Quản lý thu thuế GTGT ở khu vực kinh tế cá thể trên địa bàn Q. Ba Đình.doc
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Thuế là khoản thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước, là công cụ quantrọng để phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốcdân Như vậy, có thể thấy rằng Thuế là một biện pháp kinh tế của mọi Nhànước Song để biện pháp đó đạt hiệu quả sẽ rất cần đến một bộ phận chuyêntrách, chất lượng trong quá trình quản lý và hành thu.
Nhận thức được điều này, đồng thời để bắt nhịp được với bướcchuyển biến về cơ cấu, thành phần kinh tế, Đảng và Nhà nước ta đã thực thi cảicách hệ thống Thuế bước hai Trong đó, nổi bật nhất là việc thay thế 2 sắc thuếDoanh thu và thuế Lợi tức bằng thuế Giá trị gia tăng và thuế Thu nhập doanhnghiệp được thông qua tại kỳ họp thứ 11 và có hiệu lực thi hành từ 1/1/1999.Đây là bước đi vô cùng quan trọng, thể hiện sự mạnh dạn của Đảng ta trongcông cuộc đổi mới nền kinh tế Tuy nhiên sự khởi đầu nào cũng đều có nhữngchắc trở không thể tránh khỏi, nhất là ở khu vực kinh tế cá thể cả nước nóichung và đặc biệt ở Quận Ba Đình nói riêng Để có thể tháo gỡ được nhữngkhó khăn này và tìm ra hướng đi mới là cả một vấn đề nan giải đối với Bộ Tàichính, Tổng cục Thuế và các cơ quan hữu quan
Quận Ba Đình là một trong 7 Quận nội thành của thành phố Hà nội.Quận Ba Đình không rộng về diện tích nhưng có nhiều trụ sở, cơ quan trungương của Đảng, chính phủ, các cơ quan ngoại giao, đại sứ quán Tuy nhiên hoạtđộng sản xuất kinh doanh ở đây cũng rất phong phú Qua thời gian thực tập ởChi cục Thuế quận Ba đình, được sự giúp đỡ tận tình của các thầy, cô giáo và
các cán bộ công tác tại Chi cục, tôi đã đi sâu nghiên cứu và phân tích tình hìnhthực tế quản lí thu thuế giá trị gia tăng ở khu vực kinh tế cá thể trên địabàn Quận Ba đình trong những tháng đầu triển khai luật thuế mới này.Từ đó
cũng xin được đưa ra một số phương hướng nhằm tăng cường công tác quản líthu thuế giá trị gia tăng ở khu vực kinh tế cá thể, góp phần tăng thu cho Ngânsách nhà nước.
Trang 2Bắt nguồn từ những lí do trên nên đề tài có tên gọi là: “Bàn về côngtác quản lí thu thuế giá trị gia tăng ở khu vực kinh tế cá thể trên địa bànquận Ba đình"
Toàn bộ đề tài được trình bày theo kết cấu sau:
Phần I: Sự cần thiết phải quản lý thuế giá trị gia tăng đối với thànhphần kinh tế cá thể hiện nay.
Phần II: Tình hình quản lý thu thuế giá trị gia tăng ở khu vực kinh tếcá thể trên địa bàn quận Ba đình trong quý I năm 2003
Phần III: Một số phương hướng tăng cường quản lý thu thuế giá trịgia tăng ở khu vực kinh tế cá thể ở quận Ba đình
Vì thời gian thực tập và trình độ hạn hẹp nên bài viết không thể tránhkhỏi khiếm khuyết, sai sót Rất mong được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô,các cán bộ thuế và những người quan tâm.
Xin chân thành cảm ơn.
Trang 3
2 Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường.
II.SỰ CẦN THIẾT PHẢI ÁP DỤNG THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ỞNƯỚC TA HIỆN NAY:
1 Sự cần thiết phải áp dụng thuế Giá trị gia tăng thay cho thuếDoanh thu.
2 Thuế Giá trị gia tăng và những ưu điểm nổi bật 3 Nội dung cơ bản của luật thuế giá trị gia tăng.
III Ý NGHĨA CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA
TĂNG ĐỐI VỚI KHU VỰC KINH TẾ CÁ THỂ:
1 Vị trí, vai trò của kinh tế cá thể trong nền kinh tế thị trường.
2 Ý nghĩa của việc tăng cường quản lý thuế giá trị gia tăng đốivới khu vực kinh tế cá thể.
PHẦN II: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ THU THUẾ GIÁ TRỊ
GIA TĂNG Ở KHU VỰC KINH TẾ CÁ THỂ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬNBA ĐÌNH QUÝ I NĂM 2003.
I ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI VÀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ THUTHUẾ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BA ĐÌNH:
1 Một số nét về đặc điểm kinh tế xã hội.
2 Công tác tổ chức bộ máy thu thuế trên địa bàn quận Ba Đình.
Trang 4II TÌNH HÌNH QUẢN LÝ THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VỚICÁC HỘ KINH TẾ CÁ THỂ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BA ĐÌNH TRONGNHỮNG THÁNG ĐẦU THỰC HIỆN LUẬT THUẾ MỚI:
1 Quản lý đối tượng nộp thuế.2 Quản lý căn cứ tính thuế.
3 Quản lý khâu thu nộp tiền thuế
PHẦN III: MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG
TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THU THUẾ Ở KHU VỰC KINH TẾCÁ THỂ TẠI QUẬN BA ĐÌNH.
I QUẢN LÍ ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ:1 Quản lý những hộ đã quản lý được 2 Quản lý những hộ chưa quản lý được II QUẢN LÝ VỀ CĂN CỨ TÍNH THUẾ:
III MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THU NỘP TRÊN THUẾ:1 Công tác xây dựng kế hoạch
2 Công tác đôn đốc thu nộp thuế 3 Công tác kiểm tra và thanh tra thuế.IV CÁC BIỆN PHÁP VỀ TỔ CHỨC CÁN BỘ:
1 Chấn chỉnh bộ máy hoạt động của Chi cục thuế Quận BaĐình.
2 Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ một cách có hệ thống.3 Có chính sách về lương thoả đáng đối với cán bộ thuế
4 Tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cơ quan thuế và các cấp,các ngành có liên quan
Trang 51 Khái niệm, đặc điểm của Thuế:
Thuế xuất hiện cùng với sự xuất hiện của Nhà nước và sự phát triểntồn tại của nền kinh tế hàng hoá tiền tệ Nhà nước sử dụng thuế như mộtcông cụ để phục vụ cho việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ củamình Lịch sử càng phát triển, các hệ thống thuế khoá, các hình thức thuếkhoá và pháp luật thuế ngày càng đa dạng và hoàn thiện cùng với sự pháttriển của kinh tế thị trường, các khoản đóng góp của người dân cho Nhànước được xác định và được quy định công khai bằng luật pháp của Nhànước
Các khoản thuế đóng góp của dân tạo thành quỹ tiền tệ của Nhà nước.Cùng với sự hoàn thiện chức năng của Nhà nước, phạm vi sử dụng quỹ tiềntệ của Nhà nước ngày càng mở rộng Nó không chỉ đảm bảo chi tiêu để duytrì quyền lực của bộ máy Nhà nước, mà còn để chi tiêu cho các nhu cầuphúc lợi chung và kinh tế Như vậy gắn liền với Nhà nước, thuế luôn là mộtvấn đề thời sự nóng bỏng đối với các hoạt động kinh tế xã hội và với mọitầng lớp dân cư
Trang 6Có rất nhiều các quan điểm nhìn nhận thuế dưới nhiều hình thức khácnhau, nhưng đứng trên góc độ tài chính, có thể xem xét thuế dưới khái niệmnhư sau:
Thuế là một trong những biện pháp tài chính bắt buộc nhưng phihình sự của Nhà nước nhằm động viên một số bộ phận thu nhập từ laođộng, từ của cải, từ vốn, từ các chi tiêu hàng hoá và dịch vụ, từ tài sảncủa các thể nhân và pháp nhân nhằm tập trung vào tay Nhà nước đểtrang trải các khoản chi phí cho bộ máy nhà nước và các nhu cầu chungcủa xã hội Các khoản động viên qua thuế được thể chế hoá bằng luật.
Với nhận thức như vậy, có thể thấy rõ sự khác nhau giữa thuế với cáchình thức phân phối khác dựa trên những đặc điểm chủ yếu sau đây:
Đặc điểm thứ nhất : Thuế là một biện pháp tài chính của
Nhà nước mang tính quyền lực, tính cưỡng chế, tính pháp lý cao nhưng sự bắt buộc này là phi hình sự.
Quá trình động viên nguồn thu từ thuế của Nhà nước là quá trìnhchuyển đổi quyền sở hữu một bộ phận thu nhập của các pháp nhân và thểnhân thành quyền sở hữu của Nhà nước Do đó Nhà nước phải dùng quyềnlực để thực hiện quyền chuyển đổi Tính quyền lực tạo nên sự bắt buộc làmột tất yếu khách quan, nhưng vì các hoạt động thu nhập của thể nhân vàpháp nhân không gây cản trở cho xã hội nên tính bắt buộc này là phi hìnhsự Vì vậy có thể nói việc đánh thuế không mang tính hình phạt.
Đặc điểm này được thể chế hoá trong hiến pháp của mọi quốc gia,việc đóng góp thuế cho nhà nước được coi là một trong những nghĩa vụ bắtbuộc đối với công dân Mọi công dân làm nghiã vụ đóng thuế theo nhữngluật thuế được cơ quan quyền lực tối cao quy định và nếu không thi hành sẽbị cưỡng chế theo những hình thức nhất định.
* Đặc điểm thứ hai: Thuế tuy là biện pháp tài chính của Nhà nước
mang tính bắt buộc, song sự bắt buộc đó luôn luôn được xác lập trên nềntảng kinh tế-xã hội của người làm nhiệm vụ đóng thuế, do đó thuế bao giờcũng chứa đựng các yếu tố kinh tế xã hội.
Trang 7+ Yếu tố kinh tế thể hiện : Hệ thống thuế trước hết phải kể đến thunhập bình quân đầu người của một Quốc gia, cơ cấu kinh tế, thực tiễn vậnđộng của cơ cấu kinh tế đó, cũng như chính sách, cơ chế quản lý của Nhànước Cùng với yếu tố đó còn phải kể đến phạm vi, mức độ chi tiêu của Nhànước nhằm thực hiện các chức năng kinh tế của mình.
+ Yếu tố xã hội thể hiện : Hệ thống thuế phải dựa trên phong tục, tậpquán của quốc gia, kết cấu giai cấp cũng như đời sống thực tế của các thànhviên trong từng giai đoạn lịch sử Mặt khác thuế còn thực hiện phân phối lạithu nhập xã hội đảm bảo công bằng xã hội.
Như vậy mức động viên qua thuế trong GDP của một quốc gia phụthuộc vào nhu cầu chi tiêu của Nhà nước và các vấn đề kinh tế, xã hội củaquốc gia đó.
* Đặc điểm thứ ba: Thuế là một khoản đóng góp không mang tính
chất hoàn trả trực tiếp Nghiã là khoản đóng góp của công dân bằng hìnhthức thuế không đòi hỏi phải hoàn trả đúng bằng số lượng và khoản thu mànhà nước thu từ công dân đó như là một khoản vay mượn Nó sẽ được hoàntrả lại cho người nộp thuế thông qua cơ chế đầu tư của Ngân sách nhà nướccho việc sản xuất và cung cấp hàng hoá công cộng
Đặc điểm này làm nổi rõ sự khác nhau giữa thuế và lệ phí Lệ phí được
coi là một khoản đối giá giữa Nhà nước với công dân, khi công dân thừahưởng những dịch vụ công cộng do nhà nước cung cấp phải trả một phầnthu nhập của mình cho nhà nước Tuy nhiên việc trao đổi này thường khôngtuân thủ theo hình thức trao đổi ngang giá dựa trên quy luật của thị trường Tóm lại, Thuế là một biện pháp kinh tế của mọi Nhà nước, nó đượcthực thi khi hoạt động kinh tế tạo ra thu nhập hoặc sử dụng nguồn thu nhậptạo ra Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường vai trò của Nhà nước ngàycàng trở nên quan trọng thì vai trò của thuế cũng chiếm vị trí không thểthiếu được trong công tác quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
2 Vai trò của Thuế trong nền kinh tế thị trường:
Trang 8Sử dụng cơ chế thị trường để giải quyết 3 vấn để cơ bản của nền kinh tế(sản xuất cái gì, như thế nào, cho ai) là phát kiến vĩ đại của nhân loại, cơchế thị trường thông qua những yếu tố của nó đã tạo ra động lực thúc đẩysản xuất phát triển, kích thích tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượnghiệu quả, thúc đẩy quá trình xã hội hoá sản xuất, đẩy nhanh quá trình tích tụvà tập trung hoá sản xuất.
Bên cạnh những ưu điểm đó, cơ chế thị trường có nhược điểm là gâycho xã hội những lãng phí về lao động, tài nguyên, vốn dẫn đến độc quyềnthủ tiêu cạnh tranh Với cơ chế phân phối qua thị trường thường khoét sâuhố ngăn cách giữa người giầu và người nghèo, tạo sự bất ổn định về kinh tếxã hội.
Từ những ưu, nhược điểm đó cần thiết phải có sự can thiệp của Nhànước vào quá trình kinh tế -xã hội để phát huy những mặt tích cực của cơchế thị trường và hạn chế tối đa những nhược điểm của chúng Để quản lý,điều hành vĩ mô nền kinh tế xã hội, Nhà nước sử dụng nhiều công cụ như:Kế hoặch hoá, pháp luật, các chính sách tài chính tiền tệ vv Trong cáccông cụ trên thì chính sách tài chính tiền tệ đóng vai trò quan trọng nhất vàThuế là một công cụ quan trọng trong chính sách tài chính tiền tệ, thuế đượcnhà nước sử dụng để thực hiện vai trò quản lý vĩ mô kinh tế xã hội.
Có thể thấy rõ vai trò của Thuế nổi bật ở các mặt sau:
* Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước:
Một nền tài chính quốc gia lành mạnh phải dựa chủ yếu vào nguồnthu từ nội bộ nền kinh tế quốc dân.Tất cả các nhu cầu chi tiêu của Nhà nướcđều được đáp ứng qua các nguồn thu từ thuế, phí và các hình thức thu khácnhư: vay mượn, viện trợ nước ngoài, bán tài nguyên quốc gia, thu khác vv Song thực tế các hình thức thu ngoài thuế đó có rất nhiều hạn chế, bị ràngbuộc bởi nhiều điều kiện Do đó thuế được coi là khoản thu quan trọng nhấtvì khoản thu này mang tính chất ổn định và khi nền kinh tế càng phát triển
thì khoản thu này càng tăng Ở nước ta, Thuế thực sự trở thành nguồn thu
Trang 9chủ yếu của Ngân sách Nhà nước từ năm 1990 Điều này được thể hiện quatỷ trọng số thuế trong tổng thu ngân sách
Biều 1: Tình hình tỉ lệ thuế và phí trong tổng thu ngân sách nhà nước
ta trong thời gian qua ( Tài liệu của Tổng cục thuế ).Năm Tổng số thuế và phí
( tỷ đồng)
% So với tổng thuNSNN
Ngày nay, hướng vào việc xử lý các mục tiêu của kinh tế vĩ mô lànhiệm vụ trọng tâm của mọi chính phủ Sự thành công hay thất bại của việcquản lý Nhà nước, nền kinh tế là giải quyết các mục tiêu của kinh tế vĩ mô.Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, người ta thường xác định 4 mục tiêu
Trang 10cơ bản của kinh tế vĩ mô mà mọi chính phủ phải theo đuổi Bốn mục tiêu đólà:
- Đảm bảo thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế một cách hợp lý - Tạo được công ăn việc làm đầy đủ cho người lao động - Ổn định giá cả, tiền tệ, chống lạm phát.
-Thực hiện sự cân bằng cán cân thanh toán quốc tế.
Với 4 mục tiêu trên ta có thể thấy rõ Thuế là một công cụ hết sứcquan trọng nhằm biến 4 mục tiêu đó thành hiện thực.
1 Thuế kích thích sự tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việclàm:
Để thực hiện các mục tiêu này, một trong những công cụ quan trọngmà nhà nước sử dụng là chính sách thuế Nội dung điều tiết của thuế gồn
hai mặt: Kích thích và hạn chế Nhà nước đã sử dụng chính sách thuế một
cách linh hoạt trong từng thời kỳ nhất định, bằng việc tác động vào
cung-cầu nhằm điều chỉnh chu kỳ kinh doanh- một đặc trưng vốn có của nền
kinh tế thị trường.
Khi nền kinh tế suy thoái, tức là khi đầu tư ngừng trệ, sản xuất và tiêudùng đều giảm thì nhà nước dùng thuế để kích thích đầu tư và khuyến khíchtiêu dùng.
- Bằng việc giảm thuế đánh vào sản xuất, giảm thuế đối với hàngsản xuất ra để khuyến khích tạo lợi nhuận, kích thích việc đầu tưvào sản xuất.
- Bằng việc giảm thế đánh vào tiêu dùng nhằm khuyến khích tiêudùng
- Để hạn chế và gây áp lực đối với việc lưu giữ vốn không đưa vàođầu tư, có thể tăng thuế đánh vào thu nhập về tiền gửi tiết kiệm vàthu nhập về tài sản dự trữ, từ đó sẽ khuyến khích việc đưa vốnvào đầu tư, sản xuất kinh doanh.
Trang 11Khi nền kinh tế hưng thịnh, để ngăn chặn nguy cơ một nền kinh tế“nóng” phát triển dẫn đến lạm phát và khủng hoảng thừa thì nhà nước dùngthuế để giảm tốc độ đầu tư ồ ạt và giảm bớt mức tiêu dùng của xã hội Songviệc tăng thuế phải được xem xét trong một giới hạn cho phép để đảm bảovừa tăng nguồn thu cho NSNN vừa điều chỉnh cơ cấu ngành nghề hợp lý Như vậy, có thể thấy sự tác động của thuế có ảnh hưởng rất lớn đếnnền kinh tế, đến việc điều tiết kinh tế thị trường của Nhà nước Thông quathuế, Nhà nước thực hiện định hướng phát triển sản xuất Chính sách thuếcó định hướng phân biệt, có thể góp phần tạo ra sự phát triển cân đối hàihoà giữa các ngành, các khu vực, các thành phần kinh tế, làm giảm bớt chiphí xã hội và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Trong nền kinh tế thị trường xảyra các chu kỳ kinh doanh đó là chu kỳ dao động lên xuống về mức độ thấtnghiệp và tỷ lệ lạm phát, sự ổn định nền kinh tế với tình trạng có đầy đủcông ăn việc làm, lạm phát ở mức thấp để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởngbền vững là hướng phấn đấu nỗ lực của mọi chính phủ nhằm san bằng chukỳ kinh doanh, đưa giá cả về mức ổn định.
2 Thuế thực hiện vai trò tái phân phối các nguồn tài chính, gópphần đảm bảo công bằng xã hội:
Kinh tế thị trường làm ra tăng sự phân hoá giàu nghèo, sự phân hoánày có những khi bất hợp lý và làm giảm tính hiệu quả kinh tế-xã hội Dovậy, cần phải có những biện pháp phân phối lại của cải xã hội nhằm hạn chếsự phân hoá này, làm lành mạnh xã hội.
Nhà nước dùng thuế để điều tiết phần chênh lệch giữa người giàu vàngười nghèo, thông qua việc trợ cấp hoặc cung cấp hàng hoá công cộng.Thông qua thuế thu nhập, Nhà nước thực hiện vai trò điều chỉnh vĩ môtrong lĩnh vực tiền lương và thu nhập, hạn chế sự phân hoá giàu nghèo vàtiến tới công bằng xã hội Một khía cạnh khác của chính sách thuế nhằmđiều chỉnh thu nhập là các khoản thuế đánh vào tiêu dùng: Thuế tiêu thụ đặcbiệt, thuế Giá trị gia tăng.
Trang 12Với những hàng hóa dịch vụ thiết yếu việc giảm thuế sẽ có lợi chongười nghèo hơn và sự chênh lệch về thu nhập cũng được giảm bớt Trái lạinhững mặt hàng xa xỉ, cao cấp việc tăng thuế sẽ góp phần phân phối lại mộtbộ phận thu nhập của người giàu trong xã hội Tuy nhiên, khi sử dụng côngcụ thuế để điều chỉnh thu nhập, mức thu nên xây dựng hợp lý tránh tìnhtrạng điều tiết quá lớn làm giảm khát vọng làm giàu của nhà kinh doanh vàgiảm khả năng tăng trưởng kinh tế của đất nước.
3 Thuế là công cụ kiềm chế lạm phát:
Nguyên nhân của lạm phát có thể do cung cầu làm cho giá cả hànghoá tăng lên hoặc do chi phí đầu vào tăng Thuế được sử dụng để điều chỉnhlạm phát, ổn định giá cả thị trường Nếu cung nhỏ hơn cầu thì nhà nướcdùng thuế để điều chỉnh bằng cách giảm thuế đối với các yếu tố sản xuất,giảm thuế thu nhập để kích thích đầu tư sản xuất ra nhiều khối lượng sảnphẩm nhiều hơn Đồng thời tăng thuế đối với hàng hoá tiêu dùng để giảmbớt cầu Nếu lạm phát do chi phí tăng, gia tăng thất nghiệp, sự trì trệ của tốcđộ phát triển kinh tế, giá cả đầu vào tăng, nhà nước dùng thuế hạn chế tăngchi phí bằng cách cắt giảm thuế đánh vào chi phí, kích thích tăng năng suấtlao động.
4 Thuế góp phần bảo hộ sản xuất trong nước và tạo điều kiện hoà nhập nền kinh tế thế giới:
Bảo hộ hợp lý nền sản xuất trong nước tránh khỏi sự cạnh tranhkhốc kiệt từ bên ngoài được coi là hết sức cần thiết đối với các nước Điềunày được thể hiện rõ nét thông qua thuế xuất nhập khẩu Để kích thích sảnxuất trong nước phát triển, kích thích sản xuất hàng hoá xuất khẩu, nhànước đánh thuế rất thấp hoặc không đánh thuế vào hàng xuất khẩu Khuyếnkhích xuất khẩu hàng hoá đã qua chế biến, hạn chế xuất khẩu nguyên liệuthô Đánh thuế nhập khẩu thấp đối với hàng hoá máy móc thiết bị trong
Trang 13nước chưa sản xuất được và đánh thuế nhập khẩu cao đối với hàng hoá máymóc thiết bị trong nước đã sản xuất được hoặc hàng hoá tiêu dùng xa xỉ Hiện nay, xu hướng hội nhập kinh tế đang phát triển mạnh mẽ ởtrong khu vực và trên thế giới Sự ưu đãi, các hiệp định về thuế, tính thônglệ quốc tế của chính sách thuế có thể làm gia tăng sự hoà nhập kinh tế giữamột số quốc gia với khu vực và cộng đồng quốc tế.
Trước sự đổi mới mạnh mẽ của cơ chế thị trường đòi hỏi hàng loạtcác chính sách kinh tế, tài chính phải thay đổi cho phù hợp, trong đó cóchính sách thuế khoá Kỳ họp thứ XI Quốc hội khoá IX nước Cộng hoà xãhội chủ nghĩa Việt nam đã thông qua hai luật thuế quan trọng là Luật thuếGiá trị gia tăng và Luật thuế thu nhập doanh nghiệp có hiệu lực từ ngày01/01/1999 thay thế cho Luật thuế doanh thu, lợi tức Vấn đề đặt ra làngành thuế cũng như các đối tượng sản xuất kinh doanh phải nắm vững vàthực hiện nghiêm chỉnh 2 luật thuế này giúp cho Thuế ngày càng có sức khảthi, hiệu quả hơn trong nền kinh tế thị trường.
II SỰ CẦN THIẾT PHẢI ÁP DỤNG THUẾ THUẾ GIÁ TRỊ GIATĂNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY:
1 Sự cần thiết phải áp dụng thuế Giá trị gia tăng thay cho thuếDoanh thu:
Chỉ có sản xuất mới tạo ra của cải vật chất cho xã hội và nguồn thucho NSNN Do đó, Nhà nước có trách nhiệm quan tâm, tạo môi trườngthuận lợi cho sản xuất phát triển, lưu thông được thông suốt Một môitrường đầu tư được coi là thuận lợi nếu trong đó, những cơ chế chính sáchđược quy định phù hợp, rõ ràng, ổn định, ít có biến động để tạo cho doanhnghiệp yên tâm bỏ vốn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh.
Ở nước ta, đến thời điểm này, Nhà nước thấy cần thiết phải áp dụng
thuế Giá trị gia tăng để thay thế cho thuế doanh thu vì các lý do sau:
Trang 14Với Việt Nam, Thuế doanh thu đã được áp dụng từ rất lâu, trướcđây có tên là Thuế doanh nghiệp, từ khi cải cách thuế bước một (từ năm1990) được đổi tên là Thuế doanh thu Thuế doanh thu có đặc trưng cơ bảnlà có nhiều mức thuế suất, phân biệt theo nghành hàng và mặt hàng Thuếthu hàng tháng và tính trên tổng doanh thu bán hàng, không có khấu trừthuế đã nộp ở khâu trước Thuế suất được quy định thấp.
Thuế doanh thu có ưu điểm là tính toán đơn giản, thu dứt điểm từnglần bán hàng mà không phải theo dõi thoái trả số thuế đã nộp ở khâu trước.Vì vậy, nguồn thu của các cấp ngân sách và giữa các địa phương cũngtương đối ổn định
Tuy nhiên, thuế doanh thu có nhiều nhược điểm, trong đó, nhượcđiểm lớn nhất là thu thuế trùng lắp Thuế doanh thu quy định cứ mỗi lầnbán hàng là một lần phải nộp Thuế doanh thu nên càng chuyên môn hoá sâuthì càng phải nộp nhiều thuế Ngược lại, nếu tổ chức sản xuất khép kín kiểutự cấp tự túc thì phải nộp ít thuế hơn Do đó, thuế doanh thu không phù hợpvới yêu cầu Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá Mặt khác, cơ chế thuế có nhiềumức thuế suất để bảo hộ đến từng ngành hàng, mặt hàng chỉ phù hợp vớithời kỳ kế hoặch hoá, thời kì mà giá cả đại bộ phận hàng hoá đều do Nhànước thống nhất quản lý.Việc quy định quá nhiều thuế suất làm cho sắcthuế phức tạp, tạo kẽ hở để trốn thuế, lách thuế Mặt khác thuế Doanh thuquy định quá nhiều các trường hợp miễn giảm thuế, nhiều khi không đúngtính chất của thuế gián thu, gây phức tạp cho quá trình thực hiện, quản lý Sang cơ chế kinh tế thị trường, giá cả hàng hoá do cung- cầu trênthị trường quyết định, nếu vẫn duy trì cơ chế nhiều thuế suất thì chỉ làmtăng thêm khó khăn, phức tạp trong quản lý và tạo nhiều kẽ hở cho trốn lậuthuế Chính vì vậy, trong cải cách thuế bước II này, Quốc hội đã quyếtđịnh ban hành thuế Giá trị gia tăng để áp dụng từ 1/1/2003 thay thế cho thuếdoanh thu.
2 Thuế Giá trị gia tăng và những ưu điểm nổi bật:
Trang 15Thuế Giá trị gia tăng là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm củahàng hoá, dịch vụ phát sinh ở từng khâu trong quá trình từ sản xuất, lưuthông đến tiêu dùng.
Vì chỉ tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ ở từngkhâu bán hàng, không đánh vào phần giá trị đã chịu thuế ở khâu trước, chonên cách tính thuế Giá trị gia tăng là rất khoa học, rất cần thiết đối với pháttriển sản xuất theo hướng Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá và phù hợp vớiyêu cầu hội nhập quốc tế.
Với bản chất đó, Thuế Giá trị gia tăng có nhiều ưu điểm hơn so với
thuế doanh thu, như sau:
+ Thuế Giá trị gia tăng không thu trùng lắp cho nên góp phầnkhuyến khích chuyên môn hoá, hợp tác hoá để nâng cao năng suất, chấtlượng, hạ giá thành sản phẩm.
+ Thuế Giá trị gia tăng chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm, khôngtính vào vốn, nên góp phần khuyến khích các tổ chức, cá nhân bỏ vốn rađầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, phù hợp với định hướng phát triểnkinh tế ở nước ta trong thời gian tới.
+ Thuế Giá trị gia tăng góp phần khuyến khích mạnh mẽ việc sảnxuất hàng xuất khẩu, vì hàng hoá xuất khẩu chẳng những không phải chịuthuế Giá trị gia tăng ở khâu xuất khẩu mà còn được thoái trả lại toàn bộ sốthuế đã thu ở các khâu trước.
+ Thuế Giá trị gia tăng được thu tập trung ngay ở khâu đầu tiên làkhâu sản xuất hoặc khâu nhập khẩu hàng hoá và thu ở mỗi khâu đều có thểkiểm tra được việc thu nộp thuế ở khâu trước, cho nên hạn chế được thấtthu hơn so với thuế doanh thu.
+ Thuế Giá trị gia tăng được thực hiện thống nhất và chặt chẽ theonguyên tắc căn cứ vào hoá đơn mua, bán hàng để khấu trừ số thuế đã nộp ởkhâu trước Điều đó có nghĩa là, nếu không có hoá đơn mua hàng ghi rõ sốthuế Giá trị gia tăng đã nộp ở khâu trước thì không được khấu trừ thuế Vìvậy, Thuế Giá trị gia tăng khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh khi
Trang 16mua hàng phải đòi hoá đơn, và khi bán hàng phải có hoá đơn theo đúng quyđịnh Với nguyên tắc thuế thu ở khâu sau được khấu trừ số thuế đã nộp ởkhâu trước, Thuế Giá trị gia tăng sẽ góp phần hạn chế được những sai sót,gian lận trong việc ghi chép hoá đơn Hoạt động mua-bán hàng hoá, cungứng lao vụ, dịch vụ có hoá đơn, chứng từ được đưa vào nề nếp thành thóiquen trong nền kinh tế sẽ là tiền đề cho việc tin học hoá quá trình quản lýsản xuất kinh doanh, hạn chế bớt những sai sót, tiêu cực và mang lại nhiềulợi ích cho nền kinh tế.
+ Thuế Giá trị gia tăng phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo điều kiệncho Việt nam hội nhập kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Rõ ràng, thuế Giá trị gia tăng có nhiều ưu điểm nổi trội hơn thuếdoanh thu Mục đích chủ yếu của việc áp dụng thuế Giá trị gia tăng là tạothêm thuận lợi cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh phát triển, chứ khôngnhằm tăng mức động viên, càng không phải là làm cho doanh nghiệp khókhăn.
2 Nội dung cơ bản của Luật thuế Giá trị gia tăng:
Theo luật thuế Giá trị gia tăng đã được quốc hội khoá IX thông quatại kỳ họp thứ 11.
Nghị định số 28/2003/NĐ-CP.Thông tư số 89/2003/TT-BTC.
Phạm vi áp dụng :
a Đối tượng chịu thuế : Hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh
doanh và tiêu dùng ở Việt nam là đối tượng chịu thuế Giá trị gia tăng, trừcác đối tượng không thuộc diện chịu thuế đã quy định trong luật.
Do những mục tiêu kinh tế xã hội nhất định trong từng thời kỳ, luậtthuế Giá trị gia tăng quy định 26 nhóm, mặt hàng không thuộc diện chịu
Trang 17thuế Giá trị gia tăng Đặc điểm của những hoạt động không phải chịu thuếGiá trị gia tăng là:
- Những hoạt động nhà nước cần khuyến khích phát triển nhưngđang gặp khó khăn Ví dụ: Nhà ở thuộc sở hữu nhà nước do nhànước bán cho người đang thuê.
- Những hoạt động liên quan đến vốn đầu tư Ví dụ: Dịch vụ tíndụng và quỹ đầu gồm hoạt động cho vay vốn, cho thuế tài chính - Những hoạt động sản xuất hàng hoá dịch vụ thiết yếu Ví dụ: Sản
phẩm trồng trọt, chăn nuôi chưa qua chế biến hoặc chỉ sơ chế - Những hoạt động không mang tính kinh doanh Ví dụ: Vũ khí, khí
tài phục vụ quốc phòng an ninh
- Những hoạt động cần ưu đãi nhưng ở mức độ vừa phải Ví dụ:Hàng miễn thuế bán tại cảng, ga, sân bay
- Những hàng hoá mang tính chất xử lý về mặt kĩ thuật đánh thuế.Ví dụ: Hàng hoá dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.- Những hàng hoá không mang tính chất gia tăng, tiêu dùng tại Việt
nam hoặc theo những quan hệ kinh tế đối ngoại Ví dụ: Hàngchuyển khẩu, quá cảnh
Những hàng hoá thuộc diện chịu thuế Giá trị gia tăng không phải nộpthuế Giá trị gia tăng đầu vào, nhưng không được khấu trừ, hoàn thuế GTGTđầu ra.
b Đối tượng nộp thuế: Các tổ chức cá nhân, sản xuất kinh doanh hàng
hóa dịch vụ chịu thuế Giá trị gia tăng (gọi chung là cơ sở kinh doanh) vàtổ chức cá nhân khác nhập khẩu hàng hoá chịu thuế Giá trị gia tăng ( gọichung là người nhập khẩu) là đối tượng nộp thuế Giá trị gia tăng.
Căn cứ tính thuế và phương pháp tính thuế:
Trang 18a Căn cứ tính thuế Giá trị gia tăng : là giá tính thuế và thuế suất:
+ Đối với hàng hoá nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng với thuếnhập khẩu.
+ Đối với hàng hoá dịch vụ để trao đổi sử dụng nội bộ biếu tặng, giátính thuế Giá trị gia tăng được xác định theo giá tính thuế của từng hàng hoádịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các loại hoạtđộng này.
+ Đối với hoạt động cho thuê tài sản, giá tính thuế Giá trị gia tăng làtiền cho thuê trong từng kỳ.
+ Đối với gia công hàng hoá, giá tính thuế Giá trị gia tăng là giá giacông chưa có thuế bao gồm: Tiền công, tiền nhiên liệu, động lực vật liệuphụ và chi phí khác để gia công.
+ Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt giá tính thuế Giá trị gia tăng làgiá xây dựng, lắp đặt chưa có thuế Giá trị gia tăng.
+ Đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ hưởng tiền công hoặc tiềnhoa hồng, giá tính thuế Giá trị gia tăng là tiền công hoặc tiền hoa hồng đựơchưởng chưa trừ khoản phí tổn nào.
+ Đối với hoạt động vận tải, bốc xếp giá tính thuế Giá trị gia tăng làgiá cước vận tải, bốc xếp chưa có thuế Giá trị gia tăng.
+ Đối với hàng hoá, dịch vụ đặc thù được xác định như sau: Giá tính Giá thanh toán
thuế = giá trị gia tăng 1+ Thuế suất(%) thuế GTGT
Trang 19+ Mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hoá xuất khẩu.
+ Mức thuế suất 5% áp dụng đối với hàng hoá và dịch vụ thiết yếu,phục vụ trực tiếp cho sản xuất và tiêu dùng.
+ Mức thuế suất 10% là thuế suất phổ thông áp dụng đối với hànghoá dịch vụ thông thường nhằm đảm bảo số thu cho NSNN.
+ Mức thuế suất 20% áp dụng đối với hàng hoá dịch vụ không thiếtyếu mà nhà nước cần điều tiết:
Vàng bạc đá quý do cơ sở kinh doanh mua vào bán ra Khách sạn du lịch ăn uống
Xổ số kiến thiết Đại lý tàu biển Dịch vụ môi giới.
b Phương pháp tính thuế:
Có 2 phương pháp tính thuế Giá trị gia tăng:
Phương pháp khấu trừ và phương pháp tính trực tiếp trên Giá trị giatăng.
@ Phương pháp khấu trừ thuế:
- Đối tượng và điều kiện áp dụng: Phương pháp khấu trừ thuế được
áp dụng cho tất cả các cơ sở kinh doanh đã thực hiện đầy đủ các yêu cầu về
Trang 20mở và ghi sổ kế toán, chấp hành đầy đủ các quy định của chế độ hoá đơn,chứng từ
= hoá đơn GTGT mua hàng hoá dịch vụ đầu vào hoặc chứng từ nộp thuế GTGT hàng hoá,
nhập khẩu@ Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT:
- Đối tượng và điều kiện áp dụng: Là các cá nhân, tổ chức kinhdoanh chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về kế toán, hoá đơn, chứng từ đểlàm căn cứ tính thuế theo phương pháp khấu trừ, các cơ sở kinh doanh muabán vàng, bạc, đã quý, ngoại tệ Giá bán hàng hoá, dịch vụ ghi trên hoá đơnbán hàng là giá đã có thuế GTGT.
- Cách tính thuế :
Số thuế GTGT GTGT của hàng hoá Thuế suất GTGT phải nộp = dịch vụ chịu thuế x của hàng hoá DV Trong đó:
GTGT của hàng hóa Giá thanh toán của Giá TT của hàng hoá = -
dịch vụ hàng hoá DV bán ra DV mua vào tương ứng
c Khấu trừ thuế Giá trị gia tăng đầu vào:
Trang 21+ Thuế đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất kinhdoanh hàng hoá dịch vụ chịu thuế Giá trị gia tăng thì được khấu trừ toàn bộ.
+ Thuế đầu vào của hàng hoá dịch vụ dùng đồng thời cho sản xuấtkinh doanh hàng hoá dịch vụ chịu thuế Giá trị gia tăng và không chịu thuếgiá trị gia tăng thì chỉ được khấu trừ số thuế đầu vào của hàng hoá dịch vụdùng cho sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ chịu thuế Giá trị gia tăng + Thuế đầu vào phát sinh trong tháng nào được kê khai khấu trừkhi xác định số thuế phải nộp của tháng đó.
+ Thuế đã trả cho hàng hoá, vật tư, tài sản cố định, dịch vụ muavào để sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không thuộc diện chịu thuếGiá trị gia tăng thì không được khấu trừ.
+ Riêng với tài sản cố định, nếu có số thuế đầu vào được khấu trừlớn thì được phép khấu trừ dần hoặc được hoàn thuế.
+ Được hoàn thuế Giá trị gia tăng theo từng kỳ hoặc theo thángkhi cơ sở kinh doanh xuất khẩu mặt hàng theo thời vụ hoặc xuất khẩu theotừng lần với số lượng lớn phát sinh số thuế đầu vào được khấu trừ lớn + Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương phápkhấu trừ thuế có đầu tư, mua sắm tài sản cố định có số thuế Giá trị gia tăngđầu vào được khấu trừ lớn thì được xét hoàn thuế:
Cơ sở đầu tư mới, đã đăng ký nộp thuế Giá trị gia tăng nhưngchưa có phát sinh doanh thu bán hàng để tính thuế Giá trị gia tăng đầu ra.
Trang 22Nếu thời gian đầu tư từ một năm trở lên, thuế Giá trị gia tăng đầu vào sẽđược xét hoàn thuế theo từng năm Trường hợp cơ sở kinh doanh xác địnhsố thuế phải hoàn có số thuế Giá trị gia tăng đầu vào của tài sản đầu tưđược hoàn lớn, thuế Giá trị gia tăng đầu vào sẽ được xét hoàn thuế theotừng quý.
Cơ sở kinh doanh đầu tư mở rộng, đầu tư theo chiều sâu, có sốthuế Giá trị gia tăng đầu vào của tài sản đầu tư đã được khấu trừ trong 3tháng ( kể từ tháng phát sinh thuế đầu vào của tài sản đầu tư) mà vẫn chưađược khấu trừ hết thì số thuế Giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ sẽđược hoàn lại.
+ Cơ sở kinh doanh quyết toán thuế khi sát nhập, chia tách, giảithể, phá sản có số thuế giá trị gia tăng nộp thừa.
+ Cơ sở kinh doanh có quyết định xử lý hoàn thuế của cơ quan cóthẩm quyền theo quy định của pháp luật.
e Miễn giảm thuế:
Đơn vị những cơ sở sản xuất, vận tải, xây dựng, thương mại, dulịch, ăn uống trong những năm đầu áp dụng thuế Giá trị gia tăng mà bị lỗdo số thuế GTGT phải nộp lớn hơn số thuế tính theo mức thuế doanh thutrước đây thì được xét giảm thuế GTGT phải nộp Mức thuế được xét giảmđối với từng cơ sở kinh doanh tương ứng với số lỗ do nguyên nhân nêu trênnhưng tối đa không quá số thuế GTGT mà cơ sở kinh doanh phải nộp củanăm được xét giảm thuế.
Cơ sở kinh doanh hàng hoá, dịch vụ dưới đây khi tính thuế GTGT đầu ra được giảm 50% mức thuế quy định:
- Than đá.
- Máy cày, máy kéo, máy bơm nước, máy công cụ, máy động lực.- Một số chất hoá học được quy định rõ tại Thông tư 175/1998 TT-
BTC.
Trang 23- Hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt của các cơ sở kinh doanh thươngmại nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế mua vào, bán ra.- Khách sạn, du lịch, ăn uống
- Dịch vụ, phần mềm và sản phẩm phần mềm
Cơ sở kinh doanh khi bán hàng hoá, dịch vụ phải ghi thuế GTGTcủa hàng hoá, dịch vụ này trên hoá đơn GTGT theo mức thuế đã được giảm Thực hiện giảm ngay 50% mức thuế GTGT phải nộp khi nhậpkhẩu đối với các sản phẩm nhập khẩu:
- Than đá.
- Máy kéo, máy bơm nước, máy công cụ, máy động lực.
- Một số chất hoá học được quy định rõ tại Thông tư số 20/1999TT/BTC.
- Dịch vụ phần mềm và sản phẩm phần mềm.
Thuế GTGT phải nộp kê khai trên tờ khai hải quan và thông báothuế của cơ quan HảI quan là số thuế GTGT tính theo mức thuế đã giảm50%.
III Ý NGHĨA CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA
TĂNG ĐỐI VỚI KHU VỰC KINH TẾ CÁ THỂ :
1 Vị trí, vai trò của kinh tế cá thể trong nền kinh tế thị trường:
Nền kinh tế nước ta trong thời kỳ tiến lên chủ nghĩa xã hội đã đượcĐại hội lần thứ VI chỉ rõ: “ Nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần, kinh tếxã hội chủ nghĩa bao gồm khu vực quốc doanh, kinh tế tập thể, kinh tế giađình và các thành phần kinh tế khác gồm kinh tế tiểu sản xuất hàng hoá,kinh tế tư bản tư nhân” Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII tiếp tục khẳngđịnh “ Thành phần kinh tế chủ yếu trong thời kỳ quá độ ở nước ta là kinh tếquốc doanh, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tưbản Nhà nước” Trong đó, kinh tế cá thể gồm những đơn vị kinh tế vànhững hoạt động sản xuất kinh doanh dựa vào vốn và sức lao động chủ yếu.
Trang 24Hộ kinh tế cá thể kinh doanh cố định là những hộ sản xuất kinh doanhdịch vụ ( những hoạt động kinh doanh mà pháp luật cho phép ) có địa điểmkinh doanh cố định ở một nơi nào đó, cùng với sự phát triển của nền kinhtế, kinh tế cá thể phát triển rất nhanh trong cả nước, hoạt động trong mọingành nghề sản xuất, giao thông vận tải, thương nghiệp, ăn uống, dịch vụ Đặc điểm của kinh tế cá thể là tính tư hữu về tư liệu sản xuất ngườichủ kinh doanh tự quyết định từ quy trình sản xuất kinh doanh đến phânphối tiêu thụ sản phẩm Do đó hoạt động của kinh tế cá thể mang tính tựchủ cao, tự tìm kiếm nguồn lực, vốn, sức lao động, tự lo về phương án sảnxuất, tiêu thụ sản phẩm Kinh tế cá thể rất linh hoạt, nhạy bén trong kinhdoanh, tuy nhiên nó cũng bộc lộ nhiều hạn chế gây lộn xộn cho thị trườngnhư: Kinh doanh trái phép, làm hàng giả, buôn lậu, trốn thuế nhằm thu lợinhuận cao.
Nếu như thành phần kinh tế quốc doanh chiếm vai trò chi phối nềnkinh tế, thì thành phần kinh tế cá thể nói riêng và thành phần kinh tế ngoàiquốc doanh nói chung, tuy chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nhưng càng ngày càngphát triển và chiếm một vị trí xứng đáng trong nền kinh tế quốc dân Khuvực kinh tế này không những chiếm một khối lượng sản phẩn tương đốitrong tổng sản phẩm xã hội mà nguồn thu từ thành phần kinh tế này cũngchiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong tổng thu Ngân sách Nhà nước.Đồng thời còn thu hút một lực lượng lao động lớn mà thành phần kinh tếquốc doanh chưa đảm bảo hết Kinh tế cá thể đã tận dụng được lực lượngdồi dào, nhất là lao động có tay nghề cao, đồng thời giải quyết được côngăn việc làm cho nhiều lao động dư thừa, tạo thu nhập và từng bước gópphần nâng cao đời sống của các tầng lớp dân cư Phương pháp kinh doanhcủa hộ cá thể cũng rất phong phú và đa dạng, thu hút nhiều thành phần xãhội tham gia, do đó trình độ chuyên môn, tay nghề của họ cũng rất đa dạng.
Ở nước ta hơn 10 năm mở cửa phát triển kinh tế thị trường theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa đã khẳng định được vai trò của thành phầnkinh tế ngoài quốc doanh nói chung và kinh tế cá thể nói riêng.Thành phầnkinh tế ngoài quốc doanh bổ sung hỗ trợ cho thành phần kinh tế quốc
Trang 25doanh, nhất là khu vực thành phần kinh tế chưa thực sự chiếm vị trí chủ đạotrong nền kinh tế quốc dân.
Thực tế, trong những năm gần đây số thuế thu được từ kinh tế cá thểcó tỷ trọng theo xu hướng tăng lên trong tổng thu ngân sách Nhà nước.Theo số liệu của Tổng cục Thuế thì:
+ Năm 1992 tổng thu nộp vào ngân sách Nhà nước là 21.023 tỷ thìthuế đạt 16.074 tỷ đồng; trong đó thu từ thành phần kinh tế cá thể là 589 tỷ(chiếm 2,8% trong tổng thu Ngân sách và chiếm 3,7% so với tổng thu thuế) + Năm 1993 tổng thu nộp vào ngân sách Nhà nước là 31.840 tỷ thìthuế đạt 25.572 tỷ đồng; trong đó thu từ thành phần kinh tế cá thể là 893tỷ(chiếm 2,8% trong tổng thu Ngân sách và chiêm 3,5% so với tổng thuthuế).
Tóm lại, hoạt động kinh tế ngoài quốc doanh nói chung và hoạt độngkinh tế cá thể nói riêng là hoạt đọng tồn tại khách quan do đòi hỏi của sảnxuất và đời sống xã hội Với quan điểm đó hoạt động của thành phần kinhtế này ngày càng trở nên quan trọng trong nền kinh tế quốc dân cả tronghiện tại và trong tương lai.
2 Ý nghĩa của việc tăng cường quản lý thuế Giá trị gia tăng đối với khuvực kinh tế cá thể:
Thuế GTGT là một sắc thuế quan trọng trong hệ thống thuế nước ta.Việc áp dụng thuế GTGT thay cho thuế doanh thu sẽ đảm bảo tập trung mộtsố thu lớn cho NSNN Hơn nữa, trong điều kiện kinh tế nước ta hiện nay,do nhu cầu chi tiêu phát triển kinh tế rất lớn nên đã xẩy ra tình trạng thiếuhụt ngân sách Do vậy chúng ta phải tìm mọi biện pháp để tăng thu ngânsách Nhà nước.Với đường lối đổi mới kinh tế tạo điều kiện cho các thànhphần kinh tế cùng phát triển, cùng bình đẳng trước pháp luật thì việc quản
Trang 26lý khu vực kinh tế nào cũng quan trọng Thành phần kinh tế ngoài quốcdoanh nói chung và kinh tế cá thể nói riêng lại đang phát triển cả về qui môvà số lượng, khả năng thu nhập tăng nhanh thì việc tăng cường quản lý thuthuế khu vực kinh tế này là rất cần thiết.
Mặt khác, đảm bảo sự công bằng xã hội là một yêu cầu đặt ra vớichính sách thuế và bản thân với chính sách thuế cũng phải đảm bảo sự côngbằng xã hội, vì có công bằng xã hội thì mới có thể động viên số thu lớn nhấttrong thời gian ngắn nhất.Tăng cường quản lý thuế Giá trị gia tăng đối vớikinh tế cá thể một cách chặt chẽ chính là biện pháp để đảm bảo tính côngbằng xã hội, từ đó sẽ giảm tối đa hiện tượng trốn lậu thuế, tạo ra sự cạnhtranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế.
Ngoài ra, thông qua quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cáthể sẽ tạo điều kiện cho Nhà nước quản lý vĩ mô nền kinh tế thông qua: + Kiểm tra, kiểm soát các ngành nghề, mặt hàng kinh doanh, từ đógiúp cho các cơ quan quản lý kinh tế có định hướng phát triển ngành nghềphù hợp.
+ Nắm được mức độ tiêu dùng, cơ cấu tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ,từ đó giúp Nhà nước có cơ sở định hướng tiêu dùng trong dân cư phù hợpvới từng thời kỳ phát triển kinh tế cá thể
Trong những năm qua, việc quản lý thu thuế nói chung và thuếDoanh thu nói riêng đối với khu vực kinh tế cá thể còn rất nhiều thiếu sót,dẫn đến kết quả cuối cùng là thất thu thuế, Nhà nước bị chiếm dụng vốn gâytác động xấu đối với nền kinh tế Việc áp dụng thuế GTGT thay thế chothuế Doanh thu sẽ tạo ra khả năng kiểm tra, kiểm soát tốt hơn đối với côngtác quản lý Tuy nhiên sẽ gây khó khăn :
Do thuế GTGT đòi hỏi phải thay đổi một thói quen vốn đã ăn sâutrong cách nghĩ và cách làm của mỗi người Một trong những thói quen đólà: Mua bán hàng không cần hoá đơn, linh hoạt đến mức tuỳ tiện trong ghichép chứng từ, sổ kế toán, tính thuế trên tổng doanh thu, không phân biệt
Trang 27giữa doanh nghiệp có nhiều và doanh nghiệp có ít giá trị tăng thêm mà thayđổi một thói quen thì bao giờ cũng hết sức khó khăn.
Do thuế GTGT chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm nên để bảo đảmmức động viên ngang bằng với Thuế doanh thu thì thuế suất thuế GTGTphải cao hơn thuế suất thuế doanh thu Điều này dễ gây tâm lý cho rằngNhà nước tăng thuế và dẫn đến tác động làm tăng giá, cho nên cùng vớiviệc giải thích, cần áp dụng biện pháp quản lý chặt chẽ và phải có các biệnpháp kinh tế để kiềm chế, ngăn ngừa lợi dụng tăng giá
Thành phần kinh tế cá thể phần lớn là những hộ quy mô nhỏ, hoạtđộng phân tán rất khó khăn cho công tác quản lý
Cũng bởi những lý do đó mà bài viết sau đây xin đề cập đến thựctrạng quản lý công tác thu thuế Giá trị gia tăng ở khu vực kinh tế cá thể trênđịa bàn quận Ba đình Từ đó, nghiên cứu tìm ra nguyên nhân của mặt yếu,
cũng như ưu điểm của mặt mạnh để đưa ra một số biện pháp tăng cườngcông tác quản lý thu thuế Giá trị gia tăng nhằm làm cho bộ máy hành thu
của quận ngày càng có hiệu quả hơn
Trang 281 Một số nét về đặc điểm kinh- tế xã hội:
Quận Ba Đình là một trong 7 quận nội thành của thủ đô Hà nội Trên địa bànquận Ba Đình gồm 15 phường ( hiện nay là 12 phường), đây là một quận có nhiềucơ quan trung ương của Đảng và Chính phủ, các cơ quan ngoại giao, đại sứ, đồngtrụ sở Cùng với sự phát triển của kinh tế toàn thành phố và nền kinh tế thị trườngthì các thành phần kinh tế trên địa bàn quận cũng phát triển mạnh mẽ Ngoài ra, donguyên nhân thiếu việc làm mà một số lượng không nhỏ cán bộ công nhân viênchức ra buôn bán ngày càng tăng và có sự biến động liên tục.
Trên địa bàn quận Ba Đình không có các trung tâm thương mại lớn, chỉ cómột số chợ ở tầm cỡ trung bình như chợ Long Biên, chợ Ngọc Hà , một số chợxanh ở các khu nhà cao tầng, các khu vực đông dân cư Các hộ buôn bán cá thểcòn tập trung ở các dãy phố chính như trục đường Nguyễn Thái Học- Kim Mã,Giảng Võ- Đường La Thành Các hộ cá thể kinh doanh ở quận Ba Đình chủ yếu lànhững hộ nhỏ Các hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp chủ yếu là các hộ được pháttriển từ kinh tế phụ gia đình dần dần trở thành nghề kiếm sống của cả gia đìnhnhưng đây cũng chỉ là những hộ vừa và nhỏ.
Trong công cuộc đổi mới nền kinh tế, quận Ba Đình cũng đã đóng gópkhông nhỏ vào nền kinh tế quốc dân Quý I năm 1999 toàn quận đã đạt đượcnhững thành tích sau:
Sản xuất kinh doanh ngoài quốc doanh: giá trị sản xuất công nghiệp ướcđạt 19.083 triệu đồng, so với cùng kỳ năm trước tăng 10,12%, trong đó khối HTXtăng 19,18%, khối cá thề tăng 7,45%, khối công ty TNHH tăng 48,88%
Trang 29Hoạt động kinh doanh của khối chợ khá ổn định và có hiệu quả Cải tạonâng cấp chợ Châu Long và chợ Thành Công A chuẩn bị đưa vào hoạt động kinhdoanh Triển khai các thủ tục xây dựng trung tâm thương mại dịch vụ Cống Vị Công tác thu thuế: Tập trung chỉ đạo thực hiện hai luật thuế mới Tăngcường công tác kiểm tra, rà soát chống sót hộ để tăng nguồn thu Quý I năm 1999Chi cục thu được 11.241 triệu đồng đạt 92,08% kế hoặch quý, đạt 22,10% so vớikế hoạch năm, tăng 1,14% so với cùng kỳ( trong đó thu phí và lệ phí tăng 32% sovới kế hoạch quý, tăng 35,97% so với cùng kỳ ).
Cũng như tình hình chung của các chi cục thuế, việc phân cấp quản lý, thuthuế của chi cục thuế Ba Đình được dựa trên Thông tư 110/2000/TT/BTC Cụ thể,Chi cục thuế được quyền quản lý các đối tượng :
- Hộ cá thể kinh doanh công thương nghiệp ngoài quốc doanh nộp thuế Giátrị gia tăng theo phương pháp trực tiếp.
- Hộ nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp - Hộ nộp thuế nhà đất.
Theo tinh thần của thông tư này thì tất cả các hộ nộp thuế Giá trị gia tăngtheo phương pháp trực tiếp sẽ do Chi cục thuế Quận Ba Đình quản lý Còn nhữngcông ty, tập thể trên địa bàn quận trước đây nộp thuế tại Chi cục thuế Ba Đình, nayđăng ký nộp thuế Giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ sẽ do Cục thuế Hànội trực tiếp quản lý, nhưng số thuế thu vẫn nộp vào kho bạc Nhà nước Quận BaĐình Như vậy, xét về khía cạnh sổ sách, báo cáo chi cục thuế Ba Đình vẫn giántiếp quản lý loại đối tượng này thông qua giấy nộp tiền vào kho bạc được phô tôchuyển về kế toán kho bạc tại Chi cục hàng ngày.
2 Công tác tổ chức bộ máy thu thuế trên địa bàn Quận Ba Đình:
Chi cục thuế quận Ba Đình được thành lập theo quyết định 315TC/QĐ/TCCB ban hành ngày 21/8/1999 của Bộ Tài chính Từ đây Chi cục chínhthức đi vào hoạt động, thay thế cho tên gọi Phòng thuế Công Thương Nghiệp trước
Trang 30đây Trong những năm gần đây được sự chỉ đạo của Cục thuế Hà nội và sự nhất trítrong lãnh đạo chi cục và cán bộ nhân viên trong toàn Chi cục, đồng thời cùng vớisự thay đổi về việc phân cấp quản lý do áp dụng hai luật thuế mới nên bộ máy củacơ quan thuế Ba Đình được tổ chức như sau:
Tổng số cán bộ công nhân viên chi cục là 140 người, trong đó có 131 biênchế, còn lại 9 hợp đồng được sắp xếp :
- Ban lãnh đạo:
1 Chi cục trưởng Phụ trách chung.1 Chi cục phó Phụ trách khối cá thể.1 Chi cục phó Phụ trách về đất + phí.1 Chi cục phó Phụ trách vấn đề nghiệp vụ - Các bộ phận trực thuộc chi cục được tổ chức : + Phòng thanh tra, kiểm tra 10 người + Phòng ngiệp vụ 11 người + Phòng hành chính, tổ chức 5 người + Đội thuế Điện Biên- Kim Mã 13 người + Đội thuế Thành công-Giảng Võ 14 người + Đội thuế Ngọc khánh-Ngọc Hà 10 người + Đội thuế Đội Cấn-Cống Vị 14 người + Đội thuế Quán Thánh-Trúc Bạch 13 người + Đội thuế Trung trực-Phúc Xá 7 người + Đội thuế Chợ Long Biên 8 người + Đội thu khác 11 người
Với việc tổ chức bộ máy thu thuế như vậy trong những năm qua Chi cụcthuế Quận Ba Đình đã đạt những thành tích đáng khích lệ trong việc quản lý thuthuế đối với thành phần kinh tế cá thể Tuy nhiên vẫn còn có nhiều những hạn chếvà thiếu sót cần được khắc phục.
Trang 31II TÌNH HÌNH QUẢN LÝ THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI CÁCHỘ KINH TẾ CÁ THỂ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BA ĐÌNH TRONGNHỮNG THÁNG ĐẦU THỰC HIỆN LUẬT THUẾ MỚI:
1 Quản lý đối tượng nộp thuế:
Theo luật thuế Giá trị gia tăng quy định thì tất cả các cơ sở sản xuất, kinhdoanh phải có trách nhiệm kê khai đăng ký thuế với cơ quan thuế theo quy địnhcủa Nhà nước Qua đó cơ quan thuế có thể nắm được số hộ sản xuất kinh doanhtrên địa bàn, phân loại hộ và phân nghành nghề để có thể quản lý một cách chặtchẽ đối tượng nộp thuế.
Đồng thời theo quyết định số 75/1998/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính Phủthì mọi tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh chịu thuế đều phải kê khai đăngký thuế để được cấp mã số thuế và hệ thống mã số này được ứng dụng kể từ ngày1/1/1999 Theo quyết định trên, cơ quan thuế có trách nhiệm sử dụng mã số đốitượng nộp thuế để quản lý đối tượng nộp thuế , theo dõi số liệu nộp thuế của đốitượng nộp thuế và ghi mã số đối tượng nộp thuế trên mọi giấy tờ giao dịch với đốitượng nộp thuế như: thông báo nộp thuế, thông báo phạt, lệnh thu, các quyết địnhphạt hành chính thuế, biên bản kiểm tra về thuế
Như vậy việc quản lý đối tượng nộp thuế trên mã số đã đem lại hiệu quả rõrệt cho các cấp quản lý thuế và cho Chi cục thuế Quận Ba Đình nói riêng Kể từđây cán bộ thuế có thể ứng dụng máy vi tính vào công tác quản lý đối tượng nộpthuế, giúp việc quản lý được chặt chẽ hơn, đỡ vất vả vì phải theo dõi ghi chép bằngtay trên sổ bộ hàng tháng.
Tuy nhiên, do tình hình chung về sự thiếu tự giác của các hộ nộp thuế nêncác cán bộ thuế quản lý địa bàn đã liên hệ phối hợp với UBND các phường, côngan, quản lý thị trường và nhiều ngành liên quan khác để nắm vững các cơ sở sảnxuất kinh doanh trên địa bàn các phường, các chợ Các bộ thuế thuộc các đội lậpdanh sách các cơ sở kinh doanh mà mình phụ trách quản lý, thông qua điều tradoanh thu, phân loại nghành nghề, quy mô để quản lý cho phù hợp Sau khi đã
Trang 32thông qua Hội đồng tư vấn thuế phường đưa số hộ đó vào bộ để quản lý thu thuếGiá trị gia tăng nộp hàng tháng.
Hàng tháng vào ngày 5 các cán bộ quản lý phải lập được danh sách hộnghỉ kinh doanh trên địa bàn, hộ mới ra kinh doanh và làm tổng hợp ghi thu phânloại hộ nhằm áp dụng chế độ thu thích hợp Cũng từ số liệu này của cán bộ quản lýmà văn phòng chi cục thuế mới có điều kiện để lập bộ quản lý các hộ kinh doanh Vậy nhìn chung việc quản lý kiểm tra số hộ sản xuất kinh doanh tương đốisát Sau đây là biểu số hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn ghi theo bậc môn bài:
Với biểu số liệu trên, ta nhận thấy:
1 Số hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn của năm 1999 đã tăng so vớinăm 1998 là: 480 hộ, tương ứng 13%.
2 Trong tổng số hộ tư nhân sản xuất kinh doanh trên địa bàn quận số hộbậc 5 chiếm tỉ trọng cao nhất : Năm 1998 chiếm 42,76%, năm 1999chiếm 43,39%.
3 Mức độ kinh doanh của các hộ có xu hướng tăng ở tất cả các bậc so với năm 1998:
Bậc 1: tăng 52 hộ tương ứng 35%
Trang 33Bậc 2: tăng 21 hộ tương ứng 19% Bậc 3: tăng 145 hộ tương ứng 33% Bậc 4: tăng 468 hộ tương ứng 48% Bậc 5: tăng 231 hộ tương ứng 14%
Riêng bậc 6 giảm 100%, như vậy các hộ đã chuyển hướng nâng cấp dầntình trạng kinh doanh của mình ổn định hơn, có sự đầu tư và thu nhập khá hơn Qua biểu trên có thể thấy các hộ cá thể trên địa bàn đã phát triển cả về sốlượng và quy mô sản xuất kinh doanh Nguyên nhân của sự phát triển trên là dochính sách của nhà nước đã tạo cho môi trường kinh doanh thuận lợi hơn Cơ chếthị trường kết hợp với các chính sách của Đảng và Nhà nước đã giúp cho thànhphần kinh tế này phát triển.
Để phân tích rõ hơn ta xét biểu quản lý cơ cấu các hộ tư nhân trên địa bànquận Ba Đình.
Biểu số 3: Cơ cấu hộ kinh doanh trên địa bàn Quận Ba Đình theo ngành nghề
Qua biểu trên ta thấy:
1 Với ngành sản xuất: Số hộ thuộc ngành này tăng đáng kể: năm 1999 tăng so
với năm 1998 là 19 hộ tương ứng 6,1% Nhưng xét về tỷ trọng số hộ trong ngànhta thấy tỷ trọng của ngành này năm 1998 giảm đi Năm 1998 chiếm tỷ trọng 8,4%nhưng đến năm 1999 lại chỉ chiếm 7,89%.
Mặt hàng chủ yếu của ngành này là sản xuất cơ kim khí, sản xuất các mặthàng công nghiệp thực phẩm như: sản xuất bánh kẹo, sản xuất bánh cốm, sản xuất
Trang 34bún bánh Những mặt hàng này việc kinh doanh còn tương đối ổn định nhưng sảnxuất cơ khí tiêu dùng thì ngày càng bị thu hẹp do sự tác động của nhiều mặt hàngtrên thị trường.
Nhìn vào cơ cấu ngành ta thấy tỷ trọng số hộ sản xuất chiếm trong tổng sốngày càng giảm mặc dù số hộ vẫn tăng Điều này nói lên rằng sản xuất tiểu thủcông nghiệp khu vực cá thể ở địa bàn Quận Ba Đình là không thuận lợi bằng cácnghành khác.
2 Đối với hoạt động dịch vụ: Số người hoạt động trong ngành dịch vụ tăng về
số tuyệt đối nhưng về số tương đối lại giảm Năm 1998 có 514 hộ chiếm 14%.Năm 1999 có 546 hộ chiếm 13,1% Từ đó ta thấy rằng hoạt động trong lĩnh vựcdịch vụ này không hiệu quả mặc dù số hộ có tăng lên về số tuyệt đối, bởi vì trongnăm 1999 do thay đổi lại điều kiện cấp phép kinh doanh cho các hộ cho thuê bănghình mà nhiều hộ kinh doanh loại này đã phải chuyển hoặc thôi không kinh doanhnữa
Các hộ tư nhân sửa chữa lặt vặt và nhất là sửa chữa điện lạnh ở trên địa bànQuận Ba Đình kinh doanh không ổn định và kém hiệu quả nên một số đã xinchuyển sang bán thương nghiệp, một số phải chuyển đi kinh doanh ở các nơi kháccó hiệu quả hơn.
Số hộ tăng lên tuyệt đối của ngành dịch vụ chủ yếu là loại hình rửa xe máy,photocopy, chụp ảnh nhưng không phải là sự tăng lên đáng kể.
3 Hai nghành ăn uống và thương nghiệp: đều có xu hướng giảm mặc dù số hộ
kinh doanh ở hai ngành này đều tăng lên về số tuyệt đối.
Ngành thương nghiệp là ngành có số hộ kinh doanh cao nhất và tỷ trọngcủa nó là lớn nhất trong tổng số hộ kinh doanh
Ngành thương nghiệp: Năm 1998 có 1792 hộ chiếm 48,7% Năm 1999 có1904 hộ chiếm 45,78% So sánh về số tuyệt đối thì tăng nhưng về số tương đối lạigiảm, năm 1999 giảm so với năm 1998 là 2,92% Điều đó chứng tỏ rằng ngànhthương nghiệp kinh doanh có hiệu quả hơn các ngành khác, tuy nhiên có quá nhiềuhộ kinh doanh nên số tăng không lớn.
Trang 35Mặt hàng chủ yếu của các hộ kinh doanh thương nghiệp là bán tạp hoá, đồđiện dân dụng, ở các chợ là các mặt hàng thực phẩm thiết yếu đối với đời sống củanhân dân Đặc biệt trên địa bàn Quận Ba Đình không có hộ kinh doanh điện máy,kinh doanh xe máy, kinh doanh các mặt hàng điện tử cao cấp Trong số hộ kinhdoanh thương nghiệp này chỉ có 20 hộ kinh doanh vàng bạc nằm rải rác trên toànđịa bàn Các hộ kinh doanh vàng bạc này hàng tháng nộp thuế bình quân là15.000.000 đ.
Ngành ăn uống: Số hộ kinh doanh ăn uống tăng lên về số tuyệt đối nhưnglại giảm về số tương đối Cụ thể năm 1998 có 1064 hộ chiếm tỷ trọng 28,9%, năm1999 có 1162 hộ chiếm tỷ trọng 27,93% tuy tăng số hộ tuyệt đối là 98 hộ Số hộtăng này chủ yếu là những hộ kinh doanh ăn uống nhỏ bình dân, không phải lànhững nhà hàng, ăn uống cao cấp.
4 Ngành vận tải: Sang năm 1999 Chi cục thuế mới đưa ngành này vào quản lý
tuy nhiên số hộ quản lý chưa phải là nhiều, mới được 219 hộ chiếm tỷ trọng 5,3%.Các hộ vận tải này chủ yếu là xe tải, xích lô còn loại xe vận chuyển khách là khôngđáng kể.
Qua biểu 2 và 3, ta có thể nắm được số lượng và cơ cấu hộ kinh doanh trênđịa bàn và từ đó có phương hướng quản lý các hộ kinh doanh từ khâu ra thông báo,điều chỉnh doanh thu tính thuế tới khâu thu nộp Song chỉ qua biểu này chúng takhông thể nắm được thực trạng quản lý về hộ kinh doanh ở khu vực này ra sao Để thấy được tình hình quản lý đối tượng nộp thuế trên địa bàn ta xét đếnbiểu quản lý hộ kinh doanh
Biểu 4: Quản lý hộ kinh doanh trên địa bàn Quận Ba Đình: