Theo đánh giá của các nhà đầu tư nước ngoài và các chuyên gia về đầu tư thì đó làhậu quả của rất nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, song hầu hết tất cả đều nhất trírằng môi trường
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA LUẬT KINH TẾ - -
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC
TIẾP VÀO VIỆT NAM VƯỚNG MẮC PHÁP LÝ VÀ THỦ TỤC
- TIỂU LUẬN LUẬT KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS BÙI XUÂN HẢI THỰC HIỆN: NHÓM 11- ĐÊM 4
TP HỒ CHÍ MINH – năm 2013
Trang 2MỞ ĐẦU
Sự nghiệp đổi mới ở nước ta trong thời gian qua đã thu được những kết quả bước đầuquan trọng Việt Nam không những đã vượt qua được sự khủng hoảng triền miên trong thập
kỷ 80 mà còn đạt được những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế xã hội
Có được thành tựu kinh tế đáng ghi nhận này, là nhờ phần đóng góp lớn của đầu tưtrực tiếp nước ngoài (FDI) Trong những năm qua, Việt Nam luôn được đánh giá là một quốcgia có tiềm năng và hấp dẫn đối với nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Thấy rõtầm quan trọng của FDI trong thời gian qua Việt Nam đã có nhiều thay đổi về thể chế nhằmtạo lập môi trường đầu tư hấp dẫn để thu hút các dòng vốn phục vụ phát triển kinh tế - xãhội
Chúng ta có thể khẳng định rằng, đường lối và chủ trương đầy mạnh hoạt động thuhút FDI của Nhà Nước Việt Nam là đúng đắn, bởi trong giao đoạn hiện nay, chúng ta rất cần
có một nguồn vốn lớn cho đầu tư phát triển trong bối cảnh tích lũy nội bộ từ nền kinh tế làrất thấp Vì vậy, để phục vụ mục tiêu tăng trưởng trong thời gian tới, chúng ta cần tích cựchơn nữa trong việc xây dựng và cải thiện môi trường pháp lý nói riêng và môi trường đầu tưnói chung để tạo một sân chân bình đẳng cho nhà đầu tư trong và ngoài nước
Tuy nhiên thực tế lại cho thấy, từ nửa cuối năm 2011 đến nay, mức độ hấp dẫn trongthu hút FDI của Việt Nam có dấu hiệu suy giảm.Thực tế, từ chỗ chỉ chiếm gần 6% tổng FDIvào khu vực Đông Nam Á trong giai đoạn 1990-2000, đến giai đoạn 2005-2010, Việt Nam
đã chiếm trên 10,29% tổng FDI, đạt cao nhất tới 17% trong năm 2008 Tuy nhiên, sang năm
2009, vốn FDI vào Việt Nam có dấu hiệu tăng chậm lại so với trước và tạo một xu hướnggiảm nhẹ vào năm 2010 và 2011
Theo đánh giá của các nhà đầu tư nước ngoài và các chuyên gia về đầu tư thì đó làhậu quả của rất nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, song hầu hết tất cả đều nhất trírằng môi trường pháp lý chưa đồng bộ và ổn định là một trong những nguyên nhân quantrọng nhất dẫn đến tình trạng này
Xuất phát từ thực tế trên, đề tài : “Thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp vào Việt Nam - Vướng mắc pháp lý và thủ tục” - sẽ tìm hiểu một số vấn đề mang tính thực tiễn vềnhững trở ngại đầu tư FDI dưới góc độ pháp lý Từ đó sẽ xây dựng một số đóng góp trongviệc hoàn thiện pháp luật nhằm thu hút nguồn vốn FDI vào Việt Nam, đóng góp quan trọngvào phát triển kinh tế trong thời gian tới
Trang 3CHƯƠNG I:
PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC
TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
1 Phân tích tình hình thu hút vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn từ năm 2006 đến nay :
a Tổng nguồn vốn và số lượng dự án FDI qua các năm :
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Tổng nguồn vốn FDI hàng
năm (tỷ usd) (*) 12 21,3 71,73 21,48 19,76 15,62 16,35Vốn thực giải ngân (tỷ usd) 4,1 8,0 11,5 10 11 11 10,5
(**) Tổng nguồn vốn cấp mới và tăng thêm/tổng dự án cấp mới và tăng thêm
Nguồn : Báo cáo hàng năm của Cục đầu tư nước ngoài - FIA
Trang 4vốn) thì đến năm 2007 con số này đã đạt 21,3 tỷ USD năm 2008 chạm mốc kỉ lục từ trướcđến nay trong việc thu hút nguồn vốn FDI với con số 71,73 tỷ USD
Nếu xét về số lượng dự án đầu tư tăng thêm, có thể thấy năm 2007 với 1544 dự áncấp mới và 420 dự án tăng vốn, tỷ lệ dự án cấp mới đạt hơn 185% so với năm 2006, và số dự
án tăng vốn thì đạt 86,4% so với năm 2006 Trong năm 2008, cả hai số liệu về dự án cấp mới
và dự án tăng vốn đều giảm so với năm 2007, cụ thể là với 1171 dự án cấp mới và 311 dự ántăng vốn Nguyên nhân của vấn đề này là do sự xuất hiện của nhiều dự án quy mô lớn – vớimức vốn bình quân trên dự án là 48,4 triệu USD, tăng gấp 4,5 lần so với năm 2007 Các dự
án này đầu tư chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp (sản xuất thép, điện tử, sản phẩm côngnghệ cao, ) và dịch vụ (cảng biển, bất động sản, công nghệ thông tin, du lịch-dịch vụ caocấp v.v) trong năm nay chứ không phản ánh tình hình đầu tư vốn FDI suy giảm
Tuy nhiên, tổng nguồn vốn FDI chỉ là một chỉ tiêu đánh giá chung, chỉ tiêu quantrọng nhất thể hiện nguồn vốn FDI thực sự đi vào nước ta qua các kênh Ngân hàng, thiết bịmáy móc v.v được thể hiện qua số liệu của Vốn thực giải ngân Trong giai đoạn 3 năm
2006 – 2008, vốn thực giải ngân tăng lên cả về tuyệt đối và tương đối Trong khi năm 2006,vốn FDI chỉ dừng lại ở con số khiêm tốn là 4,1 tỉ USD thì năm 2007 đã đạt gấp đôi với con
số là 8 tỷ USD và đến năm 2008, vốn giải ngân thực tế đã đạt kỉ lục là 11,5 tỷ USD Nhữngcon số này phần nào cho thấy Việt Nam thực sự có tiềm năng phát triển dài hạn và đang làthị trường mới nổi ngày càng được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm do lợi thế về chi phílao động, tiềm năng phát triển, điểm đến đầu tư tốt để đa dạng hóa rủi ro và thị trường nộiđịa hứa hẹn khi thu nhập người dân tăng nhanh
Giai đoạn 2009 – 2011 :
Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế toàn cầu cũng như của nền kinh tếtrong nước, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 2009 – 2011 cũng suy giảmđáng kể so với “thời kì hoàng kim” 2006 – 2008 Các số liệu thống kê cho thấy, năm 2009tổng nguồn vốn FDI đầu tư vào Việt Nam đạt 21,48 tỷ USD (với 839 dự án cấp mới và 215
dự án tăng vốn), tức chỉ đạt khoảng 30% so với năm 2008 Con số này lại tiếp tục giảm trongcác năm tiếp theo, cụ thể năm 2010 đạt 19,76 tỷ USD (với 1240 dự án cấp mới và 395 dự ántăng vốn) và năm 2011 chỉ đạt 15,62 tỷ USD (với 1191 dự án cấp mới và 403 dự án tăngvốn) Tổng vốn đầu tư FDI giảm dần đi ngược lại với xu hướng tăng lên của số dự án phảnánh tình trạng quy mô dự án đầu tư càng ngày càng giảm dần, cụ thể số vốn bình quân/dự ánnăm 2009 đạt khoảng 20,4 triệu USD thì đến năm 2011 gần hơn 2 lần và chỉ còn bình quân9,8 triệu USD/dự án
Trang 5Tuy nhiên, như đã nói ở trên, tỷ lệ thực sự đáng quan tâm là nguồn vốn FDI thực giảingân Trong giai đoạn 2009 – 2011, sự giảm sút với khoảng cách rộng của tổng nguồn vốnđầu tư nước ngoài lại không ảnh hưởng mạnh đến tỷ lệ nguồn vốn giải ngân thực tế Qua 3năm, nguồn vốn này vẫn đạt mức trung bình là 10,7 tỷ USD, tức đạt khoảng 93% so với mứcgiải ngân cao nhất năm 2008 Chính vì tổng nguồn vốn đầu tư không tăng nhưng nguồn vốnthực tế giải ngân vẫn ổn định đã làm cho tỷ lệ vốn giải ngân/tổng nguồn vốn đầu tư tronggiai đoạn 3 năm 2009 – 2011 đạt con số đáng mơ ước, lần lượt là 43% năm 2009, 56% năm
2010 và 70% năm 2011 Điều này thể hiện hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nướcngoài ngày càng tăng lên chứ không phải là những số liệu thổi phồng trước đó
Giai đoạn 2012 đến nay :
Mặc dù lượng vốn FDI chỉ tăng 0,73 tỷ USD so với năm 2011, đạt 16,35 tỷ USD,nhưng trong điều kiện kinh tế thế giới phục hồi chậm, có khu vực còn bị suy thoái, tăngtrưởng bị sụt giảm và với chủ trương nâng cao chất lượng FDI, thì việc đạt được kết quả nhưtrên là đáng ghi nhận
Bối cảnh sắp tới của kinh tế Việt Nam cũng sẽ tiếp tục khó khăn do nền kinh tế nhỏnhưng khá mở chịu ảnh hưởng từ kinh tế thế giới mà kinh tế thế giới thì chưa có dấu hiệu hồiphục Một khi các nhà đầu tư lo ngại về sự phục hồi chậm chạp của nền kinh tế thế giới thìđưa ra quyết định đầu tư mới là vấn đề khó khăn
Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm 2013 sẽ khó khăn hơn khi: (i) thị trường bấtđộng sản đóng băng, các nhà đầu tư nước ngoài không còn mặn mà với các dự án bất độngsản nhờ thu lợi từ giá bất động sản Điều này có thể nhìn thấy qua cơ cấu vốn theo lĩnh vựcđầu tư trong mối tương quan với giá bất động sản và trong bối cảnh cho vay bất động sảnvẫn đang còn khống chế; (ii) môi trường đầu tư của Việt Nam theo nhiều báo cáo đánh giácủa các tổ chức càng ngày càng trở nên xấu đi và chưa có dấu hiệu cải thiện; (iii) Việt Namđang chủ trương giám sát chặt và nâng cao chất lượng dòng vốn đầu tư nước ngoài qua điềuchỉnh nhiều văn bản pháp luật như Quyết định 1601/QĐ-TTg ngày 29/10/2012 phê duyệt đề
án nâng cao hiệu quả công tác quản lý dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, dự thảothông tư quy định công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá đầu tư đối với việc tuân thủ các quyđịnh pháp luật về cấp Giấy chứng nhận đầu tư, triển khai thực hiện các dự án có vốn đầu tưnước ngoài; (iv) cơ quan thuế đã bắt đầu đề cập đến vấn đề chuyển giá và thất thu thuế tạicác DN có vốn FDI và có những động thái mạnh tay với những DN vi phạm luật thuế
Trong bối cảnh như vậy, nếu không đẩy mạnh các chính sách cải cách và cải thiệnmôi trường đầu tư, Việt Nam sẽ không phải là điểm đến của các nhà đầu tư trên thế giới.Ngoài ra, hiện tại FDI đang giữ một vai trò quan trọng trong sản xuất, trong xuất khẩu vì
Trang 6vậy, sự giảm sút của khu vực này thực sự rất đáng lo ngại và có thể dẫn đến sự ổn định kinh
SL
dự án
Tổng vốn đầu tư (USD)
(Nguồn : Báo cáo hàng năm của Cục đầu tư nước ngoài - FIA)
Trong giai đoạn này, số dự án đăng ký trong ngành nông, lâm, thủy sản rất ít và chỉchiếm tỷ trọng vốn rất thấp trong tổng vốn đăng ký theo các năm Chính sách điều chỉnh năm
1996 đã đưa những ưu đãi đặc biệt nhằm thu hút FDI đầu tư vùng nguyên liệu, chế biến nônglâm, thủy sản, nhưng tác dụng chỉ rất nhỏ Luật Đầu tư năm 2005 tiếp tục đưa ngành nuôitrồng, chế biến nông, lâm nghiệp, thủy sản vào Danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi, nhưngđến năm 2008 cũng không làm thay đổi được xu hướng cũ Năm 2008 chỉ có 45 dự án đăng
ký, chiếm 3,8% số dự án và chỉ chiếm 0,42% tổng vốn đăng ký Điều đó chứng tỏ lĩnh vựcnông, lâm, ngư nghiệp vẫn kém hấp dẫn các nhà đầu tư và những nỗ lực điều chỉnh chínhsách đầu tư không đủ kích thích để thu hút nhiều hơn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngànhnày
Trái ngược với xu hướng giảm thu hút FDI của ngành nông nghiệp là sự bùng phátcủa FDI vào ngành dịch vụ từ năm 2001 Kết quả này một phần do tác động của Hiệp địnhthương mại Việt-Mỹ, tiếp đó được tăng lên do Việt Nam gia nhập WTO Thực hiện Hiệpđịnh BTA và cam kết WTO đồng nghĩa với việc giảm dần những rào cản đối với nhà đầu tưtrong một số loại dịch vụ, ví dụ tài chính, bảo hiểm, bất động sản, dịch vụ pháp lý trongvòng hai năm 2006-2007, số dự án dịch vụ tăng thêm 2,59% trong tổng số dự án; tỷ trọng
Trang 7vốn đăng ký trong các dự án dịch vụ tăng 2,56% Tỷ trọng dự án xây dựng văn phòng, căn
hộ giảm 0,9%, nhưng vốn đăng ký lại tăng thêm 3,32% cho thấy qui mô vốn của các dự ánđầu tư vào lĩnh vực bất động sản đã tăng đáng kể
Năm 2008, xu hướng tăng đầu tư vào lĩnh vực bất động sản rõ rệt hơn, với 38 dự ánqui mô lớn, chiếm tới gần ¼ tổng vốn đăng ký cả năm Các dự án bất động sản thường kéodài và có tác động trong dài hạn Xu hướng dịch chuyển cơ cấu đầu tư theo ngành khó có thểmang lại hiệu quả chuyển giao và nâng cấp công nghệ Đặc biệt là, vốn thực hiện của các dự
án xây dựng văn phòng, căn hộ chiếm 11,07% số vốn đăng ký trong giai đoạn 1988-2007,nhưng vốn thực hiện chỉ bằng 6,47% tổng vốn thực hiện Tỷ lệ vốn thực hiện thấp sẽ ảnhhưởng đến hiệu quả của FDI xét cả ở tầm vĩ mô và vi mô
Chính sách ưu đãi đầu tư theo Luật Đầu tư năm 2005 rất chú trọng tới thu hút các dự
án đầu tư sử dụng nhiều lao động Năm 2008 đã có sự thay đổi mạnh về cơ cấu ngành, trong
đó 18% tổng vốn đăng ký vào dầu khí, 32% vào công nghiệp nặng, chỉ có 3% vào côngnghiệp nhẹ, nhưng tới 24% vốn FDI mới chảy vào bất động sản và 15% vào ngành kháchsạn, du lịch Vốn tăng mạnh ở một số rất ít ngành tập trung vốn, nhưng ít có tác động lan tỏa
về công nghệ, kỹ năng như dầu khí, bất động sản, khách sạn là vấn đề rất đáng lưu ý
(Nguồn : Báo cáo hàng năm của Cục đầu tư nước ngoài - FIA)
Năm 2009 : Dịch vụ lưu trú và ăn uống là lĩnh vực thu hút sự quan tâm lớn nhất của
các nhà đầu tư nước ngoài với 8,8 tỷ USD vốn cấp mới và tăng thêm Trong đó, có 32 dự áncấp mới với tổng vốn đầu tư là 4,9 tỷ USD và 8 dự án tăng vốn với số vốn tăng thêm là 3,8 tỷUSD
Trang 8Kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với 7,6 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm.Trong đó có một số dự án có quy mô lớn được cấp phép trong năm như Khu du lịch sinh tháibãi biển rồng tại Quảng Nam, dự án Công ty TNHH thành phố mới Nhơn Trạch Berjaya tạiĐồng Nai và dự án Công ty TNHH một thành viên Galileo Investment Group Việt Nam cótổng vốn đầu tư lần lượt là 4,15 tỷ USD, 2 tỷ USD và 1,68 tỷ USD
Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo có quy mô vốn đăng ký lớn thứ ba trong năm
2009 với 2,97 tỷ USD vốn đăng ký, trong đó có 2,22 tỷ USD đăng ký mới và 749 triệu USDvốn tăng thêm
Với 1 dự án kinh doanh bất động sản có quy mô vốn 4 tỷ USD được cấp vào tháng
12, lĩnh vực kinh doanh bất động sản vươn lên đứng thứ nhất Trong đó có 27 lượt dự án cấpmới và 6 dự án tăng vốn, tổng vốn đầu tư đăng ký mới và tăng thêm là 6,84 tỷ USD, chiếm36,8% tổng vốn đầu tư đăng ký vào Việt Nam Dự án có quy mô lớn được cấp phép trongtháng 12 là Công ty TNHH phát triển Nam Hội An (Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An) vốn đầu
tư 4 tỷ USD do nhà đầu tư Singapore đầu tư tại Quảng Nam
Năm 2010: Trong năm 2010, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, lĩnh vực thế
mạnh và là lĩnh vực thu hút được sự quan tâm lớn nhất của nhà đầu tư nước ngoài luôn duytrì ở vị trí cao Lĩnh vực này dẫn đầu về số lượt dự án đăng ký cấp mới và dự án tăng vốn đầu
tư trong năm 2010 Có 385 dự án cấp mới với tổng vốn đầu tư trên 4 tỷ USD và 199 dự ántăng vốn với số vốn tăng thêm là 1 tỷ USD, tổng vốn đầu tư đăng ký mới và tăng thêm là 5,1
tỷ, chiếm 27,3% tổng vốn đầu tư đăng ký
Đứng thứ 3 là lĩnh vực sản xuất phân phối điện, khí nước, điều hòa với 6 dự án đầu tư
có tổng vốn đầu tư đăng ký mới và tăng thêm là 2,95 tỷ USD, chiếm 15,9% tổng vốn đầu tưđăng ký trong năm 2010
Năm 2011: Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự
quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 435 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng số vốn cấp mới
và tăng thêm là 7,123 tỷ USD, chiếm 48,5% tổng vốn đầu tư đăng ký trong 12 tháng Lĩnhvực sản xuất phân phối điện đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm
là 2,53 tỷ USD, chiếm gần 17,2% tổng vốn đầu tư Đứng thứ 3 là lĩnh vực xây dựng với 140
dự án đầu tư mới, tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,25 tỷ USD, chiếm8,5% Tiếp theo là lĩnh vực kinh doanh bất động sản với tổng số vốn đăng ký cấp mới vàtăng thêm là 845,6 triệu USD, chiếm 5,8%
Giai đoạn 2012 đến nay :
Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâmcủa nhà đầu tư nước ngoài với 549 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng số vốn cấp mới và tăng
Trang 9thêm là 11,7 tỷ USD, chiếm 71,6% tổng vốn đầu tư đăng ký trong năm 2012 Lĩnh vực kinhdoanh bất động sản đứng thứ 2 với 13 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng vốn đầu tư cấp mới vàtăng thêm là 1,9 tỷ USD, chiếm 12,1% Đứng thứ 3 là lĩnh vực bán buôn bán lẻ, sửa chữa,với 220 dự án đăng ký mới, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm đạt 772,8 triệu USD,chiếm 4,7%.
Trong Quý I năm 2013 nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 15 ngành lĩnh vực,trong đó lĩnh vực Công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâmcủa nhà đầu tư nước ngoài với 84 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng số vốn cấp mới và tăngthêm là 5,539 tỷ USD, chiếm 91,8% tổng vốn đầu tư đăng ký trong Quý I Lĩnh vực kinhdoanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là249,84 triệu USD, chiếm gần 4,1% tổng vốn đầu tư Đứng thứ 3 là lĩnh vực Bán buôn, bán
lẻ, sửa chữa với 29 dự án đầu tư mới, tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 85,2triệu USD
2 Đánh giá thực trạng thu hút vốn FDI :
a Thành tựu :
Thứ nhất, ĐTNN góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu tư trong nước: Tác động của ĐTNN đối với tăng trưởng kinh tế thể hiện rõ
hơn thông qua:
- Bổ sung cho tổng vốn đầu tư xã hội :
Vốn ĐTNN thực hiện tăng nhanh qua các thời kỳ, từ khoảng 20,67 tỷ USD, chiếm24,32% tổng vốn đầu tư xã hội (1991 - 2000) lên 69,47tỷ USD, chiếm 22,75% tổng vốn đầu
tư xã hội (2001 - 2011) Tỷ trọng khu vực ĐTNN trong cơ cấu kinh tế giai đoạn 2000 - 2011tăng 5,4%
Tỷ trọng FDI trong tổng vốn đầu tư xã hội (%)
Nguồn số liệu: Tổng cục Thống kê
Trang 10- Góp phần quan trọng vào xuất khẩu : Chủ trương khuyến khích ĐTNN hướng về
xuất khẩu đã tạo thuận lợi cho Việt Nam trong việc nâng cao năng lực xuất khẩu, qua đógiúp chúng ta từng bước tham gia và cải thiện vị trí trong chuỗi giá trị toàn cầu
+ ĐTNN góp phần làm thay đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo hướng giảm tỷ trọng sản phẩm khai khoáng, mặt hàng sơ cấp, tăng dần tỷ trọng hàng chế tạo
+ ĐTNN tác động tích cực tới việc mở rộng thị trường xuất khẩu nhất là sang Hoa
Kỳ, EU, làm thay đổi đáng kể cơ cấu xuất khẩu, đưa Hoa Kỳ trở thành thị trường xuất khẩulớn nhất của Việt Nam
+ ĐTNN còn góp phần ổn định thị trường trong nước, hạn chế nhập siêu thông qua việc cungcấp cho thị trường nội địa các sản phẩm chất lượng cao do doanh nghiệp trong nước sản xuấtthay vì phải nhập khẩu như trước đây
- Đóng góp vào nguồn thu ngân sách :
Đóng góp của ĐTNN vào ngân sách ngày càng tăng, từ 1,8 tỷ USD (1994 - 2000) lên14,2 tỷ USD (2001 - 2010) Năm 2012, nộp ngân sách của khu vực ĐTNN (không kể dầuthô) là 3,7 tỷ USD, chiếm 11,9% tổng thu ngân sách (18,7% tổng thu nội địa, trừ dầu thô)
Thứ hai, ĐTNN thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH
- Hiện nay, 58,4% vốnĐTNN tập trung vào lĩnh vựccông nghiệp - xây dựng vớitrình độ công nghệ cao hơnmặt bằng chung của cả nước Tốc độ tăng trưởng công nghiệp - xây dựng của khu vực
Tỷ trọng đóng góp của khu vực FDI trong GDP (%)
Nguồn số liệu: Tổng cục Thống kê
Trang 11ĐTNN đạt bình quân gần 18%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng toàn ngành Đến nay, khuvực ĐTNN đã tạo ra gần 45% giá trị sản xuất công nghiệp, góp phần hình thành một sốngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế như viễn thông, khai thác, chế biến dầu khí, điện
tử, công nghệ thông tin, thép, xi măng
- ĐTNN đã góp phần nhất định vào việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp,
đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao giá trị hàng hóa nông sản xuất khẩu và tiếp thu một số côngnghệ tiên tiến, giống cây, giống con có năng suất, chất lượng cao đạt tiêu chuẩn quốc tế, tạo
ra một số phương thức mới, có hiệu quả cao, nhất là các dự án đầu tư vào phát triển nguồnnguyên liệu, góp phần cải thiện tập quán canh tác và điều kiện hạ tầng yếu kém, lạc hậu ởmột số địa phương
- Khu vực ĐTNN đã tạo nên bộ mặt mới trong lĩnh vực dịch vụ chất lượng cao nhưkhách sạn, văn phòng căn hộ cho thuê,ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán, tư vấn luật, vận tảibiển, lô-gi-stíc, siêu thị Các dịch vụ này cũng góp phần tạo ra phương thức mới trong phânphối hàng hóa, tiêu dùng, kích thích hoạt động thương mại nội địa và góp phần tăng kimngạch xuất khẩu hàng hóa
Thứ ba, ĐTNN tạo việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và thay đổi cơ cấu lao động : Hiện nay khu vực ĐTNN tạo ra trên 2 triệu lao động trực tiếp và khoảng 3 - 4
triệu lao động gián tiếp, có tác động mạnh đến chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng CNH-HĐH Doanh nghiệp ĐTNN được xem là tiên phong trong việc đào tạo tại chỗ và đào tạo bên ngoài, nâng cao trình độ của công nhân, kỹ thuật viên, cán bộ quản lý, trong đó một bộ phận đã có năng lực quản lý, trình độ khoa học,công nghệ đủ sức thay thế chuyên gia nước ngoài Ngoài ra, ĐTNN đóng vai trò quan trọngtrong việc nâng cao chất lượng lao động thông qua hiệu ứng lan tỏa lao động, cập nhật kỹnăng cho bên cung ứng và bên mua hàng
Thứ tư, ĐTNN là kênh chuyển giao công nghệ quan trọng, góp phần nâng cao trình
độ công nghệ của nền kinh tế : Khu vực ĐTNN sử dụng công nghệ cao hơn hoặc bằng công
nghệ tiên tiến đã có trong nước và thuộc loại phổ cập trong khu vực Thông qua các hợpđồng chuyển giao công nghệ, khu vực ĐTNN đã góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệtiên tiến vào Việt Nam, nâng cao năng lực công nghệ trong nhiều lĩnh vực Xét về cấp độchuyển giao công nghệ, công nghiệp chế biến, chế tạo đạt hiệu quả cao nhất Theo Bộ Khoahọc và Công nghệ, một số ngành đã thực hiện tốt chuyển giao công nghệ như dầu khí, điện
tử, viễn thông, tin học, cơ khí chế tạo, ô tô, xe máy và dệt may, giày dép, trong đó viễnthông, dầu khí được đánh giá có hiệu quả nhất
Trang 12Tác động lan tỏa công nghệ của khu vực ĐTNN được thực hiện thông qua mối liên kếtsản xuất giữa doanh nghiệp ĐTNN với doanh nghiệp trong nước, qua đó tạo điều kiện đểdoanh nghiệp trong nước tiếp cận hoạt động chuyển giao công nghệ Nhìn chung, khu vựcĐTNN có tác động lan tỏa gián tiếp tới khu vực doanh nghiệp sản xuất trong nước cùngngành và doanh nghiệp dịch vụ trong nước khác ngành Bên cạnh đó, thông qua mối quan hệvới doanh nghiệp ĐTNN, doanh nghiệp trong nước ứng dụng công nghệ sản xuất tương tự đểsản xuất sản phẩm/dịch vụ thay thế và sản phẩm/dịch vụ khác để tránh cạnh tranh Đồng thời
có tác động tạo ra các ngành sản xuất, dịch vụ khác trong nước để hỗ trợ cho hoạt động củacác doanh nghiệp ĐTNN
Thứ năm, ĐTNN có tác động nâng cao năng lực cạnh tranh ở cả ba cấp độ quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm: Nhiều sản phẩm xuất khẩu Việt Nam đủ sức cạnh tranh và có
chỗ đứng vững chắc trên các thị trường Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản Kết quả phân tích các chỉtiêu về vốn, công nghệ, trình độ quản lý, khả năng tiếp cận thị trường (đầu vào và tiêu thụsản phẩm) và năng lực tham gia mạng sản xuất toàn cầu cho thấy năng lực cạnh tranh củakhu vực ĐTNN cao hơn so với khu vực trong nước Đồng thời, khu vực ĐTNN đã và đang
có tác động thúc đẩy cạnh tranh của khu vực trong nước nói riêng và của nền kinh tế nóichung thông qua thúc đẩy năng suất, tăng trưởng xuất khẩu, cải thiện cán cân thanh toánquốc tế, nâng cao trình độ công nghệ, trình độ lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động
Thứ sáu, ĐTNN góp phần nâng cao năng lực quản lý kinh tế, quản trị doanh nghiệp, tạo thêm áp lực đối với việc cải thiện môi trường kinh doanh: Thực tiễn
ĐTNN đã cho nhiều bài học, kinh nghiệm bổ ích về công tác quản lý kinh tế và doanhnghiệp, góp phần thay đổi tư duy quản lý, thúc đẩy quá trình hoàn thiện luật pháp, chính sáchtheo hướng bình đẳng, công khai, minh bạch, phù hợp với thông lệ quốc tế; đào tạo được độingũ cán bộ quản lý phù hợp với xu thế hội nhập
Thứ bảy, ĐTNN đã góp phần quan trọng vào hội nhập quốc tế : Hoạt động thu hút
ĐTNN đã góp phần phá thế bao vây cấm vận, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, tạo thuậnlợi để Việt Nam gia nhập ASEAN,ký Hiệp định khung với EU, Hiệp định Thương mại vớiHoa Kỳ, Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư với 62 quốc gia/vùng lãnh thổ và Hiệpđịnh đối tác kinh tế (EPA) với Nhật Bản và nhiều nước
b Hạn chế :
Bên cạnh những kết quả tích cực nêu trên, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thờigian qua vẫn còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần phải khắc phục :
Thứ nhất, hiệu quả tổng thể nguồn vốn FDI chưa cao: Trong công nghiệp - xây dựng,
các dự án FDI chủ yếu tập trung vào lắp ráp, giá trị gia tăng thấp; có quá ít dự án về cơ sở hạ
Trang 13tầng; tỷ trọng dự án trong nông - lâm - ngư nghiệp rất thấp và có xu hướng giảm dần trongkhi đây là những ngành Việt Nam có thế mạnh Trong dịch vụ, các dự án bất động sản quy
mô lớn còn cao song nhiều trong số dự án này chậm triển khai, gây lãng phí về đất đai, vayvốn trong nước.FDI vào các dịch vụ trung gian, dịch vụ giá trị gia tăng cao, giáo dục đào tạo,
y tế, chăm sóc sức khỏe, môi trường… còn hạn chế
- Vốn FDI hiện tập trung chủ yếu tại địa bàn có điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng,nguồn nhân lực, thị trường tiêu thụ sản phẩm gây mất cân đối vùng miền, không đạt đượcmục tiêu hướng FDI vào địa bàn khó khăn
- Đối tác đầu tư vào Việt Nam chủ yếu từ Châu Á, nhà đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ lệ cao Hiện mới chỉ thu hút được trên 100 trong tổng số
500 tập đoàn xuyên quốc gia hàng đầu thế giới
Thứ hai, mục tiêu thu hút công nghệ (công nghệ cao và công nghệ nguồn), chuyển giao công nghệ chưa đạt được như kỳ vọng
- Trên 80% doanh nghiệp ĐTNN sử dụng công nghệ trung bình của thế giới, 5-6% sử dụng công nghệ cao, 14% ở mức thấp và lạc hậu, cá biệt có trường hợp sửdụng công nghệ lạc hậu Chuyển giao công nghệ chủ yếu thực hiện theo chiều ngang - giữadoanh nghiệp với doanh nghiệp, ít có những biến đổi về trình độ và năng lực công nghệ
- Do mặt bằng công nghệ sử dụng trong các dự án ĐTNN chưa cao nên hiệu quảchuyển giao công nghệ theo chiều ngang còn hạn chế Không ít trường hợp nhà đầu tư nướcngoài lợi dụng sơ hở của luật pháp, yếu kém trong quản lý nhà nước để nhập khẩu vào ViệtNam máy móc, thiết bị lạc hậu gây ô nhiễm môi trường, khai tăng giá trị nhập khẩu và giá trịchuyển giao công nghệ Công nghệ thấp dẫn đến các doanh nghiệp tại Việt Nam chủ yếuthực hiện việc gia công, một số doanh nghiệp được coi là công nghệ cao nhưng những khâu
sử dụng công nghệ cao lại không thực hiện ở Việt Nam Hệ quả là doanh nghiệp Việt Namtạo ra gia trị gia tăng thấp, khó tham gia vào mạng sản xuất toàn cầu
Thứ ba, số lượng việc làm tạo ra chưa tương xứng, đời sống người lao động chưa cao: Tỷ lệ việc làm mới do khu vực ĐTNN tạo ra không tương xứng Thu nhập bình quân
theo tháng của người lao động ở khu vực doanh nghiệp ĐTNN chỉ cao hơn khu vực doanhnghiệp tư nhân trong nước nhưng thấp hơn khu vực doanh nghiệp nhà nước Nhu cầu về nhà
ở, đời sống văn hóa ở các khu tập trung nhiều lao động đã trở nên bức xúc mà chưa đáp ứngđược
Thứ tư, hiệu ứng lan tỏa của khu vực ĐTNN sang khu vực khác của nền kinh tế còn hạn chế, có dấu hiệu chèn lấn:
Trang 14Mặc dù doanh nghiệp trong nước được hưởng lợi từ ĐTNN chủ yếu thông qua tác động
mở rộng thị trường, nhưng từ năm 2006 (Việt Nam chính thức tham gia WTO) đến nay,doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ trong nước ở một số lĩnh vực đã chịu tác động chèn lấn củadoanh nghiệp ĐTNN
Thứ năm, một số dự án được cấp phép nhưng chưa bảo đảm tính bền vững, gây ô nhiễm môi trường, tiêu tốn năng lượng, tài nguyên, chưa chú ý đầy đủ tới an ninh quốc phòng Quy định về môi trường của Việt Nam áp dụng chuẩn của các nước phát
triển, song việc thẩm định chỉ mang tính hình thức, tập trung nhiều vào khâu tiền kiểm, dẫnđến nhiều dự án khi triển khai đã vi phạm nghiêm trọng quy định về môi trường, gây tácđộng lâu dài tới sức khỏe người dân và hệ sinh thái khu vực Không ít dự án nhập khẩu máymóc, thiết bị lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường không được phát hiện kịp thời Có chiềuhướng dịch chuyển dòng ĐTNN tiêu tốn năng lượng và tài nguyên, nhân lực, không thânthiện với môi trường, vào Việt Nam nhưng nhiều địa phương không có cơ chế kiểm soát vềmôi trường Một số dự án chiếm giữ đất lớn nhưng không triển khai gây lãng phí tài nguyên Một số trường hợp thu hút đầu tư chưa tính đến hiệu quả tổng thể cả về an ninh quốcphòng, nhất là các dự án trồng rừng, khai thác khoáng sản, nuôi trồng thủy, hải sản ở vùngnhạy cảm về an ninh quốc phòng, một số dự án sử dụng nhiều lao động phổ thông nướcngoài
Thứ sáu, có hiện tượng chuyển giá, trốn thuế: Một số doanh nghiệp ĐTNN có biểu
hiện áp dụng các thủ thuật chuyển giá tinh vi như nâng khống giá trị góp vốn (bằng máymóc, thiết bị, bản quyền…), giá trị mua bán nguyên vật liệu đầu vào, bán thành phẩm, thànhphẩm, dịch vụ, phí quản lý, tiền bản quyền, chi phí bảo lãnh, cho vay, trả lương, đào tạo,quảng cáo, nhà thầu, chuyển nhượng vốn … tạo nên tình trạng lỗ giả, lãi thật, gây thất thungân sách, làm cho đa số bên Việt Nam phải rút khỏi liên doanh, doanh nghiệp trở thành100% vốn nước ngoài