1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích gộp về mối liên quan giữa đa hình gen fto với bệnh đái tháo đường typ 2 ở người châu á

59 10 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 1,43 MB

Nội dung

Trong dịch tễ học di truyền, nghiên cứu tương quan trên toàn bộ hệ gen Genome-Wide Association Studies - GWAS đã tiếp cận được các gen nguy cơ để phân tích nhận dạng các đa hình đơn nucl

Trang 1

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

VŨ THỊ NHUNG

PHÂN TÍCH GỘP VỀ MỐI LIÊN QUAN

GIỮA ĐA HÌNH GEN FTO VỚI BỆNH

ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2

Ở NGƯỜI CHÂU Á

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI – 2021

Trang 2

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

VŨ THỊ NHUNG

MÃ SINH VIÊN: 1601593

PHÂN TÍCH GỘP VỀ MỐI LIÊN QUAN

GIỮA ĐA HÌNH GEN FTO VỚI BỆNH

ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Những dòng đầu tiên, tôi xin được dành để gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến với những người trong suốt thời gian qua đã luôn hỗ trợ và động viên tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình một cách tốt nhất

Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới PGS.TS Phùng Thanh

Hương, Bộ môn Hóa Sinh, trường Đại học Dược Hà Nội, người đã dành nhiều thời gian

và tâm huyết dẫn dắt tôi từ những ngày đầu làm nghiên cứu Cô đã chỉ bảo tôi từ những điều nhỏ bé nhất, giúp tôi tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý giá trong quá trình làm nghiên cứu

Tôi xin chân thành cảm ơn NCS Nguyễn Thị Thu Cúc đã chỉ bảo, hướng dẫn

tận tình, động viên tôi những lúc khó khăn trong quá trình nghiên cứu, giúp tôi hoàn thành đề tài tốt nghiệp

Trân trọng cảm ơn tới các thầy cô Bộ môn Hóa sinh, phòng Đào Tạo Trường Đại học Dược Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành khóa luận

Lời cuối, tôi muốn cảm ơn gia đình, bạn bè cùng các thành viên khác cũng đang

tham gia nghiên cứu tại bộ môn hóa sinh, đặc biệt là bạn Bùi Nhật Lệ, em Nguyễn

Hồng Hà, em Nguyễn Khắc Thiện, bạn Hoàng Bảo Ngọc và bạn Ông Tùng Dương

Sự đồng hành, sẻ chia của mọi người chính là nguồn động lực to lớn đối với tôi trong quãng thời gian thực hiện nghiên cứu

Hà Nội, ngày 5 tháng 6 năm 2021

Sinh viên

Vũ Thị Nhung

Trang 4

MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1: TỔNG QUAN 3

1.1 Đái tháo đường typ 2 3

1.2 Mối liên quan giữa gen FTO và ĐTĐ typ 2 4

1.3 Phương pháp tổng quan hệ thống và phân tích gộp 7

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13

2.1 Đối tượng nghiên cứu 13

2.2 Phương pháp nghiên cứu 14

2.3 Phân tích thống kê 17

Chương 3: KẾT QUẢ 18

3.1 Kết quả tổng quan hệ thống 18

3.2 Phân tích gộp 26

Chương 4: BÀN LUẬN 34

4.1 Về kết quả tổng quan hệ thống 34

4.2 Về kết quả phân tích gộp 36

4.3 Ý nghĩa và hạn chế của nghiên cứu 39

KẾT LUẬN 40

KIẾN NGHỊ 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 5

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu Chú giải tiếng Anh Chú giải tiếng Việt

2-OG 2-oxoglutarat

ADA American Diabetes Association Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ

ADN Acid deoxyribonucleic

FTO Fat mass and obesity-associated gene

GWAS Genome-Wide Association Studies Nghiên cứu tương quan trên toàn

bộ hệ gen

IDF International Diabetes Federation Liên đoàn Đái tháo đường thế giới

LDL Low density lipoprotein Lipoprotein tỉ trọng thấp

NIDDM Non Insulin Dependent Diabetes

Mellitus

Đái tháo đường không phụ thuộc insulin

SNP Single nucleotide polymorphism Đa hình đơn nucleotid

T2DM Type 2 Diabetes Mellitus Đái tháo đường typ 2

WHO World Health Organisation Tổ chức Y tế thế giới

Trang 6

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Bảng ma trận 2x2 của số lượng alen trong từng nhóm nghiên cứu 16

Bảng 3.1 Một số thông tin của các nghiên cứu được đưa vào tổng quan hệ thống 20

Bảng 3.2 Các biến thể được đánh giá trong từ 2 nghiên cứu trở lên 23

Bảng 3.3 Các biến thể được đánh giá trong 1 nghiên cứu 25

Bảng 3.4 Kết quả phân tích gộp của các SNP trong bệnh ĐTĐ typ 2 30

Bảng 3.5 Kết quả phân tích gộp dưới nhóm 30

Trang 7

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Vai trò của FTO trong điều hòa quá trình tân tạo glucose ở gan 5

Hình 1.2 Vai trò của FTO trong điều hòa chuyển hóa lipid ở gan 6

Hình 1.3 Các bước tiến hành một tổng quan hệ thống 8

Hình 1.4 Các mức độ của bằng chứng y học 12

Hình 3.1 Kết quả tìm kiếm và lựa chọn nghiên cứu 18

Hình 3.2 Mối liên quan giữa rs9939609 và nguy cơ ĐTĐ typ 2 ở người Châu Á 27

Hình 3.3 Mối liên quan giữa rs8050136 và nguy cơ ĐTĐ typ 2 ở người Châu Á 28

Hình 3.4 Mối liên quan giữa rs3751812 và nguy cơ ĐTĐ typ 2 ở người Châu Á 29

Hình 3.5 Biểu đồ Forest về mối liên quan giữa các biến thể và nguy cơ ĐTĐ typ 2 theo các vùng địa lý của Châu Á 33

Trang 8

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) đang trở thành một gánh nặng kinh tế xã hội to lớn cho toàn thế giới, đúng như dự báo của chuyên gia y tế từ những năm 90 của thế kỷ trước “Thế kỷ 21 là thế kỷ của các bệnh nội tiết và rối loạn chuyển hóa” Đây là căn bệnh mạn tính thường gặp nhất trong các bệnh nội tiết và là một trong ba bệnh có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới (cùng với ung thư và tim mạch), với nhiều biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Để có được những chiến lược phòng bệnh và điều trị hiệu quả, những hiểu biết sâu sắc về cơ chế bệnh sinh và các yếu tố nguy cơ có vai trò quan trọng hàng đầu

Cho đến nay, đã có nhiều bằng chứng cho thấy yếu tố di truyền ảnh hưởng rõ rệt đến nguy cơ ĐTĐ [1] Trong dịch tễ học di truyền, nghiên cứu tương quan trên toàn bộ

hệ gen (Genome-Wide Association Studies - GWAS) đã tiếp cận được các gen nguy cơ

để phân tích nhận dạng các đa hình đơn nucleotid (single nucleotid polymorphism - SNP) nằm rải rác trên toàn bộ chiều dài của gen và vai trò của nó với sự khởi phát bệnh ĐTĐ Chính sự thay đổi một vài nucleotid trên gen có thể làm thay đổi cấu trúc phân tử cũng như hoạt động của protein được mã hóa bởi gen đó

Gen FTO (Fat mass and obesity-associated gene) nằm trong nhóm gen tác động

đến chỉ số BMI (Body Mass Index - chỉ số khối cơ thể) và cân bằng nội môi glucose, do vậy các biến đổi xảy ra trên gen này có thể làm thay đổi quá trình sinh lý tế bào như kháng insulin ở đảo tụy và dẫn đến nguy cơ phát triển bệnh ĐTĐ Trong những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới xác định và đánh giá tính đa hình

của gen FTO cũng như vai trò của gen FTO thông qua các SNP liên quan đến ĐTĐ typ

2 Việc nghiên cứu các SNP này có vai trò quan trọng trong xác định các tương quan kiểu gen - kiểu hình có ý nghĩa, từ đó đánh giá nguy cơ mắc bệnh và khả năng đáp ứng điều trị với từng cá thể

Hiện nay, có tới 5 nước ở Châu Á nằm trong top 10 nước có số người mắc ĐTĐ nhiều nhất trên thế giới theo công bố của liên đoàn ĐTĐ thế giới IDF (International Diabetes Federation) năm 2019 Tại Châu Á, nhiều nghiên cứu được tiến hành để đánh giá sự ảnh hưởng của các đa hình gen để đưa ra cảnh báo và các biện pháp thay đổi lối sống kịp thời với các đối tượng có nguy cơ cao Tuy nhiên, kết quả của các nghiên cứu

Trang 9

thiết kế nghiên cứu… Do đó, những phân tích gộp sẽ giúp đưa ra những kết luận khách quan và có độ tin cậy cao hơn trên cơ sở đánh giá toàn diện trên một cỡ mẫu lớn, kết hợp nhiều nghiên cứu Phân tích gộp của Yun Liu và cộng sự năm 2010 đã phát hiện

một số SNP của gen FTO là yếu tố nguy cơ trên đối tượng người Trung Quốc và Châu

Á nhưng nghiên cứu này chưa tổng quát hết được tất cả các SNP liên quan [36] Hơn nữa, từ 2010 đến nay, dữ liệu về vấn đề này đã được bổ sung thêm qua nhiều nghiên

cứu Chính vì vậy, đề tài “Phân tích gộp về mối liên quan giữa đa hình gen FTO với bệnh đái tháo đường typ 2 ở người Châu Á” được thực hiện với hai mục tiêu:

1 Tổng quan hệ thống về mối liên quan giữa bệnh đái tháo đường typ 2 với các biến thể

của gen FTO trên quần thể người Châu Á

2 Phân tích gộp về mối liên quan giữa bệnh đái tháo đường typ 2 với các biến thể của

gen FTO trên quần thể người Châu Á

Trang 10

Chương 1: TỔNG QUAN 1.1 Đái tháo đường typ 2

1.1.1 Định nghĩa và phân loại bệnh

Theo hướng dẫn của Bộ Y Tế năm 2017, ĐTĐ là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, về hoạt động động của insulin, hoặc cả hai Tăng glucose máu mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrat, protein, lipid, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh [1]

Theo phân loại của Hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ (ADA) năm 2020 và phân loại của Bộ

Y Tế, ĐTĐ được chia thành ĐTĐ typ 1, ĐTĐ typ 2, ĐTĐ thai kỳ và thể bệnh chuyên biệt của ĐTĐ do các nguyên nhân khác trong đó ĐTĐ typ 2 chiếm 90-95% các trường hợp ĐTĐ ĐTĐ typ 2 là thể bệnh xuất hiện do tình trạng đề kháng insulin, ở giai đoạn đầu tế bào beta bù trừ và tăng tiết insulin trong máu, nếu tình trạng đề kháng insulin kéo dài hoặc nặng dần, tế bào beta sẽ không tiết đủ insulin và ĐTĐ typ 2 lâm sàng sẽ xuất hiện [1]

1.1.2 Dịch tễ

Bệnh ĐTĐ và các biến chứng của bệnh đang gây ra một mối đe dọa lớn về sức khỏe toàn cầu Số lượng người mắc ĐTĐ trên toàn thế giới đã tăng gấp 2 lần trong 20 năm qua [68]; trong đó trên 90% các ca bệnh ĐTĐ là ĐTĐ typ 2 Năm 2019, theo số liệu thống kê của IDF cho thấy tổng số người mắc ĐTĐ trên toàn thế giới là 463 triệu người với độ tuổi từ 20-79 chiếm 9,3% dân số thế giới Con số này dự kiến sẽ tăng lên 578,4 triệu người (10,2% dân số toàn thế giới) vào năm 2030 và 700,2 triệu người (10,9% dân số toàn thế giới) vào năm 2045 Ngoài ra, số người tử vong liên quan đến ĐTĐ ước tính vào năm 2019 là 4,2 triệu người [58]

Châu Á có số người mắc bệnh ĐTĐ typ 2 tăng nhanh trong thời gian ngắn, khởi phát ở nhóm người trẻ với BMI tương đối thấp so với các chủng tộc khác Nghiên cứu dịch tễ học ghi nhận hơn 60% dân số toàn cầu mắc bệnh ĐTĐ sống ở Châu Á, trong đó, Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia hàng đầu thế giới về số lượng người lớn trong độ tuổi 20-79 mắc ĐTĐ năm 2019 (tương ứng là 116,4 triệu và 77 triệu người bệnh) [58], [67] Tại Đông Nam Á, thống kê cập nhật năm 2019 cho thấy ĐTĐ chiếm 8,8% dân số

Trang 11

trưởng thành ở tuổi 20-79 tương đương với 87,6 triệu người, trong đó có đến 56,7% chưa được chẩn đoán [58] Xu hướng bùng phát bệnh ĐTĐ ở những nước đang phát triển và tỷ lệ mắc bệnh gia tăng nhanh chóng ở người trẻ ở độ tuổi lao động chính của

xã hội đang tạo nên một gánh nặng bệnh tật lớn đối với các quốc gia này

1.1.3 Yếu tố nguy cơ mắc đái tháo đường typ 2

Nguy cơ ĐTĐ typ 2 gia tăng với tuổi, mức độ béo phì, ít vận động Bệnh cũng thường xuất hiện ở phụ nữ có tiền sử ĐTĐ thai kỳ, những người có tăng huyết áp, rối loạn lipid máu và ở một số sắc tộc nhạy cảm như người Mỹ da đen, Mỹ bản địa, người

Mỹ gốc La tinh, Mỹ gốc Á, người châu Mỹ La tinh, người gốc Nam Á, một số đảo vùng Thái Bình Dương [1]

Yếu tố di truyền ảnh hưởng mạnh trong bệnh ĐTĐ typ 2 Tỉ lệ cùng mắc ĐTĐ của hai người sinh đôi cùng trứng là 90%, hầu hết người ĐTĐ typ 2 đều có thân nhân bị ĐTĐ [1] Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến gia tăng tỉ lệ ĐTĐ typ 2 liên quan đến béo phì, ăn các loại thực phẩm giàu năng lượng, giàu carbohydrat, ít vận động Do đó tỉ lệ này gia tăng nhanh chóng ở các nước có sự chuyển dịch nhanh chóng về kinh tế, người dân thay đổi lối sống từ lao động nhiều sang ít vận động, ăn các loại thức ăn nhanh giàu năng lượng bột đường làm gia tăng tỉ lệ béo phì Ở các quốc gia này, người bị ĐTĐ typ

2 có thể xuất hiện bệnh ở lứa tuổi trẻ hơn 40 [1]

1.2 Mối liên quan giữa gen FTO và ĐTĐ typ 2

1.2.1 Cấu trúc phân tử gen FTO

Gen FTO được biết đến với tên đầy đủ là alpha-ketoglutarate dependent

dioxygenase nằm trên nhánh dài của nhiễm sắc thể số 16 của người, tại vị trí 16q12.2,

kích thước hơn 400kb, bao gồm 9 exon [65] Gen FTO mã hóa cho protein FTO có

chung motip trình tự với loại enzym Fe(II) 2-oxoglutarat (2OG) thuộc họ oxygenase, gần với họ protein AlkB-1, họ enzym sửa chữa ADN ở vi khuẩn, tương ứng ở động vật

là ABH1 và ABH2 [65]

1.2.2 Vai trò của gen FTO trong ĐTĐ typ 2

Yếu tố di truyền góp phần làm cho cơ thể nhạy cảm hơn, dễ mắc các bệnh chuyển hóa Một nghiên cứu liên kết trên toàn bộ hệ gen đã xác định các biến thể phổ biến trong

gen FTO có liên quan đến bệnh ĐTĐ typ 2 Các cá thể đồng hợp tử mang alen nguy cơ

Trang 12

xuất hiện sự tăng lượng mỡ, tăng đường huyết lúc đói và tăng sản xuất glucose ở gan so

với những cá thể đồng hợp tử mang alen nguy cơ thấp Sự ức chế hoàn toàn FTO trên

thực nghiệm giúp cải thiện khả năng dung nạp glucose và độ nhạy insulin ở chuột, cho

thấy vai trò của FTO trong việc điều chỉnh cân bằng nội môi glucose [37] Gen FTO

tham gia vào quá trình điều hòa cân bằng nội môi glucose trong cơ thể thông qua điều

hòa biểu hiện các gen tham gia vào tân tạo glucose ở gan FTO tương tác với các yếu tố

phiên mã sẽ gây gia tăng phiên mã các gen này, dẫn đến tăng tổng hợp glucose nội sinh

(Hình 1.1) FTO điều chỉnh chuyển hóa lipid ở gan bằng cách thay đổi trạng thái methyl

hóa của các gen và thay đổi hoạt động của các yếu tố phiên mã liên quan đến quá trình oxy hóa acid béo, thoái hóa lipid và sinh tổng hợp lipid (Hình 1.2)

Như vậy, tăng biểu hiện của FTO trong gan làm tăng quá trình tân tạo glucose và

lipid ở gan, và ức chế quá trình thoái hóa lipid, quá trình oxy hóa acid béo, từ đó việc

ức chế hoạt động của FTO có thể là một đích điều trị mới cho ĐTĐ typ 2

Hình 1.1 Vai trò của FTO trong điều hòa quá trình tân tạo glucose ở gan [37]

FTO: Fat mass and obesity-associated, G6PC: Glucose-6-phosphatase, PCK: Phosphoenolpyruvate carboxykinase, STAT3: Signal transducers and activators of transcription 3, CREB: cAMP responsive element binding protein, C/EBP-β: CCAAT/enhancer-binding protein-beta, ATF4: Activating transcription factor 4, FoxO1: Forkhead box protein O1

: ức chế

: kích thích

Trang 13

Hình 1.2 Vai trò của FTO trong điều hòa chuyển hóa lipid ở gan [37]

FTO: Fat mass and obesity-associated, m6A: N6-methyladenosine, CPT1: Carnitine palmitoyltransferase 1, LIPE: Hormone sensitive lipase, ATGL: Adipose triglyceride lipase, ACC1: Acetyl-CoA carboxylase 1, FASN: Fatty acid synthase, SCD: Stearoyl- CoA desaturase, MOGAT1: Monoacylglycerol O-acyltransferase 1, ATF4: Activating transcription factor 4

: ức chế

: kích thích

1.2.3 Tính đa hình của gen FTO trong ĐTĐ typ 2

Có nhiều SNP đã được tìm thấy trên các vùng mã hóa và không mã hóa của gen

FTO Các SNP này đã tạo ra các kiểu gen (genotype) khác nhau của FTO trong cộng

đồng, trong đó có một số SNP đóng vai trò quan trọng trong sự khởi phát của ĐTĐ typ

2 và được coi là những yếu tố nguy cơ cần được quan tâm

Các biến thể trên gen FTO có liên quan tới ĐTĐ typ 2 đã được nghiên cứu trên

thế giới có thể kể đến là rs9939609 [64], rs9940128, rs7193144, và rs8050136 (trong intron 1), rs918031 và rs1588413 (trong intron 8), và rs11076023 (nằm ở vùng 3' không

dịch mã) [44] Đa hình nucleotid đơn của gen FTO được nghiên cứu nhiều nhất nằm tại

intron đầu tiên, rs9939609 đại diện cho cụm 10 biến thể có liên kết mạnh với kiểu hình tăng BMI Một phân tích gộp đánh giá dữ liệu của 37 nghiên cứu thuần tập lớn đã cho thấy những người mang alen nguy cơ của biến thể rs9939609 tăng đáng kể tổng năng lượng và lượng carbohydrat tiêu thụ Alen nguy cơ của 2 biến thể rs1421085 và

Trang 14

rs17817449 cho thấy mối liên quan làm tăng tần suất sử dụng chất béo và lượng tiêu thụ chất béo [52]

1.3 Phương pháp tổng quan hệ thống và phân tích gộp

1.3.1 Phương pháp tổng quan hệ thống

1.3.1.1 Khái niệm

Với số lượng công bố khoa học ngày càng nhiều, kết quả của các nghiên cứu trên cùng một chủ đề nghiên cứu có thể không có sự thống nhất và gây nhiều tranh cãi Điều này khiến việc đánh giá để đưa ra quyết định phù hợp nhất gặp nhiều khó khăn, do đó việc đánh giá một cách có hệ thống các nghiên cứu là rất cần thiết [21]

Tổng quan hệ thống đối chiếu tất cả các bằng chứng thực nghiệm phù hợp với tiêu chí lựa chọn được đưa ra để trả lời cho một câu hỏi nghiên cứu cụ thể Nó sử dụng phương pháp nghiên cứu rõ ràng, có hệ thống được lựa chọn nhằm giảm thiểu tính thiên

vị và yếu tố gây nhiễu, từ đó cung cấp thông tin đáng tin cậy để đưa ra quyết định [21]

Tổng quan hệ thống là một loại tổng quan tài liệu đặc biệt mang lại nhiều điểm mạnh về phương pháp giúp các nhà nghiên cứu:

• Đánh giá khách quan các chứng cứ

• Có cách tiếp cận hệ thống để làm giảm sai lệch và sai số ngẫu nhiên

• Tăng độ chính xác của các ước lượng gộp, tăng ý nghĩa thống kê của tác động gộp

• Sử dụng các can thiệp có hiệu quả kịp thời

• Đưa ra các câu hỏi nghiên cứu trong tương lai

Tổng quan hệ thống là một phương pháp ngày càng được ưu tiên lựa chọn do những điểm khác biệt nổi bật của tổng quan hệ thống so với tổng quan tài liệu truyền thống

1.3.1.2 Quy trình của tổng quan hệ thống

Tổng quan hệ thống được tiến hành theo 8 bước cơ bản sau:

Trang 15

Hình 1.3 Các bước tiến hành một tổng quan hệ thống [28]

Đối với bước 1: Như bất kì nghiên cứu nào được tiến hành, quyết định đầu tiên

và quan trọng nhất cho một đánh giá tổng quan hệ thống là xác định được trọng tâm của đánh giá Việc này được thực hiện rõ ràng nhất bằng cách đưa ra câu hỏi cụ thể mà đánh giá đang tìm cách trả lời Câu hỏi nghiên cứu trong tổng quan hệ thống có thể được các nhà nghiên cứu diễn đạt dưới dạng một câu hỏi tự do hoặc được hình thành cụ thể hóa

sử dụng bộ câu hỏi dưới dạng cấu trúc PICO (P (population): đối tượng bệnh nhân hay quần thể; I (intervention): phương pháp can thiệp/ điều trị; C (comparison): đối chứng;

O (outcome): kết quả đầu ra)

Đối với bước 3: Việc tìm kiếm các nghiên cứu liên quan quan trọng cần được thực hiện ít nhất trên 2 nguồn cơ sở dữ liệu, ví dụ như sử dụng hệ thống thư viện y khoa Pubmed, Cochrane hay các hệ thống khoa học chuyên ngành khác để tìm những công

bố liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu Có nhiều nghiên cứu, vì lí do nào đó (ví dụ như kết quả không như mong muốn) không được công bố toàn văn, cho nên nhà nghiên cứu cần phải thu thập đầy đủ các nghiên cứu đó để tránh thiên vị xuất bản [2]

Trong bước 4, sau khi loại bỏ những nghiên cứu trùng lặp từ các nguồn, các nghiên cứu còn lại được kiểm tra sự phù hợp thông qua tiêu đề, tóm tắt và bài toàn văn bằng cách rà soát xem trong số các nghiên cứu được truy tìm đó, có bao nhiêu nghiên cứu đạt tiêu chuẩn đã đưa ra Những tiêu chuẩn này được đề ra trước khi tiến hành nghiên cứu xuất phát trực tiếp từ câu hỏi nghiên cứu và được cụ thể hóa như đối tượng bệnh nhân, khu vực tiến hành, tình trạng bệnh,…

Để nhận định 1 nghiên cứu tổng quan hệ thống cần quan tâm đến 3 câu hỏi:

• Kết quả của tổng quan hệ thống có giá trị hay không? Để trả lời câu hỏi này, cần làm rõ việc tổng quan có trả lời một câu hỏi rõ ràng hay không, mức độ phù hợp

Bước 1 Hình

thành câu hỏi

nghiên cứu

Bước 2 Phát triển chiến lược nghiên cứu và bản dự thảo

Bước 3: Tìm kiếm các nghiên cứu liên quan

Bước 4: Lựa chọn các nghiên cứu liên quan

Bước 7: Phiên giải những phát hiện của nghiên cứu

Bước 8: Cập nhật tổng quan hệ thống khi có bằng chứng mới

Trang 16

của nguồn thông tin được tác giả tìm kiếm, liệu các nghiên cứu quan trọng có được đưa vào đầy đủ chưa, các tác giả có đánh giá chất lượng nghiên cứu nghiêm túc, đầy đủ trước khi đưa nghiên cứu vào tổng quan hệ thống hay không?

• Kết quả như thế nào? Với câu hỏi này, cần xem xét đầu ra cuối cùng là gì (tỉ suất chênh OR hay tỉ số nguy cơ RR) và độ tin cậy của kết quả như thế nào (khoảng tin cậy, giá trị p)

• Kết quả có ứng dụng gì trong thực tế? Liệu kết quả có ứng dụng được ở cộng đồng địa phương, liệu chính sách, phương pháp điều trị có nên thay đổi

Sau quá trình rà soát nghiên cứu có hệ thống, một phân tích định lượng có thể được tiến hành để kết hợp dữ liệu từ nhiều nghiên cứu thực nghiệm riêng biệt tiến hành cùng một vấn đề Phương pháp phân tích định lượng được sử dụng là phân tích gộp Phân tích gộp là phần thường sẽ được tiến hành trong một tổng quan hệ thống nhưng không là phần bắt buộc phải có Phân tích định lượng sẽ không phù hợp trong trường hợp câu hỏi đánh giá nghiên cứu được trả lời tốt hơn với các dữ liệu định tính hay các nghiên cứu quá khác biệt nhau [28] Phân tích gộp chỉ phù hợp khi tập hợp các nghiên cứu thu thập có chung các đặc điểm như sau:

• Được báo cáo kết quả định lượng (dạng dữ liệu) thay vì những phát hiện mới hay kết quả định tính

• Thiết kế nghiên cứu tương tự nhau để kiểm tra câu hỏi nghiên cứu giống nhau

• Báo cáo mối tương quan giữa hai biến đơn giản thay vì được điều chỉnh bằng mô hình hồi quy đa biến

• Kết quả nghiên cứu có thể được biểu diễn dưới dạng mức độ ảnh hưởng (effect size) được tiêu chuẩn hóa

1.3.2 Phân tích gộp

1.3.2.1 Khái niệm

Phân tích gộp là nội dung mang tính định lượng của một quá trình rà soát nghiên cứu có hệ thống với kỹ thuật thống kê được sử dụng để tổng hợp kết quả của nhiều nghiên cứu độc lập Kết quả của mỗi nghiên cứu đơn lẻ thường được đánh giá hoặc là

“tích cực”, hoặc là “tiêu cực” và sự đánh giá này dựa vào trị số p Nhưng ý nghĩa thống

kê phụ thuộc vào số mẫu được chọn trong nghiên cứu, và một kết quả “tiêu cực” không

Trang 17

có nghĩa là giả thiết của nghiên cứu sai, mà có thể đó là tín hiệu cho thấy số lượng mẫu chưa đủ để đi đến một kết luận đáng tin cậy Do đó logic của phân tích gộp là chuyển hướng từ đánh giá ý nghĩa thống kê sang ước tính mức độ ảnh hưởng (effect size) Câu trả lời mà phân tích gộp muốn đưa ra không chỉ đơn giản là có hay không có ý nghĩa thống kê mà là mức độ ảnh hưởng bao nhiêu, có đáng để chúng ta quan tâm, có thích hợp để chúng ta ứng dụng vào thực tế hay không [2]

1.3.2.2 Các bước thực hiện

Phân tích thống kê trong phân tích gộp gồm các bước:

• Bước 1: Ước tính mức độ ảnh hưởng của từng nghiên cứu

Mỗi nghiên cứu ước tính một mức độ ảnh hưởng theo cùng một chỉ số thống kê tùy thuộc vào các tiêu chí của phân tích tổng hợp [21] Ví dụ, chỉ số thống kê có thể là

tỉ số nguy cơ tương đối (relative risk-RR) nếu dữ liệu đầu ra là biến nhị phân, hoặc sẽ là mức độ khác biệt trung bình nếu dữ liệu đầu ra là biến liên tục

• Bước 2: Kiểm tra tính không đồng nhất giữa các nghiên cứu và chọn mô hình Bất kì sự khác nhau nào giữa các nghiên cứu trong tổng quan hệ thống đều được gọi là dị biệt (heterogeneity) Nguồn gốc của độ dị biệt là khác biệt về lâm sàng, khác biệt về phương pháp và khác biệt về thống kê [21] Sự khác biệt về lâm sàng cụ thể có thể kể đến như đặc tính của quần thể (địa điểm, tuổi, giới), tiêu chí chọn hay thuốc dùng kèm tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu… Sự khác biệt về phương pháp là khác biệt về thiết kế nghiên cứu như sử dụng các thang đo khác nhau, cách tiến hành nghiên cứu, chất lượng nghiên cứu hay xử lí số liệu,… Sự khác biệt thống kê là hệ quả của hai loại khác biệt trên, thể hiện bởi sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng (effect size) của từng nghiên cứu thành phần Sự khác biệt này thường không đơn giản chỉ là sai số ngẫu nhiên

Thông số được sử dụng để kiểm tra tính không đồng nhất của các nghiên cứu là

I2 tức là % tổng những khác biệt giữa các nghiên cứu do dị biệt chứ không phải do sai

số ngẫu nhiên Chỉ số I2 được định nghĩa như sau: I2 Q df 100%

Q

=Theo lí thuyết xác suất, Q có độ phân phối theo luật Chi-square với bậc tự do (degrees of freedom – df) là k-1, với k là số nghiên cứu trong phân tích gộp [2]

Chỉ số I2 nhận giá trị chạy từ 0% đến 100% Nếu giá trị I2 < 25%, các nghiên cứu

có độ không đồng nhất thấp Nếu giá trị I2 nằm giữa khoảng 25% và 75%, các nghiên

Trang 18

cứu có độ không đồng nhất trung bình Nếu giá trị I2 > 75%, các nghiên cứu có độ không đồng nhất cao [22]

Phân tích gộp được thực hiện với một trong 2 mô hình: phân tích gộp ảnh hưởng bất biến và phân tích gộp ảnh hưởng biến thiên [21], [2] Mô hình ảnh hưởng bất biến được sử dụng khi giả định các nghiên cứu đều đồng nhất như nhau, sự khác biệt chỉ do yếu tố ngẫu nhiên, còn mô hình ảnh hưởng biến thiên được sử dụng với giả định các nghiên cứu không đồng nhất như nhau

• Bước 3: Tổng hợp kết quả: độ lớn tác động chung và khoảng tin cậy 95%

Trong nghiên cứu phân tích gộp, độ lớn của tác động được tổng hợp tất cả các tác động của từng nghiên cứu thành phần từ đó tạo ra tác động chung Mỗi nghiên cứu đưa vào phân tích gộp sẽ có một trọng số Những nghiên cứu với cỡ mẫu lớn có trọng

số lớn hơn các nghiên cứu có cỡ mẫu nhỏ [21]

Mức độ ảnh hưởng và khoảng tin cậy của từng nghiên cứu đơn lẻ và của cả nghiên cứu phân tích gộp được thể hiện bằng biểu đồ gộp Mỗi nghiên cứu được tình bày dưới dạng một hình vuông nằm giữa một đoạn kẻ ngang Diện tích của hình vuông biểu thị mức độ lớn của trọng số, còn đoạn thẳng nằm ngang biểu thị khoảng tin cậy của mức độ ảnh hưởng

• Bước 4: Đánh giá thiên vị xuất bản và biểu đồ phễu

Sự thiên vị xuất bản hay sự thiên vị kết quả tích cực là một lỗi có hệ thống, khi các nghiên cứu cho thấy hiệu quả đáng kể và kết quả tích cực có nhiều khả năng được xuất bản và được đưa vào phân tích gộp Thiên vị xuất bản này thường phổ biến với nghiên cứu nhỏ hơn là nghiên cứu lớn Thiên vị xuất bản có thể xảy ra nếu có sự liên hệ giữa số đo của tác động (log RR hay log OR) và quy mô của nghiên cứu Sự liên hệ này được thể hiện qua biểu đồ phễu Funnel plot và hồi quy tuyến tính Egger Biểu đồ phễu

sẽ thể hiện tác động của ảnh hưởng (log OR) theo kích cỡ mẫu (hoặc sai số chuẩn hoặc nghịch đảo của sai số chuẩn của mức độ ảnh hưởng ở mỗi nghiên cứu) Bởi vì độ chính xác của ước lượng tăng dần khi tăng cỡ mẫu, ước lượng từ những nghiên cứu nhỏ có khuynh hướng mở rộng ra ở đáy của biểu đồ và thu hẹp lại ở các nghiên cứu có quy mô lớn Như vậy thiên vị xuất bản được đánh giá dựa trên tính bất đối xứng của biểu đồ phễu, khi không có thiên vị, biểu đồ có hình chiếc phễu úp ngược

• Bước 5: Phân tích dưới nhóm:

Trang 19

Phân tích dưới nhóm được tiến hành để đánh giá ảnh hưởng của yếu tố nhiễu đến kết quả nghiên cứu

Như vậy, phân tích gộp có hai đặc điểm quan trọng Thứ nhất, phân tích gộp đánh giá độ lớn của tác động hay mức độ ảnh hưởng chứ không dựa trên giá trị p Độ lớn của tác động phản ánh mức độ quan trọng của hiệu quả điều trị hoặc độ mạnh của mối liên quan giữa hai biến Thứ hai, nó tổng hợp tất cả các tác động của từng nghiên cứu thành viên từ đó tạo ra tác động chung Điểm mạnh được đánh giá của phân tích gộp là: tăng

số lượng quan sát, tăng sức mạnh thống kê (kết quả có thể tổng quát hơn cho dân số lớn hơn), cải thiện khả năng ước lượng của tác động cỡ mẫu với can thiệp, cho phép phân tích các kết quả không đồng nhất của các nghiên cứu (đánh giá được sự khác biệt giữa các nghiên cứu), đánh giá được phân tích dưới nhóm và cho phép điều tra về mức độ thiên vị xuất bản

Hiện nay, trong phân loại các loại công bố về y học thực chứng, tổng quan hệ thống và phân tích gộp được xếp vào loại có giá trị cao nhất, trên cả nghiên cứu thuần tập và thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng (Hình 1.4)

Hình 1.4 Các mức độ của bằng chứng y học [17]

Trang 20

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

2.1.1 Các nguồn cơ sở dữ liệu

Các nghiên cứu đưa vào đề tài là các bài báo đánh giá mối liên quan giữa SNP

của gen FTO với bệnh ĐTĐ typ 2 trên đối tượng quần thể người châu Á Nguồn dữ liệu

tìm kiếm các nghiên cứu là 2 cơ sở dữ liệu Medline via Pubmed (https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/) và cơ sở dữ liệu The Cochrane Library (https://www.cochranelibrary.com/) Các nghiên cứu đưa vào đề tài được sàng lọc dựa trên tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ và được cập nhật đến tháng 12 năm 2020

2.1.2 Tiêu chí lựa chọn

✓ Các nghiên cứu thực hiện trên đối tượng người bệnh ở Châu Á

✓ Có đánh giá mối quan hệ giữa các SNP của gen FTO với ĐTĐ typ 2

✓ Nghiên cứu lựa chọn nhóm bệnh ĐTĐ typ 2 và nhóm chứng khỏe mạnh

✓ Có cung cấp tỷ suất chênh (odds ratios - ORs) và khoảng tin cậy 95% (confidence intervals - CI) hoặc cung cấp đủ dữ liệu gen/ alen để có thể tính toán được OR và 95% CI

2.1.3 Tiêu chí loại trừ

✓ Những nghiên cứu không thực hiện trên con người

✓ Đối tượng nghiên cứu trong cùng 1 gia đình hoặc giữa anh chị em

✓ Nghiên cứu không có nhóm chứng

✓ Tóm tắt hội nghị, báo cáo ca và chuỗi ca, phân tích gộp, bài báo tổng quan

✓ Nghiên cứu không có bản toàn văn

✓ Nghiên cứu không được viết bằng tiếng Anh

Phân tích gộp sẽ không bị loại trừ khi có bao gồm tiến hành nghiên cứu thực

nghiệm về mối quan hệ giữa đa hình gen FTO và ĐTĐ typ 2 ở người Châu Á

Trang 21

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp tổng quan hệ thống về mối liên quan giữa bệnh đái tháo đường typ 2 với các SNP của gen FTO trên quần thể người Châu Á

2.2.1.1 Phương pháp tìm kiếm dữ liệu

Nghiên cứu tổng quan hệ thống được thực hiện tổng hợp tất cả các nghiên cứu

đã xuất bản báo cáo về mối liên quan giữa SNP của gen FTO trên bệnh nhân ĐTĐ typ

2 thuộc các quốc gia ở Châu Á Việc tìm kiếm dựa trên các từ khóa, cụm từ tìm kiếm và

từ đồng nghĩa cho ĐTĐ typ 2, gen FTO trên 2 cơ sở dữ liệu Pubmed và The Cochrane

Library Việc tìm kiếm kết thúc vào tháng 12 năm 2020 Các cụm từ được tiến hành tìm kiếm gồm: cụm 1 tìm kiếm những bài báo liên quan đến bệnh ĐTĐ typ 2 “T2D” OR

“T2DM” OR “Type 2 Diabetes” OR “ NIDDM” OR “Non Insulin Dependent Diabetes

Mellitus”; cụm 2 tiến hành tìm kiếm những bài báo liên quan đến gen FTO “FTO” OR

“Alpha Ketoglutarate Dependent Dioxygenase” OR “Fat Mass and Obesity Associated Protein” Sau đó, cụm 1 và cụm 2 được kết hợp cùng tìm kiếm với liên từ AND sẽ cho

ra tổng số bài báo liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu

2.2.1.2 Phương pháp lựa chọn nghiên cứu và trích xuất dữ liệu

a) Lựa chọn nghiên cứu

Các bài báo sau khi được thu thập từ các cơ sở dữ liệu sẽ được đánh giá theo tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ được nêu ở trên qua các bước (Hình 2.1):

Hình 2.1 Sơ đồ quy trình tìm kiếm và lựa chọn bài báo

Trang 22

Bước 1: Các nghiên cứu trùng lặp ở 2 nguồn dữ liệu sẽ bị loại bỏ và các nghiên cứu còn lại sẽ được sàng lọc

Bước 2: Các bài báo được lựa chọn qua bước 1 sẽ được sàng lọc dựa trên tiêu đề

và đọc phần tóm tắt, theo các tiêu chí lựa chọn và loại trừ

Bước 3: Đối với những bài báo không thể chọn dựa trên tiêu đề và tóm tắt sẽ tiến hành thực hiện đọc chi tiết bản toàn văn để đưa ra lựa chọn cuối cùng

Bước 4: Những nghiên cứu thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn và không nằm trong tiêu chuẩn loại trừ được đưa vào tổng quan hệ thống để thu thập và phân tích kết quả

b) Trích xuất dữ liệu

Sau khi hệ thống hóa các nghiên cứu thỏa mãn tiêu chí lựa chọn và loại trừ, trích xuất dữ liệu được thực hiện gồm: các đặc điểm của nghiên cứu, đặc điểm đối tượng tham

gia nghiên cứu, đặc điểm của đa hình gen FTO và những dữ liệu cần cho phân tích gộp

Đặc điểm của nghiên cứu bao gồm thông tin liên quan đến: tác giả, năm xuất bản, đất nước, vùng và thiết kế nghiên cứu Các nghiên cứu tiến hành ở các đất nước thuộc Châu Á được chia thành 5 vùng: Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á và Trung Á Các loại thiết kế nghiên cứu được thu thập theo 3 loại chính: (1) Nghiên cứu thuần tập; (2) Nghiên cứu bệnh chứng; (3) Nghiên cứu cắt ngang; các nghiên cứu không được tiến hành theo 3 loại này sẽ được ghi vào mục Khác và ghi rõ

Đặc điểm của đối tượng tham gia nghiên cứu: bao gồm số lượng mỗi nhóm bệnh/ chứng, tuổi trung bình ở mỗi nhóm, số lượng chia theo giới tính (nam/ nữ), cân nặng trung bình và BMI theo từng nhóm

Các đặc điểm của đa hình gen FTO: gồm tất cả các SNP của gen FTO được đưa

vào nghiên cứu trong bài báo và giá trị p kiểm định cân bằng Hardy Weinberg ở nhóm chứng (có kiểm định/ không kiểm định) Đặc điểm kiểu hình: ĐTĐ typ 2, tiêu chuẩn chẩn đoán Dữ liệu đưa vào phân tích gộp gồm: dữ liệu gen, dữ liệu tần suất của alen và

dữ liệu thống kê (OR của mô hình alen với 95% CI)

2.2.2 Phương pháp phân tích gộp về mối liên quan giữa bệnh ĐTĐ typ 2 với các SNP của gen FTO trên quần thể người Châu Á

2.2.2.1 Phương pháp ước tính kết quả gộp

Từ các kết quả về dữ liệu thu được, tất cả các đột biến của gen FTO được phân

Trang 23

đưa vào nghiên cứu Sau đó, số lượng bài báo nghiên cứu về ĐTĐ typ 2 được thống kê

cũng như tiến hành phân tích gộp mối liên quan SNP của gen FTO với ĐTĐ typ 2 Các

SNP đủ điều kiện được đưa vào phân tích nếu được đánh giá từ 2 nghiên cứu trở lên

Độ mạnh của mối liên quan giữa các SNP với nguy cơ mắc bệnh được đánh giá bởi tỉ suất chênh OR gộp và khoảng tin cậy 95% của mô hình di truyền theo tần suất alen trong các nghiên cứu Tỉ suất chênh OR và khoảng tin cậy 95% của từng nghiên cứu được ước tính như sau:

Bảng 2.1 Bảng ma trận 2x2 của số lượng alen trong từng nhóm nghiên cứu

Bệnh Chứng Tổng số người phơi nhiễm

và không phơi nhiễm

Tổng nhóm bệnh và nhóm chứng a+c b+d

Độ chênh:

Odds= Khả năng xuất hiện một sự kiện

Khả năng không xuất hiện một sự kiện=

Có phơi nhiễm trước đóKhông có phơi nhiễm trước đó

Tỉ suất chênh:

OR= Độ chênh có phơi nhiễm trong nhóm bị bệnh

Độ chênh có phơi nhiễm trong nhóm không bị bệnhKhoảng tin cậy 95% của OR:

( ) ln 1,96 1 1 1 195%

CI95% của OR giúp ước lượng khoảng mà OR rơi vào (tiến hành 100 lần thì 95 lần OR

sẽ rơi vào trong khoảng đó)

Biện giải kết quả OR-CI95%

OR=1: không có mối liên quan giữa việc có alen nguy cơ và bị bệnh

OR ≠ 1: xét 2 trường hợp:

+ CI95% chứa 1 (VD: OR=1,3, CI95%=[0,8-1,5]): không kết luận được mối quan hệ nhân quả

+ CI95% không chứa 1:

Trang 24

OR < 1: phơi nhiễm làm giảm khả năng mắc bệnh (yếu tố bảo vệ)

OR > 1: phơi nhiễm làm tăng khả năng mắc bệnh (yếu tố nguy cơ)

Khi tiến hành phân tích gộp các kết quả từ các nghiên cứu thành phần, kết quả gộp (OR gộp và 95% CI) thu được mô hình gộp ảnh hưởng bất biến sẽ được sử dụng nếu có sự đồng nhất giữa các nghiên cứu (chỉ số I2 ≤ 50%) Ngược lại, nếu có sự không đồng nhất giữa các nghiên cứu (giá trị I2 > 50%), mô hình gộp ảnh hưởng biến thiên sẽ được tính toán thay thế

2.2.2.2 Phương pháp đánh giá sự đồng nhất giữa các kết quả nghiên cứu

Sự không đồng nhất giữa kết quả của các nghiên cứu sẽ được đánh giá qua chỉ số

I2 Giá trị nhỏ nhất của I2 là 0%, khi đó, các nghiên cứu sẽ có tính đồng nhất Giá trị lớn nhất của I2 là 100%, khi đó các nghiên cứu hoàn toàn không đồng nhất Ngoài ra, sự đồng nhất của các kết quả nghiên cứu còn được đánh giá bằng biểu đồ Forest

2.2.2.3 Phương pháp đánh giá thiên vị trong xuất bản

Thiên vị xuất bản được đánh giá dựa trên tính bất đối xứng của biểu đồ phễu (funnel plot), khi không có thiên vị, biểu đồ có hình chiếc phễu úp ngược Ngoài ra, độ thiên vị xuất xuất bản được kiểm tra bằng test hồi quy tuyến tính Egger, giá trị p < 0,05 được xem là có ý nghĩa thống kê

2.3 Phân tích thống kê

Kết quả tổng quan hệ thống được trình bày dưới dạng bảng tóm tắt thông tin của các nghiên cứu đáp ứng tiêu chuẩn

Phân tích gộp sử dụng phần mềm Stata 16 cho các phân tích thống kê Các mô

hình phù hợp được sử dụng để tổng hợp mối liên hệ giữa các SNP của gen FTO với tính

nhạy cảm ĐTĐ typ 2 Độ mạnh của mối liên quan giữa các SNP với nguy cơ bệnh được đánh giá bởi tính toán bởi OR gộp và khoảng tin cậy 95% của mô hình di truyền theo tần suất alen trong các nghiên cứu Kết quả của các nghiên cứu bao gồm trong phân tích gộp được thể hiện trong biểu đồ Forest Ngoài ra, phân tích nhóm được thực hiện bởi phân tầng theo các vùng địa lý ở Châu Á để đánh giá mối liên quan giữa SNP với bệnh ĐTĐ typ 2 theo từng nhóm

Trang 25

Chương 3: KẾT QUẢ 3.1 Kết quả tổng quan hệ thống

3.1.1 Kết quả lựa chọn bài báo

Từ 325 bài báo được tìm thấy, 40 nghiên cứu được lựa chọn đưa vào tổng quan

hệ thống Kết quả lựa chọn các nghiên cứu trong tổng quan hệ thống và phân tích gộp được trình bày trong biểu đồ Prisma (Hình 3.1)

Hình 3.1 Kết quả tìm kiếm và lựa chọn nghiên cứu

Tổng số có 243 nghiên cứu được loại trừ sau quá trình sàng lọc tiêu đề và tóm tắt

do những nguyên nhân dưới đây:

• Không phải người Châu Á (n=79)

• Nghiên cứu không tiến hành trên người (n=10)

• Không có bản toàn văn (n=1)

Trang 26

• Không viết bằng tiếng Anh (n=1)

• Bài viết tổng quan (n=2), bài phân tích gộp (n=20)

• Bài nghiên cứu về cơ chế bệnh (n=1)

• Bài báo không đủ thông tin (n=10)

• Nghiên cứu về bệnh khác, không nghiên cứu về mối quan hệ giữa biến thể gen

FTO và ĐTĐ typ 2 (n=119)

Tổng số có 39 nghiên cứu được loại trừ sau khi sàng lọc bản toàn văn do những nguyên nhân dưới đây:

• Bài báo không có đủ dữ liệu gen và alen (n=17)

• Bài báo lựa chọn đối tượng nghiên cứu không phù hợp tiêu chí (n=22)

Như vậy, trong tổng số 325 bài báo được tìm kiếm ban đầu từ 2 nguồn cơ sở dữ liệu, tổng cộng có 40 nghiên cứu thỏa mãn tiêu chí lựa chọn và loại trừ được đưa vào tổng hợp dữ liệu

3.1.2 Kết quả tổng hợp

Nội dung thu thập về đặc điểm của các nghiên cứu từ 40 bài báo thỏa mãn tiêu chí lựa chọn và loại trừ đưa vào tổng hợp dữ liệu Kết quả tổng hợp được trình bày trong Bảng 3.1

Trang 27

Bảng 3.1 Một số thông tin của các nghiên cứu được đưa vào tổng quan hệ thống

bình được chẩn đoán ĐTĐ

Nhóm bệnh

Nhóm chứng

Nhóm bệnh

Nhóm chứng

Nhóm bệnh

Nhóm chứng

Trang 28

* 1:Bài báo thực hiện 2 nghiên cứu độc lập, 2,3: mỗi bài báo thực hiện 3 nghiên cứu độc lập sẽ được tính kết quả riêng biệt.

Trang 29

Đặc điểm về thời gian, không gian các nghiên cứu

Trong các nghiên cứu được thực hiện ở Châu Á, Đông Á là khu vực có số lượng nghiên cứu nhiều nhất (chiếm 53%) trong đó riêng Trung Quốc có tới 13 nghiên cứu (chiếm 54% trong tổng số nghiên cứu ở Đông Á) Kế đến lần lượt là khu vực Nam Á (n=14) với

10 nghiên cứu đến từ Ấn Độ (chiếm 71%), Tây Á (n=5), Đông Nam Á (n=1) và Trung Á (n=1) Thời gian của các nghiên cứu được tiến hành từ năm 2007 đến năm 2020, tập trung nhiều nhất vào năm 2013 (6 nghiên cứu)

Đặc điểm đối tượng nghiên cứu

Độ tuổi trung bình của nhóm bệnh và nhóm chứng trong các nghiên cứu thu thập được dao động từ 25-73 Độ tuổi trung bình được chẩn đoán ĐTĐ typ 2 của nhóm bệnh thu thập được trong 14/40 bài báo với độ tuổi thấp nhất là 37, cao nhất là 64,9; trong đó có 3 nghiên cứu có tuổi trung bình được chẩn đoán ĐTĐ của nhóm bệnh dưới 45 tuổi

BMI trung bình của nhóm chứng từ 21-29 kg/m2 và nhóm bệnh từ 23-35 kg/m2, BMI trung bình của nhóm bệnh ĐTĐ typ 2 hầu hết đều cao hơn so với nhóm chứng khỏe mạnh (39/40 bài báo) Giá trị BMI trung bình trong các nghiên cứu ở nhóm bệnh ĐTĐ typ 2 đều

ở trên ngưỡng xác định thừa cân (BMI ≥ 23 kg/m2 theo thực tế các nước Châu Á và BMI ≥

25 kg/m2 theo Tổ chức Y tế thế giới)

Đặc điểm phương pháp nghiên cứu

Các nghiên cứu đều có dạng thiết kế nghiên cứu bệnh chứng với cỡ mẫu nghiên cứu chủ yếu trên 1000 (30/45 nghiên cứu), 15 nghiên cứu có cỡ mẫu từ 100 đến 1000 Nghiên cứu có cỡ mẫu lớn nhất được thực hiện ở Trung Quốc với 2409 nhóm bệnh và 4254 nhóm chứng Tiêu chuẩn của ĐTĐ typ 2 được chẩn đoán trong các nghiên cứu đều theo tiêu chuẩn của Hiệp hội ĐTĐ Mỹ ADA hoặc Tổ chức y tế thế giới WHO

Đặc điểm kết quả nghiên cứu

Kết quả ghi nhận được tổng cộng có 20 SNP nghiên cứu về ĐTĐ typ 2; với 6 SNP được đánh giá từ 2 nghiên cứu trở lên, 14 SNP chỉ được đánh giá trong 1 nghiên cứu Với mỗi SNP có các kết quả về cỡ mẫu, đánh giá cân bằng Hardy Weinberg (HWE) theo giá trị

p ở nhóm chứng, tần suất alen nguy cơ, tần suất kiểu gen và kết quả OR (95% CI) Nội dung thu thập về kết quả của 20 SNP từ 40 bài báo (45 nghiên cứu) đạt yêu cầu đưa vào tổng quan hệ thống thu được như sau:

Ngày đăng: 12/11/2021, 11:38

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

GIỮA ĐA HÌNH GEN FTO VỚI BỆNH - Phân tích gộp về mối liên quan giữa đa hình gen fto với bệnh đái tháo đường typ 2 ở người châu á
GIỮA ĐA HÌNH GEN FTO VỚI BỆNH (Trang 1)
GIỮA ĐA HÌNH GEN FTO VỚI BỆNH - Phân tích gộp về mối liên quan giữa đa hình gen fto với bệnh đái tháo đường typ 2 ở người châu á
GIỮA ĐA HÌNH GEN FTO VỚI BỆNH (Trang 2)
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT - Phân tích gộp về mối liên quan giữa đa hình gen fto với bệnh đái tháo đường typ 2 ở người châu á
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT (Trang 5)
SNP Single nucleotide polymorphism Đa hình đơn nucleotid T2DM Type 2 Diabetes Mellitus  Đái tháo đường typ 2  WHO World Health Organisation Tổ chức Y tế thế giới  - Phân tích gộp về mối liên quan giữa đa hình gen fto với bệnh đái tháo đường typ 2 ở người châu á
ingle nucleotide polymorphism Đa hình đơn nucleotid T2DM Type 2 Diabetes Mellitus Đái tháo đường typ 2 WHO World Health Organisation Tổ chức Y tế thế giới (Trang 5)
Hình 1.1. Vai trò của FTO trong điều hòa quá trình tân tạo glucose ở gan [37] - Phân tích gộp về mối liên quan giữa đa hình gen fto với bệnh đái tháo đường typ 2 ở người châu á
Hình 1.1. Vai trò của FTO trong điều hòa quá trình tân tạo glucose ở gan [37] (Trang 12)
Hình 1.2. Vai trò của FTO trong điều hòa chuyển hóa lipid ở gan [37] - Phân tích gộp về mối liên quan giữa đa hình gen fto với bệnh đái tháo đường typ 2 ở người châu á
Hình 1.2. Vai trò của FTO trong điều hòa chuyển hóa lipid ở gan [37] (Trang 13)
Hình 1.3. Các bước tiến hành một tổng quan hệ thống [28] - Phân tích gộp về mối liên quan giữa đa hình gen fto với bệnh đái tháo đường typ 2 ở người châu á
Hình 1.3. Các bước tiến hành một tổng quan hệ thống [28] (Trang 15)
Hình 1.4. Các mức độ của bằng chứn gy học [17] - Phân tích gộp về mối liên quan giữa đa hình gen fto với bệnh đái tháo đường typ 2 ở người châu á
Hình 1.4. Các mức độ của bằng chứn gy học [17] (Trang 19)
Hình 2.1. Sơ đồ quy trình tìm kiếm và lựa chọn bài báo - Phân tích gộp về mối liên quan giữa đa hình gen fto với bệnh đái tháo đường typ 2 ở người châu á
Hình 2.1. Sơ đồ quy trình tìm kiếm và lựa chọn bài báo (Trang 21)
Hình 3.1. Kết quả tìm kiếm và lựa chọn nghiên cứu - Phân tích gộp về mối liên quan giữa đa hình gen fto với bệnh đái tháo đường typ 2 ở người châu á
Hình 3.1. Kết quả tìm kiếm và lựa chọn nghiên cứu (Trang 25)
Bảng 3.1. Một số thông tin của các nghiên cứu được đưa vào tổng quan hệ thống - Phân tích gộp về mối liên quan giữa đa hình gen fto với bệnh đái tháo đường typ 2 ở người châu á
Bảng 3.1. Một số thông tin của các nghiên cứu được đưa vào tổng quan hệ thống (Trang 27)
Các đặc điểm kết quả thu được của 6 biến thể được trình bày trong Bảng 3.2. Kết quả chi tiết được trình bày trong Phụ lục 2 - Phân tích gộp về mối liên quan giữa đa hình gen fto với bệnh đái tháo đường typ 2 ở người châu á
c đặc điểm kết quả thu được của 6 biến thể được trình bày trong Bảng 3.2. Kết quả chi tiết được trình bày trong Phụ lục 2 (Trang 30)
Trong 20 đa hình gen FTO thu thập được có 14 biến thể chỉ được đánh giá trong 1 nghiên cứu và không được đưa vào phân tích gộp - Phân tích gộp về mối liên quan giữa đa hình gen fto với bệnh đái tháo đường typ 2 ở người châu á
rong 20 đa hình gen FTO thu thập được có 14 biến thể chỉ được đánh giá trong 1 nghiên cứu và không được đưa vào phân tích gộp (Trang 32)
Hình 3.2. Mối liên quan giữa rs9939609 và nguy cơ ĐTĐ typ 2ở người Châ uÁ - Phân tích gộp về mối liên quan giữa đa hình gen fto với bệnh đái tháo đường typ 2 ở người châu á
Hình 3.2. Mối liên quan giữa rs9939609 và nguy cơ ĐTĐ typ 2ở người Châ uÁ (Trang 34)
Hình 3.3. Mối liên quan giữa rs8050136 và nguy cơ ĐTĐ typ 2ở người Châ uÁ - Phân tích gộp về mối liên quan giữa đa hình gen fto với bệnh đái tháo đường typ 2 ở người châu á
Hình 3.3. Mối liên quan giữa rs8050136 và nguy cơ ĐTĐ typ 2ở người Châ uÁ (Trang 35)
Hình 3.4. Mối liên quan giữa rs3751812 và nguy cơ ĐTĐ typ 2ở người Châ uÁ - Phân tích gộp về mối liên quan giữa đa hình gen fto với bệnh đái tháo đường typ 2 ở người châu á
Hình 3.4. Mối liên quan giữa rs3751812 và nguy cơ ĐTĐ typ 2ở người Châ uÁ (Trang 36)
Theo Bảng 3.4, biến thể rs7195539 và biến thể rs1121980 không có mối liên quan với nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ typ 2 (mô hình cộng hợp alen, OR lần lượt là 1,02 (95% CI =  0,73-1,44) và 0,99 (95% CI = 0,80-1,23), các SNP còn lại có liên quan đến làm tăng nguy  c - Phân tích gộp về mối liên quan giữa đa hình gen fto với bệnh đái tháo đường typ 2 ở người châu á
heo Bảng 3.4, biến thể rs7195539 và biến thể rs1121980 không có mối liên quan với nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ typ 2 (mô hình cộng hợp alen, OR lần lượt là 1,02 (95% CI = 0,73-1,44) và 0,99 (95% CI = 0,80-1,23), các SNP còn lại có liên quan đến làm tăng nguy c (Trang 37)
Bảng 3.4. Kết quả phân tích gộp của các SNP trong bệnh ĐTĐ typ 2 Loại SNP Số lượng nghiên cứu liên quan OR gộp (95%CI)  I 2  (%)  - Phân tích gộp về mối liên quan giữa đa hình gen fto với bệnh đái tháo đường typ 2 ở người châu á
Bảng 3.4. Kết quả phân tích gộp của các SNP trong bệnh ĐTĐ typ 2 Loại SNP Số lượng nghiên cứu liên quan OR gộp (95%CI) I 2 (%) (Trang 37)
Hình 3.5. Biểu đồ Forest về mối liên quan giữa các biến thể và nguy cơ ĐTĐ typ 2 theo các vùng địa lý của Châu Á  - Phân tích gộp về mối liên quan giữa đa hình gen fto với bệnh đái tháo đường typ 2 ở người châu á
Hình 3.5. Biểu đồ Forest về mối liên quan giữa các biến thể và nguy cơ ĐTĐ typ 2 theo các vùng địa lý của Châu Á (Trang 40)
Mô hình cộng gộp  OR (95%CI)  - Phân tích gộp về mối liên quan giữa đa hình gen fto với bệnh đái tháo đường typ 2 ở người châu á
h ình cộng gộp OR (95%CI) (Trang 55)
Mô hình cộng gộp  OR (95%CI)  - Phân tích gộp về mối liên quan giữa đa hình gen fto với bệnh đái tháo đường typ 2 ở người châu á
h ình cộng gộp OR (95%CI) (Trang 57)
3. Các kết quả về biến thể rs7193144, rs7195539, rs3751812, rs1121980 và bệnh đái tháo đường typ 2 ở người Châu Á - Phân tích gộp về mối liên quan giữa đa hình gen fto với bệnh đái tháo đường typ 2 ở người châu á
3. Các kết quả về biến thể rs7193144, rs7195539, rs3751812, rs1121980 và bệnh đái tháo đường typ 2 ở người Châu Á (Trang 58)
Mô hình cộng gộp  OR (95%CI)  - Phân tích gộp về mối liên quan giữa đa hình gen fto với bệnh đái tháo đường typ 2 ở người châu á
h ình cộng gộp OR (95%CI) (Trang 58)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w