1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty Cổ phần Vật Tư Tổng Hợp Hà Tây

112 492 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 1,56 MB

Nội dung

Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty Cổ phần Vật Tư Tổng Hợp Hà Tây

Trang 1

Khóa luận tốt nghiệp Viện ĐH Mở Hà Nội

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU……… ……… … 1PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN BÁN

HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TRONG CÁC DOANH

NGHIỆP THƯƠNG MẠI……… … … .3

1.1 ĐẶC ĐIỂM, NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH

KẾT QUẢ BÁN HÀNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI

……… ……….…… 3

1.1.1 Đặc điểm của quá trình bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong

các doanh nghiệp thương mại……… ……… 3

1.1.2 Nhiệm vụ của quá trình bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong

các doanh nghiệp thương mại……… ….……… 11

1.2 PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁNHÀNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI……… 13

1.2.1 Phương pháp kế toán bán hàng ……….……… 13 1.2.2 Phương pháp kế toán xác định kết quả bán hàng……… 29

HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ TỔNG HỢP HÀ TÂY………… .49

2.2.1 Đặc điểm về quá trình bán hàng tại Công ty……… 49

Trang 2

2.2.3 Thực trạng kế toán xác định kết quả bán hàng tại Công ty……… 82 Chương 3: MỘT SỐ HẠN CHẾ VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆNKẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠICÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ TỔNG HỢP HÀ TÂY……… 90

3.1 SỰ CẦN THIẾT VÀ MỘT SỐ NGUYÊN TẮC ĐỂ HOÀN THIỆN KẾ

TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ

VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT

TƯ TỔNG HỢP HÀ TÂY……… … 92 3.3 MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BÁN

HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

VẬT TƯ TỔNG HỢP HÀ TÂY……… 97KẾT LUẬN……….…… 104DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 106

Trang 3

Khóa luận tốt nghiệp Viện ĐH Mở Hà Nội

LỜI NÓI ĐẦU

Ngày nay, xu thế giao lưu mở rộng nền kinh tế toàn cầu hóa đang diễn ramạnh mẽ, sự hội nhập các hiệp hội các tổ chức kinh tế, tự do hóa nền kinh tếgiữa các quốc gia các châu lục đã và đang trở thành tất yếu Trong vài năm trởlại đây với nhiều nỗ lực và cố gắng cuối cùng thì hi vọng và ước mơ của ViệtNam đã trở thành sự thậtđó là việc gia nhập vào tổ chức Thương mại thế giới(WTO) Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO kể từngày 11/1/2007 mở rộng cánh cửa hơn nữa cho ngành Thương mại, tạo đàthuận lợi hơn cho dòng chảy đầu tư nước ngoài thậm chí thúc đẩy tăng trưởngkinh tế Việt Nam Đây là cơ hội giúp các doanh nghiệp nâng cao vị thế, pháthuy được thế mạnh kinh doanh không chỉ trong phạm vi quốc gia mà còn ởtrên trường quốc tế đồng thời là thách thức rủi ro tạo ra sự cạnh tranh rất gaygắt nếu doanh nghiệp nào không có đủ năng lực và bản lĩnh kinh doanh thựcsự doanh nghiệp đó sẽ rơi vào bờ vực sự phá sản và giải thể nhanh chóng

Đối với các doanh nghiệp thương mại mục tiêu hàng đầu luôn là tối đahóa lợi nhuận vì lợi nhuận chính là mục tiêu sống còn, là thước đo để so sánhtính hiệu quả trong kinh doanh, là cơ sở giúp doanh nghiệp có thể tồn tại vàđứng vững thì việc tổ chức hợp lý quá trình bán hàng, xác định kết quả bánhàng chính là điều kiện quan trọng nhất của quá trình kinh doanh làm tăngnhanh vòng quay của vốn và giảm bớt chi phí vay vốn từ bên ngoài Các chukỳ kinh doanh có thể diễn ra liên tục nhịp nhàng khi việc kinh doanh thựchiện tốt khâu bán hàng tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa Là mắt xích có tính chấtquyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp chỉ khi nào giảiquyết tốt được khâu này thì doanh nghiệp mới thực sự thực hiện hết chứcnăng của mình là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng.

Thông qua bán hàng, giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa được thực

Trang 4

tiền tệ khi đó doanh nghiệp thu hồi vốn bỏ ra ban đầu, bù đắp được chi phí vàcó thêm nguồn tích lũy để mở rộng kinh doanh Để có được kết quả kinhdoanh như mong muốn đòi hỏi doanh nghiệp phải không ngừng tìm tòi đổimới hoàn thiện công tác kế toán, tính toán chính xác trong tất cả các khâu từsản xuất đến tiêu dùng trên thị trường đồng thời cần thực hiện hàng loạt cácbiện pháp về tổ chức kỹ thuật quản lý trong việc tổ chức kế toán bán hàng vàxác định kết quả bán hàng Việc tổ chức tốt công tác bán hàng và xác định kếtquả bán hàng có ý nghĩa rất quan trọng được xem là phần hạch toán trọng yếutrong hệ thống hạch toán kế toán của doanh nghiệp, là cơ sở để cung cấpthông tin nhanh nhất kịp thời nhất cho các nhà quản trị doanh nghiệp phântích đánh giá lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu nhất, nắm bắt được tìnhhình hoạt động hiện tại và dự đoán xu hướng phát triển tương lai.

Nhận thức được tầm quan trọng của kế toán bán hàng và xác định kết quảbán hàng trong doanh nghiệp thương mại và được đi sâu tìm hiểu thực tế tạiCông ty Cổ phần Vật Tư Tổng Hợp Hà Tây dưới sự hướng dẫn chỉ bảo tậntình của thầy giáo Tiến sĩ - Nguyễn Viết Tiến và các anh chị phòng kế toántrong Công ty Cổ phần Vật Tư Tổng Hợp Hà Tây em đã đi sâu nghiên cứu lựa

chọn đề tài “Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại

Công ty Cổ phần Vật Tư Tổng Hợp Hà Tây” làm khóa luận tốt nghiệp Nội dung của khóa luận gồm 3 chương:

Chương 1 : Một số vấn đề lý luận cơ bản về kế toán bán hàng và xác

định kết quả bán hàng trong các doanh nghiệp thương mại.

Chương 2: Thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng

tại Công ty Cổ Phần Vật Tư Tổng Hợp Hà Tây

Chương 3: Một số hạn chế và đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán bán hàng

và xác định kết quả bán hàng tại Công ty Cổ Phần Vật Tư Tổng Hợp Hà Tây.

Trang 5

Khóa luận tốt nghiệp Viện ĐH Mở Hà Nội

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN BÁNHÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TRONG CÁC DOANH

NGHIỆP THƯƠNG MẠI

1.1 ĐẶC ĐIỂM, NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁCĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆPTHƯƠNG MẠI:

1.1.1 Đặc điểm của quá trình bán hàng và xác định kết quả bán hàngtrong các doanh nghiệp thương mại :

* Bán hàng là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh

thực hiện việc chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm hàng hóa gắn liền vớiphần lớn lợi ích hoặc rủi ro cho khách hàng đồng thời được khách hàng thanhtoán hoặc chấp nhận thanh toán.

- Về mặt kinh tế bán hàng chính là sự thay đổi hình thái giá trị hàng hóa.Hàng hóa của doanh nghiệp được chuyển từ hình thái hiện vật sang hình tháitiền tệ lúc này doanh nghiệp kết thúc một chu kỳ kinh doanh tức là vòng luânchuyển vốn của doanh nghiệp được hình thành.

Quá trình bán hàng có thể được chia thành hai giai đoạn :

+ Giai đoạn 1: Doanh nghiệp xuất giao hàng hóa cho khách hàng và căn

cứ vào hợp đồng đã ký kết hoặc đơn đặt hàng đã nhận để giao hàng trực tiếphoặc gián tiếp cho khách hàng Giai đoạn này phản ánh quá trình vận độngcủa hàng hóa nhưng chưa phản ánh được kết quả bán hàng và chưa có cơ sởđảm bảo quá trình bán hàng đã hoàn tất vì hàng gửi đi bán chưa khẳng định làđã bán được và thu được tiền.

+ Giai đoạn 2 : Khách hàng thanh toán tiền hàng hoặc chấp nhận thanh

toán Kết thúc giai đoạn này là lúc quá trình bán hàng được hoàn tất doanh

Trang 6

nghiệp có nguồn thu bù đắp được chi phí đã bỏ ra trong quá trình kinh doanhvà hình thành kết quả kinh doanh.

* Ý nghĩa của quá trình bán hàng :

Bán hàng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệpthương mại nói riêng cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân nói chung.

+ Đối với nền kinh tế quốc dân bán hàng đảm bảo cân đối giữa tiền hàng trong lưu thông cũng như cân đối giữa các ngành các khu vực thông quahoạt động bán hàng nhu cầu của người tiêu dùng vể mặt giá trị sử dụng nhấtđịnh được thỏa mãn và giá trị hàng hóa được thực hiện.

- Trong điều kiện hiện nay bán hàng là cầu nối quan trọng thắt chặtmối quan hệ giữa thị trường trong nước và thị trường quốc tế Mặt khác việcxuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài sẽ làm cân bằng cán cân thương mại củanước ta điều hòa tiêu dùng thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển.

+ Đối với các doanh nghiệp thương mại bán hàng có ý nghĩa quyết địnhđến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trên thương trường vì đây làhoạt động cuối cùng giúp cho vốn kinh doanh của doanh nghiệp nhanh chóngchuyển từ hình thái hàng hóa sang hình thái tiền tệ Hàng hóa mua về khôngbán được sẽ làm cho đồng vốn không được quay vòng sinh lợi ảnh hưởng trựctiếp đến kết quả kinh doanh và thu nhập của người lao động Nếu tình trạngđó kéo dài liên tục thì doanh nghiệp không tránh khỏi sự phá sản ngược lạinếu việc bán hàng được thực hiện nhanh chóng và có hiệu quả thì doanhnghiệp sớm thu hồi vốn và lại tiếp tục đầu tư mua hàng hóa và phát huy tínhhiệu quả của đồng vốn tăng khả năng nắm bắt những cơ hội mới của thịtrường mặt khác giúp cho tốc độ chu chuyển vốn lưu động tăng nhanh giảmbớt số vốn huy động từ bên ngoài do đó sẽ tiết kiệm khoản chi phí về vốn vay,hạ giá thành sản phẩm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp Từ đó doanh nghiệpmới có doanh thu để thực hiện nghĩa vụ cho Nhà nước: thuế, phí, lệ phí…

Trang 7

Khóa luận tốt nghiệp Viện ĐH Mở Hà Nội

 Khi hàng hóa được lưu thông trên thị trường đồng nghĩa với việcxã hội thừa nhận kết quả lao động của doanh nghiệp qua đó doanh nghiệpkhẳng định vị trí của mình trên thị trường, doanh nghiệp có thể nắm bắt đượcnhu cầu thị hiếu của thị trường từ đó có những điều chỉnh kịp thời, hoạch địnhnhững chính sách phát triển kinh doanh cho phù hợp: mở rộng đầu tư, sảnxuất thêm mặt hàng nào ? thu hẹp, loại bỏ mặt hàng nào ? chuyển hướng kinhdoanh mới…là căn cứ để doanh nghiệp kiểm tra, đánh giá về khối lượng chấtlượng sản phẩm quy cách mẫu mã…

 Tổ chức tốt kế toán bán hàng sẽ tạo điều kiện cho kinh doanh pháttriển từng bước đưa công tác kế toán vào nề nếp hạn chế các trường hợp thấtthoát hàng hóa phát hiện kịp thời hàng hóa luân chuyển chậm có ý kiến đềxuất với Ban lãnh đạo Công ty để thúc đẩy nhanh quá trình luân chuyểnvốn…

* Kết quả bán hàng là kết quả cuối cùng về bán hàng hóa cung cấp dịch

vụ của hoạt động kinh doanh chính được thể hiện qua chỉ tiêu lãi (lỗ) Nó làphần chênh lệch giữa doanh thu bán hàng thuần với giá vốn hàng bán, chi phíbán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.

* Ý nghĩa của việc xác định kết quả bán hàng :

Việc xác định đúng kết quả bán hàng luôn được doanh nghiệp đặc biệtquan tâm Kết quả bán hàng là cơ sở để đánh giá hiệu quả kinh doanh củadoanh nghiệp qua một thời kỳ nhất định đồng thời cũng giúp doanh nghiệpthấy được trách nhiệm đối với người lao động, xác định phần nghĩa vụ kinh tếphải thực hiện với Nhà nước: nộp thuế cho ngân sách Nhà Nước…giải quyếttốt mối quan hệ với các chủ thể khác: các nhà cung cấp, ngân hàng, chủ nợ,đối tác kinh doanh, nhà đầu tư… nâng cao hiệu quả kinh doanh một cách lâudài, bền vững, có cơ sở tin cậy cho việc ra quyết định kinh doanh kịp thời,phát hiện ra những tồn tại cần khắc phục và nâng cao uy tín của mình trên thị

Trang 8

- Hàng hóa trong kinh doanh thương mại bao gồm các loại vật tư sảnphẩm có hình thái vật chất hay không có hình thái vật chất mà doanh nghiệpmua về với mục đích để bán chứ không phải sử dụng để chế tạo sản phẩm haythực hiện các dịch vụ trong doanh nghiệp Hàng hóa trong doanh nghiệp đượchình thành chủ yếu do mua ngoài (hàng thu mua trong nước hoặc nhập khẩutừ nước ngoài), do nhận vốn góp, nhận thu nhập liên doanh, do thu hồi nợ…

- Hàng hóa là phạm trù gắn liền với quá trình trao đổi mua bán Sảnphẩm chỉ mang hình thái hàng hóa khi nó là đối tượng mua bán trên thịtrường Hàng hóa luôn có 2 thuộc tính cơ bản là giá trị sử dụng và giá trị :

+ Giá trị sử dụng: Là công dụng của sản phẩm thỏa mãn một nhu cầunào đó của con người nó liên quan tới các thuộc tính vật chất của sản phẩm.

+ Giá trị: Là lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa kết tinhtrong hàng hóa đó Giá trị là một phạm trù phản ánh mối quan hệ xã hội.

- Hàng hóa trong doanh nghiệp được phân loại theo nhiều tiêu thức khácnhau như phân theo ngành hàng: Hàng công nghệ phẩm, hàng nông lâm sảnthực phẩm, hàng tư liệu tiêu dùng, hàng hóa bất động sản, phân theo nguồnhình thành, phân theo bộ phận kinh doanh…Tùy theo hàng hóa kinh doanh vàtrình độ quản lý của mình mà mỗi doanh nghiệp lựa chọn tiêu thức phân loạihàng hóa cho phù hợp Qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kế toáncũng như công tác quản lý, xác định được một cách chính xác kết quả kinhdoanh của từng mặt hàng, từng bộ phận kinh doanh.

- Đối với các doanh nghiệp thương mại bán hàng được chia thành bán

hàng trong nước và bán hàng ngoài nước Mỗi phương thức bán hàng đó lại

được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau cụ thể như sau:

* Bán hàng ngoài nước (Xuất khẩu hàng hóa):

Xuất khẩu hàng hóa là hoạt động bán hàng hóa ra nước ngoài của thươngnhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài theo các hợp đồng mua bán hànghóa đã ký kết thu bằng ngoại tệ Ngoài ra hàng viện trợ cho nước ngoài được

Trang 9

Khóa luận tốt nghiệp Viện ĐH Mở Hà Nội

coi là xuất khẩu thông qua các hiệp định, nghị định thư do Nhà nước ký kếtvới nước ngoài nhưng giao cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu thực hiện gồm:

 Xuất khẩu trực tiếp:

Là hình thức xuất khẩu mà doanh nghiệp trực tiếp đàm phán giao dịch,ký kết hợp đồng, giao nhận hàng và thanh toán…với đối tác nước ngoài.

 Xuất khẩu ủy thác:

Là hình thức xuất khẩu mà doanh nghiệp tham gia kinh doanh xuất nhậpkhẩu không đứng ra trực tiếp đàm phán với đối tác nước ngoài do chưa có khảnăng tổ chức đàm phán, ký kết hợp đồng, am hiểu đối tác, am hiểu thị trườnghay bạn hàng mới…phải ủy thác cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu khác có đủđiều kiện đó Việc ủy thác này phải được quy định rõ trong hợp đồng giữa haibên (bên ủy thác xuất khẩu và bên bên nhận ủy thác xuất khẩu) Sau khi hoạtđộng xuất khẩu hoàn thành bên ủy thác xuất khẩu phải trả phí ủy thác xuấtkhẩu cho bên nhận ủy thác xuất khẩu.

* Bán hàng trong nước : gồm:

 Ph ươ ng thức bán buôn hàng hóa :

Bán buôn hàng hóa là phương thức bán hàng cho các đơn vị thương mạihay các doanh nghiệp sản xuất Hàng hóa bán buôn là hàng hóa vẫn nằmtrong lĩnh vực lưu thông và chưa đi vào lĩnh vực tiêu dùng Phương thức nàyđược tiến hành theo 2 hình thức sau:

Bán buôn qua kho: là phương thức bán mà hàng hóa sau quá trình

thu mua sẽ được nhập kho rồi mới xuất kho bán buôn với khối lượng lớn Bánbuôn qua kho bao gồm :

+ Bán buôn trực tiếp qua kho: Bên bán xuất kho hàng hóa giao trực

tiếp cho bên mua Sau khi bên mua kiểm nhận, toàn bộ số hàng hóa đã giaođược chính thức tiêu thụ quyến sở hữu về hàng hóa được chuyển giao từ bênbán sang bên mua.

Trang 10

+ Bán buôn chuyển hàng qua kho: Bên bán xuất kho hàng hóa

chuyển đến địa điểm giao hàng cho bên mua theo hợp đồng quy định Trongthời gian từ khi xuất kho hàng hóa đến khi chưa được bên mua kiểm nhận,hàng hóa vẫn thuộc sở hữu của bên bán Khi bên bán bàn giao hàng hóa chobên mua lượng hàng hóa được bên mua kiểm nhận mới thực sự tiêu thụ,quyến sở hữu của số hàng này mới chuyển từ bên bán sang bên mua.

Bán buôn vận chuyển thẳng không qua kho: Là phương thức bán

hàng mà hàng hóa sau quá trình thu mua sẽ được chuyển thẳng tới người muamà không nhập kho bao gồm :

+ Bán buôn vận chuyển thẳng có tham gia thanh toán : Là hình

thức bán buôn mà doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm thanh toán với bên bánvề tiền mua hàng cũng như chịu trách nhiệm thu tiền hàng đã bán ở bên mua.

+ Bán buôn vận chuyển thẳng không tham gia thanh toán: Là hình

thức bán buôn mà doanh nghiệp chỉ đóng vai trò là người trung gian xúc tiếnviệc mua bán hàng hóa và hưởng hoa hồng.

 Ph ươ ng thức bán lẻ hàng hóa :

Bán lẻ hàng hóa là việc bán thẳng cho người tiêu dùng từng cái, từng ítmột Hàng hóa trong phương thức bán lẻ là hàng hóa đã ra khỏi lĩnh vực lưuthông và đi vào lĩnh vực tiêu dùng Phương thức bán lẻ hàng hóa được thựchiện qua các hình thức sau:

Bán lẻ thu tiền tập trung: Là hình thức bán hàng mà tách rời nghiệp

vụ thu tiền của người mua và nghiệp vụ giao hàng cho người mua Mỗi quầyhàng có một nhân viên làm nhiệm vụ thu tiền của khách, viết hóa đơn hoặctích kê cho khách để khách đến nhận hàng ở quầy hàng do nhân viên bánhàng giao Hết ngày bán hàng (hết ca) nhân viên bán hàng căn cứ vào hóa đơnvà tích kê giao hàng cho khách hoặc kiểm kê hàng hóa tồn quầy để xác địnhsố lượng hàng đã bán trong ngày trong ca và lập báo cáo bán hàng Nhân viênthu tiền làm giấy nộp tiền và nộp tiền bán hàng cho thủ quỹ.

Trang 11

Khóa luận tốt nghiệp Viện ĐH Mở Hà Nội

Bán lẻ thu tiền trực tiếp: Là hình thức bán hàng mà nhân viên bán

hàng trực tiếp thu tiền của khách và giao hàng cho khách Hết ngày bán hàng(hết ca) nhân viên bán hàng làm giấy nộp tiền và nộp tiền cho thủ quỹ Đồngthời kiểm kê hàng hóa tồn quầy để xác định số lượng hàng đã bán trong catrong ngày và lập báo cáo bán hàng.

Bán lẻ tự phục vụ: là hình thức mà khách hàng tự chọn lấy hàng hóa

mang đến bàn tính tiền để tính tiền và thanh toán tiền hàng Nhân viên thutiền kiểm hàng, tính tiền, lập hóa đơn bán hàng và thu tiền của khách hàng.Nhân viên bán hàng có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng và bảo quản hànghóa ở quầy do mình phụ trách.

Bán hàng tự động: Là hình thức bán hàng phải sử dụng các máy

bán hàng tự động chuyên dùng cho một vài loại hàng hóa nào đó đặt tại nơicông cộng Khách hàng sau khi thanh toán tiền qua khe nhỏ của máy bánhàng sẽ nhận được hàng hóa do máy tự động đẩy ra

 Ph ươ ng thức bán hàng trả góp:

Là phương thức bán hàng thu tiền nhiều lần Người mua sẽ thanh toánmột phần tiền mua hàng lần đầu ngay tại thời điểm mua để nhận hàng Số tiềncòn lại người mua chấp nhận trả dần ở các kỳ tiếp theo và phải chịu một tỷ lệlãi suất nhất định.

 Ph ươ ng thức bán ký gửi đ ại lý:

Là phương thức mà bên chủ hàng (Bên giao đại lý) xuất hàng giao chobên nhận đại lý ký gửi (Bên đại lý) để bán Bên đại lý bán đúng giá quy địnhcủa chủ hàng sẽ được hưởng thù lao đại lý dưới hình thức hoa hồng đại lý.

Các ph ươ ng thức thanh toán :

Cùng với việc sử dụng nhiều phương thức bán hàng các doanh nghiệpsử dụng nhiều phương thức thanh toán Việc áp dụng phương thức thanh toánnào là do hai bên mua và bán tự thỏa thuận với nhau rồi ghi trong hợp đồng.

Trang 12

o Thanh toán bằng tiền mặt:

Là hình thức thanh toán trực tiếp giữa người bán và người mua Khinhận được hàng bên mua sẽ xuất tiền mặt (có thể bằng tiền Việt Nam ngoại tệhay vàng bạc kim loại đá quý) trả cho bên bán

o Thanh toán không dùng tiền mặt :

Là hình thức thanh toán được thực hiện bằng cách chuyển tiền, ghi sổ,mở tài khoản, nhờ thu từ tài khoản của doanh nghiệp hoặc bù trừ giữa cácdoanh nghiệp thông qua ngân hàng trung gian Việc vận dụng hình thức nàolà tùy thuộc đặc điểm kinh doanh và mức độ tín nhiệm lẫn nhau của cácdoanh nghiệp Có một số hình thức sau:

Thanh toán bằng séc:

- Séc chuyển khoản: Được dùng để thanh toán về mua bán hànggiữa các doanh nghiệp trong cùng địa phương ngân hàng Séc này chỉ có tácdụng thanh toán chuyển khoản không có giá trị lĩnh tiền mặt.

- Séc bảo chi: Đơn vị phát hành séc chuyển khoản đến ngân hàng đểđóng dấu bảo chi sau đó chuyển cho đơn vị thụ hưởng.

Thanh toán bằng ủy nhiệm thu:

Đơn vị bán sau khi xuất hàng cho đơn vị mua thì lập ủy nhiệm thugửi tới ngân hàng nhờ thu hộ tiền hàng Ngân hàng bên mua khi nhận đượcchứng từ và sự đồng ý của bên mua sẽ trích tiền từ tài khoản tiền gửi của bênmua trả cho bên bán thông qua ngân hàng phục vụ bên bán.

Thanh toán bằng ủy nhiệm chi:

Là hình thức thanh toán mà sau khi bên bán hàng giao cho bên muabên mua sẽ lập ủy nhiệm chi yêu cầu ngân hàng trích tiền từ tài khoản tiền gửicủa đơn vị mình để trả cho bên bán.

o Thanh toán bù trừ:

Ở đây đơn vị vừa là người mua đồng thời là người bán Định kỳ theo kếhoạch các bên chủ động cung ứng hàng cho nhau cuối kỳ thông báo cho ngân

Trang 13

Khóa luận tốt nghiệp Viện ĐH Mở Hà Nội

hàng biết ngân hàng sẽ tổ chức bù trừ giữa các bên Các bên tham gia thanhtoán bù trừ sẽ nhận được hoặc phải chi trả số chênh lệch sau khi đã bù trừ.

Thanh toán bằng thư tín dụng L/C:

Thư tín dụng là lệnh của ngân hàng phục vụ bên mua đối với ngânhàng bên bán, yêu cầu ngân hàng bên mua tiến hành trả cho đơn vị bán sốhàng đã giao cho đơn vị mua theo hợp đồng.

o Thanh toán bằng nghiệp vụ ứng trước tiền hàng:

Theo phương thức này đơn vị bán sẽ nhận được tiền trước khi xuấthàng cho đơn vị mua Tuy nhiên số tiền ứng trước thường chỉ bằng 1/3 đến1/2 trị giá hàng xuất bán Số tiền còn lại sẽ thanh toán sau khi giao hàng Hìnhthức này thường áp dụng đối với những mặt hàng có giá trị lớn hoặc hiếm hayđơn vị bán gặp khó khăn về tài chính thì đơn vị mua giúp đỡ.

1.1.2 Nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng trongcác doanh nghiệp thương mại:

 Xuất phát từ tầm quan trọng của việc hạch toán bán hàng đòi hỏi các

doanh nghiệp cần phải thực hiện tốt yêu cầu quản lý bán hàng cơ bản sau:

- Tổ chức hệ thống chứng từ ghi chép ban đầu theo trình tự, đầy đủ vàhợp lý tránh bỏ sót ghi chép trùng lặp để nâng cao hiệu quả công tác kế toán.Doanh nghiệp lựa chọn hình thức sổ kế toán phù hợp để phát huy được ưuđiểm của chúng và phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp đáp ứng nhu cầu quản lý đơn giản và tiết kiệm.

- Xác định đúng thời điểm hàng hóa được coi là bán hàng để kịp thời ghinhận doanh thu và lập báo cáo bán hàng Báo cáo phải thường xuyên kịp thờiphản ánh đúng tình hình bán hàng và thanh toán với khách hàng chi tiết theotừng loại hàng và từng hợp đồng kinh tế.

- Xác định đúng và tập hợp đầy đủ chi phí bán hàng, chi phí quản lýdoanh nghiệp phát sinh trong quá trình bán hàng hóa, phân bổ chi phí còn lại

Trang 14

cuối kỳ và kết chuyển chi phí cho hàng hóa bán trong kỳ để xác định kết quảkinh doanh của toàn doanh nghiệp.

- Tìm hiểu khai thác và mở rộng thị trường áp dụng phương pháp bánhàng phù hợp có các chính sách sau bán hàng nhằm không ngừng tăng doanhthu và giảm chi phí của các hoạt động.

Có thể nói công tác bán hàng có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại củadoanh nghiệp thực hiện tốt các yêu cầu trên sẽ đảm bảo các doanh nghiệp đạtkết quả cao trong kinh doanh.

 Để công tác bán hàng xác định kết quả bán hàng thực sự hiệu quả vàđem lại cho đơn vị lợi ích lớn nhất kế toán bán hàng trong các doanh nghiệp

thưong mại cần thực hiện nhiệm vụ sau:

- Phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời, chính xác tình hình hiện có vàsự biến động của từng loại sản phẩm hàng hóa theo chỉ tiêu số lượng chấtlượng chủng loại và giá trị.

- Phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời chính xác tình hình giá vốn, cáckhoản doanh thu bán hàng, các khoản giảm trừ doanh thu và chi phí của từngloại hoạt động trong doanh nghiệp.

- Phản ánh và tính toán chính xác kết quả của từng hoạt động giám sáttình hình thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp với Nhà nước và tình hìnhphân phối kết quả của doanh nghiệp.

- Cng cấp các thông tin kế toán phục vụ cho việc lập Báo cáo tài chínhvà định kỳ phân tích hoạt động kinh tế liên quan đến quá trình bán hàng vàxác định kết quả bán hàng.

- Kiểm tra đôn đốc tình hình thu hồi quản lý tiền hàng, công nợ, theo dõichi tiết từng lô hàng số tiền khách hàng nợ, thời hạn và tình hình trả nợ.

Trang 15

Khóa luận tốt nghiệp Viện ĐH Mở Hà Nội

1.2 PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢBÁN HÀNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI:

1.2.1 Phương pháp kế toán bán hàng:

Để hach toán quá trình bán hàng và xác định kết quả bán hàng, cácdoanh nghiệp thương mại có thể áp dụng phương pháp kê khai thường xuyênvà phương pháp kiểm kê định kỳ Hai phương pháp này cách hạch toán giốngnhau chỉ khác nhau ở phần hạch toán giá vốn Nhưng phần lớn phương phápKKTX được sử dụng phổ biến hiện nay trong các doanh nghiệp thương mại.Vì phương pháp này theo dõi và phản ánh tình hình hiện có biến động tănggiảm hàng tồn kho một cách thường xuyên liên tục, độ chính xác cao, cungcấp thông tin về hàng tồn kho một cách kịp thời cập nhật Tại bất kỳ thờiđiểm nào kế toán cũng xác định được lượng hàng nhập, xuất, tồn kho củatừng loại hàng hóa

Có 2 cách tính thuế GTGT trong các doanh nghiệp thương mại: Tính thuếGTGT theo phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp Đối với cácdoanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì khi phát sinhnghiệp vụ bán hàng kế toán phản ánh độc lập tách riêng các khoản thuế phảinộp (hoặc được khấu trừ) Đối với các doanh nghiệp tính thuế GTGT theophương pháp trực tiếp hoặc đối với các đối tượng không chịu thuế GTGT thìphần thuế GTGT phải nộp (hoặc được khấu trừ) được tính gộp vào doanh thubán hàng hoặc giá mua hàng hóa Do vậy việc theo dõi thuế GTGT được hạchtoán vào cuối kỳ và được tính như sau:

Trang 16

 Kế toán giá vốn hàng bán:

Chứng từ kế toán sử dụng:

-Hóa đơn GTGT (mẫu 01-GTGT-3LL) dùng cho các doanh nghiệp tínhthuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

- Phiếu xuất kho (mẫu 02-VT)

- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (mẫu 03/VT-3LL)- Hóa đơn kiêm phiếu xuất kho (mẫu 02-BH)

- Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý (mẫu 04/XKĐL-3LL)

Tài khoản sử dụng:

Tài khoản 156 “Hàng hóa” : dùng để phản ánh giá trị thực tế của

hàng hóa tại từng kho từng loại hàng hóa, kết cấu tài khoản như sau:

Bên nợ: Phản ánh các nghiệp vụ làm tăng giá giá thực tế của hàng hóa(mua vào, chi phí thu mua phát sinh, trị giá hàng hóa thuê ngoài gia công chếbiến hoàn thành, Người mua trả lại, phát hiện thừa qua kiểm kê…)

Bên có: - Phản ánh trị giá mua thực tế của hàng hóa xuất kho - Khoản GGHM, CKTM khi mua hàng và hàng mua trả lại - Chi phí thu mua phân bổ cho hàng tiêu thụ trong kỳ - Trị giá hàng hóa phát hiện thiếu tại kho

Dư nợ : Trị giá thực tế của hàng hóa tồn kho

TK 156 được chi tiết thành 3 tài khoản cấp hai:+ TK 1561 : Giá mua hàng hóa

+ TK 1562 : Chi phí mua hàng hóa+ TK 1567 : Hàng hóa bất động sản

Tài khoản 157 “Hàng hóa gửi bán”: Theo dõi giá trị sản phẩm

hàng hóa xuất kho gửi bán hoặc chuyển cho khách hàng nhưng chưa đượckhách hàng chấp nhận mua hoặc thanh toán được mở chi tiết theo từng mặthàng, từng lần gửi hàng Kết cấu tài khoản này như sau:

Bên nợ: Trị giá hàng gửi bán tăng lên trong kỳ

Trang 17

Khóa luận tốt nghiệp Viện ĐH Mở Hà Nội

Bên có: Trị giá hàng gửi bán đã được tiêu thụDư nợ : Giá trị hàng gửi bán chưa được chấp nhận

Tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán”: phản ánh trị giá vốn của số

hàng đã tiêu thụ trong kỳ Kết cấu tài khoản này như sau:

Bên nợ : Trị giá vốn của hàng đã tiêu thụ trong kỳ và các khoản được ghităng giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ (trích lập bổ sung dự phòng giảm giáhàng tồn kho).

Bên có : Kết chuyển giá vốn của hàng tiêu thụ trong kỳ và giá vốn hàngbán bị trả lại và hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho không dùng đến

Tài khoản này không có số dư cuối kỳ.

Phương pháp xác định trị giá vốn hàng xuất bán:

Trị giá vốn của hàng xuất kho để bán bao gồm trị giá mua thực tế củahàng hóa xuất kho để bán và chi phí mua hàng phân bổ cho số hàng đã bán.

* Trị giá mua thực tế của số hàng xuất kho được tính theo 1 trong 5 cáchsau:

Phương pháp 1: Phương pháp thực tế đích danh

Theo phương pháp này, khi xuất kho hàng hóa phải căn cứ vào số lượng xuấtkho thuộc lô hàng nào và đơn giá thực tế của lô hàng đó để tính trị giá muathực tế của hàng hóa xuất kho Đối với phương pháp này yêu cầu quản lý vàtheo dõi số lượng hàng hóa theo từng lô hàng.

o Ưu điểm : Phản ánh chính xác từng lô hàng xuất đảm bảo cân đối

giữa giá trị và hiện vật.

o Nhược điểm: Phương pháp này thường sử dụng phù hợp với các

doanh nghiệp có ít loại hàng hóa, các loại hàng hóa có giá trị cao và có tínhtách biệt và nhận diện được nên công việc tính giá rất phức tạp đòi hỏi thủkho phải nắm bắt được chi tiết từng lô hàng

Phương pháp 2 : Phương pháp giá đơn vị bình quân

Trang 18

Theo phương pháp này trị giá mua thực tế của hàng hóa xuất khotrong kỳ được tính theo công thức sau:

Trị giá mua thực tế củahàng hóa xuất kho=

Số lượng hàng hóa xuất khox

Giá đơn vịbình quân

Giá đơn vị bình quân có thể được tính theo 1 trong 3 cách sau:

1 Giá đơn vị bìnhquân cả kỳ dự trữ=

Giá trị mua thực tế của hàng hóa tồn đầu kỳvà nhập trong kỳ

Số lượng thực tế của hàng hóa tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ

2 Giá đơn vị bìnhquân cuối kỳ trước=

Giá trị mua thực tế của hàng hóa tồn đầu kỳhoặc cuối kỳ trước

Số lượng thực tế của hàng hóa tồn đầu kỳhoặc cuối kỳ trước

3 Giá đơn vị bình quânsau mỗi lần nhập =

Giá trị mua thực tế của hàng hóa tồn kho sau mỗi lần nhập

Số lượng thực tế của hàng hóa tồn kho sau mỗi lần nhập

o Ưu điểm: Cách tính đơn giản dễ làm

o Nhược điểm: Độ chính xác không cao, công việc tính toán dồn vào

cuối tháng gây ảnh hưởng đến công tác quyết toán nói chung

Phương pháp 3 : Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO)

Theo phương pháp này hàng nào nhập trước sẽ được xuất trước và lấyđơn giá xuất bằng đơn giá nhập thực tế Đơn giá của hàng tồn kho cuối kỳđược tính theo đơn giá của lần nhập sau cùng trong kỳ.

o Ưu điểm: Phương pháp này gần đúng với luồng nhập xuất hàng ở

phương pháp giá thực tế đích danh Đây là phương pháp phản ánh kịp thờichính xác công việc không bị dồn vào cuối tháng.

Trang 19

Khóa luận tốt nghiệp Viện ĐH Mở Hà Nội

o Nhược điểm: Làm cho doanh thu hiện tại không phù hợp với chi phí

hiện tại bởi vì doanh thu hiện tại được tạo ra bởi giá trị của hàng hóa mua vàotrước đó Phương pháp này chỉ thích hợp trong trường hợp giá cả ổn địnhhoặc có xu hướng giảm.

Phương pháp 4 : Phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO):

Phương pháp này dựa trên giả định hàng nào nhập sau sẽ được xuất trướcvà lấy đơn giá xuất bằng đơn giá nhập Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ được tínhtheo đơn giá của những lần nhập kho đầu tiên

o Ưu điểm : Tính chính xác giá trị của hàng bán làm cho doanh thu hiện

tại phù hợp với chi phí hiện tại bởi vì doanh thu hiện tại được tạo ra từ giá trịhàng hóa được mua ngay gần đó

o Nhược điểm: Giá trị hàng hóa tồn kho không phản ánh chính xác giá

trị thực tế của nó Phương pháp này chỉ thích hợp khi nền kinh tế có lạm phát. Phương pháp 5: Phương pháp giá hạch toán:

Theo phương pháp này, toàn bộ sản phẩm hàng hóa biến động trong kỳđược tính theo giá hạch toán (giá kế hoạch hoặc một loại giá ổn định trongkỳ) Cuối kỳ kế toán sẽ điều chỉnh từ giá hạch toán sang giá thực tế như sau:

Giá thực tế từng loại xuấtkho (hoặc tồn kho cuối kỳ)=

Giá hạch toán từng loại xuất kho(hoặc tồn kho cuối kỳ)x

Hệ số giátừng loại

o Ưu điểm: Giảm nhẹ việc ghi chép cũng như bảo đảm tính kịp thời của

thông tin kế toán.

o Nhược điểm : Độ chính xác không cao

Phân bổ chi phí mua hàng cho số hàng hóa xuất kho:

Trang 20

bán ra trong kỳTrị giá hàng tồn đầu kỳ và trị giá hàngnhập kho trong kỳ

xuất bán trong kỳ

Trình tự kế toán ( tổng hợp phần sau)………

 Kế toán về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:- Theo chuẩn mực số 14 của Việt Nam về doanh thu :

Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được

trong kỳ kế toán phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thườnggóp phần làm tăng vốn chủ sở hữu Các khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủsở hữu làm tăng vốn chủ sở hữu nhưng không phải là doanh thu Các khoảnthu hộ bên thứ ba không phải là nguồn lợi ích kinh tế không làm tăng vốn chủsở hữu không được coi là doanh thu.

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền bán

hàng hóa sản phẩm cung cấp lao vụ dịch vụ kể cả phụ thu phí thu thêm ngoàigiá bán mà doanh nghiệp được hưởng.

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ: Là số chênh

lệch giữa tổng số doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ với các khoảngiảm trừ doanh thu.

Điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng : Thỏa mãn 5 điều kiện sau:

- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liềnvới quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua.

- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa nhưngười sở hữu hàng hóa hoặc kiểm soát hàng hóa.

- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.

- Doanh nghiệp đã thu được lợi ích hoặc sẽ thu được lợi ích từ giaodịch bán hàng.

- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng. Nguyên tắc xác định doanh thu bán hàng:

Trang 21

Khóa luận tốt nghiệp Viện ĐH Mở Hà Nội

- Doanh thu bán hàng được xác định theo giá trị hợp lý của cáckhoản đã thu hoặc sẽ thu được Đối với các khoản tiền hoặc tương đương tiềnkhông được nhận ngay thì doanh thu được xác định bằng cách quy đổi giá trịdanh nghĩa của các khoản sẽ thu được trong tương lai về giá trị thực tế tại thờiđiểm ghi nhận doanh thu theo lãi suất hiện hành.

- Khi bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp thì doanh thu bánhàng được ghi nhận theo giá bán trả ngay và ghi nhận vào doanh thu hoạtđộng tài chính phần lãi tính trên khoản phải trả nhưng trả chậm phù hợp vớithời điểm ghi nhận doanh thu được xác định.

- Đối với các hoạt động cung cấp dịch vụ doanh thu chỉ được ghinhận khi đảm bảo là sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch Khi không thểthu hồi được doanh thu đã ghi nhận thì phải hạch toán vào chi phí sản xuấtkinh doanh trong kỳ mà không được ghi giảm doanh thu Khi không chắcchắn thu hồi được một khoản mà trước đó đã ghi vào doanh thu (nợ phải thukhó đòi) thì phải lập dự phòng nợ phải thu khó đòi mà không ghi giảm doanhthu, khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định thực sự là không đòi được thìđược bù đắp bằng nguồn dự phòng nợ phải thu khó đòi.

- Trong kỳ doanh nghiệp đã viết hóa đơn bán hàng và đã thu tiềnbán hàng nhưng đến cuối kỳ vẫn chưa giao hàng cho người mua thì số hàngnày chưa được coi là tiêu thụ không được ghi vào doanh thu mà chỉ ghi vàobên có TK 131 khi giao hàng cho người mua thì mới ghi vào doanh thu.

- Đối với các doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ cung cấp sản phẩmhàng hóa dịch vụ theo yêu cầu của Nhà nước được Nhà nước trợ cấp, trợ giátheo quy định thì doanh thu trợ cấp trợ giá là số tiền được Nhà nước chínhthức thông báo hoặc thực tế trợ cấp, trợ giá.

Chứng từ sử dụng:

- Hóa đơn bán hàng (mẫu 02-GTGT-3LL) dùng cho các doanh nghiệp

Trang 22

- Hóa đơn GTGT, Tờ khai thuế GTGT

- Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ (mẫu số 06-GTGT)

- Bảng kê hóa đơn chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra (mẫu 01-GTGT)- Các chứng từ gốc phản ánh thu hồi tiền hay công nợ:

+ Phiếu thu (mẫu 01-TT) : Thu bằng tiền mặt, ngân phiếu + Giấy báo có: Thu tiền qua ngân hàng

- Bảng thanh toán hàng đại lý ký gửi (mẫu 14-B01)

Đối với phương thức xuất khẩu kế toán sử dụng các chứng từ:

- Hợp đồng kinh tế, Hóa đơn (Invoice), Vận tải đơn (Bill of lading)- Giấy chứng nhận phẩm cấp (Certificate of quality)

- Giấy chứng nhận số lượng, trọng lượng (Certificate of quantity)- Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin)

- Giấy kê khai đóng gói (Packing líst), Tờ khai hải quan hàng xuất khẩu

Tài khoản sử dụng :

Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”: phản

ánh tổng số tiền thu được khi bán sản phẩm hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ.Kết cấu tài khoản này như sau:

Bên nợ : - Số thuế tiêu thụ phải nộp (Thuế TTĐB, thuế xuất khẩu, thuếGTGT tính theo phương pháp trực tiếp) tính trên doanh số hàng bán trong kỳ.

- Số GGHB, CKTM, HBBTL kết chuyển trừ vào doanh thu - Kết chuyển số doanh thu thuần sangTK 911

Bên có: Tổng số doanh thu bán hàng thực tế của doanh nghiệp trong kỳTài khoản này không có số dư cuối kỳ.

Tài khoản 511 được chi tiết thành 5 tài khoản cấp hai:+ TK 5111: Doanh thu bán hàng hóa

+ TK 5112: Doanh thu bán các thành phẩm+ TK 5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ+ TK 5114: Doanh thu trợ cấp, trợ giá

Trang 23

Khóa luận tốt nghiệp Viện ĐH Mở Hà Nội

+ TK 5117: Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư

Tài khoản 512 “ Doanh thu bán hàng nội bộ” : phản ánh doanh

thu của số hàng hóa, sản phẩm, tiêu thụ nội bộ giữa các đơn vị trực thuộctrong cùng một Công ty, Tổng Công ty, tập đoàn… hạch toán toàn ngành.

Kết cấu tài khoản này tương tự như kết cấu tài khoản 511.

Tài khoản 512 được chi tiết thành 3 tài khoản cấp hai:+ TK 5121: Doanh thu bán hàng hóa

+ TK 5122: Doanh thu bán các thành phẩm+ TK 5123: Doanh thu cung cấp dịch vụ

Trình tự kế toán (Tổng hợp phấn sau)……

 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu:Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm:

Giảm giá hàng bán : Là số tiền giảm trừ cho khách hàng trên giá

bán đã thỏa thuận do các nguyên nhân thuộc về người bán hàng: hàng kémphẩm chất, sai quy cách, lạc hậu, giao hàng không đúng thời gian, địa điểm…

Chiết khấu thương mại: Là khoản tiền mà doanh nghiệp đã giảm trừ

hoặc đã thanh toán cho khách hàng do việc khách hàng đã mua hàng với khốilượng lớn trong một lần hoặc trong một khoảng thời gian nhất định.

Hàng bán bị trả lại là số hàng đã được coi là tiêu thụ (đã chuyển

giao quyền sở hữu đã thu tiền hay được khách hàng chấp nhận) nhưng bịkhách hàng trả lại và từ chối thanh toán (vi phạm các điều kiện đã cam kếttrong hợp đồng như không phù hợp với yêu cầu, tiêu chuẩn, phẩm chất, saiquy cách chủng loại, hàng kém phẩm chất, bị lỗi, hỏng …).

 Đối với các doanh nghiệp tính thuế GTGT bằng phương pháp trựctiếp hoặc đối với các mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt hay thuế xuất khẩucác khoản giảm trừ doanh thu còn bao gồm thêm thuế GTGT đầu ra (33311),

Trang 24

Bên nơ: Tập hợp các khoản CKTM, HBBTL, GGHB cho người mua Bên có: Kết chuyển toàn bộ số CKTM, HBBTL, GGHB sang TK 511Các tài khoản này cuối kỳ không có số dư

 Trình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu về bán hàng theo P.P

KKTX và P.P KK Đ K tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ :

Trang 25

Khóa luận tốt nghiệp Viện ĐH Mở Hà Nội

SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ KẾ TOÁN XUẤT KHẨU TRỰC TIẾP

TK 156 TK 157 TK 632 TK 641 (2) Gửi hàng đi xuất khẩu (3) P/a giá vốn hàng XK

TK 331

TK 133 (7)Chi phí p/s liên quan đến hàng XK (nếu chi bằng ngoại tệ

(1’) Mua hàng không nhập kho phần c/lệch tỷ giá lỗ ghi vào TK 635, lãi ghi vào TK 515chuyển thẳng đi XK ghi đơn Có TK 007)

Trang 26

SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ KẾ TOÁN XUẤT KHẨU ỦY THÁC

(Tại đơn vị giao ủy thác xuất khẩu)

(5) Bên nhận ủy thác XK đã (4) Thuế XK, thuế (3) DT hàng XK tính theo TGTT (8) Nhận số tiền bán hàngủy

nộp hộ thuế XK, thuế TTĐBTTĐB phải nộp (nếu dùng TGHT có c/lệch lãi ghi thác XK còn lại đã trừ phí ủy TK 641 vào TK 515 lỗ ghi vào TK 635) thác XK (Dùng TGHT không (7)Hoa hồng phải trả cho bên có c/lệch) 635 515

nhận ủy thác hay Lỗ Lãi

các khoản chi phí TK 133 khác đã chi hộ

(8’) Bù trừ khoản phải thu về hàng XK với khoản phải trả bên nhận ủy thác XK chênh lệch

lãi ghi vào TK 515, lỗ ghi vào TK 635

(6) P/a số tiền thuế được nộp hộ đã trả cho bên nhận ủy thác

Trang 27

Khóa luận tốt nghiệp Viện ĐH Mở Hà Nội

Trang 28

(Tại đơn vị nhận ủy thác xuất khẩu)

TK 003 TK 112 (1122) TK 338 (3388) TK 331 TK 131 (1) Khi nhận Xóa sổ trị giá (4) Nộp thuế cho ngân (3) Thuế XK, thuế TTĐB phải (2) P/a số tiền hàng đã

hàng để XK hàng đã XK sách Nhà Nước nộp hộ cho bên giao ủy thác XK XK thu được theo TGTT ủy thác (8’) Chuyển trả cho bên ủy thác XK số tiền hàng còn lại (đã trừ (hoặc theo TGHT)

phí ủy thác XK và khoản chi hộ) c/lệch ghi vào TK635, TK515 TK 511

(6) Hoa hồng ủy thác XK được hưởng (nếu

635 515 Lỗ Lãi

TGTT TGHT

(5) Khi người mua nước ngoài thanh toán tiền hàng XK theo TGTT (hoặc theo TGHT)

Trang 29

Khóa luận tốt nghiệp Viện ĐH Mở Hà Nội

Trang 30

SƠ ĐỒ KẾ TOÁN BÁN HÀNG THEO PHƯƠNG THỨC BÁN BUÔN, BÁN LẺ

TK 156 (1561,1562) TK 632

(2) Trị giá hàng mua thực tế xuất bán

(6) Hàng chuyển bán bị trả hay phân bổ phí thu mua cho hàng đã tiêu thụ

lại về nhập kho TK 157

(1) Trị giá hàng gửi bán (2’) Trị giá vốn hàng gửi bán đã bán

TK 331 TK 133(1331) TK 511 (2’’) Trị giá hàng mua chuyển thẳng đã bán theo

phương thức vận chuyển thẳng ( TTiếp, GBán)

(4) Số thuế TTĐB phải TK 131, 111, 112 nộp về hàng đã bán (3) Tổng giá thanh toán của hàng đã bán

TK 333 (33311, 3332…)

Thuế GTGT phải nộp

(5) P/a các khoản CKTM, GGHB, HBBTL cho khách hàng

TK 521, 531, 532

Trang 31

Khóa luận tốt nghiệp Viện ĐH Mở Hà Nội

SƠ ĐỒ KẾ TOÁN BÁN HÀNG THEO PHƯƠNG THỨC ĐẠI LÝ, KÝ GỬI

(Tại đơn vị giao đại lý)

Trang 32

(Tại đơn vị nhận bán hàng đại lý)

Thuế GTGT phải nộp (4) Khi thanh toán tiền giao cho bên giao hàng

SƠ ĐỒ KẾ TOÁN BÁN HÀNG THEO PHƯƠNG THỨC BÁN TRẢ GÓP, TRẢ CHẬM

TK 111, 112 TK 156 TK 632 TK 511

Số tiền người mua thanh toán (2) DT theo giá bán TK 131 lần đầu tại thời điểm mua (1) Trị giá vốn hàng thu tiền ngay

xuất bán TK 33311 Số tiền người

Thuế GTGT phải nộp tính mua hàng còn nợ trên giá bán thu tiền ngay

TK 515 TK 3387

(3) Kết chuyển tiền lãi về bán Lợi tức trả

hàng trả chậm, trả góp chậm, trả góp

Trang 33

Khóa luận tốt nghiệp Viện ĐH Mở Hà Nội

1.2.2 Phương pháp kế toán xác định kết quả bán hàng :Chứng từ sử dụng:

- Bảng thanh toán tiền lương, Bảng phân bổ tiền lương và BHXH- Bảng phân bổ NVL, CCDC, Bảng phân bổ KHTSCĐ

- Hợp đồng thanh toán dịch vụ

Tài khoản sử dụng:

- Tài khoản 641 “Chi phí bán hàng”: Phản ánh toàn bộ các chi phí phát

sinh trong quá trình bán sản phẩm hàng hóa cung cấp dịch vụ bao gồm:

+ TK 6411: Chi phí nhân viên bán hàng : Toàn bộ các khoản tiền lương,tiền ăn ca, các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) phải trả chonhân viên bán hàng, nhân viên đóng gói, bảo quản sản phẩm.

+ TK 6412: Chi phí vật liệu bao bì: Các khoản chi phí để đóng gói bảoquản tiêu thụ sản phẩm

+ TK 6413: Chi phí dụng cụ đồ dùng: Là chi phí về công cụ dụng cụ đồdùng đo lường tính toán làm việc ở khâu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

+ TK 6414: Chi phí khấu hao TSCĐ ở bộ phận bán hàng : nhà kho, quầyhàng, bến bãi, phương tiện vận chuyển, bốc dỡ…

+ TK 6415: Chi phí bảo hành sản phẩm: Là các khoản chi phí bỏ ra đểsửa chữa, bảo hành hàng hóa trong thời gian quy định.

+ TK 6417: Chi phí dịch vụ mua ngoài: Chi phí thuê ngoài sửa chữaTSCĐ bán hàng, tiền thuê kho thuê bốc vác, hoa hồng đại lý bán hàng…

+ TK 6418 : Chi phí bằng tiền khác: Chi phí tiếp khách, quảng cáo…

- Tài khoản 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp” phản ánh các khoản

chi phí phát sinh có liên quan chung đến toàn bộ hoạt động của cả DN gồm:+ TK 6421: Chi phí nhân viên quản lý : Gồm tiền lương phụ cấp phải trảcho ban giám đốc nhân viên các phòng ban của doanh nghiệp và khoản tríchBHXH, BHYT, KPCĐ.

Trang 34

+ TK 6422: Chi phí vật liệu quản lý: Giá trị vật liệu xuất dùng cho vănphòng phẩm, sửa chữa TSCĐ dùng cho quản lý, nhiên liệu…

+ TK 6423: Chi phí đồ dùng văn phòng : Chi phí bàn ghế, máy tính, tủ…+ TK 6424: Chi phí khấu hao TSCĐ : Chi phí KHTSCĐ dùng ở vănphòng, vật kiến trúc, phương tiện truyền dẫn, máy móc, thiết bị

+ TK 6425: Thuế phí lệ phí : Các khoản thuế môn bài, thuế nhà đất, lệ phígiao thông, lệ phí chứng thư …

+ TK 6426: Chi phí dự phòng: Các khoản trích dự phòng phải thu khóđòi, dự phòng phải trả.

+ TK 6427: Chi phí dịch vụ mua ngoài: Tiền điện nước, điện thoại, điệnbáo, sửa chữa TSCĐ…

+ TK 6428: Chi phí bằng tiền khác: Chi phí hội nghị, chi phí tiếp khách,đào tạo cán bộ, công tác phí, tàu xe…

Kết cấu chung của các tài khoản chi phí như sau:

Bên nợ: Tập hợp toàn bộ chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệpthực tế phát sinh trong kỳ

Bên có: - Các khoản giảm trừ chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanhnghiệp, Kết chuyển chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp

Các tài khoản này cuối kỳ không có số dư

Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” : Xác định toàn bộ kết

quả hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính, hoạt động khác củadoanh nghiệp Tài khoản này có kết cấu như sau:

+ Bên nợ : - Phản ánh trị giá vốn của hàng hóa dịch vụ đã tiêu thụ

- Phản ánh các khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanhnghiệp, chi phí hoạt động tài chính, chi phí khác

- Số thuế thu nhập doanh nghiệp nếu tổng số phát sinh bên NợTK 821> Tổng số phát sinh bên Có TK 821.

- Kết chuyển lãi của toàn bộ hoạt động trong kỳ

Trang 35

Khóa luận tốt nghiệp Viện ĐH Mở Hà Nội

Bên có : - Phản ánh doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ,doanh thu thuần hoạt động tài chính, thu nhập thuần khác

- Thuế thu nhập doanh nghiệp nếu tổng số phát sinh bên Nợ TK821< Tổng số phát sinh bên Có TK 821

- Kết chuyển lỗ của toàn bộ hoạt động trong kỳTK 911 không có số dư cuối kỳ.

TK 421 “Lợi nhuận chưa phân phối” : Phản ánh kết quả kinh doanh và

tình hình phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp trong kỳ Kết cấu tài khoản này như sau:

Bên nợ: - Các khoản lỗ từ các hoạt động của doanh nghiệp - Phân phối lợi nhuận sau thuế

Bên có : - Số lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp, Xử lý số lỗDư nợ: Phản ánh số lỗ chưa xử lý

Dư có: Số lợi nhuận còn lại chưa phân phối

TK 421 được chi tiết thành 2 tài khoản cấp hai:+ TK 4211: Lợi nhuận chưa phân phối năm trước+ TK 4212: Lợi nhuận chưa phân phối năm nay

Ngoài ra kế toán bán hàng còn sử dụng một số tài khoản sau: TK 111, TK112, TK 131, TK 133, TK 331, TK 333…

Kết quả bán hàng được xác định theo công thức sau:

Kết quảbán hàng=

Doanh thu thuầnvề BH và CCDV-

Giá vốnhàng bán-

Chi phíbán hàng-

Chi phí quảnlý DN

Doanh thuthuần về BH

và CCDV=

Doanh thubán hàngvà CCDV

-Chiết khấu thươngmại, Hàng bán bị trảlại, Giảm giá hàng bán

-Thuế XNK, thuếTTĐB, Thuế GTGT

theo PP trực tiếp

Trang 36

SƠ ĐỒ KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH

TK 632, 635, 811 TK 911 TK 511, 512, 515, 711

Kết chuyển GVHB, K/c CP HĐTC Kết chuyển doanh thu thuần BH và CCDV bên ngoài và nội bộ

Kết chuyển chi phí khác Kết chuyển DT HĐTC, K/c thu nhập khác

TK 521, 531, 532 TK 641, 642

K/c chi phíbán hàng, chi phí Kết chuyển các khoản CKTM quản lý doanh nghiệp trong kỳ HBBTL, GGHB cho KH

TK 821 TK 821 K/c CP TTN DNHH (nếu tổng PS bên có TK 821 > tổng PS bên nợ TK 821)

K/c CP TTN DNHH (nếu tổng PS bên nợ TK 421 TK 821 > tổng PS bên có TK 821)

Kết chuyển LN (lỗ) sau thuế TNDN của toàn DN

Kết chuyển LN (lãi) sau thuế TNDN của toàn DN

Trang 37

Khóa luận tốt nghiệp Viện ĐH Mở Hà NộiSƠ ĐỒ TRÌNH TỰ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP KẾ

TOÁN HÀNG TỒN KHO THEO PHƯƠNG PHÁP KIỂM KÊ ĐỊNH KỲ

TK 156, 157, 151 TK 611 TK 632, 635, 811 TK 911 TK 511, 512, 515, 711 TK 131, 111

K/c giá vốn hàng chưa K/c trị giá vốn thực tế hàng Kết chuyển giá vốn K/c doanh thu thuần Tổng giá TT của

tiêu thụ đầu kỳ hóa đã TThụ trong kỳ hàng đã tiêu thụ số hàng đã bán

quản lý doanh nghiệp thực phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ P/a CKTM, GGHB, HBBTL cho KH

tế phát sinh TK 821 TK 821

K.c TTNDNHH K.c TTN DNHH TK 421

Trang 38

* Hệ thống sổ và hình thức kế toán áp dụng trong kế toán bán hàng vàxác định kết quả bán hàng:

 Mỗi doanh nghiệp chỉ có một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toánnăm Sổ kế toán phải mở vào đầu kỳ kế toán năm Mọi số liệu ghi trên sổ kếtoán bắt buộc phải có chứng từ kế toán hợp pháp hợp lý chứng minh Cuối kỳkế toán phải khóa sổ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính Sổ kế toán dùngđể ghi chép hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế tài chính đãphát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian có liên quan đếndoanh nghiệp

Sổ kế toán gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết:

+ Sổ kế toán tổng hợp gồm: Sổ Nhật ký, Sổ Cái+ Sổ kế toán chi tiết gồm: Sổ, thẻ kế toán chi tiết

 Theo chế độ kế toán hiện hành, doanh nghiệp được áp dụng mộttrong 5 hình thức ghi sổ kế toán chủ yếu sau:

- Hình thức sổ kế toán Nhật ký chung- Hình thức sổ kế toán Nhật ký - Sổ Cái- Hình thức sổ kế toán Chứng từ ghi sổ- Hình thức Nhật ký - Chứng từ

- Hình thức kế toán trên máy vi tính

Doanh nghiệp phải căn cứ vào quy mô đặc điểm hoạt động sản xuât kinhdoanh, yêu cầu quản lý, trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán, điều kiện trangbị kỹ thuật tính toán, lựa chọn một hình thức kế toán phù hợp và phải tuân thủtheo đúng quy định của hình thức sổ kế toán đó gồm: Các loại sổ, kết cấu sổ,quan hệ đối chiếu kiểm tra, trình tự, phương pháp ghi chép các loại sổ kế toán

Trang 39

Khóa luận tốt nghiệp Viện ĐH Mở Hà Nội

Chương 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNHKẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

VẬT TƯ TỔNG HỢP HÀ TÂY

2.1 ĐẶC ĐIẺM CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ TỔNGHỢP HÀ TÂY:

2.1.1 Đặc điểm tổ chức kinh doanh tại Công ty:

Quá trình hình thành và phát triển của Công ty :

Công ty Cổ phần Vật Tư Tổng Hợp Hà Tây trực thuộc Bộ Thương Mạiđược thành lập từ tháng 4 năm 1968 có tên gọi là Chi Cục Vật Tư Hà Tâythuộc Tổng Cục Vật Tư quản lý Địa bàn của Công ty đóng rải rác trên khắpcác huyện trong tỉnh Hà Tây cung cấp, phân phối vật tư theo chỉ tiêu kế hoạchdo Nhà nước giao xuống phục vụ cho nhu cầu sản xuất và chiến đấu tại chỗcủa từng địa phương, cho ngành xây dựng, giao thông vận tải, sản xuất nôngnghiệp cho việc bảo vệ Tổ quốc, an ninh quốc phòng Vì vậy Công ty phảicung ứng đúng chỉ tiêu về số lượng, chủng loại, giá cả vật tư do Nhà nước banhành Hết năm, cứ đơn vị nào hoàn thành từ 95% trở lên thì coi như đã hoànthành kế hoạch và lãi phải nộp hết cho Nhà nước còn lỗ thì Nhà nước cấp bù.

Ngành hàng kinh doanh lúc này rất đa dạng và phong phú: kim khí,xăng dầu, dầu nhờn, mỡ máy, ga, bếp ga, than, xi măng, vật liệu xây dựng,các loại dịch vụ: vận tải hàng hóa, bốc xếp hàng hóa, nước giải khát, hóa chấtcông nghiệp, vật liệu điện, dụng cụ cơ khí, thiết bị phụ tùng, khoáng sản, sợitổng hợp, các sản phẩm nông lâm sản, thực phẩm, các vật phẩm tiêu dùng…

Tháng 4 năm 1974, theo quyết định của Nhà nước đơn vị chuyển từChi Cục Vật Tư Hà Tây thành Công ty Vật Tư Tổng Hợp Hà Tây và HòaBình trực thuộc Bộ Vật Tư Công ty thực hiện chức năng quản lý và phânphối vật tư theo kế hoạch do Bộ Vật Tư quy định Trụ sở của Công ty vẫn

Trang 40

đóng tại các địa bàn tỉnh Hà Tây Cũng trong năm, Công ty bàn giao ngànhhàng than cho bộ điện than quản lý.

Tháng 4 năm 1976, theo quyết định của Nhà nước ba tỉnh Hà Tây,Sơn Tây và Hòa Bình sáp nhập thành tỉnh Hà Sơn Bình vì vậy Công ty đượcchuyển thành Công ty Vật Tư Tổng Hợp Hà Sơn Bình.

Năm 1978, mặt hàng kinh doanh của Công ty ít đi, quy mô kinh doanhbị thu hẹp hơn vì Công ty lại bàn giao thêm ngành hàng xi măng cho bộ xâydựng quản lý, bàn giao cơ sở vật chất và lao động số lao động từ 300 ngườigiảm xuống còn 200 người, bàn giao địa bàn quản lý là huyện Đan Phượng,Thanh Oai, Sơn Tây

Năm 1994, theo chủ trương của Nhà nước tỉnh Hà Sơn Bình lạitách ra thành tỉnh Hà Tây và Hòa Bình, công ty lại tiến hành bàn giao vật tư,tài sản, lao động cho tỉnh Hòa Bình quản lý

Tháng 4 năm 1994, Công ty Vật Tư Tổng Hợp Hà Sơn Bình đượcchuyển thành Công ty Vật Tư Tổng Hợp Hà Tây và Công ty có quyết địnhđược công nhận và xếp hạng là doanh nghiệp loại 3 Trụ sở chính của Công tyđặt tại 126 Quang Trung - Thị xã Hà Đông - Tỉnh Hà Tây.

Những năm sau, theo chủ trương của Nhà nước các công ty và doanhnghiệp trong nước lần lượt cổ phần hóa để phát triển kinh doanh theo xuhướng mới nhằm nâng cao năng lực tự sản xuất kinh doanh Năm 2004 lànăm cuối cùng của mô hình doanh nghiệp Nhà nước.

Năm 2005, Công ty Vật Tư Tổng Hợp Hà Tây chính thức cổ phầnhóa được Sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh Hà Tây cấp giấy phép kinh doanh vàđược đổi tên là Công ty Cổ Phần Vật Tư Tổng Hợp Hà Tây

Từ đó đến nay công ty đã cổ phần được gần 4 năm mặc dù quy mô kinhdoanh, ngành nghề kinh doanh bị thu hẹp hơn trước rất nhiều, số lao độnggiảm đi chỉ còn 108 người nhưng công ty đã nhanh chóng thích nghi với điềukiện kinh doanh mới khẳng định vị trí quan trọng của mình trên thị trường.

Ngày đăng: 17/11/2012, 09:05

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

* Theo hình thức kế toán Nhật ký - chứng từ ở Công ty đang sử dụng các loại sổ kế toán: - Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty Cổ phần Vật Tư Tổng Hợp Hà Tây
heo hình thức kế toán Nhật ký - chứng từ ở Công ty đang sử dụng các loại sổ kế toán: (Trang 51)
tồn kho vật tư. Bảng này được mở cho từng kho và mỗi kho một tờ được ghi - Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty Cổ phần Vật Tư Tổng Hợp Hà Tây
t ồn kho vật tư. Bảng này được mở cho từng kho và mỗi kho một tờ được ghi (Trang 56)
BẢNG TỔNG HỢP NHẬP XUẤT TỒN VẬT TƯ (Tháng 9/Năm 2007) - Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty Cổ phần Vật Tư Tổng Hợp Hà Tây
h áng 9/Năm 2007) (Trang 58)
BẢNG KÊ HÀNG HÓA TỒN KHO - Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty Cổ phần Vật Tư Tổng Hợp Hà Tây
BẢNG KÊ HÀNG HÓA TỒN KHO (Trang 59)
BẢNG KÊ HÀNG HÓA CHẬM LUÂN CHUYỂN - Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty Cổ phần Vật Tư Tổng Hợp Hà Tây
BẢNG KÊ HÀNG HÓA CHẬM LUÂN CHUYỂN (Trang 60)
(Hình thức nhật ký chứng từ): Năm 2007 - Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty Cổ phần Vật Tư Tổng Hợp Hà Tây
Hình th ức nhật ký chứng từ): Năm 2007 (Trang 71)
Tương tự như vậy ta cũng lập được bảng kê số 2 - Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty Cổ phần Vật Tư Tổng Hợp Hà Tây
ng tự như vậy ta cũng lập được bảng kê số 2 (Trang 75)
BẢNG KÊ SỐ 2 - Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty Cổ phần Vật Tư Tổng Hợp Hà Tây
2 (Trang 75)
BẢNG KÊ SỐ 11 – TK 131 - Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty Cổ phần Vật Tư Tổng Hợp Hà Tây
11 – TK 131 (Trang 77)
Cuối năm kế toán đưa ra Bảng kê công nợ phải thu của khách trong toàn Công ty đó là một bảng danh sách liệt kê tổng số dư công nợ tại các đơn vị có  20 khoản công nợ chưa được thanh toán tính đến ngày 31/12/2007 - Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty Cổ phần Vật Tư Tổng Hợp Hà Tây
u ối năm kế toán đưa ra Bảng kê công nợ phải thu của khách trong toàn Công ty đó là một bảng danh sách liệt kê tổng số dư công nợ tại các đơn vị có 20 khoản công nợ chưa được thanh toán tính đến ngày 31/12/2007 (Trang 78)
(Hình thức NKCT): Năm 2007 - Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty Cổ phần Vật Tư Tổng Hợp Hà Tây
Hình th ức NKCT): Năm 2007 (Trang 80)
(Hình thức nhật ký - chứng từ) Năm 2007 - Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty Cổ phần Vật Tư Tổng Hợp Hà Tây
Hình th ức nhật ký - chứng từ) Năm 2007 (Trang 86)
BẢNG TÍNH PHÂN BỔ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH - Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty Cổ phần Vật Tư Tổng Hợp Hà Tây
BẢNG TÍNH PHÂN BỔ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH (Trang 91)
(Hình thức nhật ký - chứng từ) Năm 2007 - Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty Cổ phần Vật Tư Tổng Hợp Hà Tây
Hình th ức nhật ký - chứng từ) Năm 2007 (Trang 94)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w