D LA 91 MEIC VABAO TAO HOC VIEN CHINH TRI QUOC GIA a Meyer - HỌC VIÊN BẢO GIÍ VÀ TUYẾN TRUYỀN ˆ ĐỖ THANH PHÚC sR CLO CAC DAN TOc THIEU SO TREN SONG TRUVEN HIN TRUYEN Hi ni
CỦA BÀI PHÁT THANH - TRUYỂN BÌNH TỈMH HÙA BÌNH
( KHẢO SÁT TỪ NĂM 2000 BEN NAM 2004)
Trang 2—— oe 311 ‘BO GIAO DUC VA ĐÀO TẠO HOC VIEN CHINH TRI QUOC GIA HO CHI MINH HOC VIEN BAO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN ĐỖ THANH PHÚC
VẤN DE BAO TON BAN SAC VAN HOA
Ác DÂN TỘC THIEU SO TREN SONG TRUYEN HÌNH
CUA ĐÀI PHÁT THANH - TRUYEN HINH TINH HOA BINH
(Khảo sới !ừ năm 2000 đến năm 2004)
Chuyên ngành: Báo chí học
Mã số : 60 32 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG
Trang 3NAMA YD 1.1 1.2 1.3 1.4 2.1 22 2.3 3.1 3.2 3.3 MUC LUC a Trang ¡0605271007077 1
Tính cấp thiết của đề tài
Tình hình nghiên cứu đề tài . 55+ series 2
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu -scceeeieiereiii 3
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của để tài 4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu -+-seese-xee+ 4 Đóng góp của để tầi ceccstnnHH HH 1111.111 4
Kết cấu của luận văn
Chương 1 Những vấn để lý luận chung của công tác tuyên
truyền bảo tôn bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số 6
Các khái niệm chính .-. - + + ssnnhh HH HH 1101111111110 1130 6
Mục đích, ý nghĩa của việc bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số 13
Báo chí nói chung với sự nghiệp bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số 25 Vai trò của truyền hình trong việc bảo tồn văn hóa dân tộc thiểu số 27 Chương 2 Đài Phát thanh - Truyền hình Hòa Bình với công tác tuyên truyền bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số
trên địa Đàn sen 000011000830301311201000100300 30
Điều kiện tự nhiên, kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội của tỉnh Hòa Bình 30 Đặc điểm của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Hòa Bình 39 Thực trạng tuyên truyền bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số của Đài Phát thanh - Truyền hình Hòa Bình s<cxecersrsrres 46 Chương 3 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tuyên
truyền bảo tôn bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Hòa Bình c.ec 73
Trang 4
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Từ khi thực hiện chính sách mở cửa, đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ quốc tế, Dang ta đã để ra hàng loạt chủ trương, chính sách đúng đấn, kịp thời để định hướng cho sự phát triển văn hóa Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII cha Dang về “Xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” đã khẳng định: Văn hóa là nên tang tỉnh thân của xã hội, thể hiện tâm cao và chiều sâu về trình độ phát triển của một đân tộc, là sự kết tỉnh những giá trị tốt đẹp nhất trong quan hệ
con người với con người, với xã hội và với thiên nhiên
Hòa Bình là một tỉnh có tiềm năng và thế mạnh, là cái nôi của nên “Văn hóa Hòa Bình”, có nên văn hóa đa dạng, văn hóa cội nguồn độc đáo, đó là một trong những nội lực to lớn của tỉnh Nhưng hiện nay, trên địa bàn đang xuất hiện xu hướng đồng hóa vẻ văn hóa, làm mai một văn hóa truyền thống của
các dân tộc thiểu số, từ các nghỉ thức đến ăn mặc, phong tục tập quán Những
bộ trang phục truyền thống của các dân tộc giờ đây ít được lớp trẻ chuộng
dùng Âm nhạc dân tộc cũng bị xem thường, chỉ còn là thú vui của những
người cao tuổi
Trước tình hình đó, hệ thống báo chí nói chung và Đài Phát thanh -
Truyền hình nói riêng, cần phải thực sự chú trọng và đầu tư một cách có hiệu |
quả cho việc tuyên truyền bảo tồn những bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số
Với địa bàn là một tỉnh miền núi khó khăn về đặc điểm địa ly, dan cư,
nên kinh tế chậm phát triển, trình độ dan trí còn thấp v.v Hòa Bình bị hạn
chế nhiều trong việc tuyên truyền và tiếp nhận nội dung thông tin về văn hóa
Bên cạnh đó cũng phải kể đến đội ngũ phóng viên, biên tập viên chưa thực sự
có chuyên môn sâu về lĩnh vực văn hóa, do đó những tin, bài chưa đạt yêu cầu
Trang 5
Tày Qua cơ cấu dân tộc của Hòa Bình cho thấy nơi đây có một nền văn hóa rất phong phú và đa dạng Mỗi một dân tộc có một nét văn hóa riêng, góp phần làm phong phú bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số ở tỉnh Hòa Bình Chính vì thế, hơn lúc nào hết, hệ thống truyền hình của tỉnh phải tăng cường thời lượng, nâng cao chất lượng về nội dung và hình thức trong việc tuyên truyền bảo tồn bản sắc
văn hóa các dân tộc thiểu số trong tỉnh sao cho đạt hiệu quả cao
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm qua, vấn đẻ văn hóa và bản sắc văn hóa đã có nhiều công trình nghiên cứu và tìm hiểu, nhưng ở mỗi góc độ, mỗi nhà khoa học lại
có cách tiếp cận vấn đẻ khác nhau Có thể kể ra một số công trình nghiên cứu tiêu biểu sau đây:
Công trình nghiên cứu của Phan Ngọc (2002): Bản sắc văn hóa Việt
Nam, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội; Trần Ngọc Thêm (1996): Tìm hiểu về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh; Trân Văn Bính
(2004): Văn hóa các dân tộc Tây Bắc - thực trạng và những vấn đề đặt ra,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Nơng Quốc Chấn, Hồng Tuấn Cư, Vi Hồng Nhân (1996): Giữ gìn và bảo vệ bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số Việt
Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội; Bùi Chỉ (2001): Văn hóa ẩm thực dân
gian Mường Hòa Bình, Nxb Văn hóa đân tộc, Hà Nội; Trần Quốc Vượng:
(2003): Văn hóa Việt Nam, tìm tòi và suy ngẫm, Nxb Văn học, Hà Nội; Hoàng
Vinh (1997): Một số vấn đề về bảo tôn và phát triển di sản văn hóa dân tộc,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Đặng Đức Siêu (2002): Hành trình văn hóa Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội; Hoàng Nam (1998): Bước đầu tìm hiểu văn
hóa tộc người văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội; Bảo tàng văn
Trang 6ngôn ngữ Việt - Mường và Tày - Thái, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội; Nông
Quốc Chấn (1993): Dán tộc và văn hóa, Nxb Văn hóa đân tộc, Hà Nội;
Nguyễn Thị Thu Liên (1997): Vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong
các chương trình phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam, Luận án Thạc sĩ Báo chí, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội
Tuy đã có nhiều công trình nghiên cứu sâu về bản sắc văn hóa dân tộc, đề tài nghiên cứu này dưới góc độ những người làm truyền hình hy vọng sẽ đóng góp thêm một cách nhìn trong việc tuyên truyền bảo tồn bản sắc văn hóa
các dân tộc thiểu số tại tỉnh Hòa Bình
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiến về vấn đề bảo tồn
bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số trên sóng truyền hình của Đài phát thanh
- truyền hình tỉnh Hòa Bình, từ đó chỉ ra thực trạng để xuất một số phương hướng, giải pháp cụ thể nhằm tăng cường hiệu quả tuyên truyền bảo tồn bản
sắc văn hóa các dân tộc thiểu số trên sóng truyền hình của Đài phát thanh -
truyền hình tỉnh Hòa Bình
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ mục đích trên, luận văn thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau đây:
- Phân tích để làm rõ yêu cầu khách quan của vấn đề bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số trên sóng truyền hình tỉnh Hòa Bình
~ Tìm hiểu thực trạng hoạt động tuyên truyền bảo tồn bản sắc văn hóa
các dân tộc thiểu số của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Hòa Bình
- Để xuất một số phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số trên sóng truyền
hình tỉnh Hòa Bình
Trang 74 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Phạm vì nghiên cứu
Vấn đề bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số được thể hiện rất
đa dạng phong phú dưới nhiều hình thức khác nhau Nhưng, với giới hạn cho
phép, đề tài chỉ tập trung đi sâu nghiên cứu vấn để bảo tổn bản sắc văn hóa
các dân tộc thiểu số trong các chương trình truyền hình của Đài Phát thanh -
Truyền hình tỉnh Hòa Bình thời gian từ năm 2000 đến năm 2004 * Đối tượng nghiên cứu
Các chương trình, chuyên mục, tin, bài, phóng sự liên quan đến vấn đề
bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số đã phát sóng trên sóng truyền
hình tỉnh Hòa Bình
5, Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận
Đề tài dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Dang ta về bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc
* Phương pháp nghiên cứu
Để tài chủ yếu sử đụng một số phương pháp như: so sánh, phân tích,
tổng hợp Các phương pháp này được thực hiện thông qua tư liệu, khảo sát
thực tiễn và điều tra xã hội học 6 Đóng góp của đề tài
Để tài cố gắng nghiên cứu một cách tương đối có hệ thống vẻ vấn đề tuyên truyền bảo tôn bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số trên sóng truyền
hình tỉnh Hòa Bình
Để tài sẽ đánh giá một cách khoa học nhất thực trạng vấn để tuyên truyền bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số trên sóng truyền hình tỉnh
Hòa Bình
Trang 8truyền hình tỉnh Hòa Bình Đây có thể là tài liệu tham khảo cho những ai quan
tâm đến việc giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số
7 Kết cấu của luận văn
Trang 9TUYEN TRUYEN BAO TON BAN SAC VAN HOA DAN TOC THIEU SO
1.1 Các khái niệm chính 1.1.1 Bảo tôn văn hóa
Mặc dù văn hóa là một khái niệm có nội hàm hết sức phong phú
và phức tạp, với nhiều đặc trưng (do vậy mà có nhiều cách hiểu, cách
định nghĩa khác nhau), ta vẫn có thể thấy ở văn hóa nổi lên bốn đặc trưng cơ bản nhất là tính nhân sinh, tính giá trị, tính hệ thống và tính lịch sử Đây là những đặc trưng cần và đủ cho phép phân biệt văn hóa
với những khái niệm có liên quan
Trên cơ sở bốn đặc trưng này, có thể định nghĩa văn hóa như sau: Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá tri (vật chất tỉnh thần, tinh
và động, vật thể và phì vật thé ) do con người sáng tạo ra và tích lấy
qua quá trình boạt động thực tiễn, trong sự tương tác với môi trường tr nhiên và xã hội của mình Cách định nghĩa này không những có khả năng bao quát được khá nhiều cách tiếp cận khác nhau, cách hiểu khác
nhau về văn hóa, mà còn có thể cho ta nhận diện được một hiện tượng
văn hóa và phân biệt nó với hiện tượng văn hóa khác không phải là văn hóa - từ những hiện tượng phi giá trị, những giá trị tự nhiên thiên tạo, cho đến những giá trị nhân tạo chưa có tính lịch sử [17, tr 33 - 34]
Bàn về vấn đề văn hóa, Từ điển triết học, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva và Nxb Sự thật, 1986 cũng đưa ra khái niệm về văn hóa:
Văn hóa là “toàn bộ những giá trị vật chất và tỉnh thần do con người sáng tạo ra trong thực tiễn xã hội - lịch sử và tiêu biểu cho trình độ đạt được trong lịch sử phát triển xã hội Theo nghĩa hẹp hơn, người
Trang 10Ông Federico Mayor Laragoza, nguyên Tổng giám đốc tổ chúc UNESCO, đưa ra định nghĩa về văn hóa: “Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng fạo trong quá khứ và trong hiện tại Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và các thị hiếu -
những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi đân tộc” [21, tr 13 - 14]
Từ “Văn hóa” có biết bao nhiêu là nghĩa, nó được đùng để chỉ những khái niệm có nội hàm hết sức khác nhau, nhưng suy cho cùng, khái niệm văn hóa bao giờ cũng có thể quy về hai cách hiểu chính: Theo nghĩa hẹp và theo nghĩa rộng
Theo nghĩa hẹp, văn hóa được giới hạn theo chiều sâu hoặc theo chiều rộng, theo không gian hoặc thời gian Giới hạn theo chiều sâu,
văn hóa được hiểu là những giá trị tỉnh hoa của nó (nếp sống văn hóa, văn hóa nghệ thuật ) Giới hạn theo chiều rộng, văn hóa được dùng để
chỉ những giá trị đặc thù của từng vùng (Văn hóa Tây Nguyên, Văn hóa
Nam Bộ ) Giới hạn theo thời gian, văn hóa được dùng để chỉ những
giá trị trong từng giai đoạn (Văn hóa Hòa Bình, Văn hóa Đông Sơn )
Theo nghĩa rộng, văn hóa được xem là bao gồm tất cả những gì
con người sáng tạo ra Hồ Chí Minh đã viết trong bản thảo Nhái ký
trong tì: “Vì lẽ sinh tổn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, phát luật, khoa học, tôn giáo, văn học,nghệ thuật, những công cụ cho sinh
hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ
những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa Văn hóa là sự tổng
hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đồi
Trang 11bảo tồn luôn gắn liên với sự phát triển, trong quá trình phát triển đó chúng ta
đi vào nghiên cứu đời sống của mỗi đân tộc, tức là “nghiên cứu toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó của các dân tộc trong lịch sử xã hội Qua đó tìm ra được những đặc sắc, tinh túy trong hệ thống giá trị truyền thống văn hóa của
đân tộc, từ đó tôn vinh, phát huy lên tầm cao mới” [1, tr 5]
Trong thời đại ngày nay, bất cứ quốc gia nào muốn phát triển lâu bên đều phải xác định, ngoài yếu tố vật chất, phải đi tìm những mục
tiêu, động lực từ những yếu tố tỉnh thần, yếu tố văn hóa Phát triển văn
hóa chính là quá trình tạo nguồn lực con người, tạo nội lực cho sự phát triển, là mục tiêu và cũng là động lực vô cùng quan trọng cho việc thực
hiện chính sách kinh tế - xã hội [1, tr 5]
Vấn đẻ bảo tồn văn hóa chính là nhằm phát triển văn hóa, phát triển những
giá trị vật chất và tỉnh thần - phát huy các di sản văn hóa dân tộc, các giá trị văn học, nghệ thuật, ngôn ngữ chữ viết và thuần phong mỹ tục của các dân tộc
Đồng thời phải tiếp thu tỉnh hoa và góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa của nhân loại, đấu tranh chống sự xâm nhập của văn
hóa độc hại; ngăn chặn việc phục hồi các hủ tục, khắc phục tình trạng
mê tín đị đoan, chống lại sự du nhập lối sống phi đạo đức từ bên ngoài, làm băng hoại những giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam [1, tr 6]
Mỗi vùng miền, mỗi tộc người đều phải có ý thức bảo tồn những
sắc thái văn hóa, những truyền thống văn hóa lâu đời của riêng mình để góp chung vào kho tàng dị sản văn hóa của đân tộc và nhân loại Di sản văn hóa của từng tộc người, của cả dân tộc cần được bảo tồn, cần phải được làm sống đậy tiểm năng to lớn của nó để góp phần vào sự nghiệp
Trang 12bảo tồn, phát huy một cách thiết thực, có hiệu quả thì nhiều đi sản văn
hóa, cả vật thể và phi vật thể sẽ nhanh chóng bị hủy hoại bởi thời gian,
bởi mặt trái của toàn cầu hóa và thị trường hóa [28, tr 306]
Đối với vấn để bảo tồn văn hóa, “phải xử lý hài hòa mối quan hệ tương tác giữa sức ép của mặt trái toần cầu hóa trên lĩnh vực văn hóa và nhu cầu bảo vệ di sản văn hóa dân tộc theo hướng vừa făng cường giao lưu, vừa giữ được
bản sắc, vừa tận dụng thuận lợi, vừa vượt qua thách thức” [28, tr 38] Việc
bảo tồn văn hóa, vừa tham gia vào văn hóa nhân loại “như một bộ phận quan trọng vừa tồn tại như một chỉnh thể độc lập, giàu bản sắc Trong quan hệ này, các yếu tố kế thừa và cách tân, truyền thống và hiện đại, nội sinh và ngoại sinh, giao lưu và tiếp nhận văn hóa cần phải được nhìn nhận một cách thấu
đáo, biện chứng” [28, tr 308 - 309]
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII đã khẳng định: “Văn hóa là nền tầng tính thần của xã hội, vừa là
mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa thể
hiện tầm cao và chiều sâu về trình độ phát triển của một dân tộc, là sự kết tinh
những giá trị tốt đẹp nhất trong quan hệ con người với con người, với xã hội và
với thiên nhiên” [1, tr 106], đồi hỏi việc bảo tồn và phát huy những giá trị đó
phải được nhìn nhận và thể hiện đúng mức
Khi nói đến việc bảo tồn văn hóa, có thể hiểu rằng không đơn thuần là
giữ không cho mất đi những giá trị văn hóa mà đi cùng với bảo tồn là phải
phát triển Để bảo tồn và phát triển, đòi hỏi phải mở rộng giao lưu với các nền
Trang 13Đứng trước quá trình toàn cầu hóa về văn hóa như hiện nay, việc bảo tồn, giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống có tính quyết định đến
tương lai của cả cộng đồng Bảo tồn ở đây có thể hiểu theo hai nghĩa, ở
bình điện thứ nhất, bảo tồn được hiểu như là sự lưu luyến các giá trị văn hóa trong chính bản thân đời sống của cộng đồng đó Ở bình diện thứ hai được coi như là những nỗ lực của Nhà nước trong việc lưu giữ các
giá trị văn hóa mà bản thân các giá trị này không thể tồn tại hoặc có nguy cơ mất đi trước những bối cảnh của xã hội mới [29, tr 124]
Giữ vững bản sắc văn hóa đân tộc và giao lưu văn hóa là hai mặt quan
hệ biện chứng Có giữ vững bản sắc văn hóa mới, mới có vốn để giao lưu và có
giao lưu văn hóa, tiếp thu tỉnh hoa văn hóa nhân loại thì mới làm giàu có thêm
cho văn hóa dân tộc Nhưng làm thế nào để giao lưu văn hóa được thực hiện
với thế chủ động và tự tin, để có thể bình tĩnh lượng định, chắt lọc, lựa chọn
những gì cần tiếp thu, những gì cần loại bỏ Làm thế nào để có đủ tầm và thế
để đánh giá đâu là tỉnh hoa văn hóa nhân loại phù hợp với văn hóa nước nhà
và đâu là những thứ cỏ rác sản phẩm của cái gọi là văn hóa “ăn xổi” cần phải
kiên quyết chối từ
1.1.2 Bảo tôn văn hóa các đân tộc thiểu số
Trang 14sàn người Thái “Phong tục mở lễ hội, tổ chức đám cưới, đầm tang, ngày giỗ, ngày Tết của mỗi vùng, mỗi dân tộc đều có những nét khác biệt Cách ví von trong ngôn ngữ văn học, động tác múa, làn điệu đân ca của mỗi dân tộc đều thể hiện tam lý, tình cảm riêng” [5, tr 30 - 31]
“Với những nét riêng về văn hóa, mỗi dân tộc không chỉ tự hào về bản sắc của mình mà phải phát huy hơn nữa để đóng góp, làm giàu nên văn hóa
Việt Nam” [5, tr 31] Hơn lúc nào hết, “văn hóa các dân tộc thiểu số phải được
bảo tên, chấn hưng các giá trị truyền thống” [5, tr 31], đồng thời phải tiếp thu, giao lưu văn hóa với đồng bào cả nước, và văn hóa thế giới “Mối quan hệ giữa truyền thống và cách tân trong hoạt động văn hóa, là vấn đề lớn và không đơn giản Các giá trị truyền thống cần được nghiên cứu, sắp xếp, chọn lọc Yếu tố nào mang tính nhân văn, cần được khuyến khích bảo tôn, phát huy Yếu tố nào mang màu sắc mê tín, bảo thủ, cần được chỉ ra và loại bổ” [5, tr 32]
Khi Việt Nam mở rộng quan hệ giao lưu toàn điện với cộng đồng
các dân tộc trên thế giới, các dân tộc thiểu số đang bị tác động mạnh
bởi “những cái mới” đến từ bốn phương, gây cho họ tâm lý tự ty, mặc
cảm với bản sắc dân tộc mình, trong khi đó lớp người có tuổi, có tâm huyết với văn hóa dân tộc, gắn bó và am hiểu văn hóa dân tộc, ngày
càng mất dần Kho tàng về di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc
lại ít được sưu tâm, bể sung và bảo quản tốt để nghiên cứu và phát huy
trong các thế hệ nối tiếp [5, tr 50]
Đối với văn hóa các đân tộc, có tầm quan trọng hàng đầu là văn học dân gian Văn học đân gian là phần sâu lắng nhất của văn hóa dân tộc Ở đây ta không chỉ tìm được thế giới quan, nhân sinh quan của các dân tộc, mà còn phần nào hiểu được tâm hồn của họ
Trang 15văn hóa riêng của mình Hơn nữa bản thân văn hóa có tính phát triển
tương đối độc lập, có sức sống rất mãnh liệt, nên có nhiều trường hợp cộng đồng đã tan vỡ nhưng văn hóa vẫn tồn tại với những thành viên sống xen lẫn với các cộng đồng khác Mỗi yếu tố văn hóa đều có những điểm chung, nhưng cách thể hiện ở từng tộc người, từng nơi lại độc đáo,
thích hợp với điều kiện sống, với trình độ phát triển xã hội, với tính cách tâm lý khác biệt với môi trường sống xung quanh Chính vì vậy,
văn hóa có những nét cơ bản chung lại được biểu hiện thành cái riêng
muôn mầu muôn vẻ, đa dạng và hấp dẫn Trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, đối với các cư dân có chữ viết, tính cách riêng của từng tộc người
được thể hiện rõ nét hơn Những áng thơ văn, những bài dân ca, những
điệu múa, câu hồ của người Thái, người Mông; những tác phẩm tao
hình, những bản trường ca, kiểu trang phục của người Chăm, người Bân, người Giarali v.v luôn là vốn văn hóa của các dân tộc đó nhưng nó lại làm rung động đến các thành phần dân tộc khác Nhờ những hoạt động văn học, sách báo, bảo tàng mà nền văn học nghệ thuật của từng dân tộc
đù lớn hay nhỏ đã được giới thiệu với công chúng rộng rãi
Cùng với việc nâng cao đời sống vật chất cũng như đời sống tỉnh thần thì việc giữ gìn những di sản và phát huy bản sắc văn hóa tộc người tuy đã được Đảng và Nhà nước quan tâm, nhưng việc đầu tư của
các địa phương vẫn chưa được đồng bộ chưa được chăm lo đến nơi đến
chốn Muốn thúc đẩy mọi dân tộc khơi dậy và gìn giữ, bảo tồn đi sản văn hóa thì dù trong hoàn cảnh nào cũng phải nhận thức rằng văn hóa
đân tộc mới chính là động lực thúc đẩy sự phát triển, còn để xóa bỏ sự
yếu kém về trình độ nhận thức, trình độ kinh tế, đảm bảo đời sống vật
chất cũng như tỉnh thần như thế nào lại lệ thuộc vào đặc điểm của mỗi dân tộc, mỗi vùng, miền theo địa bàn cư trú, theo trình độ phát triển
Trang 16Để thực hiện tốt vấn đề bảo tổn văn hóa các dân toc thiểu số trong thời
kỳ mở cửa, chúng ta không tránh khỏi những cái đi ngược lại với thuần phong mỹ tục của văn hóa đân tộc Vì vậy để thực hiện việc bảo tổn, chúng ta cần
nhận thức rằng không đơn thuần là giữ không cho mất đi những giá trị vật chất
và tỉnh thần của các dân tộc thiểu số đã được sáng tạo trong quá trình lịch sử,
mà gắn liền với nó là sự phát triển, tiếp thu có chọn lọc những tỉnh hoa văn hóa
của nhân loại, loại bỏ những gì không phù hợp với truyền thống văn hóa của
đân tộc, có thế thì trong quá trình phát triển và hội nhập, chúng ta mới không bị
hòa tan, từ đó mới có thể khẳng định vị trí, vai trò của mình trên trường quốc tế,
1.2 Mục đích, ý nghĩa của việc bảo tổn bản sắc văn hóa đân tộc
thiểu số
1.2.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về vấn đê bảo tôn bản sắc
văn hóa các dân tộc thiểu số
Ở Việt Nam, việc nhận thức tầm quan trọng và vị trí vai trò của văn hóa
đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm từ rất sớm “Ngay từ năm 1943, đồng chí Trường Chỉnh - lúc đó là Tổng bí thư của Đảng đã viết Đề cương Văn hóa,
với phương châm “dân tộc - khoa học - và đại chúng” Hiến pháp năm 1992 có
tới 5 điều nói về văn hóa, xác định một lần nữa nguyên tắc phát triển nền văn
hóa Việt Nam “dân tộc - hiện đại - nhân văn”” [15, tr 15] nhằm phục vụ sự
nghiệp cách mạng, đấu tranh giành độc lập dân tộc
Do thái độ nghiêm túc nhìn nhận lịch sử và thái độ cầu thị tiếp thu những bài học của các quốc gia khác, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nâng cao quan điểm: Mọi sự phát triển xã hội phải gắn liên với việc kế thừa và phát huy những truyền thống và bản sắc dan tộc Phát triển tách
khỏi cội nguồn đân tộc thì nhất định sẽ lâm vào nguy cơ tha hóa Đi vào
kinh tế thị trường, hiện đại hóa đất nước mà xa vời những giá trị truyền thống sẽ làm mất bản sắc dân tộc, đánh mất bản thân mình, trở thành
cái bóng mờ của người khác, của đân tộc khác [15, tr 15]
Trang 17
14
Với chính sách đổi mới Đảng ta đã đề ra đường lối đúng đắn: phát triển
¡ kinh tế theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước cùng lúc với sự
át triển một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Kế tiếp tỉnh thần của Đề
tong Văn hóa, Hiến pháp năm 1992, Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương
4 khóa 7 vẻ văn hóa Đến Hội nghị lân thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa 8 đã đề ra đường lối xây dựng và phát triển văn hóa:
Xây dựng và phát triển nên văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc đân tộc, tiếp thu tỉnh hoa văn hóa nhân loại, làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình,
từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt
và quan hệ con người, tạo ra trên đất nước ta đời sống tính thần cao dep,
- trình độ dân trí cao, khoa học phát triển, phục vụ đắc lực sự nghiệp công * nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng
¬ bằng, văn minh, tiến bước vững chắc lên chủ nghĩa xã hội [12, tr 54]
"Trên cơ sở này, Đảng ta đa đưa ra 5 quan điểm cơ bản về văn hóa: 1 Văn hóa là nên tắng tỉnh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa
là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội
2 Nên văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc
3 Nền văn hóa Việt Nam là nên văn hóa thống nhất mà đa đạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam
4 Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn đân do
Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng
5 Văn hóa là một mặt trận; xây đựng và phát triển văn hóa là
một sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự
- kiên trì, than trong [12, tr 55 - 57 - 58]
* “Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, trong đó dân tộc Kinh chiếm dai đa số, 53 dân tộc thiểu số chiếm khoảng 13% dân số cả nước Các yếu tố văn
hóa đặc sắc của từng dân tộc, từng vùng kết hợp lại với nhau tạo nên bản sắc
văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa dạng” [27, tr 469]
Trang 18Đảng ta luôn để cao việc bảo tồn và phái huy những đi sản văn
hóa tốt đẹp của dân tộc, sáng tạo nên những giá trị văn hóa mới, xã hội
chủ nghĩa, làm cho những giá trị ấy thấm sâu vào cuộc sống toàn xã hội và mỗi con người, trở thành tâm lý và tập quán tiến bộ, trong đó “xây” phải đi đôi với “chống”, lấy “xây” làm chính Cùng với việc giữ gìn và
phát triển những di sản văn hóa quý báu của dân tộc, tiếp thu những tỉnh hoa văn hóa thế giới, sáng tạo, vun đắp nên những giá trị mới, phải
tiến hành kiên trì cuộc đấu tranh bài trừ các hủ tục, các thói hư tật xấu,
nâng cao tính chiến đấu, chống mọi mưu toan lợi dựng văn hóa để thực hiện “dién biến hòa bình” [12, tr 58]
Để thực hiện tốt vấn dé bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số,
vấn đề cần quan tâm là bảo tồn và phát huy các đi sản văn hóa, “đây là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa Cần hết sức coi trọng bảo tồn, kế
thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và dân gian), văn hoá cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể” [12, tr 63]
Đối với vấn đề bảo tổn bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số “Đảng và Nhà
nước ta luôn “coi trọng việc bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống và
xây dựng, phát triển những giá trị mới về văn hóa, văn học, nghệ thuật của các
dân tộc thiểu số” [12, tr 65] Bên cạnh đó luôn đề cao tầm quan trọng của việc “bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, chữ viết của các đân tộc” [12, tr 65]
Đi đôi với việc sử dụng ngôn ngữ, chữ viết phổ thông, khuyến
khích thế hệ trẻ thuộc đồng bào các dân tộc thiểu số học tập, hiểu biết
và sử dụng thành thạo tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình Phát hiện, bồi dưỡng, tổ chức lực lượng sáng tác, sưu tầm, nghiên cứu văn hóa, văn
học nghệ thuật là người dân tộc thiểu số Đảng và Nhà nước luôn ưu
tiên tạo điều kiện cho các tác giả đân tộc thiểu số phát huy khả năng sáng tạo các tác phẩm về đề tài dân tộc và miền núi Đào tạo đội ngũ trí
Trang 19phát huy tài năng các nghệ nhân Ngoài ra, Đảng và Nhà nước còn chú
trọng đầu tư và tổ chức điều tra, sưu tầm, nghiên cứu, phổ biến các giá trị văn hóa, văn học, nghệ thuật các đân tộc thiểu số Xây dựng nếp
sống văn minh, gia đình văn hóa, mở rộng mạng lưới thông tin ở vùng dan tộc thiểu số [12, tr 66]
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương
Đảng (khóa VIH), Chính phủ đã có chương trình hành động và đề án cụ thể về phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số:
Phải thực hiện có hiệu quả một số chương trình tài trợ văn hóa
cho miền núi và các dân tộc thiểu số Giúp đỡ đồng bào giữ gìn, phát triển ngôn ngữ, chữ viết dân tộc Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho công tác văn hóa, nâng cao chất lượng và tăng thêm số lượng chương trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc, lồng tiếng dân tộc trong phim, băng hình Đưa sách báo và các ấn phẩm văn hóa phù hợp tới bản, làng, vùng sâu vùng xa tăng cường đào tạo cán bộ là người đân
tộc, có chính sách khuyến khích cán bộ dân tộc về công tác ở địa phương, giúp đỡ văn nghệ sỹ đân tộc sáng tác, phổ biến ấn phẩm Có chính sách ưu đãi cán bộ văn hóa công tác ở miền núi [2, tr 20]
Đối với các bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số, Nhà
nước ta luôn coi trọng đầu tư các công trình phục vụ văn hóa, truyền thanh, truyền hình và các cơ sở hoạt động thể thao, nhà văn hóa phục vụ
các lễ hội phát huy truyền thống văn hóa và bản sắc đân tộc Bảo tồn,
phát triển văn hóa vật thể va phi vat thé của đồng bào các dân tộc trong vùng, tăng cường thể chế văn hóa cơ sở ở các thôn, bản thông qua việc
thực hiện quy chế đân chủ Xây đựng đài truyền thanh cho từng xã và cụm xã Hiện đại hóa trang thiết bị, tăng cường thời lượng phát sóng
các chương trình bằng tiếng dân tộc ở huyện, tỉnh Tăng cường kính phí
cho việc thực hiện chương trình phát thanh, truyền hình bằng thứ tiếng
Trang 20Thực hiện quan điểm, đường lối của Đảng về vấn đề bảo tồn bản sắc văn hóa các dan toc thiểu số, Thủ tướng Chính phủ đã có những để án, thực
hiện với mục tiêu tổng quát về vấn đề này:
- Bảo tồn, kế thừa có chọn lọc và phát huy những tính hoa văn hóa truyền thống, xây dựng và phát triển những giá trị mới về văn hóa,
nghệ thuật của các dân tộc thiểu số;
- Phát hiện, bồi đưỡng đội ngũ những người sáng tác văn học -
nghệ thuật là cdc dan tộc thiểu số;
- Tổ chức điều tra, sưu tầm, nghiên cứu, phổ biến các giá trị văn hóa
- nghệ thuật; bảo tồn, phát huy các nghề thủ công truyền thống của các
dân tộc thiểu số; đẩy mạnh xây dựng và phát huy hiệu quả các thiết chế
văn hóa, thông tin; phát triển các hoạt động văn hóa nghệ thuật lành mạnh;
- Xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa; mở rộng mạng
lưới thông tin ở vùng dân tộc thiểu số, góp phần nâng cao dân trí, xóa
bỏ tập tục lạc hậu, góp phần phát triển du lịch, xóa đói giảm nghèo Để thực hiện tốt công tác bảo tồn, Chính phủ đã ra nội dung cụ thể cần thực hiện đó là:
Điều tra, khảo sát, thống kê, quản lý, trùng tu các di tích lịch sử,
đi tích cách mạng, đi tích văn hóa, đanh lam thắng cảnh, khu vực sinh
thái đặc biệt, vườn quốc gia ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số
Sưu tâm, giữ gìn, nghiên cứu, giới thiệu, lưu giữ các loại hình văn
học, nghệ thuật đân gian của các đân tộc; sáng tạo những giá trị mới về
văn học, nghệ thuật trên cơ sở kế ti:3a và phát huy những sắc thái riêng, độc đáo truyền thống của các dân tộc thiểu số; tổ chức và hướng dẫn
những biện pháp quản lý, giữ gìn, phát huy các hoạt động văn hóa lễ hội
truyền thống, phong tục tập quán lành mạnh của các dân tộc thiểu số; lựa chọn một số địa điểm thôn, bản tập trung phong phú, đặc sắc về văn hóa truyền thống của từng dân tộc để bảo tồn và phát huy
Trang 21
Điều tra, khảo sát, phân loại, bảo tổn, phát huy và phát triển
các nghề thủ công truyền thống, văn hóa ẩm thực của các đân lộc thiểu số [2, tr 52 - 53]
Thực trạng đời sống kinh tế - xã hội ở miễn núi và vùng các đân tộc
thiểu số hiện nay ở nước ta còn rất nhiều khó khăn Trong lĩnh vực văn hóa -
thông tin ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo, vùng căn cứ cách mạng và kháng chiến trước đây, hệ thống cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn, thiếu thốn, đân trí thấp, thiếu thông tin thường xuyên, mức hưởng thụ văn hóa còn rất thấp, so với mặt bằng chung cả nước Đội ngũ cán bộ làm văn hóa - thông
tin ở cơ sở còn rất yếu và thiếu, nhất là cán bộ người dân tộc thiểu số Các đi
sản văn hóa đân tộc, các di tích lịch sử văn hóa miền núi dần dân xuống cấp và mai một Mặc dù Đảng và Nhà nước rất quan tâm và có nhiều chủ trương chính sách nhằm bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa của các dân tộc nhưng hiệu quả chưa cao Xuất phát từ mục tiêu cần phải có sự phối hợp chặt chẽ nhằm đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát triển văn hóa - thông tin ở miền
núi và vùng các dân tộc thiểu số một cách có hiệu quả
Những nội dung cụ thể về bảo tồn, phát huy những di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số tập trung vào những vấn dé cụ thể như sau:
Phong tục tập quán, cưới, tang, thờ cúng cần phải gạt bỏ những
hủ tục lạc hậu, mê tin dị đoan, giữ gìn những phong tục tập quán tốt đẹp
của đồng bào
Về lễ hội văn hóa, văn nghệ dân gian: Chú ý bảo tồn phát huy những lễ hội văn hóa mang tính cộng đồng, đậm đà bản sắc dân tộc phù hợp với tình hình mới và xu thế phát triển của thời đại, cũng như
nguyện vọng chính đáng của đồng bào, tránh việc lạm dụng tổ chức xã
hội tran lan mang tính thương mại, lãng phí thời gian, tiền của không thiết thực, ảnh hưởng không tốt đến môi trường và đời sống văn hóa ở
Trang 22Trang sắc phục các dân tộc thiểu số như: quần áo, hoa văn, họa
tiết, đồ trang sức và nghề thủ công truyền thống như đệt thổ cẩm, đan
lát, đồ dùng bằng mây tre, chế tác những nhạc cụ dân tộc cần được
giữ gìn, phát triển và trở thành sản phẩm mỹ thuật hàng hóa giữ được
bản sắc dân tộc và góp phần tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo
cho đồng bào dân tộc [2, tr 195 - 196]
Một trong nhiều nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nước gần
đây đã ghi rõ: “Lầm tốt hơn nữa công tác giữ gìn, phát huy tỉnh hoa, văn
hóa truyền thống các dân tộc thiểu số Đồng thời với công việc sưu tâm,
nghiên cứu, khai thác và giới thiệu, cần có kế hoạch bảo tồn các công
trình, địa chỉ văn hóa có giá trị tiêu biểu ở vùng các đân tộc thiểu số (như
các chùa, tháp, nhà rông, nhà đài, nhà sàn, các làng bản có nghề thủ công truyền thống ) và các di sản văn hóa có giá trị khác ” [27, tr 474]
Văn hóa truyền thống của các dân tộc được thể hiện qua các sinh hoạt như lễ hội, phong tục tập quán (ma chay, cưới xin), các trò vui chơi giải trí Các bản nhạc, lời ca, điệu múa đân đã với các nhạc cụ như chiếc khèn của người Mông, công chiêng của người Mường đã tạo nên không khí rộn rã, đầm ấm trong những ngày lễ, ngày hội, có sức lôi cuốn cộng đồng Các trang phục độc đáo của các thiếu nữ dân tộc trong
các buổi lễ hội, luôn gây ấn tượng với các du khách Tất cả trở thành
nếp sống đặc trưng của ¡nỗi dân tộc, đều là tài sản quý báu của văn hóa Việt Nam Do vậy vấn đề bảo tồn các di sản văn hóa các dân tộc phải trở thành quốc sách
Có thể thấy rằng trong giai đoạn hiện nay, việc bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của các dân tộc lại đang gặp nhiều trở ngại trước những thách thức của quá trình toàn cầu hóa Các phương tiện thông tin đại chúng hiện đại, giao thông thuận lợi, cơ sở hạ tầng có nhiều tiến bộ đã tạo điều kiện cho việc giao lưu kinh tế, văn hóa giữa
Trang 23
các vùng miền điễn ra thuận lợi, từ đó phát sinh xu hướng “kinh hóa” làm mất đi những nét văn hóa riêng của một bộ phận dân tộc thiểu số
Ví dụ như nhà sàn với vẻ đẹp riêng của nó, đang bị thay thế bởi các
kiểu nhà đất, nhà ngói như của người Kinh; Hay trang phục truyền
thống của các dân tộc lại ít được giới trẻ ưa chuộng, thay vào đó là
các bộ âu phục; Một số phong tục tập quán như cưới xin, ma chay
cũng ít nhiều bị thay đổi từ trang phục đến hình thức tổ chức Hiện
tượng nam nữ thanh niên dân tộc không thiết tha với những hình thức
nghệ thuật của đân tộc mình không phải là hiếm Bên cạnh đó còn xảy ra một số tình trạng đáng lo ngại như nạn đào bới cổ vật, sưu tầm nhạc cụ cổng chiêng [27, tr 472 - 473]
1.2.2 Chủ trương của Đảng bộ tình Hòa Bình về vấn đê bảo tôn ban
sắc văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn
Trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VHI) về “Xáy dựng và phát triển nền văn
hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bắn sắc dân tộc” và định hướng về phát triển
văn hóa - nghệ thuật của Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XIH, đã đặt quyết tâm phấn đấu đẩy mạnh các
hoạt động văn hóa - thông tin về cơ sở, quan tâm đến các phong trào văn hóa - nghệ thuật quần chúng, đặc biệt là phát động cuộc vận động “Toàn đân đoàn
kết xây dựng đời sống ăn hóa” Chỉ thị số 30 của Tỉnh ủy Hòa Bình ngày 25/3/1003 đã đề cập đến việc “tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng
thực hiện nhiệm vụ phát triển Văn hóa - Nghệ thuật đến năm 2010”, Ban
Thường vụ Tỉnh ủy đã có chủ trương lấy năm 2003 là “Năm văn hóa” của
tỉnh Để thực hiện tốt công tác bảo tồn bản sắc văn hóa các đân tộc thiểu số
trên địa bàn, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy Đảng, chính quyền,
các ban, ngành, đoàn thể, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo để thực hiện tốt một số
nhiệm vụ cụ thể sau:
Trang 24- Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương V (khóa VIII) Chi thi 18 - CTITW của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Kế hoạch số 297 - KITU ngày 26/10/1998 của Tỉnh ủy về “vây dựng và phát triển nên văn hóa Việt Nam tiên tiến, đâm đà bản sắc dan tộc” phát huy sức
mạnh tổng hợp với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, đẩy
mạnh việc xây dựng cơ sở hạ tầng, dịch vụ phục vụ văn hóa, trọng tâm là xây dựng nhà truyền thống, nhà văn hóa xã, xóm, bản Tăng cường
đâu tư xây dựng các trung tâm cụm xã trở thành các điểm văn hóa phục
vụ đông đảo quần chúng nhân dân lao động, gắn với việc đẩy mạnh
phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”
- Trên cơ sở lấy năm 2003 là “Năm văn hóa”, ngành văn hóa - thông tin và hội văn học nghệ thuật tỉnh cân có giải pháp đẩy mạnh
công tác sưu tâm, nghiên cứu các giá trị văn hóa mang bản sắc riêng
của các dân tộc, tạo mọi điêu kiện thuận lợi về cơ sở vật chất về kinh
phí để khuyến khích các tổ chức, các nhà nghiên cứu văn hóa, các tác
giả trong và ngoài tỉnh, các nghệ nhân, nghệ sỹ đi vào nghiên cứu, sưu
tâm, biên soạn, sáng tác và phổ biến các tác phẩm có giá trị, nhằm phát huy truyền thống, xây dựng và tạo buớc phát triển tôn tạo các di
tích lịch sử mang bản sắc văn hóa dân tộc
- Các cấp ủy Đảng, chính quyên, Sở Văn hóa - Thông tin, Hội
Văn học - Nghệ thuật, Hội Nhà báo tỉnh cần thường xuyên giúp đỡ văn
nghệ sỹ trong tỉnh thực hiện tốt việc sáng tác các tác phẩm về đông bào đân tộc thiểu số [30, tr 3]
Trước vấn đề bảo tồn bản sắc văn hóa các đân tộc thiểu số, đã
Trang 25đợt tuyên truyền về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác văn hóa, nhất là ở những địa phương, khuyến khích các cơ sở có cách làm hay, đạt hiệu quả cao, đồng thời đấu tranh phê phán các biểu hiện tiêu
cực, quan liêu, tham những, các tệ nạn xã hội đi ngược lại với thuần
phong, mỹ tục của dân tộc ta
Đẩy mạnh các hoạt động giao lưu văn hóa giữa các địa phương
trong tỉnh, giữa Hòa Bình với các tỉnh miễn núi phía Bắc, chính việc
này đã có tác dụng to lớn trong việc khơi dậy và làm phong phú thêm
bản sắc văn hóa truyền thống độc đáo của dân tộc trong tỉnh nói riêng và làm phong phú thêm bản sắc văn hóa truyền thống độc đáo của các
đân tộc vùng Tây Bắc nói chung Các hoạt động văn hóa đã trở thành
một nhu cầu cần thiết của đời sống tỉnh thần của nhân dân trong tỉnh Hệ thống thiết chế của văn hóa từ tỉnh đến cơ sở đã được đầu tư nâng cấp và xây đựng mới, đảm bảo được sự quản lý của Nhà nước, góp phần từng bước làm cho văn hóa thấm sâu vào đời sống xã hội, các tâng lớp dân cư, đồng thời nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng trên
lĩnh vực văn hóa [31, tr 2]
Nhiều năm nay, Đảng bộ tỉnh Hòa Bình chủ trương phát động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” Đây là việc làm thiết thực góp phần nâng cao đời sống văn hóa tỉnh thân của nhân dân, hạn chế và xóa bỏ được nhiều hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan và tệ nạn xã hội, bên cạnh đó cũng phát huy được những nét đẹp văn hóa truyền thống và bảo tổn - phát
triển được những giá trị văn hóa tỉnh thần và vật chất
Là một tỉnh miền núi có nhiều đân tộc anh em cùng sinh sống, mỗi đân tộc lại có những giá trị và bản sắc văn hóa riêng, là quê hương của nền văn hóa Hòa Bình, của lễ hội cổng chiêng với một kho tàng văn hóa, văn học dân
Trang 26Việt Nam Nhận thấy tầm quan trọng và những giá trị của văn hóa truyền
thống các dân tộc thiểu số, Đảng bộ tỉnh Hòa Bình hàng năm vẫn tổ chức các
cuộc giao lưu văn hóa văn nghệ trong toàn tỉnh Đây chính là cơ hội cho các nghệ nhân, các con em dân tộc thể hiện những nét đẹp văn hóa truyền thống
thông qua các làn điệu đân ca, dân vũ và các tiểu phẩm thể hiện nếp sống sinh
hoạt hàng ngày của đồng bào dân tộc
Chủ trương của tỉnh Hòa Bình là luôn tăng cường giao lưu văn hóa để
làm phong phú thêm nền văn hóa, đồng thời cũng là cơ hội để khẳng định sự tồn tại những nét đẹp của văn hóa dân tộc mình Hòa Bình đã tổ chức đăng cai và tham gia nhiều cuộc giao lưu văn hóa các dân tộc giữa địa phương với các
tỉnh bạn như: Ngày hội Văn hóa - Thể thao Tây Bắc (hai năm một lần),
Festival văn hóa Việt Nam - thành phố Hồ Chí Minh, ngày Hội văn hóa dân tộc Việt Nam, lễ hội Làng Sen, Lễ hội 990 năm Thăng long - Hà Nội Ngoài
ra Hòa Bình còn giao lưu văn hóa với nhiều đoàn nước ngoài, đồng thời tổ
chức hoạt động văn hóa - thể thao như: lễ hội cổng chiêng du lịch, lễ hội cồng chiêng khai hạ của huyện Tân Lạc, lễ hội tết cổ truyền của đân tộc Mông, Tết nhảy của dân tộc Dao v.v
Thông qua việc giao lưu văn hóa là dịp để các dân tộc tiếp xúc, tìm hiểu và tiếp thu nên văn hóa phong phú và đa dạng của từng dân
tộc, đồng thời khai thác tiểm năng, sức sáng tạo văn nghệ to lớn của quần chúng, tăng thêm mối quan hệ, thắt chặt tình đoàn kết các dân tộc
trong khu vực và trong cả nước Qua đó học tập, trao đổi để cùng nhau
phát triển, làm cho đời sống văn hóa của mỗi dân tộc ngày càng phong phú hơn cả về giá trị và bản sắc [31, tr 7]
Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề bảo tồn, Tỉnh ủy Hòa Bình đã chỉ
thị cho các ban ngành có liên quan tổ chức việc kiểm kê, sưu tầm và vận động
Trang 27kiểm kê được 130 địa chỉ văn hóa, tập hợp được 4000 chiếc công chiêng, tổ
chức sưu tầm được 2 lễ hội cổ của đân tộc Thái (Mai Châu) và 2 lễ hội của dân tộc Mường (Lạng Sơn), bước đầu tổ chức sưu tầm áng mo trong đám tang của người mường Bi (Tân Lạc) Tổ chức sưu tầm được thêm gần 400 hiện vật cổ quý, nâng tổng số hiện vật của bảo tàng tỉnh Hòa Bình lên 5667 (năm 2000),
trong đó hiện vật quý như 2 bộ xương Pông ở Cao Răm (Lương Sơn), trống
đồng Hêgơ Ï tại Lạc Thủy
Công tác vận động nhân dân giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc được thực hiện qua việc phát triển phong trào văn hóa văn nghệ quần chúng, xây dựng các câu lạc bộ dân ca, dân vũ, gắn với việc thực hiện các quy
ước “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ” xây dựng gia đình văn hóa, làng bản văn hóa
Trong những năm qua, Tỉnh ủy đã ban hành nhiều văn bản xác
định nhiệm vụ cụ thể cho sự nghiệp phát triển văn học nghệ thuật, bồi
đưỡng, khuyến khích tài năng sáng tạo, đặc biệt là những tác giả, tác
phẩm văn học nghệ thuật có giá trị tư tưởng văn hóa cao, phản ánh bản
sắc văn hóa, cuộc sống con người, thiên nhiên Hòa Bình Chính quyền
các cấp đã quan tâm đến đời sống vật chất, tỉnh thần, điều kiện thuận lợi cho đội ngũ các văn nghệ sỹ hoạt động, cống hiến và sáng tạo cho văn
hóa ngày càng nhiều hơn, chú trọng phát triển, đào tạo bồi dưỡng tài năng trẻ, nhất là phụ nữ và người đân tộc thiểu số Nhờ đó mà hoạt
động văn học nghệ thuật đã có bước phát triển, các hoạt động phổ biến văn học nghệ thuật ngày càng phong phú đa đạng [31, tr 11]
Trong thời gian tới, Tỉnh hòa Bình xác định rõ nhiệm vụ, cần phải tiếp
tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VI và tiếp tục đẩy mạnh việc
thực hiện Chỉ thị 30 - CT/TU của Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo của các cấp
ủy Đảng, phát triển văn hóa - nghệ thuật đến năm 2010
Trang 28
Để thực hiện tốt việc phát triển văn hóa đến năm 2010, Tỉnh ủy
đã có chủ trương: tăng cường đầu tư cho công tác đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, cho đội ngũ những người làm công tác văn hóa, chú trọng
đội ngũ cán bộ quản lý văn hóa; xây dựng các thiết chế văn hóa đảm
bảo phục vụ cho việc sinh hoạt văn hóa mang tính đặc thù, phù hợp với
phong tục tập quán ở các vùng đồng bào dân tộc và vùng sâu, vùng xa
trong tỉnh; đầu tư cho công tác nghiên cứu và sưu tầm các giá trị văn
hóa vật thể và phi vật thể, lễ hội, bảo tồn các làng bản truyền thống, bảo vệ và trùng tu, khai thác các di tích, danh lam thắng cảnh gắn với việc quảng bá để phát huy tiểm năng du lịch của tỉnh; Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác văn hóa, nhất là cán bộ văn hóa ở cơ sở, đồng thời có chính sách khuyến khích tài năng trẻ, quan tâm hơn nữa đến những tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị tư tưởng cao, phản ánh bản sắc văn hóa, cuộc sống con người, thiên nhiên Hòa Bình Đặc biệt coi trọng việc bảo tồn phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số trong tinh [31, tr 17]
1.3 Báo chí nói chung với sự nghiệp bảo tồn văn hóa các dân tộc
thiểu số
Có thể nói, báo chí là một phần của đời sống văn hóa - xã hội hiện đại Bản thân nó có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển nên văn hóa xã hội Đó cũng chính là chức năng nâng cao nhận thức văn hóa cho người dân của báo chí, khẳng định và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp, hình thành
và khơng ngừng hồn thiện lối sống tích cực trong xã hội “Nó bao gồm từ việc
trang bị những tri thức phổ thông có hệ thống, xã hội hóa các kinh nghiệm
sống, truyền bá những tri thức về các nên văn hóa của các dân tộc đến việc phổ
biến những kiến thức về khoa học, về pháp luật, chính trị - xã hội v.v ”
Đối với việc tuyên truyền bảo tồn những bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số, báo chí giữ một vai trò như là chiếc cầu nối giữa nét đẹp văn hóa của
Trang 29đân tộc này tới đân tộc khác, xóa bỏ đi được rào cần về khoảng cách, làm cho
các dân tộc thiểu số có thể hiểu biết và giao lưu văn hóa với nhau Từ việc
giao lưu đó, mỗi dân tộc ý thức về bản sắc văn hóa của đân tộc mình và tiếp
thu được những nét đẹp, thuần phong mỹ tục, những nhân tố tích cực và phê
phần loại bỏ những gì đi ngược lại với thuần phong mỹ tục của đân tộc Đây
chính là cơ sở để cho đồng bào các dân tộc thiểu số biết được đâu là đúng, đâu
là sai, đâu là tích cực, đâu là tiêu cực trong nền văn hóa của mình Từ đó đồng
bào đân tộc mới có được nhận thức và thay đổi hành vi dẫn đến việc làm đúng,
phù hợp với thuần phong mỹ tục của Việt Nam |
Xã hội càng phát triển thì yêu cầu của nhân dân lao động về học tập,
nâng cao trình độ hiểu biết càng cao và càng phong phú Nhà trường không thể
đáp ứng hết yêu cầu này Trong khi đó, đời sống văn hóa - xã hội luôn vận động không ngừng và đồi hỏi con người phải thường xuyên bổ sung, hoàn thiện vốn hiểu biết của mình Báo chí là phương tiện lý tưởng thực hiện công việc này
thông qua những hình thức đa dạng, giầu sức hấp dẫn, lại đế đàng tiếp cận
Nói đến các giá trị văn hóa là nói đến một phạm vi rộng những
giá trị tích lũy trong nền văn hóa dân tộc cũng như trong các nên văn
hóa của các quốc gia, dân tộc khác Trong điều kiện toàn cầu hóa về báo chí, mỗi con người, mỗi quốc gia càng có điều kiện tiếp nhận có chọn lọc các giá trị văn hóa của các dân tộc khác Đối với bất cứ quốc gia nào, việc truyền bá, giáo đục những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình bao giờ cũng được ưu tiên hàng đâu Nó bao gồm toàn bộ cái hay, cái đẹp trong văn hóa tính thần, sự hiểu biết về những giá trị sáng tạo của nhân đân qua các thời đại từ những tục lệ, lễ hội cho đến những tình cảm tốt đẹp của cộng đồng như tình yêu đất nước, quê hương, sự cảm thơng, chia sẻ, đồn kết đân tộc, những truyền thống hiếu học, cần cù lao động, tôn quý người già v.v [22, tr 43]
Trang 30
Xã hội luôn phát triển và vận động, nhu cầu cuộc sống thay đổi cả về vật chất lẫn tỉnh thần, cho nên mỗi con người khó tránh khỏi những ảnh hưởng của lối sống thực đụng, chạy theo đồng tiền, coi thường giá trị văn hóa truyền thống
Nếu vai trò của báo chí không được phát huy thì trước xu hướng toàn cầu hóa sẽ xuất hiện sự áp đặt văn hóa được truyền bá bởi sức mạnh vật chất và phương tiện kỹ thuật hiện đại sẽ biến văn hóa của dân tộc ta thành “cái bóng” của nên văn hóa khác
1.4 Vai trò của truyền hình trong việc bảo tổn văn hóa đân tộc thiểu số Truyền hình Việt Nam với phạm vi hoạt động và tuyên truyền rộng lớn trong cả nước, vấn đề tuyên truyền bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu
số luôn giữ một vị trí, vai trò hết sức quan trọng Mục đích tuyên truyền của
Đài Truyền hình Việt Nam là nhằm tác động vào ý thức xã hội để có được
những nhận thức đúng về vấn dé bản sắc văn hóa, đồng thời định hướng xã hội
nhận biết đâu là nét đẹp văn hóa cần được giữ gìn, đâu là những thứ văn hóa
ngoại lai đi ngược với truyền thống văn hóa của dân lộc
Truyền hình như là một sợi dây vô hình gắn kết giữa dân tộc này với
dân tộc khác, là phương tiện thể hiện rất sinh động và phong phú các giá trị
văn hóa Truyền hình trở thành một loại nhà hát, một trường học, một thư
viện, một kho tàng để cung cấp cho nhân dân hiểu và biết về các giá trị văn
hóa truyền thống của dân tộc Nó tạo điều kiện cho sự tăng cường giao lưu văn hóa Những giá trị văn hóa của mỗi dân tộc, nhờ truyền hình đã trở thành những tài sản, giá trị chung
Hòa Bình là một tỉnh miền núi có 6 dân tộc chính cùng sinh sống:
Mường: 479.197 người (63,3%); Kinh: 209.852 người (27,7%); Thái: 29.438 người (3,9%), Tày: 20.537 người (2,7%), Dao: 13.128 người (1,8%); Mông: 3.962 người (0,5%); còn lại là các dân tộc khác: 599 người (0,1%) Với một
Trang 31nguồn độc đáo, đó là một trong những nội lực to lớn của tỉnh Một trong những giá trị văn hóa đặc sắc nhất của người Mường (Hòa Bình) phải kể đến Mo Mường Đây là một áng sử thi nổi tiếng, nó không chỉ để cập đến một sinh hoạt cộng đồng của người Mường trước sự chia lìa vĩnh viễn của mội thành viên trong cộng đồng mà còn là cả một triết lý sống, lịch sử hình thành và phát
triển của bộ tộc Mường, cũng như tâm tư, tình cảm, khát vọng cháy bỏng của
những con người đã và đang sinh sống ở vùng đất này Cùng với mo Mường là nhiều giá trị văn hóa khác như: lễ hội, nghệ thuật cổng chiêng, trang phục (mà
nổi tiếng là chiếc cạp váy Mường), kiến trúc, ẩm thực và đặc biệt là lịch
Mường Những cái đó đã đóng góp một vai trò đáng kể trong kho tàng văn
hóa của các đân tộc anh em trên dải đất này Khái quát toàn bộ truyền thống
văn hóa của họ là “cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thưi, ngày lui, tháng tới”
Nếu như người Mường có sử thi “đẻ đất đẻ nước” thì người Thái có một
tác phẩm đồ sộ: “Am ệt” Trong nghệ thuật của người Thái, đáng kể hơn cả là các điệu xòe Xòe Thái rất phong phú với nhiều điệu như xòe fay, xòe hoa, xòe khăn Xòe Thái ngoài những giá trị nghệ thuật còn là một sinh hoạt
cộng đồng mà ở đó (khi vào vòng xòe) con người hết sức bình đẳng với nhau,
cùng nhau cộng cảm không phân biệt đẳng cấp, địa vị xã hội Nghệ thuật trang phục của người Thái với những chiếc váy, áo và đặc biệt là chiếc khăn
Piêu là một sản phẩm hết sức độc đáo
Người Dao (ở Hòa Bình có Dao Tiền và Dao quần chẹt) đóng góp vào văn hóa tỉnh Hòa Bình bằng các sinh hoạt nghi lễ phong phú như làm chay,
cấp sắc, lễ hội cũng như trang phục áp, quần, váy, mũ với những tua, ngũ, các
vòng vàng, bạc đeo trên tay, trên cổ và tai Người Mông thì góp vào những điệu khén say đấm lòng người vào các dịp hội hè hay những sinh hoạt của
Trang 32Có thể nói rằng, chủ nhân văn hóa của Hòa Bình là 5 đân tộc kể trên, họ
là những người tiếp nối truyền thống văn hóa Hòa Bình trong quá khứ Những
giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số ở Hòa Bình được biểu hiện
qua các sinh hoạt văn hóa như: lễ hội, cưới xin, tang lễ, sự hợp tác lao động, tổ chức vui chơi giải trí Điều đó đã hình thành thuần phong mỹ tục và trở thành nếp sống đặc trưng cho mỗi dân tộc ở Hòa Bình Những thứ đó đêu là của cải trong hành trang của mỗi dân tộc mà chúng ta phải biết bảo tồn, phát huy
Hiện nay đang xuất hiện một xu hướng đồng hóa tự nhiên về văn hóa, làm mai một văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số ở Hòa Bình, từ các
nghi thức, ăn mặc, phong tục tập quán những bộ trang phục truyền thống
của các dân tộc ít được lớp trẻ chuộng dùng Âm nhạc dân tộc cũng bị xem
thường, chỉ còn là thú vui của những người cao tuổi
Để thể hiện vai trò của mình trong công tác tuyên truyền bảo tồn bản
sắc văn hóa các đân tộc thiểu số, Đài Truyền hình Hòa Bình cần phải có những bước đi hợp lý, tăng thời lượng phát sóng, mở các chuyên đề, chuyên
mục phát sóng định kỳ hàng tháng Cần phải đi sâu vào âm hiểu những nét
đẹp trong nếp sống, phong tục tập quán, lễ hội v.v để từ đó mới có thể phát
huy được những giá trị tốt đẹp trong phong tục, tập quần cũ và giúp họ tự giác
Trang 33Chuong 2
ĐÀI PHẮT THANH - TRUYỀN HÌNH HÒA BÌNH
VỚI CÔNG TÁC TUYEN TRUYỀN BẢO TỒN BẢN SẮC VĂN HÓA
CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BẦN
2.1, Điều kiện tự nhiên, kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội của tỉnh Hòa Bình
2.1.1 Điêu kiện tự nhiên
Hòa Bình là một tỉnh miễn núi, cửa ngõ của vùng Tây Bắc của Tổ quốc,
có vị trí địa lý quan trọng của vùng chuyển tiếp từ đồng bằng lên miền núi,
điểm trung chuyển sức hút ảnh hướng chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của
một trung tâm lớn - Thủ đô Hà Nội
Tỉnh Hòa Bình có diện tích tự nhiên 4.749km? nằm trong giới hạn 20019” - 21908' vĩ độ Bắc và 104948' - 105940” kinh độ Đông Phía Bắc giáp
với tỉnh Phú Thọ và Hà Tây, phía Tây giáp với tỉnh Sơn La, phía Nam giáp với tỉnh Ninh Bình, Hà Nam và Thanh Hóa Tỉnh Hòa Bình được thành lập từ ngày
22/6/1886, khi chính quyền thực dân Pháp ký Nghị định cắt các vùng đất có
nhiều đồng bào Mường cư trú thuộc các tỉnh Hưng Hóa, Sơn Tây, Hà Nội và Ninh Bình thành lập một tỉnh mới gợi là tỉnh Mường Vào thời kỳ này, tỉnh
Mường có 4 phủ: An Vàng, Lương Sơn, Lạc Sơn và Chợ Bờ
Từ năm 1896, địa giới của tỉnh Hòa Bình về cơ bản ổn định Sau năm
1954, các châu được chuyển gọi là các huyện Sau năm 1976, hai tỉnh Hòa
Bình và Hà Tây sáp nhập thành tỉnh Hà Sơn Bình Năm 1991, kỳ họp Quốc hội tháng 8 khóa VINH đã quyết định điều chỉnh lại địa giới và chia tỉnh Hà Sơn
Bình thành hai tỉnh Hà Tây và Hòa Bình
Trang 34Hòa Bình, cách Hà Nội 76km Đường quốc lộ số 6 đi qua Hòa Bình dai 125km
nối liên Hà Nội, đồng bằng Bắc bộ với Tay Bác và Thượng Lào Các tuyến đường
12, 15, 21 nối liên Hòa Bình với các tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Hà Nam
Địa hình Hòa Bình bị chia cắt phức tạp và có độ đốc lớn Vùng núi cao
hiểm trở nằm ở phía Tây Bắc chiếm 46% diện tích tự nhiên toàn tỉnh với độ
cao trung bình 600 - 700m so với mặt nước biển và độ đốc 30 - 35 độ, có nơi
đốc trên 40 độ Phía Đông Nam tỉnh là vùng núi thấp chiếm 54% diện tích tự nhiên với độ cao trung bình 100 - 200m và độ đốc 20 - 25 độ
Trên đải cao nguyên đá vôi chạy suốt từ Phong Thổ - Lai Châu đến bờ biển tỉnh Ninh Bình đã tạo ra các bồn địa giữa núi có điều kiện cư trú thuận lợi mà người Mường ca tụng: “Nhất Bí, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động” (nay tương đương với Tân Lạc, Lạc Sơn, Kỳ Sơn và Kim Bôi)
Hòa Bình có nhiều sông suối và hồ đầm lớn, trong đó có sông Đà chảy qua địa phận Hòa Bình 250km, bất đầu ở xã Đồng Nghê (huyện Đà Bắc) cho
đến xã Hợp Thịnh (huyện Kỳ Sơn) và sông Bôi 76km bắt nguồn từ các xã Di
Đáng, Tú Sơn (huyện Kim Bôi) chảy qua huyện Lạc Thủy rồi nhập vào hệ thống sông Đáy ở tỉnh Ninh Bình Sông Bôi chảy trên địa vực đá vôi nên lòng
sông hẹp và nước trong
Hồ lớn nhất ở Hòa Bình là hồ lòng hồ sông Đà với diện tích mặt nước hơn 9000ha và dung tích 9,5 tỷ m Hồ sông Đà không chỉ là công trình thủy lợi
mnà còn cấp nước cho nhà máy thủy điện Hòa Bình Ngoài ra còn có các sông
Bưởi, sông Bùi, sông Lạng các hồ Đâm Chanh 45ha (huyện Lương Sơn) Thiên nhiên đã ban tặng cho tỉnh Hòa Bình một số cảnh quan đẹp và kỳ
thú: núi Cột Cờ (huyện Tân Lạc), hang Can (huyện Kỳ Sơn), hang Trại (huyện Lạc Sơn), hang Đồng Nội (huyện Lạc Thủy); các khu du lịch Vua Bà, Chợ Bờ v.v Bên cạnh đó, bàn tay lao động của nhân dân các dân tộc đã tạo nên nền
Trang 35Có thể nói rằng, vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên đặc thù của tỉnh miền núi Hòa Bình tương đối phức tạp, phần lớn là đồi, núi đá vôi, giao thông gặp
nhiều khó khăn trong việc đi lại giữa huyện này với huyện khác Phần lớn dân
cư ở các huyện bị chắn khuất bởi các dãy núi cao Nếu chúng ta đứng ở vị trí
tượng đài Hồ Chí Minh nhìn xuống thì thị xã Hòa Bình hoàn toàn nằm trong
một “lòng chảo” được bao quanh bởi những dãy núi đồi nối tiếp nhau
2.1.2 Chính trị
Những năm đổi mới - nhất là từ khi tỉnh Hòa Bình được tái lập, nhân
đân các đân tộc trong tỉnh phấn khởi hưởng ứng bằng những phong trào hành động thiết thực trong phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, chuyển
đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu
chính đáng, đời sống nhân dân nói chung được cải thiện và ngày càng nâng
cao rõ rệt Bộ mặt nông thôn trong tỉnh được khởi sắc, các công trình: điện, đường, trường, trạm, nước sinh hoạt được Đảng, Nhà nước đầu tư xây dựng
cùng với sự đóng góp của nhân dân ngày một khang trang, các tầng lớp nhân dân yên tâm phấn khởi chấp hành tốt mọi chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tin tưởng vào tương lai cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn
Chất lượng các tổ chức Đảng, đẳng viên tiếp tục được củng cố, nâng cao Các cấp ủy Đảng từng bước đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo toàn điện, sâu sát hơn, hướng về cơ sở, đân chủ trong sinh hoạt, tạo được sức mạnh đoàn kết, gây được niềm tin trong nhân dân
Mặt trận, các đoàn thể đã đổi mới một bước về nội dung, phương thức tập hợp quần chúng, hướng về cơ sở để tổ chức, hướng dẫn đoàn viên, hội viên
và nhân dân thực hiện nhiệm vụ về phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương Cùng với việc đẩy mạnh các phong trào mặt trận - đoàn thể tiếp tục củng cố,
phát triển, tổ chức kết nạp thêm nhiều đoàn viên, hội viên, tăng cường đồn
Trang 36Cơng tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và luân chuyển cần bộ
từ sau Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIH và Đại hội Đảng bộ các cấp được tập trung chỉ đạo đạt được kết quả bước đầu Số lượng tổ chức cơ sở Đảng đạt trong sạch, vững mạnh trên 70%; số đảng viên đủ tư cách, hoàn thành nhiệm
vụ tăng từ 69% năm 2001 lên 98,6% năm 2002 Công tác phát triển Đảng
được coi trọng, số đẳng viên mới tăng 17,4% so với đầu nhiệm kỳ, đưa tổng số đẳng viên trong Đảng bộ đến ngày 30/6/2003 là 38.042 đảng viên Số tổ chức
cơ sở Đảng yếu kém chỉ còn 1,8%
Hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân đân các cấp có sự đổi mới, hiệu
quả ngày càng được nâng cao Thực hiện quy chế đân chủ cơ sở thu được kết quả tốt Năng lực chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân các cấp đã được nâng lên Cải cách hành chính bước đầu đạt kết quả Mặt trận và các đoàn thể nhân
dân đã phát huy được vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình trong phục vụ thực
hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ, các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, là cầu nối giữa nhân dân với Đảng và chính quyền
Tuy nhiên, Hòa Bình cũng còn nhiều khó khăn, tồn tại, đó là tư tưởng
bảo thủ, trì trệ vẫn còn nặng trong cách nghĩ, cách làm của một bộ phận cán
bộ lãnh đạo đẳng viên và nhân đân Ở một số địa phương, sự lãnh đạo, chỉ đạo thiếu nhạy bén, ngại khó khăn, không đám chịu trách nhiệm Trình độ một bộ phận cán bộ còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ Việc đánh
giá, quy hoạch đào tạo và luân chuyển cán bộ còn chậm, kết quả còn hạn chế 2.1.3 Kinh tế
Năm 1991, tỉnh Hòa Bình được tái lập và đặt trọng tâm vào đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội với nhịp độ cao Đây cũng là thời kỳ Hòa Bình chính thức triển khai mạnh mẽ đường lối, chủ trương, chính sách đối mới của
Đảng do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V1 (1986) đề ra và được thúc đẩy bởi cương lĩnh chiến lược và đường lối phát triển kinh tế - xã hội đất nước do
các Đại hội VH (1991), VHTI (1996) và IX (2001) đề ra Hòa Bình đã quán
Trang 37triệt và triển khai đường lối, chính sách đổi mới được cụ thể hóa trong các Văn kiện, Nghị quyết của các Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh khóa XI (1991), khóa
XI (1996) và khóa XIH (2001, với những mục tiêu trọng tâm là ổn định và
đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội; giải phóng năng lực sản xuất, khai thác
có hiệu quả tiểm năng, thế mạnh của địa phương; từng bước chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa bằng việc phát triển
mạnh mẽ tiểu thủ công nghiệp, xây dựng công nghiệp và phát triển thương mại, du lịch, địch vụ; chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu cây trồng, đẩy mạnh chăn nuôi để sớm trở thành ngành sản xuất chính, gắn phát triển nông nghiệp với
bảo vệ và phát triển rừng; gắn tăng trưởng kinh tế với giải quyết những vấn đề bức xúc về mặt xã hội; bảo đảm an ninh quốc phòng, cải thiện từng bước đời sống vật chất và tỉnh thân của nhân dân
Trong suốt hơn một thập niên qua, Đảng bộ và nhân đân các đân tộc tỉnh Hòa Bình đã phấn đấu vượt qua nhiều trở ngại, khó khăn, đưa nên kinh tế của tỉnh lên một bước đầy khởi sắc Cũng trong thời gian này, nhà máy thủy
điện và hồ thủy điện Hòa Bình đã hoàn thành, đưa vị thế và tiềm năng kinh tế
công nghiệp, giao thông vận tải, thương mại và đu lịch của tỉnh lên một tầm
cao mới, tạo đà cho kinh tế Hòa Bình phát triển thuận lợi hơn Các tiểm năng,
nguồn lực tự nhiên như: đất đai, khí hậu, cây trồng, tài nguyên khoáng sản, rừng và tài nguyên rừng, nguồn nước, hệ sinh thái động - thực vật, cảnh quan
môi trường, văn hóa truyền thống từng bước được quy hoạch, khai thác,
quản lý có hiệu quả, trên cơ sở phát triển sản xuất, kinh doanh hàng hóa theo cơ chế thị trường Tiềm năng lao động và nguồn lực con người cũng được khai thác sử dụng hợp lý và ngày càng đầy đủ hơn
Trong thời kỳ đổi mới, cơ cấu các thành phân kinh tế của tỉnh cũng có
những chuyển biến khá rõ nét Trong đó, khu vực kinh tế Nhà nước, đặc biệt là khu vực kinh tế Nhà nước do địa phương trực tiếp quản lý, tốc độ tăng
Trang 38GDP của tỉnh và kinh tế Nhà nước do địa phương trực tiếp quản lý đã đóng
góp tới 18,2% Trong thời gian từ 1995 đến 2003, kinh tế Nhà nước luôn
chiếm tỷ trọng trên đưới 30% trong tổng GDP toàn tỉnh Tỷ trọng này so với khu vực kinh tế Nhà nước của cả nước tuy vẫn còn thấp, song nó đã thể hiện
sự chuyển dịch cùng chiều với sự chuyển động chung của toàn quốc Các
thành phần kinh tế khác tuy giảm nhưng vẫn tăng trưởng ở mức trên dưới 10%/năm và tiếp tục phát triển năng động, đa đạng đưới nhiều hình thức, cả trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, tiểu - thủ công nghiệp lẫn thương
mại và địch vụ Đặc biệt, sự năng động thể hiện rất rõ ở khu vực kinh tế hộ gia
đình, kinh tế tư nhân, cá thể và các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh hỗn
hợp kiểu mới, hình thành trong điều kiện của kinh tế thị trường
Nền kinh tế của tỉnh, xét trên phương diện tổng thể cũng như trên từng
lĩnh vực đều tăng trưởng khá nhanh, đặc biệt là khu vực nông - lâm nghiệp,
song điểm xuất phát của kinh tế Hòa Bình vẫn ở mức thấp, quy mô tăng trưởng và quy mô tổng sản phẩm của tỉnh còn nhỏ bé so với quy mô tăng
trưởng nên kinh tế của cả nước Đến những năm 2000 - 2003, GDP bình quân đầu người ở Hòa Bình mới chỉ bằng khoảng 41% so với bình quân chung toàn
quốc và tổng sản phẩm (GDP) trên địa bàn tỉnh mới chiếm khoảng 0,4% tổng
GDP của cả nước
Kinh tế của tỉnh chủ yếu vẫn dựa vào nông - lâm nghiệp Cơ cấu kinh tế
tuy có sự chuyển địch một bước theo hướng tích cực, nhưng mức độ chuyển dịch còn chậm Nông lâm nghiệp vẫn còn chiếm trên dưới 50% tổng GDP
toàn tỉnh Ở nhiều vùng nông thôn, cơ cấu kinh tế truyền thống còn tồn tại khá
đậm nét Công nghiệp và xây dựng chưa phát triển tương xứng với vị trí, vai trò, tiểm năng to lớn của nó và hiện tại mới chỉ chiếm 19,24% trong cơ cấu
GDP của tỉnh (2003)
Đầu tư xây đựng cơ bản và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tăng nhanh
Trang 39địa bàn Ở một số nơi, nhất là nông thôn vùng cao, vùng xa, việc giao thông,
di lai, thong tin liên lạc, cung cấp điện và các dịch vụ công cộng còn gặp
nhiều khó khăn Trình độ công nghệ và thiết bị kỹ thuật trong nhiều ngành,
nhiều lĩnh vực sản xuất - kinh doanh còn chậm đổi mới và đang có nguy cơ tụt
hậu Trong khi đó, tỷ lệ tăng dân số ở Hòa Bình vẫn ở mức khá cao, số lao
động thiếu việc làm và chưa có việc làm khá lớn và vẫn đang có xu hướng gia
tăng ở cả thành thị lẫn nông thôn
Xu hướng liên kết kinh tế vùng và mở rộng các quan hệ kinh tế trong
nước cũng là một thuận lợi để Hòa Bình phát huy tiềm năng, lợi thế của tỉnh
Hòa Bình có thể nhận được sự hợp tác hỗ trợ về công nghiệp khai thác, chế biến, điện, giấy, phân bón, thiết bị kỹ thuật, thị trường trao đổi hàng hóa và
dịch vụ, đồng thời có thể tham gia trực tiếp vào các dự án, chương trình phát triển lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, cây đặc sản, phát triển đu
lịch, bảo vệ tài nguyên mơi trường của tồn vùng Tây Bắc Trên cơ sở đó, các tài nguyên khoáng sản và tiểm năng kinh tế đa dạng của tỉnh sẽ được quy hoạch, khai thác và sử dụng có hiệu quả hơn, lực lượng sản xuất và lao động
xã hội sẽ được tổ chức, phân bố hợp lý, thích ứng với yêu cầu chuyển dịch cơ
cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
2.1.4 Văn hóa - xã hội
Từ thời xa xưa của lịch sử, con người đã có mặt trên mảnh đất này trong
các hang động, các thung lũng, bên các thêm sông, suối của vùng núi đá vôi
Hòa Bình, người tiền sử đã biết săn bất và hái lượm Các nhà khảo cổ đã khai
quật được các tầng văn hóa với các di tích động vật, mộ và đi cốt người, vết tích của bếp, đấu tích của nghệ thuật Hòa Bình là tỉnh có người Mường tập trung đông đảo nhất và cũng là nơi văn hóa Mường có biểu hiện đặc sắc nhất Các tài liệu khảo cổ, ngôn ngữ, nhân chứng cũng như lịch sử đã cho thấy nguồn gốc gần gũi của hai tộc người Mường và Việt cổ Ngay từ thời tiên sử,
Trang 40tan thế kỷ X mới tách ra thành Việt và Mường, để rồi ngay cả người Mường ở
lại đây cũng tạo ra được những nét riêng so với các xứ Mường khác
Tính đến năm 2001, tổng số dân ở Hòa Bình là 780.273 người thì người Mường chiếm tỷ lệ cao nhất (60,3%), trong khi đó tỉnh cố số người Mường sinh sống tập trung thứ hai là Thanh Hóa chỉ chiếm 220.000 người trên tổng số 3,2 triệu dân Trong quá khứ cũng như biện tại, Hòa Bình vẫn được gọi là tỉnh Mường với đúng nghĩa đen để chỉ nơi tập trung sinh sống đông đảo nhất của người Mường
Ngoài ra, sự tập trung này còn thể hiện ở cơ cấu tổ chức các mường, chế
độ lang đạo, các phong tục tập quán, lối sống và những sinh hoạt văn hóa
Hòa Bình cũng là nơi nổi trội nhất
Có thể khẳng định rằng, khi nói đến văn hóa Hòa Bình thời tiên sử là nói
đến bộ phận người Việt cổ sống trên vùng đất Hòa Bình Nó là nơi con người
sớm định cư, tồn tại và phát triển với văn hóa hang động, thung lũng để dân dân tiến xuống các vùng đồng bằng Châu thổ Hòa Bình như là một cửa ngõ của
người Việt cổ tiến dần ra biển, cũng như sau này nó là cửa ngõ quan trọng của vùng Tay Bắc Việt Nam Văn hóa Hòa Bình hiện nay là một sự tiếp nối liên tục của những chủ nhân xưa một cách sáng tạo Nếu không có nền tắng văn hóa
Hòa Bình thời tiền sử thì sau này không có một sự phát triển mạnh mẽ của văn
hóa tỉnh Hòa Bình suốt thời kỳ phong kiến cho đến ngày nay
Chính sự tồn tại bên vững và ổn định của người Mường trên đất Hòa
Bình với các xứ Bi, Vang, Thàng, Động đã tạo ra một truyền thống văn hóa
riêng, đặc sắc của cư đân vùng này Không ở đâu có người Mường được hình
thành ra các xứ như ở Hòa Bình Điều này đã tạo ra những sắc thái văn hóa riêng của nó
Truyền thống ấy trước hết thể hiện ở cơ cấu tổ chức xã hội của người
Mường Hòa Bình Tổ chức nhà lang, nếu gạt bỏ những tính chất tiêu cực của