1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Tiểu luận bảo vệ quyền riêng tư trong kỷ nguyên số

16 52 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 118,52 KB

Nội dung

1/ Cơ sở pháp lý: Trong Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền 1948 UDHR, Điều 12 ghi nhận: “Không ai phải chịu sự can thiệp một cách tuỳ tiện vào cuộc sống riêng tư, gia đình, nơi ở hoặc thư

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

BỘ MÔN LUẬT DÂN SỰ

-TIỂU LUẬN GIỮA KÌ MÔN LUẬT DÂN SỰ I

GV: TS Đỗ Giang Nam

ĐỀ TÀI: BẢO VỆ QUYỀN RIÊNG TƯ TRONG KỶ NGUYÊN SỐ

Sinh viên thực hiện: Nhóm …/ Lớp … – K… Luật học

Trưởng nhóm

HÀ NỘI – 2021

Trang 2

1/ Cơ sở pháp lý:

Trong Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền 1948 (UDHR), Điều 12 ghi nhận:

“Không ai phải chịu sự can thiệp một cách tuỳ tiện vào cuộc sống riêng tư, gia đình, nơi ở hoặc thư tín, cũng như bị xúc phạm danh dự hoặc uy tín cá nhân; mọi người đều có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại sự can thiệp và xâm phạm như vậy.”

Trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR), Điều 17 nêu rằng:

“Không ai bị can thiệp một cách tuỳ tiện hoặc bất hợp pháp vào đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, thư tín, hoặc bị xâm phạm bất hợp pháp đến danh dự và uy tín Mọi người đều có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại những can thiệp hoặc xâm phạm như vậy.”

Đây là nền tảng để từ đó các quốc gia thành viên có thể phấn đấu đạt tới Quyền

về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân đã được đề cập ngay tại những Điều đầu tiên của Hiến pháp năm 1946 “Tư pháp chưa quy định thì không được bắt bớ và giam cầm công dân Việt Nam Nhà ở và thư tín của công dân Việt Nam không ai được xâm phạm một cách trái pháp luật” Điều đó khẳng định rằng, ngay từ khi mới thành lập, Nhà nước ta đã quan tâm và bảo vệ quyền về đời sống riêng tư, bí mật

cá nhân, bí mật gia đình của công dân

Đến Hiến pháp năm 1959, quyền về bí mật đời tư, bí mật cá nhân tiếp tục được ghi nhận Điều 28 Hiến pháp quy định “Pháp luật bảo đảm nhà ở của công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà không bị xâm phạm, thư tín được giữ bí mật” Tuy nhiên ta cũng thấy rằng, các bản Hiến pháp trên cũng chỉ quy định việc bảo vệ quyền bí mật đời tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của cá nhân đối với thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức thông tin khác trong phạm vi hẹp Đến Hiến pháp năm 2013, quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình đã được quy định khá chặt chẽ, cụ thể “1 Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình; Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm, an toàn Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

Trang 3

và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác Không ai được bóc, mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác”

BLDS năm 2015 đã quy định khá hoàn chỉnh, cụ thể, rõ ràng quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của cá nhân, đây là quyền nhân thân của

cá nhân bất khả xâm phạm Cá nhân là một chủ thể độc lập trong quan hệ xã hội nói chung, quan hệ dưới góc độ dân sự nói riêng Do vậy, mỗi cá nhân có đời sống riêng tư, nội hàm của đời sống riêng tư có bí mật cá nhân Quyền riêng tư là quyền của cá nhân được tự quyết đối với đời sống của mình mà không chịu bất kỳ sự can thiệp nào từ những người xung quan khác Với quyền này, cá nhân được sống như mong muốn của mình mà không chịu ảnh hưởng, tác động bất kỳ của chủ thể nào khác; còn bí mật cá nhân, bí mật gia đình là những thông tin, tư liệu mà cá nhân không muốn công khai, bộc bạch, được giữ kín bằng các biện pháp thông thường hoặc biện pháp kỹ thuật khác nhau

Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng

tư, bí mật cá nhân phải được bản thân cá nhân đó đồng ý Quy định này hoàn toàn phù hợp với mọi cá nhân trong đời sống, xã hội, thể hiện được sự tôn trọng của pháp luật đối với đời sống riêng tư, bí mật đời tư của cá nhân

Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên của gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác Đây là một quy định mới trong BLDS Bởi vì có những thông tin không phải

là bí mật riêng tư hoặc thuộc đời sống riêng tư hoặc thuộc đời sống riêng tư không chỉ của riêng một cá nhân mà là của chung các thành viên trong cùng gia đình Do

đó nếu chỉ bảo vệ quyền riêng tư của cá nhân thì sẽ dẫn đến quyền riêng tư của gia đình bị bỏ ngỏ Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là quy định này còn khá chung chung, chưa xác định rõ phạm vi và nhận diện những thông tin như thế nào thuộc

về phạm vi “bất khả xâm phạm”, nhất là đối với những cá nhân, gia đình thường xuyên xuất hiện trước công chúng và được nhiều người biết đến

Trang 4

Ngày nay, thách thức nói trên đối với các nhà nước và chính quyền lại được gia tăng thêm nữa bởi cả đòi hỏi lẫn hệ quả của cách mạng công nghiệp 4.0 và trạng thái của kỷ nguyên số Trong phạm vi nhất định, châu Âu và Mỹ đang đi theo hai khuynh hướng khác nhau, hoặc coi bảo vệ quyền cơ bản của công dân về dữ liệu, thông tin cá nhân là nhiệm vụ hàng đầu, hoặc lấy bảo đảm tự do kinh doanh song hành với tự do dân sự là mục tiêu nguyên tắc của chính quyền Thực trạng trên mạng xã hội ở Việt Nam trong những năm trở lại đây đã tồn tại nhiều thông tin làm

lộ bí mật đời tư của một cá nhân, làm lộ bí mật của một gia đình… ngoài ý chí của

cá nhân và những gia đình bị làm lộ Nhiều người đã không hiểu, hiểu sai hoặc cố tình không hiểu quyền tự do ngôn luận, tự do thể hiện quan điểm cá nhân, tự do báo chí… vì vậy đã vô tình hay hữu ý làm lộ quyền riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của người khác, đã gây ra những phản ứng trái chiều trên mạng xã hội Dư luận xã hội lan truyền nhanh chóng; gây nhiễu và lệch hướng cho một số bộ phận người thiếu thận trọng hoặc không trải nghiệm cuộc sống và hạn chế về nhận thức

đã bị các luồng dư luận lôi kéo và nhấn chìm, mất phương hướng điều khiển hành

vi trong các quan hệ xã hội Tuy nhiên, để xác định được những cá nhân, tổ chức tung tin thất thiệt trên mạng xã hội làm lộ quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của người khác thật sự phức tạp, vì có những tên ảo, địa chỉ

ảo Việc xác định chủ thể trên mạng xã hội đã có hành vi trái pháp luật là xâm phạm đến bí mật cá nhân, bí mật gia đình của người khác thật sự khó khăn, do vậy, không có căn cứ pháp lý để có thể quy trách nhiệm cho tổ chức, cá nhân có hành vi trái pháp luật này

2, Mối quan hệ và sự tác động giữa quyền riêng tư cá nhân và kỉ nguyên số.

2.1 Những mối liên hệ cơ bản:

Khi thế giới ngày càng phát triển, từ công việc hành chính, các giao dịch thương mại cho tới những hoạt động mua – bán hoặc trao đổi, những công việc thường ngày dần được thực hiện qua các nền tảng công nghệ số, điều đó đồng nghĩa với việc con người cung cấp nhiều hơn những thông tin cá nhân của mình lên mạng xã hội và các platform phục vụ công việc hoặc những nhu cầu cá nhân khác Điều này kéo theo những thách thức về bảo vệ thông tin cá nhân hay còn gọi bằng cái tên khác là “bảo vệ quyền riêng tư” trên mạng Chúng ta đã được biết về định nghĩa của quyền riêng tư ở phần trước, và khi con người tiến rộng hơn tới các nền tảng mạng xã hội, nơi việc tiếp cận thông tin còn dễ hơn việc bạn mở tủ lạnh

ăn một chiếc bánh, điều này càng đặt ra những bài toán cho chính bộ máy nhà nước hay các chính quyền Trước hết, bởi nhà nước và chính quyền được sinh ra để bảo vệ trật tự và lợi ích công cộng, cho nên để thực hiện tốt chức năng này các nhà

Trang 5

cầm quyền thường tìm cách hạn chế hay can thiệp vào “không gian riêng tư bất khả xâm phạm” của các cá nhân Nói một cách khái quát, giữa bảo vệ lợi ích công cộng và tự do cá nhân xưa nay luôn luôn là mâu thuẫn cơ bản, nó thách thức cả năng lực quản trị lẫn phẩm chất đạo đức của mỗi chính quyền Ngày nay, thách thức nói trên đối với các nhà nước và chính quyền lại được gia tăng thêm nữa bởi

cả đòi hỏi lẫn hệ quả của cách mạng công nghiệp 4.0 và trạng thái của kỷ nguyên

số Đó là có phải dữ liệu cá nhân và thông tin cá nhân trở thành tài sản và tài nguyên của nền kinh tế? Quyền bảo mật thông tin cá nhân của từng người, từng doanh nghiệp, quyền sở hữu những thông tin đó thuộc về ai trong các trường hợp

cụ thể? Liệu rằng với những thông tin cá nhân ấy, việc đảm bảo tự do cho con người sẽ được công khai, minh bạch, hay đó sẽ là một cuộc chiến để giành lấy sự

tự do cá nhân?

2.2 Sự tác động và những mối liên hệ giữa quyền riêng tư và kỉ nguyên số:

Chúng ta đã từng chứng kiến rất nhiều những vụ bê bối về thông tin cá nhân được đưa ra ánh sáng Ngày 24/4, giới chức Mỹ hoan nghênh quyết định của tòa án liên bang Mỹ thông qua khoản dàn xếp mức án phạt 5 tỷ USD dành cho mạng xã hội Facebook liên quan tới những vi phạm về quyền riêng tư dữ liệu Youtube cũng từng nhúng chàm với những lùm xùm liên quan tới rò rỉ thông tin Chỉ đó thôi cũng đã có thể thấy được những doanh nghiệp thèm khát có được lượng data cá nhân khách hàng nhiều tới mức nào Những ví dụ trên là điển hình cho việc thông tin cá nhân đang dần chuyển thành một thứ hàng hoá được trao đổi và rất dễ bị đánh cắp trước những quy định lơi lỏng như hiện nay Ngày nay, thông tin cá nhân không chỉ quan trọng về mặt danh tính, nhận diện, mà hơn nữa, qua từng lượt click, những video bạn xem, tin tức bạn chú ý, hay những mẫu quần áo bạn nhấp vào đều nói lên những thói quen, hay sở thích cá nhân của bạn Những dữ liệu đó

là nguồn data vô giá cho các doanh nghiệp áp dụng vào kinh doanh hoặc marketing của mình Càng nhiều thông tin cá nhân được thu thập, doanh nghiệp hay chính phủ càng có nhiều cơ sở dữ liệu hơn để xác định hành vi, thói quen, hoặc hơn thế của người dân, qua đó hoạch định rõ nét những bước đi sắp tới để tối đa hoá lợi nhuận doanh nghiệp, hoặc xây dựng niềm tin của chính phủ Dường như đã có nhận thức chung rằng trong kỷ nguyên số, dữ liệu và thông tin người dùng đối với các doanh nghiệp chẳng khác nào tiền gửi đối với các ngân hàng Với mọi cá nhân cũng tương tự, khó có thể tồn tại và tương tác kinh tế-xã hội nếu không có tài khoản chứa đựng các dữ liệu cá nhân cung cấp cho doanh nghiệp để thực hiện các giao dịch điện tử Suy rộng ra, các công ty sẽ kinh doanh thất bại nếu không có khả năng thu thập, lưu trữ và xử lý nguồn dữ liệu và thông tin này, đồng thời dưới áp

Trang 6

lực cạnh tranh, mỗi công ty vừa khai thác vừa phải quan tâm bảo vệ chúng vì lợi ích của người dùng nhằm tránh nguy cơ bị khách hàng tẩy chay Vì vậy, không quá khó hiểu nếu như thông tin cá nhân trở thành một món hàng đắt như tôm tươi trên sàn giao dịch, và không chỉ doanh nghiệp, mà các chỉnh phủ cũng là những người mua thèm khát có được Suy rộng ra, nếu những người/doanh nghiệp/chính phủ -những nơi được người dân đặt niềm tin và gửi gắm -những dữ liệu cá nhân vào đó,

để thực hiện những nhu cầu của họ - không minh bạch hoặc không bảo vệ tốt những vấn đề liên quan tới bảo mật thông tin cá nhân của người dùng, liệu chúng

ta có thực sự còn “quyền riêng tư cá nhân” hay không khi mà mọi thứ của bản thân đều đã bị một bên nào đó biết trước? Và tồi tệ hơn, nếu như quyền riêng tư trong trường hợp trên bị mất đi, hoặc nó bị hạn chế hay bị xâm phạm mà không được bảo

vệ thì cái gọi là “đời sống người” theo đúng nghĩa có còn tồn tại được không? Chắc chắn ba điều quý giá nhất của đời sống cá nhân sẽ bị phá hoại từ bên trong,

đó là cảm giác hạnh phúc, cảm hứng sống và đi theo nó là năng lực sáng tạo

2.3 Đại dịch Corona và phép thử mạnh nhất về quyền riêng tư trong kỉ nguyên số:

Cuối năm 2019, khi những tranh cãi về quyền riêng tư vẫn còn đang bỏ ngỏ, thì thế giới tiếp nhận đại dịch Corona – một trong những căn bệnh cúm truyền nhiễm tồi tệ nhất lịch sử Với sự lây nhiễm chóng mặt, nhiều quốc gia đã triển khai các công cụ giám sát mới Trường hợp điển hình nhất là Trung Quốc Bắc Kinh theo dõi chặt chẽ điện thoại thông minh của công dân, sử dụng hàng trăm triệu camera an ninh có khả năng nhận diện khuôn mặt, buộc người dân tự kiểm tra và báo cáo thân nhiệt và tình hình sức khỏe Bằng cách này, chính quyền Trung Quốc không chỉ nhanh chóng xác định được những ca nghi nhiễm mà còn truy lùng ra được hành tung của các cá nhân này cũng như bất cứ ai từng tiếp xúc với họ Hàng loạt ứng dụng điện thoại ra đời nhằm cảnh báo người dân khi có một ca nhiễm bệnh ở gần Công nghệ này không chỉ được sử dụng ở đông Á Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu gần đây cho phép cơ quan tình báo triển khai công nghệ giám sát, vốn dùng để lùng bắt các phần tử khủng bố, vào việc theo dõi các bệnh nhân nhiễm virus corona Khi ủy ban phụ trách của quốc hội phủ quyết, ông Netanyahu thông qua bằng một “sắc lệnh khẩn cấp” Thử suy nghĩ, giả dụ có một chính phủ giả định yêu cầu mọi công dân đeo vòng tay sinh trắc học giúp theo dõi thân nhiệt

và nhịp tim 24 giờ/ngày Chính phủ sau đó sẽ dùng thuật toán để lưu trữ và phân tích dữ liệu thu thập được Các thuật toán máy tính sẽ biết bạn dính virus trước cả khi bạn có triệu chứng, chúng cũng nắm được bạn đã đi đâu và gặp gỡ ai Nhờ vậy,

Trang 7

dây chuyền lây nhiễm sẽ bị cắt ngắn lại, thậm chí là cắt đứt ngay lập tức Một hệ thống như vậy chắc chắn có thể ngăn chặn dịch bệnh lây lan chỉ trong vài ngày Nghe tuyệt vời, phải không? Bạn có thể cho rằng điều này có gì lạ đâu Nhưng nếu chúng ta không thận trọng, đại dịch lần này sẽ tạo ra một bước ngoặt trong lịch sử chính phủ giám sát công dân Việc triển khai các công cụ giám sát hàng loạt sẽ trở thành điều bình thường ở cả những quốc gia cho đến nay vẫn từ chối áp dụng, và kéo theo những hệ luỵ không tưởng của nó Nhưng mặt trái, đương nhiên, điều này

mở đường cho việc hợp thức hóa một hệ thống giám sát đáng sợ Ví dụ nếu bạn biết tôi nhấn vào đường link dẫn đến Fox News thường xuyên hơn CNN, điều này

có thể hé lộ cho bạn biết về quan điểm chính trị và thậm chí tính cách của tôi Nhưng nếu bạn biết thân nhiệt, huyết áp và nhịp tim của tôi khi tôi xem một video trên mạng, bạn có thể biết điều gì khiến tôi vui, điều gì khiến tôi buồn và điều gì khiến tôi thực sự, thực sự tức giận Nếu các công ty và các chính phủ bắt đầu thu thập dữ liệu sinh trắc học trên diện rộng, họ sẽ hiểu chúng ta hơn chính chúng ta hiểu bản thân mình Đến lúc đó họ không chỉ đoán trước mà còn có thể thao túng cảm xúc của chúng ta và nhờ đó họ có thể thuyết phục ta tin vào bất cứ thứ gì, dù

đó là một sản phẩm hay một chính trị gia Giám sát sinh trắc sẽ khiến cho vụ bê bối Cambridge Analytica thu thập thông tin cá nhân của 87 triệu người sử dụng Facebook trở thành “tiền cổ” Tưởng tượng Bắc Triều Tiên vào năm 2030, mọi người dân phải đeo vòng sinh trắc học 24 giờ/ngày Khi anh lắng nghe bài phát biểu của Lãnh tụ và chiếc vòng thu thập được tín hiệu cảm xúc tức giận thì anh toi đời chắc! Kể cả khi số ca nhiễm corona giảm về 0, một vài chính phủ thèm khát dữ liệu công dân có thể sẽ trần tình rằng họ cần duy trì hệ thống giám sát sinh trắc học

vì lo ngại đợt sóng corona thứ hai hoặc bởi virus Ebola đang biến chủng ở Trung Phi hay bởi vì những lí do hợp lí khác Một cuộc chiến dằng dai xoay quanh quyền riêng tư của mỗi cá nhân đã diễn ra suốt những năm qua Dịch corona có thể chính

là “điểm bùng phát” trong cuộc chiến này Khi người dân phải chọn giữa quyền riêng tư và sức khỏe, họ sẽ luôn chọn sức khỏe Không chỉ các trang mạng, những nhà phân tích quốc tế, ở Việt Nam, dù chúng ta hoàn thành xuất sắc việc ngăn chặn nCoV, vẫn còn đó những câu hỏi xoay quanh vấn đề này được đề cập trên VTV24,

và những ứng dụng giám sát vẫn là một đề tài tranh cãi nóng hổi

3 Dữ liệu cá nhân và việc khai thác sử dụng dữ liệu cá nhân

Theo quy định của GDPR (Quy định bảo vệ dữ liệu của Liên minh Châu Âu), định nghĩa dữ liệu cá nhân là: “Bất kì thông tin nào liên quan đến một cá nhân, có thể xác định hoặc nhận dạng trực tiếp hoặc gián tiếp, bằng cách tham chiếu thông qua một mã định danh như tên, số chứng minh nhân dân, dữ liệu vị trí, số tài khoản

Trang 8

ngân hàng mà những dữ liệu này liên quan tới một hoặc nhiều yếu tố cụ thể như vật lý, sinh lý, sinh trắc học, tinh thần, kinh tế, văn hoá hoặc xã hội của người tự nhiên đó

Thuật ngữ “Dữ liệu cá nhân” được Chính phủ Hoa Kỳ vào năm 2007 định nghĩa:

“Dữ liệu cá nhân là thông tin có thể được sử dụng để phân biệt hoặc theo dõi danh tính của một cá nhân.”

Theo Nghị định số 64/2007/NĐ-CP Khoản 3 Điều 3 quy định: “Thông tin cá nhân

là thông tin đủ để xác định chính xác danh tinh một cá nhân, bao gồm ít nhất nội dung trong những thông tin sau đây: họ tên, ngày sinh, nghề nghiệp, chức danh, địa chỉ liên hệ, địa chỉ thư điện tử, số điện thoại, số chứng minh nhân dân, số hộ chiếu Những thông tin thuộc bí mật cá nhân gồm có hồ sơ ý tế, hồ sơ nộp thuế, số thẻ bảo hiểm xã hội, số thẻ tín dụng và những bí mật cá nhân khác.”

Như vậy ta có thể hiểu thuật ngữ “dữ liệu cá nhân” như sau: “Dữ liệu cá nhân là tất

cả những thông tin liên quan đến một cá nhân dùng để nhận dạng và xác định danh tính của một người”

Với sự phát triển của công nghệ thông tin, việc khai thác sử dụng thông tin là một ngành rất “hot” Như tiếp thị cơ sở dữ liệu Ngành thu thập, tổng hợp và môi giới

dữ liệu cá nhân được gọi là “tiếp thị cơ sở dữ liệu” Các doanh nghiệp sử dụng các

dữ liệu cá nhân để đưa ra những chiến lược tiếp thị, nội dung quảng cáo, ý tưởng thực hiện nhằm hướng đến đối tượng khách hàng mục tiêu cụ thể dựa vào những yếu tố như lịch sử mua hàng trước đó, tình trạng kinh tế, giới tính, tuổi tác, trình độ học vấn, mức thu nhập và việc làm,… Hay doanh nghiệp môi giới đi mua và xử lý lại thông tin cá nhân của người dùng rồi bán cho những doanh nghiệp cần dữ liệu

đó

Ví dụ, việc bạn dùng diện thoại tìm kiếm mua một đôi giày trên trang thương mại điện tử Shopee Ngay sau đó, các mẩu quảng cáo của Shopee hiện ra trên các blog tin tức khác mà bạn đang sử dụng

Một ví dụ khác về việc tiếp thị cơ sở dữ liệu đang ngày cáng phát triển và phổ biến

đó là: Acxiom – Công ty lớn thứ nhì trong lĩnh vực này của Mĩ Công ty này có tới 23.000 máy chủ xử lý hơn 50 ngàn tỉ giao dịch dữ liệu mỗi năm (theo tở The New York Time) Các dữ liệu này bao gồm những thông tin lượm lặt từ các nguồn hồ sơ sẵn có như định giá nhà và sở hữu xe, thông tin về hành vi trên mạng được theo dõi qua cookie (những mẩu dữ liệu nhỏ được gởi đi từ một trang mạng, dùng để theo dõi hoạt động của người sử dụng), quảng cáo trên trình duyệt, và các hình thức

Trang 9

tương tự, dữ liệu từ các cuộc khảo sát khách hàng, và hành vi mua sắm không phải trên mạng Những dữ liệu này có thể bao gồm trình độ học vấn của bạn; bạn có mấy đứa con; loại xe bạn lái; danh mục đầu tư cổ phiếu của bạn; những món bạn mua gần đây; và sắc tộc và tuổi của bạn Acxiom tạo ra các hồ sơ kỹ thuật số về hàng triệu người và bán những hồ sơ khách hàng này các khách hàng của mình, trong đó có 12 trong số 15 hãng phát hành thẻ tín dụng lớn nhất, 7 trong số 10 ngân hàng bán lẻ lớn nhất, 8 trong số 10 hãng viễn thông / truyền thông lớn nhất, và 9 trong 10 hãng bảo hiểm nhà và tai nạn lớn nhất

Đặc biệt trong kỷ nguyên số hiện nay, việc thu thập dữ liệu thông tin khách hàng đang ngày càng dễ dàng hơn

Tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới Amazon đã sử dụng các phương pháp phân tích Big Data để phân tích hành vi tiêu dùng online của 152 triệu khách hàng, từ đó xây dựng hệ thống gợi ý mua hàng cũng như cải thiện đáng kể sự hài lòng của khách hàng

Không chỉ vậy, việc phân tích dữ liệu lớn còn ứng dụng trong hàng loạt lĩnh vực khác của cuộc sống, như Google có thể dự báo việc bùng phát bệnh dịch dựa trên những từ khóa người dùng tìm kiếm, các tổ chức chính trị sử dụng, phân tích thông tin từ mạng xã hội để phục vụ tranh cử, mà chiến dịch tranh cử của ông Donald Trump năm 2016 là một minh chứng

Từ việc kinh doanh dựa trên cơ sở dữ liệu trên, vấn đề đặt ra là dữ liệu cá nhân bị

rì rỏ ra ngoài, ảnh hưởng tới quyền riêng tư của mỗi cá nhân trong thời kì công nghệ thông tin hiện đại ngày nay “Tán gẫu không còn là việc của những kẻ rỗi rãi hay xấu tính nữa, mà đã trở thành một ngành thương mại Ngày nay ngành thương mại đó đã bùng nổ thành một tổ hợp công nghiệp dữ liệu Mọi thông tin từ những thông tin hằng ngày cho tới những riêng tư, đều đang bị biến thành vũ khí chống lại chúng ta.” (Tim Cook - lãnh đạo của Apple)

4, Bảo vệ quyền riêng tư cá nhân trong kỷ nguyên số ở VN

Xã hội ngày càng phát triển, trong thời đại kỉ nguyên số Việt Nam vẫn giữ những quy định về việc bảo đảm quyền về bí mật riêng tư, bí mật cá nhân với phạm vi ngày càng mở rộng và chi tiết hơn Cụ thể, điều 21 Hiến pháp 2013 quy định:

Trang 10

1 Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân

và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn

2 Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác”

Trong Bộ Luật dân sự 2015 đã quy định:

Điều 38: Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình

1 Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ

2 Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác

3 Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật

Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử

và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định

4 Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác

Điều 1, Luật an toàn thông tin mạng có nêu:

“Luật này quy định về hoạt động an toàn thông tin mạng, quyền, trách nhiệm của

cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm an toàn thông tin mạng; mật mã dân sự; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thông tin mạng; kinh doanh trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng; phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin mạng; quản lý nhà nước về an toàn thông tin mạng” (An toàn thông tin mạng được hiểu

là sự bảo vệ thông tin, hệ thống thông tin trên mạng tránh bị truy nhập, sử dụng, tiết lộ, gián đoạn, sửa đổi hoặc phá hoại trái phép nhằm bảo đảm tính nguyên vẹn, tính bảo mật và tính khả dụng của thông tin)

Ngày đăng: 08/11/2021, 15:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w