1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thực trạng hoạt động đấu thầu qua mạng tại việt nam giai đoạn 2016 2020 và giải pháp hoàn thiện

80 23 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 663,97 KB

Nội dung

Nhờ có sự phát triển của hệ thống công nghiệp 4.0 mà người lao động,học sinh, sinh viên vẫn có thể làm việc và học tập tại nhà một cách hiệu quả.Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam đang hư

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, cùng với sự hỗ trợ

từ giảng viên hướng dẫn là Th.S Nguyễn Việt Hưng Các kết quả, số liệu được

đề cập trong khóa luận là trung thực, đảm bảo tính chính xác, tin cậy Những kếtquả của khóa luận chưa tùng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Hà Nội, ngày 09 tháng 06 năm

2021

Sinh viên thực hiện

Phạm Thị Ánh Ngọc

i

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Học viện Chính sách

và Phát triển, đặc biệt là các Thầy/Cô trong Bộ môn Đấu thầu và Quản lý dự

án đã giảng dạy cho chúng em những kiến thức vô cùng bổ ích và quý báu.Các Thầy/Cô đã nhiệt tình hướng dẫn, chia sẻ cho chúng em những kỹ năng,kinh nghiệm cần thiết cho công việc sau này

Đặc biệt em xin trân trọng cảm ơn và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đếnThS Nguyễn Việt Hưng đã rất tận tâm, nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp

đỡ em trong suốt quá trình làm và hoàn thiện khóa luận

Vì kiến thức chuyên môn còn hạn chế và bản thân còn thiếu kinh nghiệmthực tiễn nên nội dung của khóa luận không tránh khỏi những thiếu xót, emrất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý Thầy/Cô để bài khóaluận này được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

ii

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU vii

DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ viii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ ix

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

3.1 Đối tượng nghiên cứu 2

3.2 Phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu: 2

5 Kết cấu khóa luận: 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẤU THẦU VÀ ĐẤU THẦU QUA MẠNG 4

1.1 Những vấn đề cơ bản về Đấu thầu 4

1.1.1 Khái niệm về Đấu thầu 4

1.1.2 Đặc điểm của Đấu thầu 6

1.1.3 Vai trò và ý nghĩa của Đấu thầu 8

1.1.4 Nguyên tắc trong hoạt động đấu thầu 11

1.1.5 Phân loại, hình thức và phương thức trong Đấu thầu 13

1.1.6 Quy trình đấu thầu cơ bản 22

1.2 Đấu thầu qua mạng 24

1.2.1 Khái niệm Đấu thầu qua mạng 24

1.2.2 Đặc điểm của Đấu thầu qua mạng 25

1.2.3 Quy trình Đấu thầu qua mạng 25

iii

Trang 5

1.2.4 Ưu điểm, hạn chế của Đấu thầu qua mạng 27

1.2.5 Sự cần thiết của Đấu thầu qua mạng 30

1.3 Các yếu tố tác động đến hoạt động Đấu thầu qua mạng 33

1.3.1 Hệ thống pháp lý 33

1.3.2 Cơ sở hạ tầng 33

1.3.3 Năng lực đội ngũ chuyên gia đấu thầu 34

1.3.4 Năng lực quản lý nhà nước 34

1.4 Bài học kinh nghiệm trong Đấu thầu qua mạng từ một số quốc gia 35

1.4.1 Philippines 35

1.4.2 Hàn Quốc 36

1.4.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 37

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẤU THẦU QUA MẠNG TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016 – 2020 39

2.1 Quá trình hình thành và phát triển Đấu thầu qua mạng ở Việt Nam 39

2.1.1 Trung tâm đấu thầu qua mạng quốc gia 39

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm: 39

2.1.3 Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia 40

2.2 Thực trạng công tác đấu thầu qua mạng ở Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020 41

2.2.1 Theo lĩnh vực đấu thầu: 45

2.2.2 Theo hình thức lựa chọn nhà thầu: 47

2.3 Đánh giá hoạt động ĐTQM ở VN giai đoạn 2016-2020 49

2.3.1 Kết quả đạt được 49

2.3.2 Những hạn chế còn tồn tại 52

2.3.3 Nguyên nhân của những kết quả và hạn chế 54

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẤU THẦU QUA MẠNG TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 57

3.1 Bối cảnh và những vấn đề đặt ra đối với đấu thầu qua mạng 57

3.2 Những định hướng nhằm tăng cường hoạt động Đấu thầu qua mạng ở Việt Nam 58

iv

Trang 6

3.3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu thầu qua mạng ở

Việt Nam trong thời gian tới 59

3.3.1 Hoàn thiện khung pháp lý và thể chế quản lý Nhà nước về đấu thầu qua mạng 59

3.3.2 Giải pháp về cơ sở hạ tầng và nguồn lực tài chính 60

3.3.3 Giải pháp nâng cao quyết tâm chính trị của đội ngũ lãnh đạo, quản lý 60

3.3.4 Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát 61

3.3.5 Nâng cao nhận thức về đấu thầu qua mạng 62

3.3.6 Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ 63

3.4 Một số kiến nghị 63

KẾT LUẬN 65

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 66

v

Trang 7

DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT

STT Từ viết tắt Từ viết đầy đủ

7 HTMĐTQG Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia

8 KH&ĐT Kế hoạch và Đầu tư

9 KONEPS Hệ thống đấu thầu qua mạng của Hàn Quốc

10 KQLCNT Kết quả lựa chọn nhà thầu

vi

Trang 8

DANH MỤC BẢNG BIỂU

1 Bảng 1.1 Ưu điểm của Đấu thầu qua mạng so với Đấu 29thầu truyền thống

2 Bảng 2.1 Kết quả đấu thầu qua mạng toàn quốc giai đoạn 422016-2020

3 Bảng 2.2 Số lượng gói thầu qua mạng thống kê theo lĩnh 45vực đấu thầu giai đoạn 2016-2020

4 Bảng 2.3 Số lượng gói thầu qua mạng thống kê theo hình 47thức lựa chọn nhà thầu giai đoạn 2016-2020

5 Bảng 2.4 Nội dung triển khai áp dụng đấu thầu qua mạng 49giai đoạn 2016-2020

Trang 9

DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ

1 Sơ đồ 1.1 Phân loại đấu thầu theo đặc điểm từng loại 13công việc

2 Sơ đồ 1.2 Phân loại đấu thầu theo phạm vi của hoạt động 15đấu thầu

3 Sơ đồ 1.3 Các hình thức lựa chọn nhà thầu 18

6 Hình 1.2 Ưu điểm Đấu thầu qua mạng so với Đấu thầu 27truyền thống

7 Hình 2.1 Giao diện của Hệ thống mạng đấu thầu quốc 41gia

Trang 10

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

1 Biểu đồ 2.1 Tổng số gói thầu và gói thầu qua mạng giai 43đoạn 2016-2020

2 Biểu đồ 2.2 Số lượng gói thầu qua mạng theo lĩnh vực 46đấu thầu giai đoạn 2016-2020

3 Biểu đồ 2.3 Gói thầu đấu thầu qua mạng có giá trị lớn 46nhất theo lĩnh vực năm 2020

4 Biểu đồ 2.4 Số lượng nhà thầu tham dự một gói thầu đấu 47thầu qua mạng nhiều nhất năm 2020

5 Biểu đồ 2.5 Số lượng gói thầu qua mạng theo hình thức 48lựa chọn nhà thầu giai đoạn 2016-2020

Trang 11

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng và Nhànước đã đặt ra mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,văn minh”, để đạt được mục tiêu đó cần có một hệ thống pháp luật hoànchỉnh Ngày nay cách mạng công nghiệp 4.0 là xu thế công nghệ tất yếu màViệt Nam phải hướng đến để theo kịp các nước phát triển trên thế giới Đặcbiệt trước diễn biến phức tạp của đại dịch viêm phổi cấp do virus Corona gây

ra hai năm gần đây, Chính phủ Việt Nam đã phải thực hiện lệnh cánh ly toàn

xã hội Nhờ có sự phát triển của hệ thống công nghiệp 4.0 mà người lao động,học sinh, sinh viên vẫn có thể làm việc và học tập tại nhà một cách hiệu quả.Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam đang hướng tới hình thức đấu thầuqua mạng được mở rộng trên toàn quốc và chuyển thành hình thức đấu thầuchính để hoạt động đấu thầu phát triển theo hướng minh bạch và đem lại hiệuquả sử dụng đồng vốn ngân sách lớn Bởi điều này không chỉ tác động trựctiếp đến nền kinh tế và xã hội của một đất nước, mà còn phản ánh năng lựccủa Chính Phủ trong công tác quản lý nhà nước

Tình trạng hoạt động đấu thầu trên cả nước phần lớn vẫn thực hiện truyềnthống, tốn kém thơi gian, công sức, chi phí đi lại của nhiều Nhà thầu mà hiệu quảđạt được không cao Hơn thế nữa, đấu thầu truyền thống còn phát sinh nhữngtiêu cực, gian lận, kém minh bạch, nhiều trường hợp “sân sau” làm giảm khảnăng cạnh tranh cho các Nhà thầu tham dự Vì thế Đấu thầu qua mạng sẽ trởthành xu thế tất yếu để Chính phủ giảm thiểu đáng kể những tiêu cực nêu trên.Triển khai đấu thầu qua mạng mang lại những lợi ích kinh tế rõ rệt Hìnhthức đấu thầu mới này góp phần nâng cao hiệu quả của công tác đấu thầu, tạomôi trường cạnh tranh, công bằng minh bạch cho các nhà thẩu, giúp tiết kiệmthời gian, chi phí cho các bên tham gia đấu thầu Với những hiệu quả, lợi ích củađấu thầu qua mạng, việc áp dụng phương thức này rất cần được nghiên cứu một

cách khoa học Với những yêu câu thực tiễn đã nêu trên, đề tài: “Thực

Trang 12

trạng hoạt động đấu thầu qua mạng tại việt nam giai đoạn 2016 - 2020 và giải pháp hoàn thiện” mong muốn đề cập đến các giải pháp góp phần tăng

cường hoạt động đấu thầu qua mạng tại Việt Nam giúp nâng cao hiệu quảcông tác đấu thầu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về Đấu thầu, Đấu thầu qua mạng

- Làm rõ tỉ lệ tiết kiệm khi áp dụng đấu thầu truyền thống và đấu thầu qua mạng

- Làm rõ thực trạng đấu thầu qua mạng tại Việt Nam

- Chỉ ra được nguyên nhân những kết quả đạt được và những mặt còn tồntại hạn chế về đấu thầu qua mạng tại Việt Nam

- Xây dựng định hướng tăng cường hoạt động đấu thầu tại Việt Nam thông qua việc ứng dụng đấu thầu qua mạng trong thời gian tới

- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động đấu thầu qua mạng tại Việt Nam

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Nghiên cứu làm rõ các khái niệm về Đấu thầu, Đấu thầu qua mạng

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Nghiên cứu tình hình hoạt động đấuthầu qua mạng ở Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 và đề xuất kiến nghị

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Đấu thầu qua mạng trên cả nước

- Phạm vi thời gian: Hoạt động đấu thầu qua mạng tại Việt Nam trong giaiđoạn 2016-2020

4 Phương pháp nghiên cứu:

Tác giả đã sử dụng và kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu trong bàikhóa luận, dưới đây là một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu đã sử dụngcho quá trình nghiên cứu đề tài như:

Trang 13

- Phương pháp phân tích và tổng hợp:

+ Phân tích các số liệu đã thu thập để có những đánh giá khách quan,những kết luận, những đề xuất mang tính khoa học, phù hợp với thực tiễn của hoạt động đấu thầu qua mạng

+ Tổng hợp các tài liệu nghiên cứu có liên quan về lý luận của đấu thầu và đấu thầu qua mạng, các nhân tố tác động đến đấu thầu qua mạng

- Phương pháp thống kê: Trên cơ sở thu thập những số liệu, tài liệu,nghiên cứu về vấn đề đấu thầu qua mạng được thống kê để thấy được những hiệuquả mà đấu thầu qua mạng đem lại

- Phương pháp so sánh: So sánh để làm rõ những hiệu quả của đấu thầuqua mang so với đấu thầu truyền thống, so sánh sự giống và khác nhau của vấn

đề nghiên cứu qua các giai đoạn đã thực hiện để có được những nhận xét,những đánh giá và đưa ra một số đề xuất, giải pháp thúc đẩy đấu thầu quamạng trong thời gian tới

5 Kết cấu khóa luận:

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thìphần nội dung của khóa luận gồm 03 chương nội dung chính như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về đấu thầu và đấu thầu qua mạng.

Chương 2: Thực trạng hoạt động đấu thầu qua mạng tại Việt Nam giai đoạn

2016 – 2020

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả đấu thầu qua mạng tại Việt Nam

trong thời gian tới

Trang 14

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẤU THẦU VÀ ĐẤU THẦU QUA MẠNG 1.1 Những vấn đề cơ bản về Đấu thầu

1.1.1 Khái niệm về Đấu thầu

Hiện nay trên thế giới và tại Việt Nam có rất nhiều khái niệm về đấu thầu, dưới đây là một số khái niệm tiêu biểu về đấu thầu như sau:

Theo quy định trong Luật mẫu của Ủy ban Luật thương mại quốc tế củaLiên hiệp quốc (UNCITRAL) về đấu thầu hàng hoá, xây lắp và dịch vụ, đấuthầu được định nghĩa như sau: “Đấu thầu là tiến hành mua sắm hàng hóa, xâylắp và dịch vụ theo một cách nào đó.”

Theo quan điểm của Trung tâm mua sắm công của Hoa Kỳ thì khái niệmđấu thầu được hiểu theo nghĩa: "Đấu thầu cạnh tranh là quá trình lựa chọn ramột nhà thầu trúng thầu từ nhiều nhà thầu cùng tham gia cạnh tranh với nhaumột cách công bằng, các nhà thầu đủ điều kiện đều có cơ hội tham gia dự thầu

và sẽ có cơ hội trúng thầu công bằng với các nhà thầu khác Các nhà thầu sẽđưa ra đề xuất tốt nhất của họ và cạnh tranh công bằng một dự án cụ thể Đấuthầu cạnh tranh tạo ra một môi trường minh bạch, cởi mở và công bằng".Trong Hiệp định mua sắm chính phủ (MSCP) của Tổ chức thương mạithế giới (Hiệp định GPA/WTO) và Chương MSCP trong Hiệp định thươngmại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA), đấu thầu đượcđịnh nghĩa: "Đấu thầu là quá trình một cơ quan mua sắm, được liệt kê trongbản chào mở cửa thị trường, được quyền sử dụng hoặc được mua hàng hóavà/hoặc dịch vụ vì mục đích công và không nhằm mục đích bán hai bán lạimang tính thương mại hoặc sử dụng trong việc sản xuất và cung ứng hàng hóahoặc dịch vụ vì mục đích bán hay bán lại mang tính thương mại"

Trang 15

 Tại Việt Nam:

Năm 1995, trong từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa: "Đấu thầu làphương thức giao dịch đặc biệt, người muốn xây dựng công trình (người gọithầu) công bố trước các yêu cầu và điều kiện để xây dựng công trình (người

dự thầu) công bố giá mà mình muốn nhận Người gọi thầu sẽ lựa chọn người

dự thầu nào phù hợp với điều kiện của mình với giá thấp hơn"

Năm 1998, trong từ điển tiếng Việt định nghĩa: "Đấu thầu là đọ công khai,

ai nhận làm, nhận bán với điều kiện tốt nhất thì được giao cho làm hoặc bán".Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 banhành ngày 29/11/2005 định nghĩa: “Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầuđáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện gói thầu thuộc các dự ánquy định tại Điều 1 của Luật này trên cơ sở bảo đảm tính cạnh tranh, côngbằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế”

Theo quy định tại khoản 12 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013: "Đấu thầu là quátrình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tưvấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, lựa chọn nhà đầu tư để kýkết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự ánđầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch vàhiệu quả kinh tế"

Qua những định nghĩa trên có thể hiểu, đấu thầu chính là một hoạt độngmua bán đặc biệt trong đó bên mời thầu có quyền lựa chọn cho mình nhà thầutốt nhất một cách công khai theo một quy trình nhất định Trong đó, bên mua

sẽ tổ chức đấu thầu để bên bán cạnh tranh với nhau Mục tiêu của bên mua là

có được các hàng hóa và dịch vụ thỏa mãn được các yêu cầu của mình về kĩthuật, chất lượng và chi phí thấp nhất Mục đích của nhà thầu là giành đượcquyền cung cấp bán hàng hóa, dịch vụ đó với giá đủ bù đắp cho các chi phíđầu vào và đảm bảo mức lợi nhuận cao nhất có thể Như vậy, bản chất củađấu thầu như một sự cạnh tranh lành mạnh để được thực hiện một công việc,một yêu cầu nào đó

Trang 16

1.1.2 Đặc điểm của Đấu thầu

- Thứ nhất, cạnh tranh cao, số lượng người bán tham dự đông

Bất cứ hoạt động mua bán nào cũng là sự lựa chọn của người mua vàngười bán Tuy nhiên, sự lựa chọn trong hoạt động đấu thầu đặc biệt ở chỗ,người mua sẽ đưa ra yêu cầu và tổ chức một "cuộc thi" để những người bánnào có khả năng tới tham dự và cạnh tranh với nhau Đấu thầu là quá trìnhmua bán phức tạp, tất cả những người tham gia phải tuân theo một quy trìnhgồm nhiều bước được quy định bởi một Chính phủ hay một Tổ chức nào đó

Vì vậy, số lượng người bán tham dự trong hoạt động đấu thầu lớn hơn hẳn cáchoạt động mua bán khác

- Thứ hai, hàng hóa trong hoạt động đấu thầu thường có giá trị lớn, số lượng nhiều hoặc có yêu cầu khắt khe về kĩ thuật

Để có thể tổ chức một "cuộc thi" cho nhiều người bán tham dự thì thôngthường, người mua phải đem lại lợi ích cho họ bằng đơn đặt hàng với sốlượng lớn hoặc giá trị hàng hóa cao trong tương lai Hoặc một lý do kháckhiến người mua buộc phải tổ chức đấu thầu là nếu áp dụng hình thức muabán thông thường, họ rất khó tìm kiếm những người bán có thể cung cấpnhững hàng hóa hay dịch vụ có yêu cầu đặc biệt về kỹ thuật Khi tổ chức đấuthầu, người mua đăng yêu cầu trên các phương tiện thông tin đại chúng đểngười bán hàng phù hợp sẽ tìm đến mình

- Thứ ba, trong đấu thầu có nhiều mức giá khác nhau mà các bên tham gia phải phân biệt được

Ban đầu, bên mời thầu đưa ra một mức ngân sách có thể chấp nhận được

để người bán dựa vào đó giới thiệu những sản phẩm đạt đủ yêu cầu với mứcgiá thấp hơn hoặc bằng mức ngân sách của bên mời thầu Mức ngân sáchkhông phải là giá mua, nó là giá trần của sản phẩm thường gọi là giá gói thầu.Mỗi người bán sẽ đưa ra các mức giá khác nhau theo khả năng của mình Mứcgiá cuối cùng của sản phẩm sẽ là mức giá của nhà thầu trúng thầu và được đưavào ký kết hợp đồng chính thức

Trang 17

- Thứ tư, đối tượng mua sắm trong đấu thầu thường chưa xác định chính thức

Bên mua đưa ra yêu cầu về sản phẩm dựa theo nhu cầu của mình nhưng

họ không chỉ định rõ ràng sản phẩm đó phải là của nơi nào sản xuất, thươnghiệu gì, Bên dự thầu (bên bán) sẽ dựa vào những yêu cầu đó để xây dựngphương án cung cấp sản phẩm cụ thể Đối tượng mua sắm chỉ xác định khihoạt động đấu thầu kết thúc

- Thứ năm, trong đấu thầu và thực hiện hợp đồng có rất nhiều các khoản đặt cọc

Thông thường, trong mua bán, người ta hay sử dụng việc đặt cọc để đảmbảo cho việc mua hàng và người mua là người chi trả các khoản đặt cọc Tuynhiên, khi tham gia đấu thầu, các nhà thầu tức là người bán phải thực hiệnnhiều lần đặt cọc khác nhau trong cả quá trình tham dự đấu thầu và thực hiệnhợp đồng như bảo đảm dự thầu, bảo đảm thực hiện hợp đồng, bảo đảm tạmứng vốn Vì việc tổ chức đấu thầu diễn ra phức tạp và đòi hỏi khá nhiều chiphí như lập hồ sơ mời thầu, thành lập tổ chuyên gia đấu thầu, tổ thẩm định, tổchức lễ mở thầu và để đảm bảo việc tham dự thầu và thực hiện hợp đồng củanhà thầu là nghiêm túc, có trách nhiệm, nên những khoản đặt cọc này nhằmđảm bảo cho cuộc thầu thành công và bên mời thầu không bị thiệt khi nhàthầu bỏ cuộc giữa chừng

- Thứ sáu, tiêu chí lựa chọn

Trong hoạt động đấu thầu, tiêu chí lựa chọn quan trọng nhất là kỹ thuật,chất lượng, tiến độ và điều kiện bảo hành, bảo trì Trong các hoạt động mua sắmkhác, đôi khi tiêu chí lựa chọn là giá cả, mối quan hệ, tùy theo mục tiêu của cácbên tham gia Nhưng trong đấu thầu, kỹ thuật, chất lượng, tiến độ là tiêu chí tiênquyết cho mọi đánh giá Vì bên mời thầu luôn đưa ra mức giá trần cho nhà thầunên giá cả không phải là yếu tố quan tâm đầu tiên và duy nhất, chỉ cần nhỏ hơn

và bằng mức giá trần cho phép Tất cả các hồ sơ dự thầu đều được đánh giá kỹcàng về kỹ thuật, chất lượng, tiến độ, những nhà thầu nào vượt qua được yêu cầu

kỹ thuật, chất lượng, tiến độ mới xem xét tới giá cả Như vậy, bản thân hoạt độngđấu thầu đã thể hiện chất lượng của hoạt động mua bán trao đổi

Trang 18

- Thứ bảy, hoạt động đấu thầu là đối tượng điều chỉnh của nhiều luật như:

Luật Đấu thầu, Luật Ngân sách, Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng, Thương mại, Thuế, Dân sự, Hình sự, Phòng chống tham nhũng, Cán bộ công chức,…

- Thứ tám, nhiều công việc nhạy cảm, đòi hỏi trình độ chuyên môn cao

(tính chuyên nghiệp), là đối tượng được kiểm toán, thanh tra, kiểm tra thườngxuyên Quy định trong lĩnh vực đấu thầu nghiêm ngặt, gò bó khiến cho việc đấu thầu – mua sắm “đúng” trở nên quan trọng ngang với “hiệu quả”

- Thứ chín, hoạt động đấu thầu phải hoàn toàn công khai dưới dự giám

sát chặt chẽ của công chúng và chịu trách nhiệm trước Chính phủ và cử tri

1.1.3 Vai trò và ý nghĩa của Đấu thầu

1.1.3.1 Vai trò của Đấu thầu

a) Đối với Bên mời thầu (BMT):

Giúp Bên mời thầu tối ưu hoá các hoạt động mua sắm qua đấu thầu.Người ta ví hoạt động đấu thầu như một trò chơi, ở đó có luật lệ riêng Muađược các hàng hoá, dịch vụ đáp ứng đúng yêu cầu về chất lượng, giá cả, bảohành…và phù hợp với khả năng tài chính của Bên mời thầu

b) Đối với nhà thầu (NT):

- Tạo ra doanh thu cho nhà thầu, giải quyết việc làm cho người lao động

- Nâng cao uy tín, thương hiệu của nhà thầu

- Đấu thầu nói chung và đấu thầu quốc tế nói riêng giúp cho nhà thầu cóđiều kiện thay đổi thiết bị công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

- Đấu thầu còn là điều kiện để nhà thầu mở rộng sự hợp tác quốc tế.Trong thực tiễn, để đảm bảo thắng lợi trong đấu thầu, các nhà thầu đôi khi phải tìmkiếm sự trợ giúp từ bên ngoài về rất nhiều mặt

c) Đấu thầu mang lại lợi ích cho nền kinh tế - xã hội:

- Đấu thầu là một công cụ quan trọng giúp cho Chính phủ quản lý chi tiêu,

sử dụng hiệu quả nguồn vốn của Nhà nước sao cho có hiệu quả và chống thất thoát,lãng phí Khoản đầu tư cho mỗi cuộc đấu thầu là những khoản tiền được

chi dùng cho đầu tư phát triển mà có sự tham gia của các tổ chức nhà nước,

Trang 19

DNNN ở một mức độ nào đó, cũng như cho mục tiêu duy trì các hoạt độngcủa bộ máy Nhà nước Việc chi tiêu, sử dụng tiền của Nhà nước thông quađấu thầu sẽ giúp các cơ quan quan lý có điều kiện xem xét, quản lý và đánhgiá một cách minh bạch các khoản chi tiêu do quá trình đấu thầu phải tuân thủcác quy trình chặt chẽ với sự tham gia của nhiều bên.

- Bên cạnh đó, đấu thầu cũng tạo điều kiện để thúc đẩy tiến trình đổi mớinền kinh tế từ cơ chế tập trung bao cấp, chuyển từ cơ chế “xin-cho” sang cơ chế cạnhtranh Sự cạnh tranh giúp thực hiện dân chủ hóa nền kinh tế, khắc phục những nhượcđiểm của những thủ tục hành chính nặng nề cản trở sự năng động, sáng tạo Pháp luật

về thực hành tiết kiệm chống lãng phí, pháp luật về

phòng- chống tham nhũng tạo thành công cụ hữu hiệu để chống lại các hành

vi gian lận, tham nhũng và lãng phí trong việc chi tiêu các nguồn tiền của Nhànước, góp phần làm lành mạnh hóa các quan hệ xã hội nhờ thực hiện các hoạtđộng mua sắm công theo đúng luật pháp của Nhà nước

- Đấu thầu, ngoài ra, còn giúp phát triển các ngành sản xuất theo hướngchuyên môn hoá sâu và hợp tác hoá rộng đồng thời phát triển thị trường đấuthầu Thông qua đấu thầu đã phát triển được thị trường người bán, nhiềudoanh nghiệp nhà thầu lớn mạnh, nhiều doanh nghiệp được thành lập mớihoặc đặt chân vào thị trường đấu thầu, kích thích thị trường trong nước pháttriển chống được sự độc quyền tự nhiên Các CĐT, BMT cũng được tăngcường về năng lực, họ có thêm kiến thức, thông tin và trở thành những ngườimua ngày một thông thái hơn Bên cạnh đó, hoạt động đấu thầu góp phần tạođộng lực cho sự phát triển nhờ tăng cường sự công khai, minh bạch, côngbằng, hiệu quả và thúc đẩy cạnh tranh các hoạt động mua sắm bằng nguồnvốn của Nhà nước cho các công trình công cộng

- Vai trò nữa của đấu thầu với nền kinh tế-xã hội là thúc đẩy chuyển giaocông nghệ, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm giữa các quốc gia, các tổ chức phát triểnvới các quốc gia đang phát triển Hoạt động đấu thầu không chỉ diễn ra trong phạm vihẹp mà diễn ra trên toàn thế giới Các nhà thầu danh tiếng trên thế giới- là nhữngngười sẵn sàng và có khả năng tham gia vào tất cả các hoạt

Trang 20

động của các quốc gia, thông qua đó họ sẵn sàng chuyển giao công nghệ, chia

sẻ kiến thức, kinh nghiệm

1.1.3.2 Ý nghĩa của Đấu thầu

Nguồn gốc của ngân quỹ mua sắm công chính là từ ngân sách, hay nói

cách khác là các khoản đóng góp của nhân dân Không chỉ giúp đảm bảo hiệuquả kinh tế trong sử dụng ngân sách, đấu thầu còn giúp tăng cường lòng tincủa dân với chi tiêu của Chính phủ Bởi vì nguyên tắc của đấu thầu là minhbạch, công khai nên nhân dân có thể kiểm tra, giám sát quy trình mua sắmcông, tránh tình trạng tham nhũng, thông thầu trong hoạt động mua sắm công.Quyền tự do kinh doanh ngày càng được khẳng định khi Chính phủ thừanhận đấu thầu là hình thức mua sắm chủ yếu của Chính phủ Quyền tự do nàyđược thực hiện trọng mối ràng buộc với các nguyên tắc công khai, minh bạch

và trong khuôn khổ Pháp luật cho phép Những nhà thầu có đủ năng lực thì cóquyền tham gia đấu thầu mà không bị hạn chế bởi bất cứ tổ chức, cá nhân nào.Các HSDT được đánh giá trên một mặt bằng, trong những HSDT đáp ứng đủđiều kiện kỹ thuật, hồ sơ nào có giá thấp nhất sẽ được lựa chọn

Tính hiệu quả trong quá trình mua sắm được thể hiện ở việc mua sắmhàng hóa, dịch vụ phù hợp với giá rẻ nhất Thực tế cho thấy đấu thầu rộng rãichính là hình thức mua sắm được hàng hóa, dịch vụ với giá thấp nhất nhưngđem lại giá trị sử dụng cao

Nhờ có đấu thầu, những sản phẩm có chất lượng cao, đem lại hiệu quảkinh tế cho nhà nước, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế quốc giađược mua sắm với mức giá hợp lý Những hàng hóa, dịch vụ này góp phần tạonên hạ tầng kỹ thuật công nghệ tiên tiến, hiện đại, xây dựng tư duy mới theomục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế đất nước

cung cấp hàng hóa, dịch vụ trên thị trường.

Thị trường cạnh tranh bình đẳng với tất cả các doanh nghiệp được tạo nên

Trang 21

thông qua đấu thầu Không giống như một số loại thị trường khác, doanhnghiệp muốn tham gia vào thị trường cần phải có khả năng về trình độ, năngđộng, có năng lực chuyên môn, đội ngũ nhân viên có chuyên môn, tay nghềcao, có tư duy áp dụng khoa học công nghệ mới vào kinh doanh Đấu thầuđược triển khai rộng rãi sẽ tạo điều kiện cho các nhà thầu trong nước tham giavào thị trường cạnh tranh lành mạnh, giúp các doanh nghiệp nước ta tiếp cận

cơ hội hội nhập với khu vực và trên thế giới

- Bốn là, đấu thầu góp phần kiểm soát chi tiêu trong lĩnh vực mua sắm,

chi tiêu công.

Đấu thầu trong mua sắm công giúp Chính phủ quản lý chi tiêu, sử dụngngân sách một cách có hiệu quả, chống thất thoát, lãng phí Thông qua đấuthầu, việc chi tiêu, sử dụng nguồn vốn Nhà nước trong mua sắm công sẽ đượcxem xét, quản lý, đánh giá minh bạch do phải tuân thủ các quy trình chặt chẽ,với sự tham gia của nhiều bên, thúc đẩy tiến trình đổi mới nền kinh tế, chuyển

từ cơ chế “xin-cho” sang cơ chế cạnh tranh lành mạnh, cải cách, đơn giản hóacác thủ tục hành chính Bên cạnh đó, hệ thống văn bản pháp luật về đấu thầumua sắm công cũng đang được hoàn thiện để làm tiền đề chống lại các hành

vi gian lận, tham nhũng, lãng phí khi chi tiêu ngân sách Nhà nước

1.1.4 Nguyên tắc trong hoạt động đấu thầu

Trong đấu thầu, có một số nguyên tắc mà cả bên mời thầu lẫn nhà thầuđều phải tìm hiểu và tuân thủ một cách nghiêm túc khi tham gia dự thầu, đó lànhững nguyên tắc: cạnh tranh, công bằng, minh bạch, hiệu quả kinh tế

Trang 22

Thông báo mời thầu phải được đăng tải công khai trên các phương tiệnthông tinh đại chúng đối với đấu thầu rộng rãi và công khai đối với các nhàthầu với đấu thầu hạn chế.

Nguyên tắc minh bạch:

Đây là nguyên tắc quan trọng nhất nhưng khó thực hiện và khó kiểm tranhất Nguyên tắc này nói rằng: trong quá trình thực hiện đấu thầu thì các hoạtđộng diễn ra không được gây nghi ngờ cho các nhà thầu, BMT và cơ quanquản lý Việc mở thầu cũng phải công khai, các nhà thầu đã tham gia đấu thầuphải được mời tới dự

Những nội dung cơ bản của từng hồ sơ dự thầu phải được công bố côngkhai ngay khi mở thầu và được ghi vào biên bản mở thầu Kết quả đấu thầucũng phải được công bố công khai, bên dự thầu nào thua cuộc cũng phải cóvăn bản giải thích rõ ràng

Như vậy, có thể thấy nguyên tắc này được tiến hành xuyên suốt trongquá trình đấu thầu Việc tiến hành nghiêm túc nguyên tắc này sẽ góp phần tạonên sự thành công cho cuộc đấu thầu

Nguyên tắc hiệu quả kinh tế:

Hiệu quả kinh tế trong đấu thầu chính là việc sử dụng một cách hiệu quả nguồn vốn ngân sách nhà nước trong ngắn hạn cũng như dài hạn

- Trong ngắn hạn: Các gói thầu được thực hiện một cách hiệu quả trong phạm vi vốn ngân sách cho phép

Trang 23

- Trong dài hạn: Công ăn việc làm cho người lao động và sự phát triển

kinh tế – xã hội

Trong các hoạt động kinh tế nói chung và đấu thầu nói riêng, mục đíchcuối cùng của các bên là thỏa mãn lợi ích và thu về lợi nhuận để tiếp tục pháttriển Đặc biệt trong đấu thầu, nguyên tắc hiệu quả kinh tế chính là đảm bảohài hòa lợi ích kinh tế của các bên tham gia đấu thầu Chủ đầu tư, bên mờithầu chủ yếu quan tâm đến lợi ích kinh tế mà các dự án đầu tư đem lại cũngnhư kinh nghiệm đánh giá và lựa chọn nhà thầu Còn nhà thầu thường quantâm đến lợi ích kinh tế mà gói thầu đem lại cũng như kinh nghiệm tham giađấu thầu và kinh nghiệm thực hiện dự án theo đúng hợp đồng đã đặt ra Càng

có nhiều kinh nghiệm trong đấu thầu thì lợi ích kinh tế mà mỗi bên đạt đượccàng nhiều Có thể nói, nếu thiếu đi nguyên tắc hiệu quả kinh tế thì đấu thầu

sẽ trở nên vô nghĩa, không đạt được hiệu quả

1.1.5 Phân loại, hình thức và phương thức trong Đấu thầu

1.1.5.1 Phân loại Đấu thầu

a) Phân loại đấu thầu theo đặc điểm của từng loại công việc trong đấu thầu

Sơ đồ 1.1 Phân loại đấu thầu theo đặc điểm từng loại công việc

CÁC LOẠI HÌNH ĐẤU THẦU (Phân loại theo đặc điểm)

Đấu thầu

Đấu thầu Đấu thầu Đấu thầu Đấu thầu Đấu thầu

xây lắp

(Nguồn: Giáo tình đấu thầu mua sắm)

 Đấu thầu mua sắm hàng hóa

Đấu thầu mua sắm hàng hóa là quá trình lựa chọn nhà thầu cung cấp

hàng hóa đạt yêu cầu về chất lượng và có giá hợp lý nhất

Khái niệm hàng hóa rất rộng bao gồm máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất, nguyên vật liệu, vật liệu, vật tư, phụ tùng, hàng tiêu dùng, thuốc, vật tư y

Trang 24

tế, thành phẩm, bán thành phẩm, bản quyền sở hữu công nghiệp, bản quyền sởhữu trí tuệ, Đó là những vật chất đã được chuẩn hóa cần thiết cho một dự án

từ việc xây dựng đến hoạt động

 Đấu thầu xây lắp

Đấu thầu xây lắp là quá trình lựa chọn nhà thầu để thực hiện các côngviệc trong lĩnh vực xây lắp như xây dựng công trình, hạng mục công trình vàlắp đặt thiết bị cho các công trình, hạng mục công trình

Đấu thầu xây lắp được thực hiện ở giai đoạn thực hiện dự án, sau khithiết kế thi công, tổng dự toán được phê duyệt Việc lựa chọn được nhà thầuxây lắp tốt có vai trò đặc biệt quan trọng dẫn đến sự thành công của dự án,cũng như hiệu quả của nguồn vốn

 Đấu thầu dịch vụ tư vấn

Đấu thầu dịch vụ tư vấn là quá trình lựa chọn nhà thầu tư vấn cung cấpkinh nghiệm, kiến thức, chuyên môn cho bên mời thầu với chất lượng dịch vụtốt và giá cả hợp lý

- Dịch vụ tư vấn chuẩn bị dự án gồm có: Lập, đánh giá báo cáo quyhoạch, tổng sơ đồ phát triển, kiến trúc, khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu tiền khảthi, báo cáo kinh tế kỹ thuật, báo cáo đánh giá tác động môi trường

- Dịch vụ tư vấn thực hiện dự án gồm có: Khảo sát, lập thiết kế thi côngtổng dự toán và dự toán, thẩm tra thiết kế - thi công tổng dự toán, lập hồ sơ mới quantâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, đánh giá hồ sơ

quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, thẩm định giá, thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị

- Dịch vụ tư vấn điều hành quản lý dự án, thu xếp tài chính, đào tạo, chuyển giao công nghệ và các dịch vụ tư vấn khác

Trang 25

 Đấu thầu dịch vụ phi tư vấn

Đấu thầu dịch vụ phi tư vấn là quá trình lựa chọn nhà thầu cung cấp cácdịch vụ phi tư vấn để giúp cho bên mời thầu đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất

Dịch vụ phi tư vấn là một hoặc một số hoạt động dịch vụ bao gồm:logistics, bảo hiểm, quảng cáo, lắp đặt không thuộc quá trình xây dựng và lắpđặt công trình, hạng mục công trình, nghiệm thu chạy thử, tổ chức đào tạo,bảo trì, bảo dưỡng, vẽ bản đồ và hoạt động không phải là dịch vụ tư vấn

 Đấu thầu thực hiện dự án

Đấu thầu thực hiện dự án là quá trình lựa chọn nhà thầu giúp bên mời thầu triển khai các ý tưởng của chủ đầu tư thành hiện thực đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.

 Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư là những gói thầu tìm kiếm nhà đầu tư thựchiện dự án đầu tư theo hình thức công tư (PPP), dự án đầu tư có sử dụng đất

b) Phân loại đấu thầu theo phạm vi của hoạt động đấu thầu

Sơ đồ 1.2 Phân loại đấu thầu theo phạm vi của hoạt động đấu thầu

CÁC LOẠI HÌNH ĐẤU THẦU (Phân loại theo phạm vi)

(Nguồn: Giáo trình Đấu thầu mua sắm)

 Đấu thầu trong nước

Đấu thầu trong nước là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng yêu cầu của bên mời thầu mà chỉ có sự tham gia của các nhà thầu, nhà đầu tư trong nước

Trang 26

 Đấu thầu quốc tế

Đấu thầu quốc tế là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu củabên mời thầu với sự tham gia của các nhà thầu, nhà đầu tư trong nước và nướcngoài Các dự án chỉ được xét tuyển tổ chức đấu thầu quốc tế trong các trườnghợp sau:

- Đây là các gói thầu thuộc dự án (thông thường là các dự án sử dụng vốn ODA) mà nhà tài trợ vốn yêu cầu phải tổ chức đấu thầu quốc tế

- Gói thầu mua sắm hàng hóa mà hàng hóa đó trong nước chưa đủ khảnăng sản xuất hoặc sản xuất nhưng không có khả năng đáp ứng yêu cầu về mặt kỹthuật, chất lượng, giá của hồ sơ mời thầu Trường hợp gói thầu yêu cầu mua sắmhàng hóa có nguồn gốc, xuất xứ của nước ngoài, đã được nhập khẩu và chào bán ởViệt Nam thì bên mời thầu không được tổ chức theo hình thức đấu thầu quốc tế

- Những gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, xây lắp,thực hiện dự án hỗn hợp mà các nhà thầu trong nước không có khả năng đáp ứngyêu cầu thực hiện gói thầu hoặc đã tổ chức đấu thầu trong nước nhưng

không chọn được nhà thầu trúng thầu

 Đấu thầu truyền thống

Đấu thầu truyền thống là hình thức đấu thầu được thực hiện theo phươngthức truyền thống, mọi hoạt động liên quan đến đấu thầu được thực hiện thủcông, bằng văn bản giấy Nhà thầu phải liên hệ và gặp gỡ trực tiếp với bênmời thầu để mua hồ sơ dự thầu bằng bản giấy, sau đó nhà thầu phải chuẩn bị

hồ sơ dự thầu và nộp hồ sơ dự thầu cho bên mời thầu bằng văn bản giấy, việc

mở thầu cần phải tổ chức hội nghị với sự có mặt của nhiều người, do vậy tốnnhiều thời gian, công sức, tiền bạc cho cả nhà thầu và bên mời thầu

Việc nhà thầu phải trực tiếp liên hệ với bên mời thầu để mua hồ sơ và tạomối quan hệ thân thiết với bên mời thầu là nguy cơ tham nhũng, thiếu tính côngkhai, minh bạch và cạnh tranh trong đấu thầu Ngoài ra, đấu thầu truyền thống dođược thực hiện bằng thủ công, văn bản giấy nên mọi hoạt động quản lý, lưu trữ

và thực hiện công việc đều rất mất thời gian, chậm trễ, nhiều công đoạn và

16

Trang 27

tốn nhiều thời gian gây khó khăn vất vả cho các bên mời thầu và nhà thầu.Nhưng hiệu quả công tác đấu thầu vẫn không cao.

Đấu thầu qua mạng là hoạt động đấu thầu được thực hiện trực tuyếnthông qua hệ thống mạng đấu thầu quốc gia Mọi dự án lựa chọn hình thứcđấu thầu qua mạng để chỉ tổ chức đấu thầu tại một hệ thống duy nhất theo quytrình do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định

Tất cả các công việc đấu thầu như đăng tải thông báo mời thầu, phát hành

hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu và thông báo kết quả lựa chọn nhà thầuđều được thực hiện thông qua internet Mọi dữ liệu trong đấu thầu đều được xácthực và bảo mật và quản lý chặt chẽ theo đúng quy định của Nhà nước

 Đấu thầu phân tán

Đấu thầu phân tán là hình thức đấu thầu mua sắm theo mô hình mua sắmphân tán do các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản là đơn vịtrực tiếp thực hiện mua sắm Với hình thức đấu thầu phân tán thì mỗi cơ quan,đơn vị, địa phương là một chủ thể tham gia hoạt động mua sắm hàng hóacông, đồng thời là bên mời thầu Do vậy hoạt động mua bán diễn ra sôi nổi, đadạng, khó kiểm soát và quản lý do có quá nhiều đầu mối mua sắm hàng hóa.Tuy nhiên, hình thức đấu thầu phân tán có ưu điểm nhanh chóng, tiện dụng vàđáp ứng nhanh nhu cầu mua sắm của đơn vị phục vụ chuyên môn, công tác,phù hợp với những mua sắm nhỏ, thường xuyên, chi phí không lớn

Đấu thầu tập trung là hình thức đấu thầu được áp dụng trong hoạt động đấuthầu mua sắm tập trung trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ cần mua sắm với sốlượng nhiều ở một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoặc chủ đầu tư.Việc áp dụng mua sắm tập trung không chỉ giúp tăng tính chuyên nghiệp tronghoạt động mua sắm mà còn tạo điều kiện nâng cao hiệu quả, tiết kiệm chi phímua sắm, rút ngắn thời gian và chi phí tổ chức lựa chọn nhà thầu, đồng thời hạnchế được tình trạng tham nhũng, lãng phí trong đầu thầu phân tán

Trang 28

hiện củarộng rãi hạn chế thầu trực tiếp cạnh hiện

cộngtranh

đồng

(Nguồn: Giáo trình Đấu thầu mua sắm)

Căn cứ vào quy định của Luật Đấu thầu 2013 và điều kiện cụ thể mà bên mời thầu có thể áp dụng một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu sau:

Đấu thầu rộng rãi là hình thức đấu thầu mà bất kỳ nhà thầu, nhà đầu tư nào

đủ điều kiện đều có thể tham gia dự thầu nếu muốn, hình thức này không hạn chế

số lượng nhà thầu tham gia và thường được áp dụng các gói thầu đơn giản, có giátrị không lớn (đây là hình thức chủ yếu được áp dụng trong đấu thầu)

 Đấu thầu hạn chế

Đấu thầu hạn chế là hình thức đấu thầu mà chỉ có một số nhà thầu nhấtđịnh mới được tham gia dự thầu Bên mời thầu áp dụng hình thức này trongtrường hợp gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc có tính đặc thù, gói thầu

có tính nghiên cứu, thử nghiệm mà chỉ có một số nhà thầu có khả năng đápứng (Hình thức đấu thầu hạn chế thường được áp dụng trong đấu thầu dịch vụ

tư vấn) Khi thực hiện đấu thầu hạn chế bên mời thầu phải mời tối thiểu là 3nhà thầu được xác định là có đủ năng lực, kinh nghiệm tham gia đấu thầu

 Chỉ định thầu

Chỉ định thầu là hình thức đấu thầu mà chỉ có duy nhất một nhà thầu được

tham gia và chính nhà thầu này được chọn để thực hiện yêu cầu của BMT

Hình thức chỉ định thầu được áp dụng cho:

Trang 29

- Những gói thầu có tính chất cấp bách, những gói thầu mang tính lợi íchquốc gia, những gói thầu đảm bảo tính tương thích trước đó;

- Những gói thầu mang tính đặc thù, nghệ thuật, tâm linh, không thể có nhà cung cấp thứ 2;

- Những gói thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công, gói thầu giá trị côngviệc nhỏ (gói thầu dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ công có giá gói thầukhông quá 500 triệu đồng, gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp, muathuốc, vật tư y tế, sản phẩm công có giá không quá 1 tỷ đồng, gói thầu thuộc dự ánmua sắm thường xuyên có giá không quá 100 triệu đồng)

 Mua sắm trực tiếp

Mua sắm trực tiếp được áp dụng đối với các gói thầu mua sắm hàng hóa.Đây là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu mời một nhà thầu trước đó đãtrúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế để thực hiện góithầu mới của mình trong cùng hoặc khác dự án Cơ bản mua sắm trực tiếp làhình thức chỉ định thầu dành cho nhà thầu ký hợp đồng thực hiện gói thầutương tự trước đó, không quá 1 năm

 Chào hàng cạnh tranh

Chào hàng cạnh tranh là hình thức thường được áp dụng khi bên mời thầumuốn mua sắm những hàng hóa thông dụng, yêu cầu kỹ thuật không cao, sẵn cótrên thị trường và đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau vềchất lượng, các gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản, các gói thầuxây lắp đơn giản Thông thường hình thức chào hàng cạnh tranh được áp dụngđối với những gói thầu có giá trị không cao (không quá 5 tỷ đồng)

Tự thực hiện là hình thức được thực hiện đối với các gói thầu mua sắmtrong trường hợp tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu có đủ năng lực kỹthuật, tài chính và kinh nghiệm để thực hiện gói thầu

Đơn vị được giao thực hiện gói thầu không được chuyển nhượng khốilượng công việc với tổng số tiền từ 10% giá trị gói thầu trở lên hoặc dưới 10%giá gói thầu nhưng trên 50 tỷ đồng Khi áp dụng hình thức tự thực hiện, dự toán

Trang 30

cho gói thầu phải được phê duyệt và đơn vị giám sát thực hiện việc thực hiện gói thầu phải độc lập với chủ đầu tư về tổ chức và tài chính.

 Tham gia thực hiện của cộng đồng

Tham gia thực hiện của cộng đồng là những gói thầu đặc biệt như góithầu thuộc chương trình quốc gia, chương trình hỗ trợ xóa đói giảm nghèo chocác địa phương hay các gói thầu có quy mô nhỏ mà cộng đồng dân cư, tổchức, tổ, nhóm thợ tại địa phương có thể đảm nhận được thì sẽ thực hiện đấuthầu cộng đồng Những gói thầu này có thể giao cho cộng đồng thực hiện toàn

bộ hoặc một phần

1.1.5.3 Phương thức trong Đấu thầu

Phương thức lựa chọn nhà thầu là cách thức, phương pháp triển khai tổchức thực hiện công tác đấu thầu để lựa chọn nhà thầu trúng thầu từ các nhàthầu khác nhau theo quy định

Sơ đồ 1.4 Các phương thức trong Đấu thầu

CÁC PHƯƠNG THỨC

ĐẤU THẦU

Phương thức 1 Phương thức 1 Phương thức 2 Phương thức 2giai đoạn 1 túi giai đoạn 2 túi giai đoạn 1 túi giai đoạn 2 túi

(Nguồn: Giáo trình Đấu thầu mua sắm)

a) Phương thức đấu thầu một giai đoạn một túi hồ sơ:

Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ được áp dụng trong các trườnghợp sau đây: Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch

vụ phi tư vấn; gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô nhỏ; chàohàng cạnh tranh đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa,xây lắp; chỉ định thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch

Trang 31

vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp; mua sắm trực tiếp đối vớigói thầu mua sắm hàng hóa; chỉ định thầu đối với lựa chọn nhà đầu tư.

Nhà thầu, nhà đầu tư nộp hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất gồm đề xuất về kỹ thuật

và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu Việc mở thầu được tiến hành một lần đối với toàn bộ hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất.

b) Phương thức đấu thầu một giai đoạn hai túi hồ sơ:

Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ được áp dụng trong các trườnghợp sau đây: Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấpdịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp; đấuthầu rộng rãi đối với lựa chọn nhà đầu tư

Nhà thầu, nhà đầu tư nộp đồng thời hồ sơ đề xuất về kỹ thuật và hồ sơ đềxuất về tài chính riêng biệt theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu Việc mở thầuđược tiến hành hai lần Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở ngay sau thờiđiểm đóng thầu Nhà thầu, nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật sẽ được

mở hồ sơ đề xuất về tài chính để đánh giá

c) Phương thức đấu thầu hai giai đoạn một túi hồ sơ:

Phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ được áp dụng trong trường hợpđấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xâylắp, hỗn hợp có quy mô lớn, phức tạp

- Trong giai đoạn một, nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật, phương án tàichính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu nhưng chưa có giá dự thầu Trên cơ sởtrao đổi với từng nhà thầu tham gia giai đoạn này sẽ xác định hồ sơ mời thầugiai đoạn hai

- Trong giai đoạn hai, nhà thầu đã tham gia giai đoạn một được mời nộp

hồ sơ dự thầu Hồ sơ dự thầu bao gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chínhtheo yêu cầu của hồ sơ mời thầu giai đoạn hai, trong đó có giá dự thầu và bảo đảm

dự thầu

Trang 32

d) Phương thức đấu thầu hai giai đoạn hai túi hồ sơ:

Phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ được áp dụng trong trường hợpđấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xâylắp, hỗn hợp có kỹ thuật, công nghệ mới, phức tạp, có tính đặc thù

- Phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ được áp dụng trong trường hợpđấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có kỹ thuật, công nghệ mới, phức tạp, có tính đặc thù

- Trong giai đoạn hai, các nhà thầu đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mộtđược mời nộp hồ sơ dự thầu Hồ sơ dự thầu bao gồm đề xuất về kỹ thuật và đềxuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu giai đoạn hai tương ứng vớinội dung hiệu chỉnh về kỹ thuật Trong giai đoạn này, hồ sơ đề xuất về tàichính đã nộp trong giai đoạn một sẽ được mở đồng thời với hồ sơ dự thầu giaiđoạn hai để đánh giá

1.1.6 Quy trình đấu thầu cơ bản

Bước một: Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu

Trong bước này bên mời thầu phải thực hiện trình tự các hoạt động từ lúcbắt đầu phê duyệt dự án tới thời điểm có thể mời thầu, hồ sơ yêu cầu Sau khithu thập đầy đủ các căn cứ pháp lý, bên mời thầu lập kế hoạch đấu thầu, thẩmđịnh và trình duyệt Kế hoạch đấu thầu được phê duyệt là cơ sở đầu tiên chomọi hoạt động khác của quá trình tổ chức đấu thầu Từ đó, BMT lập HSMTtheo yêu cầu của gói thầu của dự án HSMT, HSYC sau khi được thẩm định

và phê duyệt sẽ là căn cứ pháp lý duy nhất để tất cả các cá nhân, tổ chức cóliên quan thực hiện công việc của mình

Bước hai: Tổ chức lựa chọn nhà thầu

Tổ chức đấu thầu bắt đầu từ việc mời thầu, phát hành, sửa đổi, làm rõHSMT, HSYC tới thời điểm mở thầu Khi BMT thông báo mời thầu theo quyđịnh trên các phương tiện thông tin đại chúng như Báo đấu thầu và hệ thốngmạng đấu thầu Quốc gia, các nhà thầu quan tâm sẽ tới mua HSMT, HSYC Họ sẽ

có một khoảng thời gian nhất định để chuẩn bị HSDT, hồ sơ đề xuất và nộp

Trang 33

cho bên mời thầu trước thời điểm đóng thầu Bên mời thầu luôn có một bộphận tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất theo quy định của Nhànước cho đến thời điểm mở thầu Đồng thời bên mời thầu thành lập tổ chuyêngia đánh giá, tổ thẩm định.

Trong lễ mở thầu công khai, bên mời thầu thực hiện công việc mở thầu,ghi biên bản HSDT, hồ sơ đề xuất của các nhà thầu sau khi được mở sẽđược quản lý và chuyển sang bộ phận đánh giá hồ sơ Thời điểm mở thầucũng là thời điểm kết thúc bước 2 của quy trình đấu thầu

Bước ba: Đánh giá hồ sơ dự thầu và thương thảo hợp đồng

Bước này được thực hiện bởi tổ chuyên gia đấu thầu Họ thực hiện lầnlượt từ đánh giá sơ bộ, đánh giá chi tiết theo phương pháp đánh giá được nêutrong HSMT, HSYC Kết quả đánh giá được nộp lên để tiến hành thẩm định.Sau khi thẩm định kết quả đánh giá thầu, BMT trình lên người có thẩm quyềnxét duyệt kết quả và công bố kết quả lựa chọn thầu, kết quả được gửi tới cácnhà thầu tham dự và công bố trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia Tại đâynhà thầu trúng thầu được mời tới để thương thảo đàm phán hợp đồng

Bước bốn: Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai KQLCNT

Sau khi đánh giá hồ sơ và thương thảo hợp đồng xong, BMT sẽ trình,thẩm định, phê duyệt, đăng tải thông tin và công khai kết quả lựa chọn nhàthầu lên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia

Bước năm: Hoàn thiện và ký kết hợp đồng

Bước này chủ đầu tư và nhà thầu cùng nhau hoàn thiện hợp đồng và sau

đó ký kết hợp đồng trước khi bắt đầu tiến hành thực hiện dự án

Trang 34

1.2 Đấu thầu qua mạng

1.2.1 Khái niệm Đấu thầu qua mạng

Theo Khoản 13 Điều 14 Luật Đấu thầu 2013: “Đấu thầu qua mạng là

hoạt động đấu thầu được thực hiện trực tuyến thông qua hệ thống mạng đấuthầu quốc gia”

Đấu thầu qua mạng là việc ứng dụng công nghệ thông tin (đặc biệt làmạng Internet) vào quá trình đấu thầu bởi Chính phủ, nhằm kiểm soát nhữngmối quan hệ về đấu thầu với các nhà cung cấp và nhà thầu trong việc đấu thầumua sắm hàng hóa, xây lắp và dịch vụ tư vấn Đấu thầu qua mạng sẽ dỡ bỏkhoảng cách vật lý về không gian và thời gian, cho phép cung cấp một luồngthông tin minh bạch và hiệu quả cùng quá trình thực hiện rộng rãi hơn

Các bên tham gia đấu thầu qua mạng phải thực hiện khai báo, đăng tảinội dung HSMT, nộp HSDT, thông báo kết quả đấu thầu… theo các mẫuđược lập trình sẵn Việc sử dụng chữ ký điện tử và có sự quản lý chặt chẽ củamột cơ quan quản lý chung là điều bắt buộc trong quy trình thực hiện

Mô hình đấu thầu qua mạng:

Hình 1.1 Mô hình Đấu thầu qua mạng

(Nguồn: E-procurement, hệ thống đấu thầu qua mạng)

Trang 35

1.2.2 Đặc điểm của Đấu thầu qua mạng

Trong hoạt động Đấu thầu qua mạng, Nhà thầu có thể vào trang mạngđấu thầu quốc gia để tự đăng ký thông tin và tự chịu trách nhiệm, ở bất cứđâu, bất cứ lúc nào, mở rộng không gian, thời gian và đối tượng Mọi hoạtđộng của Đấu thầu qua mạng đều được thực hiện thông qua internet, đối vớiviệc mua hồ sơ mời thầu, nhà thầu chỉ cần có chữ ký số thì sẽ mua được, trướcthời điểm đóng thầu hay mở thầu, nhà thầu vẫn có thể gửi hồ sơ dự thầu quamạng mà không phải đến trực tiếp để gặp bên mời thầu Với đặc thù như vậy,đấu thầu qua mạng có những đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, Hệ thống ĐTQM có địa chỉ website cụ thể, được công bố công

khai đối với các doanh nghiệp và toàn xã hội Tất cả doanh nghiệp quan tâmchỉ cần vào trang này sẽ thấy hết nơi nào đang mời thầu qua mạng ĐTQMthứ nhất sẽ giúp không còn chuyện giấu giếm, chỉ có một vài doanh nghiệpthân cận được biết kế hoạch đấu thầu nữa

Thứ hai, khi biết thông tin rồi, doanh nghiệp cũng không cần phải đi tìm

địa chỉ, chờ mua hồ sơ mời thầu nữa, mà có quyền đăng ký tham gia đấu thầungay Việc tìm cách chỉ bán hồ sơ cho những doanh nghiệp thân cận cũng sẽkhông thể thực hiện được

Thứ ba, chủ đầu tư phải công bố công khai tổng mức đầu tư, các thông tin về

dự án Do công khai, ĐTQM sẽ có nhiều doanh nghiệp đăng ký Với tính cạnh tranh mạnh, chi phí giao dịch và giá dự thầu sẽ giảm Tất nhiên, ĐTQM không phải công cụ duy nhất cải thiện những thách thức trong hoạt động đấu thầu.

1.2.3 Quy trình Đấu thầu qua mạng

Để thực hiện hoạt động đấu thầu lựa chọn nhà thầu qua mạng gồm cácbước chính sau:

Bước một, BMT, NT tiến hành đăng ký tham gia hệ thống mạng đấu

thầu quốc gia

Trang 36

Bước hai, BMT tự đăng tải thông báo mời sơ tuyển, thông báo mời

quan tâm, thông báo mời thầu, thông báo mời chào hàng trên hệ thống mạng

đấu thầu quốc gia Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, BMT công khai quy cách hàng hóa cần mua sắm

Bước ba, bên mời thầu phát hành miễn phí hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ

mời quan tâm, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu trên hệ thống mạng đấu thầuquốc gia đồng thời với thông báo mời sơ tuyển, thông báo mời quan tâm,thông báo mời thầu, thông báo mời chào hàng Trường hợp có sự sai khácgiữa văn bản điện tử đính kèm và nội dung điền trong mẫu thì văn bản điện tửđính kèm sẽ có giá trị pháp lý

Bước bốn, nhà thầu nộp hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự

thầu, hồ sơ đề xuất trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia Hệ thống mạng đấuthầu quốc gia phải phản hồi cho nhà thầu là đã nộp hồ sơ thành công haykhông thành công, đồng thời ghi lại thời điểm, trạng thái nộp trên hệ thốnglàm căn cứ giải quyết tranh chấp (nếu có) Nhà thầu thực hiện nộp bảo lãnh dựthầu thông qua ngân hàng có kết nối đến hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.Trường hợp rút hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đềxuất, nhà thầu thông báo đến bên mời thầu và ngân hàng thực hiện bảo lãnh(nếu có) trước thời điểm đóng thầu

Bước năm, bên mời thầu mở và giải mã hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ quan

tâm, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia ngaysau thời điểm đóng thầu Biên bản mở hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ quan tâm, hồ

sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất được đăng tải công khai trên hệ thống mạng đấuthầu quốc gia trong thời hạn không quá 02 giờ sau thời điểm đóng thầu

Bước sáu, sau khi đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ quan tâm, hồ sơ

dự thầu, hồ sơ đề xuất, bên mời thầu nhập kết quả lựa chọn nhà thầu liên hệthống mạng đấu thầu quốc gia Kết quả lựa chọn nhà thầu được đăng tải côngkhai trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia ngay sau khi có quyết định phêduyệt kết quả lựa chọn nhà thầu

Trang 37

1.2.4 Ưu điểm, hạn chế của Đấu thầu qua mạng

1.2.4.1 Ưu điểm

Nếu đấu thầu có vai trò đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, thì đấu thầuqua mạng là một giải pháp mới cho Chính phủ điện tử trong lĩnh vực đấu thầutại Việt Nam Vai trò của hệ thống này được thể hiện ở những ưu điểm so vớiđấu thầu thông thường.”

Hình 1.2 Ưu điểm Đấu thầu qua mạng so với Đấu thầu truyền thống

(Nguồn: E-procurement, hệ thống đấu thầu qua mạng)

Đầu tiên, đấu thầu qua mạng giúp tăng cường tính công bằng, công khai,minh bạch và hiệu quả trong công tác đấu thầu Nó góp phần đưa quy trình đấuthầu dần theo đúng quy trình đấu thầu chuẩn trong môi trường hiện đại hội nhậpkinh tế quốc tế, trong khi vẫn đảm bảo thực hiện nghiêm túc và tuân thủ chặt chẽhơn nữa các qui định của Nhà nước và pháp luật Việt Nam về đấu thầu Đối vớiChính phủ, đấu thầu qua mạng giúp chống gian lận trong đấu thầu, thúc đẩy tăngcường số lượng nhà cung cấp do các thông tin đều được công bố rộng rãi, giámsát việc mua sắm chuyên nghiệp hơn Bên cạnh đó, đây cũng là cơ hội để tíchhợp với các hệ thống khác của Chính phủ như hệ thống tài chính và giúp

Trang 38

tiến hành đơn giản hóa, cải cách thủ tục hành chính, loại bỏ các công việc lặp đilặp lại và rút ngắn được chu trình mua sắm Do vậy, đấu thầu qua mạng cải thiệnviệc tiếp cận vào thị trường của Chính phủ, giúp mở rộng thị trường cho các nhàcung cấp mới và khuyến khích khối doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia.

Xét đơn thuần ở hệ thống mua sắm điện tử, với giao diện thân thiện, đơngiản, dễ sử dụng, nó tạo thuận lợi cho quá trình đấu thầu diễn ra nhanh chóng,kịp thời và tiết kiệm, các bên có thể giao dịch bất cứ nơi đâu, bất cứ thời giannào Bên cạnh đó, hệ thống cũng tăng cường bảo mật và an toàn thông tin đấuthầu, đảm bảo quy trình thực hiện đấu thầu luôn được kiểm tra, giám sát chặtchẽ, tránh thất thoát, lãng phí Nhờ có hệ thống này mà nhà thầu có thể dễ dàngtiếp cận được các thông tin mua sắm của Chính phủ, và họ cũng có thể theo dõi,giám sát việc thực hiện đấu thầu, góp phần tăng tính minh bạch của quy trình

Đấu thầu qua mạng đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế hiện đại bởi nó khắc phục được các nhược điểm của đấu thầu truyền thống

Bảng 1.1 Ưu điểm của Đấu thầu qua mạng so với Đấu thầu truyền thống

Tiêu

chí

- Chống gian lận - Nâng cao tính công - Dễ dàng

- Thúc đẩy tăng số bằng và cạnh tranh tiếp cận cáclượng nhà thầu - Cải thiện việc tiếp cận thông tin mua

- Là cơ hội tốt để tích vào thị trường Chính phủ sắm Chínhhợp với các hệ thống - Mở rộng thị trường cho phủ

Minh khác của Chính phủ các nhà thầu mới - Có thể theo

bạch (vd: Tài chính) - Khuyến khích, kích dõi, giám sát

- Giám sát việc mua thích khối doanh nghiệp việc thực hiệnsắm chuyên nghiệp vừa và nhỏ tham gia đấu thầu

các thông tin mua sắmcông khai

Trang 39

- Nâng cao chất lượng - Chính phủ thông tin

về các quyết định mua cho doanh nghiệp

sắm và thống kê

- Công khai thông tin

- Có được giá tốt hơn - Giảm thiểu chi phí giao - Phân phối

- Đơn giản hóa, loại - Đơn giản hóa, loại bỏ - Có được

bỏ được các công việc công việc lặp đi lặp lại các dịch vụlặp đi lặp lại - Có thể giao dịch bất cứ tốt hơn, nhanh

Thời - Có thể giao dịch bất nới đâu, bất cứ thời gian hơn

gian cứ nơi đâu, bất cứ thời nào

gian nào - Rút ngắn chu trình

Trang 40

Bên cạnh đó, trên thế giới có rất ít nước đã áp dụng thành công ĐTQM,

và điều kiện kinh tế- xã hội ở các nước đó cũng khác Việt Nam Băn khoănlớn nhất là nếu áp dụng những kinh nghiệm, công nghệ tiên tiến của nướcngoài vào Việt Nam thì có đạt được thành tựu tương tự, hay có sự chênh lệch

về các kết quả đạt được Trong tương quan so sánh giữa chi phí phải bỏ ra đểtiếp thu công nghệ mới và kết quả đạt được, nhiều tổ chức, cá nhân còn e ngạiviệc thực hiện đấu thầu qua mạng

1.2.5 Sự cần thiết của Đấu thầu qua mạng

1.2.5.1 Lợi ích của Đấu thầu qua mạng

Đấu thầu qua mạng giúp nâng cao khả năng quản trị nhà nước, sử dụnghiệu quả ngân sách nhà nước, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, cải cách thủtục hành chính, tăng tính công khai, minh bạch, cạnh tranh và hiệu quả kinh tếcủa công tác đấu thầu, giúp phòng chống tham nhũng hiệu quả Không chỉ vớinhững lợi ích việc trên ngoài ra đấu thầu qua mạng mang lại các lợi ích cụ thểhướng tới các đối tượng sau:

a) Lợi ích đối với nhà thầu:

- Cung cấp một địa chỉ duy nhất để nhà thầu truy cập thông tin về các góithầu mua sắm công Thuận lợi trong quá trình chuẩn bị đấu thầu do quá trình đấu thầuđiện tử đã được chuẩn hóa, tối giản dữ liệu nhập vào Tăng cơ hội thắng thầu nhờ việcgiảm thiểu khả năng bị loại vì HSDT không phù hợp do hệ thống

đấu thầu điện tử tự động kiểm tra tính hợp lệ của HSDT khi nhà thầu nộp HSDT

- Tiết kiệm thời gian và chi phí do không cần nộp các bản sao HSDT,không gặp các vấn đề phức tạp về hành chính, không phải trực tiếp đến địa

điểm nộp thầu, tái sử dụng được các thông tin về năng lực đấu thầu

- Đảm bảo công bằng cho tất cả các nhà thầu tham gia đấu thầu quamạng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có cơ hội tham gia gói thầu ngang bằng vớicác nhà thầu khác

Ngày đăng: 07/11/2021, 16:05

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ - Thực trạng hoạt động đấu thầu qua mạng tại việt nam giai đoạn 2016   2020 và giải pháp hoàn thiện
DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ (Trang 9)
5 Biểu đồ 2.5. Số lượng gói thầu qua mạng theo hình thức - Thực trạng hoạt động đấu thầu qua mạng tại việt nam giai đoạn 2016   2020 và giải pháp hoàn thiện
5 Biểu đồ 2.5. Số lượng gói thầu qua mạng theo hình thức (Trang 11)
1.1.5. Phân loại, hình thức và phương thức trong Đấu thầu - Thực trạng hoạt động đấu thầu qua mạng tại việt nam giai đoạn 2016   2020 và giải pháp hoàn thiện
1.1.5. Phân loại, hình thức và phương thức trong Đấu thầu (Trang 24)
CÁC LOẠI HÌNH ĐẤU THẦU (Phân loại theo phạm vi) - Thực trạng hoạt động đấu thầu qua mạng tại việt nam giai đoạn 2016   2020 và giải pháp hoàn thiện
h ân loại theo phạm vi) (Trang 26)
Mô hình đấu thầu qua mạng: - Thực trạng hoạt động đấu thầu qua mạng tại việt nam giai đoạn 2016   2020 và giải pháp hoàn thiện
h ình đấu thầu qua mạng: (Trang 35)
Hình 1.2. Ưu điểm Đấu thầu qua mạng so với Đấu thầu truyền thống - Thực trạng hoạt động đấu thầu qua mạng tại việt nam giai đoạn 2016   2020 và giải pháp hoàn thiện
Hình 1.2. Ưu điểm Đấu thầu qua mạng so với Đấu thầu truyền thống (Trang 38)
Bảng 1.1. Ưu điểm của Đấu thầu qua mạng so với Đấu thầu truyền thống - Thực trạng hoạt động đấu thầu qua mạng tại việt nam giai đoạn 2016   2020 và giải pháp hoàn thiện
Bảng 1.1. Ưu điểm của Đấu thầu qua mạng so với Đấu thầu truyền thống (Trang 39)
đấu thầu, kiến nghị trong đấu thầu… để lựa chọn nhà thầu thông qua 4 hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh, và chỉ định thầu. - Thực trạng hoạt động đấu thầu qua mạng tại việt nam giai đoạn 2016   2020 và giải pháp hoàn thiện
u thầu, kiến nghị trong đấu thầu… để lựa chọn nhà thầu thông qua 4 hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh, và chỉ định thầu (Trang 52)
Bảng 2.1. Kết quả đấu thầu qua mạng toàn quốc giai đoạn 2016-2020 - Thực trạng hoạt động đấu thầu qua mạng tại việt nam giai đoạn 2016   2020 và giải pháp hoàn thiện
Bảng 2.1. Kết quả đấu thầu qua mạng toàn quốc giai đoạn 2016-2020 (Trang 53)
2.2.2. Theo hình thức lựa chọn nhà thầu: - Thực trạng hoạt động đấu thầu qua mạng tại việt nam giai đoạn 2016   2020 và giải pháp hoàn thiện
2.2.2. Theo hình thức lựa chọn nhà thầu: (Trang 61)
Số lượng gói thầu qua mạng theo hình thức lựa chọn nhà thầu 60.000 - Thực trạng hoạt động đấu thầu qua mạng tại việt nam giai đoạn 2016   2020 và giải pháp hoàn thiện
l ượng gói thầu qua mạng theo hình thức lựa chọn nhà thầu 60.000 (Trang 63)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w