Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 110 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
110
Dung lượng
7,21 MB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN THỊ HIỀN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY LOGIC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG "ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM”, VẬT LÍ 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGHỆ AN - 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN THỊ HIỀN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY LOGIC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG "ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM”, VẬT LÍ 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Chuyên ngành: Lý luận và PPDH bộ môn Vật lý Mã số: 8.14.01.11 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHẠM THỊ PHÚ NGHỆ AN - 2020 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì công trình nào khác ii LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Phạm Thị Phú đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo ngành Vật lí, các thầy cô trong Viện Sư phạm tự nhiên, Phòng đào tạo sau đại học, Ban giám hiệu và thư viện trường Đại học Vinh, đã tạo điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo và các em học sinh trường THPT Nguyễn Du, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực nghiệm sư phạm Gửi lời biết ơn nhất đến gia đình, bạn bè đã bên cạnh động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học cao học này iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT GV HS SGK THPT TN TNSP BTĐT PHT BT Giáo viên Học sinh Sách giáo khoa Trung học phổ thông Thực nghiệm Thực nghiệm sư phạm Bài tập định tính Phiếu học tập Bài tập MỤC LỤC iv v DANH MỤC BẢNG, BIỂU DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BIỂU 1 MỞ ĐẦU 1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI “Mục tiêu giáo dục của nước ta trong giai đoạn hiện nay là phải đào tạo thế hệ trẻ có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại; có tư duy sáng tạo, có kĩ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức và kỉ luật” Đó là những nội dung được xác định tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ II (khóa VIII) Đối với dạy học môn vật lí ở trường phổ thông, mục tiêu đó được cụ thể trong bốn nhiệm vụ: giáo dưỡng, giáo dục, phát triển và giáo dục kĩ thuật tổng hợp Trong đó phát triển tư duy học sinh (HS) là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là động lực giúp cho việc thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ còn lại, đồng thời suy cho cùng, mục đích cuối cùng của dạy học là “Dạy học phải kéo theo sự phát triển trí tuệ học sinh” (Vư-gốt-xki) Nội dung phát triển năng lực tư duy cho HS bao gồm: rèn luyện những thao tác, hành động, phương pháp nhận thức cơ bản, công cụ để HS chiếm lĩnh kiến thức, vận dụng sáng tạo kiến thức giải quyết vấn đề trong học tập và hoạt động thực tiễn Trong dạy học, năng lực tư duy logic có tầm quan trong như một công cụ cốt lõi, làm cơ sở cho năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo.Việc phát triển tư duy logic trong dạy học là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết cho mọi hoạt động Những kỹ năng cần thiết của người lao động mới trong xã hội toàn cầu hóa, cạnh tranh và hợp tác như: trình bày vấn đề, thuyết phục, đàm phán có cơ sở từ năng lực tư duy logic, và năng lực này cần phải được quan tâm và phát triển từ khi HS còn ngồi trên ghế nhà trường Vậy làm thế nào để phát triển năng lực tư duy logic cho HS trong dạy học môn vật lí ở trường phổ thông? Đây là câu hỏi từ lâu được nhiều giáo viên (GV) vật lí quan tâm bởi thực tế năng lực tư duy, suy luận logic, diễn đạt tư tưởng, ý kiến của học sinh và đôi khi là cả GV còn nhiều bất cập, hạn chế 2 Trong chương trình nội dung dạy học môn vật lí thì năm học lớp 10 là một năm học mà HS được tiếp cận và học những nội dung kiến thức vật lí rất hay nhưng đồng thời cũng gây cho HS nhiều khó khăn bởi mức độ kiến thức của nó mà HS lại đang gặp vấn đề là non trong lối tư duy logic, lập luận chặt chẽ, chính xác trong diễn đạt ý kiến, ý tưởng của bản thân dẫn đến việc HS học tập một cách thụ động, không phát huy được tính sáng tạo trong khi lĩnh hội kiến thức lẫn trong quá trình giải bài tập vật lí, thành thử HS chưa linh hoạt trong học tập cũng như chưa biết áp dụng vật lí vào thực tiễn, do đó vô hình chung các em đã tự biến môn vật lí mất đi bản chất và ý nghĩa thực tế của nó, do vậy mà việc học tập lại càng trở nên khó khăn hơn Trong dạy học vật lí, việc phát triển năng lực tư duy logic giúp HS tự xây dựng được kiến thức vật lí một cách logic, sâu sắc; biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn linh hoạt, không máy móc Từ đó, kiến thức mà HS thu nhận được trở nên vững chắc và sinh động hơn Nó tạo cho HS thói quen tự nghiên cứu, làm việc độc lập, suy nghĩ có phương pháp, tạo tiềm lực lâu dài cho cuộc sống sau này Chương “Động lực học chất điểm” là một chương rất quan trọng trong chương trình vật lí 10 trung học phổ thông(THPT) Kể cả về mặt lý thuyết lẫn thực hành giải bài tập, chương này có nội dung tương đối dài và nhiều bài tập khó, HS sẽ dễ cảm thấy khó khăn không biết phải giải quyết thế nào Hơn nữa, đây mới là chương thứ hai trong chương trình vật lí 10 nhưng là chương chứa một lượng kiến thức vững chắc cho quá trình học tập vật lí ở các giai đoạn sau của học sinh.Vì thế việc hình thành, phát triển và bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy logic ở chương này là thật sự cần thiết Với những lí do trên ,tôi chọn: Phát triển năng lực tư duy logic của học sinh trong dạy học chương "Động lực học chất điểm”, vật lí 10 trung học phổ thông làm đề tài nghiên cứu 2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Lựa chọn và sử dụng các biện pháp để phát triển năng lực tư duy logic của học sinh trong dạy học chương “Động lực học chất điểm” góp phần nâng cao chất lượng dạy học 3 3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tương nghiên cứu của đề tài - Năng lực tư duy logic - Biện pháp để phát triển năng lực tư duy logic - Phát triển năng lực năng lực tư duy logic trong dạy học chương “Động lực học chất điểm”, vật lí 10 trung học phổ thông 3.2 Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu để phát triển năng lực tư duy logic cho học sinh ở nội dung chương “Động lực học chất điểm”, vật lí 10 trung học phổ thông 4 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Nếu thiết kế và sử dụng được bài tập định tính và bài tập nghịch lý, ngụy biện trong dạy học chương “Động lực học chất điểm”, vật lí 10 trung học phổ thông thì sẽ góp phần phát triển năng lực tư duy logic của học sinh, là cơ sở cho năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, góp phần nâng cao chất lượng dạy học 5 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu cơ sở lý luận về tư duy logic và năng lực tư duy logic - Nghiên cứu, tìm hiểu về phát triển năng lực tư duy logic cho học sinh trong dạy học vật lí - Nghiên cứu thực trạng dạy và học vật lí 10 ở một số trường THPT ở Nghệ An, nghiên cứu vấn đề về việc quan tâm bồi dưỡng và phát triển năng lực tư duy logic cho HS Xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực tư duy logic trong dạy học vật lí - Tìm hiểu mục tiêu và nội dung dạy học chương “Động lực học chất điểm”, vật lí 10 trung học phổ thông - Nghiên cứu, lựa chọn được các biện pháp và sử dụng nó để phát triển năng lực tư duy logic trong dạy học vật lí của học sinh 89 C Bạn nhìn vào sách giáo khoa để ghi lại D Có chỗ thì nghe thầy cô đọc để ghi, có chỗ thì bạn tự ghi 7 Trong giờ học bài trước về vật lí, các thầy cô ra bao nhiêu bài tập định tính? A Không bài nào C 2 bài B 1 bài D trên 2 bài 8 Trong mỗi giờ học vật lí, các thầy ra bài tập đòi hỏi vận dụng kiến thức vào thực tế? A Không bài nào B 1 đến 2 bài C 3 đến 4 bài D trên 5 bài 9 Ở trường bạn có thường xuyên được làm thí nghiệm vật lí không? A Thường xuyên B Ít khi C Rất ít khi D Không bao giờ 10 Ở trên lớp bạn có hỏi các thầy cô về các hiện tượng vật lí hoặc hiện tượng tự nhiên mà bạn muốn tìm hiểu không? A Thường xuyên B Ít khi C Rất ít khi D Không bao giờ 11 Ở trên lớp bạn có thường xung phong giải thích các hiện tượng vật lí do thầy cô giáo đặt ra không? A Thường xuyên B Ít khi C Rất ít khi D Không bao giờ 12 Trong các bài kiểm tra vật lí, có BTĐT hoặc bài tập nghịch lí, ngụy biện về vật lí không? A Thường xuyên B Ít khi C Rất ít khi D Không bao giờ 13 Trong giờ học vật lí khi thầy cô đưa một bài tập định tính hoặc một bài tập dạng nghịch lí, ngụy biện để bạn giải thì cảm giác của bạn như thế nào? A Hứng thú B Bình thường C Không quan tâm, làm bài khác D Đợi thầy cô giải thích 14 Khi làm bài tập vật lí, bạn thích được giải loại bài tập nào nhất? 90 A Bài tập tính toán B Bài tập định tính C Bài tập về thí nghiệm D Bài tập về đồ thị 15 Khi làm bài tập ở nhà, bạn có giải những bài tập định tính và bài tập kiểu nghịch lí và ngụy biện không? A Thường xuyên B Ít khi C Rất ít khi D Không bao giờ 16 Ở nhà, bạn có đọc thêm những sách tham khảo vật lí về các bài tập định tính hoặc bài tập nghịch lí, ngụy biện không? A Thường xuyên B Ít khi C Rất ít khi D Không bao giờ 17 Bạn có vận dụng kiến thức để tự giải thích các hiện tượng vật lí và các hiện tượng tự nhiên mà bạn gặp phải không? A Thường xuyên B Ít khi C Rất ít khi D Không bao giờ 18 Khi thầy cô giao bài tập về nhà bạn có cố gắng làm hết các bài tập đã giao hay không? A Thường xuyên B Ít khi C Rất ít khi D Không bao giờ 19 Bạn có khả năng vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống sinh hoạt hằng ngày hay không? A Tốt B Bình thường C Kém D Rất kém 20 Trong giờ học vật lí, khi giải các bài tập bạn có cố gắng suy nghĩ tìm cách giải khác không? A Thường xuyên B Bình thường C Rất ít D Không bao giờ PHỤ LỤC 2: PHIẾU HỌC TẬP 91 2a Phiếu học tập số 1: Dùng cho tiết “ Bài tập Ba định luật Niu tơn” PHT SỐ 1 BÀI TẬP BA ĐỊNH LUẬT NIU-TƠN Họ và tên:…………………… Lớp…… Hãy hoàn thành những nội dung còn thiếu vào sơ đồ dưới đây? Nội dung:… ……………… ĐỊNH LUẬT I Biểu thức:…… …… Quán tính:… Nội dung: BA ĐỊNH LUẬT NIUTƠN ĐỊNH LUẬT II Biểu thức:… Khối lượng Mức quán tính: … Trọng lực Trọng lượng: … Nội dung:… ĐỊNH LUẬT III Biểu thức:… Cặp lực và phản lực:… 92 2b Phiếu học tập số 2: Dùng cho tiết “ Ôn tập chương: Động lực học chất điểm” PHT SỐ 2 BÀI: ÔN TẬP CHƯƠNG II Họ và tên:……………………Lớp: …… Trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách hoàn thành sơ đồ khối (chỉ điền những kiến thức trong tâm) Câu 1: Lực là gì? Câu 2: Những định luật nào mô tả chuyển động thẳng của một chất điểm? hãy nêu nội dung của chúng? Câu 3:Quy tắc hình bình hành được sử dụng để làm gì trong trường hợp chất điểm chịu tác dụng của một hay nhiều lực? Hãy nêu quy tắc đó trong từng trường hợp Câu 4: Hãy nêu các loại lực cơ học mà em biết? Viết công thức cho mỗi loại? Câu 5: Nêu angorit giải bài tập bằng phương pháp động lực học chất điểm? Quy tắc HBH … LỰC ……… Các định luật CĐ thẳng …… …… …… Các loại … lực … … …… … Bài toán cơ bản của chuyển động - Phương pháp động lực học ……………… 93 PHỤ LỤC 3: CÁC ĐỀ KIỂM TRA 3a Các đề kiểm tra 15 phút ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT ( Lần 1) Câu 1: Điều gì sẽ xảy ra với người lái xe máy chạy ngay sau một xe tải nếu xe tải dừng lại đột ngột? Câu 2: Một quả bóng bay đến đập vào tường Bóng bị bật trở lại, còn tường thì vẫn đứng yên Như vậy có trái với định luật III Niu-ton không? Giải thích? ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT (Lần 1) Câu 1: Xe máy sẽ đâm vào phía sau xe tải - Do phản xạ của người lái xe máy là không tức thời mà cần có một khoảng thời gian rất ngắn để nhận ra xe tải đã dừng và ấn chân vào phanh 3 điểm - Do có quán tính, nên dù đã chịu lực hãm cũng không thể dừng lại ngay mà cần có thời gian để dừng hẳn Trong hai khoảng thời gian đã nêu trên, xe máy kịp thời đi hết khoảng cách giữa hai xe và đâm vào xe tải Câu 2: 2 điểm - Gọi F là độ lớn của lực mà quả bóng tương tác với tường Gọi m1, m2 lần lượt là khối l ượng của quả bóng và của tường - Gia tốc của quả bóng thu được trong quá trình tương tác: a1 = F m1 F - Gia tốc của tường thu được trong quá trình tương tác: a2 = m 2 - Vì m1 > a2 hay nói một cách khác quả bóng bật trở lại còn tường vẫn đứng yên 94 ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT ( Lần 2) Câu 1: Nhiều ô tô bị sa lầy, bánh xe quay tít mà không nhíc lên được Giải thích hiện tượng? Khắc phục hiện tượng này như thế nào? Câu 2: An cầm một đầu dây và Huy cầm đầu bên kia Khi hai bạn kéo hai đầu dây thì dây không đứt, nhưng khi kéo một đầu còn đầu kia buộc vào thân cây thì dây bị đứt? Tại sao? ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT (Lần 2) Câu 1: - Khi bánh xe phát động của ô tô bị sa vào vũng lầy, lực ma sát do đất tác dụng vào bánh xe quá nhỏ, không đủ giữ cho điểm 3 điểm của bánh xe tiếp xúc với đất tạm thời đứng yên để cho xe chuyển lên được - Cách khắc phục : Chèn thêm gạch đá, hoặc lót ván vào vủng 2 điểm lấy nhằm tăng lực ma sát Câu 2: - Khi hai bạn cầm hai đầu dây mà kéo thì hai đầu dây chịu tác dụng của hai lực cân bằng nhau F và − F , và lực căng của dây 3 điểm bằng F Khi hai bạn cầm chung một đầu dây mà kéo, đầu kia buộc vào thân cây, thì hai người đã tác dụng vào đầu dây một lực gấp đôi là 2F Dây sẽ truyền lực 2F đó tới cây - Theo định luật III Niuton, cây cũng tác dụng trở lại dây một phản lực có độ lớn bằng 2F Vậy hai đầu dây kia bị kéo về hai 2 điểm phía với lực lớn gấp đôi trường hợp trước Vì thế mà dây bị đứt 95 3b Đề kiểm tra 45 phút ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT I Trắc nghiệm lý thuyết( 3 điểm) Câu 1 Gọi lực là F, A là hợp lực của hai lực , độ lớn tương ứng của các Biểu thức nào sau đây là đúng trong mọi trường hợp? B F= C F = D.F= Câu 2 Một vật chuyển động thẳng đều với vận tốc v Kết luận nào sau đây là đúng? A Không có lực nào tác dụng lên vật, hoặc là có các lực tác dụng lên vật nhưng chúng đã cân bằng nhau B Vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực C Vật không chịu tác dụng của lực ma sát D Gia tốc của vật không thay đổi Câu 3 Trường hợp nào sau đây liên quan đến tính quán tính của vật? A Khi áo có bụi, ta giũ mạnh, áo sẽ sạch bụi B Bút máy tắt, ta vẩy cho ra mực C Khi đang chạy nếu bị vấp, người sẽ ngã về phía trước D Các trường hợp A, B, C đều liên quan đến quán tính Câu 4 Một vật đang chuyển động với vận tốc tức thời là v Nếu bỗng nhiên các lực tác dụng lên nó mất đi, khi đó vật sẽ: A dừng lại ngay B chuyển động thẳng đều với vận tốc v C chuyển động nhanh dần đều D chuyển động chậm dần rồi mới dừng lại Câu 5 Lực hấp dẫn giữa hai vật chỉ đáng kể khi các vật có: A thể tích rất lớn 96 B khối lượng riêng rất lớn C khối lượng rất lớn D dạng hình cầu Câu 6: Hai chất điểm có khối lượng m 1 và m2 ở cách nhau một khoảng r, gọi G là hằng số hấp dẫn Biểu thức tính lực hấp dẫn giữa chúng là: A Fhd = G B Fhd = G C Fhd = G D Fhd = G Câu 7: Lực ma sát trượt có thể đóng vai trò là A lực quán tính B lực hướng tâm C lực phát động D lực cản Câu 8 Khi tác dụng lên một vật đứng yên, lực ma sát nghỉ luôn: A cân bằng với trọng lực, B cân bằng với ngoại lực theo phương song song với mặt tiếp xúc C có giá trị xác định và không thay đổi D cùng hướng với ngoại lực Câu 9 Nguyên nhân xuất hiện ma sát là do: A các vật có khối lượng B vật chuyển động có gia tốc C mặt tiếp xúc sần sùi, lồi lõm hoặc bị biến dạng D vật đè mạnh lên giá đỡ Câu 10 Thả vật trượt từ đỉnh mặt phẳng nghiêng xuống, vật sẽ chuyển động A thẳng nhanh dần đều B thẳng đều B thẳng chậm dần đều D thẳng nhanh dần Sử dụng dữ kiện sau để trả lời các câu hỏi 11, 12 và 13 Một vật được ném theo phương ngang với vận tốc từ độ cao h so với mặt đất Chọn hệ 97 toạ độ xOy sao cho gốc O trùng với vị trí ném, Ox theo hướng của vận tốc ,Oy hướng thẳng đứng xuống dưới; gốc thời gian là lúc ném Câu 11 Phương trình quỹ đạo của vật là: A.y= C y= vời x vời x B y= vời x D y= vời x Câu 12 Thời gian chuyển động của vật từ lúc ném đến lúc chạm đất xác định bằng biểu thức : A.t = B t = C t = D t = Câu 13 Tầm xa (L) tính theo phương ngang xác định bằng biểu thức: A.L = B L = C L = D L = Câu 14 Một vật đặt trên toa tàu đang chuyển động đều trên một đoạn đường vòng Vật sẽ chịu tác dụng của lực quán tính li tâm nếu hệ quy chiếu gắn với vật nào sau đây: A Mặt đất B Đường ray C Toa tàu D Vật bất kì Câu 15 Hệ quy chiếu quán tính là hệ quy chiếu gắn trên vật: A.chuyển động thẳng đều so với Trái Đất B đứng yên so với Trái Đất C chuyển động có gia tốc sao với Trái Đất D là Trái Đất II.TỰ LUẬN( 7 điểm) 98 Câu 1 a, Người ta tác dụng vào khúc gỗ một lực F hướng vào tường thì thấy khúc gỗ vẫn đứng yên Hiện tượng đó có trái với định luật I, II Niuton không? b, Em hãy trình bày phương pháp để có thể đo hệ số ma sát trượt giữa bánh xe ô tô và mặt đường Câu 2 Một quả cầu trượt không ma sát theo mặt trong của một máng tròn O O Khi đó có trọng lực và phản lực lực này dù là thế nào thì hợp lực của giá đỡ tác dụng lên nó Các của chúng, nói chung cũng không hướng dọc theo bán kính tới điểm O là tâm của máng tròn Nhưng quả cầu này lại vẫn chuyển động tròn (theo máng), nghĩa là có lực hướng tâm tác dụng Nhưng lực hứng tâm đó không thể là lực nào trong hai lực đang tác dụng lên vật, cũng không thể là hợp lực của chúng Vậy lực hướng tâm ở đâu mà có? Giải quyết nghịch lý này như thế nào? Câu 3 Một vật có khối lượng m = 5kg bắt đầu trượt trên sàn nhà dưới tác dụng của một lực nằm ngang F = 22,5N Hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn nhà là 0,35 Lấy g = 10m/s2 Hãy tính: a) Gia tốc của vật b) Thời gian để vật đi được 18m đầu tiên và vận tốc ở cuối quãng đường đó ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT I.Trắc nghiệm lý thuyết 99 Câu 1 Đáp án A 2 A 3 D 4 B 5 C 6 A 7 D 8 B 9 C 10 11 12 13 14 15 A B D C C C II.Tự luận Câu 1: a,- Các lực tác dụng lên khúc gỗ: lực kéo F , phản lực của 0,5 điểm tường tác dụng lên khúc gỗ N , trong lực P , phản lực do mặt đường tác dụng lên khúc gỗ P và Trong đó các cặp lực F và N ; 0,5 điểm từng cặp triệt tiêu lẫn nhau - Do đó theo định luật I Niuton thì khúc gỗ tiếp tục chuyển động, và cũng theo định luật II Niuton thì tường có khối lượng rất lớn nên khó có thể làm thay đổi vận tốc của nó (lực nhỏ) Do đó trường hợp này không trái với định luật I, II Niuton b, - Đo quãng đường ô tô từ khi hãm phanh (chỉ trượt không 0,5 điểm 0,5 điểm − v2 lăn) cho đến khi dừng Suy ra gia tốc của ô tô: a = 2S - Áp dụng định luật 2 Niu tơn ta xác định được hệ số ma sát µ= −a g Câu 2: - Nghịch lí: không có lực hướng tâm nhưng vật vẫn chuyển 1 điểm động tròn, mâu thuẫn với lý thuyết đã được công nhận trong Vật lí 1.5 điểm - Giải thích nghịch lí:Bản chất của hiện tượng này là vật không chuyển động tròn đều, gia tốc của vật gồm hai thành phần: gia tốc hướng tâm và gia tốc tiếp tuyến ;Trọng tâm phân tích thành hai thành phần: theo hướng bán kính quỹ đạo, theo 100 phương vận tốc; Lực hướng tâm hướng tâm, còn = gây ra gia tốc gây ra gia tốc tiếp tuyến Câu 3 a,Chọn trục toa độ xOy như hình vẽ Các lực tác dụng lên vật : , , , - Theo định luật II Niutow 1,5 điểm + + =m Chiếu lên các trục tọa độ Ox: F - =ma (1) Oy: N – P = 0 (2) Giải hệ (1) và (2), chú ý a= = 1 điểm = ta được: = 1 m/s2 b, Từ s = at2 => thời gian t = = = 6s Vận tốc ở cuối quãng đường: v = at = 1.6 = 6m/s 101 PHỤ LỤC 4: MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC NGHIỆM ... 23 CHƯƠNG 2: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY LOGIC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM” VẬT LÍ 10 TRUNG HỌC PHỔ THƠNG 2.1 Phân tích chương “ Động lực học chất điểm”, Vật lí 10. .. để phát triển lực tư logic dạy học vật lí học sinh 4 - Thiết kế phương án dạy học với nội dung chương ? ?Động lực học chất điểm”, vật lí 10 trung học phổ thông nhằm phát triển lực tư logic cho học. .. phát triển lực tư logic - Phát triển lực lực tư logic dạy học chương ? ?Động lực học chất điểm”, vật lí 10 trung học phổ thông 3.2 Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu để phát triển lực tư logic cho học