1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Pháp luật là đạo đức tối thiểu, đạo đức là pháp luật tối đa

4 76 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 20,12 KB

Nội dung

Hugo lại đưa ra quan điểm khác cho rằng: “Đạo đức là bông hoa của chân lý.” Trước hai quan điểm trái chiều ấy, một người thì cho rằng pháp luật phải là thứ tuyệt đối, là thứ tôn chỉ để đ

Trang 1

Đề tài: “Pháp luật là đạo đức tối thiểu, đạo đức là pháp luật tối đa”

I Lời nói đầu:

Montesquieu, một nhà triết học người Pháp đã từng nói rằng: “Pháp luật phải giống như cái chết, không khoan dung cho bất kì ai.” Nhưng nhà văn V Hugo lại đưa ra quan điểm khác cho rằng: “Đạo đức là bông hoa của chân lý.” Trước hai quan điểm trái chiều ấy, một người thì cho rằng pháp luật phải là thứ tuyệt đối, là thứ tôn chỉ để định hướng xã hội, người còn lại thì cho rằng chính đạo đức mới nên

là thứ mà con người ta cần dựa vào để định hướng hành vi của mình Nhìn vào thực tiễn, pháp luật và đạo đức đều là những điều quan trọng, góp phần không ít trong việc điều chỉnh hành vi của con người với mục đích hướng đến những chuẩn mực tốt đẹp Giữa pháp luật và đạo đức còn có mối tương quan lẫn nhau, bất kì một hệ thống pháp luật nào bao giờ cũng ra đời, tồn tại và phát triển trên một nền tảng đạo đức nhất định, nhưng đồng thời pháp luật góp phần củng cố, giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức xã hội Cũng chính vì vậy, để so sánh tầm quan trọng

và tính hiệu quả giữa pháp luật và đạo đức trong đời sống thực tiễn là một điều hết sức khó khăn

II Phân tích:

Đầu tiên, để trả lời câu hỏi “vậy pháp luật là gì?” thì trước hết ta phải đi sâu vào khái niệm của pháp luật Pháp luật có thể được hiểu là hệ thống các quy tắc xử

sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích, định hướng của nhà nước Sự ra đời của pháp luật được gắn liền với sự ra đời của nhà nước, cũng chính vì vậy mà những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của nhà nước cũng cũng được coi như là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của pháp luật, chúng giống như hai mặt không thể tách rời, đồng thời tồn tại song song Pháp luật được hình thành dưới dạng một loại quy tắc ứng xử mới được nhà nước từng bước từng bước một biến nó thành một loại công cụ để điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội Pháp luật là sự thể hiện nhu cầu của con người trong việc điều chỉnh các mối quan hệ xã hội mới đa dạng hơn, phức tạp hơn

mà các quy tắc đạo đức, phong tục tập quán… không điều chỉnh hết hoặc điều chỉnh không có hiệu quả hoặc không thể điều chỉnh được

Kế đến là khái niệm về đạo đức, đạo đức là một từ hán việt, trong đó “đạo” được hiểu là đường đi, hướng đi, lối làm việc còn “đức” theo Khổng Tử tức là sống đúng với lẽ luân thường Qua đó, có thể hiểu đơn giản đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình

Trang 2

cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội Trong đó, đạo đức được xem

là khái niệm luân thường đạo lý của con người, nó thuộc về vấn đề tốt-xấu, hơn nữa xem như là đúng-sai, được sử dụng trong 3 phạm vi: lương tâm con người, hệ thống phép tắc đạo đức và trừng phạt đôi lúc còn được gọi giá trị đạo đức; nó gắn với nền văn hoá, tôn giáo, chủ nghĩa nhân văn, triết học và những luật lệ của một

xã hội về cách đối xử từ hệ thống này

Như A Lincoln đã từng nói “pháp luật là đạo đức biểu hiện ra bên ngoài, đạo đức là pháp luật ẩn giấu bên trong.” Pháp luật và đạo đức cũng giống như hai cặp phạm trù, chúng giống với nhau ở những điểm chung nhất như chúng đều là những công cụ để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội nhằm thay đổi và phát triển chúng theo mục đích, định hướng nhất định nhằm duy trì và bảo vệ trật tự xã hội Ngoài ra, đạo đức và pháp luật còn có mối quan hệ tương trợ lẫn nhau, đạo đức là

cơ sở cho pháp luật được hình thành, tồn tại và phát triển, những quan niệm, chuẩn mực đạo đức còn là tiền đề, định hướng trong việc xây dựng pháp luật Đồng thời, pháp luật cũng có sự tác động ngược lại một cách mạnh mẽ tới đạo đức, pháp luật góp phần củng cố, giữ gìn và phát huy những giá trị đạo đức xã hội, bổ sung cho đạo đức, đảm bảo chúng được thực hiện một cách nghiêm chỉnh trên thực tế, pháp luật còn loại trừ những quan điểm, tư tưởng, đạo đức lạc hậu, trái với sự tiến bộ của xã hội

Nếu giữa chúng đã có mối liên kết, vậy tại sao còn nói rằng: “Pháp luật là đạo đức tối thiểu, đạo đức là pháp luật tối đa.”? Để hiểu rõ về quan điểm này thì trước hết, phân tích sâu vào vế đầu tiên của quan điểm trên, ta có thể hiểu “pháp luật là đạo đức tối thiểu” tức là pháp luật xét về bản chất mang tính hữu hạn, là một

sự đòi hỏi đạo đức ở mức nhất định, mức tối thiểu, cơ bản nhất Pháp luật không chỉ là sự ghi nhận các chuẩn mực đạo đức, mà còn là công cụ, phương tiện bảo vệ chuẩn mực đạo đức một cách hữu hiệu bằng các quy định, chế tài cụ thể Những quy định của pháp luật là những yêu cầu cơ bản nhất mà tất cả các cá nhân trong mọi tầng lớp xã hội phải tuân theo, nó là quy định tối thiểu trong quá trình giáo dục

và pháp triển nhân cách của 1 con người, xuất phát từ nguồn gốc và bản chất của đạo đức Pháp luật như 1 hình thức răn đe để con người đi đến khuôn khổ của đạo đức, pháp luật nói sao thì vẫn chỉ là hình thức xử lý cuối cùng để giữ vững đạo đức

và sự bền vững của xã hội

Còn về “đạo đức là pháp luật tối đa”, đạo đức luôn gắn liền với mỗi hành động trong cuộc sống của chúng ta, từ những điều nhỏ bé nhất cho tới nhưng công việc lớn lao, trong từng hành vi, quyết định, trong từng mối quan hệ xã hội Có thể bản chất của pháp luật trong từng hình thái xã hội, kiểu nhà nước sẽ khác nhau, đơn cử như kiểu nhà nước chủ nô, phong kiến so sánh với kiểu nhà nước tư sản và

Trang 3

kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa Nhưng đối với đạo đức thì không, bởi chúng là những đạo luật bất thành văn xuất phát từ những phẩm chất cao quý của con người Đạo đức còn có vai trò hỗ trợ, bổ sung, hoàn thiện cho pháp luật, tạo điều kiện cho pháp luật được thực thi nghiêm chỉnh trong đời sống Khi pháp luật chưa được ban hành kịp thời, kịp thời điểm, đạo đức có thể bổ sung, sử dụng thay thế cho pháp luật Nhà nước ta thừa nhận tập quán có thể thay thế pháp luật trong những trường hợp pháp luật chưa quy định và nội dung tập quán không trái với quy định của pháp luật Đạo đức còn tạo điều kiện để pháp luật được thực hiện nghiêm minh trong đời sống xã hội bằng việc tạo dựng ý thức đạo đức cá nhân dựa trên những chuẩn mực đạo đức xã hội có sẵn Vì vậy, có thể nói rằng đạo đức chính là hình thức biểu hiện tối đa của pháp luật

Ngoài ra còn một điều nữa khiến cho đạo đức là hình thức biểu hiện tối đa,

đó chính là phạm vi điều chỉnh của chúng Pháp luật thì có phạm vi điều chỉnh xác định, trong khi đó đạo đức lại không có một phạm vi điều chỉnh nhất định, chính vì vậy mà không thể sử dụng pháp luật để đánh giá về đạo đức được, mà ngược lại, chính đạo đức mới có quyền để phán xét pháp luật Để đảm bảo trật tự cho xã hội

mà chỉ sử dụng đến những quy định, chế tài xử phạt của pháp luật là điều không thể Mặc dù những hình phạt mà Nhà nước đưa ra có nặng đến đâu nhưng nếu thiếu đi yếu tố đạo đức thì tính răn đe của biện pháp xử lý đó cũng chưa chắc đã được bảo đảm “… xưa nay pháp luật chỉ biết trừng trị kẻ làm càn chứ chẳng biết đến những nguyên do nó buộc người ta phải làm càn…” (trích lời thoại của nhân vật Anh cả Thuận, trong tác phẩm kịch “Không một tiếng vang” - Vũ Trọng

Phụng), bởi vậy mới thấy, nếu pháp luật chỉ đơn thuần là pháp luật mà không mang theo trong nó sự đạo đức thì cũng chỉ giống như thứ máy móc vô cảm, lạnh lẽo mà thôi Do đó, người ta thường nói rằng pháp luật chỉ là điều tối thiểu chứ không phải

là cái rộng lớn, bao quát hết tất cả các mặt của vấn đề giống như hệ thống các giá trị, chuẩn mực đạo đức đang sẵn tồn tại trong nhận thức của con người được

Tuy rằng nền đạo đức xã hội nắm vai trò rất quan trọng trong xã hội, nó là tiền đề, thiết chế đầu tiên cũng như căn bản nhất để hình thành nên xã hội, nó cũng hướng con người đến cái đẹp, sự chuẩn mực của đạo đức và tránh làm những điều

đi ngược với lẽ luân thường, trái với đạo lý làm người Nhưng đồng thời ta cũng không thể nào phủ nhận được rằng pháp luật cũng đã đem lại sự hiệu quả nhất định cho đời sống xã hội, như V, Hugo đã từng nói:

“Với nhân dân, quyền lực duy nhất là pháp luật, với cá nhân, quyền lực duy nhất là lương tâm.”

III Tổng kết:

Trang 4

Nói chung, giữa pháp luật và đạo đức luôn luôn tồn tại một mối quan hệ qua lại, điều hòa và tác động lẫn nhau Cả pháp luật lẫn đạo đức đều đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi, phát triển các mối quan hệ xã hội theo những mục đích, định hướng nhất định, nhằm bảo đảm cho việc duy trì và bảo vệ trật tự xã hội Chúng còn hướng con người ta kiểm soát hành vi, quyết định của bản thân một cách phù hợp với các chuẩn mực xã hội, những giá trị chân – thiện – mĩ để hướng đến mục đích chung của toàn xã hội chính là xây dựng một cộng đồng lành mạnh,

phát triển

Ngày đăng: 07/11/2021, 18:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w