1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Sự tương thích giữa ICCPR công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị 1966

15 26 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 344,99 KB

Nội dung

Như vậy, với những quyền này, không chỉ công dân Việt Nam mà tất cả những người nước ngoài có mặt hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam cũng được bảo vệ và công nhận quyền bình đẳng trước pháp

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

    

TIỂU LUẬN MÔN LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN CON NGƯỜI

Sinh viên thực hiện:

Mã sinh viên:

Lớp :

Hà Nội, 11/2021

MỤC LỤC

Trang 2

1 Sự tương thích giữa ICCPR Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị

1966 2

1.1 Quyền bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng……….2

1.2 Quyền sống 3

1.3 Quyền tự do và an ninh cá nhân 5

1.4 Quyền tự do đi lại và lựa chọn nơi ở 7

1.5 Quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo 7

1.6 Quyền tự do ngôn luận, báo chí và thông tin và Quyền tự do lập hội, hội họp hòa bình 8

1.7 Quyền được bầu cử, ứng cử và tham gia quản lý nhà nước 8

1.8 Về hạn chế thực hiện quyền trong hoàn cảnh khẩn cấp của quốc gia 9

2 Thực tiễn thực thi Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị ICCPR tại Việt Nam 10

Danh mục tài liệu tham khảo 14

1 Sự tương thích giữa ICCPR Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị 1966

Trang 3

1.1 Quyền bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng

Tương ứng với các Điều 2, 3, 16 và 26 ICCPR Điều 16 Hiến pháp 2013 quy định

1 Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật

2 Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội

Với quy định chủ thể quyền là mọi người Như vậy, với những quyền này, không chỉ

công dân Việt Nam mà tất cả những người nước ngoài có mặt hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam cũng được bảo vệ và công nhận quyền bình đẳng trước pháp luật

Quy định cụ thể về các khía cạnh về quyền bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng được thể hiện trong nhiểu quy định của pháp luật Như Điều 3 Bộ luật dân sự 2015 quy định: Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản

Điều 2 Luật quốc tịch năm 2008 khẳng định, mọi cá nhân và thành viên của mọi dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam đều bình đẳng về quyền có quốc tịch Việt Nam

Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 Điều 12 quy định Tòa án xét xử theo nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần xã hội, địa vị xã hội; cá nhân, cơ quan, tổ chức đều bình đẳng trước Tòa án

Trong quan hệ kinh doanh Điều 22 Hiến pháp 2013 quy định:

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước, đều bình đẳng trước pháp luật, vốn và tài sản hợp pháp được Nhà nước bảo hộ

Điều 5 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định nhà nước bảo đảm bình đẳng trước pháp luật của các doanh nghiệp không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế; công nhận tính sinh lợi hợp pháp của hoạt động kinh doanh

Trong quan hệ gia đình, những quy định trong các Chương III (Quan hệ giữa vợ và chồng) và Chương V (quan hệ giữa cha mẹ và con) và chương VI (Quan hệ giữa các

Trang 4

thành viên khác của gia đình của Luật hôn nhân và gia đình 2014 thể hiện rõ quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong mọi vấn đề trong quan hệ gia đình cũng như quyền bình đẳng giữa con trai, con gái, con nuôi, con đẻ, con trong hoặc ngoài giá thú

1.2 Quyền sống

Tương ứng với nội dung Điều 6 ICCPR, Hiến pháp Việt Nam 2013 ghi nhận riêng về

quyền sống trong Điều 19

Mọi người có quyền sống Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật

Quy định trên được tái khẳng định ở Điều 33 Bộ luật dân sự (BLDS) năm 2015, trong

đó nêu rằng: “Cá nhân có quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, thân thể, quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.”

Cũng liên quan đến quyền này, Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 có một chương riêng (Chương XIV, từ Điều 123 đến Điều 156) quy định về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người Giống như một số quốc gia khác trên thế giới, pháp luật Việt Nam hiện vẫn còn duy trì hình phạt tử hình, xuất phát từ yêu cầu khách quan về phòng chống tội phạm Mặc dù vậy, trong thời gian gần đây,

số điều luật có khung hình phạt tử hình trong pháp luật Việt Nam đã được giảm đi đáng kể (từ 25 điều trong BLHS sửa đổi năm 2009 và 16 điều hiện nay) Trong vấn đề này, pháp luật hình sự Việt Nam đã quy định chặt chẽ về những giới hạn và bảo đảm

về thủ tục tố tụng khi áp dụng hình phạt tử hình Cụ thể, về giới hạn, Điều 40 BLHS năm 2013 quy định: “Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với những người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người dưới 18 tuổi, đối với phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi xét xử Không thi hành án tử hình đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi ” Điều này cũng quy định người bị kết án tử hình

có thể được ân giảm xuống hình phạt tù chung thân nếu có đủ điều kiện theo quy định pháp luật

Trang 5

Về những bảo đảm tố tụng, Bộ luật Tố tụng Hình sự (BLTTHS) năm 2015 quy định các thủ tục điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đối với những người phạm tội có khung hình phạt tử hình

Điều 367 Thủ tục xem xét bản án tử hình trước khi thi hành, sau khi bản án tử hình có hiệu lực pháp luật, hồ sơ vụ án phải được gửi ngay lên Tòa án nhân dân tối cao và bản sao bản án phải được gửi ngay lên Viện kiểm sát nhân dân Tối cao để trong vòng hai tháng, các cơ quan này phải quyết định kháng nghị hoặc không kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm Cũng theo Điều này, trong thời hạn bảy ngày kể từ khi bản án có hiệu lực pháp luật, người bị kết án tử hình có quyền gửi đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước, và bản án chỉ được thi hành nếu không có kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của TANDTC và VKSNDTC cũng như khi Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm của bị cáo

1.3 Quyền tự do và an ninh cá nhân

Tương ứng với nội dung các Điều 7, 8, 9, 10, 11, 14, 15 ICCPR Điều 20 Hiến pháp

2013 quy định: “ Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.”

Về quyền được bảo vệ để khỏi bị bắt, giam giữ tùy tiện, khoản 2 Điều 20 Hiến pháp

2013 cũng quy định “Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang Việc bắt, giam, giữ người do luật định”

Ngoài ra trong Điều 31 bảo đảm rẳng

1 Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình

tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật

Trang 6

2 Người bị buộc tội phải được Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, công bằng, công khai Trường hợp xét xử kín theo quy định của luật thì việc tuyên án phải được công khai

3 Không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm

4 Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa

5 Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh

dự Người vi phạm pháp luật trong việc bắt, giam, giữ, khởi tố, điều tra, truy tố, xét

xử, thi hành án gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý theo pháp luật

Các quy định kể trên trong Hiến pháp 2013 được cụ thể hoá trong BLHS năm 2025, BLTTHS năm 2015, BLDS năm 2015 và nhiều văn bản pháp luật khác

Trong BLTTHS quy định tại Điều 10 Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể

và Điều 11 Bảo hộ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của cá nhân; danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân Về vấn đề suy đoán vô tội quy định trong Điều 13

“Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình

tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”

BLTTHS trong Điều 16 cũng có những quy định Bảo đảm quyền bào chữa của người

bị buộc tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự

Về quyền đảm bảo kháng cáo theo pháp luật Việt Nam, tố tụng hình sự được thực hiện

theo hai cấp xét xử có Hội thẩm nhân dân tham gia; khi xét xử Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán; Toà án xét xử tập thể và quyết định theo đa số

Điều 25 Tòa án xét xử kịp thời, công bằng, công khai

Trang 7

Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, bảo đảm công bằng Tòa án xét xử công khai, mọi người đều có quyền tham dự phiên tòa, trừ trường hợp do Bộ luật này quy định Trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người dưới 18 tuổi hoặc để giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự thì Tòa án có thể xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai

Điều 27 Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm

Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật này Bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được xét xử phúc thẩm

Ngoài ra những quy định trên cũng được thể hiện trong Luật tổ chức TAND năm

2014 Tại điều 6 về Bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, Điều 11 về Tòa án

nhân dân xét xử kịp thời, công bằng, công khai, Điều 14 về Trách nhiệm chứng minh tội phạm và việc bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự, Điều 15 về Tiếng nói, chữ viết dùng trước Tòa án nhân dân

Trong BLHS 2015 dành Chương XIV quy định về các tội xâm phạm tính mạng, sức

khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người Ngoài ra, quy định các tội xâm phạm quyền con người trong hoạt động tư pháp, trong đó bao gồm các tội: Tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội (Điều 368); Tội ra bản án trái pháp luật (Điều 370); Tội ra quyết định trái pháp luật (Điều 371); Tội dùng nhục hình (Điều 373); Tội bức cung (Điều 374)

BLHS 2015 quy định về quyền không bị áp dụng hồi tố trong Điều 7 trong đó nêu

rằng: “Điều luật được áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành tại thời điểm mà hành vi phạm tội được thực hiện” Tuy nhiên, tương ứng với quy định tại Điều 15 ICCPR, pháp luật Việt Nam cho phép áp dụng hồi tố trong trường hợp việc đó có lợi cho người phạm tội

1.4 Quyền tự do đi lại và lựa chọn nơi ở

Trang 8

Tương ứng với nội dung các Điều 12, 13 ICCPR, Quy định này được khẳng định

Điều 23 Hiến pháp 2013 Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định

Theo Luật cư trú 2020 theo Điều 4 Công dân thực hiện quyền tự do cư trú theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan Tuy nhiên, cũng theo Điều 4 quyền tự do đi lại, tự do cư trú của cá nhân có thể bị hạn chế theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định

1.5 Quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo

Tương ứng với nội dung Điều 18 ICCPR Điều 24 Hiến pháp 2013 quy định

1 Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật

2 Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Ngoài ra trong Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 quy định trên cũng được tái khẳng định và Nghị định số 162/2017/NĐ-CP của Chính phủ, đã tạo khuôn khổ pháp

lý vững chắc cho việc bảo đảm tốt hơn quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

1.6 Quyền tự do ngôn luận, báo chí và thông tin và Quyền tự do lập hội, hội họp hòa bình

Tương ứng với nội dung các Điều 18, 19 ICCPR, Điều 25 Hiến pháp 2013 quy định

Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin

Cụ thể hóa quy định trên của Hiến pháp Luật báo chí 2016 quy định tại chương II về quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân

Luật Báo chí sửa đổi năm 2016 và Luật Tiếp cận thông tin năm 2016 cũng nêu rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện tự

do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí; bảo đảm mọi công dân đều bình đẳng, không

Trang 9

bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin; bảo đảm cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời, minh bạch, thuận lợi cho công dân

Điều 11 Luật Báo chí sửa đổi năm 2016 quy định rõ công dân có quyền: “Phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới; tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức và cá nhân."

Tương ứng với nội dung các Điều 21, 22 ICCPR, Điều 25 Hiến pháp 2013 cũng quy

định công dân có quyền hội họp, lập hội, biểu tình

BLHS 2015 Điều 163 quy định về tội xâm phạm quyền hội họp, lập hội của công dân

và Điều 164 xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác

1.7 Quyền được bầu cử, ứng cử và tham gia quản lý nhà nước

Quyền tham gia vào đời sống chính trị là quyền quan trọng nhất trong số các quyền dân chủ Bao gồm những quyền cụ thể như: quyền bầu cử, ứng cử; quyền tham gia và nắm giữ các chức vụ trong bộ máy lập pháp, hành pháp; quyền phúc quyết Hiến pháp

Tương ứng với nội dung Điều 25 ICCPR Hiến pháp 2013 quy định tại:

Điều 28

1 Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước

2 Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân

Điều 3 Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân;

Điều 8

1 Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ

2 Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng Nhân dân, tận tụy phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân

Trang 10

Điều 27 Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân Việc thực hiện các quyền này do luật định

Điều 29

Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân

Điều 79 Đại biểu Quốc hội liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri; thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng của cử tri với Quốc hội, các cơ quan,

tổ chức hữu quan;

Ngoài ra trong Luật bầu cử đại biểu Quốc Hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 (Điều 1) quy định Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín

Để bảo vệ quyền bầu cử, ứng cử, BLHS 2015 quy định tại Điều 160 về Tội xâm phạm quyền của công dân về bầu cử, ứng cử hoặc biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân

1.8 Về hạn chế thực hiện quyền trong hoàn cảnh khẩn cấp của quốc gia

Về nguyên tắc, các nghĩa vụ quốc gia trong việc thực hiện quyền con người mang tính liên tục; tuy nhiên, theo Điều 4 ICCPR quy định rằng, trong những bối cảnh khẩn cấp

đe dọa sự sống còn của đất nước (state of emergency), các quốc gia có thể áp dụng những biện pháp hạn chế việc thực hiện các quyền nêu trong Công ước này (derogation of rights)

Hiến pháp Việt Nam quy định về nguyên tắc hạn chế quyền Cụ thể, khoản 2 Điều 14 Hiến pháp 2013 khẳng định: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị giới hạn theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng” Quy định trên cho thấy rõ quyết tâm của Việt Nam không chỉ trong việc thừa nhận, mà còn bảo đảm thực hiện các quyền con người trong thực tế

Xét ở những khía cạnh chủ chốt, quy định ở khoản 2 Điều 14 Hiến pháp 2013 đã tương thích với quy định của pháp luật quốc tế về nguyên tắc hạn chế quyền Khía cạnh quan trọng nhất đó là việc hạn chế quyền phải được quy định trong luật – tức là

Ngày đăng: 12/11/2021, 19:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w