1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổng hợp và thử tác dụng kháng tế bào ung thư của một số dẫn chất 2,6 diclororobenzylidenhydantoin

77 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 3,48 MB

Nội dung

Các dẫn xuất hydantoin được thử nghiệm bởi Rajic và cộng sự, cho thấy hoạt động ức chế khá rõ rệt đối với các dòng tế bào HeLa và MCF-7, và không có tác dụng kháng tế bào trên các tế bà

Trang 1

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

HÀ PHƯƠNG THẢO

TỔNG HỢP VÀ THỬ TÁC DỤNG KHÁNG TẾ BÀO UNG THƯ CỦA

MỘT SỐ DẪN CHẤT 2,6- DICLOROBENZYLIDENHYDANTOIN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI – 2021

Trang 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình nghiên cứu đầy khó khăn và vất vả để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ các thầy cô giáo, bạn bè và người thân Nhân dịp này, em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới:

PGS TS Vũ Trần Anh, người thầy tận tâm đã giao cho em đề tài này,

truyền cho em nhiều kiến thức khoa học quý giá và luôn quan tâm, động viên em trong quá trình hoàn thành đề tài

ThS Hoàng Thu Trang đã hỗ trợ và giúp đỡ em trong quá trình làm

thực nghiệm để em có thể hoàn thành tốt mục tiêu đề tài

Cuối cùng, em cũng xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn ủng hộ, khích

lệ tinh thần và giúp đỡ em trong khoảng thời gian hoàn thành khóa luận tốt nghiệp cũng như suốt quãng thời gian học tập dưới mái trường Đại học Dược

Hà Nội

Hà Nội, ngày 30 tháng 05 năm 2021

Sinh viên

Hà Phương Thảo

Trang 4

MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

1.1 1.1 TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA CÁC DẪN CHẤT THƠM

5-ARYLIDEN CỦA HYDANTOIN

CHƯƠNG 2 NGUYÊN LIỆU, THIẾT BỊ, DỤNG CỤ, NỘI DUNG

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

12

2.3.1 Phương pháp tổng hợp dẫn chất 5-(2,6-diclorobenzyliden) hydantoin

13

3.1.1 Tổng hợp chất ngưng tụ 5-(2,6-diclorobenzyliden)hydantoin (3) 17

3.1.2 Tổng hợp các dẫn chất của 5-(2,6-diclorobenzyliden)hydantoin (5a-d)

18

3.1.2.1 Tổng hợp 5-(2,6-diclorobenzyliden)-3-piperidinomethyl hydantoin 19

Trang 5

3.2 Kiểm tra độ tinh khiết và khẳng định cấu trúc 23

Trang 6

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ATCC The American Type Culture Collection (Tổ chức tài nguyên và

tiêu chuẩn vật liệu sinh học Mỹ) A549 : Tế bào ung thư phổi ở người

Ar Aryl

CDCl3 Cloroform–d

13C–NMR Carbon–13 nuclear magnetic resonance (Phổ cộng hưởng từ hạt

nhân 13C) CTPT Công thức phân tử

Đ.v.C Đơn vị carbon

DMSO Dimethyl sulfoxid

OD Mật độ quang học của dung dịch

CS (%) Tỷ lệ sống sót của tế bào

EGFR Epidermal growth factor receptor (Thụ thể của yếu tố tăng

trưởng biểu mô)

1H–NMR Proton nuclear magnetic resonance (Phổ cộng hưởng từ hạt

nhân proton)

IC50 Half maximal inhibitory concentration (Nồng độ ức chế 50%)

IR Infrared Spectrometry (Phổ hồng ngoại)

KLPT Khối lượng phân tử

Me Methyl

MS Mass spectrometry (Phổ khối lượng)

MTT 3–(4,5–dimethyl–2–thiazolyl)–2,5–diphenyltetrazoli bromid SKLM Sắc ký lớp mỏng

To

nc Nhiệt độ nóng chảy

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang Bảng 1.1 Ảnh hưởng của các hợp chất được chọn (14-16) đến

nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của các kháng sinh kháng

S aureus MRSA HEMSA 5

7

Bảng 3.1 Kết quả tổng hợp hợp chất 5-(2,6-diclorobenzyliden)

hydantoin (3) và dẫn chất base Mannich (5a-d)

22

Bảng 3.2 Giá trị Rf và Tonc của các hợp chất 5-(2,6-dicloro

benzyliden)hydantoin (3) và các dẫn chất base Mannich (5a-d)

24

Bảng 3.3 Số liệu phổ IR của hợp chất 5-(2,6-diclorobenzyliden)

hydantoin (3) và dẫn chất base Mannich (5a-d)

25

Bảng 3.4 Số liệu phổ 1H–NMR của hợp chất 5-(2,6-dicloro

benzyliden)hydantoin (3) và dẫn chất base Mannich d)

(5a-26

Bảng 3.5 Số liệu phổ 13C–NMR của hợp chất 5-(2,6-dicloro

benzyliden)hydantoin (3) và dẫn chất base Mannich d)

(5a-27

Bảng 3.6 Số liệu phổ MS của hợp chất 5-(2,6-diclorobenzyliden)

hydantoin (3) và dẫn chất base Mannich (5a-d)

Bảng 3.8 Kết quả thử hoạt tính kháng tế bào ung thư theo IC50

((M-mol/L) và (mol/mL)) của hợp chất

5-(2,6-diclorobenzyliden) hydantoin (3) và dẫn chất base Mannich (5a-d)

30

Trang 8

hydantoin có hoạt tính chống ung thư

Hình 1.5 Dẫn chất base Mannich của 5-(3-clorobenzyliden)

hydantoin chống lại dòng tế bào ung thư vú MCF-7

và tế bào ung thư đại tràng HCT116

Trang 9

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ung thư vẫn luôn là mối quan tâm trên toàn cầu Theo thống kê của GLOBOCAN năm 2020, tình hình mắc và tử vong do ung thư trên toàn thế giới đều có xu hướng tăng Tại Việt Nam, ước tính có 182.563 ca mắc mới và 122.690 ca tử vong do ung thư Cứ 100.000 người thì có 159 người chẩn đoán mắc mới ung thư và 106 người tử vong do ung thư [1] Năm 2020, Việt Nam xếp thứ 91/185 về tỷ suất mắc mới và thứ 50/185 về tỷ suất tử vong trên 100.000 người Thứ hạng này tương ứng của năm 2018 là 99/185 và 56/185 [1] Như vậy, có thể thấy là tình hình mắc mới và tử vong do ung thư ở Việt Nam đều đang tăng nhanh Một trong các biện pháp điều trị ung thư phổ biến là hóa trị liệu Một số thuốc điều trị ung thư đã được sử dụng trong lâm sàng, tuy nhiên số lượng không nhiều và giá cả đắt đỏ Vì vậy, việc tìm kiếm và phát triển các hợp chất có hoạt tính chống ung thư tiềm năng là một nhu cầu cấp thiết của Việt Nam và thế giới

Các hợp chất có khung hydantoin (imidazol-2,4-dion) là một họ cấu trúc lớn trong việc tìm kiếm các loại thuốc mới với các hướng điều trị khác nhau, đặc biệt là trong điều trị ung thư Tác dụng chống ung thư của các dẫn xuất

hydantoin đã được một số tác giả báo cáo (Hình 1) Một số dẫn xuất hydantoin,

được đặc trưng bởi nhóm thế 1-phenethyl và 5- (E) - benzyliden, ức chế quá trình tự phosphoryl hóa EGFR và quá trình phosphoryl hóa polyGAT, cũng như

ức chế sự phát triển và tăng sinh của tế bào A431 của người, biểu hiện quá mức

EGFR [20] (Hình 1) Các dẫn xuất hydantoin được thử nghiệm bởi Rajic và

cộng sự, cho thấy hoạt động ức chế khá rõ rệt đối với các dòng tế bào HeLa và MCF-7, và không có tác dụng kháng tế bào trên các tế bào bình thường [23] Khả năng chống ung thư của 5- benzyliden hydantoin thể hiện mối liên quan tới

sự ức chế SIRT đã được chứng minh bởi Lionel [14] Mudit và cộng sự, [16] đã

mô tả phenylmethylen hydantoin như một loại chất chống ung thư mới có khả năng kiểm soát ung thư tuyến tiền liệt di căn Các hợp chất được tổng hợp bởi Reddy [22] chứa một nhân N-benzylindol liên kết với một gốc hydantoin thông

Trang 10

qua một liên kết đôi với cấu hình Z là chất chống ung thư tiềm năng để điều trị ung thư vú

Hình 1 Các ví dụ đại diện về các dẫn xuất 5-aryliden hydantoin có hoạt

tính chống ung thư [20]

Với định hướng sử dụng nhóm thế ở vị trí số 5 là các dẫn chất diclorobenzyliden và nhóm thế ở vị trí số 3 là aminomethyl để tìm hiểu mối liên quan giữa cấu trúc và hoạt tính kháng ung thư của dãy chất 5-(2,6-diclorobenzyliden)hydantoin, đồng thời tìm kiếm những hợp chất có khả năng

kháng tế bào, khóa luận: “Tổng hợp và thử tác dụng kháng tế bào ung thư của một số dẫn chất 2,6- diclorobenzylidenhydantoin” được tiến hành với hai

mục tiêu:

1 Tổng hợp được 5-(2,6-diclorobenzyliden)hydantoin và một số dẫn chất

2 Thử hoạt tính kháng tế bào ung thư của các dẫn chất tổng hợp được trên một

số dòng tế bào ung thư

Chất ức chế EGFR Chất chống lại dòng tế bào

ung thư biểu mô vú MCF-7, MDA-231 ở người

Trang 11

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1 TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA CÁC DẪN XUẤT 5-ARYLIDEN

HYDANTOIN

Hydantoin, imidazolidin-2,4-dion, là một dị vòng năm cạnh không thơm, được coi là khung cấu trúc có giá trị lớn trong hóa dược Tầm quan trọng của khung hydantoin trong việc khám phá thuốc đã được khẳng định bởi một số loại thuốc trong sử dụng lâm sàng, chẳng hạn như phenytoin, nitrofurantoin và enzalutamide Hydantoin có năm vị trí thế tiềm năng, bao gồm hai vị trí nhận liên kết hydro và hai vị trí cho liên kết hydro [17]

Hình 1.1 Cấu trúc hóa học của Hydantoin

Hai tính chất hấp dẫn khác của khung hydantoin là khả năng tổng hợp hóa học thông qua các phản ứng hồi lưu và khả năng phản ứng thế dễ dàng với các chất khác nhau Do những đặc điểm này, nhiều dẫn xuất hydantoin với các nhóm thế khác nhau, đặc biệt là dẫn xuất 5-aryliden hydantoin, đã được thiết kế và tổng hợp, thể hiện một phổ rộng các hoạt tính sinh học và dược lý chống lại các bệnh ví dụ như ung thư, nhiễm khuẩn, bệnh chuyển hóa và động kinh Ví dụ: aplysinopsin- được phân lập từ bọt biển Aplysinopsis đã được chứng minh là có độc tính tế bào chống lại các tế bào ung thư, phenytoin thường được sử dụng trong điều trị bệnh động kinh, chất chủ vận của thụ thể androgen ở người, GLPG04924 và chất giãn cơ Dantrolene đã được sử dụng rộng rãi trong y tế [9], [17]

Hình 1.2 Aplysinopsin 1.1.1 Tác dụng kháng tế bào ung thư

Trang 12

Nhiều dẫn xuất của hydantoin đã được chứng minh có tác dụng bất hoạt tế bào ung thư với khung cấu trúc có nhóm thế ở vị trí số 5 là các aryliden

Trong tự nhiên, (Z)-5-(4-hydroxybenzyliden) imidazolidine-2,4-dion chiết

xuất từ bọt biển Biển Đỏ Hemimycale arabica, được chứng minh cho thấy các đặc tính in vitro chống tăng sinh và chống xâm lấn mạnh mẽ các tế bào ung thư

tuyến tiền liệt PC-3M và sự phân tách hình cầu trong nghiên cứu của tác giả M Mudit và cộng sự [16].Liều 50 μM của (Z)-5-(4-hydroxybenzyliden)hydantoin làm giảm đáng kể sự tăng sinh của tế bào ung thư và thể hiện tác dụng kháng tế bào tối thiểu trên các tế bào PC-3M nhưng không gây chết tế bào Chúng trực tiếp làm giảm sự phát triển của khối u và ức chế sự hình thành các khối u vi mô

ở xa các cơ quan không có tác dụng kháng tế bào rõ ràng ở liều thử nghiệm Thử nghiệm trên chuột, (Z)-5-(4-hydroxybenzyliden) hydantoin làm giảm đáng kể và khu trú khối u trong khoang bụng và ngăn ngừa sự hình thành di căn xa với liều

5 μg/g trọng lượng cơ thể/ ngày so với chuột trong một nghiên cứu in vivo kéo

dài 60 ngày [16]

Trong đánh giá hoạt động chống tăng sinh tế bào ung thư biểu mô cổ tử cung ở người (HeLa) của tác giả Diaa T A Youssef và cộng sự [10], hợp chất (Z)-5-(4-hydroxybenzyliden)hydantoin cho thấy hoạt động chống tăng sinh trung bình với giá trị IC50 là 28,3 μg / mL

Hình 1.3 (Z)-5-(4-hydroxybenzylidene) hydantoin chống lại dòng tế bào ung thư biểu mô cổ tử cung ở người (HeLa) và tuyến tiền liệt PC-3M

[10],[16]

Tác dụng chống ung thư của 5-benzyliden hydantoin tiếp tục được nghiên cứu trên tế bào ung thư phổi trong nghiên cứu của tác giả Andrea Cavazzoni [7] Nghiên cứu cơ chế hoạt động của chất ức chế tyrosine kinase mới của thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu mô (EGFR) 5-benzyliden hydantoin UPR1024, có cấu trúc được thiết kế để tương tác tại vị trí liên kết ATP của EGFR Hợp chất có tác

Trang 13

dụng chống tăng sinh và gây chết tế bào khi thử nghiệm trên dòng tế bào ung thư phổi tế bào không nhỏ A549 Các tác dụng ức chế sinh trưởng có liên quan đến sự tích tụ của các tế bào trong pha S của chu kỳ tế bào Chúng tôi cũng ghi nhận tế bào chết sau khi điều trị với UPR1024 ở các nồng độ trên 10 Mmol / L trong> 24 giờ, với sự tham gia của cả hai các con đường bên ngoài và bên trong

Dữ liệu hiện tại cho thấy UPR1024 có thể được coi là một phân tử tổ hợp có khả năng ngăn chặn cả EGFR tyrosine kinase hoạt động và gây ra tổn thương bộ gen ADN UPR1024 hoặc các dẫn xuất của nó có thể đóng vai trò là cơ sở để phát triển thuốc điều trị ung thư phổi ở bệnh nhân đề kháng với các chất ức chế tyrosine kinase cổ điển [7]

Hình 1.4 Cấu trúc hóa học của UPR1024 [7]

UPR1024, là một hợp chất mới có cơ chế đặc trưng như một chất ức chế quá trình tự phosphoryl hóa EGFR trong tế bào A431 Andrea Cavazzoni đã phân tích tác động của UPR1024 đối với mức độ tự động phosphoryl hóa EGFR trong dòng tế bào ung thư phổi A549 bằng phương pháp Western blotting Kết quả UPR1024 ức chế quá trình tự phosphoryl hóa EGFR theo cách phụ thuộc vào liều với IC50 là 19,58 ± 6,02 μmol/L

Về khả năng ức chế tăng sinh tế bào, Andrea Cavazzoni đã thử nghiệm tác dụng chống tăng sinh của UPR1024 trên bảng các dòng tế bào ung thư phổi tế bào không nhỏ trước đây được đặc trưng trong phòng thí nghiệm về độ nhạy với Gefitinib Sau 72 giờ điều trị với 20 μmol/L UPR1024, tất cả các dòng tế bào được thử nghiệm cho thấy sự ức chế đáng kể sự tăng sinh tế bào (> 40%) [7] mặc dù độ nhạy rất khác với Gefitinib UPR1024 ức chế sự hình thành khuẩn lạc A549 phụ thuộc liều lượng như được đánh giá bằng xét nghiệm tạo dòng với

IC50 là 20,17 ± 1,81 μmol/ L Nếu tiếp xúc với thuốc 24 giờ, sau đó là thời gian phục hồi, UPR1024 không ảnh hưởng đáng kể đến khả năng hình thành khuẩn

Trang 14

lạc Tuy nhiên, hoạt động ức chế tăng trưởng vẫn được giữ lại đáng kể nếu tiếp xúc với 40 μmol/ L trong 48 giờ Điều này cho thấy rằng cần phải tiếp xúc lâu với thuốc để xuất hiện tác dụng chống tăng sinh

Tháng 11 năm 2012, Tạp chí dược học cũng có đăng tải bài báo khoa học của tác giả Đỗ Thị Thu Hằng và Vũ Trần Anh [2] chứng minh tác dụng của dẫn chất base Mannich của 5-(3-clorobenzyliden)hydantoin lên dòng tế bào ung thư

vú MCF-7và tế bào ung thư đại tràng HCT116 ở người Kết quả cho thấy dẫn chất base Mannich với N-methylpiperazin cho kết quả chống tế bào ung thư vú MCF-7 mạnh nhất với IC50=18,62 µg/ml [2 Còn đối với dòng tế bào ung thư đại tràng HCT116, dẫn chất cho tác dụng mạnh hơn cả là dẫn chất base Mannich của 5-(3-clorobenzyliden)hydantoin với p-toluidine (IC50=11,13 µg/ml) [2]

5-(3-clorobenzyliden)-3-(N-methylpiperazino)methylhydantoin

toluidino)methylhydantoin

5-(3-clorobenzyliden)-3-(p-Hình 1.5 Dẫn chất base Mannich của 5-(3-clorobenzyliden)hydantoin chống lại dòng tế bào ung thư vú MCF-7 và tế bào ung thư đại tràng

arylidenimidazolidin-2,4-dion (14-16), được đánh giá về khả năng cải thiện hiệu

quả kháng sinh ở hai chủng Staphylococcus aureus Gram dương: ATCC 25923 (một chủng tham chiếu) và MRSA HEMSA 5 (S.aureus kháng methicillin)- một

chủng kháng thuốc trên lâm sàng

Trang 15

Hình 1.6 Các dẫn xuất piperazine của 5-arylidenimidazolidin-2,4-dion

Nghiên cứu của ông mô tả bước ban đầu trong việc tìm kiếm các các chất hóa học nhạy cảm MRSA kháng vi khuẩn Gram dương trong nhóm các dẫn xuất của hydantoin, có thể hữu ích như “chất bổ trợ” để tăng hiệu quả kháng sinh

Trong bước tiếp theo của các thử nghiệm vi sinh, các hợp chất 14-16 được kiểm

tra khả năng làm tăng hoạt tính của oxacillinin, cloxacillin, ampicillin+sulbactam, ciprofloxacin, neomycin với chủng vi khuẩn được thử

nghiệm S aureus MRSA HEMSA 5 Các hợp chất được thử nghiệm với nồng

độ không vượt quá 1/4 MIC của chúng Mức tăng hoạt động (A) được tính theo công thức:

MIC của kháng sinh khi có mặt hợp chất nghiên cứu MIC của kháng sinh khi không có mặt hợp chất nghiên cứu

Kết quả được trình bày trong bảng 1.1:

Bảng 1.1 Ảnh hưởng của các hợp chất được chọn (14-16) đến nồng độ ức

chế tối thiểu (MIC) của các kháng sinh kháng S aureus MRSA HEMSA 5

Hợp chất Oxacillin Cloxacillin Ampicillin

+ sulbactam

Trang 16

Trong bài báo đăng trên European Journal of Medicinal Chemistry năm

2005, tác giả Elżbieta Pękala và cộng sự [11] có thực hiện nghiên cứu về tổng hợp và mối quan hệ cấu trúc - hoạt tính của một số chất chống loạn nhịp tim mới

là dẫn xuất 5-arylidene imidazolidine-2,4-dione (Ia-g)

Hình 1.7 Dẫn xuất 5-arylidene imidazolidine-2,4-dione có tác dụng chống

loạn nhịp tim

Kết quả thử nghiệm in vitro cho thấy các dẫn xuất

imidazolidine-2,4-dione mới (Ia, Ib, Ic, If, Ig), được sử dụng ở nồng độ 10–9–10–5 M, làm giảm nhịp tim mỗi phút (10–46%), gây ra nhịp chậm xoang, kéo dài khoảng P – Q (2–112%), khoảng Q – T (2–57%) và phức bộ QRS (4,5–87%) [11] Hoạt tính ức

chế tim mạnh nhất được thể hiện bởi hợp chất Ib, với liều 10–6 M kéo dài khoảng P – Q thêm 112%, QRS tăng 30%, khoảng Q – T tăng 56%, và giảm lưu lượng mạch vành 30% Dùng liều 10–5 M Ib gây rối loạn nhịp tim

Thí nghiệm tiếp tục được tiến hành đối với loạn nhịp thất liên quan đến tắc động mạch vành và tái tưới máu ở tim chuột Trong khoảng thời gian 30 phút tái tưới máu động mạch vành, tất cả các trái tim trong nhóm đối chứng đều có nhịp ngoại thu tâm thất (VB) Tỷ lệ nhịp nhanh thất (VT) và rung thất (VF) lần

lượt là 75% và 50% [11] Tưới máu bằng hợp chất If ở nồng độ 10–5 M, làm giảm VB từ 100% ở tim không được điều trị xuống còn 50% Tỷ lệ VT giảm từ 75% xuống 50%, trong khi tỷ lệ VF giảm từ 50% xuống 25% Mặc dù các hợp chất còn lại, được sử dụng trong khoảng 10–6–10–5 M, không cho thấy hoạt tính chống loạn nhịp đáng kể trong thử nghiệm này [11]

Trang 17

Từ cấu trúc phân tử hydantoin cho thấy nhiều khả năng phản ứng chuyển hóa để tạo thành nhiều dẫn chất khác nhau của hydantoin Các phản ứng thực hiện theo hướng chính sau:

Về cơ chế phản ứng Knoevenagel [16], [3]

Phản ứng ngưng tụ các aldehyd thơm và một số hợp chất dị vòng chứa nhóm aldehyd với hydantoin xảy ra theo cơ chế phản ứng Knoevenagel tương tự như với các hợp chất có nhóm methylen hoạt động khác

Với xúc tác ethanolamin là amin bậc 1, có thể trình bày cơ chế phản ứng ngưng tụ aldehyd thơm với hydantoin theo cơ chế Knoevenagel theo các bước sau:

- Aldehyd thơm ngưng tụ với ethanolamin tạo arylidenamin:

Trang 18

- Xúc tác base (ethanolamin) lấy đi 1 hydro của nhóm methylen hoạt động của hydantoin tạo carbanion Anion này tấn công vào imin tạo thành hợp chất trung gian β-aminocarbonyl

- Hợp chất trung gian tách amin tạo thành hợp chất 5-aryliden hydantoin

1.2.2 Phản ứng tổng hợp các dẫn chất base Mannich

Phản ứng Mannich là phản ứng aminomethyl hóa các hợp chất hữu cơ có nguyên tử H linh động bằng tác dụng của formaldehyd (hoặc các aldehyd khác)

và các amin bậc 1, amin bậc 2 hoặc ammoniac [3]

Phản ứng Mannich thường được tiến hành trong môi trường acid nhưng cũng có thể xảy ra trong môi trường base trung bình

Trong môi trường acid, phản ứng xảy ra qua hai bước theo cơ chế sau:

- Bước 1: Amin phản ứng với formaldehyd tạo dẫn chất hydroxymethyl, dẫn xuất này gắn proton và loại một phân tử nước để tạo ra cation aminomethyl [3]:

Trang 19

- Bước 2: Cation aminomethyl phản ứng với hợp chất có hydro linh động theo 2 trường hợp sau:

+ Trường hợp hợp chất có hydro linh động có thể tạo enol (hydro linh động nằm bên cạnh nhóm carbonyl của phân tử) thì cation aminomethyl là tác nhân ái điện tử tấn công vào liên kết đôi C=C của dạng enol tạo ra hợp chất chứa nhóm aminomethyl (base Mannich):

+ Trường hợp hợp chất có hydro linh động không có khả năng enol hóa (như trường hợp hydro linh động ở các liên kết N-H, S-H, Se-H, P-H hoặc ở liên kết C-H ở nhân indol, pyrol…) thì cation aminomethyl tấn công vào nguyên tử mang H linh động tạo ra sản phẩm base Mannich:

Trang 20

CHƯƠNG 2 NGUYÊN LIỆU, THIẾT BỊ, DỤNG CỤ, NỘI DUNG VÀ

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Hóa chất, thiết bị

2.1.1 Nguyên vật liệu, hóa chất, dung môi

Hóa chất sử dụng trong quá trình thực nghiệm có xuất xứ từ các công ty hóa chất như Merck, Đức Giang (Việt Nam), Quảng Châu (Trung Quốc) Các hóa chất này được sử dụng trực tiếp không qua tinh chế thêm và được trình bày

ở bảng 2.1

Bảng 2.1 Nguyên vật liệu, hóa chất, dung môi dùng trong nghiên cứu

1 2,6-diclorobenzaldehyd Merck 9 Methanol Trung

4 Dimethylamin Merck 12 Aceton Trung

Quốc

5 Piperidin Merck 13 Ethanolamin Trung

Quốc

6 Natri bicarbonat Trung

Quốc 14 Acid acetic

Trung Quốc

7 Formaldehyd Merck 15 Nước cất Việt Nam

8 Isopropanol Trung

Quốc 16

methylpiperazin Merck

N-2.1.2 Thiết bị thí nghiệm

– Dụng cụ thủy tinh: bình cầu 100mL, 50mL, 25mL, sinh hàn, phễu, cốc thủy tinh các loại, bình lọc hút, phễu Buchner, bình nón, bình chiết, lọ penicillin, giấy lọc, pipet Pasteur,

– Bơm hút chân không KNF (Đức)

Trang 21

– Máy cất quay EYELA (Nhật Bản)

– Tủ sấy Heraeus (Đức)

– Sắc ký lớp mỏng (SKLM) được tiến hành trên bản mỏng sắc ký tráng silica gel 60 F254 Merck (Đức)

– Máy khuấy từ gia nhiệt IKA–RTC (Pháp)

– Cân kỹ thuật (Trung Quốc)

– Buồng soi UV 2 bước sóng Spectroline (Mỹ)

– Máy đo phổ cộng hưởng từ hạt nhân (1H-NMR, 13C-NMR) Bruker Avance 500 MHz, tại phòng thí nghiệm Hóa dược, khoa Hóa học - Trường Đại

học Khoa học Tự Nhiên (Đại Học Quốc Gia Hà Nội)

– Máy đo phổ khối lượng LC-MS-Trap-Agilent 1260, tại Trung tâm tiên tiến - Viện Hóa sinh biển (Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam)

– Máy đo phổ hồng ngoại FTIR Affinity-IS-Shimadzu, tại bộ môn Hóa lý

- Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên (Đại Học Quốc Gia Hà Nội)

– Máy đo nhiệt độ nóng chảy MPA 120, tại bộ môn Hoá Hữu cơ - Trường Đại học Dược Hà Nội

2.2 Nội dung nghiên cứu

2.2.1 Tổng hợp 5-(2,6-diclorobenzyliden)hydantoin và các dẫn chất base Mannich

– Tổng hợp chất ngưng tụ 5-(2,6-diclorobenzyliden)hydantoin

– Tổng hợp các base Mannich của 5-(2,6-diclorobenzyliden)hydantoin

2.2.2 Tinh chế và xác định cấu trúc các dẫn chất tổng hợp được

2.2.3 Thử hoạt tính kháng tế bào ung thư của các dẫn chất tổng hợp được

Tiến hành thử hoạt tính kháng ung thư của 5-(2,6-diclorobenzyliden) hydantoin và các dẫn chất tổng hợp được trên dòng tế bào: ung thư gan (Hep-G2), ung thư vú (MCF-7)

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp tổng hợp dẫn chất 5-(2,6-diclorobenzyliden)hydantoin

– Sử dụng các phương pháp tổng hợp hữu cơ cổ điển và hiện đại để tổng hợp các dẫn chất dự kiến

Trang 22

– Theo dõi tiến trình phản ứng và sơ bộ đánh giá độ tinh khiết các chất bằng sắc ký lớp mỏng

2.3.2 Phương pháp tinh chế và xác định cấu trúc

– Sử dụng phương pháp kết tinh để tinh chế các hợp chất tổng hợp được – Sử dụng các phương pháp phổ hiện đại để khẳng định cấu trúc hóa học của các hợp chất tổng hợp được gồm: phổ cộng hưởng từ hạt nhân (1H–NMR và

13C–NMR), phổ hồng ngoại (IR), phổ khối lượng (MS)

2.3.3 Phương pháp xác định hoạt tính kháng tế bào ung thư

Theo phương pháp của Skehan & cs (1990) [19] và Likhiwitayawuid &

cs (1993) [15] hiện đang được áp dụng tại Viện nghiên cứu ung thư Quốc gia của Mỹ (NCI) và trường đại học Dược, đại học Tổng hợp Illinois, Chicago, Mỹ

2.3.3.1 Nguyên tắc

Thử nghiệm hoạt tính kháng tế bào ung thư người được tiến hành theo

phương pháp in vitro để đo sự tăng sinh và sống sót của tế bào ung thư được

nuôi cấy trong đĩa 96 giếng

Hợp chất MTT có tên khoa học là 3–(4,5–dimethyl–2–thiazolyl)–2,5–diphenyl tetrazoli bromid, có màu vàng được thêm vào mỗi giếng và tế bào được

ủ ở 37oC, 5% CO2 Màu vàng biến đổi thành formazan tím trong ty thể của tế bào sống Sự biến đổi màu chỉ xảy ra khi enzym reductase trong ty thể hoạt động, và như vậy sự thay đổi liên quan trực tiếp đến số lượng tế bào sống sót Dung dịch có màu này có khả năng hấp thụ ánh sáng ở bước sóng 540 – 600 nm nên có thể được định lượng bằng máy quang phổ kế Viện nghiên cứu ung thư quốc gia Mỹ (NCI) hiện nay đang áp dụng phương pháp này

2.3.3.2 Các dòng tế bào thử nghiệm

Các dòng tế bào ung thư ở người được cung cấp bởi ATCC:

+ Dòng Hep-G2 (Human hepatocellular carcinoma – Ung thư gan)

+ Dòng MCF-7 (Human breast adenocarcinoma – Ung thư vú)

2.3.3.3 Chất chuẩn dương tính

Dùng chất chuẩn có khả năng diệt tế bào là ellipticin pha trong DMSO

2.3.3.4 Môi trường và các dụng cụ, hóa chất:

Trang 23

- Môi trường DMEM (Dulbecco’s Modified Eagle Medium) hoặc MEME (Minimum Essential Medium with Eagle’s salt) có bổ sung L- glutamine, Sodium piruvat, NaHCO3, PSF (Penicillin- Streptomycin sulfate - Fungizone); NAA (Non-Essential Amino Acids); 10% BCS (Bovine Calf Serum)

- Tripsin-EDTA 0,05%; DMSO (Dimethyl Sulfoside); TCA (Trichloro Acetic acid); Tris Base; PBS (Phosphate Buffered Saline); SRB (Sulfo Rhodamine B); Acid Acetic

- Các dụng cụ dùng 1 lần: Bình nuôi cấy tế bào, phiến vi lượng 96 giếng, pipet pasteur, các đầu tuýp cho micropipet…

2.3.3.5 Tính kết quả:

- Kết quả được đọc trên máy ELISA ở bước sóng 495-515 nm

- Giá trị CS (Cell Survival): là khả năng sống sót của tế bào ở nồng độ nào đó của chất thử tính theo % so với đối chứng Dựa trên kết quả đo được của chứng OD (ngày 0), DMSO 10% và so sánh với giá trị OD khi trộn mẫu để tìm giá trị CS (%) theo công thức:

𝐶𝑆% = OD (mẫu) − OD (ngày 0)

OD (DMSO) − OD (ngày 0) 𝑥 100

- Giá trị CS% sau khi tính theo công thức trên, được đưa vào tính toán Excel để tìm ra % trung bình ± độ lệch tiêu chuẩn của phép thử được lặp lại 3 lần theo công thức của Ducan như sau: Độ lệch tiêu chuẩn σ

Trang 24

Các tiêu chí được sử dụng để phân loại hoạt tính kháng tế bào ung thư của dẫn chất 5-(2,6-diclorobenzyliden)hydantoin chống lại tế bào ung thư gan Hep-

G2 và tế bào ung thư vú MCF-7 dựa trên Viện nghiên cứu ung thư quốc gia Mỹ

(NCI) và biểu thức Geran như sau: IC50 ≤ 20 µg / ml = kháng tế bào mạnh, IC50

dao động trong khoảng 21 đến 200 µg / ml = kháng tế bào vừa phải, IC50 nằm trong khoảng từ 201 đến 500 µg / ml = kháng tế bào yếu và IC50> 501 µg / ml = không kháng tế bào [18]

Trang 25

CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ 3.1 Tổng hợp hóa học

Quy trình tổng hợp các dẫn chất 5-(2,6-diclorobenzyliden)hydantoin được tiến hành theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 3.1 Quy trình tổng hợp các dẫn chất

5-(2,6-diclorobenzyliden)hydantoin

Quá trình tiến hành cụ thể qua 2 giai đoạn:

+Giai đoạn 1: Tổng hợp chất ngưng tụ 5-(2,6-diclorobenzyliden)hydantoin (3)

+Giai đoạn 2: Tổng hợp các dẫn chất của 5-(2,6-diclorobenzyliden)hydantoin

Trang 26

Cho vào bình cầu 2 g (0,02 mol) hydantoin, thêm 20ml nước cất, đun nóng hỗn hợp đến nhiệt độ 60ºC, hydantoin tan hoàn toàn Trung hòa dung dịch trên bằng natri hydrocarbonat bão hòa đến pH=7 Thêm vào bình cầu 1,8ml ethanolamin

và nâng nhiệt độ đến 85ºC Vừa đun nóng, vừa khuấy đều hỗn hợp phản ứng và thêm từng giọt của 0,02 mol 2,6-diclobenzaldehyd trong 5ml ethanol vào bình phản ứng Sau đó, hỗn hợp phản ứng được đun hồi lưu Kết tủa xuất hiện ngay trong hỗn hợp phản ứng ngay khi thêm aldehyd Theo dõi phản ứng bằng sắc ký lớp mỏng với hệ dung môi cloroform : isopropanol (9:1) trên bản mỏng silicagel

60 F254, phát hiện vết bằng đèn tử ngoại ở bước sóng 254 nm Phản ứng kết thúc sau 3,5 giờ Lọc nóng để thu kết tủa Phân tán kết tủa trong cồn nóng, lọc và rửa

sạch bằng cồn nóng Sấy khô thu được sản phẩm 3 là chất rắn có màu trắng có khối lượng là 1,51 g Hiệu suất phản ứng là 29,3% (bảng 3.1)

3.1.2 Tổng hợp các dẫn chất của 5-(2,6-diclorobenzyliden)hydantoin (5a–d)

Dựa trên tài liệu tham khảo, chúng tôi tổng hợp dẫn chất base Mannich dễ tan trong ethanol theo qui trình của tác giả Tô Ái An [3] sử dụng dung môi ethanol

Quy trình tổng hợp chung các dẫn chất base Mannich của hợp chất

5-(2,6-diclorobenzyliden)hydantoin sử dụng dung môi ethanol (5a-d)

Cho vào bình phản ứng 0,0015 mol chất 3, thêm 5ml EtOH, khuấy ở nhiệt

độ phòng cho phân tán đều trong 15 phút Cho tiếp 0,0015 mol formaldehyd

Trang 27

(0,13ml formol) và 0,0015 mol amin, 2-3 giọt CH3COOH băng, khuấy ở nhiệt

độ phòng trong 1 giờ Sau đó đun cách thủy nâng dần nhiệt độ tới nhiệt độ hồi lưu để hỗn hợp tan hoàn toàn Sau đó, tiếp tục khuấy và giữ nhiệt độ hồi lưu Theo dõi bằng SKLM với hệ dung môi phù hợp trên bản mỏng silicagel 60

GF254, phát hiện vết bằng đèn tử ngoại ở bước sóng 254 nm Khi phản ứng đạt tối ưu, đổ hỗn hợp phản ứng ra cốc có mỏ, để nguội đến nhiệt độ phòng, để tủ lạnh trong 24 giờ Sau đó cạo thành cốc thật kỹ để tạo tủa tốt Lọc hút, rửa tủa bằng EtOH lạnh thu được sản phẩm thô Kết tinh lại trong dung môi EtOH, sấy khô ở 600C trong tủ sấy chân không trong 3h thu được sản phẩm

Sau đây là kết quả cụ thể:

3.1.2.1 Tổng hợp 5-(2,6-diclorobenzyliden)-3-piperidinomethylhydantoin (5a)

Công thức:

CTPT: C16H17O2N3Cl2;KLPT: 353,07

Tiến hành:

0,39g (0,0015mol) chất 3, 0,13ml formol (0,0015mol formaldehyd), 0,13g

(0,0015mol) piperidin Hỗn hợp phản ứng tan hoàn toàn khi nâng nhiệt độ đến 70℃ Theo dõi phản ứng bằng SKLM với hệ dung môi khai triển

CH2Cl2/MeOH (14:1), đun hồi lưu 1,5 giờ

Sản phẩm thu được là 0,15g chất kết tinh màu trắng Hiệu suất 28,3%

(bảng 3.1) Nhiệt độ nóng chảy: 168,2-169,0℃ (bảng 3.2)

Rf = 0,71 (SKLM, silicagel 60 F254, hệ dung môi CH2Cl2 : MeOH (14:1))

Trang 28

Rf = 0,81 (SKLM, silicagel 60 F254, hệ dung môi H2O: AcOH: MeOH (5:1:4))

(0,0015mol) dimethylamin Hỗn hợp phản ứng tan hoàn toàn sau khi đun hồi lưu

30 phút Theo dõi phản ứng bằng SKLM với hệ dung môi khai triển

CH2Cl2/MeOH (14:1), đun hồi lưu 2 giờ

Sản phẩm thu được là 0,19g chất kết tinh màu trắng Hiệu suất 40,5%

(bảng 3.1) Nhiệt độ nóng chảy: 194,8-196,5℃ (bảng 3.2)

Rf = 0,55 (SKLM, silicagel 60 F254, hệ dung môi CH2Cl2 : MeOH (14:1))

Rf = 0,84 (SKLM, silicagel 60 F254, hệ dung môi H2O: AcOH: MeOH (5:1:4))

ESI-MS: xem phụ lục 12, bảng 3.6

IR (KBr, υ max (cm -1 )): xem phụ lục 11, bảng 3.3

Trang 29

0,39g (0,0015mol) chất 3, 0,13ml formol (0,0015mol formaldehyd), 0,13g

(0,0015mol) morpholin Hỗn hợp phản ứng tan hoàn toàn sau khi đun hồi lưu 45 phút Theo dõi phản ứng bằng SKLM với hệ dung môi khai triển CH2Cl2/MeOH

(14:1), đun hồi lưu 3 giờ

Sản phẩm thu được là 0,12g chất kết tinh màu trắng Hiệu suất 22,5%

(bảng 3.1) Nhiệt độ nóng chảy: 202,0-203,1℃ (bảng 3.2)

Rf = 0,78 (SKLM, silicagel 60 F254, hệ dung môi CH2Cl2 : MeOH (14:1))

Rf =0,89 (SKLM, silicagel 60 F254, hệ dung môi H2O: AcOH: MeOH (5:1:4))

Trang 30

CTPT: C16H18O2N4Cl2; KLPT: 368,07

Tiến hành:

0,39g (0,0015mol) chất 3, 0,13ml formol (0,0015mol formaldehyd), 0,15g

(0,0015mol) N-methylpiperazin Hỗn hợp phản ứng tan hoàn toàn khi nâng nhiệt

độ đến 50℃ Theo dõi phản ứng bằng SKLM với hệ dung môi khai triển

CH2Cl2/MeOH (14:1), đun hồi lưu 2,5 giờ

Sản phẩm thu được là 0,16g chất kết tinh màu trắng Hiệu suất 28,9%

(bảng 3.1) Nhiệt độ nóng chảy: 198,4-199,1℃ (bảng 3.2)

Rf = 0,61 (SKLM, silicagel 60 F254, hệ dung môi CH2Cl2 : MeOH (14:1))

Rf = 0,89 (SKLM, silicagel 60 F254, hệ dung môi H2O: AcOH: MeOH (5:1:4))

và dẫn chất base Mannich (5a-d)

chất

Công thức cấu tạo

KLPT (đ.v.C)

Hiệu suất (%)

Trang 31

3.2 Kiểm tra độ tinh khiết và khẳng định cấu trúc

3.2.1 Kiểm tra độ tinh khiết của các chất tổng hợp được

3.2.1.1 Sắc ký lớp mỏng

Các chất sau khi tổng hợp và tinh chế được đem kiểm tra độ tinh khiết bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng với bản mỏng sắc ký tráng silicagel 60 F254 (Merck) Các chất sau khi tổng hợp được hòa tan bằng aceton, chấm lên bản mỏng và để khô tự nhiên Dung môi khai triển sắc ký là hệ với các tỷ lệ khác nhau Sau khi chạy bản mỏng kết thúc, sấy khô và quan sát trên buồng soi UV 2 bước sóng Spectroline (Mỹ) tại bước sóng 254 nm, thấy duy nhất một vết rõ ràng Giá trị Rf được xác định và tổng hợp trong bảng 3.2

3.2.1.2 Đo nhiệt độ nóng chảy

Trang 32

Nhiệt độ nóng chảy của các chất được đo bằng máy đo nhiệt độ nóng chảy MPA 120 tại Bộ môn Hóa hữu cơ – Trường đại học Dược Hà Nội Kết quả được

thể hiện trong bảng 3.2

Bảng 3.2 Giá trị R f và T o

nc của các hợp chất diclorobenzyliden)hydantoin (3) và các dẫn chất base Mannich (5a-d)

OH (5:1:4)

0,55 CH 2 Cl 2 :

MeOH (14:1) 0,84 H 2 O: AcOH:

MeOH (5:1:4)

0,78 CH 2 Cl 2 : MeOH

(14:1) 0,89 H 2 O: AcOH:

MeOH (5:1:4)

0,61 CH 2 Cl 2 : MeOH

(14:1) 0,89 H 2 O: AcOH:

MeOH (5:1:4)

Thông qua sắc ký đồ khi chạy SKLM và nhiệt độ nóng chảy của các dẫn chất có thể sơ bộ cho thấy các chất này là tinh khiết, đủ điều kiện để đo phổ và thử hoạt tính sinh học

3.2.2 Khẳng định cấu trúc

3.2.2.1 Phổ hồng ngoại

Trang 33

Phổ hồng ngoại được ghi trên máy đo phổ hồng ngoại FTIR Affinity–IS–Shimadzu, tại bộ môn Hóa lý – Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên (Đại Học Quốc Gia Hà Nội) Các phổ đồ được ghi lại ở các phụ lục 3, 7, 11, 15, 19 Kết

quả phân tích số liệu phổ hồng ngoại được ghi ở bảng 3.3

Bảng 3.3 Số liệu phổ IR của hợp chất 5-(2,6-diclorobenzyliden)hydantoin

(3) và các dẫn chất base Mannich (5a–d)

Phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton 1H và 13C được ghi trên máy phổ

Bruker Avance 500MHz trong dung môi DMSO–d 6 và CDCl3 tại Khoa Hóa học – Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQGHN Các phổ đồ cộng hưởng từ hạt nhân

1H và 13C được ghi ở các phụ lục 1, 5, 9, 13, 17 và 2, 6, 10, 14, 18 Kết quả phân tích số liệu phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton và 13C của hợp chất 3 các dẫn chất 5a–d được ghi ở bảng 3.4 và bảng 3.5

Trang 34

Bảng 3.4 Số liệu phổ 1 H–NMR của hợp chất diclorobenzyliden)hydantoin (3) và các dẫn chất base Mannich (5a–d)

11,31 (1H, s, N3-H); 10,35(1H, s, N1-H); 7,53 (2H, d, H3’, H5’, J=8,5); 7,41 (1H, t,

H4’, J=8, J’=9); 6,29 (1H, s, -CH=)

10,64 (1H, s, N1-H); 7,57 (2H, m, H3’,

H5’); 7,43 (1H, t, H4’, J=8); 6,41 (1H, s, CH=); 4,34 (2H, s, -CH2-N-); 2,51 (4H,

-m, H2’’, H6”); 1,48 (4H, m, H3”, H5”), 1,33 (2H, m, H4”)

10,64 (1H, s, N1-H); 7,58 (2H, m, H3’,

H5’); 7,44 (1H, t, H4’, J=8); 6,42 (1H, s, CH=); 4,32 (2H, s, -CH2-N-); 2,23 (6H, s, (CH3)2-N-)

10,67 (1H, s, N1-H); 7,57 (2H, m, H3’,

H5’); 7,43 (1H, m, H4’); 6,42 (1H, s, CH=); 4,35 (2H, s, -CH2-N-); 3,56 (4H,

-m, H3’’, H5”); 2,56 (4H, m, H2”, H6”)

10,65 (1H, s, N1-H); 7,55 (2H, m, H3’,

H5’); 7,42 (1H, m, H4’); 6,41 (1H, s, CH=); 4,35 (2H, s, -CH2-N-); 2,56 (4H,

-m, H2”, H6”); 2,12 (4H, m, H3”, H5”)

Ghi chú: δ: độ dịch chuyển hóa học (ppm); s: singlet; d: doublet; dd: doublet-doublet; m: multiplet

Dựa vào kết quả phân tích dữ liệu phổ ở bảng 3.4 cho thấy số lượng

proton, và độ bội của tín hiệu phù hợp với công thức cấu tạo dự kiến

CH2 N1''

2'' 3'' 4''

5'' 6''

CH2 N O 1''

2'' 3'' 4''

5'' 6''

CH2 N1'' N CH3

2'' 3'' 4''

5'' 6''

Trang 35

Bảng 3.5 Số liệu phổ 13 C–NMR của hợp chất diclorobenzyliden)hydantoin (3) và các dẫn chất base Mannich (5a–d)

164,97 (C-4); 155,27 (C-2); 135,58 (C2’,

C6’); 132,91 (C1’); 131,05 (C4’),130,99 (C5); 130,41 (C3’, C5’), 102,79 (-CH=)

164,50 (C-4); 155,51 (C-2); 135,08 (C2’,

C6’); 131,04 (C4’), 130,91 (C5); 128,85 (C3’, C5’), 103,43 (-CH=); 61,38 (-CH2-N); 51,76 (C2”, C6”); 25,88 (C3”, C5”); 23,81 (C4”)

164,57 (C-4); 155,53 (C-2); 134,73 (C2’,

C6’); 131,12 (C4’), 131,05 (C5); 128,85 (C3’, C5’), 103,5 (-CH=); 61,38 (-CH2-N); 42,90 ((CH3)2-N-)

163,88 (C-4); 154,82 (C-2); 134,21 (C2’,

C6’); 131,01 (C4’), 130,52 (C5); 128,31 (C3’, C5’), 103,16 (-CH=); 65,93 (C3”,

C5”); 59,96 (-CH2-N); 50,36 (C2”, C6”)

163,86 (C-4); 154,85 (C-2); 134,20 (C2’,

C6’); 131,03 (C4’), 130,52 (C5); 128,30 (C3’, C5’), 103,10 (-CH=); 59,73 (-CH2-N); 54,40 (C3”, C5”); 49,83 (C2”, C6”); 45,64 (CH3-N-)

Ghi chú: δ: độ dịch chuyển hóa học (ppm)

CH2 N1''

2'' 3'' 4''

5'' 6''

CH2 N O 1''

2'' 3'' 4''

5'' 6''

CH2 N1'' N CH3

2'' 3'' 4''

5'' 6''

Trang 36

Dựa vào kết quả phân tích dữ liệu phổ ở bảng 3.5 cho thấy số lượng

carbon, độ dịch chuyển hóa học của các nguyên tử carbon phù hợp với công thức cấu tạo dự kiến

3.2.2.3 Phổ khối lượng

Các chất tổng hợp được ghi phổ khối lượng theo phương pháp phun mù điện tử (ESI-MS) trên máy LTQ Orbitrap XL™ Hybrid Ion Trap, tại Viện Hóa học Các phổ đồ được ghi ở các phụ lục 4a, 4b, 8a, 8b, 12, 16a, 16b, 20 Kết quả

phân tích số liệu được ghi ở bảng 3.6

Bảng 3.6 Số liệu phổ MS của hợp chất 5-(2,6-diclorobenzyliden)hydantoin

(3) và các dẫn chất base Mannich (5a–d)

-Qua dữ liệu phân tích phổ ở bảng 3.6 và phổ đồ, có thể nhận thấy các phổ

đều có pic phân tử tương ứng với công thức phân tử dự kiến

3.3 Thử hoạt tính kháng tế bào ung thư

Trang 37

Thử nghiệm hoạt tính kháng tế bào trên một số dòng tế bào ung thư người được tiến hành tại phòng Phòng Sinh học thực nghiệm - Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam)

Tại Phòng Sinh học thực nghiệm - Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên

(Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) 5 chất do chúng tôi tổng hợp (3, 5a-d)

đã được thử hoạt tính kháng tế bào trên dòng tế bào ung thư gan Hep-G2và ung thư vú MCF-7 Mỗi lần thử đều thực hiện ba lần, lấy giá trị trung bình Kết quả

thử hoạt tính kháng tế bào của các dẫn chất đã tổng hợp được trình bày ở bảng 3.7, 3.8

Bảng 3.7 Kết quả thử hoạt tính kháng tế bào ung thư theo giá trị IC 50

(g/ml) của hợp chất 5-(2,6-diclorobenzyliden)hydantoin (3) và các dẫn chất

base Mannich (5a–d)

Giá trị IC 50 (g/ml) Dòng tế bào

Trang 38

Bảng 3.8 Kết quả thử hoạt tính kháng tế bào ung thư theo giá trị IC 50

((M-mol/L) và (mol/mL)) của hợp chất diclorobenzyliden)hydantoin (3) và các dẫn chất base Mannich (5a–d)

hiệu

Giá trị IC 50 (M-mol/L) Dòng tế bào Hep-G2

Giá trị IC 50 (mol/mL) Dòng tế bào Hep-G2

Kết quả cho thấy 5 chất (3, 5a, 5b, 5c, 5d) có hoạt tính kháng tế bào ung

thư gan Hep-G2 với IC50= 0,0146÷0,02414 (mol/mL) và không biểu hiện hoạt

tính ức chế dòng tế bào ung thư vú MCF-7 in vitro

Ngày đăng: 12/11/2021, 15:33

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.6. Các dẫn xuất piperazine của 5-arylidenimidazolidin-2,4-dion - Tổng hợp và thử tác dụng kháng tế bào ung thư của một số dẫn chất 2,6 diclororobenzylidenhydantoin
Hình 1.6. Các dẫn xuất piperazine của 5-arylidenimidazolidin-2,4-dion (Trang 15)
Bảng 1.1. Ảnh hưởng của các hợp chất được chọn (14-16) đến nồng độ ức  chế tối thiểu (MIC) của các kháng sinh kháng S - Tổng hợp và thử tác dụng kháng tế bào ung thư của một số dẫn chất 2,6 diclororobenzylidenhydantoin
Bảng 1.1. Ảnh hưởng của các hợp chất được chọn (14-16) đến nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của các kháng sinh kháng S (Trang 15)
Hình 1.6. Các dẫn xuất piperazine của 5-arylidenimidazolidin-2,4-dion - Tổng hợp và thử tác dụng kháng tế bào ung thư của một số dẫn chất 2,6 diclororobenzylidenhydantoin
Hình 1.6. Các dẫn xuất piperazine của 5-arylidenimidazolidin-2,4-dion (Trang 15)
CHƯƠNG 2. NGUYÊN LIỆU, THIẾT BỊ, DỤNG CỤ, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Tổng hợp và thử tác dụng kháng tế bào ung thư của một số dẫn chất 2,6 diclororobenzylidenhydantoin
2. NGUYÊN LIỆU, THIẾT BỊ, DỤNG CỤ, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (Trang 20)
Bảng 2.1. Nguyên vật liệu, hóa chất, dung môi dùng trong nghiên cứu TT Nguyên liệu Xuất sứ TT Nguyên liệu  Xuất sứ  - Tổng hợp và thử tác dụng kháng tế bào ung thư của một số dẫn chất 2,6 diclororobenzylidenhydantoin
Bảng 2.1. Nguyên vật liệu, hóa chất, dung môi dùng trong nghiên cứu TT Nguyên liệu Xuất sứ TT Nguyên liệu Xuất sứ (Trang 20)
Bảng 2.1. Nguyên vật liệu, hóa chất, dung môi dùng trong nghiên cứu - Tổng hợp và thử tác dụng kháng tế bào ung thư của một số dẫn chất 2,6 diclororobenzylidenhydantoin
Bảng 2.1. Nguyên vật liệu, hóa chất, dung môi dùng trong nghiên cứu (Trang 20)
Sơ đồ 3.1. Quy trình tổng hợp các dẫn chất 5-(2,6- - Tổng hợp và thử tác dụng kháng tế bào ung thư của một số dẫn chất 2,6 diclororobenzylidenhydantoin
Sơ đồ 3.1. Quy trình tổng hợp các dẫn chất 5-(2,6- (Trang 25)
khối lượng là 1,51 g. Hiệu suất phản ứng là 29,3% (bảng 3.1). - Tổng hợp và thử tác dụng kháng tế bào ung thư của một số dẫn chất 2,6 diclororobenzylidenhydantoin
kh ối lượng là 1,51 g. Hiệu suất phản ứng là 29,3% (bảng 3.1) (Trang 26)
1 H–NMR (DMSO–d 6 ), (ppm), J(Hz): xem phụ lục 1, bảng 3.4. - Tổng hợp và thử tác dụng kháng tế bào ung thư của một số dẫn chất 2,6 diclororobenzylidenhydantoin
1 H–NMR (DMSO–d 6 ), (ppm), J(Hz): xem phụ lục 1, bảng 3.4 (Trang 26)
ESI-MS: xem phụ lục 20, bảng 3.6. - Tổng hợp và thử tác dụng kháng tế bào ung thư của một số dẫn chất 2,6 diclororobenzylidenhydantoin
xem phụ lục 20, bảng 3.6 (Trang 30)
ESI-MS: xem phụ lục 20, bảng 3.6. - Tổng hợp và thử tác dụng kháng tế bào ung thư của một số dẫn chất 2,6 diclororobenzylidenhydantoin
xem phụ lục 20, bảng 3.6 (Trang 30)
ràng. Giá trị Rf được xác định và tổng hợp trong bảng 3.2. - Tổng hợp và thử tác dụng kháng tế bào ung thư của một số dẫn chất 2,6 diclororobenzylidenhydantoin
r àng. Giá trị Rf được xác định và tổng hợp trong bảng 3.2 (Trang 31)
thể hiện trong bảng 3.2. - Tổng hợp và thử tác dụng kháng tế bào ung thư của một số dẫn chất 2,6 diclororobenzylidenhydantoin
th ể hiện trong bảng 3.2 (Trang 32)
Bảng 3.2. Giá trị R f  và T o nc  của các hợp chất 5-(2,6- 5-(2,6-diclorobenzyliden)hydantoin (3) và các dẫn chất base Mannich (5a-d) - Tổng hợp và thử tác dụng kháng tế bào ung thư của một số dẫn chất 2,6 diclororobenzylidenhydantoin
Bảng 3.2. Giá trị R f và T o nc của các hợp chất 5-(2,6- 5-(2,6-diclorobenzyliden)hydantoin (3) và các dẫn chất base Mannich (5a-d) (Trang 32)
quả phân tích số liệu phổ hồng ngoại được ghi ở bảng 3.3. - Tổng hợp và thử tác dụng kháng tế bào ung thư của một số dẫn chất 2,6 diclororobenzylidenhydantoin
qu ả phân tích số liệu phổ hồng ngoại được ghi ở bảng 3.3 (Trang 33)
Bảng 3.3. Số liệu phổ IR của hợp chất 5-(2,6-diclorobenzyliden)hydantoin - Tổng hợp và thử tác dụng kháng tế bào ung thư của một số dẫn chất 2,6 diclororobenzylidenhydantoin
Bảng 3.3. Số liệu phổ IR của hợp chất 5-(2,6-diclorobenzyliden)hydantoin (Trang 33)
Bảng 3.4. Số liệu phổ  1 H–NMR của hợp chất 5-(2,6- 5-(2,6-diclorobenzyliden)hydantoin (3) và các dẫn chất base Mannich (5a–d) - Tổng hợp và thử tác dụng kháng tế bào ung thư của một số dẫn chất 2,6 diclororobenzylidenhydantoin
Bảng 3.4. Số liệu phổ 1 H–NMR của hợp chất 5-(2,6- 5-(2,6-diclorobenzyliden)hydantoin (3) và các dẫn chất base Mannich (5a–d) (Trang 34)
Bảng 3.5. Số liệu phổ 13C–NMR của hợp chất 5-(2,6- - Tổng hợp và thử tác dụng kháng tế bào ung thư của một số dẫn chất 2,6 diclororobenzylidenhydantoin
Bảng 3.5. Số liệu phổ 13C–NMR của hợp chất 5-(2,6- (Trang 35)
Bảng 3.5. Số liệu phổ  13 C–NMR của hợp chất 5-(2,6- 5-(2,6-diclorobenzyliden)hydantoin (3) và các dẫn chất base Mannich (5a–d) - Tổng hợp và thử tác dụng kháng tế bào ung thư của một số dẫn chất 2,6 diclororobenzylidenhydantoin
Bảng 3.5. Số liệu phổ 13 C–NMR của hợp chất 5-(2,6- 5-(2,6-diclorobenzyliden)hydantoin (3) và các dẫn chất base Mannich (5a–d) (Trang 35)
Dựa vào kết quả phân tích dữ liệu phổ ở bảng 3.5 cho thấy số lượng - Tổng hợp và thử tác dụng kháng tế bào ung thư của một số dẫn chất 2,6 diclororobenzylidenhydantoin
a vào kết quả phân tích dữ liệu phổ ở bảng 3.5 cho thấy số lượng (Trang 36)
Bảng 3.6. Số liệu phổ MS của hợp chất 5-(2,6-diclorobenzyliden)hydantoin - Tổng hợp và thử tác dụng kháng tế bào ung thư của một số dẫn chất 2,6 diclororobenzylidenhydantoin
Bảng 3.6. Số liệu phổ MS của hợp chất 5-(2,6-diclorobenzyliden)hydantoin (Trang 36)
thử hoạt tính kháng tế bào của các dẫn chất đã tổng hợp được trình bày ở bảng - Tổng hợp và thử tác dụng kháng tế bào ung thư của một số dẫn chất 2,6 diclororobenzylidenhydantoin
th ử hoạt tính kháng tế bào của các dẫn chất đã tổng hợp được trình bày ở bảng (Trang 37)
Bảng 3.7. Kết quả thử hoạt tính kháng tế bào ung thư theo giá trị IC 50 - Tổng hợp và thử tác dụng kháng tế bào ung thư của một số dẫn chất 2,6 diclororobenzylidenhydantoin
Bảng 3.7. Kết quả thử hoạt tính kháng tế bào ung thư theo giá trị IC 50 (Trang 37)
Bảng 3.8. Kết quả thử hoạt tính kháng tế bào ung thư theo giá trị IC50 ((M-mol/L) và (mol/mL)) của hợp chất  - Tổng hợp và thử tác dụng kháng tế bào ung thư của một số dẫn chất 2,6 diclororobenzylidenhydantoin
Bảng 3.8. Kết quả thử hoạt tính kháng tế bào ung thư theo giá trị IC50 ((M-mol/L) và (mol/mL)) của hợp chất (Trang 38)
Bảng 3.8. Kết quả thử hoạt tính kháng tế bào ung thư theo giá trị IC 50 - Tổng hợp và thử tác dụng kháng tế bào ung thư của một số dẫn chất 2,6 diclororobenzylidenhydantoin
Bảng 3.8. Kết quả thử hoạt tính kháng tế bào ung thư theo giá trị IC 50 (Trang 38)
Sơ đồ 4.2. Cơ chế phản ứng tổng hợp chất ngưng tụ 5-(2,6- - Tổng hợp và thử tác dụng kháng tế bào ung thư của một số dẫn chất 2,6 diclororobenzylidenhydantoin
Sơ đồ 4.2. Cơ chế phản ứng tổng hợp chất ngưng tụ 5-(2,6- (Trang 40)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN