1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong các doanh nghiệp hiện nay

36 547 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 275 KB

Nội dung

Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong các doanh nghiệp hiện nay

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

PHẦN I: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG 3

1.1 Các khái niệm tiền lương 3

1.1.1 Bản chất của lao động tiền lương 3

1.1.2 Khái niệm tiền lương 3

1.1.3 Ý nghĩa của tiền lương 5

1.2 Các hình thức tính tiền lương và các khoản trích theo lương 5

1.2.1 Hình thức tiền lương theo thời gian 5

1.2.2 Hình thức tiền lương theo sản phẩm 6

1.2.3 Hình thức khác 8

1.2.4 Hình thức khoán quỹ lương 8

1.3 Qũy tiền lương 9

1.4 Các khoản trích theo lương 10

1.4.1 Bảo hiểm xã hội 10

1.4.2 Bảo hiểm y tế 11

1.4.3 Bảo hiểm thất nghiệp 11

1.4.4 Kinh phí công đoàn 12

1.5 Quan điểm một số nước về kế toán tiền lương 13

1.5.1 Đối với kế toán Hàn Quốc 13

1.5.2 Đối với kế toán Pháp 14

1.5.2 Đối với kế toán Mỹ 14

1.6 Yêu cầu quản lý tiền lương 15

1.6.1 Yêu cầu về bộ máy tổ chức 15

1.6.2 Yêu cầu về chứng từ 16

1.6.3 Yêu cầu về thông tin, kiểm tra thông tin và báo cáo thông tin 16

PHẦN II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP HIỆN NAY 18

2.1 Chứng từ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 18

2.2 Hình thức sổ kế toán 20

2.3 Tài khoản sử dụng 20

2.4 Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu 22

PHẦN III: ĐÁNH GIÁ VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ HIỆN HÀNH 27

3.1 Đánh giá 27

3.1.1 Ưu điểm 27

3.1.2 Nhược điểm 28

3.2 Kiến nghị 29

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Hiện nay, nền kinh tế thị trường hoạt động theo quy luật cạnh tranh,chính vì điều đó đã thúc đẩy các doanh nghiệp phải tìm biện pháp để có thểkhẳng định được vị trí và chỗ đứng của mình trên thị trường Mặt khác tối đahóa lợi nhuận luôn là mục tiêu của các doanh nghiệp Muốn thực hiện đượcmục tiêu đó doanh nghiệp không ngừng cải tiến, áp dụng tiến bộ khoa học kỹthuật hiện đại, ngoài ra phải nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá cácloại hình sản phẩm với mẫu mã nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng, tính toángiảm chi phí sản xuất, khai thác triệt để mọi tiềm lực sẵn có về vốn, conngười Chính điều đó khiến cho các doanh nghiệp luôn coi trọng các biệnpháp sử dụng hợp lí hơn nữa nguồn lao động sao cho có hiệu quả.

Con người luôn là yếu tố được quan tâm nhất và được coi là yếu tố cótính chất quyết định trong các hoạt động của xã hội Trong doanh nghiệp sảnxuất công nhân là những người trực tiếp tạo ra sản phẩm, kết quả lao động củahọ góp một phần không nhỏ vào thành công của doanh nghiệp.

Trong mọi chế độ xã hội, lực lượng sản xuất là lực lượng nòng cốt,quyết định đến phương thức sản xuất và hình thái kinh tế xã hội Để duy trì vàphát triển lực lượng sản xuất thì cần có quan hệ sản xuất phù hợp Chính sáchtiền lương là một yếu tố quan trọng góp phần quyết định đến sự phát triển củalực lượng sản xuất mà trong đó người lao động là nhân tố trung tâm Chínhsách tiền lương phù hợp không những giúp người lao động tái sản xuất sức laođộng mà còn giúp người lao động cải tạo điều kiện sống, phát huy được nănglực lao động của mình

Trong giai đoạn phát triển kinh tế như hiện nay, việc bảo vệ lợi ích cánhân người lao động là một động lực cơ bản trực tiếp khuyến khích mọi ngườiđem hết khả năng, nỗ lực phấn đầu, sáng tạo trong lao động Tạo điều kiện

Trang 3

cho nhân tố con người ngày càng được chú ý coi trọng cả về trí lực và thểthực Trong đó, yếu tố quyết định thúc đẩy, kìm hãm, thậm chí làm tha hoácon người đó chính là chế độ tiền lương và chế độ thưởng phạt đối với ngườilao động.

Chính vì vậy, các doanh nghiệp hiện nay cần tìm mọi biện pháp để thuhút nhân lực, duy trì nhân lực giỏi, kích thích động viên nhân lực, đáp ứng yêucầu của sản xuất và hiệu quả công việc đối với lao động Doanh nghiệp cần cóchế độ tăng lương và trợ cấp thích hợp Điều đó cũng phụ thuộc vào công táckế toán lao động và tiền lương trong các doanh nghiệp hiện nay.

Nhận thức được tầm quan trọng của lao động và chế độ tiền lương củangười lao động trong các doanh nghiệp hiện nay và việc sử dụng hợp lí sao

cho tiết kiệm, hiệu quả nguồn nhân lực này nên tôi chọn đề tài: “Kế toán tiềnlương và các khoản trích theo lương trong các doanh nghiệp hiện nay” làm

đề án cho môn học của mình Kết cấu đề tài bao gồm những nội dung sau:

Phần I: Những nội dung cơ bản về kế toán tiền lương và các khoản tríchtheo lương.

Phần II: Thực trạng kế toán tiền lương trong các doanh nghiệp hiện nay.Phần III: Đánh giá và kiến nghị để hoàn thiện kế toán tiền lương và cáckhoản trích theo lương.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc tìm hiểu về cách hạch toán tiềnlương và các khoản trích theo lương trong các doanh nghiệp và thông quanhiều tài liệu sách báo, mạng nhưng do thời gian hạn chế nên không thể tránhkhỏi những thiếu sót Em rất mong sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp vànhận xét của cô giáo để em hoàn thiện đề án của mình và có thêm kiến thứcáp dụng vào công việc thực tiễn một cách tốt hơn.

Trang 4

PHẦN I: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁCKHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG

1.1 Các khái niệm tiền lương

1.1.1 Bản chất của lao động tiền lương

Lao động là hoạt động chân tay và trí óc của con người nhằm tác độngbiến đổi các vật tự nhiên thành những vật phẩm đáp ứng cho nhu cầu của conngười Trong mọi chế độ xã hội, việc sáng tạo ra của cải vật chất đều khôngtách rời khỏi lao động Lao động là điều kiện đầu tiên cần thiết cho sự tồn tạivà phát triển của xã hội loài người, là yếu tố cơ bản nhất, quyết định nhấttrong quá trình sản xuất Để quá trình tái sản xuất xã hội nói chung và quátrình kinh doanh ở các doanh nghiệp nói riêng được diễn ra thường xuyên, liêntục, thì một vấn đề thiết yếu là cần tái sản xuất sức lao động Vì vậy, ngườitham gia lao động sản xuất ở các doanh nghiệp phải được trả thù lao lao động.Trong nền kinh tế hàng hóa, thù lao lao động được biểu hiện bằng thước đogiá trị và gọi là tiền lương.

1.1.2 Các khái niệm tiền lương

Theo quan điểm của K.Mark tiền lương là giá trị hay giá cả sức laođộng, nhưng biểu hiện ra bên ngoài như là giá cả của lao động Như vậy, căncứ chủ yếu để xác định tiền lương là giá trị sức lao động và tiền lương sẽ luônluôn vận động cùng chiều với giá trị sức lao động Giá trị sức lao động đượcđo lường thông qua giá trị những tư liệu tiêu dùng vật chất và tinh thần cầnthiết tối thiểu để nuôi sống người lao động và gia đình người lao đông cộngvới chi phí đào tạo.

Xét trên mặt quản lý vĩ mô, tiền lương nằm trong lĩnh vực quan hệ sảnxuất: Tiền lương là nội dung cơ bản của chế độ phân phối – một trong ba bộphận cấu thành quan hệ sản xuất (Chế độ sở hữu, tổ chức sản xuất, chế độ

Trang 5

phân phối) Vì vậy tiền lương hợp lý góp phần tạo điều kiện cho quan hệ sảnxuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, ngượclại sẽ nảy sinh mâu thuẫn và tác động kìm hãm sản xuất.

Xét về mặt kinh tế thuần túy, tiền lương là phần thu nhập lớn của giađình, nó góp phần ổn định đời sống và phát triển kinh tế gia đình Nếu tiềnlương đảm bảo đủ trang trải và có tích lũy theo xu hướng ngày càng tăng nó sẽtạo ra động lực kích thích sản xuất phát triển.

Xét về mặt chính trị xã hội, tiền lương hợp lý góp phần quan trọng vàoviệc củng cố lòng tin của mọi người đối với xã hội, đối với doanh nhiệp và từđó họ sẽ cống hiến hết khả năng, sức lực của mình cho doanh nhiệp

Tiền lương danh nghĩa: Được hiểu là số tiền mà người sử dụng trả chongười lao động Số tiền này nhiều hay ít phụ thuộc trực tiếp vào khả năng laođộng và hiệu quả làm việc của người lao động, trình độ kinh nghiệm làmviệc

Tiền lương thực tế: Tiền lương thực tế được hiểu là giá trị hàng hóa tiêudùng và các loại dịch vụ cần thiết mà họ đã mua được bằng tiền lương danhnghĩa Mối quan hệ tiền lương thực tế và tiền lương danh nghĩa được thể hiệnqua công thức sau

Như vậy, ta có thể thấy nếu giả cả tăng lên thì tiền lương thực tế giảmđi, điều này có thể xảy ra ngay cả khi tiền lương danh nghĩa tăng lên Tiềnlương thực tế không chỉ phụ thuộc vào số lượng tiền danh nghĩa mà còn phụthuộc vào giá cả các loại hàng hóa tiêu dùng và các loại dịch vụ cần thiết màhọ muốn mua Đây là một quan hệ phức tạp do sự thay đổi của tiền lương

Tiền lương thực tế

Tiền lương danh nghĩaGiá cả

=

Trang 6

Tiền lương tối thiểu: Là tiền lương nhất định trả cho người lao độnglàm các công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động bình thường đảmbảo nhu cầu đủ sống cho người lao động

1.1.3 Ý nghĩa của tiền lương

Tiền lương phải đáp ứng được yêu cầu tái sản xuất và hơn thế là tái sảnxuất mở rộng sức lao động trên các phương diện: Thể lực, trí lực, văn hóa tinhthần và chi phí dào tạo cho cả con cái họ.

Lương phải thể hiện sự đánh giá chính xác của xã hội đối với tài năng,trí tuệ, năng lực, kết quả lao động và cống hiến của mỗi người.

Tiền lương phải thực hiện được vai trò kích thích tính năng động, sángtạo, ý chí học tập, tính kỷ luật, nâng cao hiệu quả và năng suất lao động đốivới mỗi người.

Chế độ tiền lương vừa đáp ứng được yêu cầu tham gia thúc đẩy sự pháttriển của thị trường sức lao động vừa góp phần vào quá trình phân bổ nguồnlực lao động hợp lý và nâng cao hiệu quả sử dụng lực lượng lao động cho cácngành, các vùng lãnh thổ của đất nước.

1.2 Các hình thức tính tiền lương và các khoản trích theo lương

1.2.1 Hình thức tiền lương theo thời gian

Là hình thức tiền lương theo thời gian thực hiện việc tính trả lương chocông nhân trực tiếp sản xuất theo thời gian làm việc, theo ngành nghề và trìnhđộ thành thạo nghiệp vụ, kỹ thuật, chuyên môn của họ

Theo hình thức này, tiền lương thời gian phải trả được tính bằng thờigian làm việc thực tế nhân với mức lương thời gian Đơn vị để tính tiền lươngthời gian là lương tháng, lương ngày hoặc lương giờ.

Trang 7

Lương tháng được quy định sẵn đối với từng bậc lương trong

thang lương.

Lương ngày là số tiền lương trả cho công nhân theo mức lương

ngày nhân với số ngày làm việc thực tế trong tháng.

Mức lương giờ tính bằng cách lấy mức lương ngày chia cho số

giờ làm việc trong ngày theo chế độ.

Tiền lương thời gian có thể kết hợp chế độ tiền lương thưởng để khuyếnkhích công nhân hăng hái làm việc, tạo nên tiền lương thời gian có thưởng.

Để áp dụng trả lương theo thời gian, doanh nghiệp phải theo dõi ghichép thời gian làm việc của người lao động và mức lương thời gian của họ.Tuy nhiên các doanh nghiệp thường không áp dụng hình thức trả lương nàycho bộ phận công nhân trực tiếp sản xuất trong doanh nghiệp mình ngoại trừmột số doanh nghiệp sản xuất theo dây chuyền sản phẩm.

1.2.2 Hình thức tiền lương theo sản phẩm

Hình thức trả lương theo sản phẩm là hình thức trả lương theo số lượngvà chất lượng công việc đã hoàn thành Đây là hình thức trả lương phù hợpvới nguyên tắc phân phối lao động, gắn chặt số lượng lao động và chất lượnglao động Khuyến kích người lao động nâng cao năng suất lao động góp phầnlàm tăng thêm sản phẩm cho xã hội một cách hợp lý Trong việc trả lươngtheo sản phẩm, vấn đề quan trọng là phải xây dựng các định mức giá tiềnlương đối với từng loại sản phẩm, từng loại công việc một cách hợp lý.

Định mức để giao công việc cho công nhân phải rất cụ thể, chi tiết đốivới từng công đoạn sản xuất và kèm theo các điều kiện tổ chức kỹ thuật cụ thểở từng nơi làm việc thì mới được công nhân làm đúng quy trình kỹ thuật, pháthuy được hiệu quả máy móc, thực hiện phương pháp làm việc hợp lý theo

Trang 8

Nghị định số 235/ HĐBT ngày 18/09/1985 về cải tiến chế độ tiền lương củacông nhân, viên chức và các lực lượng vũ trang.

Định mức lao động là nhân tố chủ yếu để tính đơn giá trả lương đúngđắn, phát huy được tác dụng khuyến khích sản xuất và hiệu quả kinh tế, thiếtthực của chế độ trả lương sản phẩm.

Đơn giá trả lương được xác định trên cơ sở định mức lao động và mứclương theo cấp bậc công việc, do vậy muốn có đơn giá đúng thì ngoài việcđịnh mức lao động phải xác định đúng đắn công việc chủ yếu, cơ sở để xácđịnh là dựa vào các yếu tố tổ chức và kỹ thuật của công việc.

Các định mức lao động hợp lý, cấp bậc công việc được xác định đúngđắn thì việc tính đơn giá trả lương sản phẩm mới chính xác do đó đảm bảo trảlương được công bằng, hợp lý và việc bố trí sử dụng lao động mới phù hợpvới khả năng thực tế của mỗi người.

Việc trả lương theo sản phẩm có thể tiến hành theo nhiều hình thức tuynhiên tùy theo tình hình sản xuất cụ thể trong từng phân xưởng và từng loạilao động có thể áp dụng các hình thức sau.

Trả lương theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế.

Áp dụng đối với công nhân trực tiếp sản xuất Tiền lương trả theo từngđơn vị sản phẩm và theo đơn giá nhất định.

Tiền lương = Số lượng sản phẩm hoàn thành × đơn giá trả lương.

Trả lương theo sản phẩm gián tiếp.

Thích hợp đối với công nhân phục vụ, tuy lao động của họ không trựctiếp sản xuất ra sản phẩm nhưng lại gián tiếp ảnh hưởng đến năng suất laođộng của lao động trực tiếp, nếu có thể căn cứ vào kết quả lao động trực tiếpmà lao động gián tiếp phục vụ để tính lương cho lao động gián tiếp.

Tiền lương = Tiền lương công nhân sản xuất trực tiếp × hệ số hoặcđịnh mức.

Trang 9

Hình thức trả lương theo sản phẩm tập thể

Áp dụng cho những công việc nặng nhọc có định mức thời gian dài haynhững công việc mà cá nhân từng người không làm được đòi hỏi phải làmthành nhóm và khó xác định kết quả cho từng cá nhân Khi tính lương theocách này phải chú ý tới tình hình thực tế của từng cá nhân về sức khỏe, về sựcố gắng trong lao động và đảm bảo công bằng hợp lý.

Hình thức lương theo sản phẩm lũy tiến.

Hình thức trả lương này thực chất là người ta sử dụng nhiều đơn giákhác nhau để trả công cho công nhân hoàn thành sản lượng ở mức độ khácnhau theo nguyên tắc: Những sản phẩm trong định mức thì trả theo đơn giáchung thông nhất, còn những sản phẩm vượt định mức thì trả theo đơn giá lũytiến (lớn hơn đơn giá chính) Chế độ lương này chỉ áp dụng hạn chế ở nhữngkhâu trọng yếu của dây chuyền sản xuất, vào thời điểm cần động viên hoànthành sớm thời hạn hợp đồng kinh tế mà thôi

Hình thức lương theo sản phẩm có thưởng phạt.

Giống hình thức trả lương theo sản phẩm trực tiếp nhưng có thêm tiềnthưởng do tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm tốt và trừ đi tiềnphạt trong trường hợp làm ra sản phẩm không đảm bảo chất lượng theo quyđịnh.

1.2.3 Hình thức khác

Hình thức khoán khối lượng công việc hoặc khoán từng việc Được ápdụng cho những công việc đơn giản, có tính đột xuất Doanh nghiệp xác địnhmức tiền trả cho từng công việc mà người lao động phải hoàn thành.

1.2.4 Hình thức khoán quỹ lương

Đây là dạng đặc biệt của tiền lương theo sản phẩm được sử dụng để trảcho người lao động làm việc tại các phòng ban của doanh nghiệp Theo hình

Trang 10

thức này, doanh nghiệp khoán quỹ lương căn cứ vào khối lượng công việc củatừng phòng ban và số lượng nhân viên của phòng ban đó cũng như mức độhoàn thành công việc.

Trong giai đoạn hiện nay hình thức tiền lương theo sản phẩm là hìnhthức tiền lương chủ yếu của được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp,nhưng việc áp dụng hình thức cụ thể nào tùy thuộc vào tình hình cụ thể củamỗi doanh nghiệp

1.3 Qũy tiền lương

Trong hạch toán tiền lương các nhà máy xí nghiệp, doanh nghiệpthường sử dụng quỹ lương để trả cho người lao động Qũy lương trong xínghiệp là toàn bộ tiền lương và các khoản trợ cấp, phụ cấp có tính chất lương.

Lương chính: Là toàn bộ các khoản tiền lương và trợ cấp có tính chất

như lương mà xí nghiệp trả cho người lao động trong thời gian tham gia sảnxuất, hoặc thực hiện nhiệm vụ được giao tại xí nghiệp.

Lương phụ: Là khoản tiền lương, phụ cấp, trợ cấp trả cho người lao

động trong thời gian mà người lao động làm việc khác mà vẫn được hưởnglương theo chế độ quy định: Như tiền lương nghỉ phép, tiền lương trong thờigian tạm nghỉ việc.

Phương pháp xác định quỹ lương ở doanh nghiệp

Qũy lương thực hiện năm (QTLn).

QTLn theo đơn vị sản phẩm = % tiền lương so với tổng sản phẩm nhân với tổngsản phẩm hàng hóa thực hiện + Qũy lương bổ sung.

(Qũy lương bổ sung là quỹ lương trả cho thời gian không tham gia sảnxuất theo chế độ được hưởng tiền lương cho người lao động như nghỉ phépnăm, nghỉ phép theo chế độ lao động nữ, hội họp, học tập và làm công tác xãhội).

Trang 11

QTLn theo lợi nhuận = % tiền lương so với lợi nhuận x Tổng lợi nhuậnthực hiện.

QTLn theo doanh thu = % tiền lương so với doanh thu x Tổng doanh thuthực hiện.

(Tổng doanh thu thực hiện phải trừ đi các yếu tố tăng giảm do nguyênnhân khách quan)

Cơ sở để tính % tiền lương so với sản lượng, doanh thu, lợi nhuận dựatrên các căn cư sau:

Dựa vào tỷ lệ tiền lương trong quá trình sản xuất lao động thủ côngnhiều thì tỷ trọng lớn và ngược lại tính công nghệ của sản xuất cao thì %tiền lương giảm.

Dựa vào sản lượng, doanh thu, lợi nhuận dự kiến trong năm tăng thì tỷlệ tiền lương tăng và ngược lại

Sản xuất có lãi, chênh lệch giữa giá thành và giá bán càng xa càng tốt.Căn cứ vào mức thu nhập bình quân của các xí nghiệp cùng ngành.

1.4 Các khoản trích theo lương

Ngoài tiền lương và tiền thưởng, người lao động còn được hưởng cáckhoản trợ cấp phúc lợi xã hội, trong đó có BHXH, BHYT, KPCĐ Cách tínhBHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ như sau:

1.4.1 Bảo hiểm xã hội

Quĩ bảo hiểm xã hội được trích lập nhằm trợ cấp cho công nhân cótham gia đóng góp quĩ trong trường hợp họ bị mất khả năng lao động như: trợcấp cho công nhân viên ốm đau, thai sản, tai nạn lao động hay bệnh nghềnghiệp, hưu trí mất sức lao động Ngoài việc chia trả cho công nhân, tiền củaquĩ còn được dùng cho công tác quản lý quĩ bảo hiểm xã hội và nộp lên cơquan quản lý bảo hiểm xã hội cấp trên.

Trang 12

Quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành bằng cách trích lập tỷ lệ qui địnhtrên tổng số quĩ tiền lương cơ bản và các khoản phụ cấp (phụ cấp chức vụ, phụcấp khu vực) của công nhân thực tế phát sinh trong tháng Theo chế độ hiệnhành tỷ lệ trích bảo hiểm xã hội là 22% Trong đó 16% do doanh nghiệp (đơnvị) hoặc chủ sử dụng lao động phải nộp, 16% này được tính vào chi phí sảnxuất kinh doanh, 6% còn lại do người lao động đóng góp và tính trừ vào thunhập (lương) của người lao động Quỹ BHXH do cơ quan bảo hiểm xã hộiquản lý.

1.4.2 Bảo hiểm y tế

Quĩ bảo hiểm y tế được trích lập cho những công nhân có tham giađóng góp quĩ trong các hoạt động khám chữa chữa bệnh, viện phí, thuốcthang, phòng bệnh và chăm sóc sức khoẻ của công nhân trong thời gian đauốm, sinh đẻ Ngoài ra, quĩ bảo hiểm y tế cũng phải nộp lên cơ quan chuyênmôn chuyên trách và trợ cấp cho người lao động thông qua mạng lưới y tế.

Quỹ BHYT được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ qui định trêntổng số tiền lương cơ bản và các khoản phụ cấp của công nhân thực tế phátsinh trong tháng Tỷ lệ trích bảo hiểm y tế hiện hành là 4,5% trong đó 3% vàochi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, còn 1,5% thì trừ vào thu nhập(lương) của họ.

1.4.3 Bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm thất nghiệp được sử dụng để thay thế hoặc bù đắp 1 phần thunhập cho công nhân khi họ không có việc làm nhằm đảm bảo các vấn đề ansinh xã hội.

Quỹ bảo hiểm thất nghiệp được hình thành từ 3% tiền lương, tiền cônghàng tháng của người lao động Trong đó, người lao động đóng 1%, người sửdụng lao động đóng 1% và Nhà nước lấy từ ngân sách hỗ trợ 1%.

Trang 13

1.4.4 Kinh phí công đoàn

Kinh phí công đoàn được trích lập để phục vụ chi tiêu cho hoạt độngcủa tổ chức công đoàn theo quĩ công đoàn nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợicho người lao động.

Kinh phí công đoàn hình thành do việc trích lập theo một tỷ lệ qui địnhtrên tổng số tiền lương cơ bản và các khoản phụ cấp sản xuất kinh doanh Tỷlệ trích kinh phí công đoàn hiện nay là 2%.

Số phí công đoàn doanh nghiệp trích được một phần nộp lên cơ quanquản lý công đoàn cấp trên, một phần để lại doanh nghiệp để chi tiêu cho hoạtđộng công đoàn tại doanh nghiệp.

Ngoài chế độ tiền lương và các khoản trích theo lương, doanh nghiệpcòn phải xây dựng chế độ tiền lương, tiền thưởng cho tập thể, cá nhân cóthành tích trong sản xuất Tiền thưởng bao gồm thưởng thi đua (lấy từ quĩ

Trang 14

khen thưởng) và thưởng trong sản xuất kinh doanh như thưởng nâng cao chấtlượng sản phẩm, thưởng tiết kiệm vật tư, thưởng phát minh sáng kiến (tiềnthưởng này lấy từ quĩ tiền lương).

Như vậy theo chế độ hiện hành đang áp dụng thì tỷ lệ trích vào lươngcủa người lao động là 8,5% theo tổng lương Các khoản trích bảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn cùng với tiền lươngphải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất đã hợp thành chi phí về nhân côngtrực tiếp trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh Quản lý việc tính toán tríchlập và chi tiêu sử dụng các quĩ này có ý nghĩa quan trọng đối với việc tínhtoán chi phí sản xuất kinh doanh và đảm bảo quyền lợi cho công nhân trựctiếp sản xuất trong doanh nghiệp.

1.5 Quan điểm một số nước về kế toán tiền lương

1.5.1 Đối với kế toán Hàn Quốc

Hàn Quốc thực hiện một cấu trúc tiền lương trong đó: Tiền lương cơbản chiếm khoảng 54.7 % bao gồm tiền lương khởi điểm và tăng lương địnhkỳ hàng năm, tiền lương khởi điểm phụ thuộc vào bằng cấp và thị trường laođộng, nâng lương hàng năm phụ thuộc vào tuổi, thời gian phục vụ và đónggóp; chi phí sinh hoạt, tiền phụ cấp chiếm 19,4 % thêm giờ, vùng sâu vùng xa;tiền thưởng chiếm khoảng 25,9 % tặng cho những người lao động tích cực,gắn bó với cơ sở Chế độ tiền lương này đảm bảo được mục tiêu hướng ra:trên 50% tiền lương để đảm bảo cuộc sống còn dưới 50% dùng để kích thíchngười lao động.

(theo tài liệu Quan hệ giữa tiền lương và tăng trưởng kinh tế củaPGS.TS Phương Ngọc Thạch)

Trang 15

1.5.2 Đối với kế toán Pháp

Ở Pháp và Việt Nam đều giống nhau về cơ bản đó là lương gồm hai yếutố là lương chính và lương phụ trong đó:

Tiền lương chính: gồm tiền lương cơ bản, tiền thưởng trong sản xuất vàphụ cấp các loại.

Tiền lương phụ: Các khoản được hưởng bằng vật chất và các khoản đềnbù nếu có.

Khác nhau:

Tiền lương chính theo quy định của Pháp được tính theo thời gian, sở dĩnhư vậy là do Pháp là một nước có nền công nghiệp phát triển, trình độ cơgiới hóa cao nên việc tăng suất lao động của mỗi cá nhân là rất khó nên sửdụng hình thức trả lương theo thời gian là phổ biến

Tiền lương phụ: Các khoản được thưởng bằng vật chất theo quy địnhcủa Pháp Phong phú hơn, tương ứng với việc trích theo lương của họ cũngnhiều hơn.

1.5.2 Đối với kế toán Mỹ

Cũng giống như kế toán Việt Nam và kế toán Pháp đó là hai khoảnlương chính và lương phụ.

Khác biệt lớn nhất là khái niệm tiền lương: Tiền chi trả cho nhân viênhành chính và quản trị được gọi là tiền lương, tiền trả cho nhân viên làm việcchân tay được gọi là tiền công Tiền lương thường được trả theo tháng hoặctheo năm Không có các khoản trích theo lương thay vào đó là các khoản thuếtheo lương.

Thuế BHXH (FICA): Luật BHXH liên bang Mỹ quy định rằng khi vềhưu (62 tuổi) thì người lao động sẽ được hưởng lương hưu hàng tháng, bên

Trang 16

cạnh đó người lao động còn được trợ cấp y tế (từ 65 tuổi trở đi), và các lợi íchcho gia đình người lao động khi người lao động mất.

Luật FCIA yêu cầu chủ doanh nghiệp trích từ lương của người lao độngkhoảng 15 %, trong đó 7,5 % do người sử dụng lao động đóng góp (được tínhvào chi phí), 7,5 % do người lao động đóng góp (trừ vào lương) Số tiền tríchđược doanh nghiệp nộp vào tiền thuế trong nước.

Thuế thu nhập cá nhân Theo quy định người lao động phải đóng thuếthu nhập cho liên bang và tiểu bang Tỷ lệ thuế nộp cho liên bang là 20% trêntổng tiền lương của người lao động, tỷ lệ nộp cho tiểu bang là 4% Doanhnghiệp trích từ tiền lương của người lao động để nộp cho cơ quan thuế.

Thuế trợ cấp thất nghiệp: Theo luật thuế thất nghiệp liên bang (FUTA),người sử dụng lao động đóng góp 6.2% tính trên $7.000 thu nhập đầu tiên củangười lao động Tổng số trích được doanh nghiệp phải nộp cho chính quyềntiểu bang 5,4 %, số còn lại được nộp cho chính phủ liên bang.

Các khoản đóng góp khác: Ngoài các khoản bắt buộc ở trên, người laođộng có thể yêu cầu doanh nghiệp trích các khoản khác từ lương như: Đóngbảo hiểm sức khỏe, mua công trái tiếp kiệm của nhà nước, hội phí công đoàn.

( Theo tạp chí kế toán Info.)

1.6 Yêu cầu quản lý tiền lương

1.6.1 Yêu cầu về bộ máy tổ chức

Các doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một bộ máy tổ chức thốngnhất từ khâu quản lý ở các phân xưởng, đội, tổ, cũng như việc chấm công chotừng công nhân.

Trang 17

Nhân viên quản lý phải có nghiệp vụ thích hợp, am hiểu về các chínhsách của Nhà nước đối với người lao động, tổ chức quản lý phải được phâncấp từ trên xuống theo từng bộ phận, đội, tổ…

Việc bố trí nhân công, chi trả tiền lương, các chế độ khen thưởng, kỷluật cần phải có quy chế rõ ràng, xử lý minh bạch, công khai.

1.6.2 Yêu cầu về chứng từ

Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp về lập, luân chuyển, quản lý vàsử dụng chứng từ kế toán phù hợp với các điều kiện cụ thể của từng doanhnghiệp.

Các chứng từ được lập phải đủ số lượng và đúng chủng loại, đúng nộidung và hình thức theo quy định của Nhà nước.

Việc xây dựng hệ thống chứng từ phải đúng loại, ghi đủ, đúng các yếutổ cơ bản Chứng từ cần lập và ghi trên phương tiện vật chất tốt để đảm bảolưu trữ được theo thời gian.

Các chứng từ cần được kiểm tra thường xuyên về tính hợp lệ, hợp phápvà hợp lý (biểu mẫu, chữ ký, quy mô).

Cụ thể hoá và bổ xung những nội dung cần thiết vào từng mẫu sổ kếtoán đã được quy định để phục vụ cho công việc thu thập thông tin quản trịnội bộ.

1.6.3 Yêu cầu về thông tin, kiểm tra thông tin và báo cáo thông tin

Phải ghi chép, phản ánh kịp thời đầy đủ và chính xác về số lượng, chấtlượng, thời gian và kết quả lao động của từng công nhân trong doanh nghiệp.Tính đúng và thanh toán kịp thời, đầy đủ tiền lương và các khoản tiền thưởng,trợ cấp phải trả cho công nhân Kiểm tra việc sử dụng lao động và chấp hành

Trang 18

các chính sách chế độ về lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm ytế Quản lý chặt chẽ việc sử dụng, chi, tiêu quĩ tiền lương.

Phải tính toán, phân bổ hợp lý, chính xác chi phì về tiền lương và cáckhoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) cho các đối tượng sử dụng cóliên quan.

Định kỳ tiến hành phân tích tình hình nhân công, sử dụng nhân công,tình hình quản lý và chi tiêu quĩ tiền lương cung cấp các thông tin để từ đó đềra biện pháp khai thác có hiệu quả tiềm năng lao động, tăng năng suất laođộng, ngăn ngừa các vi phạm kỷ luật lao động.

Các thông tin cần phải được kiểm tra thường xuyên và báo cáo kịp thờivới chủ doanh nghiệp để kịp thời đưa ra các quyết định bổ xung, sửa đổi khicần thiết.

Ngày đăng: 17/11/2012, 10:16

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Quỹ bảo hiểm thất nghiệp được hình thành từ 3% tiền lương, tiền công hàng tháng của người lao động - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong các doanh nghiệp hiện nay
u ỹ bảo hiểm thất nghiệp được hình thành từ 3% tiền lương, tiền công hàng tháng của người lao động (Trang 14)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w