1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản trị kinh doanh xuất bản

156 4 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 156
Dung lượng 15,82 MB

Nội dung

Trang 1

Eee VIEN BAO CHÍ VÀ TUYEN TRUYEN eee eee ie Rot cal

KHOA XUAT BAN 5

QUAN TRI

KINH DOANH XUAT BAN

(DE TAI NGHIEN CUU KHOA HOC CAP CO 'SO)

Don vi : Khoa Xuất ban HOC VIEN BAO CHI & TUYEN TRUYEN 4È 2 - /ol2

Đơn vị chủ trì : Học viện Báo chí và Tuyên truyền Chủ nhiệm để tài : Th.S Nguyễn Lan Phương

ra

'Hà Nội - 2011

Trang 2

PHAN MO DAU 1 Tén hoc phan : Quản trị xuất bản 2.Mãsốmônhọẹc :33-06-20 3 Phân loại môn học : Chuyên ngành xuất bản 4 Số đơn vị học trình : 4 trình - 60 tiết 5 Mục đích môn học:

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về công tác quản trị xuất

bản, trên cơ sở hiểu được những vẫn đề chung của hoạt động xuất bản và những đặc điểm đặc thù trong hoạt động sản xuất - kinh doanh xuất bản phẩm của các

nhà xuất bản hiện nay, đồng thời hiểu và biết cách tiến hành công tác quản trị

trong các khâu công việc 6 Yêu cầu:

- Về tri thức: Phải nắm được những vấn đề chung về xuất bản và chương trình quản trị trong các nhà xuất bản; Hiểu được cơ chế tổ chức, quản lý và bộ máy: quản trị nhà xuất bản ; Quản trị hoạt động sản xuất - kinh doanh xuất bản

phẩm; Thị trường xuất bản phẩm và chiến lược thị trường trong hoạt động của

các nhà xuất bản

- Về kỹ năng: Hiểu và hình thành kỹ năng trong việc tập hợp chỉ phí, hạch

toán giá thành và định giá xuất bản phẩm trên cơ sở nắm bắt được thị trường và chiến lược thị trường của nhà xuất bản, từ đó biểu được nhiệm vụ và trách

nhiệm của người biên tập trong tương lai

- Về thái độ: Nghiêm túc, cầu tiến, yêu nghèẻ tương lai sau khi ra trường 7 Phân bồ thời gian: Học phần gồm 60 tiết, 4 đơn vị học trình: - Phần lý thuyết : 20 tiết - Phần thực hành : 20 tiết - Thảo luận và làm bàitập :l5tiết - Xemina : 5 tiết 8 Giảng viên tham gia giảng dạy môn học TT Họ tên Cơ quan Chuyên ngành

1 Nguyễn Lan Phương | Khoa Xuất bản, Học viện | Kinh tế xuất bản

Trang 3

- Làm bài kiểm tra trình đầy đủ, điểm tiêu luận môn học đạt 5 điểm trở lên 10 Nội dung môn học: Nội dung chỉ tiết: Trong đó

TT Nội dung Sé6tiét| Lý | Thảo luận, | Tiểu luận,

thuyết bài tập kiểm tra

Chg 1- Những vấn để

pe chungvé XB va QTXB ne va) lo | 0g 05

Chg 2- Ch trinh

Q quan tri XB |B © Siwene © 05 02 03

Chg 3- Cơ câu tô chú Lây từ giờ thảo

3 8 ơ câu tô chức 05 02 03 ây giờ

nhà xuât bản luận và bài tập -

Chg 4- Quản trị nhân

4 05 02 03

sự trong NXB

Chg5-Quản trị chỉ phí Lây từ giờ thảo 5 SXKD&gid thanhXBP Quan Su | 1S 02 13 luận và bài tập ran 6 | Chg 6- QT Tai chính 05 03 02 Chg 7- Chiên lược thị Lay tir gid thao 7 10 02 08 oe trường XBP luận và bài tập Chg 8- Phân tích kinh Š | „ 05 02 03 tê trợ hđộng của NXB

11 Phương pháp giảng dạy và học tập

Lý thuyết kết hợp thực hành thông qua làm bài tập nhóm, bài tập tình

.huống, bài tập giả định

12 Tô chức, đánh giá môn học: Học và thi viết hết môn

13 Phương tiện vật chất đảm bảo: Máy tính, máy chiếu và micro

14 Tài liệu tham khảo

- Tài liệu bắt buộc: Sách “Quản trị xuất bản”, NXB Chính trị- HC, 2011

- Tài liệu tham khảo:

+ Sách “Lý luận nghiệp vụ xuất bản” - Khoa Xuất bản, 2007 + Sách “Biên tập và xuất bản”, Cục Xuất bản, 1998

+ Sách “Xuất bản và phát triển”, NXB Chính trị quốc gia, 1999

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XUẤT BẢN VÀ QUẢN TRỊ XUÂT BẢN

1.1 HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN VÀ NHÀ XUẤT BẢN TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG 1 1.2 NHŨNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ XUẤT BẢN -c c.-ce 14

Chương 2

QUAN TRI SAN XUAT TRONG CAC NHA XUAT BAN

2.1 MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG SẢN XUẤT - KINH DOANH CUA NHA XUAT

2.2 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT - KINH DOANH CUA NHÀ XUÁT BẢN26 2.3 CÁC QUYÉT ĐỊNH CHỦ YÊU TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT - KINH

DOANH CUA NHA KUAT BAN.iovccsssesssssessssssesssssstcssescessscessusserssesessssssssissssavessscssecsaseeee 29

2.4 MOT SO DON VI DO DAC THU TRONG QUAN TRI XUAT BẢN 32

Chương 3

TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA NHÀ XUẤT BẢN

3.1 MO HINH NHA XUAT BAN u ccceseccsscsccsscsssssssssssvecessesssssssssssssseessessessusssssecesesssssseceee 36

3.2 CO CHẾ TỔ CHỨC, QUẢN LÝ NHÀ XUAT BAN veccccccsssscsssssssscssssssscsseesseccesseseceee 43

3.3 BO MAY QUAN TRI NHA XUAT BAN wiececcccsscssssssssscecsssssesecsssssssscsssssssccssssesscsssesese 41

Chương 4

QUAN TRI NHAN SU TRONG NHA XUAT BAN

4.1 NGUON LAO DONG VA DAC DIEM NGUON LAO DONG TRONG NHA XUAT

Trang 5

Chương 5

QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT - KINH DOANH VÀ GIÁ THÀNH

XUẤT BẢN PHẨM

5.1 CHI PHÍ SẢN XUẤT - KINH DOANH VÀ PHƯƠNG THỨC HẠCH TOÁN 68

5.2 QUAN TRI GIA THÀNH XUẤT BẢN PHẨM 2222222+22222351222222512ccxea 86

5.3 CÔNG TÁC ĐỊNH GIÁ SÁCH - s s2 E1 EE1112211112112112711 77121 eEecree 97 Chương 6

QUAN TRI TAI CHINH VA TAI SAN TRONG CAC NHA XUAT BAN

6.1 KHÁI LƯỢC VỀ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA CÁC NHÀ XUẤT BẢN 102

6.2 DA DANG HOA CÁC NGUON CUNG UNG VON CHO NHA XUAT BAN 104 6.3 HOẠCH ĐỊNH TÀI CHÍNH TRONG NHÀ XUẤT BẢN . sec 106 6.4 QUẢN TRỊ TÀI SẢN TRONG CÁC NHÀ XUẤT BẢN -ccccccecrxeee 111

Chương 7

THỊ TRƯỜNG XUẤT BẢN PHẨM VÀ CHIẾN LƯỢC THỊ TRƯỜNG

CỦA NHÀ XUẤT BẢN |

7.1 THỊ TRƯỜNG XUẤT BẢN PHAM oocecssscsscssssssssssssssssssssvesssesessssessesessessessassssssnnsereeees 119 7.2 CHIẾN LƯỢC THỊ TRƯỜNG CỦA CÁC NHÀ XUẤT BẢN se 133

Chương 8

PHAN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC NHÀ XUẤT BẢN

Trang 6

LỜI NÓI ĐẦU

Là một môn khoa học nghiên cứu công tác quản trị trên các khía cạnh,

lĩnh vực hoạt động của nhà xuất bản, môn học Quản trị kinh doanh xuất bản

nghiên cứu nhà xuất bản với tư cách là một tô chức chính trị, kinh tế, văn hóa,

khoa học hoạt động trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Công tác quản trị trong các nhà xuất bản là tổng hợp các hoạt động kế

hoạch, tô chức, lãnh đạo và kiểm tra sự kết hợp các yếu tố sản xuất một cách có

hiệu quả nhất nhằm thực hiện những mục tiêu cụ thể trong quá trình phát triển

của nhà xuất bản Do đó, trong hoạt động tác nghiệp, các nhà quản trị xuất bản phải hiểu và nắm được mọi hoạt động từ khâu đầu đến khâu cuối của quá trình

sản xuất - kinh doanh xuất bản phẩm, trên cơ sở đó triển khai công tác quản trị ở

tất cả khâu, các công đoạn của quá trình, bao gồm: Quản trị vật tư, nguyên liệu; quản trị sản xuất, marketing; quản trị công tác tiêu thụ; quản trị tài chính,

được thể hiện ở các kế hoạch hoạt động của nhà xuất bản, trong đó đi sâu những

công việc mang tính kỹ năng như tính toán chỉ phí sản xuất, hạch toán giá thành, xây dựng phương án chiến lược thị trường để có các quyết định đúng trong

việc thực hiện kế hoạch đặt ra nhằm hoàn thành hiệu quả nhất những mục tiêu

của nhà xuất bản

Hoạt động trong cơ chế thị trường, những cán bộ biên tập bên cạnh tri

thức chuyên môn, nghiệp vụ biên tập còn phải có tư duy kinh tế và năng lực

kinh doanh xuất bản phẩm, điều đó đòi hỏi biên tập viên còn đồng thời là các

nhà quản trị xuất bản Trong chương trình đào tạo cử nhân biên tập xuất bản tại

Khoa Xuất bản, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, môn Quản trị kinh doanh xuất bản nhằm trang bị cho sinh viên xuất bản những kiến thức cơ bản về công tác quản trị trên cơ sở hiểu được những vấn đề chung về hoạt động xuất bản,

những đặc điểm hoạt động của các nhà xuất bản trong cơ chế thị trường hiện

nay, biết cách tiến hành công tác quản trị trong các khâu công việc, đồng thời hình thành các kỹ năng tính toán hiệu quả kinh tế trong chiến lược sản xuất -

kinh doanh xuất bản phẩm Và đó chính là yêu cầu, mục đích đặt ra của môn

học đối với các biên tập viên tương lai

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song hoạt động xuất bản nước ta là một lĩnh

vực rộng, phức tạp và mang tính đặc thù, do đó các vấn đề nghiên cứu trong

môn học chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế nhất định Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp quý báu của các nhà khoa học và các đồng nghiệp để

mơn học được hồn thiện hơn

Xin chan thành cảm ơn

Trang 7

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XUẤT BẢN VÀ QUẢN TRỊ XUẤT BẢN 1.1 HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN VÀ NHÀ XUẤT BẢN TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG 1.1.1 Hoạt động xuất bản

Trong toàn bộ hoạt động xã hội, hoạt động sản xuất vật chất là cơ bản

nhất, là nền tảng cho sự tồn tại của xã hội và là động lực thúc đẩy xã hội phát

triển Trong hoạt động sản xuất của xã hội, các giá trị tỉnh thần được tạo ra là những sản phẩm có ý nghĩa quan trọng, phục vụ một trong những nhu cầu thiết yếu của đời sống xã hội, đó là đời sống tỉnh thần vô cùng phong phú, đa dạng, phức tạp và luôn luôn biến động Hoạt động xuất bản là một hoạt động thuộc lĩnh vực này Với tính chất đặc biệt của hoạt động xuất bản, khi xem xét nó dưới góc độ là một hoạt động kinh tế - sản xuất ra loại hàng hóa đặc biệt, phục vụ nhu cầu đời sống tinh thần của xã hội, hoạt động xuất bản được xem là một bộ phận trong toàn bộ hoạt động xã hội Vì vậy, hoạt động xuất bản không đứng ngoài

nền sản xuất xã hội mà là một bộ phận cấu thành, có quan hệ mật thiết với các

bộ phận khác trong một nền sản xuất xã hội nhất định

Hoạt động xuất bản bao giờ cũng phải dựa trên một nền văn hóa vật chất nhất định Trình độ phát triển văn hóa, kinh tế quyết định và chi phối trực tiếp đến phương thức tổ chức hoạt động xuất bản và loại hình xuất bản phẩm Điều

ién xa hoi íc giai đoạn lịch sử khác

nhau Xã hội công xã nguyên thủy chỉ có thể có sách bằng chất liệu: đất nung, thẻ tre, da thú, phiến đá phải đến thời kỳ Văn hóa Phục Hưng mới có sách

trên giấy được in bằng máy Có thể nói, mỗi một trình độ phát triển kinh tế - văn hóa xã hội nhất định có một trình độ phát triển xuất bản tương ứng

Hoạt động xuất bản là hoạt động sản xuất ra sản phẩm tinh thần phục vụ

Trang 8

chất hóa Các giá trị tinh than được bao chứa bởi một vỏ vật chất nhất định theo những chất liệu và kiểu dáng khác nhau Vì vậy, xét về mặt hình thái thì đây là những sản phẩm vật chất đặc biệt Tính chất đặc biệt của hàng hóa này được thể

hiện trên các phương diện sau:

1.1.1.1 Về giá trị và giá trị sử dụng của xuất bản phẩm

* Giá trị xuất bản phẩm:

Theo C Mác, lượng giá trị của hàng hoá được đo bằng thời gian hao phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hoá Xuất bản phẩm với tư cách là hàng hoá, lượng giá trị cũng được xác định bằng thời gian hao phí lao động xã hội cần thiết để tạo ra nó Tuy nhiên, xác định thời gian hao phí lao động xã hội cần thiết trong hoạt động xuất bản là một vấn đề phức tạp, khó xác định

Với hàng hố thơng thường, chúng ta có thể xác định bằng thời gian hao phí lao động trung bình của tất cả những người sản xuất ra loại hàng hoá đó trên thị trường, hoặc được tính bằng thời gian hao phí lao động của người sản xuất ra tuyệt đại đa số hàng hoá đó trên thị trường Cách xác định này không thể vận dụng được vào hoạt động xuất bản, bởi vì làm sao tính được thời gian hao phí lao động trung bình của sản phẩm sản xuất theo phương thức đơn chiếc, hơn nữa không thể có người sản xuất hàng hoá nào sản xuất ra tuyệt đại đa số xuất bản phẩm trên thị trường Đối với hàng hố thơng thường, việc xác định chủ thể tạo ra hàng hoá đó là rất dễ dàng, còn đối với xuất bản phẩm thì điều này lại rất phức tạp Chúng ta dễ đàng trả lời cuốn sách này là của ai, do ai tao ra khong ? Điều

này không đơn giản Để tạo ra một xuất bản phẩm cụ thể có cả một lực lượng xã

hội cùng tham gia Nếu chỉ có bản thân lao động của tác giả thì chưa thể có xuất bản phẩm mà mới chỉ có bản thảo Hơn nữa, lao động của tác giả lại là một dạng lao động đặc biệt không phải ai cũng có thể thực hiện được (tác giả chỉ là một số

ít trong tổng thể lao động của xã hội) Việc có thể quy đổi lao động của tác giả

để xác định lượng hao phí lao động xã hột cần thiết được không ? Trên thực tế ở

Trang 9

-đều là sự quy ước chỉ có ý nghĩa tương đối, phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội và mức sống chung của xã hội trong những giai đoạn cụ thể

Từ bản thảo thành sách phải thông qua nhà xuất ban, nha in, phat hanh , có thể nói ở những công đoạn này một loạt các lực lượng lao động xã hội cùng tham gia vào việc sản xuất ra xuất bản phẩm Mỗi loại lao động khác nhau lại có dạng hao phí lao động khác nhau, lao động của biên tập viên, lao động của người trình bày kỹ - mỹ thuật, lao động của người sửa bài, người làm công tác tuyên truyền, phát hành rất khác biệt với hao phí lao động trong việc in ấn, nhân bản và với hao phí lao động vật hóa trong chi phí nguyên vật liệu (giấy, mực in, ), khấu hao tài sản Có thể nói, lượng giá trị của xuất bản phẩm là một phạm trù rất phức tạp, là tổng hợp của nhiều loại hình hao phí lao động xã hội khác nhau

Trên thực tế khó có thể cân, đong, đo, đếm được lượng giá trị xuất bản phẩm mà

chỉ có thể thừa nhận nó thông qua những quy ước có tính chất tương đối

* Giá trị sử dụng của xuất bản phẩm được xem Xét trên hai phương điện:

Một là, tính hữu dụng của xuất bản phẩm biểu hiện ở tác dụng, lợi ích của nó đối

với người sử dụng Ở phương diện này giá trị sử dụng của xuất bản phẩm phụ thuộc vào hàm lượng tri thức, chất lượng tri thức được bao chứa trong mỗi xuất bản phẩm Hai /d, tính tiện dụng trong việc sử dụng xuất bản phẩm Ở phường diện này giá trị sử dụng phụ thuộc vào các chất liệu vật chất (vỏ vật chất) của các

xuất bản phẩm Như vậy, giá trị sử dụng của xuất bản phẩm phụ thuộc vào cả hai

yếu tố: trình độ tri thức của nhân loại và trình độ sản xuất vật chất của xã hội

(công nghệ xuất bản)

Trên thực tế, giá trị sử dụng của xuất bản phẩm có một số đặc điểm riêng như sau:

Trang 10

trị tỉnh thân của xuất bản phẩm không cần thông qua tiêu dùng trực tiếp mà có

thể tiếp nhận gián tiếp từ người tiêu dùng khác

+ Giá trị sử dụng của xuất bản phẩm ở góc độ là các giá trị tỉnh thần, nó

có thể có tác dụng lâu đài, thậm chí vĩnh hằng Ở góc độ giá trị vật chất (tính

tiện dụng) nó cũng giống các hàng hoá vật chất khác phải duy tu, bảo dưỡng (tái

bản) để có thể sử dụng được lâu dài

+ Giá trị sử dụng của xuất bản phẩm có khả năng lan toả, phát huy tác dụng một cách nhanh chóng, rộng TãiI

+ Giá trị sử dụng của xuất bản phẩm phụ thuộc vào trình độ và năng lực,

sở thích, thị hiếu người tiêu dùng, đồng thời phụ thuộc vào trạng thái tâm lý, tình

cảm, mơi trường, điều kiện, hồn cảnh, thời điểm tiêu dùng cũng như phong tục, tập quán của người sử dụng xuất bản phẩm

1.1.1.2 Về giá trị và giá cả xuất bản phẩm

Giá trị là cơ sở của giá cả, giá cả lên xuống xoay quanh giá trị Về nguyên tắc giá cả được xác định phụ thuộc vào quan hệ cung - cầu trên thị trường Dưới góc độ người tiêu dùng, luật cầu quy định: giá cả cao thì lượng cầu giảm, ngược lại, giá cả giảm thì lượng cầu cao (hình dưới) Giá cả À \ Đường cầu Pl \ P2 > Lượng cầu QI Q2

Trang 11

Gia ca 4 Đường cung Pi ⁄ L » Ql Q2 Luong cung

Luật cung - cầu được áp dụng phổ biến trong đại đa số hàng hoá và dịch vụ của thị trường Xuất bản phẩm là một hàng hoá có tuân thủ theo luật cung - cầu nói trên hay không ?

Như chúng ta biết, xuất bản phẩm là một trong những công cụ để thực

hiện công tác tư tưởng văn hoá và đồng thời lại là một hàng hoá trên thị trường

Điều này cho thấy việc lưu thông xuất bản phẩm phụ thuộc đồng thời cả hai loại quy luật: Các quy luật kinh tế và các quy luật của công tác tư tưởng văn hoá Do đặc điểm này mà luật cung - cầu đối với xuất bản phẩm có những nét đặc thù

riêng

Trên thực tế, chúng ta thường chia ra hai loại xuất bản phẩm, một loại được xem như hàng hoá được kinh doanh theo các quy luật của thị trường, một loại không nhằm mục đích kinh doanh mà lấy việc phục vụ nhiệm vụ chính tri - xã hội là chủ yếu, loại này không tuân theo quy luật của thị trường Do vậy, giá cả xuất bản phẩm không chỉ phụ thuộc vào quan hệ cung - cầu trên thị trường mà còn phụ thuộc vào ý đồ chủ quan của chủ thể sản xuất, tức là phụ thuộc vào mục

đích chính trị - xã hội của việc làm ra nó Mặt khác, đối với hàng hoá xuất bản

phẩm, giá cả có thể tách rời giá trị hoặc rất giãn cách với giá trị của nó còn do một số nguyên nhân sau đây:

Cơ sở của giá cả là giá trị, lượng giá trị của xuất bản phẩm lại rất khó xác định chính xác như ở mục trên chúng ta đã đề cập, cho nên giá cả có thể giãn

Trang 12

Câu về xuất bản phẩm là một loại cầu rất đặc biệt, rất khác với cầu của các

hàng hoá thông thường khác Các yếu tố tác động đến cầu lại rất khác nhau ở

từng chủ thể tiêu dùng

Đây là loại hàng hoá mà người tiêu dùng dễ có khả năng kìm nén, điều tiết

trong việc chỉ tiêu, gây nên “hình ảnh ảo” của quan hệ cung - cầu trên thị trường làm cho giá cả có thể tách rời giá trị Điều này thể hiện ở chỗ người ta không mua nhưng vẫn được hưởng thụ (qua người khác), hoặc có thể mua với giá rất rẻ nhưng vẫn hưởng thụ trọn vẹn (thuê đọc), hoặc có thể hưởng thụ theo phương thức các loại hàng hố cơng ích, sản phẩm công cộng (mượn của thư viện, phòng

đọc) |

Những vấn đề được đề cập và phân tích ở trên cho phép chúng ta rút ra kết

luận: Xuất bản phẩm là một loại hàng hoá đặc biệt trong nền kinh tế thị trường,

có khi mang tính chất của một loại sản phẩm công cộng, việc trao đổi, mua bán xuất bản phẩm trên thị trường có những nét đặc thù riêng của nó

* Là một bộ phận của nên sản xuất xã hội, hoạt động xuất bản luôn bị phương thức sản xuất thống trị chỉ phối Trong xã hội tư sản, phương thức sản

xuất tư bản chủ nghĩa là phương thức thống trị, hoạt động xuất bản được tổ chức

như thế nào, cơ chế hoạt động, phương thức kinh doanh, quan điểm kinh

doanh đêu bị phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa chi phối Ở nước ta, chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa do Đảng

Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo đã tạo nên một diện mạo nền sản

xuất xã hội mới Trong nên sản xuất ấy, kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể là các thành phần chủ đạo, dẫn đắt, chi phối và điều tiết các thành phần kinh tế

khác theo định hướng xã hội chủ nghĩa Chủ trương và định hướng phát triển đã quyết định việc xác định loại hình, phương thức tổ chức sản xuất, quan điểm và

Trang 13

thống nhất quản lý Đây là một đặc điểm cần phải có sự nhận thức thống nhất

trong triển khai, thực hiện công tác quản trị ở các nhà xuất bản 1.1.2 Quy trình hoạt động xuất bản

Xuất bản phẩm, sản phẩm của hoạt động xuất bản được trở thành sản

phẩm hoàn chỉnh và đưa ra ngoài xã hội phải trải qua ba khâu: Xuất bản - in và phát hành, từ đó tạo nên quy trình sản xuất - kinh doanh xuất bản phẩm Tuy , nhiên, do đặc thù của sản phẩm xuất bản nên quy trình này cũng mang những nét đặc trưng riêng, đó là: |

Trước hết, chúng ta cân phải thấy, xuất bản phẩm là một loại hàng hoá

thuộc lĩnh vực sản xuất ra các giá trị tỉnh thần cho nên nó mang đầy đủ những nét đặc trưng riêng của lĩnh vực sản xuất này Mặt khác, xuất bản phẩm lại là sản

phẩm của nên sản xuất vật chất có hình thái vật chất cụ thể cho nên nó cũng

mang đặc trưng của lĩnh vực sản xuất vật chất Bởi vậy người ta nói hoạt động

xuất bản vừa là kết quả của nên văn hoá - vật chất vừa là một bộ phận của nền

sản xuất (theo nghĩa rộng) của xã hội

Hai là, sản xuất xuất bản phẩm là một quy trình được xã hội hoá rất cao Một tác phẩm bao giờ cũng mang đậm dấu ấn cá nhân, nhưng nếu không thông qua một quy trình bao gồm một loạt khâu Hên tục, kế tiếp nhau thì nó không thể trở thành tài sản tinh thần của xã hội được Tham gia vào các khâu của quy trình này là một lực lượng xã hội rộng rãi từ khâu kế hoạch đề tài, biên tập bản thảo, nhân bản, tuyên truyền, phát hành là sự tổng hợp hoạt động của rất nhiều lực lượng khác nhau trong xã hội Chính vì vậy khi nói đến giá trị xuất bản phẩm là nói đến giá trị xã hội của nó chứ hoàn toàn không phải là giá trị cá biệt

Ba là, quy trình sản xuất xuất bản phẩm được quy định bởi một tập hợp các yếu tố đầu vào rất đa dạng và có tính chất khác biệt nhau Đối với một quy

trình sản xuất vật chất, tập hợp đầu vào thường bao gồm vốn, lao động, đất đai

và các yếu tố đầu vào trở thành biến số của một hàm sản xuất được thiết lập theo một cơ cấu tỷ lệ và trong một điều kiện kỹ thuật công nghệ nhất định, hàm sản xuất đó có dạng: Q = f(x¡, X¿, X X„), trong đó Q là đầu ra, còn X¡, X, X; Xạ là

4 ^Z Ý 3À ` ` 9 K⁄4 ^⁄4 2 a ~ ⁄ À 2 Z

Trang 14

yếu tố trên nhưng hoà trộn vào các yếu tố đầu vào đó có hai yếu tố đặc biệt là

bản thảo và vốn tri thức của cán bộ biên tập Bản thảo là sản phẩm lao động sáng tạo của tác giả Lao động sáng tạo của tác giả là một loại lao động trừu tượng mà không phải ai cũng tiến hành được Lao động của cán bộ biên tập là lao động trí tuệ đòi hỏi phải có vốn tri thức và vốn sống phong phú Những loại lao động này

lại được kết hợp, hoà trộn với các loại lao động khác để tạo ra một loại sản phẩm

đặc biệt, đó là sách Một quy trình cho phép kết hợp được các loại lao động trên phải là một quy trình đặc thù

Bốn là, quy trình sản xuất xuất bản phẩm là một quy trình tổng hợp bao gồm nhiều khâu liên tục và kế tiếp nhau, mỗi khâu của quy trình lại nằm ở một

lĩnh vực sản xuất cụ thể khác nhau Các khâu đề tài, bản thảo, biên tập thuộc lĩnh vực sản xuất tỉnh thân, khâu nhân bản thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất, khâu tuyên truyền, phát hành thuộc lĩnh vực dịch vụ Mỗi lĩnh vực lại có một quy trình

riêng, tất cả được hoà trộn vào nhau để cùng tạo ra một sản phẩm cụ thể

Năm là, quy trình sản xuất xuất bản phẩm là quy trình sản xuất mẫu đơn chiếc Người ta chỉ có thể sản xuất ra từng tên sách, từng loại xuất bản phẩm chứ không thể xuất bản hàng loạt tên sách cùng một lúc Hơn nữa, mỗi một xuất bản phẩm cụ thể lại được kiến trúc theo một mẫu hình riêng, được tiến hành bằng các

công đoạn, thao tác riêng biệt Người ta chỉ có thể biên tập đối với từng bản thảo cụ thể cũng như minh họa cho từng xuất bản phẩm cụ thể ma không thể làm

đồng loạt được Đây là sự khác biệt căn bản và là đặc trưng cơ bản nhất của lĩnh vực sản xuất các giá trị tinh thần

Sáu là, quy trình sản xuất - kinh doanh xuất bản phẩm được thực hiện thông qua nhiều chủ thể, mỗi chủ thể đảm nhận những khâu nhất định trong quy

trình Có thể nêu ra các chủ thể khác nhau cùng tham gia quy trình là : tác giả,

các công tác viên, nhà xuất bản, nhà in, đơn vị phát hành Các chủ thể tham gia

lại rất khác nhau về tính chất: có chủ thể là cá nhân, là một tổ chức hay một

doanh nghiệp hoặc một bộ phận xã hội nhất định Điều này đòi hỏi sự phối kết hợp trong việc thực hiện quy trình sản xuất phải hết sức chặt chẽ, nhịp nhàng và đồng bộ

Những nội dung trên cho thấy quy trình sản xuất - kinh doanh xuất bản

Trang 15

1.1.3 Hoạt động xuất bản trong cơ chế thị trường

1.1.3.1 Một số quan điển khác nhau về hoạt động sản xuáf - kinh doanh

của nhà xuát bản trong cơ chế thị trường |

Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, người ta ít bàn về hoạt động sản xuất - kinh doanh trong lĩnh vực xuất bản, bởi lẽ toàn bộ hoạt động xuất bản được

Nhà nước bao cấp, bù lỗ, các nhà xuất bản chỉ hạch toán thu chỉ để làm cơ sở

cho Nhà nước cấp bù lỗ Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường, hoạt động xuất bản không còn được bao cấp, bù lỗ như trước mà phải đi vào hạch toán thì vấn đề kinh doanh trong hoạt động xuất bản được đặt ra với nhiều quan điểm rất khác nhau

Một loại quan điểm cho rằng, hoạt động xuất bản là một bộ phận của cơng

tác tư tưởng văn hố không thể có tính chất kinh doanh

Một loại quan điểm khác cho rằng, trong điều kiện kinh tế thị trường hoạt động xuất bản không còn được bao cấp, bù lỗ như trước, tất yếu phải kinh doanh,

xuất bản phẩm là một loại hàng hoá

Một loại quan điểm cho rằng, trong điều kiện kinh tế thị trường hoạt động

xuất bản phải tính đến kinh doanh là cần thiết, nhưng kinh doanh chỉ là phương tiện chứ không phải là mục đích, xuất bản phẩm là một loại hàng hoá đặc biệt

Về vấn đề này, chúng ta cần làm rõ một số nội dung sau đây :

Theo Luật Xuất bản, hoạt động xuất bản thuộc lĩnh vực văn hóa, tư tưởng

không phải đơn thuần là kinh doanh Điều này cũng có nghĩa là hoạt động

xuất bản có kinh doanh nhưng hiểu kinh doanh và mức độ kinh doanh ở đây như

thế nào? Trên thực tế đang có hai cách hiểu về vấn đề này Một số người cho

rằng, hoạt động xuất bản là hoạt động tư tưởng văn hoá, đồng thời là đối tượng kinh doanh Vì vậy, người ta quan niệm đây là kinh doanh trong lĩnh vực hoạt động tư tưởng văn hoá Quan niệm này dẫn đến khuynh hướng thương mại hoá hoạt động xuất bản, biến hoạt động xuất bản thành đối tượng kinh doanh, dẫn đến các tiêu cực và lệch lạc trong hoạt động xuất bản

Đa số ý kiến cho rằng, hoạt động xuất bản là hoạt động tư tưởng văn hoá

Trang 16

được hiểu “mềm” đi và kinh doanh trở thành một phương thức để tiến hành hoạt

động xuất bản chứ không phải là mục tiêu, động lực của hoạt động này

Cần phân biệt kinh doanh dưới góc độ toàn ngành với kinh doanh ở góc

độ từng nhà xuất bản Theo quy định của Luật Xuất bản, các nhà xuất bản được tổ chức hoạt động theo mô hình doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện và đơn vị sự nghiệp công lập có thu, vì vậy vấn đề kinh doanh được xem là đòi hỏi tất yếu của các nhà xuất bản Trên góc độ toàn ngành thì đây không phải là ngành sản xuất vật chất thông thường, sự tồn tại và phát triển của ngành không phải do lợi nhuận kinh tế mà nó mang lại, xã hội cần và đòi hỏi ở ngành xuất bản là những

giá tri tinh than do né tao ra Trong điều kiện kinh tế thi trường, trên góc độ toàn

ngành xuất bản thì kinh doanh không thể là mục đích mà chỉ là một phương thức tiến hành hoạt động để phân biệt và chấm dứt với phương thức bao cấp, bù lỗ

toàn bộ trước kia

Trên thực tế, hoạt động xuất bản đòi hỏi phải có sự hao phí lực lượng lao động xã hội nhất định (cả lao động sống và lao động vật hoá) và về nguyên tắc

cần có sự bù đấp cho những hao phí đó Vậy vấn đề bù đắp từ nguồn nào và bù

đắp cho địa chỉ nào? Khi không còn bao cấp thì nguồn bù dap không có gì khác là phải lấy từ doanh thu, mà muốn có doanh thu thì phải có hoạt động mua bán

Về nguyên tắc, hao phí lao động điễn ra ở đâu, do ai thực hiện thì bù đắp ở đó,

cho người đó Ngành xuất bản được tổ chức thành các nhà xuất bản, nơi trực tiếp diễn ra các hoạt động sản xuất - kinh doanh Vì vậy, nơi đòi hỏi bù đắp hao phí

và nơi tạo nguồn bù đắp cũng chính là từ các nhà xuất bản

Vấn đề kinh doanh trong hoạt động xuất bản ở một số nước trên thế giới: doanh Hoạt động kinh doanh của các nhà xuất bản được tiến hành theo luật

Điều đáng lưu ý ở đây là hầu hết các nước đều có những định chế riêng, cụ thể

cho hoạt động kinh doanh của lĩnh vực này Điểm giống nhau ở nhiều nước là Chính phủ phân định phạm vi, loại hình, mức độ kinh doanh cho từng loại xuất

bản phẩm, một số loại xuất bản phẩm khác được cân đối từ quỹ hỗ trợ phát triển

Trang 17

sản phẩm công ích do Chính phủ điều tiết Đây là những vấn đề ở nước ta còn chưa được cụ thể hoá một cách rõ ràng

1.1.3.2 Hiệu quả kinh doanh trong hoạt động xuất ban

Với đặc thù của hoạt động xuất bản, xuất bản phẩm - sản phẩm của hoạt

động xuất bản là loại hàng hóa đặc biệt, xuất bản là ngành kinh doanh đặc thù,

đo đó, việc xem xét, đánh giá hiệu quả kinh doanh trong xuất bản cần được

nghiên cứu trên các góc độ sau:

Trước hết, hoạt động xuất bản thuộc lĩnh vực sản xuất ra các giá trị tinh

thần, nó tác động đến đời sống tinh thần của con người và xã hội Đây là đặc

điểm quan trọng cần chú ý khi xem xét hiệu quả kinh doanh trong hoạt động xuất bản

Hoạt động xuất bản được xem xét trên hai góc độ : toàn ngành (xã hội) và

từng nhà xuất bản (đơn vị cơ sở), trên mỗi góc độ đó hiệu quả kinh doanh cũng

có sự phân biệt khác nhau Trên góc độ toàn ngành (xã hội) lợi ích tính thần (hiệu quả xã hội) là mục tiêu còn lợi ích kinh tế chỉ là phương tiện Ở góc độ từng nhà xuất bản thì hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội phải được gắn kết với nhau và phải thực hiện đồng thời không được xem nhẹ mặt nào |

Hơn nữa, sự thống nhất giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội phải được gắn kết trong mỗi sản phẩm của hoạt động xuất bản Tránh chạy theo kinh tế đơn thuần, theo kiểu thương mại hoá, đồng thời tránh khuynh hướng chính trị thuần tuý có nguy cơ trở lại cơ chế bao cấp Kinh doanh và phục vụ là hai mặt của cùng một hoạt động trong lĩnh vực xuất bản mà chúng ta phải quan tâm

1.1.3.3 Đối tượng kinh doanh

Trong bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào đều phải giải quyết ba

vấn đề cơ bản :

- Sản xuất cái gì?

- Sản xuất như thế nào?

- Sản xuất cho a1?

Trang 18

Lý thuyết lựa chọn kinh tế tối ưu sẽ chỉ rõ nguyên tắc và phương pháp lựa chọn ba vấn đề cơ bản trên Trong lĩnh vực sản xuất vật chất, sự lựa chọn kinh tế tối ưu của doanh nghiệp chịu sự chi phối, tác động của các quy luật như : quy luật khan hiếm, quy luật lợi suất giảm dần, quy luật chi phí cơ hội ngày một tăng Trong hoạt động xuất bản, những vấn để trên chỉ có thể vận dụng ở những mức độ nhất định mang tính nguyên tắc | Đối tượng kinh doanh đưới góc độ của kinh tế học vi mô được chia ra các loại: - Kính doanh hàng hoá - Kinh doanh dịch vụ

Trong kinh doanh hàng hoá lại có: hàng hoá vật chất; hàng hoá phi vật thể

(hàng hoá hữu hình và hàng hoá vơ hình); hàng hố đặc biệt (vừa mang tính vật

chất vừa phi vật thể), hoặc người ta có thể chia ra: hàng hoá cao cấp; bàng hoá thứ cấp; hàng hố cơng cộng và nhiều cách phân chia khác

Trong kinh doanh dịch vụ lại có: dịch vụ thương mại; dịch vụ sản xuất;

dịch vụ văn hoá, đời sống

Vậy trong hoạt động xuất bản đối tượng kinh doanh là gì?

Trên góc độ tổ chức sản xuất các cơ sở in, xuất bản, phát hành là các doanh nghiệp độc lập, có tính chất và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh khác nhau Nếu nhà xuất bản là đơn vị sản xuất đơn chiếc thì doanh nghiệp In là đơn vị sản xuất hàng loạt, còn doanh nghiệp phát hành là đơn vị kinh doanh thương mại, dịch vụ Nếu xét theo quá trình sản xuất, lưu thông, sản phẩm cuối cùng là các xuất bản phẩm, thì nhà xuất bản là cơ sở tạo mẫu, doanh nghiệp ïn là

doanh nghiệp gia công sản xuất hàng loạt (nhâ ẫu), còn doanh nghiệp phá

hành hoạt động trong lĩnh vực lưu thông là doanh nghiệp kinh doanh thương mại

Trên thực tế hiện nay, nhiều nhà xuất bản đã thực hiện khép kín tất cả các khâu từ tạo mẫu đến gia công hàng loạt rồi tiêu thụ sản phẩm Trong trường hợp này đối tượng kinh doanh được xác định tương đối hoàn chỉnh Nếu chỉ là cơ sở tạo

mẫu thì vấn đề kinh doanh ở đây rất phức tạp phải đặt trong sự liên thông với

Trang 19

Ngoài xuất bản phẩm là đối tượng kinh doanh của các nhà xuất bản, còn có các đối tượng kinh doanh khác đó là các hoạt động dịch vụ của nhà xuất bản Ở các nước, doanh nghiệp xuất bản thực hiện kinh doanh đa sản phẩm, đa ngành,

đa lĩnh vực Trong nhà xuất bản có cả nhà hàng, khách sạn thậm chí cả hệ thống

thông tin liên lạc, hệ thống truyền dẫn cũng là một đối tượng kinh doanh của nhà xuất bản, vấn để này ở nước ta đang còn có rất nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau

1.1.3.4 Phạm vì kinh doanh

Phạm vi kinh doanh của hoạt động xuất bản được thể hiện ở một số khía

cạnh sau:

- Xuất bản phẩm là một loại sản phẩm chuyên biệt được quy định bằng một điều luật riêng, cho nên kinh doanh xuất bản phẩm là kinh doanh chuyên

ngành không phải kinh doanh tổng hợp

- Mỗi nhà xuất bản đều có tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ riêng, trong đó giới hạn sản xuất - kinh doanh đã được quy định rõ ngay từ đầu khi thành lập nhà xuất bản

- Việc liên doanh, liên kết cả trong nước và ngoài nước của các nhà xuất bản được thực hiện theo một quy chế thống nhất riêng biệt cho ngành xuất bản, do đó liên doanh, liên kết trong sản xuất - kinh doanh chỉ thực hiện trong phạm vi, mức độ về đối tượng và phương thức nhất định

- Theo quy định của Luật Xuất bản, nước ta chỉ có một số cơ quan, tổ chức được phép thành lập nhà xuất bản, do Chính phủ thống nhất quản lý, phù hợp với quy hoạch phát triển ngành, chưa có nhà xuất bản tư nhân, cho nên

không có cạnh tranh trong sản xuất - kinh doanh giữa nhiều thành phần kinh tế Tuy nhiên, trong từng công đoạn, từng khâu của quy trình xuất bản, sự cạnh tranh giữa các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế khác nhau là không thể tránh khỏi

- Ngành xuất bản hoạt động theo hệ thống ngành nghề chuyên môn riêng biệt, ngoài ngành xuất bản ra không có ngành thứ hai tham gia sản xuất - kinh

Trang 20

doanh xuất bản phẩm, vì vậy ở đây về nguyên tắc chỉ có cạnh tranh trong nội bộ ngành

- Xuất bản phẩm, đối tượng kinh doanh của các nhà xuất bản cũng được

chia ra nhiều loại: có loại kinh doanh theo cơ chế thị trường, có loại do Nhà nước

điều tiết thông qua cơ chế đặt hàng, trợ giá, ưu đãi về chế độ, chính sách cho

nên mức độ kinh doanh ở từng loại sản phẩm là khác nhau

1.1.4 Đặc điểm hoạt động của nhà xuất bản trong cơ chế thị trường Hoạt động trong cơ chế thị trường, nhà xuất bản có những đặc điểm chủ yếu sau:

- Là đơn vị sản xuất - kinh doanh thuộc lĩnh vực tư tưởng văn hóa, phục vụ nhu cầu đời sống tinh thần của xã hội, trong đó phục vụ nhiệm vụ chính trị là mục đích chủ yếu của mỗi nhà xuất bản Vì vậy, tính chất kinh doanh trong các

nhà xuất bản rất khác với các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh đơn thuần

- Các nhà xuất bản tuy là một đơn vị sản xuất - kinh doanh trong cơ chế thị trường nhưng tính chất kinh doanh, mức độ kinh doanh, mặt hàng kinh doanh chỉ trong những phạm vị, giới hạn nhất định

- Các nhà xuất bản chịu sự chi phối của cơ chế thị trường nhưng khơng hồn tồn lệ thuộc vào cơ chế thị trường Trên thực tế, nhà xuất bản không bao giờ chạy theo cầu thị trường một cách tự phát không có định hướng Các nhà xuất bản cũng như toàn ngành đang ra sức chống lại khuynh hướng thương mại hóa, kiểm chế cạnh tranh không lành mạnh, việc định giá sách cũng khơng phải phụ thuộc hồn toàn vào quy luật giá trị và quy luật cung cầu

- Mặt hàng mà các nhà xuất bản sản xuất - kinh doanh là một loại hàng

hóa đặc biệt, phương thức kinh đoanh của các nhà xuất bản cũng mang tính đặc

thù

- Trong cơ chế thị trường, nhà xuất bản không chỉ là đơn vị sản xuất - kinh doanh mà còn là cơ quan văn hóa tư tưởng, làm công tác truyền bá, tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị, đồng thời còn là cơ quan khoa học trong lĩnh vực thông tin đại chúng

Trang 21

Trên đây là những đặc điểm cơ bản của nhà xuất bản trong cơ chế thị

trường, những đặc điểm này cần phải được nghiên cứu một cách nghiêm túc trong quá trình quản lý, điều hành của các nhà xuất bản

1.2 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ XUẤT BẢN

1.2.1 Một số vấn đề chung về quản trị

Theo khoa học quản trị, quản trị được hiểu là sự tác động có tổ chức của

chủ thể quản trị lên đối tượng bị quản trị nhằm đạt được mục tiêu chung của tổ chức Trong phạm vi của giáo trình này chúng tôi chỉ điểm qua một số nội dung

cơ bản về lý thuyết quản trị

1.2.1.1 Các lý thuyết về quản trị

Trên thực tế đã xuất hiện rất nhiều lý thuyết khác nhau về quản trị:

- Trường phái quản trị cổ điển (tiếp cận theo lý thuyết hành vi) xuất hiện

vào cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX ở các nước châu Âu mà khởi điểm là ở

Anh và Pháp Tiêu biểu cho trường phái này là các nhân vật:

Frederick Winslow Taylor (1856 - 1915) là người đề xướng ra phương pháp định mức trong quản lý lao động Để quản lý tốt lao động bằng phương pháp định mức, ông đã chia các thao tác lao động ra thành từng động tác và bấm

giờ cho việc thực hiện từng động tác đó để xây dựng định mức cụ thể cho từng

thao tác

Henry Lawrence Gantt (1861 - 1919), là người có sáng kiến đưa ra phương pháp tìm điểm “mút” trên đường găng của một quá trình lao động Theo ông,

quá trình lao động được biểu điễn trên một đường găng nhất định, có điểm đầu và điểm kết thúc Trên đường găng ấy phải tìm ra được điểm “mút”, đây là điểm

quyết định, vượt qua điểm “mút” đó công việc sẽ được hoàn thành một cách thuận lợi

Frank Bunker Gilbreth (1868 - 1924) cho rằng, các cơ quan quản lý bao

giờ cũng phải làm việc trực tiếp với công nhân Thông qua việc bố trí lao động sẽ biết được người đó có phù hợp với yêu cầu đòi hỏi của công việc không Bố trí công việc đúng sẽ mang lại biệu quả, còn bố trí sai sẽ không đạt được hiệu quả

Trang 22

- Trường phái quản trị hành chính:

Đây là trường phái dùng phương pháp hành chính thông qua các thủ pháp

cụ thể để tác động đến người lao động Tiêu biểu cho trường phái này là: _, |

Henry Fayol (1841 - 1925), éng da dua ra cac nguyen tac dé quan trị có

hiệu quả, đó là:

| + Phân công lao động hợp lý,

+ Xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm của mỗi người,

+ Duy trì nghiêm kỷ luật của công ty, "

+ Mọi công nhân chỉ nhận lệnh từ một cấp chỉ huy trực tiếp, duy nhất, + Các nhà quản trị phải thống.nhất ý kiến khi chỉ huy,

+ Quyền lợi kinh tế phải tương xứng với công viéc,

+ Quyền quyết định trong công ty phải được tập trung tuyệt đối, + Sinh hoạt trong công ty phải thống nhất, đối xử phải công bằng,

+ Công ty phải xây dựng được tính thần tập thể, uy tín của công ty cũng là

uy tín của mọi người

Theo Henry Fayol, những nguyên tắc trên phải được chấp hành nghiêm chỉnh thì hoạt động của công ty mới có hiệu quả

Maz Weber (1864 - 1920) là người đưa ra mô hình tổ chức lao động dựa'

trên nguyên tắc hành chính bao gồm: -

+ Mọi hoạt động của một tổ chức phải được thể chế hóa bằng các quyết

định của tổ chức đó,

+ Trong một tổ chức, chỉ những người có chức vụ mới có quyền ra quyết

định,

+ Chỉ những người có năng lực mới được giao chức vụ, + Mọi quyết định trong tổ chức phải mang tính khách quan

Chestger Barnard (1886 - 1961) cũng nghiên cứu về quản frị và chức năng

quản trị, ông cho rằng mỗi tổ chức là một hệ thống hợp tác của nhiều người với

ba yếu tố căn bản: 1 Sự sẵn sàng hợp tác; 2 Có mục tiêu chung; 3 Có sự thông đạt Nếu thiếu một trong ba yếu tố đó thì tổ chức sẽ không hoạt động thành công, đễ bị tan vỡ

Trang 23

Trường phái tâm lý xã hội trong quản trị:

Theo cách tiếp cận về tâm lý, các nhà khoa học đã nghiên cứu yếu tố tâm lý có ảnh hưởng đến người lãnh đạo như thế nào để từ đó giúp họ tìm ra các thủ pháp tâm lý tác động lên người lao động nhằm đạt hiệu quả như mong muốn Sự

lãnh đạo của nhà quản trị không chỉ đơn thuần dựa vào những chức năng chính - thức trong bộ máy tổ chức, mà còn phải dựa nhiều vào các yếu tố tâm lý xã hội

Bởi vì, theo các nhà khoa học, con người không những chỉ có thể động viên bằng các yếu tố vật chất, mà rất cần cả các yếu tố tâm lý xã hội

1.2.1.2 Chức ndng quan tri

Thực chất của quản trị là hoạt động tác động đến con người Chủ thể của hoạt động này là người lãnh đạo, quản lý; đối tượng của hoạt động này là những người lao động Với ý nghĩa đó, quản trị bao gồm các chức năng sau:

- Chức năng dự báo (đự đoán): Đây là chức năng đầu tiên của quản trị Người làm công tác quản lý phải lường trước được tất cả những gì sẽ xảy ra để chủ động ứng phó Muốn thực hiện tốt chức năng này người quản lý phải thực sự thông hiểu hệ thống mà mình quản lý, cũng như nắm chắc toàn bộ quy trình hoạt động, kỹ năng thực thi công việc của từng người, từng bộ phận Đặc biệt, khi gặp phải những tình huống đã được dự báo trước cũng như chưa được dự báo phải cổ khả năng hóa giải để duy trì sự hoạt động bình thường của hệ thống

- Chức năng tổ chức: Sau khi đã dự báo được những gì sẽ Xảy ra, người

quản lý phải biết tổ chức hệ thống một cách khoa học, năng động, đủ khả năng

ứng phó với mọi tình huống có thể xảy ra

- Chức năng phối hợp: Sau khi đã tiến hành tổ chức phân công công việc,

người quản lý phải biết cách phối hợp họ lại với nhau để tạo thành một guồng

máy hoạt động đồng bộ, thông suốt |

- Chức năng chỉ huy: Quản trị khác với tự quản ở chỗ đối tượng quản trị là một hệ thống rộng, phức tạp Đã là một hệ thống phải có người đứng đầu, phải có chỉ huy Vai trò và vị trí này thuộc về người lãnh đạo, quản lý

Trang 24

đồng thời có kiểm tra, kiểm soát sẽ làm cho mọi người hành động một cách tự

giác hơn Tuy nhiên, để kiểm tra, kiểm soát có hiệu quả phải lựa chọn phương pháp và hình thức kiểm tra phù hợp

1.2.1.3 Các phương pháp tiếp cận trong quản trị

Có nhiều phương pháp tiếp cận trong quản trị, đó là:

- Tiếp cận theo quá trình hoạt động: Người ta chia quá trình hoạt động ra

nhiều công đoạn khác nhau, mỗi công đoạn lại sử dụng một cách tiếp cận khác nhau

Trong hoạt động xuất bản, cách tiếp cận này được phân biệt như sau:

+ Tìm hiểu nhu cầu thị trường sách để xác định đề tài xuất bản phù hợp

với tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của nhà xuất bản, đồng thời phù hợp với nhu cầu thị trường

+ Tổ chức cộng tác viên để tạo ra bản thảo

+ Tổ chức biên tập bản thảo để tạo ra bản mẫu đưa in

+ Tổ chức in ấn nhân bản hàng loạt xuất bản phẩm

+ Tuyên truyền, giới thiệu xuất bản phẩm trên thị trường

+ Tổ chức tiêu thụ xuất bản phẩm qua các hệ thống phân phối, bán hàng

+ Thu thập, tiếp nhận ý kiến của độc giả về xuất bản phẩm

Ở mỗi công đoạn trên người ta lại sử dụng các cách tiếp cận riêng khác

nhau

- Tiếp cận theo các yếu tố cấu thành hệ thống:

Trong hoạt động xuất bản, hệ thống với tư cách là đối tượng của quản trị rất phức tạp Dưới góc độ quản trị, hệ thống được tiếp cận từ các yếu tố sau:

+ Yếu tố bên trong: Bao gồm các nguồn lực của nhà xuất bản như nhân

lực, vật lực, tài lực được thể hiện ở đội ngũ biên tập viên, công nhân viên chức và năng lực của đội ngũ này; nguồn tài chính của nhà xuất bản; điều kiện, phương

tiện, trang thiết bị máy móc, vật tư, nguồn bản thảo

+ Yếu tố bên ngoài: Gồm đội ngũ cộng tác viên trên các lĩnh vực: tác giả, dịch giả, người đọc nhận xét, đánh giá; cộng tác viên biên tập, thẩm định bản

-_ thảo, các cộng tác viên trình bày, minh họa và các cộng tác viên khác _

Trang 25

theo đúng quy trình của công tác biên tập

- Tiếp cận theo các yếu tố tác động đến hệ thống Theo hướng tác động này người ta tiếp cận đến một số yếu tố chủ yếu sau:

+ Môi trường pháp lý: Luật, các văn bản dưới luật tác động vào hoạt động

xuất bản |

+ Môi trường chính trị: Thể chế chính trị, quan điểm và định hướng phát

triển nền kinh tế

+ Môi trường kinh tế: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa + Môi trường xã hội: Trào lưu tư tưởng xã hội; tâm lý xã hội; trình độ phát

triển của xã hội; truyền thống, tập quán

Từng yếu tố môi trường trên lại tác động vào hệ thống theo những cách

thức và mức độ khác nhau

1.2.2 Những nội dung cơ bản trong quản trị xuất ban

Trong hoạt động của nhà xuất bản, công tác quản trị tập trung vào những

nội dung chủ yếu sau:

1.2.2.1 Quản trị vật tư, nguyên liệu

Đây là các yếu tố trực tiếp liên quan đến đầu vào của nhà xuất bản Nhiệm vụ quản trị ở nội dung này là: |

- Phát hiện và tính toán nhu cầu vật tư, nguyên liệu: Trong nhà xuất bản vật tư, nguyên liệu bao gồm nhiều loại có quy mô và tính chất khác nhau, trong đó bản thảo là nguồn nguyên liệu chủ yếu của hoạt động xuất bản Nhiệm vụ quản trị là xây dựng nguồn vốn bản thảo để đảm bảo cho quá trình sản xuất xuất bản pham được chủ động và hiệu quả

- Tính toán lượng vật tư, nguyên liệu tồn kho để dự trữ cho các chu kỳ sản

xuất tiếp theo Nhiệm vụ chủ yếu là tính toán lượng bản thảo dự trữ dé chi động cho các giai đoạn tiếp sau

- Tiến hành thu mua, tiếp nhận vật tư, nguyên liệu: Là hoạt động thu nhận

bản thảo từ các tác giả, đối tác và các thao tác xử lý tương ứng

Trang 26

- Định lượng, phân phối bản thảo cho từng bộ phận, từng người để chuẩn bị

cho quy trình sản xuất tiếp theo

1.2.2.2 Quản trị sản xuất

Quản trị sản xuất trong các nhà xuất bản bao gồm các nội dung chủ yếu SaU:

- Hoạch định chương trình, phương hướng và kế hoạch sản xuất thông qua

các kế hoạch đề tài, kế hoạch biên tập, kế hoạch xuất bản, kế hoạch in ấn

- Quản trị kế hoạch sản xuất trong hoạt động của các nhà xuất bản bao gồm

nội dung của hai giai đoạn: kế hoạch biên tập nội dung, biên tập kỹ - mỹ thuật

cho từng bản thảo cụ thể và kế hoạch in ấn, nhân bản hàng loạt bản thảo đó

thành sách

- Kiểm tra, giám sát quá trình sản xuất gồm việc kiểm tra, ký duyệt các bản

bông và duyệt can, đọc sách mẫu, giám sát quá trình in ấn

- Quản trị thương hiệu và các vấn đề liên quan đến thương hiệu của nhà

xuất bản trong quá trình sản xuất xuất bản phẩm như: mẫu mã, nhãn mác, lôgô, các thông tin trên trang xi nhê sách, các vân đề liên quan đên bản quyên tac giả

1.2.2.3 Marketing

Những nhiệm vụ chủ yếu của hoạt động marketing trong các nhà xuất bản

bao gồm: |

- Thu thập, phân tích thông tin về thị trường sách để nắm được nhu cầu thị trường về các mảng sách liên quan đên chức năng, nhiệm vụ của nhà xuất bản

⁄ tA

tài, thể loại, khuôn khổ, hình thức trình bày, chất liệu sử dụng của xuất bản

phẩm

- Chiến lược giá cả: cần xác định rõ căn cứ định giá, phương thức định giá,

mức giá và khung giá cụ thể cho từng xuất bản phẩm

Trang 27

- Chính sách phân phối: Xác lập các kênh phát hành, cơ chế, chính sách cho từng đối tượng phát hành thông qua chính sách chiết khấu phát hành, có

phân biệt với từng đối tác và từng xuất bản phẩm cụ thẻ

- Chính sách hỗ trợ bán hàng: Tùy thuộc từng kênh phát hành, tính chất và hình thức đại lý mà có sự hỗ trợ nhất định trong việc tiêu thụ xuất bản phẩm, Ẻ trong đó bao gồm cả hỗ trợ về pháp lý, hỗ trợ uy tín thương hiệu, hỗ trợ về kinh

Hạ A

te

1.2.2.4 Quản trị nhân sự

Quản trị nhân sự là một nội dung quan trọng trong khoa học quản trị và sẽ được nghiên cứu ở một chương riêng Trong phần này chỉ đề cập những nội dung chủ yếu của quản trị nhân sự ở các nhà xuất bản:

- Lập kế hoạch nhân sự, gồm việc xác định quy mô, cơ cấu cán bộ, nhân viên của nhà xuất bản

- Tuyển chọn nhân sự cho từng chức danh trong nhà xuất bản - Bố trí, sắp xếp và sử dụng nhân sự

- Đánh giá nhân sự theo tiêu chuẩn và yêu cầu của từng chức danh

- Quy định chế độ thù lao và các hình thức khuyến khích vật chất cho lao động của nhà xuất bản - Hoàn thiện và bổ sung, cập nhật kịp thời hồ sơ nhân sự của nhà xuất bản 1.2.2.5 Quán trị tài chính Quản trị tài chính trong các nhà xuất bản bao gồm các nhiệm vụ chủ yếu Sau:

hình thành các loại vốn, phương thức huy động vốn

- Kế hoạch sử dụng vốn: gồm nguyên tắc sử dụng vốn; các thủ tục và quy chế sử dụng vốn; nội dung, phương thức hình thành các quỹ và nguyên tắc sử dụng các quỹ trong nhà xuất bản, chú ý các quỹ chủ yếu như: quỹ nhuận bút, quỹ khấu hao, quỹ phúc lợi, quỹ dự phòng hỗ trợ thu nhập, quỹ phát triển sản

—-xuât mm ——————_————-— oa Tne mene om wee m_—-_—.-————

Trang 28

- Các chế độ quy định, thủ tục, nguyên tắc tài chính của nhà xuất bản

- Chế độ kế toán, thống kê áp dụng trong các nhà xuất bản

- Chế độ kiểm tra, kiểm soát, tài chính công khai trong nhà xuất bản 1.2.2.6 Quản trị hoạt động nghiên cứu phát triển

Trong hoạt động xuất bản, nội dung quản trị này gồm các vấn đề sau:

- Nghiên cứu nhu cầu thị trường, tâm lý, thị hiếu độc giả

- Nghiên cứu sự phản hồi của thị trường, của độc giả với những xuất bản

phẩm đã phát hành ra thị trường

- Nghiên cứu công nghệ xuất bản để có sự cải tiến cho phù hợp

- Nghiên cứu về những biến động của thị trường như: thu nhập, giá cả, sự cạnh tranh có liên quan đến xuất bản

Ngoài những nội dung trên, công tác quản trị trong các nhà xuất bán còn phải tiễn hành quản trị hoạt động thông tin trong và ngoài nhà xuất bán; Quản trị

các hoạt động hành chính, pháp chế, các dịch vụ trong nhà xuất bản

CÂU HÓI ÔN TẬP

1 Phân tích tính đặc biệt của hàng hóa xuất bản phẩm?

2 Phân tích tính đặc thù của quy trình sản xuất - kinh doanh xuất bản phẩm?

3 Quan điểm về hoạt động sản xuất - kinh đoanh xuất bản phẩm trong cơ chế thị trường của các nhà xuất bản nước ta? Những đặc trưng cơ bản trong hoạt

động sản xuất - kinh đoanh của các nhà xuất bản? 4 Trình bày chức năng và các phương pháp tiếp cận trong công tác quản

trị xuất bản?

Trang 29

Chương 2 QUAN TRI SAN XUẤT - TRONG CÁC NHÀ XUẤT BẢN 2.1 MỤC TIỂU, PHƯƠNG HƯỚNG SẢN XUẤT - KINH DOANH CỦA NHÀ XUẤT BẢN

2.1.1 Tôn chỉ, mục đích của nhà xuất bản 2.1.1.1 Địa vị pháp lý của nhà xuất bản

Về phương diện kinh tế, nhà xuất bản là một tổ chức kinh tế nhà nước có

con dấu riêng, tài khoản riêng, trụ sở riêng và là một pháp nhân kinh tế độc lập, được quyên tự chủ về tài chính; được quyền liên doanh liên kết, hợp tác trong hoạt động sản xuất - kinh doanh và các hoạt động khác với các cá nhân và pháp nhân khác, kể cả các tổ chức nước ngoài Do đặc thù của hoạt động xuất bản,

nhà xuất bản còn được hưởng một số quy chế đặc thù, một số chế độ, chính sách

riêng của ngành cho nên nó vừa phải tuân thủ theo Luật Xuất bản, đồng thời

phải tuân thủ Luật Doanh nghiệp, các luật và văn bản dưới luật liên quan khác

Như vậy, trong quá trình hoạt động nhà xuất bản chịu sự tác động đồng thời của các quy luật kinh tế, quy luật của công tác tư tưởng - văn hóa và các quy luật xã hội khác

2.1.1.2 Tôn chỉ, mục đích trong hoạt động sản xuất - kinh doanh của

cac nha xuat ban

Bất kỳ nhà xuất bản nào, cùng với việc cấp giấy phép hoạt động cũng đã

được xác định ngay tôn chỉ, mục đích và chức năng riêng Đó là khung khổ pháp lý quan trọng nhất để các nhà xuất bản hoạt động Trên thực tế hiện nay, tôn chỉ, mục đích của mỗi nhà xuất bản được duy trì trong suốt quá trình hoạt động và phát triển của các nhà xuất bản, không có sự thay đổi và cũng không được tùy

Trang 30

Phương hướng sản xuất - kinh doanh của các nhà xuất bản chỉ được xác

định dựa trên chức năng, nhiệm vụ đã được quy định riêng cho mỗi nhà xuất bản Các kế hoạch đề tài, kế hoạch xuất bản là sự cụ thể hóa chức năng,

nhiệm vụ của nhà xuất bản trong hoạt động thực tế Về nguyên tắc, nhà xuất bản không được phép xác định phương hướng sản xuất - kinh doanh vượt ra khỏi

chức năng, nhiệm vụ của mình

Về phương diện luật pháp, nhiệm vụ chủ yếu của các nhà xuất bản là cung cấp các xuất bản phẩm phục vụ cho đời sống tỉnh thần của xã hội Việc tạo ra

các giá trị tỉnh thần ngày càng hữu ích cho xã hội là mục đích tối cao của các nhà xuất bản Nhưng để tạo ra được các giá trị tỉnh thần ấy, các nhà xuất bản cũng như toàn xã hội phải bỏ ra một lượng hao phí lao động xã hội nhất định Trong điều kiện kinh tế thị trường không còn bao cấp, bù lễ, buộc các nhà xuất

bản phải tính toán để tìm cách bù đắp thông qua các quan hệ thị trường Vấn đề

quan trọng hàng đầu của các nhà xuất bản trong xác định phương hướng sản

xuất - kinh doanh là phải vừa phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị vừa phải kinh

doanh có lãi Để tồn tại và phát triển, bài toán kinh doanh và phục vụ luôn đặt ra

đồi hỏi các nhà xuất bản phải hóa giải Đây là hai mặt gắn kết với nhau chi phối toàn bộ quá trình hoạch định chiến lược phát triển của mỗi nhà xuất bản

Về phương diện xã hội, dưới góc độ toàn ngành xuất bản thì việc phục vụ

đời sống tỉnh thần, nâng cao dân trí là mục tiêu hàng đầu và đó cũng là lý do tồn

hiệu quả kinh tế trong hoạt động xuất bản chỉ là phương tiện để thực hiện mục tiêu chứ không phải mục đích của ngành xuất bản

2.1.2 Mối quan hệ giữa chính trị và kinh tế, văn hóa và kinh tế trong hoạt động xuất bản

2.1.2.1 Quan hệ giữa chính trị với kinh tẾ

Bản chất của hoạt động xuất bản là hoạt động văn hóa tỉnh thần theo một |

Trang 31

định hướng chính trị nhất định Do vậy, phục vụ nhiệm vụ chính trị là sự thể

hiện rõ rệt nhất chức năng, nhiệm vụ của nhà xuất bản Tuy nhiên, để phục vụ nhiệm vụ chính trị đòi hỏi phải thông qua các xuất bản phẩm cụ thể Trên thực tế, các xuất bản phẩm lại là kết quả của một quá trình sản xuất Trong điều kiện kinh tế thị trường, bất kỳ hoạt động sản xuất nào cũng phải tính đến hiệu quả kinh tế Rõ ràng là, trong hoạt động xuất bản, chính trị là mục tiêu nhưng hiệu

quả kinh tế lại là điều kiện cần và đủ để thực hiện mục tiêu đó Nhiệm vụ chính

trị chỉ có thể hoàn thành khi nó được bảo đảm bằng một thực lực kinh tế nhất

định Ngược lại, việc tính toán để đảm bảo lợi ích kinh tế không có mục đích

nào khác là để đảm bảo phục vụ nhiệm vụ chính trị được tốt hơn Vì vậy, trong

hoạt động xuất bản, chính trị và kinh té gan bó chặt chẽ với nhau, không có

chính trị phi kinh tế và cũng không có kinh tế mà không phục vụ nhiệm vụ chính trị

2.1.2.2 Quan hệ giữa văn hóa và kinh tế

Hoạt động xuất bản là một thành tố của hoạt động văn hóa, nó mang đầy đủ các chức năng của hoạt động văn hóa, cho nên hoạt động xuất bản bị chỉ phối bởi hoạt động văn hóa Mục tiêu của một nền văn hóa tiên tiến là hướng con người tới chân - thiện - mỹ và phát triên tự do, toàn diện Nhưng với tư cách là hoạt động kinh tế nó lại bị chi phối bởi các quy luật kinh tế Vấn đề chủ yếu ở

đây là, cho dù bị các qui luật kinh tế chỉ phối nhưng không được làm mắt đi tính

văn hóa, nhân văn trong hoạt động này Từ đó ta thay mục tiêu văn hóa và mục

tiêu kinh tế của hoạt động xuất bản luôn gắn kết với nhau và trở thành động lực thúc đây nhau phát triển, không có văn hóa đơn thuần cũng như không chỉ có kinh tế thuần túy Trong hoạt động quản trị xuất bản phải luôn ghi nhớ mối quan hệ này, tuyệt đối không được chạy theo kinh tế đơn thuần mà xem thường tính

Trang 32

2.2 KE HOACH HOAT DONG SAN XUAT - KINH DOANH CUA

NHA XUAT BAN

Hoạt động của các nhà xuất bản là hoạt động đa phương diện, không

thuần nhất Dưới góc độ quản trị cần phải khảo sát một số kế hoạch chủ yếu sau đây

2.2.1 Kế hoạch đề tài

Đây là khâu mở đầu cho hoạt động xuất bản Kế hoạch để tài là một bản

dự kiến khoa học về những đề tài sẽ được xuất bản trên cơ sở chức năng, nhiệm

vụ của nhà xuất bản Trong mỗi bản kế hoạch đề tài cần xác định rõ các tiêu chí

sau:

- Tên sách hoặc văn hóa phẩm

- Tác giả hoặc tập thể tác giả, dịch giả

- Số lượng trang

- Khuôn khổ sách (hoặc văn hóa phẩm) - Số lượng in

- Xuất bản lần đầu hay tái bản

- Nội dung tóm tắt của sách

- Đối tượng phục vụ

- Đối tác liên kết (nếu là sách liên kết)

- Thời điểm phát hành

Trang 33

2.2.2 Kế hoạch biên tập

Đây là một loại kế hoạch nghiệp vụ đặc thù của các nhà xuất bản Nội

dung của kế hoạch biên tập tập trung vào một số vấn đề chủ yếu sau:

- Phân công biên tập viên chịu trách nhiệm biên tập bản thảo - Yêu cầu về quy trình biên tập

- Thời gian cho từng khâu của công tác biên tập

- Các quy định về bản thảo đưa vào biên tập và bản thảo đã biên tập hoàn chỉnh

Kế hoạch biên tập được xác lập cho từng người, từng bộ phận và toàn nhà xuất bản, trong đó có kế hoạch ngắn hạn và kế hoạch dài hạn

2.2.3 Kế hoạch xuất bản

Đây là loại hình kế hoạch chủ yếu của mỗi nhà xuất bản Kế hoạch xuất

bản có nội đung tổng hợp, vừa phản ánh yêu cầu của nhiệm vụ chính trị vừa là

một đòi hỏi tất yếu của kế hoạch sản xuất - kinh doanh Nội dung của kế hoạch

xuất bản phải thé hiện rõ cả hai góc độ của việc sản xuất - kinh đoanh loại hàng

Trang 34

- Tên sách hoặc văn hóa phẩm :

- Khối lượng (số trang) - Khuôn khô - Số lượng in - Giấy ruột - Giấy bìa - Phuong thức in - Don gia cong in

Mỗi nội dung trên lại phải được cụ thể hóa cho từng xuất bản phẩm 2.2.5 Kế hoạch tài chính Đây là một loại kế hoạch chủ yếu và đặc biệt quan trọng trong hoạt động của các nhà xuất bản Kế hoạch tài chính của nhà xuất bản cân tập trung vào các nội dung chủ yếu sau: |

- Ké hoach tao nguồn thu cho hoạt động xuất bản

- Kế hoạch sử dụng nguồn thu (kế hoạch chỉ tài chính) - Kế hoạch huy động các nguồn vốn khác

- Nguyên tắc và quy chế thu, chỉ tài chính

- Kế hoạch liên doanh - liên kết trong hoạt động xuất bản thông qua các khâu cụ thể trong quy trình xuất bản của nhà xuất bản được chính thức ban hành

Các loại kế hoạch trên được phân biệt theo nhiều tầng, nắc khác nhau: Có

kế hoạch thuộc phạm vi toàn ngành cũng như toàn bộ nhà xuất bản; Có những

quyết định kế hoạch chỉ phối, tác động đến từng mảng công việc hoặc một bộ phận nhất định trong nhà xuất bản

2.2.6 Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm

Đây là khâu hoặc là nhiệm vụ quan trọng và cũng đầy thách thức với các

nhà xuất bản hiện nay Đồng thời đây là khâu đầu ra của sản xuât có tác động trở

Trang 35

Trong bản kế hoạch này các nội dung dưới đây cần phải làm rõ:

- Tổng lượng phát hành

- Các kênh chủ yếu để phát hành

- Chính sách chiết khấu phát hành cho từng kênh, từng loại đại lý

- Chiến lược phát triển khách hàng, mở rộng kênh tiêu thụ

- Phương thức thanh quyết toán về tiêu thụ sản phẩm

Trên đây là những kế hoạch chủ yếu mà công tác quản trị xuất bản phải năm vững để từng bước thúc đấy hoạt động của mỗi nhà xuất bản phát triển đúng hướng và ngày càng hiệu quả

2.3 CÁC QUYÉT ĐỊNH CHỦ YẾU TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN

XUẤT - KINH DOANH CỦA NHÀ XUẤT BẢN

Cũng như các lĩnh vực sản xuất - kinh doanh khác, các quyết định chủ yếu

của nhà xuất bản là: |

Quyết định sản xuất cái gì?

Quyết định sản xuất như thế nào?

Quyét định sản xuất để phục vụ đối tượng chủ yếu nào?

Ba loại quyết định trên, khi triển khai cụ thể trong từng nhà xuất bản sẽ được cụ thể hóa cho phù hợp |

2.3.1 Quyết định sản xuất cái gì?

Đây là quyết định đầu tiên và vô cùng quan trọng của các nhà xuất bản

Quyết định đúng ở đây không chỉ đơn thuần là mang lại lợi ích kinh tế mà nó

còn có ý nghĩa chính trị - xã hội mà chúng ta có dịp đê cập đên ở các phần trước

Trong phần này chỉ nhân mạnh thêm một số điểm sau đây: - Căn cứ để xác định sản xuất cái gì? Vấn đề này đã được kháng định khi

bàn về tôn chỉ, mục đích và chức năng, nhiệm vụ của nhà xuất bản Như vậy,

ngoài việc nghiên cứu kỹ tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của từng nhà xuất bản còn phải nắm vững nhu cầu thị trường, tâm lý bạn đọc và những định

hướng lớn của Đảng và Nhà nước trong từng thời kỳ Mặt khác, chúng ta còn

Trang 36

là phù hợp nhất Những căn cứ khác như tình hình đội ngũ cán bộ công nhân

viên của nhà xuất bản; thị hiểu khách hàng; đội ngũ cộng tác viên; quy hoạch của ngành xuất bản; sức mua và khả năng thanh toán của thị trường; định hướng

chỉ đạo của các cơ quan lãnh đạo, quản lý và cơ quan chủ quản

- Phương pháp xác định sản xuất cái gì phải được nghiên cứu và phân tích

cu thé để quyết định đưa ra được chính xác và khả thi

2.3.2 Quyết định sản xuất như thế nào?

Quyết định sản xuất như thế nào cần phải xem xét trên các góc độ chủ yếu

Sau:

- Phương thức tiễn hành sản xuất

- Quyét dinh cac yếu tố đầu vào của sản xuất

- Công nghệ và thiết bị sản xuất

- Lựa chọn đối tác dé thực hiện phương án sản xuất

- Lựa chọn và quyết định chỉ phí hợp lý

* Phương thức tiến hành sản xuất đòi hỏi phải lựa chọn:

+ Tự tổ chức sản xuất

+ Liên doanh liên kết trong sản xuất + Sản xuất theo phương thức đặt hàng

+ Dịch vụ sản xuất

Tùy từng xuất bản phẩm cụ thể mà lựa chọn phương thức nào cho phù * Quyết định các yêu tô đầu vào cân phải xác định rõ:

+ Chất lượng đầu vào: giấy, chủng loại giấy bìa, ruột

+ Khuôn khổ, hình thức mẫu mã của xuất bản phẩm

+ Một màu hay in nhiều màu

* La chọn công nghệ và thiết bị sản xuất phải chú ý:

+ Công nghệ in và đơn giá công in

+ Công nghệ thiết bị in với yêu cầu chất lượng bản in

Trang 37

+ Trình độ phát triển công nghệ in chung của xã hội đề tránh lựa chọn công nghệ lạc hậu

* Lựa chọn đối tác in ấn cần chú y:

+ Uy tín và năng lực của đối tác

+ Công nghệ thiết bị của đối tác

+ Phương thức hợp tác làm ăn của đối tác + Giá cả, chất lượng chủng loại sản phẩm

+ Sự đáp ứng của đối tác đối với khách hàng

2.3.3 Quyết định sản xuất phục vụ đối tượng nào?

Đây là đầu ra của nhà xuất bản, cần phải cụ thể hóa quyết định này theo các nội dung sau:

- Xác định đối tượng tiêu dùng: Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của nhà xuất bản để xác định đối tượng tiêu dùng

- Phân loại đối tượng tiêu dùng: Có nhiều tiêu chí để phân loại, tùy theo

mục đích nghiên cứu đối tượng mà có thể phân loại theo nghề nghiệp, trình độ

chuyên môn, độ tuổi, theo địa vị xã hội, theo yêu cầu và tính chất công việc

chuyên môn của đối tượng

- Phân tích nhu cầu của đối tượng: Mỗi loại đối tượng khác nhau có nhu cầu tiêu dùng xuất bản phẩm khác nhau

Can phân biệt đối tượng theo các căn cứ sau:

+ Căn cứ vào nhu cầu để chia ra nhu cầu tự thân hay nhu cầu bắt buộc

của công việc mà cân phải mua xuât bản phâm

+ Căn cứ vào khả năng thanh toán: phân biệt đối tượng thanh toán cho

tiêu dùng xuất bản phẩm từ nguồn kinh phí nào: từ ngân sách nhà nước; từ kinh

phí của tập thể; từ thu nhập của cá nhân

- Phương thức bán hàng và hình thức, thủ tục thanh toán được thực hiện

cho từng loại đối tượng như thế nào cho phù hợp, thuận tiện, tránh rủi ro trong khâu bán hàng

Trang 38

Ba quyết định cơ bản trên của nhà xuất bản được vận dụng và cụ thé hoa vao timg loai hinh nha xuất bản và cho từng loại sách cụ thể, bảo đảm việc thực

hiện các quyết định trên vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao vừa phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị mà Đảng và Nhà nước giao cho mỗi nhà xuất bản

2.4 MỘT SỐ ĐƠN VỊ ĐO ĐẶC THÙ TRONG QUẢN TRỊ XUẤT BẢN

2.4.1 Don vi do mat hang

a) Tên sách: Tên gọi của một tác phẩm, được tác giả và nhà xuất bản thống

nhất đặt cho sách một tập cũng như nhiều tập

Lưu ý: Sách gồm nhiều tập cũng chỉ một tên gọi hy

b) Tít sách: Tên gọi của một tên sách cho một lần xuất bản

Có nghĩa là, nếu một tên sách bao gồm nhiều tập độc lập, thì mỗi lần xuất bản một tập độc lập đó gọi là một tít sách

Ví dụ:

Cùng một tên gọi: “Lênin toàn tập” có 57 tập > 57 tit sach

“Mác-Ăngghen toàn tập” có 36 tập 36 tít sách

Lưu ý: Giữa tên sách và tít sách có sự giống và khác nhau: - Nếu sách chỉ có một tập thì tên sách trùng với tít sách

- Nếu sách có nhiều tập độc lập, cùng một tên sách nhưng có nhiều tít sách

- Trường hợp sách nhiều tập, nhưng các tập không độc lập với nhau, cùng tồn tại trong một bản sách thì mỗi tập đó không được gọi là một tít sách, cuốn sách đó chỉ có một tít

c) Lần xuất bản:

+ Nếu một tít sách trong cùng một thời điểm in ở nhiều nhà in khác nhau, cùng nội đung, kích thước giống nhau, vẫn xác định là một lần xuất bản

+ Trong 6 tháng trở lại, nếu sách được in tiếp thì gọi là in nối bản

+ Nếu sau 6 tháng in lại, gọi là tái bản hoặc nếu vẫn in tít sách đó nhưng thay

đổi hình dáng, kiểu cách trình bày thì gọi là tái bản - Tái bản: Có 2 trường hợp

Trang 39

+ Tái bản nguyên mẫu

+ Tái bản có bổ sung, sửa chữa:

* Nếu bổ sung, sửa chữa > 50% > Tai ban

* Nếu bổ sung, sửa chữa <50% 3 Tái bản có bổ sung, sửa chữa

* Sau lần xuất bản đầu, nếu sách được ¡n lại với kiểu dáng, trình bày, khuôn

khổ mới > Tái bản có bổ sung, sửa chữa

d) Bản sách (cuốn sách):

La mot san phẩm độc lập của một tít sách

d) Luong ban:

Số lượng in cla mot lan xuất bản cho một tít sách

Lưu ý: Cân phân biệt lượng bản của một tít sách với lượng bản của một tên sách Lượng bản của một tên sách luôn lớn hơn hoặc bằng (>) lượng bản của một tít sách, của một lần xuất bản hoặc tái bản Bởi vì, đối với sách nhiều tập, lượng bản của tên sách lớn hơn lượng bản của tít sách

Ví dụ:

Tuyển tập Xuân Diệu - 6 tập - mỗi tập ¡in 1.000 bản

Lượng bản toàn tập = 6.000 bản > lượng bản I tập là 1.000 bản

e) Trang in: Là đơn vị một tờ giấy in bao chứa một khuôn chữ, còn gọi là

một bát chữ

ƒ) Tờ in: Là đơn vị đo giấy in Một tờ giấy in gồm 2 mặt được cắt xén theo một khuôn khổ quy định

Tờ in được quy định theo mục đích của việc tính toán khổ sách và tùy thuộc

vào ý đồ làm sách của tác giả và nhà xuất bản

2.4.2 Don vị đo độ dày sách

a) Độ dày bẩn sách: Là số trang thực trong một bản sách, bao gồm những trang chứa ký hiệu in và không chứa ký hiệu in

Trang 40

Song ở mỗi nước có quy định khác nhau:

- Italia: 100 trang tro lên

- Anh: Theo giá bìa, từ 5 peni trở lên

- Trung Quốc; Tất cả những trang sách in thành tờ rời, đóng thành quyển thì

được coi là sách

- Việt Nam: Theo tay sách, từ 2 tay (32 trang) trở lên 2.4.3 Đơn vị đo khuôn khổ

- Khổ sách: Là kích cỡ của một bản sách, tính theo centimet

Trong xuất bản có nhiều khổ sách khác nhau như: 9 x 15 cm; 13 x 19 cm;

14,5 x 20,5 cm; 16 x 24 cm; 19 x 27 cm; 20 x 30cm

- Dung lượng của một trang In (còn gọi là bo sách):

Là điện tích của bát chữ (bo chữ), thường nhỏ hơn trang In

Vídu: Sachkh613x19cm > Bochét: 10x 15cm

Sách khổ 14,5 x 20,5 cm > Bo chữ: 11 x l6 cm Sách khổ 16 x 24cm >> Bo chữ: 12,5 x 20 cm

Sách khổ 19x 27cm > Bo chữ: 15 x 23 cm Sách khổ 20 x 30cm > Bo chữ: 16 x 25 cm

Dung lượng của một trang in phụ thuộc vào co chữ, cỡ chữ, kiểu chữ, khoảng

trống của trang in đó theo cách trình bày của tác giả hoặc nhà xuất bản - Lê sách: Gồm có lề trái, lễ phải, lề trên, lề đưới

Kích cỡ của lẻ sách phụ thuộc vào cách trình bày, độ dày của một bản

Ngày đăng: 12/11/2021, 22:55

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

nhà xuất bản hiện nay. Dưới đây là phác thảo mô hình một nhà xuất bản theo - Quản trị kinh doanh xuất bản
nh à xuất bản hiện nay. Dưới đây là phác thảo mô hình một nhà xuất bản theo (Trang 48)
điểm riêng, đó là sự hình thành giá cả của xuất bản phẩm có tính đặc thù nhất định  so  với  các  sản  phẩm  vật  chất  thông  thường,  thể  hiện  ở:  Giá  cả  của  xuất  bản  - Quản trị kinh doanh xuất bản
i ểm riêng, đó là sự hình thành giá cả của xuất bản phẩm có tính đặc thù nhất định so với các sản phẩm vật chất thông thường, thể hiện ở: Giá cả của xuất bản (Trang 82)
phẩm được thể hiện trong bảng sau ta thấy: - Quản trị kinh doanh xuất bản
ph ẩm được thể hiện trong bảng sau ta thấy: (Trang 83)
+ Tổ chức bán buôn: Là hình thức xuất nhập hàng theo lô, người mua - Quản trị kinh doanh xuất bản
ch ức bán buôn: Là hình thức xuất nhập hàng theo lô, người mua (Trang 135)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w