1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

DHTHBK5 LETHIPHUONGHANG KTGHP

5 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 219,4 KB

Nội dung

Kết thúc một tháng thực tập, em nhận thấy rằng không phải những gì mình học trên giảng đường cũng có thể đưa vào thực tiễn, nó có một số rào cảng như thời gian quá hạn hẹp không thể nà[r]

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI Khoa: Sư phạm tiểu học – Mầm non



BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN

Môn: Phương pháp dạy học Tiếng Việt 1

Sinh viên thực hiện: Lê Thị Phượng Hằng

Lớp: Tiểu Học B Khóa 5

Giảng viên bộ môn: Ths Trần Dương Quốc Hòa

Năm học: 2017 - 2018

Trang 2

BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN Môn: PPDH TIẾNG VIỆT 1

Một tháng kiến tập tại trường Tiểu học Long Thành A để được trải nghiệm, được học tập

và thử cảm giác là một người giáo viên đứng lớp, thực sự em cảm thấy rất vui và thú vị Trong khoảng thời gian này em đã được học hỏi nhiều kiến thức và rút ra được những kinh nghiệm quý giá trong việc đứng lớp cũng như về kiến thức chuyên môn mà người giáo viên cần có Sau đây em xin được trình bày quan điểm của mình để giải quyết các yêu cầu mà thầy đã đưa ra thông qua bài kiểm tra giữa học phần môn phương pháp Tiếng Việt 1.

Yêu cầu 1: Xem xét, đánh giá việc thực hiện 3 nguyên tắc dạy học Tiếng Việt ở trường tiểu

học (Nguyên tắc phát triển tư duy, Nguyên tắc giao tiếp, Nguyên tắc chú ý đến tâm lí và

trình độ Tiếng Việt vốn có ở HSTH)

Nguyên tắc phát triển tư duy:

Ở nguyên tắc này hầu như tất cả các thầy cô đều sử dụng một cách triệt để, khi được đi xem các tiết dạy của môn Tiếng Việt ở trường tiểu học thì em thấy hầu hết trong mọi giờ học thầy

cô đều chú ý rèn luyện thao tác tư duy như các thao tác “phân tích, so sánh, khái quát, tổng hợp” là tương đối đầy đủ và nó còn được thể hiện rõ hơn nữa trong các tiết dự giờ dạy mẫu

Ví dụ: trong tiết dạy chính tả của lớp 3 do cô Nguyễn Thanh Liên thực hiện, cô đã lồng ghép phương pháp tích cực để giúp HS tư duy bằng cách thảo luận nhóm để tìm và phân biệt những từ có âm đầu “s/x” và âm cuối “t/c”, cô sử dụng phương pháp “khăn trải bàn” phát cho mỗi nhóm một phiếu bài tập sau đó HS phải suy nghĩ cá nhân sau đó mỗi người ghi ra kết quả của mình rồi mới thảo luận với nhóm để chốt lại kết quả của nhóm Biện pháp này giúp cho mỗi HS tự rèn cho mình khả năng tư duy, biết tự so sánh nhận xét và tự tổng hợp kiến thức với các bạn trong nhóm Ngoài ra trong tiết dạy môn tập đọc của GVHD cô Nguyễn Thị Thu Hòa bài “Cây xoài của ông em” để vào bài cô đã cho HS quan sát bức tranh của bài tập đọc

và đặt ra các câu hỏi gợi mở để dẫn vào bài (Các em quan sát và cho cô biết bức tranh vẽ gì? Vậy bạn nhỏ và mẹ bạn ấy đang làm gì? ) việc làm này vừa giúp HS hứng thú với bài học vừa giúp các em phải tập trung suy nghĩ rèn luyện tính tư duy cho bản thân mình

Đối với yêu cầu làm cho HS thông hiểu được ý nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ, các GV cũng

đã có một số trò chơi hoặc phương pháp giúp thỏa mãn được yêu cầu này Ví dụ như cũng là trong tiết dạy chính tả của cô Liên, cô đã tổ chức trò chơi “chuyền hoa” trong mỗi bông hoa

sẽ là một cặp tiếng mà có âm đầu “s/x” và âm cuối “t/c” khác nhau (ví dụ HS bất kì cầm trúng bông hoa bất kì có cặp tiếng “sổ/xổ” thì nhiệm vụ của HS đó là phải tìm thêm các tiếng

để tạo thành một từ có nghĩa “sổ: quyển sổ”, “xổ: xổ số”) Cũng như tiết tập đọc của cô Nguyễn Thị Thu Hòa, cô đã cho các giải thích nghĩa của từ, đọc lại từ khó nhiều lần, dùng bút chì để đánh giấu những chỗ cần ngắt nghỉ và nhấn giọng nhằm giúp các em nắm chắc mở rộng thêm được vốn từ Tiếng Việt và đọc truyền cảm hơn hay hơn

GV cũng đã hướng dẫn cho HS nắm được nội dung này bằng các vấn đề cần nói và viết trong môi trường giao tiếp cụ thể và biết thể hiện nội dung này bằng các phương tiện ngôn ngữ Ví

dụ như GV cho các em tự nhận xét và giải đáp thắc mắc cho nhau, liên hệ thực tiễn và yêu cầu HS nói ra suy nghĩ của cá nhân mình

Trang 3

Nguyên tắc giao tiếp

Đây là nguyên tắc rất quan trọng đặc trưng cho việc dạy học môn Tiếng Việt, hầu hết các tiết dạy ở trường tiểu học đều đáp ứng tốt các yêu cầu mà nguyên tắt này đưa ra

Với yêu cầu lấy hoạt động giao tiếp làm mục đích, hướng vào hình thành các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho HS thì ở các phân môn của Tiếng Việt như : tập đọc, chính tả, luyện từ và câu hay tập làm văn đều đáp ứng được đầy đủ những yêu cầu này Ví dụ như trong tiết luyện

từ và câu lớp 2 của cô Nguyễn Thị Thu Hòa, cô đã khéo léo tạo tình huống kích thích nhu cầu giao tiếp của HS bằng việc nêu tình huống có vấn đề và yêu cầu HS sắm vai theo cặp một người hỏi và một người trả lời theo dạng câu hỏi “Ai? Làm gì?” giúp các em hứng thú, nắm bài và hoàn thiện kĩ năng tốt hơn trong học tập Ngoài ra ở phân môn tập đọc thì việc HS được đọc rất quan trọng, từ việc đọc (cá nhân(nối tiếp câu) -> đọc thi đua theo nhóm(thi đua theo đoạn hoặc toàn bài) -> giải thích từ khó -> đọc toàn bài cả lớp -> đọc toàn bài cá nhân -> đọc thầm tìm hiểu bài để trả lời câu hỏi) phải theo đúng qui trình nhằm đảm bảo hoạt động nói của các em phải được ưu tiên, ở đó GV còn cho HS tự bắt lỗi phát âm và sửa lỗi cho bạn mình nhằm giúp các em phát huy khả năng giao tiếp của mình

Tuy nhiên, em thấy đa số GV ai cũng chỉ chú trọng kỹ năng đọc – viết còn việc nghe – nói vẫn có chú trọng nhưng đó chỉ là một vài thấy cô nhiệt huyết với nghề hoặc là cũng có nhưng theo kiểu ràng buộc trong những tiết hội giảng chứ không phải tiết học bình thường nào cũng được như vậy

Nguyên tắc chú ý đến tâm lý và trình độ Tiếng Việt vốn có của học sinh

Ở nguyên tắc này đa phần GV thực hiện rất tốt, việc chú ý đến tâm lí HS và chắc chắn về trình độ tiếng mẹ đẻ vốn có của HS là cực kì quan trọng

Các em HS ở trường này đa số đều là dân tộc kinh nên việc học Tiếng Việt cũng dễ dàng, chỉ

có trường hợp như các em ở các vùng miền khác nhau làm cho cách phát âm không chuẩn, các em còn dễ lận lộn các âm “l/n” “v/d/gi” v v về vấn đề này thì GV chủ nhiệm đặc biệt quan tâm thường xuyên nhắc nhở và sửa lỗi cho các em rất kỹ càng

Ở trường tiểu học này thì việc kiểm tra bài cũ và vào bài mới ở một số thầy cô còn khá lỗi thời, thay vì phải tổ chức trò chơi khi kiểm tra bài cũ hoặc một hoạt động nào khác để HS không cảm thấy áp lực tạo cảm giác thoải mái, hứng thú trong học tập thì thầy cô lại chọn vào thẳng vấn đề cho nhanh chạy cho kịp thời gian Nhưng cũng may vì đó là số ít, nhìn chung khi em đi dự các tiết học bình thường khác thì vẫn có nhiều thầy cô tạo ra được các bước chuyển rất hay để HS có hứng thú trong học tập Các hình thức sử dụng tranh ảnh trực quan, trò chơi, các hoạt động thảo luận nhóm đều được thực hiện đầy đủ

Đánh giá tiết dạy Tiếng Việt ở trường tiểu học theo các tiêu chí của một tiết dạy tích cực:

Dự giờ tiết dạy mẫu môn: Tập đọc, bài: Sự tích cây vú sữa (tiết 1), GV: Nguyễn Thị Thu Hòa

Tiêu chí 1: Mọi HS đều được tham gia hoạt động

GV thực hiện theo đúng qui trình từ việc đọc nối tiếp, đọc ngẫu nhiên(trò chơi bắn tên), đọc nhóm, đọc cả lớp nhằm chắc chắn rằng em nào cũng phải được đọc và phải đọc nhiều Trong phần kiểm tra bài cũ GV đã treo phiếu câu hỏi trắc nghiệm (chọn A, B, C, D) lên bảng và cả lớp đều phải quan sát và đồng loạt giơ đáp án(bông hoa chứa đáp án) của mình lên Các hoạt động sau đó GV cũng đã cho HS thảo luận nhóm, chơi trò chơi cuối cùng cô đặt câu hỏi liên

Trang 4

hệ thực tế cho HS trả lời theo quan điểm cá nhân của mình Đảm bảo các em HS đều được tham gia

Tiêu chí 2: HS tự sản sinh ra tri thức

GV sử dụng phương pháp ‘khăn trải bàn” để các em tự tìm ra từ khó/ từ mới và sử dụng các hình thức thảo luận nhóm (HS suy nghĩ cá nhân xong quay sang thảo luận nhóm) để giải thích các từ khó/từ mới Sau đó GV gọi ngẫu nhiên một bạn trong nhóm trình bày, tiếp đó là các em HS ở những nhóm khác sẽ nhận xét và đưa ra câu hỏi thắc mắc dành cho nhóm bạn, các em tự giải đáp thắc mắc cho nhau, từ đó rút ra được kiến thức sau cùng GV mới chốt lại Việc làm này đảm bảo được tính tích cực em nào cũng phải tham gia và tự suy nghĩ sinh ra tri thức

Tiêu chí 3: Không khí lớp học vui vẻ thoải mái

GV thực hiện rất tốt tiêu chí này, trước khi vào bài học cô cho lớp hát bài “Qủa”, để dẫn vào bài cô đã đặt câu hỏi cho các bạn trả lời “em hãy kể cho cả lớp nghe loại trái cây mà em thích

ăn nhất? (3HS)” sau đó giới thiệu trái Vú Sữa là loại quả cô thích ăn nhất, “các em có biết trái

vú sữa từ đâu mà có không(cả lớp)?” giới thiệu vào tựa bài -> cho HS quan sát tranh mẫu trong sách giáo khoa và đặt tiếp một số câu hỏi “ Quan sát tranh và cho cô biết bức tranh vẽ gì?(2HS) Tâm trạng của cậu bé trong bức tranh như thế nào?(1HS) Vì sao khi ôm trái Vú Sữa cậu bé lại buồn như vậy?(2HS)” dẫn vào nội dung bài GV đọc mẫu trước Ngoài ra GV còn

tổ chức thi đua đọc đoạn theo nhóm đôi, thi đua đọc toàn bài theo dãy

=> GV đã đáp ứng được cả ba tiêu chí

Yêu cầu 2: Liệt kê các băng khoăn thắc mắc của bản thân khi tiếp cận thực tế với các tiết dạy

học Tiếng Việt ở trường Tiểu học Thử đưa ra lí giải (nếu thấy “lạ”) hoặc đề xuất các ý tưởng

về giải pháp khắc phục (nếu thấy bất cập)

Việc tổ chức thảo luận nhóm theo hướng tích cực là cho suy nghĩ cá nhân trước sau đó mới thảo luận nhóm thì đa số chỉ thấy trong tiết hội giảng, dự giờ còn trên lớp học bình thường các em HS còn rất lấn cấn và không thực hiện đúng

=> Cần thường xuyên rèn các em thảo luận nhóm theo kiểu tích cực để giúp các em tư duy tốt hơn cũng như không gặp bỡ ngỡ khó khăn khi lên tiết dự giờ

Trong tiết chính tả của cô Hoa lớp 2, cô cho HS thảo luận nhóm để tự rút ra từ khó Em thấy cách làm này hay tích cực, nhưng sau đó cô chỉ nhận xét và yêu cầu HS chú ý thì em thấy như vậy còn khá sơ sài

=> Theo em GV cần cho HS viết từ khó vào bảng con sau đó trao đổi bảng cho nhau để nhận xét, như vậy các em sẽ nhớ lâu hơn

Đối với tiết chính tả nhớ - viết của lớp 5 thì sau khi GV đọc mẫu xong cho HS viết vào tập

mà chưa kiểm tra xem các em có thuộc đoạn chính tả hay không Dẫn đến việc có một số em chép bài bạn hoặc lén mở sách ra chép

=> GV cần theo dõi kỹ hơn và kiểm tra chặc chẽ hơn việc các em có thuộc bài hay chưa Ở phân môn tập viết lớp 2 GV tổ chức không theo qui trình nào cả, chỉ yêu cầu HS lấy vở tập viết ra sao đó ngồi viết theo mẫu trong tập sau đó nhận xét vở Làm như vậy HS sẽ không quan trọng việc luyện chữ và cũng không nắm được cách viết dẫn đến chữ xấu

=> Do vấn đề thời gian hạn hẹp nên các GV mới không thể dạy theo qui trình, tuy nhiên ít

Trang 5

nhiều cũng nên cố gắng hướng dẫn HS viết mẫu trên bảng trước để cho HS nắm được kỹ thuật cũng như cách viết, cố gắng bao quát lớp chỉnh sửa tư thế ngồi cũng như cách cầm bút khi viết của các em

Trừ những tiết dự giờ ra trong những tiết học bình thường việc tổ chức trò chơi để lồng ghép vào hoạt động học thường rất ít, làm cho tiết học trở nên rất nhàm chán

=> Em nghĩ không nhất thiết hoạt động nào cũng phải có trò chơi, chỉ cần tổ chức từ một đến hai hoạt động trong một tiết học như vậy cũng đủ tạo hứng thú không khí vui vẻ cho HS, vì thời gian không có nhiều nên không thể cái nào cũng chơi được

Trong các tiết học bình thường trên lớp thì dường như HS rất ít khi được giao tiếp với nhau, chỉ có khi dự giờ hay một số lớp có GV tâm quyết thì mới tổ chức hoạt động cho các em tự nhận xét bổ sung và làm việc theo cặp với nhau

=> Ở các môn như Tự nhiên – xã hội, đạo đức có rất nhiều chủ đề hoạt động có thể cho các

em sắm vai theo cặp hoặc nói lên quan điểm cá nhân để giải quyết tình huống em nghĩ nên vận dụng triệt để các tiết học này để rèn cho các em tính mạnh dạng tự tin khi giao tiếp

Kết thúc một tháng thực tập, em nhận thấy rằng không phải những gì mình học trên giảng đường cũng có thể đưa vào thực tiễn, nó có một số rào cảng như thời gian quá hạn hẹp không thể nào giải quyết tất cả các môn theo đúng qui trình hay tổ chức nhiều hoạt động tích cựcđược mặc dù mình rất muốn lên một tiết dạy đàng hoàng nhưng thật sự việc một lúc dạy quá nhiều môn mà trong một thời gian hạn hẹp là rất khó, hỉu được điều đó cho nên cũng không thể lên án GV trường tiểu học bình thường dạy không chuẩn không tích cực được Thứ hai là về mặt học sinh, nhiều lúc các em bất hợp tác có những trường hợp bất ngờ ngoài ý muốn như phát biểu linh tinh hay thụ động hoặc bất cứ một vấn đề nào đó nằm ngoài dự đoán cũng gây cho mình mất bình tĩnh cho nên việc GV gài HS trước khi dự giờ cũng là khó tránh khỏi Tuy nhiên đồng cảm với những vấn đề nêu trên cũng không có nghĩa là đồng ý với nó, em nghĩ mình nên rèn học sinh một cách nề nếp chuẩn chu ngay từ đầu thì ở những tiết dự giờ các em sẽ không bỡ ngỡ không cần lo sợ các em chưa quen với hình thức nào đó

mà mình sẽ tổ chức để dự giờ, mặc dù làm như vậy sẽ làm cho GV cực nhọc hơn nhưng đó chỉ là giai đoạn đầu dần rồi các em sẽ quen Cố gắng ít nhiều gì cũng nên lồng ghép trò chơi vào hoạt động dạy học để các em thấy hứng thú với việc học và nên xây dựng tiết dạy đáp ứng được ba tiêu chí của một giờ học tích cực dù cho có những cái còn cập rập không được hoàn thiện như ý muốn nhưng nếu được cứ cố gắng làm sẽ hay hơn Quan trọng ở đây là cái tâm với nghề, em không chắc là trong tương lai em có thể thực hiện được hết tất cả những gì

em học trên giảng đường hay không nhưng em tin là mình có thể dùng sự cầu tiến của mình

để lên những tiết dạy hay và tích cực nhất trong những tiết học bình thường chứ không phải chỉ khi dự giờ hay hội giảng.

Ngày đăng: 12/11/2021, 22:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w