Xuất phát từ vai trò và tầm quan trọng của Vốn trong hoạt động sản xuấtkinh doanh trong doanh nghiệp và đặc biệt là qua quá trình thực tập tại Công tyTNHH Thương mại Hanaco Miền Bắc được
Trang 1BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN
-o0o -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tàiGIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG
MẠI HANACO MIỀN BẮC
Giáo viên hướng dẫn
Sinh viên thực hiệnMSSV
KhóaNgànhChuyên ngành
: TS Lê Thị Nhung: Nguyễn Thảo Quyên: 5083101293
: 8: Kinh tế: Kinh tế đầu tư
Hà Nội - năm 2021
Trang 2BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN
-o0o -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG
MẠI HANACO MIỀN BẮC
Giáo viên hướng dẫn : TS Lê Thị Nhung
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thảo Quyên
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được Khóa luận tốt nghiệp này, em xin tỏ lòng biết ơn sâusắc đến cô Lê Thị Nhung đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình viếtkhóa luận tốt nghiệp Em chân thành cảm ơn quý thầy, cô giáo trường Họcviện Chính sách và Phát triển đã tận tình truyền đạt kiến thức trong thời gian
em tham gia học tập tại trường Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quátrình học không chỉ là nền tảng cho quá trình thực tập và hoàn thành khóaluận tốt nghiệp mà còn là hành trang quý báu để em bước vào đời một cáchvững chắc và tự tin
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc Công ty TNHH Thương mạiHanaco Miền Bắc, cùng các anh chị trong phòng kinh doanh đã quan tâm giúp
đỡ em trong quá trình thực tập tại công ty, tạo điều kiện và cung cấp nhữngthông tin cần thiết để em hoàn thành đề tài khóa luận của mình
Một lần nữa, em xin kính chúc quý thầy, cô dồi dào sức khỏe và thànhcông trong sự nghiệp cao quý Đồng thời kính chúc các cô chú, anh chị trongCông ty TNHH Thương mại Hanaco Miền Bắc luôn dồi dào sức khỏe, đạtđược nhiều thành công tốt đẹp trong công việc!
Do trình độ và thời gian nghiên cứu có hạn, nên trong đề tài của emkhông tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được những ý kiến đónggóp của quý thầy, cô để đề tài khóa luận của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 06 năm 2021
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thảo Quyên
i
Trang 4MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG BIỂU vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ vii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài 1
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
5 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp 2
Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 3
1.1 Tổng quan về vốn kinh doanh của doanh nghiệp 3
1.1.1 Khái niệm về vốn kinh doanh 3
1.1.2 Đặc trưng của vốn kinh doanh 4
1.1.3 Phân loại vốn kinh doanh 5
1.1.4 Vai trò của vốn kinh doanh đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 7
1.2 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp 8
1.2.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp 8
1.2.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp 9
1.2.3 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp 10
1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp 18
1.3.1 Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 18
ii
Trang 51.3.2 Nhân tố bên trong doanh nghiệp 20
Chương 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI HANACO MIỀN BẮC 23
2.1 Tổng quan về công ty TNHH Thương mại Hanaco miền Bắc 23
2.1.1 Thông tin khái quát và quá trình hình thành, phát triển 23
2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty 24
2.1.3 Tổ chức bộ máy hoạt động 26
2.1.4 Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Thương Mại Hanaco Miền Bắc giai đoạn 2018- 2020 29
2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Hanaco Miền Bắc 34
2.2.1 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty TNHH Thương Mại Hanaco Miền Bắc 34
2.2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty TNHH Thương Mại Hanaco Miền Bắc 38
2.2.3 Thực trạng hiệu quả sử dụng tổng vốn của Công ty TNHH Thương Mại Hanaco Miền Bắc 46
2.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Hanaco Miền Bắc 56
2.3.1 Những kết quả đạt được 56
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế 58
Chương 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI HANACO MIỀN BẮC 60
3.1 Mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty TNHH Thương Mại Hanaco Miền Bắc trong thời gian tới 60
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Hanaco Miền Bắc 61
3.2.1 Nhóm biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 61
3.2.2 Nhóm biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định 63
3.2.3 Nhóm biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tổng vốn 64
iii
Trang 63.3 Một số kiến nghị 65
KẾT LUẬN 67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
iv
Trang 8DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty TNHH Thương mại Hanaco Miền Bắc 30 Bảng 2.2 Cơ cấu và sự biến động vốn cố định của Công ty TNHH Thương
mại Hanaco Miền Bắc giai đoạn 2018-2020………
Bảng 2.4 Cơ cấu và sự biến động vốn lưu động của Công ty TNHH
Thương mại Hanaco Miền Bắc giai đoạn 2018-2020……… 39 Bảng 2.5 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty TNHH Thương mại Hanaco Miền Bắc giai đoạn 2018- 2020……….42
Bảng 2.6 Cơ cấu nguồn vốn của Công ty TNHH Thương mại Hanaco Miền Bắc giai đoạn 2018 – 2020……….47 Bảng 2.7 Hiệu quả sử dụng tổng vốn của Công ty TNHH Thương mại
Hanaco Miền Bắc giai đoạn 2018 – 2020……… 51 Bảng 2.8 Nhóm các chỉ tiêu trong mô hình Dupont 3 bước……… 53 Bảng 2.9 Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn nổi bật của các doanh nghiệp
tiêu biểu trong ngành Hóa chất……… 55
Trang 9DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu nhân sự Công ty TNHH Thương mại Hanaco Miền Bắc 27 Biểu đồ 2 1 Sự biến động của doanh thu và lợi nhuận tại Công ty TNHH
Thương mại Hanaco Miền Bắc giai đoạn 2018-2020 32
Biểu đồ 2.2 Quy mô vốn kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại Hanaco Miền Bắc giai đoạn 2018-2020 48 Biểu đồ 2.3 Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời của Công ty TNHH
Thương
mại Hanaco Miền Bắc giai đoạn 2018-2020 50 Biểu đồ 2.4 Nhóm các chỉ tiêu trong mô hình Dupont 3
bước………….54
Trang 10PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Để có thể tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, bất kì một loạihình doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất hay dịch vụ thương mạinào cũng cần đến “Vốn” Đặc biệt trong công cuộc đổi mới nền kinh tế hiệnnay, với sự ra đời của nền kinh tế thị trường đã tạo cơ hội cho các doanhnghiệp phát triển Để các doanh nghiệp phát triển một cách mạnh mẽ, vữngchắc thì nhu cầu về vốn càng trở nên quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp,vốn giống như sự sống của doanh nghiệp Cùng với sự đổi mới của nền kinh
tế của đất nước, với chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, có sựquản lý vĩ mô của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, khi đã đảmbảo được nhu cầu về vốn thì việc sử dụng làm sao cho hiệu quả cũng khôngphải là vấn đề đơn giản trong nền kinh tế thị trường Vì vậy, vấn đề thực tiễnbức thiết đặt ra cho các doanh nghiệp hiện nay là phải xác định và đáp ứngđược nhu cầu vốn cần thiết tối thiểu Đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải năngđộng, sáng tạo có những chiến lược trong kinh doanh phù hợp để tạo ra hiệuquả kinh doanh cho doanh nghiệp mình
Có thể nói, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đóng vai trò vô cùng quantrọng trong việc phân tích chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp có nhữngbước đi hiệu quả và đúng hướng trong môi trường kinh tế thị trường sôi nổi
và có sự cạnh tranh quyết liệt như hiện nay
Xuất phát từ vai trò và tầm quan trọng của Vốn trong hoạt động sản xuấtkinh doanh trong doanh nghiệp và đặc biệt là qua quá trình thực tập tại Công tyTNHH Thương mại Hanaco Miền Bắc được tiếp xúc với môi trường kinh doanhnăng động, em đã phần nào nắm được tầm quan trọng của vốn đối với sự phát
triển của doanh nghiệp, em lựa chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Thương mại Hanaco Miền Bắc”
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận chung về vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp
1
Trang 11- Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Thương mại Hanaco Miền Bắc.
- Từ đó, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cho Công ty TNHH Thương mại Hanaco Miền Bắc
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh
nghiệp
- Phạm vi nghiên cứu: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty
TNHH Thương mại Hanaco Miền Bắc giai đoạn 2018 - 2020
4 Phương pháp nghiên cứu
Thông qua việc vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu: thống
kê, so sánh, đánh giá thông qua việc thu thập các số liệu từ báo cáo tài chínhcủa công ty kết hợp với các lý thuyết về vốn và hiệu quả sử dụng vốn để đưa
ra những nhận xét, kết luận về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty
5 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo,danh mục từ viết tắt, danh mục bản biểu sơ đồ thì nội dung chính của đề tàinghiên cứu gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Thương mại Hanaco Miền Bắc
Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Thương mại Hanaco Miền Bắc.
2
Trang 12Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 Tổng quan về vốn kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm về vốn kinh doanh
Trong nền kinh tế thị trường bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tham giahoạt động sản xuất kinh doanh đều có mục đích sản xuất ra sản phẩm và dịch
vụ để trao đổi với các đơn vị kinh tế khác nhằm tối đa hóa lợi nhuận Nhưng
để tiến hành sản xuất kinh doanh thì cần thiết phải có vốn Vốn kinh doanhđược xem là yếu tố tiên quyết và quan trọng trong quá trình thành lập và vậnhành sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp Cùng với sự phát triển của
xã hội thì khái niệm về vốn ngày càng được hoàn thiện Tuy nhiên vẫn cókhông ít các quan điểm khác nhau về vốn
Theo C Marx cho rằng “Vốn là giá trị mang lại giá trị thặng dư, là mộtyếu tố đầu vào của quá trình sản xuất” Tuy nhiên, Paul Anthony Samuelsonlại cho rằng “Vốn là loại hàng hóa được sản xuất ra để phục vụ cho quá trìnhsản xuất mới, là đầu vào của hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanhnghiệp”
Vốn kinh doanh luôn vận động, nó có thể tồn tại dưới các hình thức khácnhau như tiền hoặc tài sản (máy móc, thiết bị, ) và sau cùng thì nó lại trở vềdưới dạng tiền tệ Vốn có thể sẽ tăng lên hoặc giảm xuống tùy thuộc vào kếtquả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Quá trình này diễn ra liên tục bảođảm cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Do đó, sự tuần hoàn củavốn kinh doanh cũng diễn ra liên tục, lặp đi lặp lại có tính chất chu kỳ tạothành sự chu chuyển của vốn kinh doanh Sự chu chuyển của vốn kinh doanhchịu sự chi phối rất lớn bởi đặc điểm kinh tế – kỹ thuật của ngành kinh doanh
mà doanh nghiệp đang hoạt động
Tóm lại, vốn kinh doanh được định nghĩa khái quát như sau: “Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị tài sản huy động được dưới các hình thức khác nhau và được sử dụng đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm thu lợi nhuận”
3
Trang 131.1.2 Đặc trưng của vốn kinh doanh
Tùy vào đặc điểm SXKD của từng doanh nghiệp mà cần có một lượngvốn nhất định và khác nhau giữa các doanh nghiệp Tuy nhiên, vốn kinhdoanh cần có những đặc trưng cơ bản sau đây:
Thứ nhất: Vốn phải đại diện cho một lượng tài sản nhất định
Vốn được biểu hiện bằng một lượng giá trị thực của tài sản dùng để sảnxuất kinh doanh mà DN đang nắm giữ Vốn không chỉ biểu hiện bằng giá trịcủa các tài sản hữu hình mà còn là biểu hiện bằng giá trị của các tài sản vôhình Các tài sản này tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh nhưng nókhông mất đi mà vẫn thu lại được giá trị Doanh nghiệp phải có thời gian huyđộng được nhiều tài sản vào quá trình sản xuất kinh doanh để biến tiềm năngthành vốn hoạt động
Thứ hai: Vốn phải được vận động để sinh lời
Tiền tệ được coi là vốn khi chúng được đưa vào quá trình sản xuất kinhdoanh Trong quá trình vận động, đồng vốn có thể thay đổi hình thái biểu hiệnnhưng điểm đầu và điểm kết thúc của một vòng tuần hoàn phải là hình tháitiền tệ, với giá trị tại điểm kết thúc lớn hơn giá trị tại điểm khởi đầu, tức làkinh doanh có lãi
Thứ ba: Vốn phải tập trung đến một lượng nhất định mới có thể phát huy tác dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh
Vốn được tích tụ và tập trung để đạt đến một lượng nhất định mới có thể
sử dụng đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh Để huy động được thêmvốn trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần phải lập kế hoạch
để huy động đủ lượng vốn cần thiết và tái đầu tư để mở rộng hoạt động kinhdoanh, nâng cao năng lực cạnh tranh
Thứ tư: Vốn có giá trị về mặt thời gian
Vốn có giá trị về mặt thời gian phụ thuộc vào sức mua của đồng tiền ởcác thời điểm khác nhau Trong điều kiện kinh tế thị trường, do ảnh hưởngcủa giá, lạm phát và khủng hoảng nên khi quyết định bỏ vốn đầu tư và xácđịnh hiệu quả do hoạt động đầu tư mang lại, doanh nghiệp cần xem xét đếngiá trị thời gian của vốn để huy động và sử dụng vốn kịp thời
Thứ năm: Vốn phải gắn liền với chủ sở hữu nhất định
4
Trang 14Vốn là một loại hàng hóa đặc biệt tách rời giữa quyền sở hữu và quyền
sử dụng Trong nền kinh tế thị trường, vốn phải được quản lý chặt chẽ, gắnliền với chủ sở hữu vì việc sử dụng vốn liên quan trực tiếp đến lợi ích củadoanh nghiệp
1.1.3 Phân loại vốn kinh doanh
Vốn là một yếu tố hết sức quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh
Để quản lý và kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện các định mức chi phí, hiệu quả sửdụng vốn, tiết kiệm chi phí ở từng khâu sản xuất cần phải tiến hành phân loạivốn Phân loại vốn có tác dụng kiểm tra, đánh giá quá trình phát sinh những loạichi phí mà DN phải bỏ ra để tiến hành SXKD Tùy thuộc vào từng mục đích vàloại hình doanh nghiệp mà ta có các cách phân loại vốn khác nhau:
1.1.3.1 Phân loại vốn theo nguồn hình thành
a Vốn chủ sở hữu:
Vốn chủ sở hữu là số vốn của các chủ sở hữu, các nhà đầu tư đóng góp banđầu và bổ sung thêm trong quá trình kinh doanh Ngoài ra vốn chủ sở hữu cònbao gồm một số khoản khác phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh như:chênh lệch tỉ giá hối đoái, chênh lệch đánh giá lại tài sản, lợi nhuận sau thuếchưa phân phối, các quỹ của doanh nghiệp… Vốn chủ sở hữu không phải là cáckhoản nợ nên doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán Bao gồm:
Một là, vốn góp ban đầu
Khi một doanh nghiệp được thành lập, luôn có một khoản vốn góp lúcban đầu do các chủ sở hữu góp vốn Khi nói đến nguồn vốn chủ sở hữu củadoanh nghiệp bao giờ cũng phải xem xét hình thức sở hữu của doanh nghiệp
đó, vì hình thức sở hữu sẽ quyết định tính chất và hình thức tạo vốn của bảnthân doanh nghiệp
Hai là, lợi nhuận không chia
Quy mô số vốn ban đầu của chủ doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng.Tuy nhiên, số vốn này cần được tăng theo quy mô phát triển của từng doanhnghiệp Trong quá trình hoạt động sản xuất – kinh doanh, nếu doanh nghiệphoạt động có hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ có những điều kiện thuận lợi để giatăng nguồn vốn Nguồn vốn tích lũy từ lợi nhuận không chia là bộ phận lợi
5
Trang 15nhuận được sử dụng tái đầu tư và mở rộng sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp.
Ba là, các nguồn vốn khác của chủ sở hữu
Tăng vốn bằng cách phát hành cổ phiếu mới, các quỹ tài chính, quỹ đầu
tư phát triển, quỹ hỗ trợ doanh nghiệp… Mặc dù, nguồn vốn này thườngchiếm tỷ lệ nhỏ trong nguồn vốn chủ sở hữu nhưng cũng là một yếu tố quantrọng giúp doanh nghiệp có năng lực tài chính bền vững để đầu tư vào hoạtđộng kinh doanh
b Nợ phải trả:
Nợ phải trả của doanh nghịêp là khoản phát sinh trong quá trình kinhdoanh mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải thanh toán, bao gồm nguồn vốnchiếm dụng và các khoản nợ vay
Nguồn vốn chiếm dụng được thể hiện qua các khoản sau: Nợ phải trả chongười bán chưa đến hạn thanh toán, các khoản phải nộp ngân sách Nhà nướcchưa đến hạn nộp, khoản phải thanh toán cho cán bộ công nhân viên chưa đếnhạn thanh toán Nguồn vốn chiếm dụng chỉ mang tính chất tạm thời, doanhnghiệp chỉ có thể sử dụng trong thời gian ngắn tuy nhiên đây là loại vốn màdoanh nghiệp được sử dụng nhưng không phải trả chi phí sử dụng vốn
Các khoản nợ vay bao gồm toàn bộ số vốn vay ngân hàng, nợ tín phiếu,
nợ trái phiếu của doanh nghiệp Để đáp ứng được nhu cầu vốn cho hoạt độngsản xuất kinh doanh thì ngoài vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp cần phải đi vayvốn ngân hàng trong một số trường hợp cần thiết Việc đi vay vốn vừa giúpdoanh nghiệp ổn định trong quá trình sản xuất kinh doanh, lại vừa là phươngpháp sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính trong nền kinh tế
Tóm lại, việc phân loại vốn theo nguồn hình thành giúp doanh nghiệp xácđịnh được cơ cấu tài chính Từ đó, doanh nghiệp cần xem xét cơ cấu nguồn tàitrợ để chi phí sử dụng vốn là tối ưu nhất và tăng cường hiệu quả sử dụng vốn
1.1.3.2 Phân loại theo đặc điểm chu chuyển của nguồn vốn
a Vốn cố định
Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản cố định và các khoảnđầu tư dài hạn của doanh nghiệp Đặc điểm của vốn cố định là tham gia vào
6
Trang 16nhiều chu kỳ kinh doanh và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi TSCĐ hếtthời hạn sử dụng Vốn cố định biểu hiện dưới hai hình thái:
Một là, hình thái hiện vật: Toàn bộ TSCĐ dùng trong kinh doanh của cácdoanh nghiệp bao gồm: nhà cửa, máy móc, thiết bị, công cụ…
Hai là, hình thái tiền tệ: Là bộ phận vốn cố định đã hoàn thành vòng luânchuyển và trở về hình thái tiền tệ ban đầu bao gồm toàn bộ TSCĐ chưa khấuhao và vốn khấu hao chưa được sử dụng để sản xuất TSCĐ
Đặc điểm luân chuyển của vốn cố định trong quá trình tham gia sản xuấtkinh doanh: Tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh; Luân chuyển giá trị dầndần từng phần vào giá trị sản phẩm; Hoàn thành một vòng tuần hoàn khiTSCĐ hết thời hạn sử dụng
b Vốn lưu động
Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản lưu động của doanhnghiệp Đặc điểm của vốn lưu động chỉ tham gia vào một chu kỳ kinh doanh vàhoàn thành một vòng tuần hoàn khi doanh nghiệp kết thúc một chu kỳ kinhdoanh Đối với doanh nghiệp thương mại thì vốn lưu động bao gồm: vốn lưuđộng định mức và vốn lưu động không định mức Vốn lưu động định mức là sốvốn tối thiểu cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong
kỳ, trong đó bao gồm vốn dự trữ vật tư hàng hóa và vốn phi hàng hóa Vốn lưuđộng không định mức: là số vốn lưu động có thể phát sinh trong quá trình kinhdoanh nhưng không có căn cứ để tính toán định mức được như ngân hàng, thanhtoán tạm ứng, vật tư, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ…
Như vậy, phân loại vốn sẽ giúp cho nhà quản lý DN lập kế hoạch tàichính về tổ chức nguồn vốn trong tương lai trên cơ sở xác định quy mô về vốncần thiết, lựa chọn thích hợp cho từng hoạt động SXKD để đạt hiệu quả sửdụng vốn cao nhất Ngoài ra, việc phân chia vốn theo cách thức này giúp chocác doanh nghiệp thấy được tỷ trọng, cơ cấu từng loại vốn Từ đó giúp doanhnghiệp chọn cho mình một cơ cấu vốn phù hợp
1.1.4 Vai trò của vốn kinh doanh đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường, mọi vận hành kinh tế đều được tiền tệ hóa
do vậy bất kỳ một quá trình sản xuất kinh doanh nào dù ở bất cứ cấp độ nàoluôn luôn cần có một lượng vốn kinh doanh nhất định Trước tiên, vốn được
7
Trang 17xem là điều kiện tiên quyết có vai trò quyết định trong việc thành lập, hoạtđộng và phát triển của doanh nghiệp Vốn cũng là một trong những điều kiện
để có thể phân chia loại hình doanh nghiệp nhỏ, vừa hay lớn
Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, vốn kinh doanh còn được coi lànguồn động lực quan trọng để phát huy tài năng của các nhà quản lý doanhnghiệp Nó là cơ sở cần thiết để thực hiện các chiến lược kinh doanh Sự thayđổi về cơ sở vật chất, vốn là điều kiện cần để các nhà quản trị tính toán hoạchđịnh các chiến lược và kế hoạch kinh doanh, mở rộng sản xuất và phát triểnthị trường kinh doanh cạnh tranh với những doanh nghiệp khác
Bên cạnh đó, vốn còn mang tính chất quyết định cho sự tồn tại và pháttriển của một doanh nghiệp Trong nền kinh tế thị trường, muốn tồn tại vàphát triển thì doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới thiết bị, công nghệ, hạgiá thành sản phẩm nhưng chất lượng vẫn đảm bảo nhằm phục vụ tốt hơn yêucầu ngày càng cao của khách hàng và tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệptrên thị trường Việc quản lý vốn và sử dụng vốn đóng vai trò rất quan trọngcho tương lai của doanh nghiệp, do đó đòi hỏi doanh nghiệp phải có vốn đủmạnh để phát triển và cạnh tranh trên thị trường
1.2 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Mặc dù có rất nhiều các quan điểm khác nhau về vấn đề hiệu quả song
có thể khẳng định trong nền kinh tế thị trường, hiệu quả là công cụ để đạtđược mục tiêu của doanh nghiệp Mọi doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinhdoanh đều có mục tiêu là tối đa hóa lợi nhuận Hiệu quả kinh doanh là mộtphạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực, vật lực, tài lực của
DN để đạt được kết quả cao nhất trong quá trình SXKD với chi phí thấp nhất.Không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế là mối quan tâm hàng đầu của bất kỳnền sản xuất nói chung và của DN nói riêng Nâng cao hiệu quả sử dụng vốnkinh doanh là yêu cầu đòi hỏi cấp thiết đối với các DN
Hiệu quả của bất kỳ một hoạt động SXKD nào cũng đều thể hiện mốiquan hệ giữa kết quả sản xuất và chi phí bỏ ra
8
Trang 18Kết quả đầu ra Hiệu quả kinh doanh =
Chi phí đầu vào
Tóm lại, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp được hiểu
là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác, sử dụng và quản lý nguồnvốn làm cho đồng vốn sinh lời tối đa Hiệu quả sử dụng vốn có thể được hiểu
là một chỉ tiêu chất lượng phản ánh tương quan giữa kết quả thu được từ hoạtđộng sản xuất kinh doanh với số vốn bỏ ra để đạt được kết quả đó
1.2.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đòi hỏi mỗi DN phải có đủmột lượng vốn nhất định và để duy trì hoạt động SXKD thì DN buộc phải bảotoàn vốn Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường tồn tại nhiều thành phần kinh
tế và sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì việc tổ chức huy động và sử dụngvốn có hiệu quả là một vấn đề hết sức quan trọng Đây là yếu tố có tính chấtquyết định sự tồn tại và phát triển của DN, đồng thời giúp DN khẳng định vàgiữ vững vị trí của mình trong cạnh tranh
Ngày nay, sự cạnh tranh giữa các DN trên thị trường ngày càng gay gắt vàquyết liệt Để dành ưu thế trong cạnh tranh và đứng vững trên thị trường thì mộttrong những con đường cơ bản nhất là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Nâng caohiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp là yêu cầu bắt buộc để đảmbảo mục tiêu của nhà đầu tư Thực hiện đánh giá hiệu quả sử dụng vốn giúpdoanh nghiệp nhận thức được trình độ tổ chức quản lý, sử dụng vốn và hiệu quảkinh doanh Hơn nữa, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh còn tạo điềukiện giúp doanh nghiệp tồn tại và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.Khi hoạt động kinh doanh mang lại nhiều lợi nhuận sẽ giúp doanh nghiệp mởrộng được quy mô sản xuất, năng suất lao động được nâng cao, thu nhập và đờisống của người lao động từ đó sẽ được cải thiện hơn Và góp phần làm tăng ngânsách của Nhà nước Không những vậy, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinhdoanh còn góp phần giúp doanh nghiệp gia tăng khả năng đảm bảo an toàn vềmặt tài chính, điều này có tác động trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển củadoanh nghiệp Mặt khác xuất phát từ tình hình thực tế hiện
9
Trang 19nay là các DN đều gặp khó khăn trong vấn đề huy động vốn do cơ chế vayngân hàng còn phức tạp Nếu DN làm ăn kém hiệu quả thì sẽ rơi vào tìnhtrạng vỡ nợ, không có khả năng chi trả Vì vậy, doanh nghiệp cần đảm bảo đủvốn và khả năng thanh toán sẽ giảm bớt được các rủi ro trong kinh doanh.
1.2.3 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Muốn tồn tại và phát triển lâu dài buộc các doanh nghiệp phải tìm cách
để bảo toàn vốn và sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả Vì vậy, đánh giá hiệuquả sử dụng vốn kinh doanh là yêu cầu bắt buộc đặt ra cho mỗi doanh nghiệp.Khi đánh giá khái quát hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, nhà phân tích cầnphải nghiên cứu một cách toàn diện về cả thời gian, không gian, môi trườngkinh doanh và đồng thời đặt nó trong mối quan hệ hiệu quả chung toàn xã hội.Việc đánh giá khái quát hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của DN nhằm biếtđược hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ở mức độ nào, xu hướng kinhdoanh của doanh nghiệp và những nhân tố ảnh hưởng Do vậy, trước hết phảixây dựng được hệ thống chỉ tiêu đánh giá khái quát hiệu quả sử dụng vốnkinh doanh phù hợp với đặc điểm của từng DN, sau đó phải biết vận dụngphương pháp phân tích thích hợp Việc phân tích phải được tiến hành trên cơ
sở phân tích từng chỉ tiêu sau đó tổng hợp lại, từ đó đưa ra các biện pháp nângcao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tổng vốn
Hiệu quả sử dụng tống vốn có ý nghĩa quan trọng và quyết định đối với sựtồn tại và phát triển của doanh nghiệp Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụngtổng vốn phản ánh trình độ quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Một là, hiệu suất sử dụng vốn
Hiệu suất sử dụng vốn là chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng vốn trong
kỳ Nó phản ánh một đồng vốn doanh nghiệp huy động vào sản xuất kinhdoanh trong kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần Chỉ tiêu này cànglớn thì hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh càng cao
Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng vốn =
Tổng vốn kinh doanh
10
Trang 20Hai là, hệ số sinh lời của vốn đầu tư (ROI)
ROI cho biết trong kỳ phân tích DN bỏ ra 1 đồng vốn đầu tư thì thu đượcbao nhiêu đồng lợi nhuận, Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụngvốn đầu tư càng tốt, đó là nhân tố hấp dẫn DN đầu tư mở rộng quy mô hoạtđộng kinh doanh
Hệ số sinh lời của vốn
=
Lợi nhuận sau thuế
Ba là, hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)
ROE cho biết trong một kỳ phân tích doanh nghiệp đầu tư 1 đồng vốn chủ
sở thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập cho DN Đây là chỉtiêu mà các nhà đầu tư rất quan tâm, việc tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu
là mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp Chỉ
số ROE càng cao càng chứng tỏ DN sử dụng vốn chủ sở hữu có hiệu quả, gópphần nâng cao khả năng đầu tư của doanh nghiệp Chỉ số ROE cao còn chứng tỏ
DN sử dụng cơ cấu vốn chủ sở hữu và nợ phải trả hợp lý Đó là nhân tố giúp nhàquản lý tăng vốn chủ sở hữu phục vụ cho hoạt động kinh doanh
Hệ số sinh lời của vốn
chủ sở hữu (ROE)
Vốn chủ sở hữu bình quân
Bốn là, hệ số sinh lời của tài sản (ROA)
ROA cho biết trong 1 kỳ phân tích 1 đồng tài sản đầu tư của DN đemvào kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Chỉ tiêu này ngoài ýnghĩa phản ánh trực tiếp hiệu quả sử dụng VKD của DN nó còn đánh giá đượctrình độ quản lý và sử dụng VKD của doanh nghiệp Về mặt lý thuyết, chỉ sốROA càng lớn so với ROA trung bình ngành chứng tỏ doanh nghiệp kinhdoanh phát triển và sử dụng tài sản có hiệu quả, giúp nhà quản lý có quyếtđịnh đầu tư theo chiều rộng như xây nhà xưởng, máy móc hay mở rộng thịphần tiêu thụ Ngược lại chỉ số ROA thấp hơn so với ROA trung bình ngànhchứng tỏ DN kinh doanh kém
11
Trang 21Hệ số sinh lời của tài
=
Lợi nhuận sau thuế
Năm là, hệ số sinh lời của doanh thu (ROS)
ROS cho biết trong 1 kỳ phân tích doanh nghiệp thu được 1 đồng doanhthu thuần thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanhnghiệp Về mặt lý thuyết, chỉ tiêu ROS càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụngchi phí càng tốt Ngược lại, chỉ tiêu ROS thấp thì nhà quản trị cần tăng cườngkiểm soát chi phí của các bộ phận
Hệ số sinh lời của
=
Lợi nhuận sau thuế
1.2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định
Vốn cố định là vốn ứng trước về TSCĐ sau một thời gian dài mới thu hồiđược toàn bộ Do vậy, việc sử dụng tốt số vốn cố định hiện có là vấn đề có ýnghĩa kinh tế rất lớn ảnh hưởng trực tiếp tới sự tăng trưởng của doanh nghiệp
Để đánh giá trình độ tổ chức và sử dụng vốn cố định của doanh nghiệpthường sử dụng một số chỉ tiêu chủ yếu sau:
Một là, hiệu suất sử dụng vốn cố định
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định bình quân trong kỳ tạo ra baonhiêu đồng doanh thu thuần trong kỳ Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệusuất sử dụng vốn cố định càng cao
Trang 22Hai là, hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Hiệu suất sử dụng
=
Doanh thu thuần trong kỳ
TSCĐ
Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ
Nguyên giá tài sản cố định có tính chất sản xuất bình quân được tính theo
phương pháp bình quân số học và tuỳ theo số liệu đã có để có cách tính thích
hợp Nên chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSCĐ này phản ánh một đồng tài sản cố
định trong kỳ tham gia tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần Thông qua chỉ
tiêu này cũng cho phép đánh giá trình độ sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp
Ba là, hàm lượng vốn cố định
Hàm lượng vốn cố định là chỉ tiêu nghịch đảo với hiệu suất sử dụng vốn
cố định Chỉ tiêu này càng nhỏ thì hiệu suất sử dụng vốn cố định càng cao
Hàm lượng vốn cố
=
Vốn cố định bình quân
Bốn là, tỷ suất lợi nhuận vốn cố định
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định tạo ra được bao nhiêu đồng
lợi nhuận Tỷ suất lợi nhuận càng lớn hiệu quả sử dụng vốn cố định càng tốt
Tỷ suất lợi nhuận vốn
=
Lợi nhuận sau thuế
Năm là, tỷ suất đầu tư tài sản cố định
Chỉ tiêu này cho biết mức độ đầu tư vào tài sản cố định trong tổng giá trị
tài sản của doanh nghiệp so với thời điểm đầu tư ban đầu
Tỷ suất đầu tư tài sản
=
Giá trị còn lại của tài sản cố định
Trang 231.2.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
a Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động chung
Một là, vòng quay vốn lưu động
Vòng quay vốn lưu động được hiểu là số ngày hoàn thành một chu kỳkinh doanh, cho biết một đồng vốn lưu động bình quân bỏ ra có thể tạo đượcbao nhiêu đồng doanh thu Chỉ số của vòng quay vốn lưu động càng lớn tức làVLĐ luân chuyển càng nhanh, chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt động kinhdoanh ổn định và sử dụng vốn lưu động đạt hiệu quả cao Ngược lại, nếu chỉ
số vòng quay vốn lưu động thấp chứng tỏ khả năng sản xuất, luân chuyểnhàng hóa và thu hồi vốn chậm Thông thường, vòng quay vốn lưu động củanhững doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại sẽ cao hơn so vớicác doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất
Vòng quay vốn lưu
=
Doanh thu thuần trong kỳ
Hai là, kỳ luân chuyển vốn lưu động
Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân cần thiết để vốn lưu động thựchiện được một lần luân chuyển hay độ dài thời gian một vòng quay của vốn lưuđộng ở trong kỳ Kỳ luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển VLĐ củadoanh nghiệp càng nhanh, thời gian luân chuyển vốn được rút ngắn giúp cácdoanh nghiệp đảm bảo được nguồn vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh
Kỳ luân chuyển vốn
=
Số ngày trong kỳ
Ba là, tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn lưu động tham gia vào hoạt độngsản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ tiêu nàycàng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao, khả năng sinh lờicủa vốn lưu động càng lớn và ngược lại
Trang 24Tỷ suất lợi nhuận vốn
=
Lợi nhuận sau thuế
Bốn là, hệ số đảm nhiệm vốn lưu động
Chỉ tiêu phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu thuần thì doanh nghiệp
cần bao nhiêu đồng vốn lưu động Hệ số này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử
dụng vốn lưu động càng cao, số vốn mà doanh nghiệp tiết kiệm được càng
nhiều
Hệ số đảm nhiệm vốn
=
Vốn lưu động bình quân
b Nhóm chỉ tiêu khả năng thanh toán của công ty
Một là, hệ số khả năng thanh toán nhanh
Chỉ tiêu đánh giá chặt chẽ hơn khả năng thanh toán của DN, đo lường
khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn trừ đi hàng tồn kho
Hàng tồn kho bị loại trừ ra, bởi lẽ trong TSNH thì hàng tồn kho được coi là
loại tài sản có tính thanh khoản thấp hơn Độ lớn của hệ số này cũng phụ
thuộc vào lĩnh vực ngành nghề kinh doanh của từng doanh nghiệp và kỳ hạn
thanh toán của các khoản nợ phải thu, phải trả trong kỳ
Hệ số khả năng thanh
=
Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho
Nếu xảy ra trường hợp H3 = 1 thì được coi là hợp lý nhất vì khi đó
doanh nghiệp vừa duy trì được khả năng thanh toán nhanh vừa không bị mất
cơ hội do khả năng thanh toán nợ mang lại Tuy nhiên, H3 < 1 lại cho thấy
doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ Và H3 > 1 phản ánh
tình hình thanh toán nợ không tốt vì tiền và các khoản tương đương tiền bị ứ
đọng, vòng quay vốn chậm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn
Trang 25Hai là, hệ số khả năng thanh toán tức thời
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đáp ứng nợ ngắn hạn bằng tiền và tương
đương tiền của DN Tức là với lượng tiền và tương đương tiền hiện có, DN có
đảm bảo khả năng thanh toán tức thời (thanh toán ngay) các khoản nợ ngắn
hạn hay không Tiền và các khoản tương đương tiền ở đây bao gồm tiền mặt,
tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn
và các khoản đầu tư ngắn hạn khác có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền trong
thời hạn 3 tháng mà không gặp rủi ro lớn
Hệ số khả năng thanh
=
Tiền và Các khoản tương đương tiền
Ba là, khả năng thanh toán ngắn hạn
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn bằng
TSNH Nếu chỉ tiêu này lớn hơn 1 thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh
toán nợ ngắn hạn và đảm bảo được tình hình tài chính
Một là, vòng quay các khoản phải thu
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ luân chuyển các khoản phải thu trong kỳ
Vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì tốc độ thu hồi nợ càng nhanh, khả
năng chuyển đổi các khoản phải thu sang tiền mặt cao Ngược lại, nếu hệ số
này càng thấp thì số tiền của doanh nghiệp bị chiếm dụng ngày càng nhiều
Việc phân tích chỉ tiêu vòng quay các khoản phải thu sẽ nhận định tình hình
thu hồi nợ của doanh nghiệp
Vòng quay các khoản
=
Doanh thu thuần
Trang 26Hai là, kỳ thu tiền bình quân
Kỳ thu tiền bình quân là một tỷ số tài chính đánh giá hiệu quả hoạt độngcủa doanh nghiệp Tỷ số này cho biết số ngày bình quân để doanh nghiệp thuhồi các khoản phải thu của mình Kỳ thu tiền càng được rút ngắn thì số vòngquay các khoản phải thu càng lớn, tốc độ luân chuyển vốn tăng, khả năng bịchiếm dụng vốn thấp, hiệu quả sử dụng vốn tăng và ngược lại Dựa vào kỳ thutiền bình quân, có thể nhận ra chính sách bán trả chậm của doanh nghiệp, khảnăng quản lý và theo dõi thu hồi nợ của doanh nghiệp
360
Kỳ thu tiền bình quân =
Vòng quay các khoản phải thu
Ba là, vòng quay hàng tồn kho
Chỉ tiêu này phản ánh số lần hàng tồn kho luân chuyển trong kỳ Số vòngluân chuyển hàng tồn kho càng cao chứng tỏ hàng tồn kho vận động khôngngừng, hiệu quả sử dụng hàng tồn kho càng tốt Khi đó doanh số kinh doanhcủa doanh nghiệp cao và chi phí sử dụng hàng tồn kho thấp
Thời gian của kỳ phân tích
Số ngày tồn kho =
Vòng quay hàng tồn kho
17
Trang 27Tóm lại, toàn bộ hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn là cơ
sở quan trọng để đánh giá mọi mặt về tình hình tổ chức, quản lý và sử dụngvốn nói riêng và tình hình tài chính nói chung của DN giúp đánh giá đượcthực trạng hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp
1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh có tác động trực tiếp đến hiệu quả sảnxuất kinh doanh trong doanh nghiệp Để đạt được kết quả cao trong việc nângcao hiệu quả hoạt động sử dụng vốn nói riêng và hoạt động sản xuất kinhdoanh nói chung các doanh nghiệp cần phải xác định được các nhân tố ảnhhưởng, xu hướng tác động đến hiệu quả sử dụng vốn và kết quả kinh doanhcủa doanh nghiệp
1.3.1 Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
Các nhân tố khách quan là những nhân tố bên ngoài thuộc về môi trườngkinh doanh của doanh nghiệp, có ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn củadoanh nghiệp bao gồm:
Thứ nhất là, môi trường kinh tế vĩ mô: Sự ổn định và phát triển của nềnkinh tế tác động đến doanh thu của doanh nghiệp thông qua đó ảnh hưởng đếnnhu cầu về vốn Khi nền kinh tế ổn định và tăng trưởng với một mức độ nhấtđịnh, doanh nghiệp muốn duy trì và giữ vững vị trí của mình phải phấn đấu đểphát triển với nhịp độ tương đương Doanh thu tăng dẫn đến sự gia tăng danhmục tài sản, các nguồn phải thu và các loại tài sản khác Các nhà quản lý phảitìm nguồn vốn tài trợ để đáp ứng được mục tiêu mở rộng sản xuất Ngược lại,khi nền kinh tế có những biến động như tăng trưởng, lạm phát, khủng hoảng sẽảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của DN Khi nền kinh tếrơi vào tình trạng lạm phát, đồng tiền mất giá làm cho lượng vốn của doanhnghiệp giảm giá trị theo tốc độ trượt giá của tiền ảnh hưởng đến quy mô tài sảncủa doanh nghiệp Lạm phát cũng ảnh hưởng đến cung-cầu hàng hóa trên thịtrường, nếu cầu hàng hóa giảm xuống sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụsản phẩm của doanh nghiệp, gây ứ đọng vốn và giảm hiệu quả sử dụng vốn củadoanh nghiệp Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế ảnh hưởng gián tiếp tới tìnhhình tài chính của doanh nghiệp Khi nền kinh tế đang trong thời kỳ tăng trưởng
18
Trang 28sẽ tạo ra cho doanh nghiệp nhiều cơ hội cũng như thách thức, thúc đẩy doanhnghiệp phải có những biện pháp kịp thời để khẳng định vị thế của mình cũngnhư tăng khả năng cạnh tranh Khi một nền kinh tế ở giai đoạn suy thoái sẽlàm cho cầu giảm ảnh hưởng đến khâu tiêu thụ và lợi nhuận của doanhnghiệp, làm suy giảm khả năng sử dụng hiệu quả vốn của doanh nghiệp.
Thứ hai là, chính sách pháp lý bao gồm các chủ trương, chính sách, chế
độ, hệ thống pháp luật có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp Vai trò điều tiết của Nhà nước đối với nền kinh tế thị trường làđiều không thể thiếu Các cơ chế, chính sách của Nhà nước trong từng thời kỳảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp Với bất kỳ sựthay đổi nào trong chính sách hiện hành đều ảnh hưởng đến hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Nếu chínhsách của Nhà nước ban hành ra hỗ trợ được cho DN sẽ là điều kiện tốt chohoạt động sản xuất kinh doanh của DN, ngược lại nếu chính sách đó khôngthuận lợi sẽ ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN.Các chính sách pháp lý trong đó có các chính sách kinh tế là yếu tố để doanhnghiệp đưa ra các quyết định kinh doanh, quyết định sử dụng vốn
Thứ ba là, môi trường khoa học kỹ thuật: Khoa học, công nghệ là nhân
tố có tác động đến tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là hoạt động sản xuất kinhdoanh cũng như hoạt động sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp Khinền kinh tế phát triển cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật thì hoạt độngsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng được tăng theo Để phát triển tốttrong một nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt đòi hỏi các doanh nghiệpphải đầu tư vào đổi mới, cải tiến công nghệ, trang bị những máy móc hiện đại
để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của khách hàng với hiệu suất côngviệc là cao nhất tiết kiệm được sức lao động cũng như chi phí từ đó làm tănghiệu quả sử dụng vốn
Ngoài các nhân tố trên thì thị trường tài chính và các tổ chức tài chínhtrung gian cũng là nhân tố tác động đến hoạt động của doanh nghiệp trong đó
có hoạt động tài chính Khi thị trường tài chính phát triển thì doanh nghiệpmới dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn với chi phí thấp Đồng thời giúp doanhnghiệp có thể đa dạng hình thức đầu tư
19
Trang 291.3.2 Nhân tố bên trong doanh nghiệp
Bên cạnh các nhân tố bên ngoài còn rất nhiều nhân tố bên trong trực tiếpảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, cụ thể là:
Nhân tố con người là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến hiệu quả sửdụng vốn của DN Con người ở đây là toàn bộ lực lượng lao động trong doanhnghiệp gồm nhà quản lý doanh nghiệp và cán bộ công nhân viên mà trước hết
là chủ DN Chủ DN là người toàn quyền quản lý, sử dụng vốn của DN và làngười chịu trách nhiệm trước mọi vấn đề tài chính của DN Do vậy mọi quyếtđịnh của ban lãnh đạo đều ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của DN Nếuquyết định sử dụng vốn là đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển của DN thì
sẽ kinh doanh có lãi, bảo toàn được vốn và mang lại hiệu quả sử dụng vốncao Nếu quyết định đó không phù hợp sẽ làm giảm hoạt động SXKD gây thấtthoát vốn, hoạt động kinh doanh dẫn đến thua lỗ và hiệu quả sử dụng vốnthấp Tóm lại, nhà quản lý có tầm nhìn chiến lược, đội ngũ nhân viên vàngười lao động trực tiếp có trình độ chuyên môn cao sẽ là điều kiện tiên quyết
để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Mối quan hệ của doanh nghiệp: Mối quan hệ của DN ảnh hưởng đếnhiệu quả sản xuất kinh doanh của DN Nếu DN có mối quan hệ tốt với các nhàcung cấp và nhà phân phối thì sẽ giúp cho DN đảm bảo và duy trì được đầuvào và đầu ra cho sản phẩm của mình, DN cần phải duy trì mối quan hệ tốtvới những bạn hàng truyền thống đồng thời tìm kiếm những bạn hàng mới Cónhư vậy mới đảm bảo cho quá trình SXKD không ngừng được phát triển cả
về quy mô cũng như tự chủ trong lĩnh vực tài chính của DN
Nhân tố cơ cấu vốn: Cơ cấu vốn là tỷ lệ giữa các quan hệ cấu thành nênvốn Cơ cấu vốn giữ vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp, ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của đồng vốn Cơ cấu vốn chịu tácđộng của các nhân tố: Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành là những doanhnghiệp thuộc ngành dịch vụ, thương mại vốn tài trợ từ các khoản vay thườngchiếm tỷ trọng cao và ngược lại những doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh dài,vòng quay vốn chậm thì vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao; Cơ cấu tài sản baogồm tài sản cố định có thời gian thu hồi dài cần phải được đầu tư bằng nguồnvốn dài hạn và tài sản lưu động chủ yếu đầu tư từ nguồn vốn ngắn hạn; Doanhlợi vốn và lãi suất huy động vốn vay: doanh lợi vốn cao hơn lãi suất huy động
20
Trang 30vốn vay thì doanh nghiệp sẽ lựa chọn tài trợ bằng nguồn vốn đi vay Trườnghợp ngược lại, doanh lợi vốn nhỏ hơn lãi suất huy động vốn vay lúc này cơcấu vốn lại nghiêng về vốn chủ sở hữu; Ngoài ra, trong kinh doanh đôi khiphải chấp nhận rủi ro thì mới có cơ hội gia tăng lợi nhuận Tuy nhiên, tăng tỷtrọng vốn vay đồng nghĩa với mức độ mạo hiểm sẽ gia tăng Cơ cấu vốn chủyếu tác động gián tiếp nhưng rất quan trọng đến hiệu quả sử dụng vốn củadoanh nghiệp Cơ cấu vốn hợp lý thúc đẩy sự vận động của đồng vốn không bị
ứ đọng và sử dụng sai mục đích
Chi phí vốn được hiểu là khoản chi phí nhất định mà doanh nghiệp phải
bỏ ra để được sử dụng vốn Chi phí vốn chính là chi phí cơ hội phải trả khihuy động vốn như chi phí phát hành cổ phiếu, tiền lãi vay Chi phí vốn chịuảnh hưởng từ cơ cấu nguồn vốn Cơ cấu vốn hợp lý giúp tiết kiệm chi phí vốn
và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Ngược lại, cơ cấu vốnkhông hợp lý sẽ làm cho chi phí sử dụng vốn bị lãng phí
Quy trình tổ chức bộ máy quản lý của DN: Một quy trình tổ chức bộ máyquản lý của DN hợp lý sẽ hạn chế được sự chồng chéo nhiệm vụ, quyền hạn giữacác khâu, góp phần tăng năng suất và tiết kiệm được nguồn nhân lực sản xuất,đẩy nhanh tiến độ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Giúp làm tăng tốc độ chuchuyển vốn từ đó hạn chế các chi phí bất hợp lý tránh lãng phí trong sử dụngvốn, góp phần nâng cao hiệu quả SXKD và hiệu quả sử dụng vốn của DN
Nhân tố tổ chức sản xuất kinh doanh: Đặc điểm về chu kỳ sản xuất củacác doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực là khác nhau do đó hiệu quảtrong việc sử dụng vốn cũng khác nhau Ngành nghề kinh doanh tác động đếnhiệu quả sử dụng vốn thông qua quy mô, cơ cấu vốn kinh doanh Quy mô và
cơ cấu vốn khác biệt ảnh hưởng đến phương pháp đầu tư, tốc độ luân chuyểnvốn, thể thức trong thanh toán từ đó tác động đến doanh thu và lợi nhuận củadoanh nghiệp Tính thời vụ trong sản xuất kinh doanh và chu kỳ sản xuất ảnhhưởng thông qua nhu cầu vốn và doanh thu tiêu thụ sản phẩm Những doanhnghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất có tính thời vụ thì nhu cầu vốn lưuđộng giữa các quý trong một năm thường biến động lớn, doanh thu bán hàngkhông đồng đều dẫn đến tình hình thanh toán, chi trả gặp khó khăn ảnh hưởngđến kỳ thu tiền, vòng quay vốn và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp nóichung Những doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh ngắn thì nhu cầu về vốn
21
Trang 31trong năm không có biến động lớn, thêm vào đó doanh nghiệp lại thu đượctiền bán hàng thường xuyên, tạo điều kiện cho doanh nghiệp dễ dàng đảm bảoviệc cân đối thu chi bằng tiền, đảm bảo được nguồn vốn trong kinh doanh vàvốn luân chuyển nhiều vòng trong năm Mặt khác, những doanh nghiệp sảnxuất ra các sản phẩm có chu kỳ sản xuất dài cần phải ứng ra lượng vốn lưuđộng tương đối lớn, vốn quay vòng ít và thời gian thu hồi vốn chậm.
Trên đây là những nhân tố ảnh hưởng tới việc thực hiện công tác nângcao hiệu quả sử dụng vốn của DN Ngoài ra còn nhiều nhân tố khác tùy thuộcvào ngành nghề kinh doanh cụ thể của từng DN Để thực hiện tốt công tác nàycác DN cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra hiện tượng sử dụng vốnkhông hiệu quả để đưa ra giải pháp phù hợp
22
Trang 32Chương 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI HANACO MIỀN BẮC
2.1 Tổng quan về công ty TNHH Thương mại Hanaco miền Bắc
2.1.1 Thông tin khái quát và quá trình hình thành, phát triển
2.1.1.1 Giới thiệu chung về Công ty
Công ty TNHH Thương mại Hanaco Miền Bắc được biết đến là một doanhnghiệp hàng đầu trong lĩnh vực nhập khẩu và cung cấp các sản phẩm hóa chấtcông nghiệp, hóa chất tinh khiết, cùng thiết bị và dụng cụ phòng thí nghiệm
- Tên công ty: Công ty TNHH Thương mại Hanaco Miền Bắc
- Địa chỉ: Số nhà 41 liền kề 5 - Khu đô thị Đại Thanh - Xã Tả Thanh Oai
- Huyện Thanh Trì - Thành phố Hà Nội
- Mã số thuế: 0108076413
- Người đại diện pháp luật: ĐINH HOÀNG HẢI
Trong quá trình hình thành và phát triển, Công ty TNHH Thương mạiHanaco Miền Bắc được biết đến là một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vựcnhập khẩu và cung cấp các sản phẩm hóa chất công nghiệp, hóa chất tinh khiết,cùng thiết bị và dụng cụ phòng thí nghiệm Công ty đã quy tụ được đội ngũ cán
bộ quản lý có năng lực, kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực nhập khẩu và cung
23
Trang 33cấp các sản phẩm hóa chất công nghiệp, cùng thiết bị và dụng cụ phòng thí nghiệm trên khắp mọi miền đất nước.
Về đầu vào, công ty đã lựa chọn nhập khẩu độc quyền các sản phẩm từcông ty uy tín trên thị trường nước ngoài như Adam, Matest, ELE, Shino,Duran, Isolad, các hãng thiết bị lớn của Trung Quốc, Đức,… Về đầu ra, công
ty có lượng khách hàng đa dạng và đông đảo từ các tổ chức và cá nhân nổi bậtnhư: Công ty Cổ Phần Vissai Ninh Bình, Công ty TNHH Thiên Phú HưngMTV, Công ty Cổ Phần Xi Măng Sông Lam, Công ty TNHH Duyên Hà
2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty
2.1.2.1 Ngành nghề kinh doanh
- Đại lý, môi giới, đấu giá
- Thực hiện quyền xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá; Đại diện cho thươngnhân; Uỷ thác mua bán hàng hóa; Nhượng quyền thương mại; Phân phối bán buôn,bán lẻ
- Cung cấp tất cả các loại sản phẩm hóa chất công nghiệp, hóa chất tinh khiết, chất phụ gia dùng trong thực phẩm…
- Bán buôn, bán lẻ các thiết bị và dụng cụ phòng thí nghiệm, thiết bị y tếnhư: Dụng cụ thủy tinh, bình thủy tinh; Kính hiển vi chính hãng; Độc quyền filtratại Việt Nam: Máy lắc sàng rây Filtra Iris, máy sàng khí Filtra Ftlba; Thiết bị phòngthí nghiệm xi măng; Thiết bị Haver and Boecker; Thiết bị Stuart; Thiết bị Retsch
- Cung cấp các thiết bị máy móc trong sản xuất hóa học, xi măng
- Cân kỹ thuật Adam các loại: Cân kỹ thuật HCB 3000g HCB 3001; Cân
kỹ thuật HCB 2200g HCB 2202; Cân kỹ thuật HCB 1500g HCB 1502; Cân kỹthuật HCB 600g HCB 602H; Cân kỹ thuật HCB 600g HCB 602; Cân kỹ thuật HCB300g HCB 302; Cân kỹ thuật HCB 120g HCB 123
2.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ
Công ty đã xác định được chức năng chính của mình dựa vào quy định
về chức năng, ngành nghề được ra giấy phép hoạt động trên phạm vi toànquốc, đó là:
24
Trang 34- Nhập khẩu và kinh doanh các loại vật tư, hàng hóa thuộc ngành hàngvật liệu hóa chất Hiện nay sản phẩm chủ yếu mà Công ty sản xuất, tiêu thụ là: Hóachất tinh khiết; Thiết bị và dụng cụ phòng thí nghiệm; Hóa chất công nghiệp; Hệthống các dụng cụ thủy tinh nhập khẩu từ Đức, Trung Quốc.
- Thực hiện quyền xuất nhập khẩu, phân phối bán buôn, phân phối bán lẻ
- Nâng cao khả năng kinh doanh, đuổi kịp trình độ quản lý, rút ngắnkhoảng cách về công nghệ với các thương hiệu cạnh tranh khác trong và ngoàinước
- Luôn luôn hỗ trợ chăm sóc khách hàng bằng mọi cách trong khả năng
có thể của công ty
- Khai thác sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, đảm bảo và tăng cường vốn,
mở rộng quy mô kinh doanh
- Hợp lý hóa các quy chế quản lý của công ty để đạt được hiệu quả về kinh
tế, không ngừng phát triển nguồn nhân lực đảm đương được nhiệm vụ hiện tại,
đáp ứng yêu cầu trong tương lai và xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn
và dài hạn cho công ty
2.1.2.3 Phương hướng phát triển kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại Hanaco Miền Bắc
Trong cơ chế mở cửa nền kinh tế như hiện nay, công ty đã đang từng bướchoàn thiện và phát triển không ngừng, sản phẩm được nâng lên qua các năm về
cả số lượng và chất lượng Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và thươngmại dịch vụ như Công ty TNHH Thương mại Hanaco Miền Bắc thì bộ phận bánhàng chiếm vị trí quan trọng trong chiến lược kinh doanh Không chỉ dừng
ở việc tư vấn tiếp thị sản phẩm đến gần hơn với khách hàng mà việc chăm sóc
25
Trang 35khách hàng trước và sau khi khách hàng sử dụng sản phẩm của công ty chính
là điều mà khách hàng quan tâm, quyết định đến sự lựa chọn của khách hàng.Tiêu chuẩn để khách hàng đánh giá chất lượng sản phẩm có tốt hay không phụthuộc vào cảm quan ban đầu, đặc biệt là cách phục vụ tư vấn nhiệt tình củamỗi nhân viên tạo nên
Vì vậy việc nâng cao chất lượng của đội ngũ nhân viên hoạt động trongphòng kinh doanh là cực kì quan trọng và không thể thiếu của bất kỳ công tynào Đây là bộ phận chịu trách nhiệm tham mưu cho giám đốc các vấn đề liênquan đến việc bán các sản phẩm, dịch vụ của công ty ra thị trường Vì vậy vớimột vị trí quan trọng như bộ bán hàng có chức năng chủ yếu là tìm kiếm kháchhàng và tiếp thị sản phẩm Duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng nhằm quảng
bá thương hiệu sản phẩm cho công ty Từ đó tạo uy tín và quảng bá chất lượngsản phẩm của công ty trên khắp Việt Nam với chiến lược phát triển rõ ràng
Tầm nhìn của công ty: Hanaco Miền Bắc mong muốn và sẽ nỗ lực khôngngừng để trở thành nhà cung cấp hàng đầu trong lĩnh vực nhập khẩu và cungcấp các sản phẩm hóa chất công nghiệp, dụng cụ phòng thí nghiệm tốt nhấtViệt Nam
Phương châm hoạt động: Lấy lợi ích và sự hài lòng của khách hàng làtiêu chí hoạt động của công ty
Sứ mệnh: Luôn tìm kiếm và cung cấp những sản phẩm, dịch vụ tốt nhấtphù hợp với nhu cầu của khách hàng, liên tục đổi mới để mang đến cho kháchhàng sự phục vụ chu đáo nhất
2.1.3 Tổ chức bộ máy hoạt động
Công ty TNHH Thương mại Hanaco Miền Bắc có bộ máy tổ chức hợp lýkhoa học, phù hợp với loại hình công ty, đem lại hiệu quả công việc Cácphòng ban có chức năng và nhiệm vụ nhất định xong luôn hỗ trợ nhau vì sựphát triển của công ty Công ty tổ chức quản lý theo mô hình tổ chức phânquyền: đứng đầu là giám đốc, tiếp đến là các phó giám đốc, tiếp đến là cácphòng ban có nhiệm vụ giúp việc trực tiếp cho các phó giám đốc
26
Trang 36Sơ đồ 2.1 Cơ cấu nhân sự Công ty TNHH Thương mại Hanaco Miền Bắc
TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÒNG
Nguồn: Công ty TNHH Thương mại Hanaco Miền Bắc
Tổng giám đốc: Là người lãnh đạo, quản lý và giám sát mọi hoạt động
chung của công ty, trực tiếp điều hành sản xuất kinh doanh của công ty theo
chính sách, pháp luật của Nhà nước Có quyền bổ nhiệm cách chức các chức
danh quản lý trong công ty, quyết định lương phụ cấp đối với người trong
công ty
Phó giám đốc sản xuất: Là người hỗ trợ công việc cho tổng giám đốc và
chịu trách nhiệm trước các nhiệm vụ được giao Đồng thời, phó giám đốc còn
phụ trách về công tác kỹ thuật và trực tiếp điều hành bộ phận kinh doanh của
công ty; giám sát theo dõi chặt chẽ những vấn đề liên quan đến công việc,
hoàn thành theo yêu cầu của cấp trên Phó giám đốc là người có quyền hạn
cao chỉ sau giám đốc công ty
Phó giám đốc tài chính: Là người hỗ trợ công việc cho tổng giám đốc và
chịu trách nhiệm trước các nhiệm vụ được giao Phụ trách giám sát bộ phận
hành chính nhân sự và tài chính Chịu trách nhiệm kiểm tra, xét duyệt các vấn
đề liên quan đến tài chính - kế toán và công tác hạch toán kế toán Kiểm tra,
27
Trang 37soát xét chứng từ kế toán liên quan đến hoạt động thu chi của công ty đảmbảo theo đúng quy định hiện hành Kiểm tra hướng dẫn, ký duyệt các sổ sách,chứng từ theo phạm vi thẩm quyền được phân công.
Phòng nhân sự: Tham mưu giúp phó giám đốc về công tác tổ chức bộ
máy, quản lý sản xuất kinh doanh của công ty như: lập kế hoạch tuyển dụng,đào tạo phát triển nguồn nhân lực, quản lý chỉ đạo về nghiệp vụ chuyên môncông tác đối với các phòng ban trong công ty; Quản lý hồ sơ của nhân sự côngty; Chấm công, tính lương cho nhân viên; Đánh giá năng lực, ý thức tráchnhiệm trong công việc và xử lý kỷ luật, khiếu nại; Theo dõi và liên tục cậpnhật các chính sách về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp
Phòng kế toán: Là phòng quản lý, có chức năng tư vấn cho Giám đốc
những vấn đề liên quan đến tài chính và kế toán, có trách nhiệm thực hiện chứcnăng quản lý về tài sản, nguồn vốn, quản lý thu chi tổng hợp và hệ thống hoá các
số liệu hạch toán Qua đó giúp giám đốc nắm được tình hình bán hàng, doanh thubán hàng, tham mưu giúp giám đốc thực hiện các nhiệm vụ kế toán thống kê tàichính Thực hiện những công việc về nghiệp vụ chuyên môn tài chính kế toántheo đúng quy định của Nhà nước về chuẩn mực kế toán, nguyên tắc kế toánnhư: chính sách thuế, pháp lệnh kế toán thống kê; Có trách nhiệm thống kê, hạchtoán các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh, kê khai thuế theo định kỳ; Cungcấp các thông tin về tài chính, kết quả kinh doanh làm cơ sở để giám đốc đưa racác quyết định kinh doanh phù hợp; Cung cấp các thông tin tài chính cho cáccông ty kiểm toán theo yêu cầu của giám đốc Hướng dẫn các phòng, bộ phậntrong Công ty thực hiện các quy định về những vấn đề có liên quan đến công táctài chính kế toán Kiểm tra, rà soát và chuẩn bị tài liệu để quyết toán với cơ quanthuế Lưu giữ hồ sơ, chứng từ kế toán Phân tích tình hình hoạt động tài chính,các chỉ tiêu về doanh số, phân tích các báo cáo, tìm ra nguyên nhân những tồn tại
và đề xuất giải pháp xử lý
Phòng kinh doanh: Là nơi đưa ra những ý kiến tham mưu, đề xuất cho
Ban Giám đốc về các vấn đề liên quan đến hoạt động phân phối sản phẩm củacông ty ra thị trường sao cho hiệu quả và nhanh chóng nhất; Lập kế hoạch tìmkiếm khách hàng tiềm năng, đồng thời duy trì và phát triển mối quan hệ vớikhách hàng hiện có; Xây dựng các chiến lược về việc giới thiệu sản phẩm và
mở rộng thị trường nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng; Lập kế hoạch
28
Trang 38và thực hiện các hoạt động kinh doanh cũng như tính toán và lập báo cáo vềgiá thành sản phẩm, dịch vụ, để có căn cứ ký hợp đồng với khách hàng; Thựchiện quá trình xúc tiến, quảng cáo cho công ty Đề xuất các chiến lượcmarketing cũng như các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanhtheo từng giai đoạn cụ thể; Xác định yêu cầu và nhu cầu thu mua, lập kếhoạch và tiến hành thu mua hàng hóa; Quảng bá các chương trình khuyếnmãi, các gói dịch vụ ưu đãi hấp dẫn của doanh nghiệp tới khách hàng; Thamgia xây dựng và quản lý kênh thông tin nhằm giúp khách hàng có được nộidung mình cần một cách nhanh chóng và chính xác nhất (hướng dẫn sử dụng,thông tin về giá cả, chế độ bảo hành,…)
Phòng kỹ thuật: Chịu trách nhiệm thẩm định các hồ sơ thiết kế kỹ thuật,
đảm bảo yếu tố an toàn cùng các tính năng, công dụng của sản phẩm; Phốihợp với các phòng ban khác trong việc chuẩn bị hồ sơ đấu thầu, tham gia đầuthầu; Kiểm tra khối lượng, chất lượng, quy cách vật tư và xác định mức haophí phù hợp với cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật được duyệt
2.1.4 Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Thương Mại Hanaco Miền Bắc giai đoạn 2018- 2020
Công ty TNHH Thương mại Hanaco Miền Bắc có đội ngũ nhân viên trẻtuổi năng động, được đào tạo chuyên sâu đã từng bước tạo được niềm tin vớikhách hàng và uy tín đối với các đối tác lâu năm của công ty Mặc dù là công
ty mới thành lập, gặp không ít những khó khăn trong lĩnh vực kinh doanhsong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2018-2020vẫn có hiệu quả và tăng trưởng vượt trội, điều này được thể hiện qua doanhthu cũng như lợi nhuận của công ty trong các năm qua
29
Trang 39Bảng 2.1 Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty TNHH Thương mại Hanaco Miền Bắc
Đơn vị: VNĐ
Chênh lệch 2019/2018 Chênh lệch 2019/2018
Tương đối Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
6,685,121,628 3,209,606,934 9,787,190,932 (3,475,514,694) (51.99%) 6,577,583,998 204.93% vụ
Doanh thu thuần về bán hàng và cung
6,685,121,628 3,209,606,934 9,787,190,932 (3,475,514,694) (51.99%) 6,577,583,998 204.93% cấp dịch vụ
Giá vốn hàng bán 5,373,258,748 2,585,454,200 8,640,053,105 (2,787,804,548) (51.88%) 6,054,598,905 234.18%
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp
1,311,862,880 624,152,734 1,147,137,827 (687,710,146) (52.42%) 522,985,093 83.79% dịch vụ
Doanh thu hoạt động tài chính 653,551 1,285,013 805,965 631,462 96.62% (479,048) (37.28%) Chi phí tài chính 1,344,721 2,827,397 1,344,721 1,482,676 110.26% Chi phí quản lý kinh doanh 1,202,235,578 217,928,575 301,236,836 (984,307,003) (81.87%) 83,308,261 38.23%
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
110,280,853 406,164,451 843,879,559 295,883,598 268.30% 437,715,108 107.77% doanh