đổi, biến chuyển và ứng phó với tình huống

- Theo Gerald Miler (1966), truyền thông quan tâm nhất đến tình huống, hành vi, trong đó nguồn thông tin truyền nội dung đến người nhận với mục đích tác động đến hành vi của họ

- Theo tác giả Tạ Ngọc Tấn “Truyền thông là sự trao đổi thông điệp

giữa các thành viên hay các nhóm người trong xã hội nhằm đạt được sự hiểu biết lẫn nhau” [50, tr.8]

Trang 19

- Tác giả Dương Xuân Sơn khái quát lý thuyết truyền thông tổng quát

- Tác giả Nguyễn Văn Dững và Đỗ Thị Thu Hằng cho rằng:

Truyền thông được mô tả như việc truyền ý nghĩa, thông tin, ý tưởng, ý kiến hoặc kiến thức từ người này/nhóm người này sang người khác/nhóm người khác bằng lời nói, hình ảnh, văn bản, tín hiệu Từ quan điểm trên, các tác giả Nguyễn Văn Dững,

Đỗ Thị Thu Hằng đưa ra định nghĩa: “Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm…, chia sẻ kỹ năng

và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi

và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân/nhóm/cộng đồng/xã hội [14,tr.12.13]

Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu tôi thấy rằng các định nghĩa về truyền thông mặc dù đều khác nhau về từ ngữ nghĩa nhưng đều có những nét tương đồng cơ bảnnó đều thể hiện truyền thông là quá trình liên tục gắn với nhận thức, thái độ, hành vi của con người, góp phần tạo sự đồng nhất từ nhận thức đến hành động của mỗi chủ thể Trên cơ sở đó, có thể nêu lên một khái

niệm chung nhất về truyền thông như sau: Truyền thông là quá trình liên tục

tuyền tải thông điệp giữa hai hoặc nhiều người thông qua hoạt động giao

Trang 20

tiếp, chữ viết, hình ảnh… nhằm mục đích thay đổi nhận thức, điều chỉnh hành

vi và thái độ của con người

*Mô hình và các yếu tố cơ bản của quá trình truyền thông

Mô hình truyền thông là những bản vẽ, các bảng biểu, các biểu đồ, sơ

đồ, các hình tượng… được sử dụng để biểu đạt khái niệm truyền thông

Trong cuốn sách “Truyền thông – Lý thuyết và kỹ năng cơ bản”, PGS.TS Nguyễn Văn Dững và TS Đỗ Thị Thu Hằng đã đưa ra một mô hình tryền thông mới như sau:

Hình 1.1 Mô hình truyền thông mới

Mô hình này mô tả khá đầy đủ các yếu tố của quá trình truyền thông, trong đó nhấn mạnh đén mục đích và hiệu quả truyền thông, như nhận thức, hiểu biết,hành vi và thái độ của công chúng

+Nguồn:Là yếu tố mang thông tin tiềm năng và khởi sướng quá trình

truyền thông Nguồn phát là một người hay một nhóm người mang nội dung thông tin trao đổi với người hay nhóm người khác

+Thông điệp:Là nội dung thông tin được trao đổi từ nguồn phát đến đối

tượng tiếp nhận Thông điệp chính là tâm tư, tình cảm, mong muốn, đòi hỏi, ý

Nguồn Thông điệp Kênh

Nhiễu

Phản hồi Hiệu lực

Nhận thức

Hiểu biết

Hiệu quả

Hành

vi, Thái

độ Công

chúng

Trang 21

kiến, hiểu biết, kinh nghiệm sống, tri thức khoa học – kỹ thuật… được mã hóa theo hệ thống ký hiệu nào đó

Hệ thống này phải được cả bên phát và bên nhận cùng chấp nhận và có chung cách hiểu – tức là có khả năng giải mã Tiếng nói, chữ viết, hệ thống biển báo, hình ảnh, cử chỉ biểu đạt của con người được sử dụng và chuyển tải thông điệp

+Kênh truyền thông:Là các phương tiện, con đường, cách thức chuyển

tải thông điệp từ nguồn phát đến đối tượng nhân Căn cứ vào tính chất, đặc điểm cụ thể, người ta chia truyền thông thành các loại hình khác nhau như: truyền thồng cá nhân, truyền thông nhóm, truyền thông đại chúng, truyền thông trực tiếp, truyền thông đa phương tiện

+Người nhận:Là các cá nhân hay nhóm người tiếp nhận thông điệp trong

quá trình truyền thông Hiệu quả của truyền thông được xem xét trên cơ sở những biến đổi về nhận thức, thái độ và hành vi của đối tượng tiếp nhận cùng hiệu ứng

xã hội do truyền thông đem lại Trong quá trình truyền thông, nguồn phát và đối tượng tiếp nhận có thể đổi chỗ cho nhau, tương tác và đan xen vào nhau Về mặt thời gian, nguồn phát thực hiện hành vi khởi phát quá trình truyền thông trước

+Phản hồi/ Hiệu quả:Là thông tin ngược, là dòng chảy của thông điệp,

từ người nhận trở về nguồn phát Mạch phản hồi là thước đo hiệu quả của hoạt động truyền thông Trong một số trường hợp, mạch phản hồi bằng không hoặc không đáng kể Điều đó có nghĩa là thông điệp phát ra không hoặc ít tạo được sự quan tâm của công chúng

+ Nhiễu:Là yếu tố gây ra sự sai lệch không được dự tính trước trong

quá trình truyền thông (tiếng ồn, tin đồn, các yếu tố tâm lý, kỹ thuật…) dẫn đến tình trạng thông điệp, thông tin bị sai lệch

+ Hiệu lực:Có thể hiểu là khả năng gây ra thu hút sự chú ý cho công

chúng – nhóm đối tượng truyền thông

Trang 22

+ Hiệu quả:Là những hiệu ứng xã hội về nhận thức, thái độ và hành vi

của công chúng – nhóm do truyền thông tạo ra, phù hợp với mong đợi của nhà truyền thông Hiệu lực và hiệu quả có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ với nhau

* Đối tượng tiếp nhận và chủ thể truyền thông

Trong quá trình truyền thông, đối tượng tiếp nhận (công chúng) có vai trò đặc biệt quan trọng Công chúng không chỉ là đối tượng tác động, đối tượng chi phối, điều chỉnh mà còn là lực lượng xã hội quyết định vai trò, vị thế xã hội của sản phẩm truyền thông Sức mạnh của sản phẩm truyền thông trước hết thể hiện ở sức mạnh của công chúng mà nó tạo ra

Đối tượng công chúng được xét trên các bình diện như số lượng công chúng (thể hiện ở số lượng phát hành báo in…) và chất lượng (trình độ, vai trò và vị thế xã hội của công chúng)

Nghiên cứu ban đầu về công chúng là khâu công việc cơ bản và cần thiết nhằm tìm hiểu nhu cầu, nguyện vọng, sở thích, thị hiếu, mong đợi,… để

từ đó xúc tiến kế hoạch truyền thông

Trước khi tiến hành truyền thông, người truyền thông cần phải nhận diện giá trị cái mới, cái cốt lõi đối với cộng đồng và lợi ích xã hội, tìm hiểu kỹ môi trường văn hóa, những rào cản về tâm lý, lợi ích của nhóm đối tượng tácđộng, tâm lý xã hội và mong đợi của cá nhân nhóm xã hội, môi trường văn hóa, phong tục tập quán, thể chế xã hội

Vớitư cách là chủ thể truyền thông, người truyền thông cần chú ý đến các kỹ năng cơ bản như: hỏi và lắng nghe, trao đổi và chia sẻ, rút ngắn khoảng cách tiếp xúc, nhanh chóng hòa nhập trong giao tiếp

1.1.2 Khái niệm về tình nguyện và phong trào thanh niên tình nguyện

a Khái niệm tình nguyện:Có nhiều cách hiểu về cụm từ “tình nguyện”

cũng như về hoạt động tình nguyện, thông thường “tình nguyện” được hiểu là

việc làm mang tính tự nguyện của một người nào đó không có sự bắt buộc,

Trang 23

người làm tình nguyện không đòi hỏi quyền lợi được hưởng về các giá trị vật chất hay tinh thần

Theo Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê - 1998): Tình nguyện là "Tự mình

nhận lấy trách nhiệm để làm (thường là việc khó khăn, đòi hỏi phải hy sinh), không phải do bắt buộc"

Như vậy "Tình nguyện" chỉ hoạt động có tính tự giác cao độ, không quản ngại khó khăn, gian khổ của cá nhân, tập thể vì lợi ích của xã hội, cộng đồng

Tình nguyện cũng được hiểu là việc một người hoặc một nhóm người

tự nhận trách nhiệm thực hiện hay một vài hoạt động nào đó, không bắt buộc

và không nhằm mục đích thu lợi cho bản thân Tinh thần tình nguyện là giá trị cao đẹp, là cái gốc, bản chất của con người Việt Nam bắt nguồn từ lòng yêu nước và tự hào dân tộc

Tình nguyện là sự tự nguyện, sẵn lòng đóng góp, một chút thời gian và

kỹ năng, kiến thức của mình để giúp đỡ cộng đồng chung quanh như hàng xóm láng giềng, tổ dân phố, khu phố mình cư ngụ, thành phố mình ở, đất nước của mình hay rộng hơn là các nước trên thế giới Tình nguyện phải xuất phát từ trái tim và tình nguyện sẽ không có giá trị nào nếu không thật sự là tình nguyện Tình nguyện về cơ bản là cống hiến thời gian, sức lực, kỹ năng

mà không đòi hỏi lợi ích cá nhân

Yếu tố quan trọng nhất của tình nguyện là sự nhiệt tình, sự hết mình đối với công việc Cho dù đó chỉ là hành động dắt một bà cụ qua đường; cúi nhặt hòn đá để người khác đừng té ngã hay tham gia một dự án đem lại lợi ích cho mọi người chung quanh.v.v Điều này là quan trọng, vì sự hết mình đã tạo niềm tin cho mọi người và sự thiếu tận tâm trong công việc cũng sẽ ảnh hưởng đến họ Ngoài sự nhiệt tình, tận tâm, hầu như không có giới hạn nào cho hoạt động tình nguyện

Trang 24

Có kiến thức, có kỹ năng và sáng tạo trong công việc cũng là một yếu

tố quan trọng đối với tình nguyện viên khi tham gia vào hoạt động tình nguyện Yếu tố này đặc biệt quan trọng khi cứu giúp người bị nạn Tình nguyện viên, nếu không có kiến thức và kỹ năng xử lý tình huống cấp cứu trước khi chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế, có thể dẫn đến nhiều nguy hại cho người bị nạn, thậm chí có thể tử vong

* Thanh niên tình nguyện:Là những thanh niên có tấm lòng nhân ái, có

ý thức tự giác và có tinh thần tình nguyện tham gia hoạt động trong các đội hình thanh niên, thanh niên tình nguyện, sẵn sàng làm các công việc khó khăn, gian khổ mà không nhất thiết phải có quyền lợi vật chất cho bản thân

* Đội hình thanh niên tình nguyện:Là tổ chức đoàn kết, tập hợp lực

lượng thanh niên tình nguyện, có sức lôi cuốn mạnh mẽ trên tinh thần tình nguyện, xuất phát từ lòng nhân ái, tính tích cực xã hội và hoài bão lý tưởng của tuổi trẻ nhằm thực hiện những nhiệm vụ khó khăn, đột xuất của địa phương, đơn vị vì lợi ích của xã hội và cộng đồng

* Loại hình thanh niên tình nguyện:Là tập hợp những đội hình thanh

niên tình nguyện có những đặc trưng cơ bản giống nhau về nội dung hoạt động, về thời gian hoạt động hoặc quy mô cấp độ tổ chức hoạt động.Các loại hình tình nguyện hiện nay bao gồm:

- Loại hình thanh niên tình nguyện tham gia các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội: Tham gia các đảm nhận các chương trình dự án

quốc gia, dự án của Đoàn thanh niên và các địa phương, phát huy tinh thần xung kích của tuổi trẻ trong phát triển kinh tế - xã hội như: Dự án Làng thanh niên lập nghiệp; dự án xoá cầu khỉ, xây dựng cầu nông thôn ở Đồng bằng sông Cửu Long, khu vực miền núi, miền Trung, Tây Nguyên; dự án nuôi trồng thuỷ sản,dự án trí thức trẻ tình nguyện tham gia công tác tại các khu Kinh tế quốc phòng, y bác sỹ, tri thức trẻ tham gia phát triển nông thôn, miền núi, dự án 600 tri thức trẻ tăng cường về làm Phó chủ tịch xã thuộc các huyện

Trang 25

nghèo trong cả nước Kết hợp thực hiện các chương trình như xây nhà tình nghĩa, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tu sửa đường giao thông, thuỷ lợi Đây là loại hình tình nguyện gắn liền với các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội

tại các địa phương, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa và vùng khó khăn

- Loại hình thanh niên tình nguyện bảo vệ môi trường: Là các đội hình

thanh niên tình nguyện được thành lập theo đội hình, được tập huấn chuyên sâu về lĩnh vực bảo vệ môi trường, tham gia các hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức về môi trường, vận động nhân dân không xả rác xuống các dòng sông, xây dựng bến đò, bến nước an toàn, khai thác cát, sỏi đúng nơi quy định Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày môi trường thế giới,

“Ngày chủ nhật xanh”, chương trình “Tuổi trẻ ứng phó với biến đổi khí hậu”,

“Hưởng ứng chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn”, ngày không khói, bụi, ô

nhiễm ngoài ra còn tham gia các hoạt động khác như làm sạch, khơi thông dòng chảy, nạo vét kênh mương nội đồng, bờ sông, thu gom rác thải, trồng rừng, xây dựng mô hình làng, xã xanh, sạch, đẹp và các hoạt động thiết thực khác như:

- Loại hình thanh niên tình nguyện tiếp sức mùa thi, tiếp sức đến trường:Là loại hình hoạt động diễn ra trên địa bàn được triển khai rộng khắp

ở các địa phương trong cả nước cao điểm của hoạt động này diễn ra từ 5/5 đến 30/7 hàng năm Đối tượng tham gia gồm sinh viên của các trường ĐH,

CĐ có tổ chức thi tuyển sinh và thanh niên tình nguyện địa phương nơi có các trường đại học, cao đẳng tổ chức thi tuyển sinh Hoạt động tiếp sức đến trường với các nội dung, bồi dưỡng kiến thức cho học sinh có học lực yếu, động viên, khích lệ học sinh bỏ học trở lại trường, góp phần hạn chế tình trạng bỏ học trong học sinh ở địa bàn nông thôn, miền núi Hoạt động tiếp sức mùa thi chủ yếu là tư vấn hướng nghiệp, định hướng việc làm, hỗ trợ các thí sinh ở các tỉnh xa về dự thi giới thiệu chỗ ở, suất ăn giá rẻ, miễn phí cho

Trang 26

người nhà và thí sinh đi thi, tham gia các hoạt động giữ gìn trật tự an toàn giao thông khu vực thi, các nút giao thông quan trọng, tổ chức các đội xe chở khách miễn phí

Hoạt động tình nguyện này ngày càng phát triển mạnh mẽ, trở thành hoạt động không thể thiếu trong các đợt thi ĐH, CĐ của cả nước, tạo ấn tượng

sâu sắc trong nhân dân và được toàn xã hội đánh giá cao

- Loại hình thanh niên tình nguyện Vui hè cùng thiếu nhi, Vì đàn em thân yêu: Đây là hoạt động cơ bản của các cơ sở Đoàn, Đội tổ chức các hoạt

động Vì đàn em thân yêu, tháng hành động vì trẻ em thông qua việc giáo dục, chăm sóc thiếu niên, nhi đồng, quan tâm hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em nhiễm chất độc Dioxin, trẻ em khuyết tật, Làng trẻ S.O.S Trong dịp

hè, tập hợp thiếu nhi tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao, ôn tập hè, xây dựng các điểm vui chơi cho thiếu nhi tại các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa

Tổ chức ôn tập, củng cố kiến thức cho các em học sinh học lực yếu, vận động quyên góp, ủng hộ hỗ trợ học sinh nghèo, học sinh vùng khó khăn

có điều kiện tiếp tục đến trường; tặng, giúp đỡ gia đình thiếu nhi nghèo xây dựng nhà bán trú dân nuôi cho học sinh vùng cao

Tổ chức sinh hoạt hè cho thiếu nhi trên địa bàn dân cư, đảm nhận các công trình, phần việc thanh niên như: sửa chữa, làm mới các công trình, địa điểm vui chơi; tham gia dọn dẹp vệ sinh trường học, sửa chữa bàn ghế, giúp nhà trường chuẩn bị cho năm học mới

- Loại hình thanh niên tình nguyệnvì an toàn giao thông: Được thành

lập theo các đội hình tham gia các hoạt động tuyên truyền, phổ biến luật giao

thông, tổ chức các hoạt động lớn như: ‘‘Ngày hội Thanh niên với văn hóa

giao thông”, ‘‘Tuổi trẻ học đường với văn hoá giao thông”, hoạt động này

diễn ra chủ yếu tại địa bàn các đô thị lớn, các tuyến đường trọng yếu của cả nước, tham gia hướng dẫn, đảm bảo trật tự an toàn giao thông góp phần giảm

Trang 27

thiểu tai nạn, nâng cao ý thức chấp hành luật lệ giao thông, được chính quyền

và nhân dân các địa phương đánh giá cao

- Loại hình thanh niên tình nguyệnhỗ trợ thanh niên về nghề nghiệp việc làm: Đây là hoạt động của thanh niên trong lĩnh vực đồng hành với thanh

niên trong nghề nghiệp và việc làm, với mục tiêu tư vấn, giới thiệu, dạy nghề

và giải quyết việc làm cho thanh niên Được tổ chức dưới nhiều mô hình hoạt động như: Tập huấn nâng cao kỹ năng tư vấn hướng nghiệp và giải quyết việc thông qua các sàn giao dịch việc làm, ngày hội việc làm cho thanh niên, tổ chức các lớp khởi sự doanh nghiệp và lập nghiệp cho thanh niên, hướng dẫn cách tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi giải quyết việc làm, phát triển sản xuất kinh doanh, đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài

- Loại hình thanh niên tình nguyện đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn: Với các hoạt động phụng dưỡng, thăm hỏi, tặng quà và giúp đỡ các gia

đình thương binh, liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng, tham gia tu sửa, bảo vệ các di tích lịch sử, nghĩa trang liệt sỹ

- Loại hình thanh niên tình nguyện tham gia giữ gìn và bảo vệ quốc phòng, an ninh: Được thành lập và hoạt động dưới hình thức các đội thanh niên

xung kích an ninh, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội

Tham gia các hoạt động Nghĩa tình biên giới hải đảo như tổ chức các diễn đàn trao đổi, nói chuyện về chủ quyền biên giới, hải đảo, viết thư thăm hỏi động viên các chiến sỹ đang làm nhiệm vụ nơi biên giới, hải đảo; vận động quyên góp, ủng hộ các chiến sỹ đang làm nhiệm vụ nơi biên giới, hải đảo

- Thanh niên tình nguyện tham gia các hoạt độngvì cuộc sống cộng đồng:

+ Thanh niên tình nguyện "Hiến máu nhân đạo"

+ Thanh niên tình nguyện cứu trợ thiên tai

+ Thanh niên tình nguyện công tác xã hội, chăm sóc sức khỏe cộng đồng., + Thanh niên tình nguyện giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc

Trang 28

Đây là các hoạt động thu hút ngày càng đông đảo thanh niên, học sinh, sinh viên tham gia, trong đó có sự hỗ trợ không nhỏ từ các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ

- Loại hình thanh niên tình nguyện nguyện quốc tế: Trong những năm

gần đây hoạt động Thanh niên tình nguyện quốc tế đã phát triển khá mạnh

mẽ, ngày càng có nhiều tổ chức tình nguyện Quốc tế, đoàn thanh niên tình nguyện của các nước đến tham gia hoạt động ở Việt Nam như Chương trình tình nguyện viên hải ngoại Nhật Bản (JOCV), Pháp, Đức, Úc, Canada, Hàn Quốc, Anh tham gia các hoạt động như dạy ngoại ngữ, khám chữa bệnh, các

dự án phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nước, chuyển giao kiến thức mới về quản lý, kinh doanh, phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam…

Trung ương Đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cấp tỉnh, huyện có đường biên giới tiếp giáp với các nước bạn Trung Quốc, Lào, Campuchia thường xuyên tổ chức hoạt động tình nguyện giúp đỡ những vùng khó khăn, nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ cho thanh thiếu niên nước Bạn Ngoài ra còn tổ chức các các đội hình chuyên gia đi các nước Châu Phi, Nam Mỹ chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi v.v

* Hình thức tình nguyện: Phong trào thanh niên tình nguyện được

chuyển tải thông qua nhiều hình thức đa dạng phong phú Nếu căn cứ vào thời gian và tính chất hoạt động tình nguyện, có: Tình nguyện thường xuyên, tình nguyện ngắn hạn, tình nguyện trung hạn, dài hạn và tình nguyện quốc tế; nếu căn cứ vào cách thức tổ chức hoạt động tình nguyện, có: Tình nguyện tại chỗ, tình nguyện liên kết, tình nguyện cộng đồng, tình nguyện chuyên sâu, tình nguyện tham gia chương trình dự án Tuy nhiên, để phân loại một cách rõ ràng các hình thức tình nguyện là một việc khó, nhưng với tính chất hoạt động

và thời gian tham gia các hoạt động có thể phân ra các hoạt động tình nguyện như sau:

Trang 29

- Hoạt động tình nguyện thường xuyên

Tình nguyện thường xuyên là các hoạt động tình nguyện được tổ chức không phụ thuộc vào thời gian trong năm, diễn ra tại Đoàn cơ sở, chi đoàn hoặc từng đoàn viên thanh niên Hoạt động tình nguyện thường xuyên có thể diễn ra hàng ngày bằng những việc làm cụ thể góp sức vào sự phát triển của cộng đồng, địa phương, đơn vị

Đoàn cơ sở, chi đoàn và từng đoàn viên thanh niên xác định nội dung công việc và tổ chức huy động thanh niên tình nguyện tham gia, tập trung giải quyết những việc mới, việc khó hoặc các việc hàng ngày cần giải quyết của cộng đồng, địa phương, đơn vị Trong những đợt cao điểm hoạt động tình nguyện có sự phối hợp, tiếp nhận các đội hình sinh viên tình nguyện về địa bàn cùng tham gia hoạt động ĐVTN tổ chức quyên góp, ủng hộ cơ sở vật chất, ngày công, giờ công góp phần tham gia các hoạt động tình nguyện tại chỗ

Hoạt động tình nguyện thường xuyên đóng vai trò chủ đạo trong phong trào thanh niên tình nguyện, tham gia tập trung vào công tác xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, đảm bảo an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh Các hoạt động tình nguyện đã bám sát nhiệm vụ chính trị của các địa phương, đơn vị, phát huy tính tự giác của thanh niên, góp phần thúc đẩy phong trào tình nguyện thu hút đông đảo thanh niên và nhân dân tham gia

- Hoạt động tình nguyện ngắn hạn

Hoạt động tình nguyện ngắn hạn khá đa dạng phong phú, bao gồm nhiều loại hình hoạt động như: Xây dựng công trình thanh niên, phần việc thanh niên; tổ chức kỳ nghỉ hồng; kỳ nghỉ xanh, Ngày thứ Bảy tình nguyện; Ngày Chủ nhật xanh; tu sửa chăm sóc nghĩa trang liệt sỹ; tặng quà gia đình chính sách, hộ nghèo nhân dịp các ngày lễ; trồng cây xanh bảo vệ môi trường, giúp đỡ ngày công cho các gia đình khó khăn, neo đơn hoặc vận động các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân ủng hộ cơ sở vật chất, kinh phí hỗ trợ hoạt động

Trang 30

tình nguyện, nhất là trong việc xây dựng các công trình thanh niên; huy động các tầng lớp nhân dân ủng hộ và tham gia hoạt động cùng thanh niên tình nguyện

- Hoạt động tình nguyện trung hạn

+ Tháng Thanh niên

Tháng Thanh niên là tháng cao điểm khởi đầu phong trào thanh niên tình nguyện của một năm, với nhiều hoạt động diễn ra sôi nổi từ Trung ương đến cơ sở, nội dung và hình thức phong phú, tác động đến nhiều lĩnh vực, mang lại sinh lực mới cho công tác Đoàn và phong trào thanh niên với những hiệu quả thiết thực về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội

Trong Tháng Thanh niên các cấp bộ Đoàn đã đã tập trung triển khai sâu rộng các hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục truyền thống cách mạng cho ĐVTN Phong trào thi đua, tình nguyện tham gia phát triển kinh tế,

xã hội được triển khai tích cực thông qua việc đảm nhận các công trình, phần việc thanh niên; tổ chức các hoạt động ra quân giữ gìn trật tự ATGT; triển khai phong trào Sáng tạo trẻ; các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm cho thanh niên; công tác đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn

+Chiến dịch thanh niên tình nguyện hè

Chiến dịch thanh niên tình nguyện hè diễn ra trong 03 tháng, với sự tham gia của đông đảo thanh niên, học sinh, sinh viên, đã tạo ra cao điểm của phong trào Thanh niên tình nguyện hàng năm

Trong những năm qua, Chiến dịch thanh niên tình nguyện hè được các cấp bộ Đoàn tập trung chỉ đạo, có bước phát triển mạnh mẽ về quy mô, chất lượng ngày càng được nâng cao, cách thức tổ chức có nhiều sáng tạo, khoa học và đảm bảo sự thống nhất trong công tác chỉ đạo từ Trung ương đến cơ

sở Chiến dịch TNTN hè đã triển khai nhiều nội dung trọng tâm của phong trào Thanh niên tình nguyện, như: Tiếp sức mùa thi, tiếp sức đến trường, vui

Trang 31

hè cùng thiếu nhi, bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn giao thông, hỗ trợ thanh niên về nghề nghiệp việc làm, tham gia phát triển kinh tế, xã hội

Các nội dung hoạt động của chiến dịch được điều chỉnh kịp thời theo nhu cầu và tình hình thực tiễn tại các địa phương, đơn vị với nhiều nội dung hoạt động phong phú, tham gia vào nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội, góp phần giải quyết những việc mới, việc khó đang đặt ra tại các địa phương, cơ sở

- Hoạt động tình nguyện dài hạn

Hoạt động thanh niên tình nguyện dài hạn tập trung vào việc triển khai các chương trình, dự án do Đoàn thanh niên đảm nhận trên cơ sở được Chính phủ và UBND cấp tỉnh giao, như: Làng TN lập nghiệp, Đảo thanh niên, xây dựng cầu nông thôn mới, phát triển nuôi trồng thuỷ sản Ngoài ra còn có các đội hình chuyên sâu, như: Đội TNTN chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ mới phát triển nông thôn miền núi, Đội Y Bác sĩ trẻ tình nguyện, Đội trí thức trẻ tình nguyện tham gia xây dựng khu kinh tế quốc phòng

Hoạt động tình nguyện dài hạn có ý nghĩa rất quan trọng phát huy vai trò của thanh niên tham gia phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh ở những vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới, hải đảo, được Đảng, Nhà nước và xã hội đặc biệt quan tâm Hình thức tình nguyện dài hạn sẽ được quan tâm đầu tư phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới

b.Khái niệm về phong trào thanh niên:

* Khái niệm phong trào: Theo từ điển tiếng Việt:Phong tràolà hoạt

động chính trị, văn hóa, xã hội lôi cuốn được đông đảo quần chúng tham gia

* Khái niệm phong trào thanh niên:

Trong những năm gần đây, khi nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến phong trào hành động cách mạng của thanh niên, các tác giả: PGS, TS Đặng Cảnh Khanh, TS Trần Văn Miều, TS Chu Xuân Việt, TS Lê Văn Cầu… đã đưa ra những khái niệm về phong trào thanh niên Trên cơ sở kế thừa, phát

Trang 32

triển quan điểm của các tác giả trên, căn cứ vào tình hình thực tiễn hiện nay, tôi xin đề xuất khái niệm phong trào thanh niên như sau:

Phong trào thanh niên là hoạt động lôi cuốn đông đảo thanh niên tự nguyện, tự giác tham gia; đồng loạt diễn ra trên diện rộng, trong khoảng thời gian nhất định, do Đoàn thanh niên là hạt nhân lãnh đạo và tổ chức nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng trong từng thời kỳ và đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của thanh niên

* Đặc trưng cơ bản của phong trào thanh niên: Phong trào thanh niên

có 3 đặc trưng cơ bản:

- Có số đông thanh niên tự nguyện, tự giác tham gia

- Đồng loạt diễn ra trên diện rộng, trong khoảng thời gian nhất định

- Do đoàn thanh niên làm hạt nhân lãnh đạo và tổ chức

Như vậy không phải những hoạt động có số đông thanh niên tự nguyện

tự giác tham gia và đồng loạt diễn ra trên diện rộng đều gọi là phong trào thanh niên, mà điều kiện đủ phải có sự lãnh đạo và tổ chức của Đoàn

Sự đồng loạt diễn ra trên diện rộng trong khoảng thời gian nhất định, thể hiện tính không liên tục của phong trào, đó chính là những đợt hoạt động cao điểm kế tiếp nhau Bởi vậy trong chỉ đạo phải thường xuyên tạo ra được nhiều hoạt động cao điểm, trên diện rộng, kế tiếp nhau mới có được phong trào thanh niên thực sự

* Phân loại phong trào thanh niên:

Có nhiều cách phân loại khác nhau, theo tác giả có một số cách cơ bản sau:

- Căn cứ vào quy mô: Có loại phong trào lớn (Phong trào chung),

phong trào nhỏ (Phong trào nhánh)

- Căn cứ vào phạm vi: Có phong trào toàn quốc, phong trào ở từng địa

phương, khu vực, từng đối tượng thanh niên

- Căn cứ vào nội dung (nhiệm vụ): Có phong trào học tập, lao động, sản

xuất, an ninh, quốc phòng, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao…

Trang 33

- Căn cứ vào thời gian: Có phong trào dài hạn, phong trào ngắn hạn

Trong thực tiễn chỉ đạo phong trào thanh niên thường sử dụng cách phân loại phong trào theo quy mô kết hợp với thời gian

+ Phong trào lớn (Hay còn gọi là phong trào chung):Đó là phong trào

mang tính định hướng chiến lược, bao trùm hầu hết các đối tượng, trên khắp các địa bàn cả nước và bao trùm lê cả những phong trào nhỏ, có thời gian tồn tại khá dài (Thường từ 5 đến 10 năm), như: Phong trào “Ba Sẵn sàng”, “Năm xung phong”, “Thanh niên lập nghiệp”, “Tuổi trẻ giữ nước” và phong trào thanh niên tình nguyện…Để có phong trào lớn sau khi phát động phải tạo được những phong trào nhỏ, các cuộc vận động, các chương trình, các chiến dịch, các đợt hoạt động cao điểm kế tiếp nhau

+ Phong trào nhỏ (hoặc phong trào nhánh): Là phong trào cụ thể trên

từng lĩnh vực, từng đối tượng, hoặc trên một phạm vi, địa bàn không lớn và thời gian tồn tại thường ngắn (dưới 5 năm, thậm chí vài tháng, như: Chiến dịch thanh niên, học sinh sinh viên tình nguyện hè chỉ diễn ra từ 2 đến 3 tháng với đầy đủ đặc trưng của một phong trào)

c.Phong trào thanh niên tình nguyện

Lịch sử phát triển của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh luôn gắn chặt với các phong trào hành động cách mạng rộng lớn của tuổi trẻ Việt Nam Đặc trưng của các phong trào thanh niên là sự hy sinh, sẵn sàng hiến dâng tuổi thanh xuân tươi đẹp vì những mục tiêu cao cả của dân tộc và thời đại Các thế hệ

Thanh niên Việt Nam đi trước đã tình nguyện “Xếp bút nghiên lên đường

tranh đấu”, “Cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh”, “Ba sẵn sàng”, “Năm xung phong” v.v… nối tiếp truyền thống ấy và trước yêu cầu của giai đoạn mới,

Năm 2000 được Đảng và Nhà nước chọn làm Năm Thanh niên Nhằm tiếp tục đẩy mạnh các Phong trào hành động cách mạng trong TTN, Ban Chấp hành Trung ương Đoàn đã quyết định phát động trong toàn Đoàn Phong trào thanh

niên tình nguyện trong tuổi trẻ cả nước với các nội dung: “Tình nguyện lao

Trang 34

động vượt mức kế hoạch, tình nguyện học tập, nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, tình nguyện đi bất cứ đâu, làm bất cứ việc gì nhân dân yêu cầu ”

Như vậy,Phong trào thanh niên tình nguyện là phong trào do Trung

ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phát động nhằm lôi cuốn đông đảo đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên và các tầng lớp thanh niên tự nguyện, tự giác tham gia không quản ngại khó khăn gian khổ vì lợi ích của xã hội và cộng đồng;diễn ra trên quy môcả nước đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của thanh niên góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

Phong trào thanh niên tình nguyện ra đời đã huy động đông đảo thanh niên xung kích tình nguyện đảm nhận và triển khai thực hiện các chương trình,

dự án, các công trình phần việc thanh niên, các việc khó, việc mới Đặc biệt các hoạt động tình nguyện đã hướng trọng tâm vào giúp đỡ các huyện nghèo, xã nghèo; chăm sóc, hỗ trợ các gia đình chính sách; thực hiện cuộc vận động

“Nghĩa tình biên giới, hải đảo”; cứu trợ thiên tai, bão lụt; tình nguyện làm thêm ngày, thêm giờ, làm việc với chất lượng cao; tình nguyện vì môi trường xanh, sạch, đẹp; tiếp sức đến trường, tiếp sức mùa thi, giúp đỡ thiếu nhi học tập

Qua hơn một thập kỷ, với đỉnh cao là Tháng Thanh niên (Tháng 3), Chiến dịch thanh niên tình nguyện hè (Tháng 6,7,8) và Chương trình tình nguyện mùa Đông (Từ tháng 10 đến tháng 2) hằng năm đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền trong việc đẩy mạnh các hoạt động tình nguyện, đưa hoạt động tình nguyện thành một trong những nhiệm vụ thường xuyên của các địa phương, đơn vị, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, tạo sự gắn kết, thể hiện trách nhiệm của thanh niên với cộng đồng và xã hội

Trong những năm qua, phong trào thanh niên tình nguyện được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phát động đã khẳng định được vai trò, vị thế

Trang 35

của thanh niên trong sự phát triển của đất nước, tạo sự lan tỏa rộng khắp trong toàn xã hội, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, được giới trẻ hưởng ứng, được

dư luận xã hội ủng hộ đồng tình là yếu tố cơ bản của sự phát triển bền vững, với những hiệu quả và sức lôi cuốn to lớn đối với giới trẻ như:

Hiệu quả về giáo dục: Các hoạt động của phong trào đã khơi dậy, giáo

dục tinh thần tương thân tương ái và các giá trị đạo đức, nhân văn, tính tình nguyện, tính tích cực xã hội của thanh niên Việt Nam; gieo mầm những ước

mơ, hoài bão vươn lên lập thân lập nghiệp, xây dựng đất nước phồn vinh Đây

là quá trình tự giáo dục đối với bản thân thanh niên và là quá trình giáo dục có hiệu quả cao góp phần hình thành một thế hệ thanh niên Việt Nam biết sống

và làm việc vì sự phát triển của cộng đồng, của đất nước, đồng thời góp phần đẩy lùi những biểu hiện lệch lạc trong nhận thức, thái độ, hành vi của một bộ phận thanh niên chưa tích cực Thông qua các hoạt động tình nguyện, là cơ hội để thanh niên được tiếp cận với thực tế, rèn luyện kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, có thêm những kinh nghiệm sống; củng cố niềm tin, rèn luyện ý chí, nghị lực và quan điểm sống tích cực cho thanh niên

Hiệu quả về kinh tế - xã hội:Các hoạt động của phong trào đã góp phần

thực hiện tốt các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; góp phần nâng cao dân trí, xây dựng đời sống văn hoá mới, xoá đói giảm nghèo ở các địa phương, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc; thu hút sự tham gia của TTN và nhân dân vào giải quyết những vấn đề của cộng đồng

Hiệu quả về xây dựng tổ chức Đoàn,Hội: Các hoạt động của phong trào

đã tập hợp đoàn kết đông đảo thanh niên tham gia trong các đội hình thanh niên tình nguyện, hình thành các đội, nhóm, câu lạc bộ thanh niên tình nguyện hoạt động ổn định Các hoạt động chi viện của thanh niên tình nguyện đã góp phần xây dựng tổ chức cơ sở Đoàn, Hội, Đội ở các địa phương, đặc biệt là tại các địa phương vùng sâu, vùng xa, khó khăn, vùng căn cứ cách mạng, biên giới, hải đảo Từ các hoạt động của phong trào, thanh niên được giáo dục về

Trang 36

chính trị, tư tưởng, đạo đức thông qua hoạt động thực tiễn một cách sâu sắc nhất và hiệu quả nhất; cán bộ Đoàn, Hội được rèn luyện, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ thanh vận; vai trò, uy tín của tổ chức Đoàn, Hội được khẳng định trong xã hội

1.2 Báo in vàvai trò của báo in đối với hoạt động truyền thông về phong

trào thanh niên tình nguyện

Báo inlà một loại hình hoạt động đặc thù, ra đời do những nhu cầu khách quan của xã hội đã phát triển đến một trình độ nhất định của văn minh nhân loại, báo in mang trong mình những tiềm năng có ý nghĩa rất to lớn đối với xã hội

Đảng ta đã khẳng định

Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỷ 21 có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường XHCN hay không tùy thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên, công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng Việt Nam [19, tr 80-82]

Để làm được điều này báo in được coi là một kênh truyền thông đắc lực

để chia sẻ, trao đổi thông tin, kiến thức, kỹ năng nhằm giúp thanh thiếu niên nắm bắt thông tin, trao đổi, đối thoại, tạo sự hiểu biết lẫn nhau giữa tổ chức Đoàn và đoàn viên thanh niên góp phần thay đổi nhận thức và hành động của từng cá nhân hoặc tổ chức thanh niên Hầu hết thanh niên đều có nhu cầu tiếp nhận thông tin qua báo in, phát thanh, truyền hình, báo mạng Đó không những là nhu cầu thường nhật và thói quen của con người hiện đại, mà đối với thanh niên còn là con đường đưa họ tới hiểu biết ngày càng nhiều hơn, bồi bổ tri thức văn hóa tổng hợp cần thiết cho công việc, cuộc sống tương lai Thanh niên có nhu cầu rất lớn trong việc học tập ở trường, học ở ngoài xã hội và tiếp

Trang 37

nhận thông tin trên báo chí Chính báo in là kênh truyền thông thường xuyên

và luôn có những thông tin mới, rất đáng tin cậy giúp thanh niên thực hiện mong muốn, thỏa mãn các nhu cầu hiểu biết về các vấn đề chính trị, kinh tế,

xã hội, khoa học kỹ thuật hiện đại; giúp họ tìm hiểu và tiếp cận các giá trị truyền thống quý báu của dân tộc, của quê hương, của ngành nghề mà học sẽ gắn bó; giúp họ có thêm kinh nghiệm công tác, ứng xử, bồi bổ ý chí, hình thành lối sống tích cực cho thanh niên bằng chính những hoạt động tình nguyện, những tấm gương xung kích đi đầu trong các lĩnh vực của cuộc sống

mà có cùng lứa tuổi với họ

Thông qua những tác phẩm cụ thể, báo in đã truyền tải tới thanh niên những thông điệp cần thiết từ các cấp bộ Đoàn, Hội nhằm khuyến khích sự năng động, sáng tạocủa thanh niên, xung kích đảm nhận việc khó, tình nguyện

vì cuộc sống cộng đồng, ham học hỏi trí tuệ của nhân loại, khả năng ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật công nghệ vào phục vụ cho công việc, cuộc sống Đó chính là những mô hình, hình mẫu, những thông điệp tác động vào tâm tư, mơ ước, lý tưởng, hoài bão của thanh niên, thúc đẩy họ không ngừng học tập phấn đấu và rèn luyện thành người có ích Đại đa số thanh niên khẳng định: báo in tỏ rõ thái độ đề cao, ca ngợi các phẩm chất tốt đẹp của thanh niên trong phong trào thanh niên tình nguyện là đúng và cần thiết Bởi những bài báo đó như là sự định hướng nhận thức, là tấm gương để thanh niên điều chỉnh hành vi của mình một cách kịp thời Mặt khác các tác phẩm báo in đóng vai trò trung gian giúp từng cá nhân tìm thấy mơ ước của mình, thỏa mãn những nhu cầu tình nguyện, những đam mê trong cuộc sống

và nhất là giúp những người trẻ mở rộng tầm nhìn ra thế giới xung quanh, khuyến khích họ tham gia vào các hoạt động tình nguyện Tất nhiên, những tác phẩm đó phải là những tác phẩm có chất lượng tốt, nội dung đa dạng, phong phú mới đáp ứng nhu cầu tiếp nhận thông tin của thanh niên Đặc biệt, tác phẩm đó phải đảm bảo tính chân thật, khách quan, là những thông tin có

Trang 38

tính chất gợi mở không phải là áp đặt, khuôn mẫu thì mới có tác động đến nhận thức và suy nghĩ của thanh niên Nhìn chung, thanh niên là một lực lượng rất năng động trong xã hội Họ luôn có ý thức vươi tới cái chân-thiện-

mĩ, mong muốn được trải nghiệm, muốn sống một cuộc sống có ích, vì cộng đồng,chính vì vậy, họ không ngừng cống hiến tình nguyện ở mọi nơi Việc truyền thông sử dụng báo in tác động vào giới trẻ này là một việc làm cần thiết

và thường xuyên Truyền thông thông qua báo in đã tác động một cách tích cực,

có hiệu quả cao trong việc thay đổi nhận thức, hành vi, lối sống của thanh niên, góp phần xây dựng thế hệ thanh niên thời đại mới giàu lòng nhiệt huyết, xung kích, sáng tạo trong tham gia phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội

1.3 Vai trò báo in của Trung ương Đoàn đối với hoạt động truyền thông

về phong trào thanh niên tình nguyện

Hệ thống báo in của Đoàn nói chung là một bộ phận trong hệ thống tổ chức của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, là công cụ quan trọng trong công tác tuyên truyền, giáo dục thanh thiếu nhi; tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của Đoàn; tuyên truyền giáo dục lý tưởng, đạo đức cách mạng, lối sống văn hoá cho thanh thiếu nhi, là diễn đàn tin cậy của thanh thiếu nhi và nhân dân; là vũ khí tư tưởng tin cậy, sắc bén của Đảng, của Đoàn

Báo in của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là những tờ báo có thể đem đến cho thanh niên những tri thức mới, những thông tin cập nhật, giúp họ nắm bắt hơi thở và nhịp đập của thời đại, của đất nước một cách nhanh nhất, có tính định hướng, gợi mở những suy nghĩ, tư duy mới về thời cuộc; đồng thời chỉ ra những cách thức vượt qua khó khăn thử thách, để khắc phục khó khăn, vươn lên trong cuộc sống, công việc trở thành những công dân có ích cho xã hội và đất nước, góp phần xây dựng hình ảnh và lý tưởng sống cho thanh niên

Trang 39

Báo in của Đoàn đã tích cực, chủ động khởi xướng và tổ chức thành công nhiều cuộc thi, nhiều phong trào lớn, nhiều diễn đàn thiết thực được đông đảo bạn trẻ hưởng ứng tham gia, là binh chủng truyền thông hữu hiệu cho các phong trào xung kích tình nguyện phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ

Tổ quốc; đồng hành với thanh niên lập thân lập nghiệp; phong trào thanh niên

tình nguyện với các hoạt động như Tháng thanh niên, chiến dịch thanh niên

tình nguyện hè, tiếp sức mùa thi, hiến máu nhân đạo, kỳ nghỉ hồng, ngày thứ

7 tình nguyện, ngày chủ nhật xanh… đã có không ít các hoạt động của thanh

niên, không ít các tấm gương thanh niên tiêu biểu trong phong trào thanh niên tình nguyện được báo chí nói chung và báo in của Đoàn nói riêng tuyên truyền trên các trang báo Đó không những là nguồn cổ vũ động viên, tuyên truyền về những việc làm, những công trình, những tấm gương người thật việc thật mà nó còn là hoạt động truyền thông hiệu quả nhằm khuyến khích, vận động những đối tượng khác cùng tham gia các phong trào hành động cách mạng của Đoàn, góp phần vào việc phát động và cổ vũ cho các phong trào đó ngày càng phát triển mạnh mẽ tạo sức lan tỏa rộng rãi trong thanh niên nói riêng và cộng đồng xã hội nói chung

Tác động của các bài viết, hình ảnh về phong trào thanh niên tình nguyện trên báo in của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã tạo nên một sức mạnh truyền thông không nhỏ, nó đã trở thành một bộ phận trong công tác giáo dục chính trị tư tưởng của Đoàn nhằm cổ vũ phong trào hành động cách mạng của thanh niên, góp phần vào xây dựng lối sống của thanh niên Việt Nam cũng như xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp văn minh

Hoạt động truyền thông về phong trào thanh niên tình nguyện của Đoàn được thực hiện một cách bài bản và chi tiết, ngay sau khi triển khai phong trào thanh niên tình nguyện, Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã ban hành hướng dẫn công tác tuyên truyền về phong trào thanh niên tình nguyện, trong đó chỉ đạo các tỉnh, thành đoàn, đoàn trực thuộc hàng năm quan tâm phối hợp với các cơ quan báo, đài địa phương xây dựng các chuyên trang, chuyên mục

Trang 40

tuyên truyền về các hoạt động tình nguyện của thanh niên; riêng đối với các

cơ quan báo chí của Đoàn, trong đó chú trọng là báo in hàng năm phải có kế hoạch truyền thông cụ thể tuyên truyền về phong trào thanh niên tình nguyện, tập trung xây dựng các chuyên trang, chuyên mục để phản ánh các hoạt động của phong trào, nhất là các dịp cao điểm như Tháng Thanh niên (Tháng 3), Chiến dịch thanh niên tình nguyện hè, Tiếp sức mùa thi (Tháng 6,7,8), Chương trình tình nguyện mùa Đông – Xuân tình nguyện (Từ tháng 10 đến tháng 2) và Chương trình “Xuân biên giới, tết hải đảo”…

Bên cạnh đó Ban Bí thư Trung ương Đoàn còn chỉ đạo Ban Tuyên giáo Trung ương Đoàn thường xuyên tổ chức các hoạt động giao ban báo chí theo định kỳ, họp báo trước mỗi sự kiện do Trung ương Đoàn tổ chức trong phong trào thanh niên tình nguyện đểkịp thời cung cấp thông tin cho các phóng viên,

cơ quan báo chí của Đoàn nói chung cũng như báo in của Trung ương Đoàn nói riêng về các chủ trương, định hướng, chủ đề, chủ điểm hoạt động của Đoàn trong năm, trong từng chiến dịch, từng sự kiện, đồng thời chỉ đạo Ban Tuyên giáo Trung ương Đoàn phân công phòng báo chí xuất bản tổ chức điểm báo hàng ngày để kịp thời nắm bắt các thông tin về Đoàn và giới trẻ trên các

tờ báo in, báo mạng của Đoàn,đồng thời thông qua việc điểm báo giúp nắm bắt tình hình dư luận xã hội trong thanh niên trước những chủ trương, hoạt động do Đoàn tổ chức, qua đó kịp thời tham mưu cho Ban Bí thư Trung ương Đoànbiểu dương, phản ánh với Ban Biên tập các báo, đặc biệt là các báo in của Đoàn những thông tin chưa chính xác, những thông tin cần bổ sung, chỉnh sửa để thôn tin từ nguồn phát là cơ quan Trung ương Đoàn và các tỉnh thành đoàn, đoàn trực thuộc cũng như các cơ sở Đoàn đến được đông đảo đoàn viên thanh niên và các tầng lớp nhân dân một cách đúng đắn và chân thực nhất thông qua kênh truyền thông là báo in của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Có thể nói, truyền thông về phong trào thanh niên tình nguyện trên báo

in của Đoàn TNCS Hồ Chính Minh đã giúp ích cho những người lãnh đạo,

Ngày đăng: 12/11/2021, 23:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w