1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên các trường cao đẳng tỉnh thái nguyên hiện nay

130 2 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 130
Dung lượng 14,15 MB

Nội dung

Trang 1

HQC VIEN BAO CHI VA TUYEN TRUYEN

NGUYEN THI HOANG HANH

GIAO DUC Y THUC BAO VE MOI TRUONG CHO SINH VIEN CAC TRUONG CAO DANG

TINH THAI NGUYEN HIEN NAY

Chuyên ngành: Công tác tư tưởng

Mã số: 60 31 25

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS, TS Trương Ngọc Nam

fÐ0_- 204

Trang 2

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của

bản thân Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tác giả luận văn

Trang 3

Trang MO DAU us eseessssslessesssesssesessesstsnssessnseeeastessseecnansceeanseseessassneesnaseeseaseseuasseenea 1 Chương 1: Một số vấn đề lý luận về giáo dục ý thức bảo vệ môi trường | Ji0050010 0021:0008 9 1.1 Môi trường và ý thức bảo vệ môi trường - -ess-sc- 9

1.2 Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên .- -c ccccvvvEE Hs cm 22 1.3 Sự cần thiết phái giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên 28 Chương 2: Thực trạng giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên

các trường Cao đẳng tỉnh Thái Nguyên ¬ 40

2.1 Một số yêu tố ảnh hưởng đến công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên các trường Cao đẳng tỉnh Thái Nguyên 2.2 Công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên các

trường Cao đăng tỉnh Thái Nguyên hiện nay 46

2.3 Những vấn đề đặt ra trong giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho

sinh viên các trường Cao đẳng ở Thái Nguyên hiện nay 66 Chương 3: Phương hướng, giải pháp trong giáo dục nâng cao ý thức bảo

Trang 4

1 BVMT: Bảo vệ môi trường

2.ĐTN: Đoàn thanh niên

3 HSV: Hội sinh viên

4 ONMT: Ô nhiễm moi trường

Trang 5

1 Ly do chon dé tai

Với vai trò và chức năng của môi trường, về cả lý luận và thực tiễn, một sự

thật mà con người không thế phủ nhận: môi trường tự nhiên là điều kiện và phương tiện hoạt động sống của con người; nó liên quan chặt chẽ và ảnh hưởng trực tiêp đên chât lượng cuộc sông và sức khoẻ, đên sự sinh tôn và phát triên của

con người Do đó, con người tât yêu phải giữ gìn, BVMT - bảo vệ cuộc sông của chính mình

Trong xu thế tồn cầu hóa, khơng quốc gia nào có thể tồn tại độc lập Đề tham gia vào toàn cầu hóa, mỗi quốc gia phải chuẩn bị cho mình những môi trường, đó là môi trường kinh tế - xã hội, mơi trường pháp lý, ngồi ra cần phải chuẩn bị về cả môi trường tự nhiên - môi trường sống: một môi

trường “Xanh” để tham gia vào quá trình hợp tác Mặt khác, ở mọi thời đại,

với bất kỳ quốc gia nào, vẫn đề phát triển luôn được đặt lên hàng đầu, song, đó phải là phát triển bền vững - phát triển gắn liền với BVMT của quốc gia

Thực tế hiện nay, vấn đề môi trường đã trở thành vẫn để toàn cầu, là một trong những vấn đề được quan tâm nhất và cũng là một trong những

thách thức lớn nhất của nhân loại Đối với Việt Nam, sinh thời, Chủ tịch Hồ

Trang 6

Đê công tác BVMT có hiệu quả, cân phải thực hiện đông bộ nhiêu giải pháp, song giải pháp trước mắt mang tính lâu dài và hiệu quả sâu rộng, đó là:

66 - ` ` Ao roe A z ^ A 7 ^ ok

Tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục, tạo sự chuyên biên mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong các cấp ủy đảng, chính quyên, Mặt

trận Tổ quốc, đoàn thể, cán bộ, dàng viên, các tầng lớp nhân dân vẻ Trách nhiệm, ý thức bảo vệ môi trường” [4] Bởi mọi cỗ gắng và nỗ lực của con

người nhằm giải quyết vấn đề này chỉ đạt hiệu quả đích thực khi cả cộng đồng cùng chung tay tham gia BVMT sinh thái Trong khối cộng đồng ấy, thanh niên - sinh viên, được coi là lực lượng “tương lai của đất nước, là lực lượng xã hội hùng hậu, có tiềm năng to lớn, xung kích trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” 28, tr.9]; và “tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên, đấu tranh chống các hành vì hủy hoại tài nguyên môi trường” [35, tr.13] là quyền và nghĩa vụ của thanh niên Chỉ thị số 02/2005/CT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc “Tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường” cũng chỉ rõ: “Giáo đục bảo vệ môi trường là nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo đục và dao tao” va “ dam bảo cho học sinh, sinh viên được học các kiến thức và kỹ năng về môi trường và bảo vệ môi trường)”

Thái Nguyên là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, một trong những trung tâm chính trị, kinh tế, giáo dục của khu Việt Bắc nói riêng và của vùng trung du miền núi Đông Bắc nói chung; là cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ Những năm gần

đây, thực hiện chỉ thị số 02/2005/CT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo,

Trang 7

thời gian qua chưa làm cho sinh viên hiếu biết sâu sắc, đầy đủ về chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về BVMT, cũng như các kiến thức về môi trường Việc giáo dục BVMT chưa được triển khai thường xuyên; hầu hết các bạn sinh viên chưa nhận thức chín chắn, chưa có ý thức cao về môi trường Sinh viên vẫn còn những thói quen xấu, tùy tiện trong sinh

hoạt: hiện tượng xả rác, nhô bã kẹo cao su, sử dụng điện nước bừa bãi; hút thuốc lá trong trường học, vẽ bậy lên bàn, tường; phá hủy cây xanh vẫn thường xuyên xảy ra trong các nhà trường Việc làm thiếu ý thức này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan trường học và bầu không khí học tập và sinh hoạt của thầy cô giáo và của chính sinh viên

Chính vì vậy, góp phần vào việc giải quyết vấn đề môi trường sinh thái ở tỉnh Thái Nguyên nói riêng và Việt Nam nói chung trong giai đoạn hiện nay, từ khía cạnh giáo dục YTBVMT cho sinh viên là cần thiết Đó cũng là lý do tác giả lựa chọn việc nghiên cứu một cách cơ bản, có hệ thống vấn đề: “G¡đo duc ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên các trường Cao đẳng tỉnh Thái Nguyên hiện nay” cho luận văn thạc sĩ chính trị học của mình

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

2.1 Vấn đề môi trường sống hiện nay đang là một trong những van đề được nhân loại quan tâm sâu sắc

Trang 8

Trong những năm qua có nhiều Công ước quốc tế về BVMT đã được các quốc gia thông qua: Công ước Geneva vẻ ô nhiễm không khí xuyên biên giới trong phạm vi rộng (1979); Công ước Viên về bảo vệ tầng ô zôn (1985); Công ước về bảo vệ nguôn tài nguyên thiên nhiên và môi trường tại khu vực

Nam Thái Bình Dương (1986); Công ước Basel về quản lý vận chuyên xuyên biên giới và chôn lắp chất thải nguy hại (1989); Công ước về bảo vệ Biển đen tránh khỏi ô nhiễm (1992); Công ước về đa dạng sinh học, Công ước khung

về biến đối khí hậu (1992)

Ở Việt Nam, vấn đề BVMT được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm, nhất là kế từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới và đây mạnh công nghiệp ‘hod, hién đại hoá Nhiều văn bản được ban hành: Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25/6/1998 Bộ Chính trị về việc “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”; Nghị quyết số 41- NQ/TW tháng 11/2004 của Bộ Chính trị khoá IX về “Bảo vệ môi trường

trong thời kỳ đây mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”; Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 21/1/2009 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ chính trị “Về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đây mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước”; Định hướng chiến lược phát triển

bền vững ở Việt Nam (2006); Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến 2010 và định hướng đến năm 2020; Dự thảo của Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về “Chương trình toàn dân tham gia báo vệ môi trường đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020”; sự ra đời của Luật BVMIT (2005), Luật Đa dạng sinh học (2008)

Trang 9

Môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009 Hồ Sĩ Quý (chủ biên): Mối quan hệ giữa con người và tự nhiên trong sự |

phát triển xã hội, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2001 Phạm Thị Ngọc Trầm:

Môi trường sinh thái - vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,

1907 Nguyễn Văn Tuyên: Sinh thái và mỗi trường, Ñxb Giáo dục, Hà Nội 1997 Vũ Văn Bằng: Con người và môi trường sống: Theo quan niệm cỗ truyền và hiện đại, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2004

Thứ ba, một số công trình nghiên cứu, bài báo in trên tạp chí

Trần Thị Hồng Loan với bài “Một số vấn đề văn hóa sinh thái ở miền núi phía Bắc nước ta hiện nay” (Tạp chí Triết học, số tháng 6/2002); Vũ Minh Tâm với bài “Văn hóa sinh thái, nhân văn và hệ thống tự nhiên-con người-xã hội” (Tạp chí Khoa học xã hội, số tháng 6/2006); Phạm Thành Dung với bài “Môi trường sinh thái - Vấn đề của mọi người mọi nhà” (Tạp chí Giáo dục Lý

luận số tháng 3/1999); Phạm Thị Ngọc Trầm với bài “Vấn để xây dựng đạo -

đức sinh thái trong điều kiện kinh tế thị trường” (Tạp chí Triết học, số tháng

3/2002); Bản tham luận của đồng chí Phạm Khôi Nguyên trình Đại hội XI của Dang về van đề “Công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ đây mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững”

2.2 Một số công trình nghiên cứu về giáo đục

Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt (đồng chủ biên): Giáo trình giáo dục học, Nxb Giáo dục, 1997 Tập thể các nhà khoa học Liên Xô cũ: Chủ nghĩa xã hội và nhân cách, Nxb Sách giáo khoa Mác — Lênin, 1993

2.3 Một số công trình nghiên cứu về thanh niên, sinh viên

Trang 10

dựng tô quốc, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 1995 Đoàn Văn Thái: Nhiệm vụ cơ

bản của thanh niên Việt Nam thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 2003 Phạm Đình Nghiệp: Giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên hiện nay, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 2001

Tuy nhiên, một sự nghiên cứu trực tiêp về: “Giáo đục ý thức bảo vệ

mỗi trường cho sinh viên các trường Cao đăng tỉnh Thái Nguyên hiện nay” với tư cách là một luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ thì đây là công trình đầu tiên Vì vậy, trên cơ sở nghiên cứu tìm tòi cùng kế thừa có chọn lọc một số kết quả nghiên cứu đã được công bó, hy vọng vấn đề này sẽ được làm sáng tỏ hơn

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở làm rõ một số van đề lý luận và đánh giá thực trạng việc giáo dục YTBVMT cho sinh viên các trường Cao đẳng tỉnh Thái Nguyên, luận văn để xuất một số phương hướng và giải pháp cơ bản có tính định hướng nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục YTBVMT cho sinh viên các trường Cao đẳng tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ sau: Lầm rõ cơ sở lý luận về YTBVMT và công tác giáo dục YTBVMTT cho sinh viên; đánh giá thực trạng công tác giáo dục YTBVMT cho sinh viên các trường Cao đẳng tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua; đề xuất một số phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng giáo dục YTBVMT cho sinh viên các trường Cao đăng tỉnh Thái Nguyên hiện nay

4 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu

Trang 11

đăng tỉnh Thái Nguyên hiện nay

Phạm vi khảo sát: Đánh giá việc giáo dục YTBVMT cho sinh viên các trường Cao đẳng tỉnh Thái Nguyên qua 3 trường Cao đẳng đại diện từ năm 2008 đến nay (Trường Cao đăng công nghiệp Việt Đức, Trường Cao đẳng Luyện Kim,

Trường Cao đẳng Tài chính - Kế toán)

Thời gian nghiên cứu: Luận văn được thực hiện từ tháng 3 đến tháng 9 năm 2011 tại tỉnh Thái Nguyên

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1 Cơ sở lý luận

Luận văn được triển khai dựa trên cơ sở những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các văn kiện của Đảng về vấn đề môi trường và BVMT; đồng thời có sự kế thừa kết quá nghiên cứu điều tra _ của các nhà khoa học đi trước có liên quan đến đề tài luận văn

3.2 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện mục đích nghiên cứu, trong quá trình nghiên cứu tác gia luận văn đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; các phương pháp cụ thể như: lôgíc - lịch sử, phân tích - tổng hợp, thống kê, so sánh, điều tra xã hội học, kết hợp nghiên cứu lý luận với khảo sát thực tiễn

6 Đóng góp mới của luận văn

Trang 12

trong giáo dục YTBVMT cho sinh viên các trường Cao đẳng tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay

7 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn 7.1 Ý nghĩa lý luận

YTBVMT và giáo dục YTBVMT cho sinh viên nói chung và sinh viên các trường Cao đẳng tỉnh Thái Nguyên nói riêng

7.2 Ý nghĩa thực tiễn

Luận văn thực hiện thành công có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho lãnh đạo các trường Cao đăng tỉnh Thái Nguyên Đồng thời những giải pháp của luận văn có thể ứng dụng vào hoạt động thực tiễn của các chủ thể trực tiếp tham gia giáo dục YTBVMTT cho sinh viên

8 Kết cấu của luận văn

Trang 13

MOT SO VAN DE LY LUAN VE GIAO DUC Y THUC BAO VE MOI TRUONG CHO SINH VIEN 1.1 Môi trường và ý thức bảo vệ môi trường

1.1.1 Môi trường

1.1.1.1 Khái niệm môi TFƯờnNE Môi trường là một khái niệm rộng và tương đối phức tạp Chính vì vậy,

tùy thuộc vào cách nhìn nhận mối quan hệ của thực thể (sinh thé) với các điều

kiện xung quanh và phạm vi xem xét, nghiên cứu, khái niệm môi trường được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau:

Thứ nhất, môi trường được hiểu là toàn bộ thế giới vật chất, với tất cả

sự đa dạng, muôn màu muôn vẻ của nó và luôn tồn tại khách quan Môi trường hiểu theo nghĩa như vậy thường được gọi là mơi trường tồn cầu, mơi trường trái đất và những điều kiện bao quanh trái đất; nó bao gồm khí quyền, thủy quyền và thạch quyền

Thứ hai, môi trường được hiểu là môi trường sống, là phần thế giới vật chất đã và đang tổn tại sự sống, hay còn được gọi là sinh quyền Môi trường sống bao gồm trong đó những điều kiện vô cơ và hữu cơ liên quan trực tiếp

hoặc gián tiếp đến sự tổn tại, phát triển của các sinh thể

Thứ ba, môi trường sống còn được hiểu là môi trường sống của con người và xã hội loài người; bao gồm sinh quyên và những điều kiện xã hội Nói cách khác, đó là môi trường tự nhiên - xã hội, hay môi trường tự nhiên - người hóa, môi trường sinh thái nhân văn

Trang 14

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia dựa trên quan điểm hệ thống, cho rằng: “Môi trường là một tô hợp các yếu tơ bên ngồi của một hệ thống nào đó Chúng tác động lên hệ thống này và xác định xu hướng và tình trạng tôn tại của nó Môi trường có thể coi là một tập hợp, trong đó hệ thong dang xem xét là một tập hợp con, môi trường của một hệ thông đang xem xét cần phải

có tính tương tác với hệ thống đớ" Trong đó, khái niệm về hệ thống là một

` 7 A 2 w z

bó, liên kết chung khiến ta có thé coi đó chỉ là một đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu ấy từ đó có thể là con người, động vật, thực vật, hay bất cứ

thực thể nào có đặc điểm hệ thống như trên

Theo từ điển tiếng Việt: “Môi trường là toàn bộ nói chung những điều kiện tự nhiên và xã hội; trong đó con người hay một sinh vật tôn tại, phát triển trong mỗi quan hệ với con người hay sinh vật ấy ” [42, tr.618] Như vậy, môi trường là những điều kiện bao quanh thực thể sống, và khái niệm môi - trường chỉ thực sự đúng khi bên trong đó có sự tôn tại, sinh tồn và sự gắn bó

khăng khít của những thực thể có hành động

Năm 1981, Tổ chức giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) đã đưa ra một định nghĩa về môi trường như sau: Môi trường bao gơm tồn bộ các hệ thông tự nhiên và nhân tạo, trong đó con người sinh sống và bằng lao động của mình đã khai thác những tài nguyên thiên nhiên hoặc nhân tạo đề thỏa mãn những nhu cầu của mình

Trang 15

Dựa vào những cách hiểu trên và từ góc độ triết học, có thé định nghĩa môi trường như sau: Äôi trường là một khái niệm dùng để chỉ toàn bộ những

điều kiện bao quanh một thực thể (sinh thể) hay một nhớm thực thể nào đó, giữa những điều kiện bao quanh và thực thể luôn tôn tại những mỗi quan hệ, ảnh hưởng và tác động lẫn nhau Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở 2 z ? 2 A A nA A

sống như mọi sinh vật khác, đồng thời là một thực thể xã hội, mà xã hội chính

là một bộ phận không thể tách rời của giới tự nhiên Đối với con người và xã hội loài người, các điều kiện bao quanh đó không chỉ là những điều kiện tự nhiên mà còn bao gồm cả các điều kiện xã hội

1.1.1.2 Phân loại môi trường

Có nhiều kiểu dạng môi trường khác nhau, theo chức năng của con người, môi trường được chia thành môi trường tự nhiên và môi trường xã hội

Môi trường tự nhiên là sự tổng hợp toàn bộ những gì tồn tại khách quan, là cái đương nhiên tồn tại, không phải do ý muốn, hiểu biết và sáng tạo của con người Như vậy, môi trường tự nhiên là toàn bộ thế giới vật chất, là vũ trụ với tất cả những hình thức biểu hiện muôn màu, muôn vẻ của nó, từ các thiên hà, các yếu tố địa lý, các yếu tố vô cơ, vô sinh đến các sinh vật, vi sinh vật, con người và xã hội loài người Môi trường tự nhiên cho ta không khí để

thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người

các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuắt, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú Con người và xã hội là sản phẩm của tự nhiên, xuất hiện một cách tất yêu, khách quan trong quá trình tiến hóa của tự nhiên, do đó là một bộ phận, hơn nữa là một bộ phận đặc thù của tự nhiên

Trang 16

Hop Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, tổ chức đoàn thể Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác

Môi trường tự nhiên và môi trường xã hội có liên hệ với nhau thông qua các hoạt động của con người người Dé tôn tại, phát triển, con người và

xã hội loài người cần phải có môi trường sóng của mình, trong d6 bao ham ca các điều kiện tự nhiên lẫn những điều kiện xã hội Trong phạm vi của luận

văn, vẫn đề môi trường được đề cập đến ở đây trước hết và chủ yếu giới hạn ở khía cạnh các điều kiện tự nhiên Nói cách khác, với tư cách là một khái niệm công cụ, khái niệm môi trường được sử dụng trong luận văn chủ yếu theo nghĩa là môi trường tự nhiên

1.1.1.3 Vai trò của môi trường đối với đời sống của con người và xã hội loài người

Như chúng ta đã biết, tự nhiên, con người và xã hội là các yếu tố thống nhất trong một chỉnh thể không tách rời Trong mối quan hệ chặt chẽ và sự tác động qua lại giữa xã hội và tự nhiên, yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng rất to lớn đối với sự tồn tại, phát triển của con người cũng như của xã hội loài người

“Tự nhiên là môi trường sống của con người và xã hội loài người, là điều kiện đầu tiên, thường xuyên và tat yếu của quá trình sản xuất ra của cải vật chất, là một trong những yếu tô cơ bản nhất của tôn tại xã hội ` [44, tr.68]

Theo sự phân tích, đánh giá của UNESCO, môi trường tự nhiên - đối với con người - có ba chức năng cơ bản:

Thứ nhất, môi trường tự nhiên là nơi cung cấp các nguồn tài nguyên cân thiết đối với sự tôn tại, phát triển của con người và xã hội loài người

Trang 17

nguồn tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản và các nguồn nguyên vật liệu quan trọng khác Chỉ có tự nhiên mới có khả năng cung cấp cho con người tất cả những điều kiện vật chất cần thiết đó Môi trường là cơ sở tự nhiên của đời sống con người, là tiền đề của nền sản xuất xã hội, C.Mác đã khăng định:

Công nhân không thể sáng tạo ra cái gì nếu không có giới tự nhiên, nếu không có thế giới hữu hình bên ngoài Đó là vật liệu, trong

đó lao động của anh ta được thực hiện, trong đó hoạt động lao động của anh ta triển khai, từ đó và nhờ đó, lao động của anh ta sản xuất ra sản phẩm Giới tự nhiên cung cấp cho lao động tư liệu sinh hoạt theo nghĩa là không có vật để cho lao động tác động vào thì lao động không thể sống được; mặt khác, chính giới tự nhiên cũng cung cấp tư liệu sinh hoạt theo nghĩa hẹp hơn, nghĩa là cung cấp tư liệu để tồn tại về thể xác cho bản thân người công nhân [27, tr.130]

Sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại trong thời đại ngày nay đã mang lại cho con người những khả năng và sức mạnh to lớn, cho phép con người có thể tạo ra những vật liệu mới, mà nguyên liệu để sản xuất vốn không có sẵn trong tự nhiên Tuy nhiên, xét đến cùng, những thành phần để tạo nên những vật liệu mới đó cũng không thể lấy từ đâu khác ngoài giới tự nhiên Điều đó chứng minh rằng, tự nhiên luôn đóng vai trò là tiền đề, điều kiện tiên quyết cho sự tổn tại và phát triên của con người Xã hội càng phát triển, con người càng cần đến tự nhiên, càng gắn bó với nó nhiều hơn “Bởi lẽ, những thành phân vốn có của tự nhiên không những là những yếu tô cần thiết đối với sự sống của con người, mà còn là những nguôn tài lực vô cùng tận cho sự phát triển của xã hội, nễu như con người biết khai thác và sử dụng nó một cách khôn khéo, hợp ly” [44, tr.72]

Trang 18

Theo quan niệm của triết học Mác -xít, con người vừa là một thực thé tự nhiên, vừa là một thực thể xã hội; con người không chỉ biết sử dụng những sản phẩm sẵn có của tự nhiên mà còn tác động vào tự nhiên, cải tạo tự nhiên vì những lợi ích của mình Do vậy, tự nhiên còn là môi trường diễn ra các hoạt động sông của con người, trước hết là hoạt động lao động sản xuất, và nhờ vậy, con người duy trì được sự tn tại, phát triển của chính mình

Thông qua quá trình sản xuất, con người đã tác động vào tự nhiên, khai thác và lấy đi từ tự nhiên những nguồn tài nguyên cần thiết, cải biến chúng phục vụ nhu cầu sống của bản thân cũng như sự phát triển của xã hội Trong sự tác động đó, lao động của con người, một mặt, là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt con người với con vật, xã hội loài người với thế giới động vật; mặt khác, là yếu tố cơ bản nhất tạo nên sự thống nhất, gắn kết hữu cơ giữa xã hội và tự nhiên Nhận xét về ý nghĩa của lao động - hành vi đầu tiên và quan trọng nhất của con người, C.Mác nhắn mạnh: “Lao động frước hết là một quá trình diễn ra giữa con người và tự nhiên, một quá trình trong đó, bằng hoạt động của chính mình, con người làm trung gian, điều tiết và kiểm tra sự trao đổi

chất giữa họ và tự nhiên” [26, tr.266]

Hoạt động sản xuất là hoạt động cơ bản nhất của con người Song để có thể tái sản xuất của cải vật chất, con người cũng cần phải nghỉ ngơi, cảm nhận và hưởng thụ những giá trị văn hóa thâm mỹ, những nét đẹp cũng như sự tinh tế của tạo hóa Khi con người sống trong một môi trường tự nhiên hài hòa và đa dạng, con người sẽ có một đời sống tinh thần phong phú, trong sáng và sẽ thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn

Trang 19

con nguoi sé ra sao, néu lượng chất thải không lồ do các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người từ trước tới nay không được xử lý mà cứ tích tụ lại

Bản thân tự nhiên có cơ chế tự điều chỉnh và làm sạch của nó Chính nhờ

chức năng quan trọng này của môi trường tự nhiên mà con người và xã hội loài người đã không phải sống bên cạnh hàng loạt chất thải bỏ

Tóm lại, môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc sống của

ên bền vững của các cộng đồng

nhiên, thực tế cho thấy: không phải bao giờ và ở đâu con người cũng ý thức một cách đúng đắn và đầy đủ vai trò không thể thay thế của tự nhiên Trong quan niệm mới về sự phát triển, đòi hỏi trong quá trình mưu cầu hạnh phúc của mình, con người không chỉ khai thác tự nhiên mà còn cần phải biết giữ gìn, BVMT tự nhiên; tạo lập môi trường nhân tạo phù hợp với quy luật khách quan của sự phát triển xã hội và tự nhiên, phù hợp với nhu cầu của cuộc sống con người; xây dựng mối quan hệ hài hòa giữa tự nhiên và xã hội vì lợi ích

chung, lâu dài của xã hội loài người Và để thực hiện được điều đó, trước hết

đòi hỏi con người cần phải có YTBVMT sinh thái

1.1.2 Ý thức

1.1.2.1 Khái niệm ý thức

Theo quan niệm của triết học Mác - xít, ý thức là sản phẩm đặc biệt của

sự tác động qua lại giữa hai hệ thống vật chất: con người và thế giới hiện thực khách quan Ý thức của con người được hình thành và phát triển thông qua lao động và ngôn ngữ C.Mác và Ph.Ăngghen đã khẳng định: “Ý :hức không bao giờ có thể là cái gì khác hơn là tôn tại được ý thức và tôn tại của con người là quá trình sinh sống hiện thực cua con người” [22, tr.37] Ý thức chính là sự phản ánh tự giác hiện thực khách quan, hay nói như Lênin, ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan

Trang 20

về nghiên cứu và sự giải thích tắt cả những gì xảy ra trong hiện thực, về sự năm bắt và vận dụng các qui luật khách quan Tính năng động và sáng tạo của ý thức là quá trình cải biến các đối tượng vật chất đã được di chuyên vào bộ

não con người, thành cái tinh than, cái khách thể tinh thần Quá trình ý thức là quá trình thống nhất 3 mặt: Ä⁄ộ¿ là, trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh Sự trao đổi này có tính hai chiều, có định hướng và chọn lọc các thông tin can thiét Hai la, mơ hình hố đối tượng trong tư duy dưới dang hình ảnh tinh thần Đây là quá trình mã hoá các đối tượng vật chất thành các ý tưởng tinh thần phi vật chất 8z /à, chuyển mô hình từ tư duy ra hiện thực khách quan, tức là quá trình hiện thực hố tư tưởng, thơng qua hoạt động thực tiễn chuyển hoá tư tưởng thành thực tại, hoặc vật chất hoá tư tưởng của con người dưới dạng vật chất ngoài hiện thực Trong giai đoạn này con người lựa chọn những phương pháp, phương tiện, công cụ để tác động vào hiện thực khách quan nhằm thực hiện mục đích của mình

1.1.2.2 Kết cấu của ý thức

Kết cấu của ý thức rất phức tạp và có nhiều cách tiếp cận, nghiên cứu khác nhau về vấn đề này Từ cách tiếp cận ý thức theo các yếu tố cơ bản nhất hợp thành, ý thức bao gồm ba yếu tố: tri thức, tình cảm, ý chí

Tri thức là toàn bộ những hiểu biết của con người về thế giới, là kết qua của quá trình con người nhận thức thế giới, là sự phản ánh thế giới khách

quan Theo lĩnh vực nhận thức, tri thức bao gồm tri thức về tự nhiên, xã hội,

con người Theo trình độ phát triển của nhận thức, tri thức được thể hiện dưới nhiều hình thức và cấp độ khác nhau: tri thức cảm tính - tri thức lý tính; tri thức kinh nghiệm - tri thức lý luận

Trang 21

của con người về đối tượng trong các quan hệ mà hình thành nên các loại tình cảm khác nhau: tình cảm đạo đức, tình cảm thâm mỹ, tình cảm tôn giáo

Ý chí là sự biểu hiện sức mạnh của bản thân mỗi con nguoi nhằm vượt | qua những cản trở trong quá trình thực hiện mục đích của nó Ý chí được coi là mặt năng động của ý thức, một biểu hiện của ý thức mà trong thực tiễn con người tự giác mục đích của hành động nên tự đấu tranh với mình và ngoại cảnh đề thực hiện đến cùng mục đích đã lựa chọn

Tri thức kết hợp với tình cảm hình thành niềm tin, ý chí của con người Niềm tin và ý chí trở thành sức mạnh của con người trong nhận thức và vận dụng các qui luật khách quan đề khăng định vai trò của tri thức khoa học

1.1.3 Ý thức bảo vệ môi trường |

1.1.3.1 Khái niệm ý thức bảo vệ môi trưởng

Từ vai trò quan trọng của môi trường đối với đời sống Của Con người và xã hội loài người, nên tất yếu con người phải BVMT sống của chính mình Điều 3 Luật BVMT khăng định: “Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp ” [36, tr.2] Và để con người có thê BVMT, họ cần phải có YTBVMT, vậy YTBVMTT là gì?

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đã chỉ ra rằng: ý thức xã hội là mặt tỉnh thần của đời sống xã hội Ý thức xã hội bao gồm những quan điểm, tư tưởng, tình cảm, truyền thống nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định Trong mối quan hệ với tồn tại xã hội thì ý thức xã hội cũng có tính độc lập tương đối của nó Điều này được biểu hiện qua các khía cạnh: ý thức xã hội có thể “vượt trước” sự phát triển của tồn tại xã hội; ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với ton tại xã hội; ý thức xã hội có tính kế thừa; giữa các hình thái ý thức có sự tương tác

và ảnh hưởng lẫn nhau; ý thức xã hội có sự tác động trở lại đối với tồn tại xã

Trang 22

Dựa trên cơ sở mối quan hệ giữa con người với xã hội và giữa con người với tự nhiên, triết học Mác - xít đã phân loại ý thức xã hội thành các hình thái khác nhau: ý thức chính trị, ý thức pháp quyền, ý thức đạo đức, ý thức thẩm mỹ, ý thức tôn giáo và ý thức khoa học Vấn đề đặt ra là YTBVMT có là một hình thái ý thức xã hội không? Đây vẫn đang là một vấn đề rất phức tạp, đòi hỏi cân được nghiên cứu

tiện nay, frong các công trình nghiền cứu khoa học, các văn bản liên quan đến môi trường, chúng ta gặp nhiều các thuật ngữ như: ý thức sinh thái, YTBVMIT và các nhà nghiên cứu cũng cho rằng: các thuật ngữ, khái niệm

này ngang bằng, tương đương nhau về mặt nội dung Việc các nhà kinh điển

của chủ nghĩa Mác không đề cập YTBVMT, ý thức sinh thái là hình thái ý thức xã hội không có nghĩa là YTBVMT không phải là một hình thái của ý thức xã hội Bởi vì, chúng ta biết rằng: những vẫn đề môi trường chỉ mới nảy sinh trong khoảng giữa thế kỷ XX; mặt khác, bản thân học thuyết Mác - Lênin chưa phải là học thuyết hoàn bị, không phải là học thuyết “đóng”, đó là một hệ thống mở, đòi hỏi phải được thường xuyên bổ sung và phát triển

Trang 23

sinh thái Đứng trên góc độ triết học, chúng ta cũng có thể đồng tình với quan

điểm trên, coi YTBVMT là một hình thái đặc biệt của ý thức xã hội, phản ánh

các hình thái ý thức xã hội khác

Như vậy, có thể hiểu: ý £hức bảo vệ môi trường là ý thức của con người trong giữ gìn, bảo vệ cho môi trường trong lành, sạch đẹp trên cơ sở tri thức, tình cảm, ý chí, sự hiểu biết của họ về tự nhiên và vị trí, vai trò ca con người

trong moi quan hệ với †ự nhiên

1.1.3.2 Biểu hiện của ý thức bảo vệ môi trường trong đời sống

Trong thực tế, YTBVMT của con người biểu hiện qua một số dấu hiệu: Thứ nhất, hành vì ứng xử của con người đối với môi trường phải là những hành vi phà hợp với những chuẩn mực, quy định nhằm BVMT

YTBVMT trước hết biểu hiện qua các hành vi ứng xử của con người đối với môi trường Bởi vì, ý thức của con người phải được thể hiện qua hành vi cụ thể hàng ngày của họ Song những hành vi ứng xử đó của con người đối với môi trường phải là những hành vi mang tính chuẩn mực, có nghĩa phải là những hành vi phù hợp với quy định của luật pháp nhằm BVMIT

Ở nước ta các chuẩn mực này là: Các quy định trong các Công ước quốc tế về môi trường đã được Chính phủ Việt Nam chấp thuận; quy định trong các

Luật và Đạo luật về BVMT; quy định trong các Nghị định của Chính phủ, các Chỉ

thị, Quyết định của các Bộ, ngành về vấn đề BVMT; các quy định của UBND các tỉnh, thành phố và của các Sở Tài nguyên và môi trường; quy định của các địa phương về vẫn đề BVMT ở địa phương; các quy định của các cộng đồng dân cư về BVMT (tổ dân phó, khu dân cư, thôn xóm, cơ quan, trường học ); các quy ước hay hương ước, luật tục

Trang 24

giá YTBVMT của con người Nói cách khác, các chuẩn mực này là cơ sở để đánh giá hành vi ứng xử của cá nhân, tổ chức với môi trường có phò hợp với quy định của chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước hay không

Ở nước ta hiện nay, trước yêu cầu BVMT, các hành vi thể hiện YTBVMT cần hướng tới thực hiện các chuẩn mực cụ thể, đó là: BVMT hướng tới tạo một môi trường sống xanh; hướng tới sự phát triển của môi trường có tính bền

vững; và hành động vì mỗi trưởng tự nhiền của con người Như vậy, trong mối quan hệ với tự nhiên, con người phải tôn trọng sự phong phú, đa dạng của môi trường sinh thái, có hành vi ứng xử phù hợp, đây là một trong những biểu hiện quan trọng của YTBVMT, bởi chính sự tôn trọng của con người đối với tự nhiên sẽ tạo ra sự cân bằng sinh thái

Thứ hai, con người phải tự ý thức về nghĩa vụ của mình đối với việc BVMT trong các hoạt động thực tiễn

YTBVMT của con người còn được thể hiện qua tự ý thức về nghĩa vụ của mình đối với việc BVMT trong các hoạt động thực tiễn, sự tự ý thức về nghĩa vụ này bao gồm có cả nghĩa vụ về mặt đạo đức và mặt pháp lý

Thực hiện nghĩa vụ đạo đức của con người đối với môi trường được thể hiện ở các khía cạnh: trong ý thức và tình cảm của con người phải tự nguyện, tự giác thực hiện các chuẩn mực BVMT, tự thấy được trách nhiệm, sự cần thiết, những việc mình cần phải làm để BVMIT; thể hiện ở tình yêu của con người đối với môi trường, sự quan tâm của con người đối với việc BVMT khi con người khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên; thể hiện ở chỗ con người luôn ý thức được về mối quan hệ hài hoà giữa nhu cầu và lợi ích của cá

nhân, xã hội với yêu cầu của việc BVMT Khi thực hiện nghĩa vụ đạo đức đối

Trang 25

nghĩa vụ theo các chuẩn mực BVMT của nhà nước (Luật BVMT, các nghị định của Chính phủ, các Công ước quốc tế về BVMT ).Như vậy, có thể nói, việc thực hiện nghĩa vụ đạo đức và nghĩa vụ pháp lý của con người đối với môi trường có mỗi quan hệ gắn bó với nhau và đều có chung mục đích là nhằm điều chỉnh hành vi của con người cho phù hợp với qui tắc về BVMT,

Thứ ba, con người phải tự giác, tự nguyện đối với việc BVMT

Trong thực tiễn cuộc sóng, nhiều hành vi của con người được thực hiện mang tính bắt buộc vì nếu không thực hiện như vậy, thì các cá nhân hay tổ chức phải bị xử phạt theo các chuẩn mực đó Những hành vi BVMT mang tính tự giác, tự nguyện của con người là những hành vi mang tính đạo đức cao và chỉ khi nào các chủ thể thực hiện như vậy, thì mới được coi là có ý thức trong BVMT Còn khi con người vẫn thực hiện nó một cách bắt buộc, thì chưa được coi là hành vi có YTBVMT Do vậy, khi đánh giá về YTBVMT của con người, chúng ta cần xem mức độ thực hiện hành vi đó như thế nào, sự thực hiện hành vi có xuất phát từ bên trong, do ý chí chủ quan và lòng mong muốn của chủ thê hay không

Thứ tu, hành vì ứng xử của con người đối với môi trường chịu sự tác động của lương tâm

Lương tâm là một trong các phạm trù cơ bản của đạo đức con người và là một trong những biểu hiện ý thức của con người nói chung và YTBVMT nói riêng, bởi thái độ và hành vi ứng xử đúng đắn của con người bao giờ cũng xuất phát từ lương tâm Sự tác động của lương tâm đến hành vi thể hiện YTBVMT, thông qua các khía cạnh: tự ý thức của chủ thể về những điều cần

làm để BVMT; sự lo lắng, sợ hãi, xấu hỗ của chủ thể khi có hành vi trái với

những qui định về BVMT; sự tự phán xét, tự đánh giá của chủ thể về những

hành vi của mình đối với việc BVMT

Trang 26

Chang hạn, hành vi xả nước ra sông Thị Vải, Đồng Nai suốt hơn 10 năm của Công ty Vedan, gây ONMT nghiêm trọng cho dòng sông và cuộc sống của người dân khu vực này là hành động vô lương tâm, thiếu ý thức BVMT, vì đó là hành vi sai lệch với những quy định của pháp luật; sai lệch với đạo đức của con người; là hành vi được thực hiện một cách cô ý, giấu diễm và có chủ đích,

vì lợi ích của cá nhân mà quên ổi lợi ích của cộng dong

thứ năm, có sự chia sẻ trách nhiệm nhằm duy tri su toan ven cua moi

trường toàn cầu

Con người khai thác, sử dụng và phá huý môi trường là để phục vụ cho lợi ích của mình và con người BVMT cũng xuất phát từ lợi ích của mình Trong BVMT, phải đảm bảo được sự hài hoà về lợi ích của con người và tự

nhiên Bởi mối quan hệ giữa con người và tự nhiên là mối quan hệ tương hỗ:

môi trường phục vụ cho lợi ích của con người và con người BVMT; nếu chỉ nghiêng về một phía, thì không thê thực hiện được mục tiêu BVMT

Hành vi thể hiện YTBVMT phải là hành vi mang tính cộng đồng, quốc gia và toàn cầu Bởi vì hành vi gây ONMT của một cá nhân hay tổ chức nào

đó, không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân, tổ chức đó mà còn ảnh hưởng đến nhiều

người khác, đến các khu vực khác Và ngược lại, hành vi thể hiện YTBVMT của một cá nhân hay tập thể nào đó không chỉ đảm bảo môi trường tốt tại khu vực của cá nhân hay tổ chức đó, mà còn đảm bảo môi trường cho những người dân khác hay cộng đồng dân cư trong khu vực Do đó, môi trường là vấn đề không phải của riêng ai, riêng quốc gia nào Đó là vấn đề liên quan đến từng cá nhân, vấn đề xã hội và mang tính toàn cầu, YTBVMT lúc này duoc thé hiện qua sự chia sẻ trách nhiệm chung với cộng đồng xã hội

1.2 Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên

Trang 27

1.2.1.1 Giáo dục

Giáo dục là một hoạt động chỉ có ở loài người và gắn liền với tiến trình phát triển của xã hội Ở mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau thì giáo dục cũng khác nhau về mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức Khái niệm giáo

dục bao hàm nhiều cấp độ:

Cấp độ rộng nhất, giáo dục là quá trình hình thành nhân cách của con

TBƯỜI đưởi ảnh hướng của những tác động chủ quan, khách quan; đó là quá trình xã hội hóa con người Cáp độ thứ hai, giáo dục là hoạt động có mục đích

của xã hội, với nhiều lực lượng giáo dục, tác động có kế hoạch, có hệ thống đến con người để hình thành những phẩm chất nhân cách (giáo dục xã hội)

Cap dé thứ ba, giáo dục là quá trình tác động có kế hoạch, có nội dung bằng phương pháp khoa học của các nhà sư phạm trong nhà trường tới người học nhằm giúp cho họ nhận thức, phát triển trí tuệ và hình thành những phẩm chat nhân cách; đó là quá trình sư phạm Ở cấp độ này, giáo dục bao gồm quá trình dạy học và quá trình giáo dục theo nghĩa hẹp Cấp độ thứ tự, giáo dục là quá

trình bồi dưỡng để hình thành những phẩm chất đạo đức cụ thể, thông qua

việc tổ chức cuộc sống, hoạt động và giao lưu Ở cấp độ này, khái niệm giáo dục ngang hàng với khái niệm dạy học (giáo dục nghĩa hẹp)

Theo Đại Từ điển Tiếng Việt: “Giáo đục là tác động có hệ thống đến

sự phát triển tinh than, thé chất của con người, để họ dân dẫn có những phẩm chất và năng lực như yêu cau dé ra” [14, tr.734]

Từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa:

Trang 28

thiểu được và không bao giờ mất đi ở mọi giai đoạn phát triển xã hội Giáo dục là một bộ phận của quá trình tái sản xuất mở rộng sức lao động xã hội, một trong những nhân tổ quan trọng nhất thúc đây xã hội phát triển về mọi mặt Giáo dục mang tinh lich str cu thé, tính chất, mục

đích, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp tô chức giáo dục biến đổi theo

các giai đoạn phát triên xã hội, theo các chê độ chính trị - kinh tê của xã

hội [41, tr.TI^20]

Nhà nghiên cứu Phạm Viết Vượng cho răng:

Theo nghĩa rộng, giáo dục có thể hiểu là quá trình hình thành nhân cách dưới ảnh hưởng của những tác động chủ quan và khách quan, có ý thức và không ý thức của cuộc sống, hoàn cánh xã hội đối với các cá nhân Theo nghĩa hẹp, giáo dục được hiểu là quá trình bồi dưỡng để

hình thành những phẩm chất đạo đức cụ thể, thông qua việc tổ chức

cuộc sông, hoạt động và giao lưu [55, tr.22-23]

Từ những quan điểm, cách tiếp cận trên, có thê hiểu: Giáo đục là quá trình tác động của chủ thể giáo dục tới người được giáo đục một cách có mục dich, với nội dung cụ thể, phương pháp phà hợp nhằm cung cấp tri thức, hình thành nhân cách ở người được giáo đục và thúc đẩy xã hội phát triển

_1.2.1.2 Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường

Giáo dục YTBVMT là một trong những nội dung giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân nói chung và các trường đại học, cao đăng nói riêng Công tác giáo dục YTBVMT cho sinh viên cũng có những đặc trưng cơ bản nhất định trong quá trình giáo dục, và là cách giáo dục thường xuyên, lay động nhất đối với lớp trẻ, trực tiếp đem lại hiệu quả giáo dục ở các mặt khác

nhau của nhà trường

Trang 29

đích, nội dung, phương pháp của chủ thể giáo dục tác động lên đối tượng nhằm trang bị tri thức, sự hiểu biết về tự nhiên và vị frí, vai trò của con người trong moi quan hệ với tự nhiên, tu đó hình thành thái độ, tình cảm đúng đến, ý chí sẵn sàng hành động cho đối tượng trong xây dựng phát triển một xã hội bên vững về sinh thái

1.2.2 Nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên

1.7.2.1 Giáo dục trỉ thức cơ bản về mỗi trường

Các hoạt động giáo dục môi trường dựa trên quan điểm: “Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân” [36, tr.3] BVMT là trách nhiệm của mọi

người, cả cộng đồng thế giới; hành động BVMT chỉ thực hiện tự giác khi con

người có hiểu biết về môi trường và BVMT Như vậy, tri thức về môi trường phải trở thành một bộ phận cấu thành dân trí của quần chúng nhân dân Giáo dục YTBVMT cho sinh viên, trước hết phải giáo dục, bồi dưỡng cho sinh

viên tri thức, trong đó bao gồm cả tri thức về môi trường sinh thái, đó có thé la tri thức khoa học hay tri thức kinh nghiệm

Giáo dục tri thức môi trường cho sinh viên trước hết phải cung cấp cho sinh viên về ý nghĩa, tầm quan trọng của môi trường sinh thái, về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên; các khái niệm, phạm trù cơ bản về môi trường;

nguyên nhân gây ONMT và các giải pháp cơ bản để BVMIT Từ chỗ có tri

Trang 30

nhiệm, giá trị nhân cách; từ đó hình thành kỹ năng sống, có thái độ, cách ứng xử thân thiện, đúng đắn với môi trường; có phong cách sống phù hợp và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên, đồng thời BVMT sinh thái

1.2.2.2 Giáo dục kiến thức pháp luật về bảo vệ môi trường

Giáo dục và nâng cao YTBVMT cho sinh viên không chỉ giới hạn ở việc cung cấp, truyện bá, phô cập những tri thức vê môi trường, vai trò của

môi trường, môi quan hệ giữa con người với tự nhiên, mà còn bao hàm cả việc giáo dục ý thức chấp hành pháp luật về BVMT Bởi pháp luật có vai trò hết sức quan trọng đối với việc BVMT, đây chính là cơ sở, công cụ pháp lý để nhà nước quản lý và điều tiết các hoạt động BVMT vì lợi ích chung của các cộng đồng dân cư, của toàn xã hội Những quy định của Luật BVMT và chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta suy cho cùng là để hướng tới thực hiện và bảo vệ cho con người được quyền sống trong một môi trường trong lành Bằng pháp luật, với những quy định được thể hiện dưới hình thức văn bản và có hiệu lực khác nhau, Nhà nước điều chỉnh việc BVMT, đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong sạch của mỗi người, mỗi cộng đồng và toàn dân tộc Song việc bảo đảm thực hiện được quyền đó lại phụ thuộc rất nhiều vào chính thái độ tôn trọng và thực hiện đúng pháp luật của mỗi con người Do đó, để có YTBVMT, sinh viên cần phải được giáo dục kiến thức pháp luật BVMT Trên cơ sở những kiến thức, hiểu biết đó, mỗi cá nhân tăng thêm tri thức và có thái độ đúng đắn đối với việc tuân thủ các quy định chung về BVMT

1.2.2.3 Giáo đục kỹ năng sống cho sinh viên

Trang 31

lựa chọn cách ứng xử phù hợp nhất cũng như có cách xử lý tích cực nhất để đối phó với những thách thức trong cuộc sống

Giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên dưới góc độ môi trường trước hết là giáo dục cho sinh viên những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, trong đó trước hết là tình yêu quê hương, đất nước, yêu thiên nhiên, giáo dục thái độ tôn trọng và yêu quý thiên nhiên của sinh viên đôi với môi trường Đây có thê

coI là một nội dung của giáo dục YTBVMT cho sinh viên vì nó thể hiện tình cảm, sự hiểu biết của con người về mối quan hệ giữa mình với giới tự nhiên Dân tộc Việt Nam với nền văn minh lúa nước, chúng ta phải chung sống hòa hợp với thiên nhiên, trong mối quan hệ với tự nhiên, con người cần phải biết tôn trọng, yêu qúy giới tự nhiên để giới tự nhiên phục vụ lại con người Việc giáo dục tình cảm yêu thiên nhiên cho mỗi sinh viên giữ vai trò hết sức quan trọng trong giáo dục YTBVMT cho họ Bởi vì từ chỗ có tình cảm với quê hương, đất nước, với thiên nhiên mà mỗi sinh viên sẽ hình thành được thái độ, niềm tin và ý chí trong cuộc sống, hành động sẽ phù hợp với những chuẩn mực pháp luật và chuẩn mực đạo đức, có ý thức trong BVMT

Giáo dục cho sinh viên lỗi sống mình vì mọi người, phải biết đặt lợi ích

của tập thể, của xã hội, cộng đồng lên trên lợi ích của cá nhân; xóa bỏ chủ

nghĩa cá nhân Giáo dục cho sinh viên tính tập thể không chỉ biểu hiện ở trong hoạt động cộng đồng mà ngay cả trong trường hợp hoạt động một cách độc

lập, sinh viên vẫn có ý thức hoàn toàn tự giác; mỗi việc làm, hành vi luôn

xuất phát vì lợi ích của xã hội, cộng đồng

Giáo dục đạo đức cho sinh viên với lối sống văn hóa, tính tự giác, sống có kỷ luật, cách làm việc khoa học, biết tiết kiệm về thời gian, của cải, vật

Trang 32

Đồng thời, giáo dục cho sinh viên ý thức đấu tranh bài trừ các tệ nạn xã hội như: rượu chè, cờ bạc, ma tuý nhằm bảo vệ những giá trị nhân bản cho một nền văn hoá - sinh thái - nhân văn Bởi vì, bản chất của sinh thái - nhân

văn không chỉ phụ thuộc vào mối quan hệ biện chứng giữa xã hội và tự nhiên, biểu hiện qua sự phát triển của lực lượng sản xuất mà còn phụ thuộc vào mối quan hệ giữa con người với con người, biêu hiện ở quan hệ sản xuât Nói cách

khác, tức là nó còn phụ thuộc rất chặt chế vào các vẫn đề Kinh tế - xã hội, văn

hoá lối sống của một xã hội nhất định Các tệ nạn xã hội là một trong những nguyên nhân gây ra ONMT xã hội, nó không chỉ làm băng hoại đạo đức của con người, làm suy kiệt sức lao động xã hội, mà còn phá hoại môi trường sinh thái - xã hội Bởi vậy, phải giáo dục cho sinh viên ý thức hệ trong đấu tranh bài trừ các tệ nạn xã hội, góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững quốc gia

1.3 Sự cần thiết giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh vién

1.3.1 Sinh viên trong sự phát triển đất nước 1.3.1.1 Quan niệm về sinh viên

Thuật ngữ sinh viên có nguồn gốc từ tiếng Latinh là student, có nghĩa là những người làm việc nhiệt tinh, tìm hiểu, khai thác tri thức một cách tự giác Theo từ điển tiếng Việt: “sinh viên là những người học ở bậc học đại học, cao

đẳng” [40, tr.860]

Theo L.X.Kôn thì giới sinh viên một mặt là một bộ phận của thanh niên, mặt khác là một bộ phận của giới trí thức

Còn theo ý kiến của một số nhà nghiên cứu thì sinh viên là nhóm nhân

khâu xã hội được xác định trong độ tuổi thanh niên và đang theo học tại các trường đại học, cao đắng trên phạm vi cả nước

Trang 33

thuật và chuyên môn giỏi sớm tiếp nhận các tri thức khoa học và công nghệ tiên tiến, nhạy cảm và năng động trong tư duy, nhiều hoài bão, ước mơ và lý

tưởng hoá về cuộc sống cao đẹp Sinh viên có hệ thống nhu cầu và định hướng

giá trị phát triển phong phú đa dạng, là lực lượng tiêu biểu cho những tiến bộ xã hội và đang đòi hỏi vươn lên khẳng định chỗ đứng của mình, tham gia vào đời sông chính trị và kinh tê của xã hội mới, văn minh và hiện đại

Với tư cách là trí thức trẻ, sinh viễn có như cầu, nguyện vọng phong phú và khát vọng vươn lên Họ cũng là lớp người tiếp nhận và xử lý nhanh thông tin mới, sớm định hướng về các giá trị nhân văn, có xu hướng nhập cuộc và khẳng định vị trí của mình trong đời sống xã hội, có ý thức tự chủ và tính tích cực, chủ động trong các hoạt động khoa học kỹ thuật và sáng tạo Do đó, công nghiệp hoá, hiện đại hoá thích ứng nhu cầu phát triển của sinh viên, là cơ hội để sinh viên khang định khả năng của mình trong xã hội

1.3.1.2 Vai trò của sinh viên đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Yêu cầu cơng nghiệp hố, hiện đại hoá ở nước ta đặt sinh viên vào vi tri quan trọng hàng đầu và trách nhiệm của họ với sự nghiệp này là rất lớn Sinh viên nếu được đào tạo và rèn luyện tốt, sẽ là lực lượng xung kích trong quá trình chuyển đổi căn bản và toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ, quản lý trên toàn xã hội Nói cách khác, sự thành công của quá trình cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước tuỳ thuộc rất lớn vào chất lượng đào tạo (cả

bản lĩnh, phẩm chất và năng lực) của sinh viên Trên thực tế, sinh viên hiện

Trang 34

văn minh”, coi đó là sự định hướng lý tưởng của tuổi trẻ và là cương lĩnh hành động của sinh viên hiện nay

Trong “Thư gửi thanh niên và nhi đồng toàn quốc nhân dịp Tết Nguyên đán 1946” Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội” [28, tr.167] Va Nguoi can dan: “Thanh nién sẽ làm chủ nước nhà Phải học tập mãi, tiên

đường là quãng thời gian vô cùng quan trọng để tích lũy kiến thức, phương pháp tư duy và bản lĩnh chính trị Từ điểm xuất phát này, con người trưởng thành và bước vào đời Nếu điểm xuất phát tốt, họ sẽ đạt được những bước đi

dài, ôn định, vững chắc trong tương lai và ngược lại, con đường đi lên sẽ gặp

trắc trở khó khăn Một đất nước Việt Nam phén vinh và vững mạnh trong tương lai là phụ thuộc phần lớn vào thế hệ trẻ, trong đó có sinh viên

Với sinh viên, trong lĩnh vực môi trường, khi được giáo dục đầy đủ tri thức về môi trường, kỹ năng sống BVMT, được thay đổi về nhận thức — thai độ và hành vi thì bản thân mỗi sinh viên sẽ trở thành những nhà giáo dục, những tuyên truyền viên tích cực và là một lực lượng hùng hậu trong tuyên truyền, giáo dục cộng đồng nâng cao YTBVMTT nói chung

1.3.2 Tính tất yếu của việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên

1.3.2.1 Vai trò của ý thức bảo vệ môi trường đối với sự phát triển

Thứ nhất, YTBVMT là cơ sở điều khiển một cách tự giác mối quan hệ giữa con người và tự nhiên

Là một nhà biện chứng duy vật, Ph.Ăngghen đã đưa ra một luận điểm có tính tng kết trong mối quan hệ với tự nhiên:

Trang 35

và đầu óc chúng ta, là thuộc về giới tự nhiên, chúng ta năm trong lòng giới tự nhiên, và tất cả sự thống trị của chúng ta đối với tự nhiên là ở chỗ chúng ta, khác với tất cả các sinh vật khác, là chúng ta nhận thức được quy luật tự nhiên và có thể sử dụng được những quy luật đó một cách chính xác [25, tr 654-655]

Như vậy, có thê khẳng định rằng, để điều khiển được mối quan hệ giữa oc quy luật tự nhiên”, và trên cơ sở đó, “sử dụng được những quy luật đó một cách chính xác” trong quá trình hoạt động thực tiễn của xã hội, trong đó, lĩnh vực cơ bản và quan trọng nhất là sản xuất vật chất

Trước đây, con người quan niệm rằng, tự nhiên là một kho của cải vô tận, có thê mặc sức khai thác, sử dụng không bao giờ hết Song, thực tế sự cạn kiệt của nhiều nguôồn tài nguyên không tái tạo được như đất đai, khoáng sản, các nguồn năng lượng (than đá, dầu mỏ ) đã chứng tỏ rằng, các tài nguyên thiên nhiên dù phong phú, giàu có và trữ lượng lớn đến đâu chăng nữa cũng không phải là vô hạn Những tri thức và sự hiểu biết mới, chính xác và đúng đắn hơn về tự nhiên đã buộc con người phải khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách tiết kiệm và hợp lý hơn |

Trang 36

Tất cả những thay đổi tích cực đó trong quan niệm, hành vi của con người đã nói lên rằng, YTBVMT đang tham gia vào quá trình định hướng hoạt động thực tiễn của con người theo hướng ngày càng “tôn trọng”, “thân thiện” với môi trường tự nhiên Nói cách khác, YTBVMT đóng vai trò là cơ sở cho việc điều khiển mối quan hệ giữa con người và tự nhiên

Thứ hai, YTBVMT là cơ sở để con người thực hiện các hiểu biết và tri

thức trong nên sản xuất xã hội

Để duy trì sự tồn tại, phát triển của mình, con người đã, đang và sẽ tiếp tục tác động vào tự nhiên thông qua hoạt động sản xuất Song, vì nhiều lý do khách quan và chủ quan, hoạt động sản xuất trước đây của con người đã để lại

trên thân thể tự nhiên nhiều dấu ấn tiêu cực

Xét từ góc độ sinh thái học, con người không chỉ khai thác bừa bãi, sử dụng lãng phí nhiều nguồn tài nguyên như rừng, đất đai, khoáng sản, nước ngọt mà còn làm cho tự nhiên bị biến dạng theo chiều hướng ngày càng xấu đi Những cánh rừng nguyên sinh, rừng nhiệt đới đang mắt dần, nhiều vùng đất mầu mỡ xuất hiện những dấu hiệu biến thành hoang mạc; nguy cơ cạn kiệt

các nguồn năng lượng truyền thống như gỗ củi, than đá, dầu mỏ đang tiến

gần trong những thập ký tới; mức độ ONMT nước, không khí do chất thải của quá trình sản xuất ngày càng gia tăng Với những hậu quả to lớn đó, nền sản xuất xã hội đã làm cho chu trình trao đổi vật chất, năng lượng và thông tin

trong tự nhiên bị đứt đoạn, trở thành cội nguồn dẫn đến nguy cơ khủng hoảng

môi trường sinh thái, trực tiếp đe dọa sự tổn tại, phát triển của con nguoi va xã hội loài người

Trang 37

nhất giữa con người, tự nhiên và xã hội; và để đối phó với những bắt lợi đe

dọa sự tổn tại, phát triển của con người, thế giới hiện đại đã tích cực tìm kiếm và đang hướng tới một quan niệm mới về sự phát triển: phát triển bền vững

Một trong những nguyên tắc quan trọng và là mục tiêu cơ bản nhất của chiến lược phát triển bền vững là phải giữ gìn, BVMT tự nhiên Điều đó có nghĩa là con người trong khi thực hiện nền sản xuất không được phép làm tổn

g ` fk

As

hành trên cơ sở tôn trọng, tính toán đầy đủ những quy luật tồn tại và phát triển của tự nhiên, đặc biệt là những quy luật bảo đảm cơ chế hoạt động bình thường của chu trình trao đổi chất của sinh quyền Mặt khác, bên cạnh việc tạo ra cua cải vat chat nham thỏa mãn nhu cầu tồn tại, phát triển của con người và xã hội, nền sản xuất xã hội còn “cẩn phải thực hiện thêm một chức năng quan trọng nữa, đó là chức năng tái sản xuất những tài nguyên thiên nhiên đã tiêu dùng và thải bỏ trong quá trình sản xuất, để cho chu trình được khép kín Mục đích nhằm đưa “mắt khâu xã hội” hòa nhập thực sự vào chu trình sinh hoc, từ đó “tạo điều kiện và khả năng bảo vệ và cải thiện chất lượng của môi trường sinh

thai” [44, tr.81]

Như vậy, có thê nói: YTBVMT là cơ sở quan trọng cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà thiết kế các dự án phát triển kinh tế - xã hội, và những người lao động quan tâm đến khía cạnh môi trường hướng đến yêu cầu

sinh thái hóa nền sản xuất xã hội Và khi nền sản xuất xã hội được tiến hành

theo quan điểm sinh thái, sẽ cho phép bảo đảm tạo ra của cải vật chất phục vụ nhu cầu của con người và xã hội; đồng thời tránh được nguy cơ cạn kiệt tài

nguyên và ONMT sống, bảo đảm sự phát triển bền vững

Thứ ba, YTBVMT tham gia vào điều chỉnh hành vi của con người

Trang 38

bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hột" [22, tr.11] Đề bảo đảm cho sự tồn tại, phát triên bền vững của con người và xã hội, ngoài việc

thực hiện mục tiêu sinh thái hóa nền sản xuất, còn cần phải thực hiện sinh thái

hóa toàn bộ các hoạt động khác của con người trong các lĩnh vực chính trị,

đạo đức, pháp luật, văn hóa tỉnh than

YTBVMT là cơ sở góp phần hình thành trong đời sống xã hội những

giá trị, chuẩn mực đạo đức sinh thái mới Sự phát triển của kinh tế thị trường,

khoa học cơng nghệ và tồn cầu hóa nền kinh tế bên cạnh mặt tích cực, còn là những tác nhân chính làm cho những giá trị đạo đức sinh thái truyền thống bị phá vỡ Nếu trước đây con người yêu quý thiên nhiên vì vẻ đẹp và những giá trị vốn có của nó thì ngày nay, do những lợi ích cá nhân trước mắt, con người chỉ quan tâm đến những giá trị sử dụng và thực dụng của tự nhiên

Được sống đầy đủ, sống trong một môi trường trong lành, có thể nói, là

một quyền tự nhiên của mỗi con người, mỗi cộng đồng và mỗi dân tộc Song,

mức độ hiện thực của quyền đó trong cuộc sống như thế nào lại không hoàn toàn phụ thuộc vào những quy định pháp luật chung, mặc dù sự hiện diện của

pháp luật là tối cần thiết; trái lại, còn phụ thuộc rất lớn vào ý thức pháp luật thể hiện ở sự nhận thức, thái độ tôn trọng và chấp hành của mỗi người, cộng đồng, dân tộc đối với những quy định chung Nếu ý thức của họ càng được nâng cao thì sự tôn trọng pháp luật, tính tự giác thực hiện các yêu cầu chung càng có hiệu quả Điều này lại phụ thuộc đáng kể vào sự hiểu biết của con người về tri thức BVMT nói chung và kiến thức pháp luật BVMT nói riêng Nghĩa là, YTBVMT sinh thái tham gia vào quá trình điều chỉnh hành vi của con người trong việc khai thác, sử dụng tự nhiên cũng như gìn giữ môi trường phù hợp với quy luật khách quan và những nguyên tắc chung của xã hội

Trang 39

xâu Do tính cấp thiết của vẫn đề, BVMT trở thành khẩu hiệu hành động chung của con người Tuy nhiên, để có được những hành động đúng đắn và thiết thực, trước hết con người cần phải có YTBVMT Đó là cơ sở để điều khiển một cách có ý thức mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, thực hiện nền sản xuất xã hội mang tính sinh thái vì mục tiêu phát triển bền vững

1.3.2.2 Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên đáp ứng yêu

cầu hiện nay

Thứ nhất, yêu cầu của quả trình hội nhập và toàn cẩu hóa

Giáo dục YTBVMT cho sinh viên, chuẩn bị điều kiện cho quá trình hội nhập Thế giới hiện nay đang có những biến động không ngừng, nhiều xu thế đang diễn ra, tạo cho nhân loại những vận hội, nhưng cũng nhiều thách thức mới Quá trình tồn cầu hố đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống của các quốc gia Trong bối cảnh này, không một quốc gia nào có thê phát triển nếu đứng ngoài sự phát triển của loài người Việt Nam chúng ta cũng vậy, con đường chủ động tích cực hội nhập vào quá trình toàn cầu mà Đảng ta lựa chọn là con đường đúng đắn, điều đó được chứng minh rất rõ bằng những gì mà chúng ta đã đạt được trong thời gian qua Song, để tham gia vào toàn cầu hóa, đòi hỏi mỗi quốc gia phải chuẩn bị cho mình những môi trường, trong đó có môi trường tự nhiên - môi trường sống của con người: một môi trường “Xanh” để tham gia vào quá trình hợp tác Điều 119 Luật BVMT chỉ rõ: “Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân chủ động

đáp ứng yêu cầu về môi trường để nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ trên thị trường khu vực và quốc tế? [36, tr.63] Do đó, đòi hỏi chúng ta phải chuẩn bị kỹ càng các điều kiện cho quá trình hội nhập

Trang 40

đề toàn cầu, những vấn đề này đang gây ra nhiều nhức nhối trong đời sống xã hội, cản trở quá trình phát triển của đất nước “Cộng đồng thế giới đứng trước

nhiều vấn đề có tính toàn cầu (bảo vệ môi trường, hạn chế bùng nồ dân số, phòng ngừa và đây lùi những căn bệnh hiển nghèo ) không một quốc gia nào tự giải quyết, mà cân có sự hợp tác đa phương” [10, tr.77] Một trong những mặt trái của quá trình toàn câu hoá, hội nhập nên kinh tê của nước ta

ạt của các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam đang biến chúng ta thành “bãi rác của thế giới” do hậu quả của các chất thải công nghiệp không được xử lý triệt để Chúng ta mở cửa cho các cơng ty nước ngồi vàơ đầu tư nhưng lại không có một quy định rõ ràng về mặt pháp lý để hạn chế tình trạng ONMT nên càng ngày vấn đề này càng trở nên bức thiết Môi trường là vấn đề toàn cầu và nó đang trực tiếp tác động gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, môi trường sống của con người Cùng với đó là những vấn đề của hiệu ứng nhà | kính, huỷ hoại môi trường nước, sử dụng đất đai, phá rừng làm cho con người đã và sẽ gánh chịu những thám họa không thê lường hết về biến đổi khí

hậu, sóng thần, lở đất, cạn kiệt ngu6n tai nguyén ; hàng loạt những căn bệnh nguy hiểm đối với tính mạng con người lại đang diễn ra ngày càng nhiều với diện rộng, tuổi thọ con người cũng không cao Tất cả đã minh chứng cho những vấn nạn về ONMT làm nguy hại đến đời sống của con người

Rõ ràng, các vấn đề toàn cầu đang tác động rất lớn đến đời sống của con người Việt Nam Chính vì vậy, đòi hỏi sự quan tâm thích đáng của Đảng và

Nhà nước nhằm khắc phục những hệ quả tiêu cực, đảm bảo cuộc sống và

công bằng xã hội của mỗi người dân Nâng cao YTBVMT, thực hiện BVMT

chính là chúng ta chuẩn bị cho mình những điều kiện về môi trường đề tham gia vào hội nhập, đồng thời cũng chính là bảo vệ sự sinh tồn của con người

Ngày đăng: 12/11/2021, 12:36

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2_ Chương trình, nội dung, hình thức, phương pháp, phương tiện giáo L] dục  YTBVMTT  còn  nhiều  bất  cập  - Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên các trường cao đẳng tỉnh thái nguyên hiện nay
2 _ Chương trình, nội dung, hình thức, phương pháp, phương tiện giáo L] dục YTBVMTT còn nhiều bất cập (Trang 119)
Bảng 1.2. Về mức độ lồng ghép giáo dục YTBVMT cho sinh viên trong các giờ giảng  của  giáo  viên  - Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên các trường cao đẳng tỉnh thái nguyên hiện nay
Bảng 1.2. Về mức độ lồng ghép giáo dục YTBVMT cho sinh viên trong các giờ giảng của giáo viên (Trang 121)
Bảng 1.6. Đánh giá kết quả giáo dục YTBVMT cho sinh viên các trường Cao đẳng  tỉnh  Thái  Nguyên  hiện  nay  ở  từng  nội  dung  cụ  thể  - Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên các trường cao đẳng tỉnh thái nguyên hiện nay
Bảng 1.6. Đánh giá kết quả giáo dục YTBVMT cho sinh viên các trường Cao đẳng tỉnh Thái Nguyên hiện nay ở từng nội dung cụ thể (Trang 122)
Bảng 1.5. Đánh giá về dung lượng kiến thức các môn giáo dục lý luận chính trị -  mà  sinh  viên  đang  được  học  trong  chương  trình  đào  tạo  cao  đẳng  biện  nay  - Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên các trường cao đẳng tỉnh thái nguyên hiện nay
Bảng 1.5. Đánh giá về dung lượng kiến thức các môn giáo dục lý luận chính trị - mà sinh viên đang được học trong chương trình đào tạo cao đẳng biện nay (Trang 122)
Bảng 1.7. Đánh giá về hiệu quả của việc sử dụng các hình thức, phương pháp trong  giáo  dục  YTBVMT  cho  sinh  viên  ở  trường  Cao  đẳng  tỉnh  Thái  Nguyên  - Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên các trường cao đẳng tỉnh thái nguyên hiện nay
Bảng 1.7. Đánh giá về hiệu quả của việc sử dụng các hình thức, phương pháp trong giáo dục YTBVMT cho sinh viên ở trường Cao đẳng tỉnh Thái Nguyên (Trang 123)
STT Các hình thức, phương pháp giáo dục chủ yếu Số ý kiến | Tỷ lệ % 1 |Thông  qua  học  phần  Môi  trường  và  con  người 54 60.0  2  |Thông  qua  giáo  dục  lý  luận  chính  trị  59 65.6  3 - Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên các trường cao đẳng tỉnh thái nguyên hiện nay
c hình thức, phương pháp giáo dục chủ yếu Số ý kiến | Tỷ lệ % 1 |Thông qua học phần Môi trường và con người 54 60.0 2 |Thông qua giáo dục lý luận chính trị 59 65.6 3 (Trang 123)
Bảng 1.9. Ý kiến về giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục YTBVMT cho sinh - Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên các trường cao đẳng tỉnh thái nguyên hiện nay
Bảng 1.9. Ý kiến về giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục YTBVMT cho sinh (Trang 124)
§ | Tiệp tục phát huy vai trò của các hình thức giáo dục 90 | 100.0 9  |  Đưa  tiêu  chí  BVMT  vào  xem  xét  sinh  viên,  lớp,  trường  văn  hóa |  s-  |  o6,7  10  | Khen  thưởng,  tuyên  dương  kịp  thời  các  hoạt  động,  điên  hình  - Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên các trường cao đẳng tỉnh thái nguyên hiện nay
i ệp tục phát huy vai trò của các hình thức giáo dục 90 | 100.0 9 | Đưa tiêu chí BVMT vào xem xét sinh viên, lớp, trường văn hóa | s- | o6,7 10 | Khen thưởng, tuyên dương kịp thời các hoạt động, điên hình (Trang 124)
Bảng 2.3. Dấu hiệu biểu hiện YTBVMT trong đời sống - Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên các trường cao đẳng tỉnh thái nguyên hiện nay
Bảng 2.3. Dấu hiệu biểu hiện YTBVMT trong đời sống (Trang 125)
Bảng 2.2. Nhận xét về YTBVMT của sỉnh viên hiện nay - Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên các trường cao đẳng tỉnh thái nguyên hiện nay
Bảng 2.2. Nhận xét về YTBVMT của sỉnh viên hiện nay (Trang 125)
trị - xã hội nhằm BVMT 76 | 28.7 - Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên các trường cao đẳng tỉnh thái nguyên hiện nay
tr ị - xã hội nhằm BVMT 76 | 28.7 (Trang 126)
Bảng 2.5. Đánh giá phẩm chất, năng lực đội ngũ giáo viên giảng dạy học phần Môi  trường  và  con  người,  các  môn  giáo  dục  lý  luận  chính  trị  của  nhà  trường  - Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên các trường cao đẳng tỉnh thái nguyên hiện nay
Bảng 2.5. Đánh giá phẩm chất, năng lực đội ngũ giáo viên giảng dạy học phần Môi trường và con người, các môn giáo dục lý luận chính trị của nhà trường (Trang 126)
Bảng 2.7. Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng các hình thức, phương pháp trong giáo dục  YTBVMTT  cho  sinh  viên  các  trường  Cao  đắng  tỉnh  Thái  Nguyên  hiện  nay  - Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên các trường cao đẳng tỉnh thái nguyên hiện nay
Bảng 2.7. Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng các hình thức, phương pháp trong giáo dục YTBVMTT cho sinh viên các trường Cao đắng tỉnh Thái Nguyên hiện nay (Trang 127)
STT Các hình thức, phương pháp giáo dục chủ yếu Số ý kiến | Tỷ lệ % - Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên các trường cao đẳng tỉnh thái nguyên hiện nay
c hình thức, phương pháp giáo dục chủ yếu Số ý kiến | Tỷ lệ % (Trang 127)
1 | Một bộ phận cán bộ quản lý, giảng dạy còn nhiêu hạn chê - Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên các trường cao đẳng tỉnh thái nguyên hiện nay
1 | Một bộ phận cán bộ quản lý, giảng dạy còn nhiêu hạn chê (Trang 128)
Bảng 2.9. Nguyên nhân của những hạn chế trong giáo dục VTBVMT cho sinh viên  các  trường  Cao  đẳng  ở  Thái  Nguyên  hiện  nay  - Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên các trường cao đẳng tỉnh thái nguyên hiện nay
Bảng 2.9. Nguyên nhân của những hạn chế trong giáo dục VTBVMT cho sinh viên các trường Cao đẳng ở Thái Nguyên hiện nay (Trang 128)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w