1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bộ y tế với hoạt động truyền thông phòng chống tác hại của thuốc lá

145 42 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • MỞ ĐẦU 1

  • Chương 1. TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 12

    • 1.1. Các khái niệm liên quan 12

    • 1.2. Vai trò và đặc điểm của truyền thông 20

    • 1.3. Mô hình, chu trình và phương thức đánh giá hiệu quả tác động của truyền thông 24

  • Chương 2. THỰC TRẠNG TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ TẠI BỘ Y TẾ HIỆN NAY 35

    • 2.1. Giới thiệu về Bộ Y tế và hoạt động truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá 35

    • 2.2. Hoạt động truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá tại Bộ Y tế 40

    • 2.3. Những nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động truyền thông phòng chống tác hại của thuốc lá tại Bộ Y tế 81

  • Chương 3. GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI

  • CỦA THUỐC LÁ TẠI BỘ Y TẾ HIỆN NAY 85

    • 3.1. Những vấn đề đặt ra đối với hoạt động truyền thông phòng chống tác hại của thuốc lá ở Việt Nam hiện nay 85

    • 3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông PCTH thuốc lá 89

    • 3.3. Một số khuyến nghị 99

  • KẾT LUẬN 108

  • MỞ ĐẦU

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài

  • Sử dụng thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây ra gánh nặng bệnh tật và đói nghèo, với hơn 5 triệu ca tử vong hàng năm trên thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính số người tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá sẽ tăng lên đến 10 triệu người vào năm 2030[33, tr16]. Trong những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã không ngừng nỗ lực để giảm tình trạng hút thuốc lá, nhằm tuân thủ Công ước Khung về Kiểm soát thuốc lá (FCTC). Trong đó quan trọng nhất phải kể đến Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá (PCTH thuốc lá) đã được thông qua tại kỳ họp Quốc hội khóa VIII năm 2012, Luật đã có hiệu lực từ ngày 01/5/2013.

  • Quyết định số 229/QĐ - TTg ngày 25/01/2013 của Thủ tướng chính phủ về việc ban hành Chiến lược quốc gia PCTH thuốc lá đến năm 2020 trong đó nêu rõ: "Thông tin, giáo dục, truyền thông về PCTH thuốc lá là giải pháp chủ đạo và phải được lồng ghép vào các chương trình, chiến lược nâng cao sức khỏe để tăng cường nhận thức của người dân về tác hại của thuốc lá, từ đó thay đổi hành vi sử dụng thuốc lá trong cộng đồng".

  • Thông tư liên tịch số 05/TTLT/2013 giữa Bộ Y tế và Bộ Công thương hướng dẫn việc ghi nhãn và in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh trên vỏ bao thuốc lá được sản xuất và nhập khẩu để tiêu thụ tại Việt Nam. Cảnh báo sức khỏe in trên vỏ bao thuốc lá là một trong những biện pháp hữu hiệu trong kiểm soát thuốc lá để đảm bảo quyền của người tiêu dùng được biết các thông tin chính xác về sản phẩm mà họ sử dụng, những hậu quả đối với sức khỏe, tính gây nghiện và nguy cơ chết người từ việc sử dụng các sản phẩm thuốc lá. Đó cũng là một biện pháp truyền thông có hiệu quả và tiết kiệm chi phí cho nhà nước. Cùng với việc hoàn thiện về mặt chính sách, công tác truyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng về tác hại của thuốc lá và việc sử dụng thuốc lá luôn được Bộ Y tế coi là hoạt động then chốt để làm thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của cộng đồng về những ảnh hưởng tới sức khỏe, kinh tế và môi trường do việc sử dụng thuốc lá gây ra. Để đạt được mục tiêu này, hàng năm Bộ Y tế đã triển khai nhiều chiến dịch truyền thông và mạng lưới truyền thông viên đã được thành lập tại cộng đồng một số tỉnh thành phố. Các chiến dịch truyền thông này được phát trên tất cả các phương tiện truyền thông như: truyền hình; đài phát thanh; Báo, tạp chí, internet. tranh, ảnh, áp phích, pano, tờ rơi; tổ chức các sự kiện. Đặc biệt trong giai đoạn từ 2012 – 2014, để vận động ban hành Luật PCTH thuốc lá và các văn bản quy phạm pháp luật quan trọng, với sự hỗ trợ của các tổ chức trong nước và quốc tế, Bộ Y tế đã tổ chức rầm rộ các chiến dịch truyền thông vận động các nhà hoạch định chính sách và cộng đồng ủng hộ việc ban hành Luật PCTH thuốc lá.

  • Có thể nói, trong hai năm vừa qua chưa khi nào các phương tiện truyền thông lại đưa tin rầm rộ và dành nhiều thời lượng tuyên truyền về PCTH thuốc lá như vậy, một số kênh như kênh truyền hình Công đoàn, kênh O2TV; VTV9; ANTV; VTV2 còn có những phóng sự chuyên đề về PCTH thuốc lá trong tuần lễ Quốc gia không thuốc lá, đài phát thanh, các báo đều đồng loạt đưa tin khi Luật PCTH thuốc lá có hiệu lực, các cơ quan công sở treo băng rôn, pa nô hưởng ứng thực hiện Luật PCTH thuốc lá và thực hiện môi trường không khói thuốc. Tại các 36 địa phương trong cả nước đều có các hoạt động mít tinh, diễu hành, treo băng rôn, pa nô tuyên truyền về tác hại thuốc lá, và vận động thực thi Luật PCTH thuốc lá [6,tr4].

  • Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong việc vận động ban hành chính sách về PCTH thuốc lá và tăng cường các hoạt động truyền thông về PCTH thuốc lá, tuy nhiên, trong 10 năm kể từ năm 2000, năm khởi đầu thực hiện Nghị Quyết số 12/2000/NQ - CP về Chính sách Quốc gia PCTH thuốc lá đến năm 2010, tỷ lệ nam giới hút thuốc chỉ giảm được 9% trong khi mục tiêu đề ra là giảm từ 50% xuống còn 20% (nam giới là 47,6%, nữ giới 1,4%)[2, tr30]. Bên cạnh đó, các mục tiêu khác như tăng thuế thuốc lá cũng chưa đạt kết quả như mong muốn, giá thuốc lá ở Việt Nam tăng không nhiều trong hơn 10 năm qua.

  • Việc vi phạm các quy định về hút thuốc nơi công cộng vẫn diễn ra phổ biến, người dân chưa có những hiểu biết sâu sắc về tác hại của thuốc lá và hoạt động PCTH thuốc lá tại Việt Nam. Tỉ lệ người phải hút thuốc thụ động từ 15 tuổi trở lên lên tới 38 triệu người mỗi năm, nghiên cứu của trường Đại học Y Hà Nội, năm 2007 số tiền chi cho khám chữa 3 bệnh (trong số 25 bệnh do thuốc lá gây ra là 2.304 tỷ đồng). Gánh nặng bệnh tật do thuốc lá gây ra ngày một tăng cao, các hộ gia đình nghèo tại Việt Nam mất 5% thu nhập của gia đình vào thuốc lá, ở những hộ này, khoản tiền mua thuốc thậm chí cao hơn khoản tiền chi cho y tế hay cho giáo dục [22,tr20]. Hoạt động truyền thông PCTH thuốc lá của Bộ Y tế có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ riêng với công tác PCTH thuốc lá mà nó còn quan trọng đối với sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Trên thực tế mặc dù hoạt động truyền thông PCTH thuốc lá của Bộ Y tế đã đạt được một số kết quả tích cực song vẫn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục. Muốn nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông PCTH thuốc lá của Bộ Y tế cần phải có những giải pháp phù hợp và hiệu quả, trong khuôn khổ chương trình cao học về quan hệ công chúng tác giả đã lựa chọn đề tài: “Bộ Y tế với hoạt động truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá” làm luận văn thạc sĩ nhằm đánh giá tổng quan về thực trạng hoạt động truyền thông về PCTH thuốc lá của Bộ Y tế trên các phương tiện truyền thông, từ đó đề ra các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông về PCTH thuốc lá trong thời gian tới.

  • 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

  • 2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

  • Trên thế giới hiện nay truyền thông nói chung và truyền thông về PCTH thuốc lá nói riêng đang là một trong những lĩnh vực được quan tâm hàng đầu. Với sự phát triển như vũ bão về công nghệ thông tin và đặc biệt là sự ra đời và phát triển của internet truyền thông như được tiếp thêm sức mạnh để phát huy ưu thế vượt trội của mình so với các lĩnh vực khác, cũng chính bởi vậy đã có nhiều cuốn sách về truyền thông nói chung và truyền thông về PCTH thuốc lá nói riêng, cũng như các đề tài nghiên cứu về truyền thông đã ra đời để phục vụ nhu cầu cấp thiết của con người.

  • + Nhóm tài liệu

  • Cuốn “The Health Communicator’s Social Media Toolkit” xuất bản năm 2010, Trung tâm Kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tật (CDC) Hoa Kỳ. Đây là một trong những tài liệu hướng dẫn quan trọng, bao gồm việc hướng dẫn bộ công cụ cho truyền thông về sức khỏe trên mạng xã hội, những bài học kinh nghiệm cũng như hướng dẫn cách thức xây dựng, giám sát mạng xã hội. Đây là một trong những tài liệu mới và quan trọng góp phần cho công tác truyền thông PCTH thuốc lá trên các phương tiện truyền thông mới đang rất phổ biến hiện nay. Năm 2003, Chương trình PCTH thuốc lá - Bộ Y tế đã dịch và biên tập xuất bản cuốn "Ngăn chặn nạn dịch thuốc lá - Vai trò của Chính phủ và khía cạnh kinh tế của kiểm soát thuốc lá" của Ngân hàng Thế giới, cuốn sách là tập hợp các báo cáo các lập luận, các bằng chứng đã được kiểm chứng ở nhiều quốc gia về các chính sách kiểm soát thuốc lá trên toàn thế giới. Đây là một trong những tài liệu quan trọng nhất và là cẩm nang cho công tác hoạch định những chính sách, chiến lược quan trọng cho công tác PCTH thuốc lá cho đến nay.

  • + Nhóm các đề tài nghiên cứu về phòng chống tác hại của thuốc lá

  • Báo cáo về nạn dịch thuốc lá toàn cầu do WHO khởi xướng và chủ trì, báo cáo được đưa ra lần đầu tiên vào năm 2008 và lần thứ hai vào năm 2013. Đây là một trong những công trình nghiên cứu quy mô và được thực hiện trên nhiều quốc gia trên thế giới. Báo cáo là tập hợp tiến trình hoạt động của các quốc gia trong việc thực hiện 5 biện pháp chi phí hiệu quả nhằm giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá. Những biện pháp truyền thông về các chính sách của các quốc gia trên toàn thế giới -  liên quan đến gói chính sách  MPOWER, bao gồm cấm quảng cáo, khuyến mại và tài trợ, quy định về môi trường hoàn toàn không khói thuốc, in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh, tăng giá thuốc lá thông qua việc tăng thuế. Bên cạnh đó các nghiên cứu toàn cầu về tình hình sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành (GATS) tiến hành trong hai giai đoạn năm 2010, và năm 2014; Nghiên cứu toàn cầu về tình hình sử dụng thuốc lá trong thanh thiếu niên tiến hành trong hai giai đoạn năm 2007 và 2014 (GYTS); Nghiên cứu toàn cầu về tình hình hình sử dụng thuốc lá trong sinh viên Y khoa tiến hành trong năm 2006 (GHPSS). Các nghiên cứu này được tiến hành nhằm tăng cường hệ thống theo dõi các chỉ số liên quan đến các hoạt động PCTH thuốc lá như: tỉ lệ sử dụng thuốc lá, tác động của các can thiệp của ngành công nghiệp thuốc lá, các hoạt động quảng cáo khuyến mại tài trợ, vận động hành lang của ngành công nghiệp thuốc lá. Thông qua các nghiên cứu này nhằm đưa ra các khuyến cáo cho các chính phủ nhằm tăng cường các hoạt động về PCTH thuốc lá tại đất nước mình, bảo vệ sức khỏe cộng đồng của mỗi quốc gia cũng như trên toàn thế giới.

  • 2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam

  • Tại Việt Nam, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực truyền thông về sức khỏe, trong đó có truyền thông về PCTH thuốc lá, trong đó bao gồm:

  • + Nhóm tài liệu và đề tài nghiên cứu

  • “Những bài học từ kế hoạch hóa gia đình và sức khỏe sinh sản”. Tác giả Phyllis Tilson Piotrow và Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe, Bộ Y tế phối hợp xuất bản. Đây là cuốn sách nghiên cứu chuyên ngành mang tính chất nội bộ, dành riêng cho cán bộ y tế có nội dung đề cập tới những đánh giá, tổng kết về hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản trong đó có nói tới vấn đề tuyên truyền giáo dục sức khỏe sinh sản.

  • Đề tài “Báo chí với chủ đề chăm sóc sức khoẻ sinh sản” của học viên Trần Xuân Thân. Đây là luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 43, năm 2003, Khoa Báo chí và Truyền thông - Trường Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn (ĐHKHXH& NV). Đề tài nghiên cứu này của tác giả Trần Xuân Thân mang tính chất chuyên biệt, chỉ tập trung giới hạn chuyên sâu nghiên cứu về chủ đề chăm sóc sức khỏe sinh sản.

  • Đề tài “Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm trên báo chí hiện nay”. Đây là luận văn tốt nghiệp cao học  chuyên ngành báo chí năm 2008 của  học viên Chu Thúy Ngà, Khoa Báo chí - Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Ở đề tài này, tác giả Chu Thúy Ngà chỉ tập trung nghiên cứu về chủ đề an toàn vệ sinh thực phẩm được phản ánh trên báo chí. Đây chỉ là một trong những nội dung liên quan đến vấn đề chăm sóc sức khỏe nhân dân, vì vấn đề chăm sóc sức khỏe nhân dân rất rộng, bao hàm nhiều nội dung, chủ đề như phòng chống dịch, bệnh; sức khỏe sinh sản; dinh dưỡng hợp lý.

  • Đề tài "Thông tin về công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân trên báo Sức khỏe đời sống" luận văn tốt nghiệp cao học Khóa 17, năm 2013 của học viên Hoàng Nữ Thái Bình, Khoa Báo chí - Học viện báo chí Tuyên truyền. Ở đề tài này tác giả Hoàng Nữ Thái Bình nghiên cứu những hoạt động thông tin về kiến thức chăm sóc sức khỏe nhân dân trên báo in (cụ thể là trên các báo, tạp chí của ngành y tế). Tác giả chỉ tập trung về các vấn đề thông tin như: an toàn thực phẩm, thuốc, mỹ phẩm và một số dịch bệnh trên Báo Gia đình xã hội, Báo sức khỏe đời sống và tạp chí Dược và Mỹ phẩm.

  • Năm 2006, Bộ Y tế phối hợp với Tạp chí Y học thực hành đã biên tập và cho xuất bản kỷ yếu số 533 "Một số công trình nghiên cứu về kiểm soát thuốc lá ở Việt Nam giai đoạn 1999 - 2005", trong đó là tập hợp 13 công trình nghiên cứu về tình hình sử dụng thuốc lá và các yếu tố liên quan ở các lứa tuổi, các giới, các khu vực khác nhau trong nước, các công trình nghiên cứu này đồng thời cũng được đăng trên tạp chí Y học thực hành, đây là một tạp chí chuyên về lĩnh vực nghiên cứu Y tế duy nhất của Việt Nam.

  • Năm 2011, Bộ Y tế và WHO đã tiến hành nghiên cứu về “Hiệu quả của bộ cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh in trên vỏ bao thuốc lá ở Việt Nam”, nghiên cứu này do Trung tâm nghiên cứu và hỗ trợ Phát triển cộng đồng thực hiện, mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả, tác động của cảnh báo sức khỏe trên vỏ bao thuốc lá tại Việt Nam. Năm 2011, nghiên cứu của trường Đại học Y tế công cộng về thực trạng vi phạm quảng cáo, khuyến mại và tài trợ các sản phẩm thuốc lá. Đề tài này nhằm đánh giá về những vi phạm các quy định về quảng cáo, khuyến mại tại trợ các sản phẩm thuốc lá.

  • Năm 2012, nghiên cứu “Nghiên cứu về hiệu quả của bộ cảnh báo sức khỏe hiện tại và xây dựng bộ mẫu cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh in trên vỏ bao thuốc lá tại Việt Nam” do trường Đại học Y tế công cộng thực hiện. Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 12/2012 - đến tháng 01/2013, tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Đây là hai công trình nghiên cứu quan trọng nhằm giúp Bộ Y tế đưa ra được bộ mẫu cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh trên vỏ bao thuốc lá, một biện pháp truyền thông hiệu quả giúp hạn chế việc sử dụng các sản phẩm thuốc lá tại Việt Nam.

  • Có thể nói trong những đề tài nghiên cứu về sức khỏe và PCTH thuốc lá trên đây dù đã đề cập đến một số vấn đề liên quan đến thông tin, truyền thông về sức khỏe theo các góc độ tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, hầu như các đề tài này đều triển khai theo hướng nghiên cứu chuyên sâu vào một yếu tố nào đó, ví dụ như an toàn thực phẩm, sức khỏe sinh sản, phòng chống dịch bệnh, cảnh báo sức khỏe, hoặc bước đầu mới tiếp cận đến công tác tuyên truyền, truyền thông về vấn đề sức khỏe, y tế của một cơ quan báo chí thuộc ngành y tế cụ thể mà chưa có đề tài nào mang tính chuyên sâu nghiên cứu chung về truyền thông PCTH thuốc lá.

  • Trong khuôn khổ chuyên ngành Quan hệ công chúng hầu như cũng chưa có một đề tài chuyên sâu, khóa luận, luận văn lựa chọn đề tài nghiên cứu về hoạt động truyền thông về PCTH thuốc lá làm đối tượng nghiên cứu. Chính vì thế, việc nghiên cứu đề tài “Bộ Y tế với hoạt động truyền thông phòng chống tác hại của thuốc lá” sẽ là công trình đầu tiên đề cập một cách tập trung, toàn điện và mang tính hệ thống về vấn đề này. Vì vậy, nghiên cứu này thật sự cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn không chỉ đối với Bộ Y tế, mà còn đối với công tác PCTH thuốc lá tại Việt Nam.

  • 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

  • 3.1. Mục đích nghiên cứu

  • Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá đúng thực trạng công tác tuyên truyền về PCTH thuốc lá, tìm ra được những nguyên nhân thành công và hạn chế, luận văn đưa ra những giải pháp và kiến nghị, nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác truyền thông về PCTH thuốc lá của Bộ Y tế trong thời gian tới.

  • 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

  • Để đạt được mục đích trên tác giả luận văn sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau:

  • - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến truyền thông, truyền thông đại chúng, truyền thông liên quan đến lĩnh vực PCTH thuốc lá. Vai trò, đặc điểm của truyền thông, các mô hình, chu trình truyền thông và phương thức đánh giá hiệu quả tác động của truyền thông.

  • - Khảo sát nội dung, hình thức truyền thông PCTH thuốc lá, đánh giá của công chúng về hoạt động truyền thông về PCTH thuốc lá của Bộ Y tế, đồng thời cũng chỉ ra những ưu điểm và hạn chế, những nguyên nhân của những hạn chế đó.

  • - Từ những kết quả khảo sát, tác giả luận văn đưa ra các giải pháp, khuyến nghị đối với các cơ quan quản lý, cơ quan ban hành chính sách, cũng như các cơ quan truyền thông nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông PCTH thuốc lá nói chung và hoạt động truyền thông PCTH thuốc lá của Bộ Y tế nói riêng.

  • 4. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi khảo sát đề tài

  • 4.1. Đối tượng nghiên cứu

  • Luận văn nghiên cứu hoạt động truyền thông phòng chống tác hại của thuốc lá.

  • 4.2. Đối tượng và phạm vi khảo sát đề tài

  • Luận văn khảo sát hoạt động truyền thông PCTH thuốc lá của Bộ Y tế. Thời gian khảo sát từ tháng 6 năm 2012 đến tháng 6 năm 2014. Tác giả lựa chọn địa điểm khảo sát là TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

  • 5. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu

  • 5.1. Cơ sở lí luận

  • Luận văn dựa trên cơ sở nhận thức luận những vấn đề lý luận về truyền thông, truyền thông đại chúng và một số ngành khoa học xã hội liên quan khác như: báo chí học, quan hệ công chúng, tâm lý học, xã hội học.

  • 5.2. Phương pháp nghiên cứu

  • Để thực hiện luận văn, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu công cụ sau:

  • - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tìm kiếm, lựa chọn những tài liệu chính, tài liệu tham khảo liên quan đến đề tài, kế thừa hệ thống hóa các luận điểm, quan điểm, ý kiến về những vấn đề liên quan đến đề tài; trích dẫn các tài liệu trong luận văn

  • - Phương pháp khảo sát, thống kê tổng hợp, phân tích, diễn giải, quy nạp, so sánh, chứng minh: Tác giả sử dụng các phương pháp này để đánh giá thực trạng truyền thông về PCTH thuốc lá, từ đó đưa ra được kết quả nghiên cứu chứng minh các luận điểm, lý thuyết mà tác giả đưa ra.

  • - Phương pháp điều tra xã hội học: Sử dụng bảng hỏi anket, phát cho các đối tượng có liên quan đến đề tài thông qua hình thức chọn mẫu. Mục đích sử dụng phương pháp này là để có được kết quả nghiên cứu định tính, và định lượng để minh chứng cho đề tài.

  • Cụ thể, tác giả tiến hành khảo sát với 400 bảng hỏi đối với cán bộ y tế, cán bộ công đoàn, sinh viên và người dân: nhằm tìm hiểu nhu cầu, mức độ tiếp cận và mong muốn đối với công tác PCTH thuốc lá. Từ đó đưa ra các định hướng, giải pháp, khuyến nghị giúp Bộ Y tế tăng cường chất lượng truyền thông về PCTH thuốc lá.

  • - Phương pháp phỏng vấn sâu (phỏng vấn chuyên gia): Tác giả lựa chọn phỏng vấn 06 chuyên gia trong đó gồm có các chuyên gia là nhà quản lý, chuyên gia về PCTH thuốc lá, chuyên gia y tế và chuyên gia về truyền thông, thông qua việc đưa ra chủ đề về PCTH thuốc lá và truyền thông về PCTH thuốc lá; ghi rõ biên bản phỏng vấn. Mục đích sử dụng phương pháp này là để có những kết quả khách quan, luận bàn về vấn đề nghiên cứu.

  • - Phương pháp lập diễn đàn trên mạng: Tác giả lập Facebook, qua Facebook này tác giả đưa ra một số thông tin bằng cách đưa các thông điệp và hình ảnh về tác hại của thuốc lá và một số nội dung khác về PCTH thuốc lá để đưa ra ý kiến của giới chuyên môn và công chúng đưa ra cho đề tài.

  • 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

  • 6.1. Ý nghĩa lý luận

  • Luận văn là tài liệu tham khảo về mặt lý luận về truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu về truyền thông hiện nay.

  • 6.2. Ý nghĩa thực tiễn

  • Kết quả của luận văn sẽ là tư liệu, là tài liệu tham khảo thực tiễn, thiết thực và hữu hiệu cho Chương trình PCTH thuốc lá, Ban chỉ đạo về PCTH thuốc lá tại các địa phương, các ban ngành có liên quan. Đặc biệt là các cơ quan thông tấn báo chí, phóng viên, biên tập viên theo dõi mảng y tế. Ngoài ra, việc lựa chọn nghiên cứu đề tài gắn với chuyên ngành được đào tạo là Quan hệ công chúng, gắn với ngành y tế và đặc biệt là PCTH thuốc lá nơi học viên đang công tác.

  • 7. Kết cấu của luận văn

  • Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ Lục, luận văn có kết cấu gồm 3 chương:

  • Chương 1. Truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá – Những vấn đề lý luận cơ bản

  • Chương 2. Thực trạng hoạt động truyền thông về Phòng chống tác hại thuốc lá của Bộ Y tế

  • Chương 3. Giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông phòng chống tác hại của thuốc lá

  • Chương 1

  • TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN

    • 1.1. Các khái niệm liên quan

    • 1.1.1. Khái niệm truyền thông và truyền thông đại chúng

    • 1.1.2. Truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá

    • 1.2. Vai trò và đặc điểm của truyền thông

    • 1.2.2. Đặc điểm của truyền thông

    • Truyền thông là quá trình chia sẻ thông tin, là một kiểu tương tác xã hội trong đó ít nhất có hai tác nhân tương tác lẫn nhau, chia sẻ các qui tắc và tín hiệu chung. Ở dạng đơn giản, thông tin được truyền từ người gửi tới người nhận. Ở dạng phức tạp, các thông tin trao đổi liên kết người gửi và người nhận. Phát triển truyền thông là phát triển các quá trình tạo khả năng để một người hiểu những người khác nói (ra hiệu, hay viết), nắm bắt ý nghĩa của các thanh âm và biểu tượng, và học được cú pháp của ngôn ngữ.

    •  Truyền thông thường gồm ba phần chính: nội dung, hình thức, và mục tiêu. Nội dung truyền thông bao gồm các hành động trình bày kinh nghiệm, hiểu biết, đưa ra lời khuyên hay mệnh lệnh, hoặc câu hỏi. Các hành động này được thể hiện qua nhiều hình thức như động tác, bài phát biểu, bài viết, hay bản tin truyền hình. Mục tiêu có thể là cá nhân khác hay tổ chức khác, thậm chí là chính người/tổ chức gửi đi thông tin. Có nhiều cách định nghĩa lĩnh vực truyền thông, trong đó truyền thông không bằng lời, truyền thông bằng lời và truyền thông biểu tượng.

    • Truyền thông không lời thực hiện thông qua biểu hiện trên nét mặt và điệu bộ. Khoảng 93% “ý nghĩa biểu cảm” mà chúng ta cảm nhận được từ người khác là qua nét mặt và tông giọng, 7% còn lại là từ những lời nói mà chúng ta nghe được. Truyền thông bằng lời được thực hiện khi chúng ta truyền đạt thông điệp bằng ngôn từ tới người khác. Truyền thông biểu tượng là những thứ chúng ta đã định sẵn một ý nghĩa và thể hiện một ý tưởng nhất định ví dụ như quốc huy của một quốc gia. Bởi truyền thông là quá trình gửi và nhận thông tin, các mốc phát triển truyền thông thường gắn liền với tiến bộ công nghệ. Bản chất, truyền thông là quá trình chia sẻ, trao đổi hai chiều, diễn ra liên tục giữa chủ thể truyền thông và đối tượng truyền thông. Quá trình chia sẻ, trao đổi hai chiều ấy có thể được hình dung qua nguyên tắc bình thông nhau. Khi có sự chênh lệch trong nhận thức, hiểu biết… giữa chủ thể và đối tượng truyền thông gắn với nhu cầu chia sẻ, trao đổi thì hoạt động truyền thông diễn ra. Quá trình truyền thông vì vậy chỉ kết thúc khi đã đạt được sự cân bằng trong nhận thức, hiểu biết giữa chủ thể và đối tượng truyền thông. Về mục đích, truyền thông hướng đến những hiểu biết chung nhằm thay đổi thái độ, nhận thức, hành vi của đối tượng truyền thông và tạo định hướng giá trị cho công chúng.

    • 1.3. Mô hình, chu trình và phương thức đánh giá hiệu quả tác động của truyền thông

  • Hình: 1.1. Mô hình truyền thông của H. Lasswell

  • Hình: 1.3. Mô hình truyền thông PCTH thuốc lá

  • Hình 1.4. Chu trình truyền thông 5 bước một khâu

  • Hình: 1.5. Cơ chế tác động của truyền thông

  • Chương 2

  • THỰC TRẠNG TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ TẠI BỘ Y TẾ HIỆN NAY

    • 2.1. Giới thiệu về Bộ Y tế và hoạt động truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá

    • 2.2. Hoạt động truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá tại Bộ Y tế

    • 2.2.4. Đánh giá kết quả hoạt động truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá của Bộ Y tế

  • Biểu đồ 2.1. Giới tính của nhóm công chúng

  • Biểu đồ 2.2. Nơi sinh sống của nhóm công chúng

  • 

  • Biểu đồ 2.3.Tỉ lệ công chúng đã nhìn, nghe thấy tác hại của thuốc lá

  • Biểu đồ 2.4. Nguồn thông tin truyền thông về PCTH thuốc lá

  • Biểu đồ này thể hiện các kênh truyền thông mà công chúng được tiếp cận về PCTH thuốc lá. Theo đó, tỉ lệ chủ yếu vẫn là các phương tiện truyền thông đại chúng, bao gồm cao nhất là tiếp cận qua tivi chiếm tỉ lệ cao nhất lên đến 95,5%; tương tự như vậy, tỉ lệ công chúng tiếp cận thông tin qua sách, báo cũng rất cao tới 91,8%; đài loa, tranh ảnh, pano và áp phích 87,6%, phát thanh 87%. Tỉ lệ người được tiếp cận thông tin từ cơ quan 75,5% và internet 75,2%. Các kênh khác chiếm tỉ lệ thấp như thông tin qua cán bộ phụ nữ, thanh niên 33,9% và bạn bè 41,5%. Tỉ lệ thấp nhất là kênh khác chỉ chiếm 1,2% như được tập huấn, nhà trường. Điều này cũng cho thấy rằng ngày nay, ngoài các phương tiện truyền thông truyền thống như tivi, báo chí hay đài phát thanh thì các kênh mới như internet cũng được công chúng sử dụng rất nhiều, do đó nếu người làm công tác truyền thông biết tận dụng kênh mới này sẽ đem lại hiệu quả, ít tốn kém và phụ trợ cho các kênh truyền thông truyền thống một cách hữu ích.

  • Biểu đồ 2.5. Tỉ lệ công chúng nhìn thấy thông điệp truyền thông

  • Bảng 2.9. Vai trò của các phương tiện truyền thông

  • Biểu đồ 2.11. Đánh giá của công chúng về nội dung truyền thông

  • Biểu đồ 2.12. Số lượng thông tin và nhu cầu của người dân

  • Biểu đồ 2.13. Đánh giá về hình thức truyền thông

  • Biểu đồ 2.14. Kiến thức của công chúng về tác hại của thuốc lá chủ động

  • Biểu đồ 2.15.: Kiến thức của công chúng về tác hại của hút thuốc lá thụ động

  • Biểu đồ 2.16. Tỷ lệ người dân biết về qui định cấm hút thuốc lá nơi công cộng

    • 2.3.3. Những nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động truyền thông phòng chống tác hại của thuốc lá tại Bộ Y tế

  • Chương 3

  • GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ

  • HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI

  • CỦA THUỐC LÁ TẠI BỘ Y TẾ HIỆN NAY

    • 3.1. Những vấn đề đặt ra đối với hoạt động truyền thông phòng chống tác hại của thuốc lá ở Việt Nam hiện nay

    • 3.3. Một số khuyến nghị

    • 3.3.1. Về cơ chế chính sách

  • KẾT LUẬN

  • "Thuốc lá là nguyên nhân gây tử vong chủ yếu trên thế giới, những tổn thất lớn nhất từ thuốc lá là sự thiệt hại to lớn do bệnh tật đem lại, nỗi khổ đau và cảnh túng quẫn của các gia đình" - "Gro Hartem Brundtland, Tổng thư ký Tổ chức Y tế thế giới năm, 2003".

  • Chỉ có hai nguyên nhân gây tử vong lớn và đang tăng lên trên toàn thế giới là HIV và thuốc lá. Trong khi phần lớn các quốc gia đã bắt đầu chống lại HIV, nhưng sự phản ứng lại dịch bệnh thuốc lá toàn cầu vẫn bị giới hạn và chắp vá. Công tác PCTH thuốc lá là một bộ phận quan trọng có liên quan đến nhiều lĩnh vực, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế xã hội. Do vậy, PCTH thuốc lá cần phải là lĩnh vực được ưu tiên đầu tư góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, tạo tiền đề bền vững cho sự phát triển kinh tế và xã hội. Nhận thấy được tầm quan trọng này, tại Việt Nam, trong những năm qua công tác PCTH thuốc lá đã nhận được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ và Nhà nước, điều này thể hiện ở sự cam kết với thế giới khi Việt Nam đã ký kết Công ước Khung về kiểm soát thuốc lá, một loạt các chính sách pháp luật quan trọng như Luật PCTH thuốc lá, Chiến lược quốc gia về PCTH thuốc lá cũng đã được ban hành. Tuy nhiên, tỷ lệ số người hút thuốc lá giảm không đáng kể trong khi đó tỷ lệ người mắc các bệnh nguy hiểm như ung thư phổi và nhồi máu cơ tim lại gia tăng nhanh chóng. Bên cạnh đó, hoạt động truyền thông PCTH thuốc lá chưa được triển khai thường xuyên, công tác truyền thông vẫn chưa tiếp cận được tới các vùng sâu, vùng xa, miền núi. Việc tuyên truyền vẫn còn những vấn đề cần tiếp tục giải quyết như nội dung truyền thông/hình thức truyền thông phù hợp hơn với từng nhóm đối tượng, vùng miền, khu vực; khắc phục những tập quán lạc hậu, hiểu biết chưa đầy đủ và hành vi chưa đúng đắn về PCTH thuốc lá.Hiểu biết, nhận thức về tác hại thuốc lá của các cán bộ truyền thông cơ sở chưa thực sự đầy đủ vì vậy việc truyền thông vận động cộng đồng về PCTH thuốc lá còn gặp nhiều hạn chế.

  • Với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả truyền thông về PCTH thuốc lá, phát huy hơn nữa vai trò của các phương tiện truyền thông đối với công tác PCTH thuốc lá, với đề tài "Bộ Y tế với hoạt động truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá", ở chương 1 tác giả đã nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về truyền thông. Ở chương 2, tác giả chủ yếu đi sâu vào phân tích thực trạng truyền thông về PCTH thuốc lá tại Bộ Y tế trên các phương tiện truyền thông đại chúng trên phương diện nội dung, hình thức, phương thức truyền thông và những kết quả đã đạt được, những hạn chế, khó khăn, thông qua khảo sát, đánh giá chất lượng về nội dung, về hình thức và cách thức truyền thông, hiệu quả đạt được.

  • Qua khảo sát thực tế về nội dung truyền thông, hình thức và phương thức truyền thông, cho thấy hiện nay các phương tiện truyền thông có vai trò vô cùng quan trọng trong việc thông tin, truyền thông về PCTH thuốc lá, từ những phân tích, đánh giá, nhận xét điểm mạnh, điểm yếu cả về phần nội dung và hình thức truyền thông trên các phương tiện truyền thông này, chính là cơ sở để tác giả mạnh dạn triển khai những đề xuất nhằm nâng cao chất lượng truyền thông cho hoạt động PCTH thuốc lá của Bộ Y tế trên các phương tiện truyền thông ở chương 3 của luận văn.

  • Đánh giá hiệu quả của công tác truyền thông là một công việc khó và phức tạp liên quan đến nhiều ngành và nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.

  • Trong quá trình thực hiện khảo sát tác giả đã gặp một số khó khăn, một số cá nhân và một số cơ quan, không thật sự muốn trả lời các câu hỏi, một số công chúng là những người đang hút thuốc, cho nên vẫn còn rất khó trong quá trình phỏng vấn và trả lời. Tuy nhiên, với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé cho công tác truyền thông về PCTH thuốc lá, với sự cố gắng cao nhất, trên cơ sở phân tích các tài liệu thu thập và tham khảo ý kiến của các nhà quản lý, nhà khoa học và công chúng, tác giả đã tìm hiểu và phân tích thực tế kết hợp với những kiến thức về truyền thông được trang bị trong nhà trường, qua đó để tìm kiếm và đưa ra các giải pháp về nội dung, về hình thức, cũng như xây dựng đội ngũ cán bộ, công tác quản lý, sự phối hợp liên ngành nhằm phát huy hiệu quả cao nhất cho công tác truyền thông về PCTH thuốc lá, góp phần làm giảm những thiệt hại về kinh tế, xã hội đặc biệt là về con người do việc sử dụng thuốc lá gây ra.

  • Với khả năng cá nhân còn nhiều hạn chế, trong bản luận văn này, tác giả có thể chưa trình bày đầy đủ mọi mặt của vấn đề liên quan đến công tác truyền thông nói chung và truyền thông về PCTH thuốc lá nói riêng. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô, các nhà nghiên cứu, các đồng nghiệp để có điều kiện nghiên cứu, chỉnh sửa, bổ sung luận văn được hoàn thiện hơn. Tác giả cũng hy vọng, đề tài sẽ còn được tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện nhằm làm cho công tác truyền thông của Bộ Y tế ngày càng làm tốt hơn nữa nhiệm vụ thông tin về kiến thức về tác hại thuốc lá và PCTH thuốc lá đến với nhân dân đến với cộng đồng góp phần vào sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân và sự phát triển của toàn xã hội.

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • PHỤ LỤC 1

Nội dung

Ngày đăng: 12/11/2021, 11:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w