1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp hoàn thiện việc sắp xếp lại lao động và giải quyết lao động dôi dư khi thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Tổng công ty thép Việt Nam

80 713 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 643 KB

Nội dung

Giải pháp hoàn thiện việc sắp xếp lại lao động và giải quyết lao động dôi dư khi thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Tổng công ty thép Việt Nam

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Từ nhiều năm nay doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) luôn giữ vai trò chủđạo, chiếm lĩnh hầu hết các lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế như: Bảohiểm, ngân hàng, tài chính, dầu khí, vận tải, bưu điện Tuy nhiên DNNN vẫnchưa thực sự phát huy hiệu quả, chưa phát huy tốt vai trò nòng cốt của mình,nhiều DNNN làm ăn thua lỗ gây thất thoát lớn tài sản của Nhà nước Do đó sắpxếp, đổi mới để phát triển và nâng cao hiệu quả của DNNN là yêu cầu bức thiếtcủa Đảng và Nhà nước ta, nhất là trong tình hình hiện nay khi nước ta đangchuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Cùng với xu thế hộinhập kinh tế thế giới và khu vực, nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp có đủ nănglực cạnh tranh để tồn tại và phát triển thì vấn đề này càng trở nên cấp thiết Cónhiều giải pháp đổi mới DNNN như bán DNNN, CPH DNNN, cho thuê DNNN,cải cách cơ chế quản lý trong DNNN Nhưng trong điều kiện nền kinh tế nướcta hiện nay thì cổ phần hoá (CPH) là một trong những giải pháp được lựa chọnlà phù hợp nhất Đây là giải pháp mang tính chiến lược khi đất nước ta đangđứng trước những yêu cầu mới về phát triển kinh tế.

Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước Tổng công ty thépViệt Nam cũng đang từng bước triển khai hoạt động sắp xếp, đổi mới và pháttriển Tổng công ty Trong kế hoạch định hướng giai đoạn 2006 - 2010 Tổngcông ty dự định sẽ chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - công tycon, tiếp tục CPH các đơn vị thành viên tiến tới CPH hoàn toàn công ty mẹ (Nhànước nắm cổ phần chi phối) Mở rộng kinh doanh đa ngành, trong đó sản xuấtkinh doanh thép là nền tảng để đủ điều kiện trở thành tập đoàn thép Việt Nam Trong tiến trình thực hiện đổi mới DNNN để CPH thực sự phát huy hiệuquả, bên cạnh việc hiểu rõ về CPH và áp dụng CPH, cùng với việc xây dựngphương án tổ chức sản xuất kinh doanh và các giải pháp huy động vốn thì việcsắp xếp lại lao động và giải quyết chế độ chính sách đối với lao động dôi dưcũng là một nhân tố quan trọng Trong mọi thời kỳ, mọi tổ chức, mọi doanhnghiệp lao động hay nói chung là nguồn nhân lực luôn đóng vai trò chủ đạo đốivới sự phát triển kinh tế nói chung và sự phát triển của tổ chức, doanh nghiệpnói riêng Do cơ cấu lại sản xuất kinh doanh cũng như yêu cầu về chất lượng lao

Trang 2

động phải được nõng cao nờn CPH DNNN đũi hỏi phải sắp xếp lại lao động,điều này dẫn tới vấn đề lao động dụi dư là khụng thể trỏnh khỏi Do vậy việcđưa ra những giải phỏp giải quyết vấn đề lao động khi thực hiện CPH DNNN lànhiệm vụ hết sức quan trọng mà hiện nay Tổng cụng ty thộp Việt Nam đang

quan tõm giải quyết Đú cũng chớnh là lý do vỡ sao em chọn đề tài “Một sốgiải pháp hoàn thiện việc sắp xếp lại lao động và giảiquyết lao động dôi d khi thực hiện CPH DNNN ở Tổngcông ty thép Việt Nam.” để làm chuyờn đề thực tập tốt nghiệp Đõy là

một vấn đề mang tớnh cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn, là nhiệm vụ quantrọng của Tổng cụng ty thộp Việt Nam khi thực hiện sắp xếp, đổi mới và phỏttriển Tổng cụng ty Đề tài này thực sự rất đỏng quan tõm và cũng là một vấn đềkhú Do thời gian và khả năng nghiờn cứu cũng như việc hiểu rừ cỏc chớnh sỏchcủa Tổng cụng ty thộp Việt Nam cũn hạn chế nờn trong quỏ trỡnh nghiờn cứukhụng trỏnh khỏi những thiếu sút Vỡ vậy em mong nhận được sự gúp ý của thầycụ và cỏc bạn để việc nghiờn cứu đề tài được hoàn thiện hơn Em cũng xin chõnthành cảm ơn cụ giỏo, Ths Phạm Thị Bớch Ngọc và cỏc bỏc, cỏc cụ, cỏc chỳtrong phũng Tổ chức lao động Tổng cụng ty thộp Việt Nam đó tận tỡnh hướngdẫn và giỳp đỡ em trong quỏ trỡnh nghiờn cứu đề tài.

2 Mục tiờu nghiờn cứu đề tài

Việc lựa chọn và nghiờn cứu đề tài này nhằm:

- Kết hợp những lý luận chung về lao động, vai trũ của lao động, lý luậnCPH khi thực hiện chuyển đổi DNNN và sắp xếp lại lao động cũng nhưcỏc chế độ chớnh sỏch đối với lao động dụi dư khi thực hiện CPH DNNN.- Phõn tớch kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả thực hiện CPH

và ảnh hưởng của CPH đối với người lao động cũng như việc sắp xếp lạilao động giải quyết chế độ chớnh sỏch đối với lao động dụi dư khi tiếnhành CPH ở Tổng cụng ty thộp Việt Nam Trờn cơ sở đú phõn tớch nhữngmặt đó đạt được cũng như những tồn tại cần giải quyết để cú những giảiphỏp hợp lý khi thực hiện.

- Đề xuất một số giải phỏp nhằm hoàn thiện việc sắp xếp lại lao động vàgiải quyết chế độ chớnh sỏch đối với lao động dụi dư khi thực hiện CPHDNNN ở Tổng cụng ty thộp Việt Nam.

Trang 3

3 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu là những vấn đề lý luận và thực tiễn về CPH, việc sắpxếp lại lao động và giải quyết chế độ chính sách cho số lao động dôi dư theo quyđịnh của Nhà nước ở Tổng công ty thép Việt Nam Trong đó phân tích và minhhoạ sâu thêm bằng thực tiễn của Công ty kim khí Hà Nội (đơn vị thành viên củaTổng công ty thép Việt Nam).

4 Nguồn số liệu

Việc nghiên cứu đề tài dựa trên tình hình thực tiễn về CPH DNNN ở Tổngcông ty thép Việt Nam, thông qua nguồn số liệu sẵn có ở phòng Tổ chức laođộng Tổng công ty và Công ty Kim khí Hà Nội Đồng thời tham khảo trên báochí, internet và các phương tiện truyền thông khác.

5 Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp được sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài: Phươngpháp duy vật biện chứng, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp thốngkê - so sánh

6 Kết cấu của đề tài

Nội dung của chuyên đề gồm 3 phần chính:

Phần I: Cơ sở lý luận về sắp xếp lại lao động và giải quyết chế độ chính

sách đối với lao động dôi dư khi thực hiện CPH DNNN.

Phần II: Thực trạng việc sắp xếp lại lao động và giải quyết chế độ chính

sách đối với lao động dôi dư khi thực hiện CPH DNNN ở Tổng công ty thép ViệtNam.

Phần III: Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện việc sắp xếp lại lao

động và giải quyết chế độ chính sách đối với lao động dôi dư khi thực hiện CPHDNNN ở Tổng công ty thép Việt Nam.

Trang 4

PHẦN I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SẮP XẾP LẠI LAO ĐỘNG VÀ GIẢI QUYẾTCHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG DÔI DƯ

KHI THỰC HIỆN CPH DNNNI Lao động và vai trò của lao động

1 Các khái niệm

Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, lao động tạo ra củacải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội, là nhân tố quyết định sự phát triểncủa xã hội loài người.Chính vì tầm quan trọng đó của lao động mà các vấn đềlao động luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm giải quyết Để hiểu rõ về laođộng và giải quyết tốt các vấn đề lao động trong doanh nghiệp chúng ta cần nắmđược khái niệm lao động và các khái niệm liên quan khác như: Lực lượng laođộng, người lao động và lực lượng lao động trong doanh nghiệp.

Lao động là hoạt động có mục đích của con người, là một hành động diễn ragiữa con người và giới tự nhiên.Trong khi lao động con người vận dụng sức lựctiềm tàng trong thân thể của mình, sử dụng công cụ lao động để tác động vàogiới tự nhiên, chiếm lấy những vật trong tự nhiên, biến đổi vật chất đó làm chochúng trở nên có ích cho đời sống của mình Lao động là điều kiện không thểthiếu được của đời sống con người.

Lực lượng lao động (hay dân số hoạt động kinh tế): Bao gồm những trongđộ tuổi lao động có khả năng lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dânvà những người thất nghiệp đang có nhu cầu tìm việc làm.

Người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giaokết hợp đồng lao động.

Lực lượng lao động trong doanh nghiệp bao gồm tất cả những người laođộng làm việc cho doanh nghiệp đó Lực lượng lao động trong doanh nghiệpđược xem xét về mặt quy mô (số lượng) và kết cấu (chất lượng) Việc sử dụnglao động có hiệu quả sẽ mang lại thành công cho doanh nghiệp.

2 Phân loại lao động

Trong thực tế có rất nhiều tiêu chí để phân loại lao động nhưng để phục vụcho mục đích nghiên cứu đề tài thì lao động ở đây được chia thành lao động cóviệc làm, lao động thiếu việc làm và lao động thất nghiệp.

Trang 5

2.2 Lao động thiếu việc làm.

Lao động thiếu việc làm bao gồm những người có việc làm bấp bênh hoặcđang có việc làm nhưng thời gian làm việc ít hơn mức chuẩn quy định cho ngườiđủ việc làm (làm việc 40 giờ trong 5 ngày trở lên trong tuần lễ), tham gia khôngđủ thời gian trong ngày, trong năm và hưởng thu nhập rất thấp không đủ sống từviệc làm đó.

2.3 Lao động thất nghiệp.

Người thất nghiệp là người từ đủ 15 tuổi trở lên trong nhóm dân số hoạtđộng kinh tế mà trong tuần lễ trước điều tra không có việc làm nhưng có nhucầu làm việc.

+ Có hoạt động đi tìm việc trong 4 tuần qua, hoặc không có hoạt động đi tìmviệc trong 4 tuần qua vì các lý do không biết tìm việc ở đâu hoặc tìm mãi màkhông được việc.

+ Hoặc trong tuần lễ tính đến thời điểm điều tra có tổng số giờ làm việc dưới 8giờ, muốn và sẵn sàng làm thêm nhưng không tìm được việc.

Ngoài việc phân loại lao động như trên trong thực tế người ta còn phân loạilao động căn cứ vào vai trò của từng bộ phận lao động hoặc căn cứ vào trạngthái có việc làm hay không người ta có thể phân biệt lực lượng lao động vànguồn lao động Tuy nhiên phân loại lao động theo các tiêu chí như trên là phùhợp nhất để nghiên cứu vấn đề sắp xếp lao động và giải quyết lao động dôi dưtrong doanh nghiệp DNNN

3.Vai trò của lao động

Trong mỗi tổ chức, mỗi doanh nghiệp có rất nhiều các nguồn lực khác nhau,trong đó có nguồn nhân lực Nguồn nhân lực chính là nguồn lực về con người,

Trang 6

đây là nguồn lực quan trọng nhất quyết định sự phát triển và lớn mạnh của tổchức Nguồn nhân lực trong doanh nghiệp hay chính là những người lao động sẽquyết định hiệu quả của các nguồn lực khác Trong quá trình sản xuất kinhdoanh máy móc trang thiết bị công nghệ hiện đại quyết định rất nhiều đến năngsuất và hiệu quả nhưng chúng ta không thể phủ nhận được vai trò chủ đạo củangười lao động Một doanh nghiệp muốn thành công và phát triển phải sử dụngcó hiệu quả nguồn nhân lực Điều này cho thấy vai trò quan trọng của người laođộng đối với doanh nghiệp, vì vậy bất kỳ một tổ chức, một doanh nghiệp nàocũng phải coi trọng người lao động và có những chính sách hợp lý đối với ngườilao động để họ yên tâm làm việc và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp và tổ chức

II Sự cần thiết phải sắp xếp lại lao động và giải quyết chế độ chính sách đốivới lao động dôi dư khi thực hiện CPH DNNN.

1 Những vấn đề chung về CPH DNNN

1.1 Khái niệm và mục tiêu của CPH DNNN

Từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đã được hình thành và pháttriển tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ Trước tình hình đó đòi hỏi các DNNN phảiđổi mới, sắp xếp lại để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh trên thị trường Mộttrong những giải pháp được lựa chọn khi sắp xếp, đổi mới DNNN là CPHDNNN.

CPH là quá trình chuyển đổi doanh nghiệp từ chỗ chỉ có một chủ sở hữuthành công ty cổ phần, một loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu CPH cóthể diễn ra tại các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công tyliên doanh và tại các doanh nghiệp Nhà nước Cổ phần hoá sẽ làm đa dạng hoásở hữu tại doanh nghiệp

CPH DNNN là việc chuyển đổi công ty Nhà nước thành công ty cổ phần;huy động vốn của cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trong nước vàngoài nước để tăng năng lực tài chính, đổi mới công nghệ, đổi mới phương thứcquản lý nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế

CPH DNNN khác với tư nhân hoá DNNN Tư nhân hoá DNNN là quá trìnhchuyển toàn bộ hoặc một phần quyền sở hữu tài sản trong DNNN sang các cánhân hay tổ chức khác không phải là Nhà nước Quá trình tư nhân hoá có thể làquá trình đa dạng hoá sở hữu cũng có thể không phải Như vậy, CPH DNNN và

Trang 7

tư nhân hoá DNNN là hai quá trình khác nhau CPH DNNN nhằm thực hiện cácmục tiêu sau:

Thứ nhất: Chuyển một phần quyền sở hữu tài sản của Nhà nước thành sở

hữu của các cổ đông nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp Như vậy mục tiêu của cổ phần hoá là chuyển một phần quyền sở hữucho các cổ đông chứ không phải là quyền sử dụng và tài sản ở đây được thể hiệndưới hình thức tổng hợp là vốn Mục tiêu cao nhất của CPH là nâng cao hiệuquả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhưng nếu duy trì sở hữu Nhà nướcthì nhất định sẽ dẫn đến hiệu quả kém Vì vậy mục tiêu số 1 của CPH là phảigiải quyết vấn đề quyền sở hữu, tức là phải đa dạng hoá quyền sở hữu thì mới cóthể nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Thứ hai: Phải huy động được một khối lượng vốn nhất định ở trong và

ngoài nước để phát triển sản xuất kinh doanh Các DNNN thiếu vốn nghiêmtrọng vì vậy CPH chính là một hình thức huy động vốn cho đầu tư phát triểnthông qua bán cổ phần.

Thứ ba: CPH nhằm mục tiêu tạo điều kiện để người lao động thực sự làm

chủ doanh nghiệp, tham gia vào việc quyết định các vấn đề quan trọng củadoanh nghiệp thông qua việc sở hữu cổ phần (hay phần vốn góp) của doanhnghiệp Tạo động lực làm việc và nâng cao vai trò làm chủ thực sự của ngườilao động.

Như vậy việc chuyển DNNN thành công ty cổ phần sẽ mang lại sức sốngmạnh hơn, hiệu quả kinh tế cao hơn cho doanh nghiệp Công ty cổ phần là sảnphẩm tất yếu của nền sản xuất xã hội hoá và nền kinh tế thị trường phát triển Vìvậy, CPH DNNN thực sự là một cuộc cách mạng triệt để thay đổi cách thức tổchức hoạt động trong nội bộ doanh nghiệp, thay đổi cơ bản mối quan hệ doanhnghiệp - Nhà nước tạo điều kiện cho doanh nghiệp thích ứng với hoạt động cạnhtranh trong cơ chế thị trường.

1.2 Ảnh hưởng của CPH dối với doanh nghiệp và người lao động

Thông qua các mục tiêu của CPH chúng ta có thể thấy được những ảnhhưởng rõ rệt của CPH đối với doanh nghiệp và người lao động CPH sẽ làm thayđổi cơ cấu sở hữu trong doanh nghiệp, làm cho sở hữu đối với doanh nghiệp trởnên đa dạng do đó giải quyết triệt để vấn đề sở hữu trong DNNN Mặt khácCPH sẽ huy động được một khối lượng vốn nhất định ở trong và ngoài nước để

Trang 8

phát triển sản xuất kinh doanh nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trênthị trường CPH được coi là nhân tố kích thích sự phát triển của các thị trườngvốn, thị trường chứng khoán và khi thị trường vốn, thị trường chứng khoán pháttriển sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cổ phần phát triển từ đó làm nângcao tính năng động và hiệu quả của doanh nghiệp.

Đối với người lao động CPH có tác động rất lớn Khi chuyển DNNN thànhcông ty cổ phần người lao động sẽ trở thành người đồng sở hữu doanh nghiệp,được tham gia quyết định các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp CPH sẽ nângcao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp do đó thu nhập của ngườilao động cũng được cải thiện Tuy nhiên CPH sẽ làm cho công việc của ngườilao động bị xáo trộn do thay đổi hình thức sở hữu sẽ kèm theo việc bố trí, sắpxếp lại lao động Quá trình sắp xếp lại lao động sẽ dẫn tới một bộ phận lao độngbị dôi dư do doanh nghiệp không bố trí được việc làm Bộ phận lao động này sẽphải dời khỏi doanh nghiệp điều này ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của ngườilao động Vì vậy khi thực hiện CPH doanh nghiệp phải đảm bảo giải quyết tốtcác chính sách cho cả người lao động tiếp tục làm việc tại công ty cổ phần vàngười lao động dôi dư nhằm đảm bảo mục tiêu và phát huy hiệu quả của CPH.

2 Lao động dôi dư và các chính sách đối với lao động dôi dư khi thực hiệnCPH DNNN

2.1 Lao động dôi dư

2.1.1 Khái niệm lao động dôi dư

Trong quá trình CPH nói riêng hay sắp xếp, đổi mới DNNN nói chung sẽ cómột bộ phận lao động bị dôi dư điều này là không thể tránh khỏi và là hậu quảtất yếu Vậy lao động dôi dư là gì và những đối tượng nào sẽ được xếp vào diệndôi dư là điều chúng ta cần quan tâm.

Trước hết để hiểu thế nào là lao động dôi dư ta cần xác định được lượng laođộng dôi dư: Lượng lao động dôi dư là số lao động có tên trong danh sách củadoanh nghiệp lớn hơn số lao động cần thiết được sử dụng để sản xuất một lượnghàng hoá nhất định tương ứng với công nghệ được áp dụng và được tính trên cơsở các định mức kinh tế kỹ thuật, trong đó có định mức lao động.

Số lao động có tên trong danh sách của doanh nghiệp bao gồm:

Trang 9

- Lao động đang làm việc tại doanh nghiệp: loại lao động này có thể có việclàm thường xuyên, không có việc làm thường xuyên, làm theo thời gianđược rút ngắn hoặc làm việc luân phiên do không có đủ việc làm.

- Lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động để đi làm nghĩa vụ quânsự hoặc nghĩa vụ công dân khác theo luật định, tạm hoãn hợp đồng laođộng do hai bên thoả thuận hoặc các trường hợp tạm hoãn hợp đồng laođộng khác.

- Lao động do không có việc làm để bố trí nên phải nghỉ việc từ lâu nhưngchưa được giải quyết theo luật định, vẫn có tên trong danh sách của doanhnghiệp chờ giải quyết chế độ.

Trong thực tế không phải lúc nào, doanh nghiệp nào cũng sử dụng hết số laođộng có tên trong danh sách, mà số lao động cần thiết được sử dụng căn cứ vàođiều kiện sản xuất và công nghệ, yếu tố thị trường, giá cả, sản phẩm cũng nhưnăng lực của doanh nghiệp, dẫn tới có thể sẽ có một bộ phận lao động bị dôi dư.Như vậy có thể hiểu lao động dôi dư là những người lao động có tên trongdoanh nghiệp, có nguyện vọng làm việc, đang làm việc trong doanh nghiệp,hoặc không làm việc tại doanh nghiệp nhưng người sử dụng lao động không bốtrí được việc làm, đồng thời cũng chưa giải quyết chính sách được cho họ theoquy định của pháp luật Những người lao động này tuy vẫn đáp ứng được yêucầu của sản xuất kinh doanh nhưng do yêu cầu của thị trường doanh nghiệp bắtbuộc phải giảm bớt lao động để nâng cao sức cạnh tranh Lao động dôi dư cũngbao gồm cả những người lao động mà doanh nghiệp không có nhu cầu sử dụngdo những hạn chế về mặt sức khoẻ, tuổi tác, trình độ tay nghề, chuyên mônnghiệp vụ.

Theo Điều 2 chương I của Nghị định 41/2002/NĐ-CP của chính phủ thì laođộng dôi dư bao gồm:

- Người lao động đang làm việc, khi sắp xếp lại, doanh nghiệp đã tìm mọibiện pháp tạo việc làm, nhưng vẫn không bố trí được việc làm.

- Người lao động có tên trong danh sách thường xuyên của doanh nghiệpnhưng không có việc làm, tại thời điểm sắp xếp lại, doanh nghiệp vẫnkhông bố trí được việc làm.

- Người lao động trong doanh nghiệp bị giải thể, phá sản.

Trang 10

Tóm lại lao động dôi dư là lôgic của sự vận động các yếu tố đặc trưng chophát triển doanh nghiệp (đổi mới công nghệ, hoàn thiện tổ chức sản xuất, tổchức lao động, đổi mới chất lượng lao động…), lao động dôi dư là hậu quả tấtyếu của quá trình sắp xếp, đổi mới DNNN, nghiên cứu vấn đề lao động dôi dư làlà cần thiết để thúc đẩy tiến trình CPH DNNN.

2.1.2 Phân biệt lao động dôi dư với thất nghiệp và thiếu việc làm

Chúng ta cần phân biệt giữa lao động dôi dư với thất nghiệp và thiếu việclàm Trước tiên, xét cho cùng lao động dôi dư cũng chính là một dạng của thấtnghiệp nhưng phạm vi mà thất nghiệp đề cập đến rộng hơn phạm vi người laođộng dôi dư Thất nghiệp bao gồm cả lao động xã hội, những người muốn làmviệc nhưng không tìm được việc làm như sinh viên mới tốt nghiệp ra trường, bộđội xuất ngũ… Nhưng nếu xét trong phạm vi một doanh nghiệp thì lao động dôidư cũng đồng nghĩa với thất nghiệp.

Khi phân biệt lao động dôi dư với thiếu việc làm ta nhận thấy thiếu việc làmkhông phải là lao động dôi dư nhưng thiếu việc làm chính là một nguyên nhândẫn đến dôi dư lao động khi sắp xếp lại lao động.

2.2 Các chính sách đối với lao động dôi dư khi thực hiện CPH DNNN

2.2.1 Quan điểm giải quyết lao động dôi dư

Khi thực hiện chủ trương sắp xếp, đổi mới DNNN chúng ta không chỉ quantâm giải quyết những vấn đề kinh tế thuần tuý mà còn phải đảm bảo những yêucầu xã hội Trong đó quan trọng nhất là giải quyết vấn đề lao động dôi dư Laođộng dôi dư không chỉ vấn đề của riêng doanh nghiệp mà còn là vấn đề của toànxã hội, chính vì vậy cần phải thống nhất quan điểm trong quá trình giải quyết laođộng dôi dư từ đổi mới các DNNN Những quan điểm quan trọng hàng đầu cầnthống nhất là:

Thứ nhất: Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động đều có trách nhiệm

giải quyết tình trạng lao động dôi dư Tình trạng thất nghiệp cao có thể gây lênsự bất ổn về kinh tế - xã hội Do đó giải quyết công ăn việc làm là một trongnhững mục tiêu của phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa Mặt khác, cầnthấy rằng, tình trạng thất nghiệp dưới những dạng thức khác nhau là hiện tượngkhông thể tránh được của nền kinh tế theo hướng thị trường Nhà nước và doanhnghiệp không thể giải quyết được tình trạng lao động dôi nếu không có sự thamgia tích cực của bản thân người lao động.

Trang 11

Thứ hai: Đặt giải quyết việc làm cho lao động dôi dư từ đổi mới DNNN

trong điều kiện phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần Coi việc chuyểnlao động từ các DNNN sang các doanh nghiệp ngoài quốc doanh dưới nhữnghình thức khác nhau như một định hướng chủ yếu để giải quyết lao động dôi dưtừ DNNN và tận dụng khả năng của lực lượng lao động này Tạo lập sự bìnhđẳng về các chính sách xã hội với người lao động làm việc ở DNNN và doanhnghiệp ngoài quốc doanh.

Thứ ba: Giải quyết lao động dôi dư phải bảo đảm người lao động bị mất

việc làm có thể duy trì được điều kiện sinh hoạt bình thường trong thời gian ngấtđịnh để tìm kiếm việc làm mới hoặc học thêm nghề mới Khi mất việc làm cuộcsống vật chất và tinh thần của người lao động và gia đình họ bị đảo lộn Bảnthân người lao động có nỗ lực cao tìm cách ổn định cuộc sống, nhưng Nhà nướcvà doanh nghiệp cũng phải có trách nhiệm hỗ trợ người lao động vượt qua khókhăn.

Thứ tư: Giải quyết quyền lợi cho số lao động dôi dư phải dựa trên những

quy định đã có của pháp luật hiện hành, đồng thời có sự vận dụng linh hoạt mộtsố chế độ chính sách trong phạm vi pháp luật cho phép.

Thứ năm: Doanh nghiệp chịu trách nhiệm chính trong giải quyết quyền lợi

cho người lao động, nhưng những doanh nghiệp gặp khó khăn thì sẽ nhận đượcsự hỗ trợ về tài chính của cơ quan cấp trên trực tiếp quản lý, sau đó là Chínhphủ.

Thứ sáu: Người lao động không bố trí được việc làm do sắp xếp, đổi mới

doanh nghiệp được coi là người lao động bị mất việc làm theo quy định tại điều17 Bộ luật Lao động.

Thứ bảy: Nhà nước cần có cơ chế quản lý việc tuyển dụng lao động đầu vào

đối với các doanh nghiệp đã giải quyết xong số lao động dôi dư để không lặp lạitình trạng như cũ Trong đó cơ chế tuyển dụng, định biên, định mức lao động,quỹ lương phải gắn với năng lực, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp.

2.2.2 Chính sách đối với lao động dôi dư

Chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại DNNN được quy định tạiNghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11/04/2002 của Chính phủ và sửa đổi bổsung tại Nghị định số 155/2004/NĐ-CP ngày 10/08/2004; được hướng dẫn thi

Trang 12

hành theo Thông tư số 19/2004/TT-BLĐTBXH ngày 22/11/2004 của Bộ laođộng - Thương binh và Xã hội và một số Thông tư khác như Thông tư số18/2005/TT-BLĐTBXH ngày 11/05/2005 và Thông tư số 13/2005/TT-BLĐTBXH ngày 25/02/2005 Quy định cụ thể như sau:

2.2.2.1 Đối với lao động dôi dư đang thực hiện hợp đồng lao động không xácđịnh thời hạn

a Người lao động đủ 55 tuổi đến dưới 60 tuổi đối với nam, đủ 50 tuổi đếndưới 55 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trởlên được nghỉ hưu, không phải trừ phần trăm lương hưu trước tuổi theoquy định của Điều lệ Bảo hiểm xã hội, ngoài ra còn được hưởng thêm cáckhoản trợ cấp sau:

- Được trợ cấp 3 tháng tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp lương (nếu có)đang hưởng cho mỗi năm (đủ 12 tháng) nghỉ hưu trước tuổi Trường hợpcó tháng lẻ được tính trợ cấp như sau:

+ Nếu đủ 6 tháng trở xuống được trợ cấp 1 tháng tiền lương cấp bậc, chứcvụ, phụ cấp lương (nếu có)

+ Nếu trên 6 tháng đến dưới 12 tháng được trợ cấp 2 tháng tiền lương cấpbậc, chức vụ, phụ cấp lương (nếu có).

- Trợ cấp 5 tháng tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp lương (nếu có) đanghưởng cho 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội.

- Từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội đượctrợ cấp 1/2 tháng tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp lương (nếu có).Trường hợp có tháng lẻ được tính theo nguyên tắc trên 6 tháng được tính1 năm, đủ 6 tháng trở xuống không được tính.

b Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của Bộ Luật Lao độngnhưng còn thiếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối đa một năm (12tháng), thì được Nhà nước hỗ trợ kinh phí đóng bảo hiểm xã hội một lầncho những tháng còn thiếu với mức 15% tiền lương tháng tại thời điểm đủtuổi nghỉ hưu và giải quyết nghỉ hưu theo chế độ hiện hành, bao gồm cáctrường hợp sau:

- Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 14năm đến dưới 15 năm

Trang 13

- Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi có đủ 15 năm làm các nghề nặng nhọc độchại hoặc đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lênhoặc đủ 10 năm công tác thực tế ở chiến trường B, C trước ngày30/04/1975, chiến trường K trước ngày 31/08/1989 có thời gian đóng bảohiểm xã hội từ đủ 19 năm đến dưới 20 năm.

- Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 19năm đến dưới 20 năm mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.- Người lao động (không phụ thuộc vào tuổi đời) có ít nhất 15 năm làm

nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, đặc biệt độc hại đã đóng bảohiểm xã hội đủ 19 năm đến dưới 20 năm mà bị suy giảm khả năng laođộng từ 61% trở lên.

c Người lao động dôi dư không thuộc đối tượng quy định tại điểm a và bnêu trên, thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động và hưởng chế độ như sau:- Trợ cấp mất việc làm được tính theo thời gian thực tế làm việc trong khuvực Nhà nước, cứ mỗi năm (đủ 12 tháng) được trợ cấp 1 tháng tiền lươngcấp bậc, chức vụ, phụ cấp lương (nếu có) đang hưởng nhưng thấp nhấtcũng bằng 2 tháng tiền lương, phụ cấp lương đang hưởng.

- Được trợ cấp thêm 1 tháng tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp lương(nếu có) đang hưởng cho mỗi năm (đủ 12 tháng) thực tế làm việc trongkhu vực Nhà nước và được trợ cấp với mức 5 (năm) triệu đồng

Thời gian thực tế làm việc trong khu vực Nhà nước là thời gian người laođộng thực tế làm việc tại DNNN, cơ quan, đơn vị thuộc khu vực Nhà nước, đơnvị thuộc lực lượng vũ trang, được tính đến thời điểm có quyết định cho ngườilao động nghỉ việc.

- Trợ cấp một lần đi tìm việc làm là 6 tháng tiền lương cấp bậc, chức vụ,phụ cấp lương (nếu có) đang hưởng Nếu có nhu cầu học nghề thì đượchọc nghề miễn phí tối đa là 6 tháng Cơ sở học nghề do Sở Lao động -Thương binh và Xã hội chỉ định.

Ngoài các chế độ quy định tại điểm c trên, người lao động còn được hưởngchế độ chờ nghỉ hưu, bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội; hưởng trợ cấp bảohiểm xã hội một lần theo quy định hiện hành.

- Người lao động còn thiếu tối đa 5 năm tuổi nghỉ hưu theo quy định củaBộ Luật Lao động (nam đủ 55 tuổi đến dưới 60 tuổi, nữ đủ 50 tuổi đến

Trang 14

dưới 55 tuổi) và đã đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà chưa nhậntrợ cấp bảo hiểm xã hội một lần, quy định cụ thể như sau:

+ Được hưởng chính sách theo quy định tại điểm thứ nhất và thứ hai của mục c+ Được đóng tiếp bảo hiểm xã hội hàng tháng với mức 15% tiền lương chođến khi đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định (60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối vớinữ) thì hưởng lương hưu hàng tháng theo quy định hiện hành.

Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương làm căn cứđóng bảo hiểm xã hội trước thời điểm nghỉ việc, bao gồm: tiền lương cấpbậc, chức vụ, phụ cấp chức vụ, phụ cấp khu vực, hệ số chênh lệch bảo lưulương được tính theo mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểmnộp bảo hiểm xã hội.

2.2.2.2 Đối với lao động dôi dư đang thực hiện hợp đồng lao động có thời hạntừ 1 đến 3 năm

a Được trợ cấp mất việc làm cứ mỗi năm thực tế làm việc trong khu vựcNhà nước là 1 tháng tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp lương (nếu có).b Trợ cấp 70% tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp lương (nếu có) cho

những tháng còn lại chưa thực hiện hết hợp đồng lao động đã giao kết,nhưng tối đa cũng không quá 12 tháng.

c Người lao động còn thiếu tối đa 5 năm tuổi nghỉ hưu theo quy định củaBộ luật Lao động (nam đủ 55 tuổi dến dưới 60 tuổi, nữ đủ 50 tuổi đếndưới 55 tuổi) và đã đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà chưa nhậntrợ cấp bảo hiểm xã hội một lần, nay quy định cụ thể như sau:

- Được hưởng chính sách theo quy định tại điểm a, b nêu trên

- Được đóng tiếp bảo hiểm xã hội hàng tháng với mức 15% tiền lương chođến khi đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định (60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối vớinữ) thì hưởng lương hưu hàng tháng theo quy định hiện hành.

- Thời gian đóng bảo hiểm xã hội kể từ ngày có quyết định nghỉ việc.

2.2.3 Chính sách đối với lao động khi chuyển DNNN thành công ty cổ phần

2.2.3.1 Tại thời điểm DNNN chuyển thành công ty cổ phần

Doanh nghiệp lập phương án lao động và giải quyết chính sách đối vớingười lao động theo quy định:

a Đối với người lao động đủ điều kiện nghỉ hưu theo chế độ hưu trí thì giám đốcdoanh nghiệp CPH và cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi doanh nghiệp đóng bảo

Trang 15

hiểm xã hội giải quyết mọi quyền lợi về bảo hiểm xã hội cho người lao độngtheo quy định của pháp luật.

b Các trường hợp hết hạn hợp đồng lao động thì giám đốc doanh nghiệp giảiquyết chế độ trợ cấp thôi việc cho người lao động theo quy định tại điều 42 củaBộ luật Lao động và có trách nhiệm làm đầy đủ các thủ tục để cơ quan Bảo hiểmxã hội giải quyết quyền lợi về bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy địnhcủa pháp luật.

c Đối với số lao động không bố trí được việc làm thì giải quyết như sau:

- Đối với doanh nghiệp CPH có quyết định CPH từ ngày 31/12/2005 trở vềtrước:

+ Người lao động dôi dư thuộc đối tượng quy định tại Nghị định41/2002/NĐ-CP đã được sửa đổi bổ sung thì được hưởng chế độ chính sách theoquy định tại Nghị định này và Thông tư số 19/2004/TT-BLĐTBXH ngày22/11/2004 của Bộ Lao - động Thương binh và Xã hội hướng dẫn Nghị định41/2002/NĐ-CP.

+ Người lao động không thuộc đối tượng của Nghị định số 41/2002/NĐ-CPđã được sửa đổi bổ sung, thì được hưởng các chế độ trợ cấp thôi việc, mất việctheo quy định của pháp luật lao động và được hỗ trợ từ tiền thu của Nhà nước doCPH DNNN hoặc Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp hỗ trợ kinh phí để giải quyếttheo hướng dẫn của Bộ tài chính.

- Đối với DNNN có quyết định CPH sau ngày 31/12/2005 các quyền lợicủa người lao động không bố trí được việc làm được giải quyết theo quyđịnh của pháp luật lao động.

- Đối với người lao động sẽ chuyển sang làm việc tại công ty cổ phần thìcác doanh nghiệp CPH có trách nhiệm lập danh sách và làm thủ tục để cơquan Bảo hiểm xã hội tiếp tục thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội và cấp sổbảo hiểm xã hội (nếu chưa cấp sổ) theo quy định và chuyển danh sáchcùng hồ sơ của người lao động mà doanh nghiệp đang quản lý cho hộiđồng quản trị hoặc giám đốc công ty cổ phần.

- Doanh nghiệp CPH có trách nhiệm thanh toán các khoản nợ về bảo hiểmxã hội và thanh toán các khoản nợ đối với người lao động trước khichuyển sang công ty cổ phần hoặc chấm dứt hợp đồng lao động.

Trang 16

2.2.3.2 Khi doanh nghiệp đã chuyển thành công ty cổ phầna Chính sách đối với người lao động mất việc làm:

- Người lao động mất việc làm trong 12 tháng kể từ ngày công ty cổ phầnđược cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo Luật doanh nghiệp dothực hiện cơ cấu lại được giải quyết như sau:

Đối với người lao động bị mất việc làm từ ngày 31/12/2005 trở về trước: + Người lao động thuộc đối tượng quy định tại Nghị định số 41/2002/NĐ-CP đã được sửa đổi bổ sung thì được hưởng chính sách đối với lao động dôidư theo Nghị định này và Thông tư số 19/2004/TT-BLĐTBXH.

+ Các đối tượng lao động mất việc, thôi việc còn lại được hưởng trợ cấpmất việc, thôi việc theo quy định của pháp luật lao động.

Đối với người lao động bị mất việc làm sau ngày 31/12/2005:

+ Trong 12 tháng kể từ ngày công ty cổ phần được cấp giấy chứng nhậnđăng ký kinh doanh, nếu do nhu cầu tổ chức lại sản xuất kinh doanh, thay đổicông nghệ dẫn đến người lao động từ DNNN chuyển sang bị mất việc làmhoặc thôi việc, kể cả người tự nguyện thôi việc, thì người lao động được giảiquyết trợ cấp mất việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Bộ luậtLao động; hoặc trợ cấp thôi việc theo khoản 1 Điều 42 của Bộ luật Lao động.- Trường hợp người lao động từ công ty Nhà nước chuyển sang công ty cổ

phần bị mất việc làm hoặc thôi việc trong thời gian từ năm thứ 2 đến hếtnăm thứ 5 kể từ ngày công ty cổ phần được cấp giấy chứng nhận đăng kýkinh doanh thì người lao động được trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôiviệc theo quy định của Bộ luật Lao động.

b Chính sách đối với người lao động thuộc diện đào tạo lại nghề để tiếp tụclàm việc ở công ty cổ phần.

- Trong thời gian đào tạo lại nghề công ty cổ phần tiếp tục trả lương chongười lao động theo mức mà hai bên thoả thuận nhưng không được thấphơn 70% mức lương ghi trong hợp đồng lao động đã được ký kết.

- Công ty cổ phần tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động trongthời gian đào tạo nghề theo quy định của pháp luật

- Sau thời gian đào tạo lại nghề công ty cổ phần có trách nhiệm bố trí việclàm cho người lao động.

Trang 17

2.3 Nguồn kinh phí giải quyết lao động dôi dư

Nguồn kinh phí giải quyết lao động dôi dư được lấy từ “Quỹ hỗ trợ lao độngdôi dư do sắp xếp lại DNNN” Quỹ này được hình thành từ các nguồn:

3 Sự cần thiết phải sắp xếp lại lao động và giải quyết lao động dôi dư khithực hiện CPH DNNN

3.1 Thực trạng lao động trong các DNNN và sự cần thiết phải sắp xếp lại laođộng

Để làm rõ sự cần thiết phải sắp xếp lại lao động khi thực hiện CPH DNNN,trước hết chúng ta cần thấy được thực trạng lao động trong các DNNN hiện nay.Từ nhiều năm nay, nhiều DNNN hoạt động không hiệu quả chưa phát huy đượcvai trò nòng cốt của mình, điều này có một phần nguyên nhân do lực lượng laođộng trong các DNNN còn tồn tại nhiều bất cập cả về số lượng và chất lượng.Trước đây do chính sách tuyển dụng lao động theo kiểu “biên chế” là có “việclàm” trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung dẫn đến số lao động được tuyển dụngmột cách ồ ạt, lại không đảm bảo về mặt chất lượng gây nên tình trạng dư thừalao động Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩacác DNNN thực hiện chủ trương sắp xếp lại theo hướng gọn nhẹ, trong quá trìnhđó tình trạng lao động dôi dư là điều đáng lo ngại.

Theo số liệu thống kê số lao động của các DNNN năm 1993 là 1.778.388người Năm 2000 số lao động làm việc trong các doanh nghiệp 100% vốn Nhànước là 2.008.847 người; DNNN Trung ương có số lao động là 1.227.394người; DNNN địa phương quản lý có 781.453 người; doanh nghiệp liên doanhvới nước ngoài có 99.643 người.

Các số liệu trên cho thấy, số DNNN giảm nhưng số lao động trong cácDNNN lại tăng lên Điều này cho thấy quy mô doanh nghiệp lớn hơn trướcnhưng vai trò của doanh nghiệp trong việc tạo ra việc làm cho người lao động lạikhông lớn.

Trang 18

Trong quá trình sắp xếp lại DNNN, tình trạng thất nghiệp hoặc thiếu việclàm của người lao động có xu hướng ngày càng tăng Theo báo cáo của 3.639doanh nghiệp trong năm 1998 thì số lao động không bố trí được việc làm ở1.946 doanh nghiệp là 92.274 người, chiếm khoảng 9,1% số lao động hiện cótrong các doanh nghiệp báo cáo Các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ có tỷlệ lao động dôi dư cao, chiếm tới khoảng 15% tổng số lao động Theo số liệucủa Bộ Lao động Thương binh và Xã hội số lao động không có việc làm thườngxuyên và mất việc làm ở các doanh nghiệp khoảng 20%, có doanh nghiệp lên tới40% Theo lộ trình sắp xếp lại DNNN đến hết năm 2003 sẽ có 150.000 lao độngbị mất việc làm, đưa tổng số lao động không có việc làm trong các doanh nghiệpquốc doanh lên tới gần 400.000 người lao động nữ, lao động không có trình độchuyên môn kỹ thuật và lao động có trình độ trung cấp chịu tác động mạnh củacuộc cải cách, có tỷ lệ dôi dư cao Ngoài ra còn một loại lao động bằng 9,4%tổng số lao động trong các doanh nghiệp chưa thất nghiệp, nhưng là dạng tiềmnăng của thất nghiệp, đó là số lao động vẫn có việc làm nhưng không thật sự cầnthiết, nếu cắt giảm đi cũng không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp Do đó, nếu tính cả số lao động thất nghiệp tiềm năng này thìtỷ lệ thất nghiệp của DNNN rất cao, khoảng 18,5%.

Một vấn đề nữa của thực trạng lao động trong các doanh nghiệp Nhà nướclà chất lượng lao động trong DNNN Thực tế trong những năm qua cho thấytrình độ nghề nghiệp của lao động trên lĩnh vực công nghiệp (vốn được coi làngành có số lao động được đào tạo cao nhất) vẫn còn ở trình độ thấp Phần lớnlao động trong các DNNN không được đào tạo và đào tạo lại Nhiều doanhnghiệp thiếu nguồn nhân lực có chất lượng Trình độ của đội ngũ quản lý cũngchưa cao, chưa theo kịp trình độ phát triển kinh tế xã hội.

Với thực trạng lao động trong các DNNN như trên khi doanh nghiệp thựchiện đổi mới, sắp xếp lại cần tinh giảm đội ngũ lao động đồng thời các thiết bịvà công nghệ được trang bị mới, hiện đại người lao động sẽ không đủ khả năngvà trình độ để có thể tiếp tục làm việc do đó cần thiết phải sắp xếp lại lao động.Việc sắp xếp lại lao động là tất yếu để giúp doanh nghiệp giữ lại những lao độngcó trình độ và tuyển dụng thêm lao động mới để đáp ứng được yêu cầu trongtình hình mới nhằm mục tiêu phát triển doanh nghiệp.

Trang 19

3.2 Trình tự sắp xếp lại lao động và giải quyết chế độ chính sách đối với laođộng dôi dư khi thực hiện CPH DNNN

Khi thực hiện CPH trong quá trình xây dựng và thực hiện phương án CPHđơn vị CPH cần tiến hành sắp xếp lại lao động và giải quyết chế độ chính sáchđối với lao động dôi dư theo trình tự sau:

a Tổ chức tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vềtiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN và chínhsách đối với lao động dôi dư để người lao động hiểu được chính sách củaĐảng và Nhà nước.

b Xây dựng phương án sắp xếp lao động

Đơn vị tiến hành xây dựng phương án CPH, trong đó có phương án sắp xếplại lao động được thực hiện theo 5 bước sau:

Bước 1: Lập danh sách toàn bộ số lao động của doanh nghiệp tại thời điểm CPH

- Lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12tháng đến 36 tháng.

- Lao động làm việc theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thờihạn dưới 12 tháng.

Bước 2: Xác định số lao động cần sử dụng và lao động dôi dư

- Đối với đơn vị thực hiện CPH trong giai đoạn từ 26/04/2002 đến hếtngày 31/12/2005 thì số lao động cần sử dụng căn cứ vào phương ánCPH đã được cơ quan Nhà nướccó thẩm quyền phê duyệt, số lao độngcòn lại là số lao động không có nhu cầu sử dụng.

- Đối với công ty cổ phần được chuyển đổi từ công ty có thời gian hoạtđộng không quá 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăngký kinh doanh theo Luật doanh nghiệp, khi thực hiện cơ cấu lại nếu cóngười lao động từ DNNN chuyển sang không bố trí được việc làm thìđược xác định là lao động không có nhu cầu sử dụng.

Trang 20

Bước 3: Lập danh sách lao động cần sử dụng, số lao động không có nhu cầu sử

- Danh sách lao động đủ điều kiện nghỉ hưu theo chế độ hiện hành- Danh sách lao động sẽ chấm dứt hợp đồng lao động

- Danh sách lao động không bố trí được việc làm

- Danh sách lao động sẽ chuyển sang làm việc tại công ty cổ phần, bao gồm: + Số lao động mà hợp đồng lao động đang còn thời hạn

+ Số lao động đang nghỉ theo 3 chế độ Bảo hiểm xã hội (ốm đau, thai sản, tainạn lao động, bệnh nghề nghiệp) mà hợp đồng lao động đang còn thời hạn + Số lao động có điều kiện về tuổi đời, sức khoẻ thuộc diện đi đào tạo lạinghề để tiếp tục làm việc ở công ty cổ phần theo nhu cầu của công ty.

Bước 4: Doanh nghiệp phối hợp với Ban chấp hành công đoàn tổ chức Đại hội

công nhân viên chức để đại hội cho ý kiến về danh sách lao động

Bước 5: Trên cơ sở ý kiến của Đại hội công nhân viên chức, doanh nghiệp hoàn

chỉnh phương án sắp xếp lao động và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Hồ sơ trình duyệt làm thành 6 bộ, mỗi bộ gồm có:

- Văn bản đề nghị phê duyệt phương án sắp xếp lao động- Phương án sắp xếp lại lao động

- Danh sách số lao động đã được phân loạic Trả trợ cấp cho người lao động dôi dư.

Trong thời hạn 15 ngày (ngày làm việc), kể từ ngày được cơ quan có thẩmquyền phê duyệt phương án sắp xếp lao động, đơn vị thực hiện trả trợ cấp chongười lao động như sau:

- Ký quyết định cho từng người lao động dôi dư nghỉ việc theo cácnhóm chính sách đã được quy định

- Dự toán kinh phí chi trả chế độ đối với người lao động dôi dư theo cácnhóm chính sách

- Lập hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí từ Quỹ hỗ trợ lao động dôi dư đượcthực hiện theo quy định của Bộ Tài chính

- Đối với lao động không có nhu cầu sử dụng không thuộc diện giảiquyết chế độ theo quy định tại Nghị định 41/2002/NĐ-CP đã được sửađổi bổ sung đơn vị lập danh sách riêng để giải quyết chế độ theo quyđịnh của Bộ luật Lao động

Trang 21

d Giải quyết chế độ đối với người lao động

Doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện đầy đủ kịp thời, đúng hạn các chếđộ cho người lao động Người lao động có trách nhiệm ký nhận đày đủ cáckhoản trợ cấp được hưởng, hồ sơ nghỉ việc và thanh toán các khoản còn nợ đốivới doanh nghiệp (nếu có)

e Chậm nhất sau 30 ngày (ngày làm việc) kể từ ngày hoàn thành việc giảiquyết chế độ đối với lao động dôi dư, doanh nghiệp có trách nhiệm báo cáo kếtquả thực hiện cho các cơ quan có thẩm quyền.

III Kinh nghiệm sắp xếp lại lao động và giải quyết lao động dôi dư của Bộxây dựng

Trước năm 1998, các đầu mối trực thuộc Bộ xây dựng gồm: 13 Tổng côngty, Liên hiệp các xí nghiệp và 40 doanh nghiệp độc lập với 108882 lao động, sốlao động không bố trí được việc làm là 8873 người chiếm 8,12% tổng số laođộng Sau khi triển khai Chỉ thị số 20/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ,số lượng đầu mối trực thuộc Bộ giảm xuống còn 12 Tổng công ty 90, 1 Tổngcông ty 91 và 19 doanh nghiệp độc lập với tổng số lao động là 141605 ngườitrong đó có 12431 lao động không bố trí được việc làm chiếm 8,77% tổng số laođộng Trước tình hình đó Bộ xây dựng đã chỉ đạo các doanh nghiệp ưu tiên hàngđầu cho nhiệm vụ phát triển sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm cho ngườilao động nhằm tạo điều kiện ổn định tăng trưởng kinh tế và làm lành mạnh hoácác vấn đề xã hội Quan điểm giải quyết lao động dôi dư của Bộ xây dựng là giảiquyết lao động dôi dư trên cơ sở, chế độ, các chính sách hiện hành, các doanhnghiệp chịu trách nhiệm chính trong việc giải quyết việc làm cho người laođộng, Nhà nước đóng vai trò hỗ trợ nhằm tạo điều kiện cho lao động dôi dư ổnđịnh cuộc sống, tạo được việc làm mới và phần nào giải quyết khó khăn chodoanh nghiệp Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 41/2002/NĐ-CP vềchính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại DNNN Bộ xây dựng đã thíđiểm giải quyết lao động dôi dư cho 2 đơn vị thuộc Bộ Để thực hiện có hiệuquả công tác sắp xếp lao động theo tinh thần Nghị định 41-CP và căn cứ vàođiều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp, Bộ xây dựng chủ trương “ổn định đểphát triển, tăng cường chế độ trách nhiệm và phân cấp triệt để” Theo đó nhiềubiện pháp được triển khai như: hệ thống hoá các Nghị quyết, Chỉ thị, Thông tưhướng dẫn của các Bộ, Ngành có liên quan; tổ chức các cuộc họp chuyên đề vềsắp xếp lao động để kịp thời chấn chỉnh và giải quyết những vướng mắc Bêncạnh đó, Bộ đã tăng cường phân cấp, giao trách nhiệm cho Chủ tịch Hội đồng

Trang 22

quản trị các Tổng công ty thành lập Hội đồng thẩm định phương án sắp xếp laođộng, phương án tài chính hỗ trợ lao động dôi dư do sắp xếp lại DNNN Nhờ đóđã khai thác được năng lực tiềm tàng của doanh nghiệp trong việc sắp xếp laođộng, tiến hành một cách đồng bộ với công tác CPH.

Từ năm 1998 đến nay thực hiện chủ trương sắp xếp lại DNNN, Bộ xâydựng đã phê duyệt phương án CPH cho 142 doanh nghiệp và bộ phận doanhnghiệp trong đó có 108 đơn vị thuộc đối tượng thực hiện Nghị định 41-CP.Trong 108 đơn vị này có 93 doanh nghiệp thực hiện CPH Tại thời điểm sắp xếplại số lao động được phân loại như sau: Hợp đồng lao động không xác định thờihạn chiếm 56,64%; hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 1-3 năm chiếm27,86%; hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng và thời vụ chiếm 14,38%;số lao động chưa ký hợp đồng lao động chiếm 1,87% Bộ xây dựng chủ yếu sắpxếp DNNN theo hướng CPH với mục tiêu sử dụng hết số lao động hiện có Tuynhiên sau khi đi vào hoạt động, các công ty cổ phần tiến hành cơ cấu lại doanhnghiệp, tinh giản biên chế dẫn tới một bộ phận lao động bị dôi dư Tổng số laođộng của 108 đơn vị thực hiện sắp xếp lại lao động là 46904 người sau khi sắpxếp số lao động được sử dụng là 36096 người (chiếm 81,16%) số lao động dôidư là 8835 người (chiếm 18,84%) trong đó số lao động thực hiện Bộ luật laođộng là 3460 người; số lao động thực hiện Nghị định 41-CP là 5375 người Bộxây dựng đã thực hiện giải quyết chế độ cho số lao động dôi dư với tổng kinhphí là 170,4 tỷ đồng.

Qua công tác thực hiện việc sắp xếp lại lao động và giải quyết chế độ chínhsách cho lao động dôi dư của Bộ xây dựng có thể rút ra một số kinh nghiệmtrong công tác sắp xếp lại lao động Khi thực hiện công tác sắp xếp lại lao độngcần quy định rõ ràng chế độ trách nhiệm đối với cấp trên của DNNN là Chủ tịchHội đồng quản trị, các Tổng công ty (nơi có Hội đồng quản trị) hoặc giám đốcdoanh nghiệp trong vấn đề tuyển dụng lao động, tuyển chọn lao động gắn vớiyêu cầu, nhiệm vụ của doanh nghiệp Về thực hiện chế độ trách nhiệm đối vớingười lao động phải từng bước khắc phục tình trạng quản lý phân tán, tuỳ tiệnvề chính sách tiền lương, tiền công, hợp đồng lao động, kinh phí đóng Bảo hiểmxã hội và trách nhiệm cấp sổ Bảo hiểm xã hội cho người lao động nói chung vàlao động dôi dư nói riêng Cần chấn chỉnh việc trích lập quỹ mất việc làm hỗ trợlao động dôi dư theo quy định mới, đồng thời giám sát việc thanh quyết toánnguồn kinh phí được cấp hỗ trợ cho người lao động dôi dư.

PHẦN II

Trang 23

THỰC TRẠNG VIỆC SẮP XẾP LẠI LAO ĐỘNG VÀ GIẢI QUYẾT CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG DÔI DƯ KHI THỰC

HIỆN CPH DNNN Ở TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM

I Đặc điểm tình hình hoạt động của Tổng công ty thép Việt Nam.1 Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty thép Việt Nam

Tổng công ty thép Việt Nam hiện nay kế tục sự nghiệp của các Tổng côngty trước đây thuộc Bộ công nghiệp Tổng công ty được hình thành qua các thờikỳ, gắn liền với lịch sử phát triển của đất nước và của ngành công nghiệp luyệnkim Đó là sự kết hợp, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị trongngành sản xuất thép và kinh doanh kim khí của Nhà nước trong những thập kỷqua.

Đầu tiên là việc thực hiện nghị định số 27- HĐBT ngày 22 tháng 3 năm1989 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về tổ chức lại xí nghiệp quốcdoanh Ngày 30 tháng 5 năm 1990 Bộ công nghiệp nặng có quyết định số128/CNNg - TC thành lập Tổng công ty thép Việt Nam Tổng công ty lúc đóđược hình thành trên cơ cở tổ chức sắp xếp các đơn vị khai thác, tuyển luyện cácloại khoáng sản kim loại đen và các đơn vị nghiên cứu, đào tạo, dịch vụ về lĩnhvực luyện kim đen thuộc Bộ công nghiệp nặng

Để thống nhất việc quản lý sản xuất và kinh doanh thép thuộc Bộ côngnghiệp nặng, ngày 4 tháng 7 năm 1994 Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số334/TTg hợp nhất Tổng công ty thép Việt Nam và Tổng công ty kim khí thànhTổng công ty thép Việt Nam Đồng chí Ngô Huy Phan được bổ nhệm làm Tổnggiám đốc Quyết định của Thủ tướng nêu rõ: “Sau khi hợp, nhất Bộ công nghiệpnặng cần tiến hành các thủ tục thành lập lại Tổng công ty thép Việt Nam theođúng nghị định số 388 của Hội đồng Bộ trưởng”.

Trong những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước nhu cầu phát triển củađất nước đòi hỏi cần phải hình thành một Tổng công ty mạnh thuộc ngành sảnxuất và kinh doanh thép trong phạm vi toàn quốc, đủ khả năng huy động vốnđầu tư quản lý và sử dụng những công trình trọng yếu có quy mô lớn, công nghệhiện đại để nâng cao năng lực sản xuất, có sức cạnh tranh mạnh mẽ trên thịtrường.

Trang 24

Vì vậy, ngày 7 tháng 3 năm 1994 Thủ tướng chính phủ có quyết định số91/TTg thí điểm thành lập tập đoàn kinh doanh ở một số Bộ quản lý, ngành kinhtế kỹ thuật nhằm tạo điều kiện tích tụ và tập trung, nâng cao khả năng cạnhtranh, đồng thời xoá bỏ dần cấp hành chính bộ chủ quản, cấp hành chính chủquản và sự phân biệt doanh nghiệp Trung ương, doanh nghiệp địa phương vàtăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối với các doanh nghiệp thuộc mọithành phần kinh tế, nâng cao hiệu quả nền kinh tế.

Trên cơ sở quyết định số 91/TTg ngày 29 tháng 4 năm 1995 Thủ tướngChính phủ ký quyết định số 255/TTg thành lập Tổng công ty thép Việt Nam trêncơ sở tổ chức sắp xếp lại Tổng công ty thép Việt Nam và các đơn vị liên quanthuộc Bộ công nghiệp nặng Triển khai thực hiện quyết định, ngày 14 tháng 9năm 1995 Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 255/TTg thành lập Tổng côngty thép Việt Nam trên cơ sở tổ chức sắp xếp lại Tổng công ty thép Việt Nam vàcác đơn vị liên quan thuộc Bộ công nghiệp nặng Triển khai thực hiện quyếtđịnh, ngày 14 tháng 9 năm 1995 Thủ tướng Chính phủ có quyết định số571/TTg bổ nhiệm ông Hồ Nghĩa Dũng giữ chức Tổng giám đốc Tổng công ty.Ngày 8 tháng 11 năm 1995 Thủ tướng Chính phủ có quyết định số 723/TTg bổnhiệm ông Trần Lum nguyên uỷ viên TW Đảng, nguyên bộ trưởng Bộ côngnghiệp nặng giữ chức chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty.

Tổng công ty thép Việt Nam là một trong 17 Tổng công ty 91 được Thủtướng Chính phủ thành lập và hoạt động theo mô hình Tổng công ty Nhà nướcquy định tại Luật doanh nghiệp Nhà nước năm 1995 Mục tiêu của Tổng công tythép Việt Nam là xây dựng và phát triển mô hình kinh doanh đa ngành trên cơsở sản xuất và kinh doanh thép làm nền tảng.

Tổng công ty thép Việt Nam:

Tên giao dịch quốc tế là : Vietnam Steel Corporation Tên viết tắt : VSC

Trụ sở chính đặt tại Hà Nội : Số 91 Láng Hạ - Đống Đa - Hà Nội Điện thoại : 04 - 8561767

Fax : 84 - 4 - 8561815

Hiện nay Tổng công ty do đồng chí Đậu Văn Hùng làm Tổng giám đốc,đồng chí Nguyễn Kim Sơn là chủ tịch Hội đồng quản trị.

Trang 25

Tổng công ty thép Việt Nam là pháp nhân kinh doanh hoạt động theo Luậtdoanh nghiệp Nhà nước Điều lệ tổ chức và điều hành của Tổng công ty đượcChính phủ phê chuẩn tại nghị định số 03/CP ngày 25 tháng 1 năm 1996 và giấyphép kinh doanh số 109621 ngày 5 tháng 2 năm 1996 do Bộ kế hoạch và đầu tưcấp Vốn của Tổng công ty do Nhà nước cấp Tổng công ty có bộ máy điều hànhvà các đơn vị thành viên, có con dấu theo mẫu quy định của Nhà nước, tự chịutrách nhiệm tài sản hữu hạn trong phạm vi số vốn Nhà nướcgiao cho quản lý vàsử dụng, được mở tài khoản bằng đồng Việt Nam và đồng ngoại tệ tại các ngânhàng trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

Tổng công ty thép Việt Nam chịu sự quản lý của Nhà nước, của Chính phủtrực tiếp là các Bộ: Bộ công nghiệp, Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ Lao độngThương binh và Xã hội và các Bộ, Ngành, cơ quan thuộc Chính phủ phân cấpquản lý theo Luật doanh nghiệp Nhà nước Các cơ sở quản lý ở địa phương(tỉnh, thành phố trực thuộc TW) với tư cách là cơ quan quản lý Nhà nước trênđịa bàn lãnh thổ được chính phủ quy định và phân cấp quản lý một số mặt hoạtđộng theo quy định của pháp luật hiện hành.

2 Phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh và đặc điểm sản phẩm

2.1 Phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh

Tổng công ty thép Việt Nam là một Tổng công ty Nhà nước được Chínhphủ thành lập và hoạt động theo mô hình Tổng công ty 91 - Mô hình tập đoàncông nghiệp lớn của Nhà nước Các đơn vị thành viên của Tổng công ty đượcphân bổ hoạt động hầu hết trên các thị trường trọng điểm trên lãnh thổ Việt Namnhư: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Hải phòng,Đà nẵng, Vũng Tàu và một số tỉnh khác, bao trùm hầu hết các công đoạn từ khaithác nguyên liệu, vật liệu sản xuất thép và các sản phẩm khác cho đến khâu phânphối và tiêu thụ sản phẩm.

Các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Tổng công ty:

- Khai thác quặng sắt, than mỡ, nguyên liệu trợ dung liên quan đến côngnghiệp sản xuất thép.

- Sản xuất thép và các kim loại khác, vật liệu chịu lửa, thiết bị, phụ tùngluyện kim và các sản phẩm thép sau cán.

- Xuất nhập khẩu các sản phẩm thép và các nguyên liệu luyện cán thép.

Trang 26

- Kinh doanh, thực hiện các dịch vụ liên quan đến thép, kim loại khác,quặng sắt và các loại vật tư (bao gồm cả thứ liệu) phục vụ cho sản xuấtthép, xây dựng, cơ khí, sửa chữa, chế tạo máy, phụ tùng và thiết bị…- Thiết kế, chế tạo và thi công xây lắp các công trình sản xuất thép và

các ngành liên quan khác

- Đào tạo và nghiên cứu khoa học kỹ thuật cho ngành sản xuất thép vàvật liệu kim loại

- Xuất khẩu lao động

- Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng

- Đầu tư, liên doanh, liên kết kinh tế với các đối tác trong và ngoài nước- Kinh doanh dịch vụ khách sạn và các dịch vụ khác.

Tại thời điểm ngày 31/12/2005 Tổng công ty có 12 đơn vị thành viên và 16đơn vị liên doanh với nước ngoài (bao gồm các công ty có vốn góp của Tổngcông ty và các công ty liên doanh với đơn vị thành viên) trong đó:

Các đơn vị sản xuất:

- Công ty gang thép Thái Nguyên- Công ty thép Miền Nam

- Công ty thép tấm lá Phú Mỹ- Công ty thép Đà Nẵng

- Công ty vật liệu chịu lửa Trúc Thôn- Công ty cơ điện luyện kim

Các đơn vị thương mại:- Công ty kim khí Hà Nội

- Công ty kim khí thành phố Hồ Chí Minh- Công ty kim khí Miền Trung

- Công ty cổ phần kim khí Bắc Thái Các đơn vị sự nghiệp:

- Viện luyện kim đen

- Trường đào tạo nghề cơ điện luyện kim

Các đơn vị liên doanh có vốn góp của Tổng công ty: - Công ty thép Vinakyoei

- Công ty thép VSC – POSCO- Công ty TNHH Natsteelvina

Trang 27

- Công ty lên doanh sản xuất thép Vinausteel- Công ty ống thép Việt Nam (Vinapipe)

- Công ty liên doanh trung tâm thương mại quôc tế (IBM)- Công ty TNHH cảng quốc tế Thị Vải

- Công ty gia công thép Vinanic

Các công ty liên doanh với công ty thép Miền Nam:- Công ty Posvina

- Công ty Nippovina

- Công ty tôn Phương Nam

- Công ty sản xuất sản phẩm mạ công nghiệp vingal- Công ty sản xuất gia công dịch vụ thép Sài Gòn- Công ty thép Tây Đô

- Công ty cơ khí Việt Nhật

- Công ty vật liệu chịu lửa Nam Ưng

1.2 Đặc điểm sản phẩm

Với mục tiêu xây dựng và phát triển một mô hình kinh doanh đa ngành trêncơ sở sản xuất và kinh doanh thép làm nền tảng cùng với một hệ thống cơ sở sảnxuất và tiêu thụ sản phẩm được phân bổ rộng khắp trên các địa bàn trọng điểmcủa đất nước cho nên các sản phẩm của Tổng công ty rất phong phú và đa dạngnhưng chủ yếu vẫn là thép và các sản phẩm từ thép bao gồm:

Thép thanh vằn (Deformed Bars), Thép hình (Section Bars), Đinh đóngthuyền (Boat Nails), Lưới thép B40, B20, B27 và B17 (Chain - Link WireNettings), Dây thép gai (Barbet Wire), Thép tròn trơn (Plain Bars), Thép cánnguội (Cold – Rolled Coils),Thép ống (Steel pipes), Tôn mạ kẽm (GI), Lướithép lỗ 6 cạnh (Hexagonal Wire Nettings), Bình ôxy (Stainless steel), Thép cuộn(Wire Rods), Trục cán (Rolls), Tôn mạ màu (Color Sheets), các sản phẩm cơ khí(Mechanical Products).

Trong những năm gần đây thị trường thép trong nước, khu vực và thế giớicó nhiều biến động, tuy nhiên năng lực sản xuất của Tổng công ty thép ViệtNam vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn trong ngành thép cả nước, nhất là năng lực sảnxuất thép thô và thép cán Sản phẩm chủ yếu của Tổng công ty là thép xây dựngthông thường Hiện nay nhu cầu về các chủng loại thép dẹt, thép chế tạo ngàycàng tăng theo đà phát triển của nền kinh tế do đó Tổng công ty cũng đã triểnkhai sản xuất các sản phẩm mới tại một số sở.

3 Hệ thống tổ chức bộ máy

Trang 28

3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức

TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM

3.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

- Hội đồng quản trị Tổng công ty

Hội đồng quản trị Tổng công ty thực hiện chức năng hoạt động của Tổngcông ty theo quy định của điều lệ Tổng công ty, luật doanh nghiệp Nhà nước vàchịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, trước pháp luật về hoạt động vàphát triển của Tổng công ty theo chức năng nhiệm vụ được Nhà nước giao Hội đồng quản trị Tổng công ty có 4 thành viên do Thủ tướng Chính phủ bổnhiệm, bao gồm: Chủ tịch Hội đồng quản trị và 3 thành viên trong đó có 1 thànhviên kiêm Tổng giám đốc Tổng công ty, 1 thành viên kiêm trưởng ban kiểm soátTổng công ty, 1 thành viên phụ trách các lĩnh vực tài chính, đầu tư, kinh doanh,nghiên cứu khoa học công nghệ và đào tạo nhân lực

- Ban kiểm soát Tổng công ty

Ban kiểm soát do Hội đồng quản trị thành lập để giúp Hội đồng quản trịkiểm tra, giám sát các hoạt động điều hành của Tổng giám đốc Tổng công ty,giám đốc các đơn vị thành viên Tổng công ty và bộ máy giúp việc của Tổnggiám đốc theo Nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị.

Ban kiểm soát có 5 thành viên: Trưởng ban là uỷ viên Hội đồng quản trị và4 thành viên giúp việc, Trong đó 1 thành viên chuyên trách và 3 thành viên kiêmnhiệm Thành viên ban kiểm soát do chủ tịch Hội đồng quản trị bổ nhiệm.

- Ban Tổng giám đốc Tổng công ty + Tổng giám đốc

Tổng giám đốc Tổng công ty là uỷ viên Hội đồng quản trị do Thủ tướngChính phủ bổ nhiệm Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của Tổng công ty cóquyền điều hành cao nhất trong Tổng công ty và chịu trách nhiệm trước Hộiđồng quản trị, trước Thủ tướng chính phủ và trước Pháp luật về điều hành hoạtđộng của Tổng công ty

lao động

Phòng tài chính

kế toán

Phòng đầu tư phát triển

Phòng kế hoạch

kinh doanh

Phòng kỹ thuật

Phòng HTQT

& CNTT

Phòng thanh tra pháp

Trung tâm HTLĐ

với nước ngoài

Khối sản xuất- CTy gang thép Thái Nguyên

- CTy thép Miền Nam- CTy thép tấm lá Phú Mỹ- CTy VLCL Trúc Thôn- Cty cơ điện luyện kim- Cty thép Đà Nẵng

Khối thương mại- CTy kim khí Hà Nội- CTy kim khí TP HCM- CTy kim khí Miền Trung- CTy CP kim khí Bắc Thái

Khối NCĐT- Viện luyện kim đen

- Trường đào tạo nghề cơ điện luyện kim

Trang 29

hoạt động của Tổng công ty được Tổng giám đốc phân công hoặc uỷ quyền vàchịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc, trước Hội đồng quản trị Tổng công ty vàtrước pháp luật về nhiệm vụ được phân công thực hiện.

- Bộ máy giúp việc Tổng công ty

Tổng công ty có 8 phòng chuyên môn nghiệp vụ và 1 trung tâm do Tổnggiám đốc Tổng công ty thành lập Các phòng, trung tâm Tổng công ty thực hiệnchức năng tham mưu giúp việc Tổng giám đốc trong điều hành hoạt động củaTổng công ty.

+ Phòng tổ chức lao động

Tham mưu, giúp việc Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị quản lý điều hànhlĩnh vực tổ chức bộ máy đổi mới và phát triển doanh nghiệp Nhà nước, cán bộvà lao động tiền lương, đào tạo nguồn nhân lực, các chính sách đối với người laođộng, thanh tra quốc phòng và an ninh, bảo vệ chính trị nội bộ và hoạt động xuấtnhập cảnh.

+ Phòng Tài chính - kế toán

Tham mưu giúp việc Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị quản lý điều hànhlĩnh vực kế toán tài chính, đầu tư, kiểm toán nội bộ và thống kê ở cơ quan Tổngcông ty và các đơn vị thành viên Tổng công ty.

+ Phòng đầu tư phát triển

Tham mưu, giúp việc Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị Tổng công ty trongcác lĩnh vực đầu tư, liên doanh, liên kết kinh tế, xây dựng cơ bản, theo dõi quảnlý liên doanh của cơ quan Tổng công ty và các đơn vị thành viên Tổng công ty + Phòng kế hoạch kinh doanh

Tham mưu, giúp việc Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị Tổng công ty trongcác lĩnh vực nghiên cứu thị trường, giá cả hàng hoá, tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếmcơ hội kinh doanh và tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại chung nhằmnâng cao hình ảnh và thương hiệu của Tổng công ty.

+ Phòng kỹ thuật

Tham mưu, giúp việc Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị quản lý điều hànhlĩnh vực công nghệ luyện kim, tiêu chuẩn và chất lượng sản phẩm, quản lý vàkhai thác mỏ nguyên liệu, nghiên cứu khoa học công nghệ, an toàn lao động vàvệ sinh môi trường của Tổng công ty và các đơn vị thành viên.

+ Văn phòng

Trang 30

Tham mưu, giúp việc Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị theo dõi phối hợpcác mặt hoạt động của Tổng công ty, công tác văn thư lưu trữ, thư viện, thi đua,khen thưởng, bảo vệ, y tế, tự vệ, phòng cháy chữa cháy và quan hệ với cácphòng thông tin đại chúng, bảo đảm điều kiện làm việc cho cán bộ cơ quan Tổngcông ty.

+ Phòng hợp tác quốc tế và công nghệ thông tin

Tham mưu giúp việc Tổng công ty, Hội đồng quản trị trong các lĩnh vựcliên quan đến tin học, đánh giá hiện trạng công nghệ thông tin của cơ quan Tổngcông ty.

+ Phòng thanh tra pháp chế

Tham mưu, giúp việc Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị Tổng công ty trongcông tác thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

+ Trung tâm hợp tác lao động với nước ngoài

Nghiên cứu thị trường lao động trong và ngoài nước để tổ chưc đào tạo,tuyển chọn đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

3.3 Mối quan hệ làm việc giữa các phòng chức năng Tổng công ty với các đơnvị thành viên

Mối quan hệ làm việc giữa các phòng chức năng của văn phòng Tổng côngty với các đơn vị thành viên là mối quan hệ giữa cơ quan tham mưu nghiệp vụcấp trên với đơn vị cấp dưới Tổng công ty Các đơn vị thành viên chịu sự chỉđạo hướng dẫn về nghiệp vụ chuyên môn theo từng lĩnh vực do các phòng chứcnăng Tổng công ty đảm nhận.

Các đơn vị thành viên Tổng công ty có quyền kiến nghị với các phòng chứcnăng về chuyên môn nghiệp vụ để giải quyết các công việc liên quan Các phòngchức năng có trách nhiệm trả lời, phúc đáp các vấn đề về nghiệp vụ Trongtrường hợp có nhiều ý kiến khác nhau của các phòng về giải quyết một vấn đềthì phòng chủ trì báo cáo Tổng giám đốc hoặc phó Tổng giám đốc phụ trách lĩnhvực đó quyết định.

4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty thép Việt Nam

4.1 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch và đầu tư phát triển 4 năm 2001 2004

Trong 4 năm 2001 - 2004 mặc dù thị trường thép có nhiều biến động phứctạp khiến cho Tổng công ty gặp không ít khó khăn Cùng với xu thế toàn cầu

Trang 31

hoá và hội nhập kinh tế khu vực và thế giới ngày càng đến gần đòi hỏi Tổngcông ty phải đổi mới cơ chế quản lý, nâng cao năng lực cạnh tranh tiếp tục pháttriển hơn nữa trong tương lai Với tinh thần đoàn kết, nhất trí, phát huy nội lực,bám sát kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng chương trình hành độngcụ thể cán bộ công nhân viên Tổng công ty đã triển khai thực hiện Nghị quyếtĐại hội IX và kế hoạch 5 năm 2001 - 2005.

Những kết quả cụ thể mà Tổng công ty đạt được trong 4 năm 2001 - 2004:- Về sản xuất kinh doanh:

Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân trong 4 năm là 18,2% (năm2001 tăng 24,1%, năm 2002 tăng 14,9%, năm 2003 tăng 14,4% và năm 2004tăng 19,5%) cao hơn mức tăng trưởng chung của ngành công nghiệp (16%) Sản lượng thép cán trong 4 năm đạt 3,3 triệu tấn, tốc độ tăng sản lượngbình quân trong 4 năm là 18,5% (kế hoạch 5 năm là 18%), trong đó năm 2001tăng 23,8%, năm 2002 tăng 15,7%, năm 2003 tăng 14,4% và năm 2004 tăng19,9%.

Sản lượng phôi thép trong 4 năm đạt 1,93 triệu tấn, tốc độ tăng sản lượngphôi thép bình quân 4 năm là 21,5% (năm 2001 tăng 4,1%, năm 2002 tăng28,2%, năm 2003 tăng 23% và năm 2004 tăng 21%) đáp ứng khoảng 60% nhucầu sản xuất thép cán của Tổng công ty, đây là một cố gắng lớn trong điều kiệnkhó khăn của thị trường trong và ngoài nước Tuy nhiên vẫn đạt thấp hơn mụctiêu 5 năm đề ra (30% /năm).

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong 4 năm 2001 - 2004 đạt 38,2 triệuUSD, tốc độ tăng giá trị xuất khẩu bình quân 4 năm là 46,5% (năm 2001 tăng40%, năm 2002 tăng 47%, năm 2003 tăng 46,4% và năm 2004 tăng52,8%) Tổng doanh thu tăng bình quân trong 4 năm 2001 - 2004 là 22,3% (năm2001 tăng 21%, năm 2002 tăng 8,7%, năm 2003 tăng 20,8% và năm 2004 tăng36,8%).

Nộp ngân sách Nhà nước trong 4 năm đạt 1727 tỷ đồng, tốc độ tăng bìnhquân 4 năm là 30,4% (năm 2001 tăng 66,5%, năm 2002 tăng 27,5%, năm 2003tăng 9,7% và năm 2004 tăng 18,5%).

- Về đầu tư phát triển:

Trong 4 năm 2001 - 2004 Tổng công ty thép Việt Nam đã triển khai thựchiện 173 dự án với tổng vốn đầu tư là 5032,4 tỷ đồng (trong đó có 3 dự án nhóm

Trang 32

A, 9 dự án nhóm B và 161 dự án nhóm C) Số dự án hoàn thành đưa vào sảnxuất trong 4 năm gồm 1 dự án nhóm A (cải tạo mở rộng công ty gang thép TháiNguyên giai đoạn I), 3 dự án nhóm B và hơn 100 dự án nhóm C Ngoài ra Tổngcông ty đã và đang làm công tác chuẩn bị đầu tư để chuyển sang giai đoạn đầutư khi điều kiện cho phép và 1 dự án liên doanh giữa Trung quốc và tỉnh LàoCai.

Công tác đầu tư phát triển của Tổng công ty trong 4 năm 2001 - 2004 nhìnchung đã được chú trọng đẩy mạnh cả về số lượng và chất lượng Một số dự ántrọng điểm đã hoàn thành và đi vào sản xuất bước đầu phát huy hiệu quả tốt gópphần giữ vững nhịp độ tăng trưởng của Tổng công ty Tuy nhiên bên cạnhnhững kết quả đã đạt được thì công tác đầu tư phát triển còn gặp nhiều khó khănkhi triển khai dự án, nhất là vốn tiến độ Một vài dự án trọng điểm bị chậm tiếnđộ đã ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tổng côngty Trước tình hình đó Tổng công ty cũng đã điều chỉnh tiến độ, xác định thứ tựưu tiên đối với một số dự án nhóm A giai đoạn 2001 - 2005, giãn tiến độ chophù hợp với điều kiện triển khai và đảm bảo hiệu quả kinh tế.

Nhìn chung trong 4 năm 2001 - 2004 Tổng công ty thép Việt Nam đã đạtđược những thành tựu to lớn, cơ sở vật chất ngày càng được tăng cường tạo điềukiện cho Tổng công ty hoàn thành kế hoạch 5 năm (2001 - 2005) theo mục tiêuNghị quyết Đại hội IX đề ra, chuẩn bị điều kiện hội nhập kinh tế và bước vàothực hiện kế hoạch 5 năm tiếp theo (2006 - 2010).

Trang 33

Bảng 1: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch của Tổng công ty thép Việt Nam

giai đoạn 2001- 2005.

BQ 5năm %2001 Tăng

Tăng%1.Giá trị SXCN (giá

CĐ 1994)

tỷ đồng

2667.224,13063.414.93503.414.44187.419.54975.018.818.32 Sản lượng thép cánng.tấn649.223.8750.915.7859.114.41030.219.91200.016.518.03 sản lượng phôi thépng.tấn318.44.2408.228.2543.033.0658.521.3647.5-1.716.24 Tiêu thụ thép cánng.tấn626.918.8758.220.9858.213.2990.215.41056.06.614.95 Tổng doanh thutỷ đồng

Trang 35

4.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2005

4.2.1 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu năm 2005

Năm 2005 trong điều kiện thị trường thép thế giới và trong nước biến độngkhông thuận lợi đối với ngành thép Việt Nam Tổng công ty thép Việt Nam thựchiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và phải bình ổn giá thép xây dựng theo sựchỉ đạo của Chính phủ nhưng toàn thể đội ngũ cán bộ viên chức, công nhân laođộng Tổng công ty đã quyết tâm phân đấu hoàn thành các nhiệm vụ kế hoạch đềra, cụ thể:

Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 4970,2 tỷ đồng (giá cố định năm 1994),bằng kế hoạch năm đề ra và tăng 18,7% so với năm 2004 là năm thứ 5 tiếp tụcduy trì tốc độ tăng trưởng cao, giá trị tăng thêm là 1632,8 tỷ đồng so với năm2004 và cao hơn mức tăng chung của ngành công nghiệp (17,2%).

Tổng doanh thu đạt 13662,6 tỷ đồng, bằng 87% kế hoạch năm và tăng1,47% so với năm 2004, trong đó doanh thu sản xuất công nghiệp là 8343,9 tỷđồng, tăng 9,3%, doanh thu thương mại là 5318,6 tỷ đồng, giảm 10%.

Sản lượng thép cán đạt 1,203 triệu tấn bằng 100,2% kế hoạch Nhà nướcgiao và tăng 16,2% so với cùng kỳ năm 2004 Trong đó thép cán dài đạt 1,122triệu tấn, tăng 8,9%, thép cán dẹt đạt 81 nghìn tấn.

Sản lượng phôi thép đạt 660 nghìn tấn, bằng 97,8% kế hoạch năm và tăng0,24% so với năm 2004

Tiêu thụ thép cán đạt 1,064 triệu tấn, bằng 88,5% kế hoạch năm và tăng7,5% so với năm 2004 Đặc biệt lần đầu tiên Tổng công ty có sản phẩm thép lácán nguội sản xuất trong nước tham gia thị trường gần 50 nghìn tấn.

Lợi nhuận đạt 28115 triệu đồng, bằng 81,2% kế hoạch năm và giảm 87,3%so với năm 2004 Nộp ngân sách Nhà nước đạt 607,7 tỷ đồng, bằng 95% kếhoạch năm và tăng 0,12% so với năm 2004.

Tổng số lao động bình quân năm 2005 là 16588 người, giảm 3,4% so vớinăm 2004 (tăng 1600 người, giảm 2996 người) Thu nhập bình quân của ngườilao động năm 2005 đạt 2321 nghìn đồng/người/tháng, giảm 16,7% so với năm2004 (2786 nghìn đồng/người/tháng).

Năm 2005 sản lượng thép cán của hiệp hội thép Việt nam ước đạt 2,56 triệutấn, tăng 10,1% so với năm 2004; trong đó Tổng công ty sản xuất 1,2 triệu tấnchiếm 45,4% tổng sản lượng của hiệp hội.

Trang 36

Tiêu thụ của hiệp hội thép Việt Nam ước đạt 2,56 triệu tấn tăng 9,8% so vớinăm 2004 Tổng công ty tiêu thụ trên 1 triệu tấn, chiếm 41,6% (nếu tính cả liêndoanh tiêu thụ 1,768 triệu tấn, chiếm 51,1% thị phần cả nước) Ước tiêu thụ thépcán cả nước khoảng 3,46 triệu tấn, tăng 3,85% so với năm 2004.

Tình hình nhập khẩu tính chung các mặt hàng kim khí và nguyên liệu sảnxuất chính thì lượng nhập khẩu năm 2005 đạt 744 nghìn tấn, tăng 7,95 so vớinăm 2004, tỷ trọng chiếm 13,95 so với nhập khẩu cả nước (5350 nghìn tấn),Kim ngạch nhập khẩu đạt 349,5 triệu USD, tăng 12% so với năm 2004.

Nhập khẩu phôi thép đạt 541,4 nghìn tấn, bằng 90,2% kế hoạch và giảm8,2% so với năm 2004, tỷ trọng chiếm 25,2% so với nhập khẩu cả nước (2150nghìn tấn), nhập khẩu thép thành phẩm (tấm, lá, hình cỡ lớn) đạt 202,6 nghìntấn, giảm 17,8% kế hoạch và tăng 74,7% so với năm 2004 Nhập khẩu thép phếliệu đạt 33,5 nghìn tấn tăng 7,7% so với năm 2004.

Tình hình xuất nhập khẩu mặc dù còn nhiều khó khăn song các đơn vị thànhviên tiếp tục duy trì và phát triển tốt thị trường xuất khẩu thép thành phẩm, gópphần chủ vào tăng sản lượng tiêu thụ năm 2005 kim ngạch xuất nhập khẩu củaTổng công ty năm 2005 đạt 25,5 triệu USD vượt 27,6% kế hoạch và tăng 58,8%so với năm 2004.

Nhìn chung năm 2005 tình hình thị trường thép trong nước và thế giới cónhiều biến động phức tạp khiến Tổng công ty gặp không ít khó khăn nhưng vớinhững cố gắng trong chỉ đạo, điều hành, thực hiện triệt để tiết kiệm chi phí trongsản xuất, quản lý và lưu thông… Tổng công ty đã phấn đấu hoàn thành kế hoạchđược giao, không để xảy ra thua lỗ và đảm bảo mức thu nhập hợp lý cho ngườilao động.

4.2.2 Tình hình và kết quả hoạt động của các đơn vị năm 2005

a Khối sản xuất

Năm 2005 các đơn vị đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinhdoanh và tăng trưởng khá so với năm 2004, phát huy tốt năng lực sản xuất đảmbảo cung cấp đủ thép cho thị trường và thực hiện tốt nhiệm vụ tham gia bình ổngiá.

Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 18,7% so với năm 2004; sản lượng thépcán tăng 16,8%; doanh thu sản xuất công nghiệp tăng 9,1%; sản lượng phôi thépđạt kế hoạch, tăng 0,24%; tiêu thụ thép cán tăng 7,5% so với năm 2004.

Trang 37

b Khối thương mại

Năm 2005 do diễn biến thị trường thép thế giới và trong nước không thuậnlợi, giá cả liên tục giảm hàng tồn kho giá cao lớn, lại thực hiện nhiệm vụ cổphần hoá nên tổng mua vào và bán ra đạt thấp so với kế hoạch và giảm nhiều sovới năm 2004 Tổng lượng mua vào đạt 573 nghìn tấn, bằng 86,5% kế hoạch,giảm 10% so với năm 2004 Nhập khẩu phôi thép đạt 184,2 nghìn tấn, bằng76,7% kế hoạch và giảm 16,5% so với năm 2004 Nhập khẩu thép tấm, lá đạt114,8 nghìn tấn, bằng 63,7% kế hoạch và tăng 40,2% so với năm 2004 Muathép sản xuất trong nước đạt 115,2 nghín tấn, bằng 66,6% kế hoạch và giảm21,6% so với năm 2004.

Tổng lượng bán ra đạt 546,2 nghìn tấn, bằng 82,1% kế hoạch và giảm 16,3%so với năm 2004.Lượng bán ra giảm chủ yếu do các tháng cuối năm giá théptrên thị trường thế giới và trong nước liên tục giảm, tiêu thụ chậm.

Tổng doanh thu của các đơn vị thương mại năm 2005 đạt 5333,1 tỷ đồng,bằng 80% kế hoạch và giảm 9% so với năm 2004 Nộp ngân sách Nhà nước187,1 tỷ đồng và bị lỗ 7,8 tỷ đồng

c Khối liên doanh với nước ngoài.

Hoạt động sản xuất kinh doanh của các liên doanh cũng gặp nhiều khó khăndo thị trường biến động.Sản lượng thép cán không đạt kế hoạch năm và hiệu quảthấp, hầu hết các liên doanh sản xuất thép cán bị lỗ.

Năm 2005 các liên doanh thép cán sản xuất 685 nghìn tấn, bằng 76,4% kếhoạch và tương đương năm 2004; tiêu thụ 703,7 nghìn tấn thép cán, bằng77,9%kế hoạch và tăng 6,7% so với năm 2004DNNN doanh thu đạt 5221,1 tỷ đồng.

4.3 Đánh giá chung kết quả thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm năm 2005

Năm 2005 là năm cuối Tổng công ty thép Việt Nam triển khai thực hiện kếhoạch 5 năm 2001 - 2005 trong bối cảnh có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặpkhông ít khó khăn thách thức.

Tình hình chính trị trong nước ổn định, nền kinh tế tăng trưởng tốc độ cao.Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2005 đạt 8,4%; giá trịsản xuất công nghiệp đạt 17,2%, vượt kế hoạch đề ra Sản xuất công nghiệp tiếptục tăng cao và trở thành động lực phát triển của nền kinh tế.

Nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội ngày càng lớn, nhu cầu tiêudùng thép trong nước ngày càng tăng, tạo thị trường thuận lợi và ổn định chongành thép Việt Nam phát triển.

Năm 2005 tổng công ty thép Việt Nam triển khai thực hiện nhiệm vụ sảnxuất kinh doanh đồng thời với việc thực hiện công tác sắp xếp đổi mới doanh

Trang 38

nghiệp theo chỉ đạo của chính phủ, Bộ công nghiệp và tham gia bình ổn giá théptheo chỉ đạo của Thủ tướng Điều đó ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện nhiệmvụ sản xuất kinh doanh của tổng công ty.

Về tình hình thị trường, năm 2005 thị trường thép thế giới có nhiều biếnđộng phức tạp và khó lường Nhất là từ quý II đến nay thị trường thép thị trườngthép thế giới có nhiều biến động bất lợi cho sản xuất kinh doanh thép Trongnước giá thép xây dựng tăng giảm bất thường, phôi thép và sản phẩm tồn khogiá cao nhiều, tiêu thụ chậm, hầu hết các nhà sản xuất trong nước đều lỗ Cungvượt cầu (công suất cán gần 6 triệu tấn trong khi nhu cầu năm 2005 chỉ khoảng3,2 triệu tấn) vì vậy cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các nhà sản xuất théptrong nước làm cho sản xuất kinh doanh của Tổng công ty gặp rất nhiều khókhăn Sản xuất kinh doanh thép trong nước vẫn chủ yếu phụ thuộc vào phôithép, than cốc, thép tấm lá, thép đặc chủng, thép chất lượng cao nhập khẩu nênảnh hưởng làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.

Tuy nhiên với cố gắng, nỗ lực của công nhân viên chức, lao động và sự chỉđạo kịp thời của lãnh đạo Tổng công ty nên hoạt động sản xuất kinh doanh đượcgiữ vững Hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu đều đạt kế hoạch đề ra, tốc độ tăngtrưởng bình quân đạt 18,7% so với năm 2004 Sản xuất kinh doanh của Tổngcông ty vẫn có hiệu quả nhưng không cao, đời sống vật chất tinh thần của ngườilao động tiếp tục được giữ vững, nội bộ ổn định, công nhân viên chức làm việctích cực

Công tác đầu tư phát triển được triển khai theo kế hoạch, hoàn thành các dựán trọng điểm và tiếp tục triển khai các dự án nhóm A, B, C chuyển tiếp từ năm2004 Tuy nhiên các dự án lớn đều chậm tiến độ, điều này đã ảnh hưởng đến kếhoạch sản xuất kinh doanh của Tổng công ty, bỏ lỡ thời cơ kinh doanh khi thịtrường thuận lợi.

Công tác đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp cũng được triển khai theo đúngkế hoạch Tổng công ty đã thực hiện sắp xếp lại các đơn vị trực thuộc theohướng gọn nhẹ, tạo sự chủ động và phát huy tính năng động sáng tạo của đơn vị.Năm 2005 Tổng công ty đã hoàn thành việc cổ phần hoá 5 đơn vị thành viên gópphần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN và đa dạnghoá sở hữu tại Tổng công ty thép Việt Nam.

Trang 39

Bảng 2: Báo cáo nhanh ước thực hiện chỉ tiêu kế hoạch tháng 12 và cả năm 2005

(Bộ giao)

KH 2005(Giao đơn

Thực hiện11 tháng

Ước tháng12

Tỷ lệSo KH

Trang 40

Bảng 3: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty thép Việt Nam năm 2005

Đơn vị: Tỷ đồng

thu thuần

LN từhoạtđộng SXKD

Ướclợi nhuận

(Nguồn: Phòng Tổ chức lao động cơ quan văn phòng Tổng công ty)

Ngày đăng: 19/11/2012, 08:54

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Kết quả thực hiện cỏc chỉ tiờu kế hoạch của Tổng cụng ty thộp Việt Nam giai đoạn 2001- 2005. - Giải pháp hoàn thiện việc sắp xếp lại lao động và giải quyết lao động dôi dư khi thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Tổng công ty thép Việt Nam
Bảng 1 Kết quả thực hiện cỏc chỉ tiờu kế hoạch của Tổng cụng ty thộp Việt Nam giai đoạn 2001- 2005 (Trang 33)
Bảng 2: Bỏo cỏo nhanh ước thực hiện chỉ tiờu kế hoạch thỏng 12 và cả năm 2005 - Giải pháp hoàn thiện việc sắp xếp lại lao động và giải quyết lao động dôi dư khi thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Tổng công ty thép Việt Nam
Bảng 2 Bỏo cỏo nhanh ước thực hiện chỉ tiờu kế hoạch thỏng 12 và cả năm 2005 (Trang 38)
Bảng 4: Tỡnh hỡnh tiền lương và thu nhập của người lao động của Tổng cụng ty thộp Việt Nam. - Giải pháp hoàn thiện việc sắp xếp lại lao động và giải quyết lao động dôi dư khi thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Tổng công ty thép Việt Nam
Bảng 4 Tỡnh hỡnh tiền lương và thu nhập của người lao động của Tổng cụng ty thộp Việt Nam (Trang 41)
Bảng 6: Tỡnh hỡnh lao động và thu nhập của Tổng cụng ty thộp Việt Nam trong 4 năm 2001 - 2004 - Giải pháp hoàn thiện việc sắp xếp lại lao động và giải quyết lao động dôi dư khi thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Tổng công ty thép Việt Nam
Bảng 6 Tỡnh hỡnh lao động và thu nhập của Tổng cụng ty thộp Việt Nam trong 4 năm 2001 - 2004 (Trang 42)
Bảng 7: Doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp Nhà nướcđó cổ phần hoỏ của Tổng cụng ty thộp Việt Nam năm 2004 - Giải pháp hoàn thiện việc sắp xếp lại lao động và giải quyết lao động dôi dư khi thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Tổng công ty thép Việt Nam
Bảng 7 Doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp Nhà nướcđó cổ phần hoỏ của Tổng cụng ty thộp Việt Nam năm 2004 (Trang 46)
Bảng 8: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh sau CPH - Giải pháp hoàn thiện việc sắp xếp lại lao động và giải quyết lao động dôi dư khi thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Tổng công ty thép Việt Nam
Bảng 8 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh sau CPH (Trang 47)
Bảng 9: Doanh nghiệp và Bộ phận doanh nghiệp Nhà nướcđó CPH của Tổng cụng ty thộp Việt Nam năm 2005 - Giải pháp hoàn thiện việc sắp xếp lại lao động và giải quyết lao động dôi dư khi thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Tổng công ty thép Việt Nam
Bảng 9 Doanh nghiệp và Bộ phận doanh nghiệp Nhà nướcđó CPH của Tổng cụng ty thộp Việt Nam năm 2005 (Trang 48)
% Nhà nước Người lao  - Giải pháp hoàn thiện việc sắp xếp lại lao động và giải quyết lao động dôi dư khi thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Tổng công ty thép Việt Nam
h à nước Người lao (Trang 48)
Bảng 10: Tổng hợp giải quyết hỗ trợ lao động dụi dư từ nguồn quỹ 41 của Nhà nước ở Tổng cụng ty thộp Việt Nam - Giải pháp hoàn thiện việc sắp xếp lại lao động và giải quyết lao động dôi dư khi thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Tổng công ty thép Việt Nam
Bảng 10 Tổng hợp giải quyết hỗ trợ lao động dụi dư từ nguồn quỹ 41 của Nhà nước ở Tổng cụng ty thộp Việt Nam (Trang 55)
Bảng 11: Tổng hợp giải quyết lao động dụi dư - Giải pháp hoàn thiện việc sắp xếp lại lao động và giải quyết lao động dôi dư khi thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Tổng công ty thép Việt Nam
Bảng 11 Tổng hợp giải quyết lao động dụi dư (Trang 56)
Bảng 12: Kế hoạch sắp xếp lao động của Cụng ty Kim khớ Hà Nội - Giải pháp hoàn thiện việc sắp xếp lại lao động và giải quyết lao động dôi dư khi thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Tổng công ty thép Việt Nam
Bảng 12 Kế hoạch sắp xếp lao động của Cụng ty Kim khớ Hà Nội (Trang 61)
Bảng 13: Kế hoạch định hướng cỏc chỉ tiờu giai đoạn 2006 - 2010 của Tổng cụng ty thộp Việt Nam - Giải pháp hoàn thiện việc sắp xếp lại lao động và giải quyết lao động dôi dư khi thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Tổng công ty thép Việt Nam
Bảng 13 Kế hoạch định hướng cỏc chỉ tiờu giai đoạn 2006 - 2010 của Tổng cụng ty thộp Việt Nam (Trang 67)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w