1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Công tác văn phòng văn phòng cấp ủy và hành chính nhà nước

356 6 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 356
Dung lượng 8,17 MB

Nội dung

Trang 1

HOC VIEN CHINH TRI QUOC GIA HO CHi MINH _ HOC VIEN BAO CHi VA TUYEN TRUYEN —— -~eE>a -— - DE TAI KHOA HOC CAP CO SG (Giáo trình nội bộ) CÔNG TÁC VĂN PHÒNG

(VĂN PHÒNG CÁP ỦY VÀ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC)

Chú nhiệm đề tài: TS Lê Văn Hội

Trang 3

Phần 1: CÔNG TÁC VĂN PHÒNG CẤP ỦY c.iiiriee 5

Chương 1: KHÁI LƯỢC CHUNG VẺ CÔNG TÁC VĂN PHÒNG CÁP ỦY 5

1 Vị trí, vai trò, nhiệm vụ văn phòng cấp ủy ccrrrtrrrirrirrrrrrerie 5

1I Chức năng, nhiệm vụ, cơ cầu tô chức của văn phòng cấp ủy 15

II Chức trách, nhiệm vụ của chánh văn phòng cấp ủy e 27

Chương 2: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH CƠNG TÁC CỦA CÁP ỦY .32

1 Khái niệm, mục đích, yêu cầu xây dựng chương trình công tác của cấp ủy 32

II Quy trình xây dựng chương trình công tác của cấp uỷ -.-socce 38

TH Xây dựng chương trình công tác của ban thường vụ và lịch làm việc của 051 min 090 ẽẽ 40 Chương 3: CÔNG TÁC THÔNG TIN PHỤC VỤ CÁP ỦY 43 I Thông tin và công tác thông tỉn

II Thông tin phục vụ cấp ủy

II Văn phòng cấp ủy với công tác thông tin phục vụ cấp ủy TV Quy trình thu nhận thông tin

V Xử lý thông tin ở văn phòng cấp ủy

Chương 4: CONG TAC PHUC VY CAC HOI NGHI CUA CAP UY, BAN THƯỜNG VỤ VÀ THƯỜNG TRỰC CÁP ỦY -.-c225ccccscrrrrvee 57 1 Một số vấn đề chung 22-2222 222222eEEEEEEErxerrtrrkrrrrrrrrrrrrrrrrrcre ke 57

II Công tác phục vụ hội nghị cấp úy, ban thường vụ GẤP Ủ ii 59

II Công tác phục vụ cuộc hợp thường tryc CAp WY esssssssccsssssssseeeveessseeeceeeeeeseenenee 68

Chương 5: VĂN BẢN CỦA ĐẢNG erirttririrrrrrree 71

L Vai trò, chức năng của văn bản Đảng, coccvvvkrcrerrreverrrerriririiirrrirrrrrirrrriee 71

II Thể loại văn bản của Đảng 2555st12112221112 ccrrrrrrririrrrrree 74 II Thắm quyền ban hành văn bản của Đảng oooccceecntrrtrerriiirrrrrrrree 78 TV Thể thức văn bản của Đảng 11221123 EEcEr.rrrirrrrre 81 Chương 6: KỸ THUẬT SOẠN THẢO VĂN BẢN CỦA ĐẢNG 115

I Một số van đề chung về kỹ thuật soạn thảo văn bản của Đáng

Trang 4

Chương 7: CÔNG TÁC VĂN THƯ, LƯU TRỮ CỦA ĐẢNG 154

I Công tác văn thư của Đảng HH1 kerreriee 154 TL Công tác lưu trữỮ -.-csccscrrerrrrreHrHH212214011.00110121710 01 177

II Công tác lưu trữ của Đáng n1 reeriieirrrreree 181 PHAN 2: VAN PHONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 187

Chương 1: CAC VAN DE CO BẢN VẺ NGHIỆP VỤ HÀNH CHÍNH TRONG CƠNG TÁC VĂN PHÒNG . -2SG2ntrrnrrriirierrie 187

1 Nghiệp vụ hành chính trong các văn phòng nhà nước . -‹-<-< + 187 IL Thu thập thông tin và xây dựng chương trình công tác của cơ quan 198 II Tổ chức các cuộc hợp và chuyến đi công tác của cơ quan, lãnh đạo cơ quan.208

Chương 2: VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC 214

214 217

III Thể thức của văn bản quản lý nhà nước wn 22] Chương 3: KỸ THUẬT SOẠN THẢO VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC 259

1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của văn bản quản lý nhà nước

II Các loại hình văn bản quản lý nhà nước

I KY thuật soạn thảo nội dung văn bản -ceoccceerereeerreereerrrrkke 259 II Diễn đạt nội dung van bản . 2< Lo HH reo 263 TH Kỹ thuật soạn thảo hình thức văn bản He 267

TV Soạn thảo một số loại văn bản cụ thỂ - 2s ccvsctrrrrriirrrrrrrrrorerrree 279

V Phân loại và mẫu công văn . -2-52S+cverxevkkrrrrrkrtrkriktkerrkerrrkee 297

Chương 4: CÔNG TÁC VĂN THƯ LƯU TRỮ se” 315

1 Công tác văn thựư nh HHH02401124401201140101701010101001 514 315 TI Công tác lưu trữ trong cơ quan hành chính nhà nước -+s + 319

Chương 5: ĐỎI MỚI VÀ HIỆN ĐẠI HÓA VĂN PHÒNG 324

I Yêu cầu, nội dung đổi mới và hiện đại hóa văn phòng . c ce- 324

IL Van đề hiện đại hóa văn phòng ở nước ta hiện nay -cccccccccccoerrree 336

Trang 5

CONG TAC VAN PHONG 1 Tên học phần: CÔNG TAC VAN PHONG

Đơn vị phụ trách: Khoa Xây dựng Đáng, Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2 Mã số học phần: 3 Phân loại học phần: Học phân thay thế khóa luận tốt nghiệp 4 Số tín chỉ: 3 (3TC = 2,5LT + 0,5TH) 5 Mô tả học phần

Học phần Công tác văn phòng đi sâu nghiên cứn những vấn đề cơ bản về

chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của văn phòng; những vấn đề về nghiệp

vụ công tác của văn phòng cấp ủy, văn phòng quản lý nhà nước như: Xây dựng chương trình công tác của cấp ủy, của các cơ quan quản lý nhà nước; công tác thông tin phục vụ các cuộc hợp của các cơ quan lãnh đạo, quản lý; kỹ năng soạn thảo văn bản của Đảng, văn bản quản lý nhà nước; công tác văn thư và công tác lưu trữ của Đảng, của Nhà nước

6 Mục đích

Môn học trang bị kiến thức giúp người học nắm được những, kiến thức cơ

bản về công tác văn phòng, nâng cao kiến thức về công tác tham mưu phục vụ sự lãnh đạo của các cơ quan lãnh đạo, quản lý trong điều kiện Đáng cầm quyền

lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước Trên cơ sở đó, hình thành cho người học kỹ năng phân (ích, tổng hợp và khả năng vận dụng những

hiểu biết của mình vào thực hiện công tác văn phòng hiện nay

7 Yêu cầu

Sau khi học xong môn học, người học có thể:

+ Nắm được chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của văn phòng cấp

Trang 6

+ Hiểu được tầm quan trọng của thông tỉn; phân tích và đánh giá được

quy trình thu nhận và xử lý thông tin

+ Hiểu và xây dựng được quy trình phục vụ kỳ họp

+ Nắm được những kiến thức cơ bản về văn bản và các kỹ năng soạn thảo

văn bản của Đảng, văn bản quán lý nhà nước

+ Nắm và hiểu được những kiến thức cơ bản về công tác văn thư lưu trữ của

Đảng; những kỹ năng cơ bản về công tác lưu trữ hồ sơ của Đảng, của Nhà nước 8 Phân bố thời gian - Lý thuyết :38 tiết - Thực hành : 15 tiết 9 Giảng viên tham gia giáng dạy học phần

TT | Họ và tên; học hàm, học vị | Cơ quan công tác Chuyên ngành

1 | TS.Lê Văn Hội Học viện BC&TT Quản lý kinh tê

2 | ThS Bui Quang Hiệp Học viện BC&TT Luật học

Xây dựng Đán,

3 | Th§ Truong Thị Duyên Học viện BC&TT ý 6 6

Trang 7

Trong tất cả các cơ quan, tổ chức của hệ thống chính trị ở nước ta (cơ

quan Nhà nước, tễ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ

chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dan) đều có công

tác văn phòng và lập ra đơn vị làm công tác văn phòng Do đặc điểm về chức năng, nhiệm vụ, khối lượng công việc, phạm vi hoạt động của mỗi cơ quan, tổ chức có khác nhau nên đơn vị làm công tác văn phòng cũng có tên gọi khác

nhau Từ đó dẫn đến có nhiều cách hiểu về khái niệm văn phòng

Theo Từ điển Tiếng việt (xuất bản năm 1992) thì: Văn phòng là bộ phận

phụ trách công việc giấy tờ, hành chính trong một cơ quan Quan niệm này đồng

nhất văn phòng với bộ phận văn thư của cơ quan, đơn vị

"Theo các văn bản của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; văn bản quy phạm pháp

luật của Chính phủ và các văn bản khác quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức

bộ máy văn phòng của các cơ quan, đơn vị thì có thể hiểu Văn phòng là bộ máy điều hành tổng hợp của cơ quan, đơn vị; là nơi thu thập, xử lý, cung cấp, truyền đạt

thông tin trợ giúp cho boạt động lãnh đạo, quản lý; là nơi đảm bảo các điều kiện vật

chất cho hoạt động của cơ quan, đơn vị; có chức năng, nhiệm vụ tham mưu, tổng

hợp giúp cho lãnh đạo các cơ quan, đơn vị xử lý mọi việc nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả

Giáo trình môn học Công tác văn phòng là cuốn giáo trình nằm trong chương trình đào tạo cử nhân Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước ở Khoa

Xây dựng Đảng thuộc Học viện Báo chí và Tuyên truyền, được biên soạn để

phục vụ công tác giảng dạy và học tập của giáo viên, học viên, sinh viên ở Học

viện Báo chí và Tuyên truyền Cuốn giáo trình bài giảng “Công tác văn phòng” gồm hai phần như sau:

Phân 1: Công tác văn phòng cấp ủy

Phân 2: Công tác văn phòng cơ quan hành chính Nhà nước

Trang 8

giả, đặc biệt là rất mong nhận được những góp ý của các cán bộ, công chức đã

và đang làm công tác văn phòng ở các cơ quan, đơn vị trong khối công tác Đảng

và chính quyền nhà nước

Ban Chủ nhiệm xin trân trọng cảm ơn !

Mọi thông tín liên hệ, xin gửi về: TS Lê Văn Hội

Trang 9

Phan 1

CONG TAC VAN PHONG CAP UY

Chương 1

KHÁI LƯỢC CHUNG VẺ CÔNG TÁC VĂN PHÒNG CÁP ỦY

I VỊ TRÍ, VAI TRÒ, NHIỆM VỤ VĂN PHÒNG CÁP UY

1 Khái lược lịch sử của văn phòng cấp ủy

Lịch sử ra đời và phát triển của văn phòng cấp ủy luôn gắn liền với lịch sử

và phát triển của Đáng Cộng sản Việt Nam Thời kỳ đầu cách mạng (1930 - 1945) khi các xứ ủy, khu ủy, tỉnh ủy, thành ủy và các tổ chức đảng trực thuộc được

thành lập, mặc dù tổ chức văn phòng cấp ủy lúc đó chưa chính thức được thành

lập, nhưng công tác văn phòng cấp ủy bắt đầu được hình thành do các tổ công tác

hoặc các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của cấp ủy đám nhiệm, với các công việc chủ

yếu như: Bảo đảm việc in ấn tài liệu, truyền đơn của Đảng, giao thông liên lạc,

đưa đón và bảo vệ cán bộ; giữ vững mới liên hệ, sự lãnh đạo, sự chỉ đạo liên tục,

thông suốt từ Trung ương đến cấp ủy các địa phương trong cả nước

Tháng 5 năm 1947, Văn phòng Thường vụ Trung ương Đảng được thành lập tại xã Quảng Nạp (nay là xã Bình Thành, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên),

do đồng chí Lê Văn Lương làm Bí thư Nhiệm vụ chính được giao theo dõi tình

hình trong cả nước, tổng hợp báo cáo Thường vụ Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Trường Chỉnh, thực hiện các công việc về hành chính, quản trị

Khi văn phòng Trung ương Đảng cũng như nhiều văn phòng cấp ủy địa phương chính thức được thành lập, cùng với sự trưởng thành chung của hệ

thống văn phòng cấp ủy, công tác văn phòng cấp ủy đã có bước thay đổi quan

trọng, không chỉ đảm nhiệm những công việc phục vụ cấp ủy như trên mà còn

tham mưu, giúp cấp ủy trong việc soạn thảo các văn kiện, tài liệu; theo dõi tổng

hợp, kiến nghị, đề xuất với cấp ủy trong tổ chức điều hành công việc lãnh đạo

Trang 10

đy là cơ quan giúp việc cấp ủy hằng ngày cũng như các ban chuyên môn khác của Đảng

Nghị quyết Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa

TI (2/1951) chính thức đã quy định nhiệm vụ của Văn phòng Trung ương Đảng là “giúp Trung ương và Ban Bí thư giải quyết công việc hằng ngày” Theo

dõi, đánh giá, tông hợp tỉnh hình tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của

Trung ương ở các tỉnh uỷ, thành uỷ và đảng uỷ trực thuộc Trung ương; đề xuất

với Bộ Chính trị, Ban Bí thư những vấn đề liên quan đến hoạt động của các tỉnh uỷ, thành uỷ, đáng uỷ trực thuộc Trung ương; góp ý kiến với Ban Tổ chức

Trung ương và phản ánh với Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tình hình nhân sự chủ

chốt của các tỉnh uỷ, thành uỷ (bí thư, phó bí thư thường trực, chủ tịch hội đồng nhân dân, chủ tịch uỷ ban nhân dân) khi có yêu cầu; nắm tình hình hoạt động

của các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng uỷ, các cơ quan, tổ chức (ở

những nơi không lập đảng đoàn, ban cán sự đáng) trực thuộc Trung ương, các

tập đoàn và một số tổng công ty lớn của nhà nước, báo cáo với Bộ Chính trị,

Ban Bí thư

Tháng 12/1977, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 25- CT/TW

xác định: Văn phòng.là một cơ quan chuyên môn trực tiếp giúp cấp ủy điều hành công việc hằng ngày

Ngày 8/4/1993, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra chỉ thị số 17- CT/TW về

tăng cường chỉ đạo công tác văn phòng tỉnh ủy, thành ủy, trong đó xác định: Văn phòng tinh ủy, thành ủy là cơ quan thuộc hệ thống các ban đẳng, có chức năng tham mưu, giúp cấp ủy trực tiếp là giúp ban thường vụ và thường trực cấp ủy tổ chức điều hành các công việc lãnh đạo của Đảng

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh khi thăm cán bộ, nhân viên, nơi làm việc

của Văn phòng Trung ương Đảng tại Việt Bắc nhân địp Tết Nguyên đán năm Canh Dẫn (1950) có nói:

“Công tác Văn phòng có tầm quan trọng đặc biệt, giúp cho cắn bộ lãnh

đạo nắm được tình hình, cán bộ văn phòng nắm tình hình sai thì lãnh đạo sẽ

Trang 11

Lời nói đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở các cán bộ, công

chức, viên chức đã và đang công tác trong ngành văn phòng nói chung, văn phòng cấp ủy các cấp của Đảng nói riêng vẫn còn nguyên giá trị cho đến hôm nay

Trong suốt chặng đường lịch sử hơn 85 năm qua, Văn phòng cấp uỷ các

cấp đã thực hiện tốt nhiệm vụ được giao: Quản lý tài liệu, chuẩn bị nội dung cho

các kỳ họp, lập kế hoạch tuyên truyền cách mạng, xây dựng và phát triển Đảng, Ngày 29/1/2002, Ban Bí thư Trung ương Đáng (khoá IX) quyết định lấy ngày 18/10/1930 làm ngày truyền thống của ngành Văn phòng cấp ủy nhằm ghi nhận sự trưởng thành và phát triển của cán bộ, đảng viên, nhân viên làm

công tác văn phòng cấp ủy trong toàn Dang

Khoa học Văn phòng cấp ủy theo đó cũng được ra đời và phát triển cùng

với lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, đã từng bước đáp ứng được yêu cầu của

công cuộc cách mạng của Đảng, nhất là trong thời kỳ giành được chính quyền,

Đảng Cộng sản Việt Nam đã trở thành Đảng cẦm quyên, lãnh đạo toàn đảng,

toàn dân tộc Việt Nam xây dựng phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng đất nước, đẫn dắt dân tộc ta đi theo con đường chủ nghĩa xã hội Công tác văn

phòng nói chung, văn phòng cấp ủy nói riêng đã có nhiều tham mưu cho các

đồng chí lãnh đạo tổ chức, đơn vị thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ lãnh đạo,

chỉ đạo, quản lý tổ chức, đơn vị của mình hoàn thành nhiệm vụ lãnh đạo mà đại

hội Đảng mỗi cấp giao cho

Trong quá trình hoạt động, các cấp ủy, tổ chức Đảng từ Trung ương đến

cơ sở ban hành rất nhiều văn bản phục vụ công tác lãnh đạo Có một thực tế đang diễn ra hiện nay là những người làm công tác thuộc các cơ quan nhà nước khi chuyển công tác sang công tác trong các cơ quan đảng thường nhằm lẫn về thể thức văn bản cũng như gặp khó khăn về các nghiệp vụ hành chính văn phòng

khối Đảng Điều này cũng đễ hiểu bởi nghiệp vụ hành chính khối Đảng, nhất là thể thức văn bản của Đảng có nhiều điểm khác với thể thức văn bản của Nhà

nước Vì vậy, môn học Văn phòng cấp ủy hiện nay đã tương đối phổ biến và

được giảng dạy ở nhiều trường, nhiều khoa Xây dựng Đảng, nhất là các lớp bồi

Trang 12

2 Khái niệm, vị tri văn phòng cấp ủy 1 Một số khái niệm

a Van phòng

Văn phòng được hiểu theo nghĩa chung nhất là nơi hoạt động mang tính chất giấy tờ (bàn giấy) Quan niệm này nhằm phân biệt hoạt động của văn phòng với lao động trực tiếp Tuy nhiên, khái niệm này chưa phân biệt rõ hoạt động của văn phòng với hoạt động quản lý nói chung

Ở bắt kỳ một cơ quan đơn vị nào, để phục vụ cho công tác lãnh đạo, quản

lý cũng cần phải có một bộ phận chuyên lo công tác thu thập, xử lý, truyền đạt

thơng tỉn (bên ngồi và nội bộ), trợ giúp cho công tác quản lý, điều hành của ban lãnh đạo, bảo đâm các điều kiện vật chất cần thiết cho hoạt động của cơ quan đơn vị, bộ phận đó được gọi là văn phòng

Tuy nhiên, trong thực tế có nhiều quan niệm khác nhau về văn phòng:

- Văn phòng là bộ phận phụ trách công tác công văn giấy tờ hành chính

trong cơ quan, đơn vị (Từ điển tiếng Việt năm 1992) Quan niệm này đồng nhất

văn phòng với bộ phận văn thư của cơ quan, đơn vị

~ Văn phòng là trụ sở làm việc của một cơ quan, đơn vị, là địa điểm mà

hàng ngày các cán bộ, công chức đến đó để thực thi công việc

- Văn phòng là bộ máy giúp việc cho thủ trưởng cơ quan trong công tác

lãnh đạo, quản ly điều hành thực hiện chức niăng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị

Nhìn chung, các quan niệm trên đây đều phản ánh khía cạnh riêng của văn

phòng Để có một khái niệm đầy đủ về văn phòng, chúng ta cẦn xem xét toàn

diện các hoạt động diễn ra ở các bộ phận này trong các cơ quan, đơn vị

Như vậy, văn phòng được xác định là văn phòng chức năng, trên thực tế,

văn phòng tồn tại như là một thực thể, nên có nhiều cách tiếp cận khác nhau,

chính vì vậy mà hiện nay người ta có nhiều quan niệm về văn phòng

Trang 13

lãnh đạo, điều hành cơ quan đạt kết quả Đây là hoạt động rất đặc trưng của văn

phòng

Mặt khác, hoạt động của các cơ, quan đơn vị đều cần có các phương tiện

vật chất kỹ thuật cần thiết Văn phòng vừa là đơn vị nghiên cứu, đề xuất ý kiến

với thủ trưởng cơ quan, vừa là đơn vị trực tiếp thực hiện công việc sau khi có ý

kiến phê duyệt của thủ trưởng như: tổ chức mua sắm, quản lý sử dụng các tài sản, trang thiết bị kỹ thuật, kinh phí hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tô này

Như vậy, nếu quan sát ở trạng thái tĩnh thì văn phòng gồm những yếu tố

vật chất kỹ thuật và con người Nếu quan sát ở trạng thái động thì văn phòng bao

gồm toàn bộ quá trình vận chuyển thông tỉn từ đầu vào đến đầu ra phục vụ cho

công tác lãnh đạo, điều hành mọi hoạt động của cơ quan, đơn vị

Từ việc xem xét toàn bộ nội dung hoạt động của công tác văn phòng trên

đây, chúng ta có thể nêu khái niệm đây đủ về văn phòng như sau:

Văn phòng là bộ máy điều hành tổng hợp của cơ quan, don vị, là nơi thu thập, xử lý, cung cấp, truyền đạt thông tin tham mưu, tổng hợp, trợ giúp cho

hoạt động lãnh đạo, quân Ij; là nơi chăm lo hậu cần đảm bảo các điều kiện vật

chất cho hoạt động của cơ quan đơn vị b Văn phòng cấp ủy

Văn phòng cấp ủy là bộ phận tham mưu, tổng hợp, giúp việc cho ban chấp hành đảng bộ (cấp ủy) mà trực tiếp, thường xuyên là thường trực, ban thường

vụ, đặt dưới sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của thường trực cấp ủy, là một cơ quan

trong hệ thống các cơ quan tham mưu của cấp ủy (văn phòng, ban tuyên giáo,

ban tổ chức, ban dân vận, ủy ban kiểm tra )

2 Vị trí, vai trò của văn phòng cấp ủy

a Vi tri

Văn phòng là một bộ phận gần gũi có quan hệ mật thiết với cấp ủy, ban

Trang 14

xuất phát từ đặc điểm của quản lý thông tin, phần khác là do việc cung cấp các

điều kiện vật chất, kỹ thuật phục vụ cho quá trình quản lý điều hành của tổ chức

Là bộ phận trung gian thực hiện nỗi ghép các mối quan hệ trong lãnh đạo, điều hành của cấp ủy Đây là hoạt động điễn ra thường xuyên và rất phong phú cho nên cấp ủy không chỉ giao cho văn phòng làm nhiệm vụ tiếp nhận, xếp đặt

các mối quan hệ mà còn ủy nhiệm cho văn phòng trực tiếp xem xét giải quyết

một số vấn đề theo phân công của cấp ủy, ban thường vụ và thường trực cấp ủy

Là bộ phận thực hiện nhiệm vụ mang tính thường xuyên, liên tục trong các cơ quan đảng Khác với các cơ quan tham mưu khác, văn phòng cấp ủy không chỉ đảm nhận việc thu thập, xử lý thông tin mà còn quản lý và cung cấp các điều kiện vật chất, phương tiện kỹ thuật cho hoạt động của cấp ủy Vì vậy, hoạt động của văn phòng cũng gắn liền với hoạt động của cấp ủy

Có thể nói, văn phòng cấp ủy được coi là vị trí trung tâm kết nói hoạt động lãnh đạo, điều hành giữa cấp ủy với các cơ quan tham mưu của cấp ủy

b Vai trò của văn phòng cấp ủy

- Van phòng cấp ủy là trung tâm thực hiện quá trình lãnh đạo, điều hành

của cấp ủy -

Một là, tham mưu, tổng hợp giúp cấp ủy xây dựng và tổ chức thực hiện

chương trình làm việc toàn khóa của ban chấp hành; chương trình làm việc hằng năm, hằng quý, hằng tháng của ban thường vụ cấp ủy và lịch công tác hằng tuần của thường trực cấp ủy Các vấn đề đưa vào chương trình làm việc của cấp ủy hầu hết được văn phòng cấp ủy tham mưu lựa chọn kỹ, đúng chức năng, thâm

quyền theo quy chế làm việc, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của từng thời kỳ cách mạng; vừa giúp cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể hóa và tổ chức thực hiện có hiệu

quả các chủ trương, đường lỗi của Đảng và nghị quyết đại hội của cấp mình; vừa

xem xét, xử lý kịp thời những vấn đề đột xuất hoặc mới phát sinh từ thực tiễn

Hai là, tham gia, phối hợp cùng các ban đảng tham mưu, giúp cấp ủy xây dựng quy chế làm việc của cấp ủy, ban thường vụ và thường trực cấp ủy; đồng thời, là đầu mối giúp thường trực cấp ủy trong việc điều hòa, phối hợp và tổ

Trang 15

động theo đúng quy chế làm việc Thông qua tham mưu của văn phòng cấp ủy trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế làm việc, đã giúp cho hoạt

động của cấp ủy ngày càng thực hiện tốt và phân định rõ hơn giữa trách nhiệm,

quyền hạn của tập thé và cá nhân, nhất là người đứng đầu cấp ủy; xác định rõ

hơn chế độ làm việc và các mối quan hệ công tác của cấp ủy; thực hiện tốt hơn

các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt cấp ủy, giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà

nước và tồn xã hội, khơng bao biện, làm thay nhưng cũng không buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng đối với những công việc của chính quyền, Mặt trận Tổ quốc

và các đoàn thể nhân đân, góp phần thực hiện cải cách hành chính và đổi mới

phương thức lãnh đạo của Đảng

Ba là, tham mưu giúp cấp ủy chuẩn bị tốt chương trình, nội dung và phục

vụ chu đáo các hội nghị của cấp ủy, ban thường vụ, các cuộc hợp của thường

trực cấp ủy và các chuyến thăm, làm việc của đồng chí bí thư, phó bí thư với các

địa phương, đơn vị Văn phòng cấp ủy theo dõi, đôn đốc, tham gia chuẩn bị các

đề án và thâm định về yêu cầu, phạm vi, quy trình, tiến độ chuẩn bị và thể thức văn bản của đề án trình cấp ủy; thực hiện tốt văn bản hóa các quyết định của cấp

ủy sau hội nghị Văn phòng cấp ủy từng bước vươn lên chủ trì xây dựng một số đề án và trực tiếp biên tập nhiều nghị quyết, chỉ thị của cấp ủy; tham mưu cho cấp ủy đổi mới cách tổ chức hội nghị, đổi mới cách ra nghị quyết, chỉ thị và quán triệt, tổ chức thực hiện nghị quyết, chỉ thị của cấp ủy, góp phần đổi mới phương thức lãnh

đạo của Đảng

- La noi tiép nhén tất cả các mối quan hệ nhất là quan hệ đối ngoại

Tham gia, phối hợp với các cơ quan hữu quan nghiên cứu, đề xuất với cấp

ủy một số chủ trương về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, về công tác nội chính và đối ngoại tại địa phương theo yêu cầu và nhiệm vụ được giao;

tham gia góp ý với cơ quan Nhà nước trong việc cụ thể hóa đường lối, chủ

Trang 16

đạo công tác nội chính, chỉ đạo xử lý các vụ việc, vụ án nghiêm trọng ở địa

phương theo đúng quy định của Đảng và Nhà nước; tham mưu, đề xuất với

thường trực cấp ủy giải quyết, xứ lý các đơn, thư của cán bộ, đảng viên và nhân dân gửi đến cấp ủy, phối hợp tổ chức tiếp công dân tại trụ sở tiếp dân Một số văn phòng tỉnh ủy, thành ủy đã vươn lên thực hiện việc góp ý hoặc thấm định về

nội đung một số đề án thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, nội chính khi thấy cần

thiết hoặc khi cấp ủy yêu cầu,

- Là trung tam kết nói các hoạt động lãnh đạo, điều hành của cấp ủy

Phối hợp với các ban đảng có liên quan theo dõi, đánh giá, tổng hợp việc

nghiên cứu, quá triệt, cụ thể hóa và tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của

cấp ủy và cấp ủy cấp trên; theo dõi tình hình hoạt động của cấp ủy và tổ chức đảng trực thuộc để báo cáo với ban thường vụ, thường trực cấp ủy Hiện nay, nhiều văn phòng cấp ủy đã làm tốt việc phối hợp với các cơ quan chức năng

tham mưu giúp ban thường vụ, thường trực cấp ủy chỉ đạo, kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện các nghị quyết kinh tế - xã hội, về công tác nội chính ở địa

phương

- Là câu nói giữa cấp ủy với cấp ủy cấp trên, cấp ủy cáp dưới cũng như

với các cơ quan Nhà nước, các đoàn thé chính trị - xố hội, doanh nghiện

Văn phòng là trung tâm thông tin tổng hợp phục vụ lãnh đạo, vì vậy, thông qua việc theo đối, nắm tình hình và các sản phẩm thông tin của văn phòng

(báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất, báo cáo chuyên đề ) Văn phòng cấp ủy đã kịp thời cung cấp thông tin nhiều chiều, đề xuất nhiều ý kiến có giá trị thực tiễn

cho cấp ủy, đóng góp vào quá trình ra các quyết định quan trọng của lãnh đạo Hầu hết, văn phòng đã giúp cấp ủy thực hiện tốt chế độ cung cấp thông tỉn cho

các cấp ủy viên; theo đối, đôn đốc các cấp ủy và tổ chức đảng trực thuộc thực

hiện đúng chế độ thông tỉn, báo cáo cho cấp ủy theo quy định; giúp thường trực

cấp ủy thực hiện nghiêm chế độ thông tin, báo cáo định kỳ, đột xuất lên cấp

trên

- Đảm bảo điều kiện vật chất cho hoạt động của cấp ủy, làm tốt công tác

Trang 17

Tham mưu giúp cấp ủy quản lý tài chính, tài sản của cơ quan, đảm bảo hậu cần cho hoạt động của cấp ủy và các ban tham mưu, giúp việc của cấp ủy

Đến nay, hầu hết văn phòng cấp ủy, ban thường vụ ủy quyền là đại diện chủ sở

hữu tài sản của cơ quan; thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý tài chính, tài sản, các chế độ chỉ tiêu ngân sách của cấp ủy, cơ quan đảng trực thuộc theo quy định

của Đảng và Nhà nước; đảm bảo các điều kiện vật chất và các trang thiết bị kỹ

thuật phục vụ cho hoạt động của ban chấp hành, ban thường vụ và thường trực

cấp ủy, đảm bảo tài chính và một số điều kiện vật chất khác cho cơ quan đảng

trực thuộc cấp ủy; phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc quản lý quy

hoạch, kế hoạch đầu tư xây đựng cơ bản, đầu tư các dự án cho các cơ quan theo

đúng quy định của pháp luật

Làm tốt công tác văn thư, lưu trữ; thực biện tốt chế độ bảo vệ bí mật của

Đảng và Nhà nước; day mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác

Nhiều văn phòng cấp ủy đã có những đổi mới, nâng cao chất lượng nghiệp vụ,

góp phần thực hiện ngày càng có nền nếp, khoa học, chặt chế quá trình tiếp

nhận, xứ lý, nhân sao, in ấn và phát hành các tài liệu, văn kiện Đảng bảo đảm kịp thời, chính xác, an toàn, bí mật và tiết kiệm; từng bước nâng cao hiệu quả

công tác lưu trữ, nhất là quá trình thu thập, chỉnh lý, bảo vệ và khai thác lâu đài

các tài liệu, văn kiện Đảng, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo

của cấp ủy

Hướng dẫn, bồi dưỡng và kiểm tra nghiệp vụ công tác đối với văn phòng

cấp ủy cấp dưới Nhiều văn phòng cấp ủy đã coi trọng việc tổng kết thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm về công tác văn phòng cấp ủy; trên cơ sở tài liệu và tranh

thủ sự hướng dẫn, giúp đỡ của văn phòng cấp trên, trực tiếp tổ chức bồi đưỡng

và kiểm tra nghiệp vụ công tác văn phòng cấp ủy cấp mình đối với văn phòng cấp ủy cấp dưới, văn phòng các cơ quan đẳng trực thuộc

c Nhiệm vụ văn phòng cấp úp

Do công việc đặc thù, cán bộ văn phòng cấp ủy được tiếp xúc với hầu hết

các thông tin đến cấp ủy; được tiếp cận và nghiên cứu mọi chủ trương của Đảng,

Trang 18

của cấp ủy, là cơ hội để học tập phong cách, tác phong làm việc; kinh nghiệm chỉ

đạo và giải quyết các vấn đề; phương pháp tư đuy; cung cách diễn đạt và nhiều

kiến thức tổng hợp khác Đó là điều kiện và môi trường thuận lợi để cán bộ mau

chóng trưởng thành Chính sự đặc thù trong công việc lại đặt ra cho cán bộ văn phòng cấp ủy những mục tiêu để tự răn mình: Phải luôn tu dưỡng, rèn luyện phẩm

chất đạo đức, tác phong; tuyệt đối trưng thành với Đảng; luôn trau dổi kiến thức về mọi mặt để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao; giữ nghiêm các nguyên tắc, nhất là nguyên tắc bảo mật, hòa nhã, khiêm tốn, gần dân; tận tâm, tận tụy, tận

tình; không tự cao, tự mãn theo cung cách của “lính triều đình”

Sau đại hội, văn phòng các cấp ủy kịp thời tham mưu cho thường tực, ban thường vụ cấp uỷ lựa chọn, xác định các vấn dé trong tam, trong điểm đề đưa vào Chương trình hành động thực hiện nghị quyết đại hội, sao cho các cấp

uỷ đảng, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân đồng tình hưởng ứng và tích cực triển khai thực hiện nghị quyết đại hội đạt kết quả và hiệu quả cao nhất Cụ thể như công tác chuẩn bị, phục vụ các hội nghị, các buổi làm việc và một số

hoạt động của thường trực, ban thường vụ, cấp uỷ phải được tiến hành chu đáo,

khoa học và có nhiều cải tiễn; các quyết định của cấp uỷ được văn bản hoá một

cách kịp thời, chính xác, có chất lượng và đúng thể thức theo quy định

Công tác tiếp dân, giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân được

quan tâm, chỉ đạo và ngày càng đi vào nền nếp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; đồng

thời phát hiện, kiến nghị xử lý những vụ việc bức xúc, phức tạp Công tác ứng dụng công nghệ thông tin và văn thư, lưu trữ, đáp ứng yêu cầu theo đúng quy định của Trung ương, Việc nâng cấp đồng bộ hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin giúp văn phòng cấp ủy các cấp nâng cao hiệu quả công tác tham mưu, phục vụ cấp ủy Quan trọng hơn, công tác này có thể làm thay đổi thói quen, lề lối làm việc cũ và góp phần thực hành tiết kiệm trong việc in sao tài liệu, công

văn là nhiệm vụ quan trọng, yêu cầu cấp ủy các cấp cần phải quan tâm nhằm

nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý của lãnh đạo đối với

Trang 19

II CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, CƠ CẤU TÔ CHỨC CỦA VĂN

PHÒNG CÁP ỦY

1 Văn phòng Trung ương Dang

Ngày 10/3/2013, Ban Bí thư ban hành Quyết định số 189- QĐ/TW “Về

chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Văn phòng Trung ương Đảng” Theo

đó, Văn phòng Trung ương Đảng có những chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ

máy sau đây:

d Chức năng

Văn phòng Trung ương Đảng là cơ quan tham mưu, giúp việc cho Ban

Chấp hành Trung ương, trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong tổ chức, điều hành công việc lãnh đạo của Đảng, phối hợp, điều hoà hoạt động của các cơ quan tham mưu của Trung ương Đảng; tham mưu về nguyên tắc và chế độ quan

lý tài chính, tài sản của Đảng, trực tiếp quản lý tài chính, tài sản của các cơ quan dang Trung ương và bảo đảm hậu cần phục vụ hoạt động của Trung ương Đảng;

đồng thời là một trung tâm thông tin tong hợp phục vụ lãnh đạo

b Nhiệm vu

- Giúp Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư xây dựng, tô

chức thực hiện quy chế làm việc và chương trình công tác, sơ kết, tổng kết và

sửa đổi, bỗ sung quy chế nếu thấy cần thiết

- Là đầu mối phối hợp, điều hòa chương trình công tác của Tổng Bí thư,

Thường trực Ban Bí thư và một số hoạt động của các Ủy viên Bộ Chính trị, Ban

Bí thư để thực biện quy chế làm việc và chương trình công tác của Bộ Chính trị,

Ban Bí thư

- Tham gia tổ chức phục vụ Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng, các hội

nghị Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, hội nghị do Bộ

Chính trị, Ban Bí thư triệu tập; các cuộc làm việc của Tổng Bí thư, Thường trực Ban Bí thư Giúp Thường trực Ban Bí thư xử lý công việc hằng ngày của Đảng

Trang 20

chỉnh lý các văn bản của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư;

trực tiếp biên tập những văn bản được Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao

` - Theo dõi, đôn đốc, thẩm tra việc chuẩn bị các đề án trình Trung ương về

yêu cầu, phạm vi, quy trình, tiến độ và thé thức văn bản của để án Tổ chức

nghiên cứu và phát biểu ý kiến bằng văn bản với Bộ Chính trị, Ban Bí thư về

một số đề án khi được giao

- Theo dõi, đánh giá, tổng hợp tình hình tổ chức thực hiện các nghị quyết,

chỉ thị của Trung ương ở các tỉnh ủy, thành ủy và đáng ủy trực thuộc Trung

ương; đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư những vấn đề liên quan đến hoạt

động của các tỉnh uỷ, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương; góp ý kiến với

Ban Tổ chức Trung ương và phản ánh với Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tình hình

nhân sự chủ chốt của các tỉnh ủy, thành ủy khi có yêu cầu; nắm tình hình hoạt

động của các ban đáng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy, các cơ quan, tổ chức (ở những nơi không lập đảng đoàn, ban cán sự đảng) trực thuộc Trung

ương, các tập đoàn và một số tổng công ty lớn của Nhà nước, báo cáo với Bộ

Chính trị, Ban Bí thư

- Phối hợp với các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn và đảng ủy trực thuộc Trung ương tham mưu, giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo kiểm tra, sơ

kết, tổng kết việc thực hiện nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Đảng; kiểm tra việc

thực hiện chủ trương, chế độ, nguyên tắc quản lý tải chính, tài sản của Dang - Tổ chức công tác thông tin phục vụ sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, cung cấp thông tin cho các cấp ủy, cơ quan, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương

Theo dõi, đôn đốc các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn và các cấp uỷ đảng

trực thuộc Trung ương thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo quy định

- Tiếp nhận và xử lý đơn, thư gửi đến Trung ương; kiến nghị với Ban Bí

thư xử lý đơn, thư; theo đối, đôn đốc việc giải quyết một số đơn, thư được Ban

Trang 21

ag ve chức iu VỀ yết, [rung hoạt m với ¡hình ¡ hoạt an, tổ Trung ới Bộ y trực tra, so 'a việc Đảng, y dang 3an Bi ye Ban ing tac

- Tiếp nhận, phát hành và quản lý các tài liệu, văn kiện của Trung ương; thực hiện và kiểm tra việc thực hiện chế độ bảo vệ bí mật của Đảng và Nhà nước trong hệ thống văn phòng cấp ủy

- Quản lý tập trung, thống nhất Phông Lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam, trực tiếp quản lý Kho Lưu trữ của Trung ương Đảng; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm

tra nghiệp vụ công tác văn thư, lưu trữ trong các cơ quan đảng và tổ chức chính trị -

xã hội

- Nghiên cứu, đề xuất ý kiến về chủ trương, chế độ quản lý tài chính, tài

sản của Đảng Hướng dẫn chế độ quản lý, chỉ tiêu ngân sách trong các cơ quan dang và chế độ, chính sách chí tiêu tài chính Báo cáo tình hình công tác tài chính hằng năm của Đảng trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ban Chấp hành Trung ương theo quy định

Là chủ sở hữu tài sản của Trung ương Đảng theo sự ủy quyền của Bộ Chính tri; quan lý tài chính, tài sản của các cơ quan đảng và doanh nghiệp của Đảng ở Trung ương theo đúng chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định

của Đảng; hướng dẫn cấp uỷ, văn phòng cấp uỷ thực hiện quyền chủ sở hữu và

quản lý tài sản

Tổ chức và quản lý đơn vị sự nghiệp sử dụng, quản lý vốn, tài sản của

Đảng theo đúng pháp luật và quy định của Đảng

- Báo đảm điều kiện vật chất, trang bị kỹ thuật phục vụ hoạt động của Ban

Chấp hành Trung ương, Bộ Chính tri, Ban Bi thu; bao dam tài chính, trụ sở làm

việc và một số điều kiện vật chất khác phục vụ hoạt động của các cơ quan đảng

ở Trung ương

- Tổ chức thực hiện một số chế độ, chính sách đối với cán bộ lão thành

cách mạng và cán bộ điện chính sách theo quy định của Bộ Chính trị và Ban Bí

thư; thực hiện một số chế độ, chính sách đối với các đồng chí Ủy viên Bộ Chính

trị, Ban Bí thư, cán bộ cao cấp và cán bộ, công chức của các cơ quan đẳng Trung ương theo quy định của Đảng và Nhà nước

Trang 22

thư Phối hợp với Ban Đối ngoại Trung ương phục vụ hoạt động đối ngoại

của Đảng ,

- Phối hợp với các cơ quan chức năng nhà nước trong việc quản lý về quy

hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản; đầu tư các dự án cho các cơ quan đảng

ở Trung ương theo đúng quy định của pháp luật

- Tham mưu, giúp Ban Bí thư tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan đảng; trực tiếp tổ chức quản lý, khai thác, bảo vệ mạng thông tin diện rộng của Đảng; triển khai ứng dụng công nghệ thông tin ở

Văn phòng Trung ương Đảng; hướng dẫn, kiểm tra, hỗ trợ nghiệp vụ, kỹ thuật

ứng dụng công nghệ thông tin ở các văn phòng tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương và các cơ quan đảng ở Trung ương

- Phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan tổ chức công tác bảo

vệ, bảo đám thông tin liên lạc tại Trụ sở Trung ương Đảng

- Hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn phòng cấp ủy, công tác tài chính, tài sản của Đảng ở văn phòng tỉnh ủy, thành ủy, các cơ quan đảng ở

Trung ương Phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương xây dựng chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế của văn phòng cấp uỷ địa phương trình Ban Bí thư

- Thực hiện các nhiệm vụ khác đo Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao

c Tổ chức bộ máy

- Lãnh đạo Văn phòng Trung wong Dang

Chánh Văn phòng và các Phó Chánh Văn phòng Trung ương - Cơ cấu tỗ chức của Văn phòng Trung wong Dang gom + Các đơn vị cấp vụ, cục và tương đương

(1) Vụ Tổng hợp

(2) Vụ Thư ký

(3) Vụ Địa phương I (tại Hà Nội) -

(4) Vụ Địa phương II (tại Thành phố Hồ Chí Minh) (5) Vụ Địa phương II (tại Đà Nẵng)

Trang 23

(8) Vụ Tổ chức - Cán bộ

(9) Cục Tài chính và Quản lý đầu tư (10) Cục Quản trị A (tại Hà Nội)

(11) Cục Quân trị T.78 (tại Thành phố Hồ Chí Minh)

(12) Cục Quân trị T.26 (tại Đà Nẵng)

(13) Cục Quản trị - Tài vụ

(14) Cục Lưu trữ

(15) Trung tâm Công nghệ thông tin

(16) Ban Quản lý dự án các công trình xây dựng của Đảng ở Trung

ương (tùy tình hình cụ thể có thể có hoặc không) (17) Văn phòng Đảng ủy và đoàn thê

+ Các doanh nghiệp

(1) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên An Phú -

(2) Công ty trách nhiệm hữu hạn Hồ Tây một thành viên

(3) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên In Tiến Bộ ~ Biên chế

Biên chế của Văn phòng Trung ương Đảng không quy định cụ thể Ban Bí

thư giao Văn phòng Trung ương Đảng, Ban Tổ chức Trung ương thống nhất xác

định số lượng biên chế của Văn phòng Trung ương Đảng trên cơ sở chức năng,

nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và chức danh cán bộ, công chức d, Chế độ làm việc

~- Văn phòng Trung ương Đảng làm việc theo chế độ thủ trưởng Chánh

Văn phòng Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức, lãnh đạo, điều hành công việc

chung của văn phòng Giúp việc Chánh Văn phòng Trung ương có các Phó Chánh

Văn phòng

- Chánh Văn phòng Trung ương được ký thừa lệnh Bộ Chính trị, Ban Bí

thư một số thông tri, thông báo, điện mật, công văn chỉ đạo công tác và chương

trình làm việc của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; được yêu cầu các ban, ngành, cấp -

Trang 24

- Chánh Văn phòng Trung ương Đảng được cử chuyên viên nghiên cứu

thuộc các vụ chức năng tham đự các cuộc họp để bàn triển khai thực hiện các

nghị quyết, chỉ thị của Trung ương; chủ trương công tác của các tỉnh ủy, thành ủy, các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy, các cơ quan, tô chức trực thuộc Trung ương thuộc phạm vi được phân công theo dõi

2 Văn phòng tính ủy, thành ủy

Theo Quy định số 219- QĐ/TW ngày 27/12/2013 của Ban Bí thư về chức

năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy cơ quan chuyên trách tham mưu, giứp việc tinh, ủy thành ủy (từ đây gọi là tỉnh ủy); văn phòng tỉnh ủy có chức năng, nhiệm vụ,

tổ chức bộ máy như sau:

a Chức năng

- La co quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy mà trực tiếp, thường xuyên là

ban thường vụ và thường trực tỉnh ủy trong tổ chức, điều hành công việc lãnh

đạo, chỉ đạo, phối hợp hoạt động các cơ quan tham mưu, giúp việc; tham mưu,

đề xuất chủ trương, chính sách thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, đối ngoại; nguyên

tắc, chế độ quản lí tài chính, tài sản của đẳng bộ; là trung tâm thông tin tổng hợp

phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh ủy

- Trực tiếp quản lý tài sản, tài chính của tỉnh ủy và các cơ quan, tổ chức đảng trực thuộc tỉnh ủy, bảo đảm kinh phí, cơ sở vật chất cho hoạt động của cấp ủy

b Nhiệm vụ

~ Nghiên cứu, đề xuất

+ Chương trình công tác của ban chấp hành, ban thường vụ, thường trực tỉnh ủy; giúp ban chấp hành, ban thường vụ, thường trực tỉnh ủy xây dựng, tô

chức thực hiện quy chế làm việc

+ Tham mưu, đề xuất, thực hiện công tác đối ngoại của tỉnh ủy

+ Sơ kết, tổng kết công tác văn phòng cấp ủy

- Hướng dẫn, kiểm tra, giảm sát

+ Công tác thông tín phục vụ sự lãnh đạo của tỉnh ủy; chế độ cung cấp

Trang 25

trực thuộc tỉnh ủy, các cơ quan liên quan thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo quy định

+ Tiếp nhận, phát hành va quan lý các tài liệu, văn bản đến và di; quan ly, khai thác mạng cơ yếu của tỉnh ủy Chủ trì hoặc phối hợp kiểm tra, giám sát việc

thực hiện các quy định về công tác thông tin, báo cáo phục vụ sự lãnh đạo của

cấp ủy và chế độ lưu trữ bảo mật của Đảng, Nhà nước ở văn phòng cấp ủy dưới

theo quy định

+ Hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn phòng, công tác tài

chính, tài sản của Đảng ở các tổ chức đảng trực thuộc tỉnh ủy và văn phòng cấp ủy cấp dưới; thực hiện kiểm tra, giám sát về nghiệp vụ tài chính - kế toán ở các đảng bộ và tổ chức đảng trực thuộc tỉnh ủy

- Tham dinh, tham tra

+ Đề án, văn bản của các cơ quan, tổ chức trước khi trình tỉnh ủy, ban

thường vụ, thường trực tỉnh ủy về: Yêu cầu, phạm vi, quy trình, thẩm quyền ban

hành và thê thức văn bản

+ Nội dung đề án, văn bản thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, đối ngoại trước

khi trình tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy (nếu có khả năng hoặc được ban thường vụ, thường trực tỉnh ủy giao)

- Phối hợp

+ Với các cơ quan có liên quan nghiên cứu, đề xuất một số chủ trương của tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy về cơ chế, chính sách kinh tế - xã hội, quốc

phòng, an ninh, đối ngoại; tham gia với các cơ quan có liên quan nghiên cứu, đề

xuất một số chủ trương về công tác tư pháp; tham gia ý kiến với cơ quan nhà

nước trong việc cu thé hóa chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở

địa phương

+ Với các cơ quan liên quan xây dựng một sé dé án, văn bản, chương trình hành động do ban thường vụ, thường trực tỉnh ủy giao; biên tập hoặc thắm

Trang 26

+ Với ban tổ chức tỉnh ủy trong việc quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và

thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao

động của văn phòng tỉnh ủy và văn phòng, cấp uỷ trực thuộc theo phân cấp

+ Với các ban đảng, đảng đoàn, ban cán sự đảng, đảng ủy trực thuộc tỉnh

ủy để tham mưu giúp tỉnh ủy, ban thường vụ, thường trực tỉnh ủy chỉ đạo, kiểm

tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc thực hiện nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy

chế, quyết định, kết luận của-Trung ương và của tỉnh ủy về công tác xây dựng dang; về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; việc thực hiện chủ trương, chế độ, nguyên tắc quản lý tài chính, tài sản của tỉnh ủy

+ Với cơ quan chức năng Nhà nước trong việc quản lý quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản và thực hiện đự án cho các cơ quan đảng theo đúng quy định của pháp luật

- Thực hiện một số nhiệm vụ do ban thường vụ, thường trực tĩnh úy giao

+ Là đầu mối giúp thường trực tỉnh ủy xử lý công việc hằng ngày; tham

mưu sắp xếp chương trình công tác của đồng chí bí thư, các phó bí thư và một số

hoạt động của các đồng chí ủy viên ban thường vụ tỉnh ủy theo quy chế làm việc và chương trình công tác; phối hợp, điều hòa hoạt động các cơ quan tham mưu, giúp việc của tỉnh ủy

+ Tiếp nhận và xử lý đơn, thư gửi đến tỉnh ủy; kiến nghị với thường trực

tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy xử lý những đơn, thư có nội dung quan trọng;

theo đối, đôn đốc việc giải quyết một số đơn thư được thường trực tỉnh ủy giao Phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức tiếp công dân

+ Tổng hợp tình hình tổ chức thực hiện nghị quyết, quyết định, chỉ thị,

quy định, quy chế, kết luận của Trung ương, của tỉnh ủy và hoạt động của các cấp ủy, đảng đoàn, ban cán sự đảng, các cơ quan thuộc tỉnh ủy Giúp tỉnh ủy

thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất

+ Quản lý, tổ chức khai thác tài liệu Phông Lưu trữ Đảng Cộng sản Việt

Nam thuộc thâm quyền thu thập của lưu trữ lịch sử đảng bộ tỉnh, thành phố bao

Trang 27

giúp thường trực tỉnh uỷ chỉ đạo và trực tiếp hướng dẫn, kiểm tra nghiệp vụ

công tác văn thư, lưu trữ của các cơ quan, tô chức đảng, tổ chức chính trị - xã

hội ở địa phương theo quy định của pháp luật về lưu trữ, các quy định của Ban

Bi thư và hướng dẫn của Văn phòng Trung trơng Đảng

+ Là đại diện chủ sở hữu tài sản của tỉnh ủy; trực tiếp quản lý tài chính, tài

sản, chỉ tiêu ngân sách đảng Thực hiện thẩm tra quyết toán tài chính ngân sách

dang của các tổ chức đảng và dang bộ trực thuộc Bảo đầm điều kiện vật chất và các trang thiết bị phục vụ hoạt động của tỉnh uỷ; đồng thời bảo đảm tài chính và

cơ sở vật chất khác cho các cơ quan trực thuộc tỉnh uỷ theo phân công, phân cấp + Tổ chức quản lý, khai thác, ứng dụng, báo vệ mạng thông tin điện rộng cha dang bộ; hướng dẫn công nghệ thông tin, nghiệp vụ công tác cơ yếu cho văn phòng cấp ủy cấp dưới và các cơ quan đảng thuộc tỉnh ủy

+ Tham gia tổ chức, phục vụ đại hội đảng bộ tỉnh; hội nghị tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy; các hội nghị đo thường trực tỉnh ủy triệu tập; các cuộc làm

việc của bí thư, phó bí thư tỉnh ủy

+ Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được ban thường vụ, thường trực

tỉnh ủy giao

e TỔ chức, bộ máy

- Lãnh đụo văn phòng tỉnh úy

Gồm chánh văn phòng và không quá 3 phó chánh văn phòng Riêng Văn

Trang 28

Ngoài ra, tùy tình hình thực tế của địa phương có thé lập thêm phòng

(trung tâm) phù hợp, do ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy quyết định, nhưng tối đa không quá 7 phòng (trung tâm)

Các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp của Đảng (nếu có) thực hiện theo quy định của Đảng và pháp luật

- Biên chế

Biên chế chung của văn phòng tỉnh ủy từ 45- 55 người (không bao gồm

thường trực tỉnh ủy), Văn phòng Tỉnh ủy Thanh Hóa, Nghệ An từ 50 - 60 người

Văn phòng Thành ủy Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh từ 60 - 70 người

3 Văn phòng huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy

Theo Qui định số 220- QĐ/TW ngày 27/12/2013 của Ban Bí thư về chức

năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc huyện

ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy (từ đây gọi là huyện ủy); văn phòng huyện ủy có chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy như sau:

q Chức năng

- Là cơ quan tham mưu, giúp việc huyện uỷ mà trực tiếp, thường xuyên là

ban thường vụ và thường trực huyện ủy trong tổ chức, điều hành công việc lãnh

đạo, chỉ đạo, phối hợp hoạt động các cơ quan tham mưu, giúp việc huyện ủy; là trung tâm thông tin tổng hợp phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của huyện ủy

- Trực tiếp quản lý tài sản, tài chính của huyện ủy và bảo đâm cơ sở vật chất cho các hoạt động của huyện ủy, ban thường vụ, thường trực huyện ủy và các cơ quan tham nưu, giúp việc huyện ủy

b Nhiệm vụ

- Nghiên cứu, đề xuất

+ Chương trình công tác của huyện ủy, ban thường vụ, thường trực huyện ủy

+ Sơ kết, tổng kết công tác văn phòng huyện ủy

Trang 29

+ Hướng dẫn, phối hợp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn phòng, công tác tài chính và công nghệ thông tin cho cấp uỷ cơ sở và các cơ quan đảng trực thuộc huyện ủy

+ Kiểm tra, giám sát việc thu, nộp và sử dụng ding phí ở các tổ chức cơ sở

đảng

+ Theo đối, đôn đốc các tổ chức đảng, các cấp ủy trực thuộc huyện ủy

thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định - Tham định, tham tra

+ Đề án, văn bản của các cơ quan, tổ chức trước khi trình huyện ủy, ban thường vụ, thường trực huyện ủy về: yêu cầu, phạm vi, quy trình, thẩm quyền

ban hành và thể thức van ban

+ Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định nội dung đề án,

văn bản thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, nội chính khi được thường trực, ban thường vụ huyện ủy giao trước khi trình huyện ủy, ban thường vụ huyện ủy

- Phối hợp

+ Các ban đảng, cơ quan, tổ chức liên quan sơ kết, tổng kết về công tác

của huyện ủy

+ Các cơ quan liên quan xây dựng, tổ chức thực hiện, sơ kết, tổng kết và

sửa đối, bổ sung quy chế làm việc của huyện uỷ, ban thường vụ huyện ủy

+ Các cơ quan liên quan xây dựng theo dõi việc thực hiện chủ trương, chế

độ, nguyên tắc quản lý tài chính, tài sản của huyện ủy; nắm tình hình trong khối

nội chính, báo cáo kịp thời thường trực huyện ủy, ban thường vụ huyện ủy + Cac ban dang, cấp ủy trực thuộc và các cơ quan, tổ chức liên quan tham

mưu giúp ban thường vụ, thường trực huyện ủy chỉ đạo kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc thực hiện nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy định, quy chế

của cấp ủy cấp trên và của huyện ủy về công tác xây dựng Đảng, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, nội chính

Trang 30

+ Là đầu mối giúp thường trực huyện ủy xứ lý công việc hằng ngày; phối

hợp, điều hoà hoạt động của các cơ quan tham mưu, giúp việc huyện ủy phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo của huyện ủy

+ Tổ chức phục vụ các hội nghị, cuộc họp của huyện ủy, ban thường vụ, thường trực huyện ủy; phối hợp phục vụ các hội nghị, cuộc họp của các ban đảng, cơ quan thuộc huyện ủy; tham gia tổ chức phục vụ đại hội đại biểu đảng

bộ huyện

+ Tổ chức công tác thông tin phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của thường trực huyện ủy, ban thường vụ huyện ủy; cung cấp thông tin cho các cấp Ủy cơ sở, cơ quan, tổ chức ở huyện theo quy định

+ Theo dõi, đôn đốc các cấp uỷ cơ sở, cơ quan, tổ chức có liên quan ở

huyện thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất

+ Tiếp nhận, phát hành và quản lý các tài liệu, văn bản đến và đi

+ Tiếp nhận và xử lý đơn, thư đến huyện ủy; tham mưu, theo dõi, đôn đốc việc giải quyết một số đơn, thư được thường trực huyện ủy giao; phối hợp với

các cơ quan chức năng tô chức tiếp công dân

+ Tổng hợp tình hình thực hiện các nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy

định, quy chế của cấp ủy cấp trên và của huyện ủy; hoạt động của các cấp Ủy, cơ

quan đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội cấp huyện đề báo

cáo với ban thường vụ, thường trực huyện ủy

+ Quản lý tài liệu lưu trữ cơ quan của huyện ủy và của văn phòng huyện

ủy; giúp thường trực huyện uỷ chỉ đạo và trực tiếp hướng dẫn, kiểm tra nghiệp

vụ công văn, lưu trữ của cơ quan đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính

trị - xã hội ở cấp huyện và cơ sở theo quy định của Luật Lưu trữ năm 2011, các quy định của Ban Bí thư, của tỉnh ủy và hướng dẫn của Văn phòng Trung ương Đảng Tổ chức triển khai, ứng dụng và quản lý công nghệ thông tin trong các cơ quan tham mưu, giúp việc huyện ủy và tổ chức cơ sở đáng trực thuộc; thực hiện

công tác cơ yếu theo quy định

Trang 31

ủy, ban thường vụ, thường trực huyện ủy và các cơ quan tham mưu, giúp việc huyện ủy theo phân công, phân cấp

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do ban thường vụ, thường trực huyện ủy giao

e Tổ chức bộ máắp

- Lãnh đạo /

Gém chánh văn phòng, không quá 2 phó chánh văn phòng Riêng văn phòng các quận ủy, thị ủy, thành ủy trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy: không quá 3 phó chánh văn phòng

- Biên chế

Có từ 11-13 người (không bao gồm thường trực huyện ủy)

Các văn phòng cấp ủy cơ sở, văn phòng các cơ quan khác của Đảng như các ban tham mưu, văn phòng các ban cán sự Đảng, đảng đoàn được lập ở các cơ quan, đơn vị tương ứng và cũng đều có chức năng, nhiệm vụ chung, đó là:

+ Nghiên cứu, đề xuất

+ Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát + Thẩm định, thâm tra

+ Phối hợp tham mưu cấp ủy

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp ủy giao

II CHỨC TRÁCH, NHIỆM VỤ CỦA CHÁNH VĂN PHÒNG CÁP ỦY

1 Những căn cứ chủ yếu để xác định chức trách, nhiệm vụ của chánh văn phòng cấp ủy

Có hai căn cứ chủ yếu sau đây:

- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của văn phòng cấp Ủy

Chức năng, nhiệm vụ của văn phòng cấp ủy là cơ sở để xây dựng bộ máy,

xác định đúng vị trí, vai trò và bảo đảm cho sự tồn tài và hoạt động của văn phòng cấp ủy Một cơ quan, đơn vị không có chức năng, nhiệm vụ rõ ràng thì thủ trưởng của cơ quan, đơn vị đó không thể xác định được đúng chức trách,

nhiệm vụ trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện công việc và

Trang 32

Vì vậy, chức trách, nhiệm vụ của chánh văn phòng cấp ủy chỉ được xác

định đúng và thực thi tốt khi chức trách, nhiệm vụ đó phải phủ hợp và tương ứng với chức năng, nhiệm vụ của văn phòng cấp ủy mà mình phụ trách

- Căn cứ vào chế độ làm việc của văn phòng cấp ủy

Chế độ làm việc của cơ quan, đơn vị là căn cứ để quy định phương thức

hoạt động và vận hành bộ máy của cơ quan, đơn vị; xác định chức trách và

nhiệm vụ, thâm quyền và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị đó

Xác định chế độ làm việc nào, thì người đứng đầu ở cơ quan, đơn vị đó sẽ

có chức trách, nhiệm vụ và thẩm quyền tương ứng

Khác với làm việc theo chế độ tập thé, văn phòng cấp ủy được xác định là cơ quan làm việc theo chế độ thủ trưởng Với chế độ làm việc này, văn phòng cấp ủy là cơ quan thẩm quyền riêng; trong đó, chánh văn phòng là người quyết

định và chịu trách nhiệm cao nhất về mọi hoạt động của văn phòng cấp ủy Các phó chánh văn phòng là người giúp việc cho chánh văn phòng để thực hiện

quyền lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và quản lý của mình

Tuy nhiên, Đảng là Đảng cẩm quyền, Đảng luôn lấy tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức cơ bản của Đảng Mặc dù, văn phòng cấp ủy làm việc theo chế độ thủ trưởng, nhưng vẫn phải trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc tập trung dân

chủ, phát huy được trí tuệ của tập thể lãnh đạo và của cơ quan tham gia vào

những vấn để lớn của cơ quan trước khi chánh văn phòng quyết định Đây là

nguyên tắc làm việc bắt buộc, đời hỏi người đứng đầu cơ quan văn phòng cấp ủy phải vận dụng và thực hiện nghiêm túc, tránh việc áp đặt chủ quan, thiểu dân chủ trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý của mình

2.Chức trách và nhiệm vụ chủ yếu của chánh văn phòng cấp ủy

a Chức trách của chẳnh văn phòng cấp ủy

Chánh văn phòng cấp ủy là người đứng đầu cơ quan, chịu trách nhiệm cao nhất trước ban chấp hành, ban thường vụ và thường trực cấp ủy về mọi mặt hoạt động của văn phòng cấp ủy

Trang 33

- Lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành, kiểm tra, đôn đốc mọi hoạt động

của văn phòng cấp ủy

- Phân công nhiệm vụ đối với các phó chánh văn phòng; chỉ đạo, kiểm tra,

đôn đốc công tác đói với các phó chánh văn phòng, việc thực hiện các chương

trình, kế hoạch công tác của văn phòng

- Triệu tập, chủ trì, kết luận các cuộc họp của lãnh đạo văn phòng, các hội

nghị lớn, toàn thể của cơ quan

- Quyết định những vấn đề còn có ý kiến khác nhau giữa các phó chánh văn

phòng

- Chỉ đạo việc xây dựng chương trình, xây dựng hoặc tham gia xây dựng,

quy chế làm việc của ban chấp hành, ban thường vụ, ban thường trực cấp ủy và

tổ chức thực hiện chương trình, quy chế làm việc; chỉ đạo việc xây dựng đề án, báo cáo do văn phòng chủ trì và việc văn bản hóa các kết luận, quyết định của

cấp ủy; chỉ đạo theo dõi, đôn đốc, thẩm tra việc chuẩn bị đề án, nghị quyết, chỉ

thị do các ban đảng, các cơ quan chức năng của ủy ban nhân dân và các đoàn thể

chủ trì xây dựng để trình cấp ủy về yêu cầu, phạm vi, quy trình, tiến độ chuẩn bị và thể thức văn bản; chỉ đạo triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong dang

bộ theo quyết định của ban thường vụ, thường trực cấp ủy; chỉ đạo triển khai

thực hiện nhiệm vụ đột xuất đo ban thường vụ trực cấp ủy giao - Phụ trách công tác tổ chức - cán bộ của cơ quan

+ Chỉ đạo nhận xét, đánh giá hằng năm đối với cán bộ trong cơ quan theo

đúng quy định và theo phân cấp quản lý cán bộ

+ Cử hoặc để nghị cơ quan thẩm quyền cử cán bộ, công chức, viên chức,

người lao động trong văn phòng đi công tác, học tập ở trong nước và nước ngoài; đề nghị với cơ quan thẩm quyền quyết định nâng lương theo niên hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan

- Đề nghị những vấn đề lớn về tài chính, tài sản của các cơ quan đảng trực

thuộc và của văn phòng mình phụ trách theo nhiệm vụ được giao để thường trực

Trang 34

- Ký các văn bản thừa lệnh ban thường vụ, các thông báo ý kiến chỉ đạo của thường trực cấp ủy, các văn bản của văn phòng trình ban thường vụ, thường trực cấp ủy hoặc gửi rộng đến các cấp ủy, tổ chức đảng (trừ một số văn bản đã

ủy nhiệm cho phó chánh văn phòng); quy chế làm việc của cơ quan; quyết định

hoặc đề nghị cơ quan thấm quyển quyết định việc bể nhiệm, điều động, khen thưởng, ký luật, thực hiện chính sách cán bộ theo phân cấp

- Chỉ đạo xem xét, giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo theo quy định của Điều lệ Đảng và pháp luật của Nhà nước

3 Những vấn đề tập thể lãnh đạo văn phòng bàn bạc hoặc góp ý kiến

vào văn bản trước khi chánh văn phòng cấp ủy quyết định

Chức trách, nhiệm vụ nói trên đã xác định rõ vai trò, vị trí của chánh văn phòng cấp ủy cấp trong cơ chế làm việc theo chế độ trưởng Tuy nhiên, để thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, bảo đảm dân chủ, phát huy trí tuệ của

tập thể lãnh đạo văn phòng, chánh văn phòng cấp ủy phải tôn trọng và đề cao nguyên tắc tập trung đân chủ đối với những vấn đề mà mình quyết định, nhất là

những vấn đề lớn, quan trọng, có tính nguyên tắc hoặc những vấn đề nhạy cảm,

phức tạp có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều người trong cơ quan Có thể rút ra 09 vấn đề chánh văn phòng cần đưa ra tập thê lãnh đạo văn phòng bàn bạc hoặc góp ý kiến vào văn bản trước khi quyết định như sau:

- Các chương trình, kế hoạch, biện pháp công tác của cơ quan để thực

hiện nghị quyết, chỉ thị, quyết định của cấp ủy, ban thường vụ, thường trực cấp uy và

các nhiệm vu do ban thường vụ và thường trực cấp ủy giao; thực biện các chính

sách, chế độ của Nhà nước trong cơ quan và nghị quyết đại hội chỉ bộ của văn

phòng

Trang 35

- Chương trình, kế hoạch công tác năm và báo cáo sơ kết 6 tháng, báo cáo

tông kết hằng năm hoặc theo chuyên đề của cơ quan; các chủ trương, kế hoạch

hoạt động đối ngoại lớn của cơ quan (nếu có)

- Những chủ trương lớn về thực hiện quản lý tài chính, tài sản của đẳng

bộ, bao dam tài chính và các điều kiện vật chất cho hoạt động của cấp ủy và các

cơ quan trực thuộc cấp ủy

- Quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng, sửa chữa, cải tảo, nâng vấp cơ sở

vật chất, các chỉ tiêu, mua sắm lớn về phương tiện, trang bị cần bố sung hoặc

thay thế hằng năm của cơ quan trước khi báo cáo thường trực cấp ủy hoặc ban thường vụ cấp ủy quyết định; dự đoán và quyết toán ngân sách hàng năm của cơ

quan

- Kiện toàn tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quy chế làm việc của văn phòng; các quy chế, quy định áp dụng chung cho toàn cơ quan

- Quy hoạch cán bộ, kế hoạch biên chế, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng,

các chủ trương, biện pháp nâng cao đời sống cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan; quyết định hoặc đề nghị cơ quan thẩm quyền

quyết định việc tuyển dụng, điều chuyển, cử đi đào tạo, bồi dưỡng, bỗ nhiệm,

miễn nhiệm, xét chuyển ngạch, nâng ngạch, nâng lương trước niên hạn, giải

quyết chế độ hưu trí, cho thôi việc, khen thưởng, ký luật đối với cán bộ, công

chức, viên chức và người lao động trong cơ quan theo đúng quy định

- Một số công việc quan trọng mới phát sinh theo đề nghị của chánh văn phòng hoặc các phó chánh văn phòng

- Làm việc với tập thé chỉ ủy chỉ bộ, với các bộ phận công tác (nếu có) trong cơ quan theo định kỳ hoặc khi cần thiết

CÂU HỎI ÔN TẬP

1 Phân tích vị trí, vai trò của văn phòng cấp ủy

2 So sánh sự giống và khác nhau giữa nhiệm vụ của văn phòng tỉnh ủy và văn phòng huyện ủy

Trang 36

Chương 2

XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH CƠNG TÁC CỦA CAP UY

I KHÁI NIỆM, MUC DICH, YEU CAU XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH CƠNG

TAC CUA CAP UY

1 Khái niệm

Xây dựng chương trình công tác của cấp ủy là nhiệm vụ quan trọng về

chức năng tham mưu của văn phòng cấp ủy, xây dựng phương pháp làm việc chủ động có định hướng nhằm từng bước hiện thực hoá các mục tiêu, nhiệm vụ

lãnh đạo của đáng bộ

Chương trình công tác của cấp ủy là toàn bộ dự kiến những hoạt động chủ

yếu của cấp úy được sắp xếp theo một trình tự nhất định, trong một thời gian nhất định nhằm thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo của cấp ủy theo một định hướng nhất định do Đại hội cùng cấp đề ra

2 Mục đích

Xây dựng chương trình công tác của cấp ủy là nhiệm vụ hàng đầu trong các nhiệm vụ của văn phòng cấp ủy để thực hiện chức năng tham mưu, giúp cấp

ủy tổ chức điều hành công việc lãnh đạo của cấp ủy đối với đảng bộ Chương trình công tác của cấp ủy nhằm tổ chức làm việc một cách chủ động, định

hướng, từng bước, cụ thể hóa thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ lãnh đạo của cấp

ủy đối với toàn đảng bộ

3 Yêu cầu

Yêu cầu chung đối với các chương trình công tác của cấp ủy là:

Một là, bảo đâm vừa giải quyết công việc trước mắt, vừa chú ý nghiên cứu giải quyết những nhiệm vụ lâu dài

Hai là, bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng đi đôi với phát huy hiệu lực quản lý, điều hành của bộ máy Nhà nước và vai trò của các đoàn thể nhân dân

Trang 37

Bốn là, giảm bớt hop hành, đành quỹ thời gian thích đáng cho công tác kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở và tăng cường chỉ đạo cơ sở của cấp uy

Năm là, tiêu chuẩn dé xác định chương trình công tác hợp lý, tối ưu là lựa

chon đúng, có trọng tâm, trọng điểm, đúng lúc những vấn đề cần thiết để cấp ủy,

thường vụ, thường trực cấp ủy bàn và quyết định 4 Nội dung

Nội dung chương trình công tác của cấp ủy cần bao quát các nhiệm vụ cơ

bản, quan trọng, thường xuyên của ban chấp hành, ban thường vụ và thường trực

cấp ủy sẽ tập trung chỉ đạo trong từng thời gian cụ thể

5 Loại chương trình công tác

a Phân loại: Chương trình công tác của cấp ủy bao gồm những loại sau:

chương trình công tác dài hạn; chương trình công tác ngắn hạn; chương trình công tác chuyên đề 6 Chương trình công tác dài hạn Bao gồm các chương trình: - Chương trình công tác toàn khóa của ban chấp hành, ban thường vụ cấp ủy - Chương trình công tác hằng năm € Chương trình công tác ngắn hạn

Bao gồm các chương trình như:

- Chương trình công tác hằng quý - Chương trình công tác hằng tháng

- Chương trình công tác tuần

- Chương trình của một buỗi hop

- Chương trình một buếi làm việc - Chương trình của một đợt công tác

d Chương trình công tác chuyên đề

Trang 38

trình công tác theo chuyên đề của cấp ủy nhằm quán triệt và triển khai thực hiện

tốt những chỉ thị, nghị quyết đó trong phạm vi lãnh đạo của cấp ủy trong đảng bộ 6 Xây dựng các chương trình công tác cụ thé

ø Xây dựng chương trình cơng tác tồn khóa của của cấp ily

- Thời gian: Thường sau mỗi kỳ đại hội Đảng, văn phòng, cấp ủy xây dựng chương trình cơng tác tồn khóa của cấp ủy, ban thường vụ

- Nội dụng chủ yếu: Bỗ trí, Ấn định các hoạt động chính của cấp ủy, ban

thường vụ trong một nhiệm kỳ, ấn định các cuộc họp cấp ủy, ban thường vụ

trong năm với chủ đề, yêu cầu, phạm vi giới hạn những vấn đề sẽ trình ra trong

cuộc họp cấp ủy, nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp lớn mà đại

hội đáng bộ đã đề ra; dự kiến các cuộc họp cấp ủy để thảo luận, đưa ra các quyết

định lãnh đạo của đảng bộ

- Xác định căn cứ làm cơ sở để xây dựng chương trình:

Một là, cần nắm vững quan điểm chung của Đảng “Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, phát triển văn hoá là nền tảng, giữ vững an ninh quốc phòng là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên”

Hai là, dựa trên cơ sở quan điểm, đường lối của Đảng, căn cứ vào nghị

quyết đại hội đáng bộ cấp mình, rút ra những vấn đề quan trọng về kinh tế,

những vấn đề cốt yếu về xây dựng Đảng, củng có hệ thống chính trị ở địa

phương, những vấn đề bức xúc về an ninh, quốc phòng và văn hóa xã hội dé dua vào chương trình cơng tác tồn khóa để cấp ủy bàn, kết luận và quyết nghị

Ba là, sau khi cấp ủy bàn, kết luận thì sắp xếp thứ tự những vấn đề từ chính yếu đến thứ yếu, đã có thể hình thành về cơ bản chương trình cơng tác tồn khóa của cấp ủy Từ đó, bố trí các kỳ họp của cấp uỷ Ngoài ra còn phải dự kiến mấy vấn đề sau đây: Những Nghị quyết Trung ương, các chủ trương, chính sách từ trên xuống đòi hỏi phải vận dụng thực hiện; Những vấn đề đột xuất nảy

sinh ở địa phương, cần được cấp ủy xứ lý

Trang 39

để có tác dụng lan tỏa tới việc giải quyết những vấn đề khác và là cơ sở của vấn đề được bàn tiếp ở hội nghị sau

Theo Điều lệ Đảng, một nhiệm kỳ cấp uỷ địa phương có 20 cuộc họp cấp

ủy (trung bình mỗi năm có 4 cuộc hợp, mỗi quý có một cuộc họp) Nhưng trong

mỗi nhiệm kỳ lại có rất nhiều việc phải làm và phải bàn, song chỉ có thé lựa

chọn được một số vấn đề cần giải quyết phù hợp với số lượng các cuộc hợp cấp

uỷ trong nhiệm kỳ,

- Những lưu ý khi xây dựng chương trình toàn khóa:

"Một là, chương trình toàn khóa mới chỉ là sự xác định những vấn đề mà cấp

ủy phải giải quyết, chưa đi vào các nội dung, yêu cầu và biện pháp cụ thể

Hai là, các cuộc họp cấp ủy trong chương trỉnh toàn khóa chỉ nên xác

định vào quý trong năm, chưa cần ấn định cụ thể tháng nào và người thực hiện

Ba là, chương trình công tác năm của cấp ủy cũng cần ấn định các cuộc

họp ban thường vụ hằng tháng Cuộc họp cấp ủy cuối năm và cuộc họp thường

vụ trước đó có nội dung xem xét, đánh giá, tổng kết công tác năm của cấp ủy và đề ra phương hướng, nhiệm vụ lãnh đạo cho năm sau, định hướng cho việc cải tiến lề lối làm việc, đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp ủy trong từng năm

Bồn là, chương trình công tác năm do ban thường vụ thông qua và đồng chí phó bí thư thường trực thay mặt ban thường vụ cấp ủy ký ban hành

- Yêu câu: Chương trình toàn khóa phải được cấp ủy thông qua tại hội

nghị gần nhất sau đại hội đảng bộ và là cơ sở để các cấp, các ngành định hướng

thực hiện nghị quyết đại hội, tham khảo, xây dựng chương trình công tác của

cấp mình, theo đó cần thực hiện đầy đủ các yêu cầu sau:

Thứ nhất, cần bao quát các nhiệm vụ cơ bản, quan trọng, thường xuyên sẽ

tập trung chỉ đạo thực hiện trong từng thời gian

Thứ bai, vừa bảo đảm giải quyết những nhiệm vụ cơ bản đã được đại hội đảng bộ quyết định, vừa giải quyết kịp thời công việc trước mắt

Trang 40

Thứ tư, giảm thời gian họp, chỉ tập trung bàn những nội dung trọng tâm, chú trọng tăng cường chỉ đạo cơ sở

Thứ năm, xác định trúng những công việc cấp ủy bàn, quyết định, đúng quy chế làm việc

b Xây dựng chương trình công tác năm của cấp ty

Xây dựng chương trình công tác năm của cấp ủy là sự cân nhắc, lựa chọn những công việc cơ bản, quan trọng trong chương trình cơng tác tồn khóa (theo

thứ tự ưu tiên) và những công việc bức bách (nếu có) để bố trí, sắp xếp tương

ứng với các kỳ họp trong năm

- Thời gian: Ngay sau khi chương trình cơng tác tồn khóa được ban

hành

- Căn cứ: Căn cứ để xác định chương trình công tác năm của cấp ủy: + Chương trình cơng tác tồn khóa và quy chế làm việc của cấp ủy + Các cuộc họp định kỳ của cấp ủy theo quy định của Điều lệ Đảng

+ Những kiến nghị, đề xuất của các cơ quan tham mưu, các tổ chức đẳng

trực thuộc

+ Các nghị quyết, chủ trương mới của Trung ương (kể cả ngành dọc) - Nội dụng trọng tam: An định các cuộc họp ban chấp hành trong năm với chủ đề, yêu cầu, phạm vi giới hạn những vấn đề sẽ trình ra cuộc hợp ban chấp

hành Xác định rõ cơ quan nào chịu trách nhiệm chuẩn bị đề án cho mỗi cuộc

họp

~ Yêu câu: Chương trình công tác năm là phải xác định cụ thể về thời gian

(tháng hoặc quý nào trong năm); về nội đung công việc; xác định cơ quan chủ

đề án và người được phân công chỉ đạo trực tiếp việc xây dựng nội dung đề án,

cơ quan nào thẩm định đề án trước khi trình ra cấp ủy

- Những lưu ý khi xây dựng chương trình công tác năm:

+ Trong năm có các chủ trương, chính sách mới hoặc nghị quyết của cấp trên ban hành thì phải điều chỉnh, sắp xếp chủ đề, nội dung các cuộc họp theo

Ngày đăng: 12/11/2021, 11:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w