Tổ chức triển khai chiến lược thương mại điện tử………6 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA CÔNG TY DỊCH VỤ LỮ HÀNH SAIGONTOURIST………...7 2.1.Giới thiệu khái
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
KỲ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2020 - 2021
Đề tài bài tập lớn: Lập kế hoạch kinh doanh thương
mại điện tử cho một doanh nghiệp lữ hành
Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THỊ LOAN
Mã sinh viên : 1811140768
Tên học phần : Thương mại điện tử
Giảng viên hướng dẫn : ThS.Trần Trung Dũng
HÀ NỘI, ngày 19 tháng 10 năm 2021
Trang 2MỤC LỤC
Lời mở đầu……… 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ……… 1
1.1 Khái niệm về thương mại điện tử……… 1
1.2 Mô hình kinh doanh thương mại điện tử……… 1
1.2.1 Mô hình giao dịch điện tử B2C………1
1.2.2 Mô hình giao dịch điện tử B2B……….1
1.2.3 Mô hình giao dịch điện tử C2C……….1
1.3 Các bước lập kế hoạch kinh doanh thương mại điện tử……… 1
1.3.1 Nghiên cứu thị trường……… 1
1.3.2 Phân tích môi trường cạnh tranh………4
1.3.3 Xác định và lựa chọn chiến lược thương mại điện tử………5
1.3.4 Tổ chức triển khai chiến lược thương mại điện tử………6
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA CÔNG TY DỊCH VỤ LỮ HÀNH SAIGONTOURIST……… 7
2.1.Giới thiệu khái quát về công ty dịch vụ lữ hành Saigontourist……….7
2.2 Thực trạng tình hình lập kế hoạch kinh doanh thương mại điện tử công ty dịch vụ lữ hành Saigontourist……… 7
2.2.1.Thực trạng hoạt động nghiên cứu thị trường của công ty……….7
2.2.2.Thực trạng tình hình phân tích môi trường cạnh tranh của công ty……….8
2.2.3 Thực trạng công tác xác định và lựa chọn chiến lược TMĐT của công ty…… 9
2.2.4 Thực trạng khả năng tổ chức triển khai chiến lược thương mại điện tử của công ty ……….….10
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT KHÁCH HÀNG KHI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CHO CÔNG TY DỊCH VỤ LỮ HÀNH SAIGONTOURIST………14
3.1 Đầu tư tài chính để cải tiến thiết kế website………14
3.2 Gắn liền thương mại điện tử với mạng xã hội………14
3.3 Có chiến lược giá hợp lý……….14
3.4 Sử dụng email marketing………14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………15
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Từ khi Internet ra đời thế giới không thể phủ nhận tầm quan trọng của nó đối với mọi lĩnh vực đời sống xã hội Có thể nói rằng ngày nay trên thế giới thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ, nó là một phần không thể thiếu trong hoạt động của doanh nghiệp
Với tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định kết hợp với xu hướng chuyển dịch có thể khẳng định thương mại điện tử sẽ ngày càng chiếm lĩnh những vị thế quan trọng hơn đối với các doanh nghiệp
Tại Việt Nam hiện nay, sự phát triển của ngành du lịch với vị thế là một ngành kinh tế mũi nhọn đã đặt ra yêu cầu những công ty du lịch nói riêng và các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nói chung không ngừng đổi mới và bắt kịp những xu thế chung của ngành
và toàn xã hội Trong đó ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh cũng
đã bước đầu được quan tâm Đặc biệt khi chúng ta muốn hòa nhập vào dòng chảy thông tin của thế giới, quảng bá hình ảnh và tìm kiếm đối tác bên ngoài lãnh thổ Tuy nhiên để nhận thức được hết ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề này không phải là điều đơn giản
Hiểu được tầm quan trọng của thương mại điện tử đối với việc phát triển kinh doanh, công ty dịch vụ lữ hành Saigontourist là một trong các nhà điều hành du lịch hàng đầu Việt Nam cũng đã có những kế hoạch, chiến lược thương mại điện tử nhằm phát huy hiệu quả kinh doanh Từ cơ sở lý luận kết hợp với thực trạng lập kế hoạch kinh doanh thương mại điện tử của công ty dịch vụ lữ hành Saigontourist, em xin đưa ra một số giải pháp nhằm thu hút khách hàng khi thực hiện kế hoạch kinh doanh thương mại điện tử cho công ty
Trang 4CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH THƯƠNG
MẠI ĐIỆN TỬ
-Thương mại điện tử là việc tiến hành các giao dịch thương mại thông qua mạng Internet, các mạng truyền thông và các phương tiện điện tử khác
môi trường bên trong và ngoài tổ chức ở hiê ̣n ta ̣i cũng như tương lai, xác lâ ̣p nhiê ̣m vu ̣
lược thích nghi, thực hiê ̣n và kiểm tra chiến lược giúp tổ chức vâ ̣n du ̣ng hữu hiê ̣u các
1.5.1 Mô hình giao dịch điện tử B2C
B2C là hình thái lớn nhất và sớm nhất của thương mại điện tử, khởi nguồn từ việc bán
lẻ trên mạng (e-tailing) B2C là mô hình giao dịch điện tử giữa doanh nghiệp và người
tiêu dùng Các doanh nghiệp cung cấp hàng hoá, dịch vụ trực tiếp đến từng cá nhân
người tiêu dùng cuối cùng
1.5.2 Mô hình giao dịch điện tử B2B
B2B là mô hình giao dịch thương mại giữa các doanh nghiệp, giữa người sản xuất với người bán buôn hoặc giữa người bán buôn với người bán lẻ Các doanh nghiệp bán buôn thông qua các catalog bán hàng trực tuyến cho các doanh nghiệp khác Bán buôn bán thành phẩm thường thực hiện qua các đơn đặt hàng sản xuất lớn
1.2.3 Mô hình giao dịch điện tử C2C
C2C là 1 mô hình giao dịch thương mại điện tử giữa người mua và người bán sử dụng
1 nền tảng thứ 3 thông qua mạng Internet để tạo ra lợi nhuận, trong đó cá nhân người mua và người bán đều là những khách hàng sử dụng các cách khác nhau để mua bán các sản phẩm họ chứ không phải doanh nghiệp
1.3 Các bước lập kế hoạch kinh doanh thương mại điện tử
1.3.1 Nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường gồm 3 giai đoạn: thu thập thông tin về thị trường, phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu
* Thu thập thông tin về thị trường
- Khách hàng: nhu cầu, khách hàng tiềm năng, sở thích, thói quen, thu nhập,
- Thị trường: mức cung – cầu sản phẩm, mức tiêu thụ tại thị trường đó, các nhà cung cấp hiện có, đối thủ canh tranh gồm những ai,
- Sản phâm thay thế: là sản phẩm gì, của hãng nào
Trang 5- Giá cả các mặt hàng hiện nay ra sao
- Dịch vụ hỗ trợ
- Hệ thống phân phối hàng hóa
*Các phương pháp thu thập thông tin về thị trường bao gồm:
- Thực hiện các phiếu điều tra trên website: tạo các mẫu phiếu điều tra ngắn và đơn giản
với các phương án được đưa ra sẵn để chọn trên ứng dụng của website doanh nghiệp có thể mở một cuộc khảo sát điều tra khách hàng hiện tại về thói quen tiêu dùng của các khách hàng đang mua và sử dụng sản phẩm, dịch vụ, để phục vụ cho việc phân tích và xây dựng chiến lược Có thể gắn mẫu điều câu hỏi ngắn ở kênh youtube hay các web phim, ca nhạc
-Điều tra tập trung theo nhóm: điều tra thông tin của một nhóm bằng cách sử dụng phiếu điều tra trên website, sau đó gọi điện thoại lại cho những người trong nhóm này để kiểm tra lại thông tin đã nhận được
-Nhận thông tin trực tiếp từ khách hàng: tập hợp các thông tin phản hồi của khách hàng
thông qua các phương tiện truyền thông như thư điện tử, diễn đàn, chat room… Việc tham gia vào các phòng “tán gẫu”, các diễn đàn, và các câu lạc bộ trực tuyến có liên quan đến sản phẩm và dịch vụ sẽ tạo cơ hội cho doanh nghiệp quan sát, theo dõi các cuộc thảo luận
- Đóng vai khách hàng: đưa ra tình huống mô tả mong muốn, nhu cầu của khách hàng nhằm đưa ra các sản phẩm và chương trình marketing phù hợp với nhu cầu đó
-Lưu dấu vết của khách hàng trên website: quan sát và ghi lại hành vi của khách hàng
trên website, tìm hiểu xem họ thường truy cập vào các trang web nào, hàng hóa hoặc dịch vụ khách hàng đã tìm, xem, mua, không mua, hàng hóa nào đã xem đầu tiên, thời gian xem mỗi loại hàng hóa, loại quảng cáo nào thu hút khách hàng… Việc theo dõi khách hàng truy cập sẽ giúp doanh nghiệp xác định được cần đặt quảng cáo ở đâu để có thể tiếp cận và thu hút được nhiều nhất các khách hàng tiềm năng chiến lược…
-Thu thập thông tin qua tạp chí điện tử: ngày nay, có rất tạp chí điện tử được xuất bản
trên Internet liên quan đến mọi chủ đề, mọi lĩnh vực Có thể tiếp cận với thị trường mục tiêu bằng việc đặt những quảng cáo ngắn vào một số ít các tạp chí điện tử
*Phân đoạn thị trường
Phân đoạn thị trường là việc phân chia thị trường thành các đoạn, khúc, mảng, lát khác nhau theo từng tiêu chí để so sánh và xác định phân khúc thị trường mục tiêu mà DN hướng đến
Một số tiêu chí dùng để phân đoạn thị trường:
+Khu vực địa lý: vùng, miền, thành thị, nông thôn, mật độ dân cư, khí hậu, ngôn ngữ…
Trang 6+Nhân khẩu học: độ tuổi, nghề nghiệp, giới tính, kích cỡ gia đình, dân tộc, tôn giáo,
trình độ giáo dục, thu nhập…
+Tâm lý: đẳng cấp xã hội, cách sống, đặc điểm cá nhân…
+Hành vi, nhận thức, cảm xúc: thái độ, quan điểm, cách cư xử, sức lôi cuốn…
Ví dụ, dựa trên các đặc điểm về tâm lý học khách hàng mua hàng trực tuyến được phân đoạn thành 4 nhóm: khách hàng thăm dò (thử mua hàng); khách hàng chưa tin tưởng; khách hàng thích mua hàng trên mạng; khách hàng kinh doanh trên mạng
*Lựa chọn thị trường mục tiêu
Thị trường mục tiêu: là thị trường tại đó doanh nghiệp có khả năng thoả mãn nhu cầu tốt nhất Doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao hơn các doanh nghiệp khác trên thị trường này, có ít đối thủ cạnh tranh tiềm tàng, có khả năng đáp ứng các mục tiêu về doanh số, lợi nhuận, thị phần của doanh nghiệp
Một trong những công việc xác định thị trường mục tiêu trên Internet là việc xác định đối tượng khách hàng trực tuyến là ai, tầng lớp thượng lưu, trung lưu, hạ lưu hay trí thức, công nhân… Họ thường truy cập vào những trang web nào… Mỗi nhóm khách hàng có những đòi hỏi riêng về sản phẩm, phương thức phân phối, mức giá bán
Khi phân tích đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp cần xác định: Từ khoá nào khách hàng thường dùng để tìm thấy họ trên các công cụ tìm kiếm? Họ thường quảng cáo trên các trang web nào? Trang web của họ nhằm phục vụ cho đối tượng nào? Sử dụng chiến thuật tương tự đối thủ
Xác định được khách hàng mục tiêu và đối thủ cạnh tranh là một trong những bước rất quan trọng để tạo nên sự thành công khi kinh doanh trên Internet
1.3.2 Phân tích môi trường cạnh tranh
a Phân tích sức ép của khách hàng
Trong thương mại truyền thống, có rất nhiều trung gian phân phối hàng hóa như các siêu thị, trung tâm thương mại, cưa hàng tạp hóa, đại lý bán buôn và lẻ vơi nhiều mặt hàng
đa dạng mẫu mã chủng loại dẫn đến cho khách hàng quá nhiều lựa chọn, họ sẽ chỉ mua hàng ở nơi nào mà có nhiều chương trình khuyến mãi và giá rẻ Đây chính là sức ép từ phía khách hàng về giá
b Phân tích quyền lực của nhà cung cấp
Số lượng nhà cung cấp sẽ quyết định đến áp lực cạnh tranh, quyền lực đàm phán của họ đối với ngành, doanh nghiệp Nếu trên thị trường chỉ có một vài nhà cung cấp có quy
mô lớn sẽ tạo áp lực cạnh tranh, ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành
Trang 7Những ưu thế hoặc đặc quyền của các nhà cung cấp có thể tạo ra những áp lực đối với doanh nghiệp như thời gian cung cấp, chất lượng, giá cả, tính ổn định của việc cung cấp nguyên liệu và các yếu tố đầu vào khác…
Bên cạnh áp lực chi phí giao hàng cao, các công ty e-commerce còn gặp khó khăn tìm được đối tác đáp ứng yêu cầu về chất lượng và độ phủ, giảm rủi ro về trễ đơn hàng hay thất lạc, thái độ phục vụ, vòng xoay tiền mặt chậm làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh
c Phân tích đối thủ cạnh tranh hiện tại
Sự hiểu biết về đối thủ cạnh tranh có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, nhất là trong thị trường thương mại điện tử Doanh nghiệp cần
so sánh khả năng của mình với đối thủ cạnh tranh, tự xây dựng bảng thông kê để phân tích các thế mạnh của đối thủ, từ đó tìm ra lợi thế của mình
Việc gia nhập ngành của các doanh nghiệp mới sẽ làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiêp trong cùng ngành Đây chính là các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn Đối thủ mới tham gia kinh doanh trong ngành có thể là yếu tố làm giảm lợi nhuận và thị phần của doanh nghiệp Phân tích nguy cơ xuất hiện đối thủ cạnh tranh dựa trên các điều kiện gia nhập ngành: khắt khe hay dễ dàng
Mức độ hấp dẫn về cơ cấu thị trường: ít hay nhiều, đang trong thời kỳ phát triển, ổn dịnh hay suy thoái sẽ dẫn đến đối thủ cạnh tranh gia nhập vào cũng nhiều hay ít Nó sẽ ảnh hưởng đến việc rào cản gia nhập và rút lui khỏi thị trường
Sức ép do sản phẩm thay thế làm hạn chế tiềm năng lợi nhuận của ngành do mức giá cao nhất bị khống chế Phần lớn các sản phẩm thay thế mới là kết quả của cuộc bùng nổ công nghệ Muốn đạt được thành công, các doanh nghiệp cần chú ý dành nguồn lực để phát triển và tận dụng công nghệ mới vào chiến lược
f Phân ti ́ch môi trường vĩ mô
Phân tích môi trường vĩ mô bao gồm việc phân tích ảnh hưởng của những thay đổi về
1.3.3 Xác định và lựa chọn chiến lược thương mại điện tử
Việc xác định mục tiêu cần được đưa ra hai mức cụ thể: mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn và phải đảm bảo nguyên tắc SMART
Giai đoạn 1: thăm dò kênh kinh doanh qua mạng, nâng cao nhận thức hiểu biết về thương mại điện tử, cung cấp cho khách hàng hiểu biết về các sản phẩm, duy trì sự hiện diện
Trang 8thương hiệu trên mạng, xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách; thực hành marketing trực tuyến, bán hàng qua mạng và đặt hàng cũng như thanh toán qua mạng,…
Giai đoạn 2: là đào tạo nhân lực, cải tiến cơ cấu quản lý cho phù hợp với môi trường kinh doanh mới thương mại điện tử, định vị và phát triển thương hiệu trực tuyến Trong từng giai đoạn doanh nghiệp phải xác định các mục tiêu cụ thể: giảm chi phí tiếp thị, mở rộng thị trường, tăng doanh số bán hàng…
1.3.4 Tổ chức triển khai chiến lược thương mại điện tử
Lập kế hoạch kinh doanh thương mại điện tử: bao gồm 6 nội dung chính là xác định
phạm vi triển khai; xác định các kết quả cần đạt được; danh sách các công việc cần thực hiện; xác định nguồn lực triển khai; kế hoạch thời gian triển khai và các dự trù khác
Xây dựng và phát triển website:
- Lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ mạng cần quan tâm: giá cả, chất lượng, hỗ trợ kỹ thuật, tốc đọ truy cấp,
- Lựa chọn nhà thiết kế web cần quan tâm: kinh nghiệm thiết kế, chi phí, thời gian thiết
kế, giải pháp đồ họa, kế hoạch quảng bá website,
- Lựa chọn hình thức lưu trú web cần lưu ý: tốc độ kết nối internet, dung lượng bộ nhớ cho một thuê bao, dịch vụ Tnet và FTP truy cấp tới web,
- Đăng ký tên miền: Tên miền có 2 thành phần chính là tên riêng và tên khu vực, tên miền có 2 cấp độ là tên miền quốc tê và tên miền quốc gia Khi đặt tên miền không nên đặt quá dài, nên chọn tên doanh nghiệp Để bảo vệ tên miền, doanh nghiệp nên đăng ký với các tổ chức quốc tế
- Quản lý nội dung wesite gồm kiểm tra nội dung, đánh giá chất lượng nội dung,
- Thiết kế website: cung cấp đầy đủ chức năng và giao diện bắt mắt
- Duy trì và phát triển website: nhằm củng cố và phát triển mối quan hệ với khách hàng
Đề ra một vài chính sách Marketing trực tuyến: quảng cáo trực tuyến, catolog điện tử,
thư điện tử, công cụ tìm kiếm,
Lựa chọn phương thức thanh toán điện tử: séc điện tử, ví điện tử,
Bảo mật trong thương mại điện tử: sử dụng cơ chế bảo mật SSL/TLS, SET, và các kỹ
thuật mã hóa thông tin
Kiểm tra và điều chỉnh chiến lược: trong quá trình thực hiện chiến lược thì phải kiểm
tra và đánh giá theo kế hoạch nhằm kịp thời phát hiện ra những vấn đề sai sót để đưa ra giải pháp chiến lược dự phòng nhằm mục đích giải quyết vấn đề
Trang 9CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA CÔNG TY DỊCH VỤ LỮ HÀNH SAIGONTOURIST 2.1.Giới thiệu khái quát về công ty dịch vụ lữ hành Saigontourist
-Tên đăng ký kinh doanh: Công ty dịch vụ lữ hành Saigontourist
-Tên giao dịch tiếng Anh: Saigontourist travel service company
-Trụ sở chính: Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist 45 Lê Thánh Tôn, Q.1, Tp HCM -Điện thoại: 3 8279 279 Fax: 3 8246 213
-Email: info@saigontourist.net
-Website: www.dulichtietkiem.com
Các chi nhánh:
- Công ty Lữ hành Saigontourist Hà Nội
- Công ty Lữ hành Saigontourist Quảng Ninh
- Công ty Lữ hành Saigontourist Đà Nẵng
- Công ty Lữ hành Saigontourist Cần Thơ
2.2 Thực trạng tình hình lập kế hoạch kinh doanh thương mại điện tử công ty dịch
vụ lữ hành Saigontourist
2.2.1 Thực trạng hoạt động nghiên cứu thị trường của công ty
* Thu thập thông tin về thị trường: Thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường rất được
công ty quan tâm Để thu thập thông tin về thị trường và khách hàng, công ty thường xuyên duy trì mối liên hệ với các hiệp hội ngành hàng và trung tâm nghiên cứu thị trường Các hiệp hội ngành hàng và trung tâm nghiên cứu thị trường đóng vai trò tích
cực trong việc hỗ trợ công ty phát triển chiến lược thị trường
*Phân đoạn thị trường: Đối với Saigontourist thì việc phân đoạn thị trường không dự
theo các tiêu chí rõ ràng
Biến số địa lý: Thị trường nội địa và thị trường quốc tế ( trong thị trường khách quốc tế thì công ty cũng phân thành những đoạn nhỏ hơn)
Biến số thu nhập: Thị trường du lịch giá rẻ ,thị trường du lịch cao cấp Premium Travel Biến số số lương: Phân khúc thị trường cá nhân; nhóm nhỏ, hộ gia đình ,
Biến số năng lực đáp ứng: Thị trường du lịch trọn gói, thị trường không trọn gói…
*Lựa chọn thị trường mục tiêu: Sau khi tiến hành các bước phân khúc thị trường
Saigontourist đã chọn thị trường mục tiêu là những khách hàng
-Từ 18 tuổi trở lên
-Có mức thu nhập thấp nhất là 5 triệu/ 1 tháng
- Nghề nghiệp tự do
Trang 10-Có mong muốn được khám phá học hỏi những điều mới lạ
-Thích các sản phẩm du lịch giá rẻ nhưng chất lượng tốt
2.2.2 Thực trạng tình hình phân tích môi trường cạnh tranh của công ty
*Sức ép từ khách hàng
Khách du lịch thường có xu hướng lựa chọn những công ty du lịch có mức giá thấp hay
có nhiều ưu đãi lúc này sự quyết định hoàn toàn phụ thuộc vào khách hàng thì sức mạnh đàm phán, trả giá của họ sẽ rất lớn, khách hàng có thể thao túng và ép giá sản phẩm dịch
vụ của công ty
Ngoài ra, Khi các sản phẩm,dịch vụ du lịch không có tính khác biệt và thì khách hàng
dễ mua sản phẩm, dịch vụ từ các công ty khác Điều này đẩy những danh nghiệp kinh doanh du lịch vào tình thế cạnh tranh để giành khách hàng, thị trường và dẫn tới những cuộc chiến về giá
*Sức ép của nhà cung ứng
Nhà cung ứng chính của công ty là các nhà kinh doanh khách sạn, nhà hàng, vận chuyển,
điểm du lịch… Khi phân tích nhà cung ứng cần liệt kê các nhà cung ứng theo thứ tự quan trọng đối với sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp, trong mỗi chủng loại dịch vụ lại liệt kê cụ thể từng nhà cung ứng với các tiêu chí chất lượng dịch vụ, hàng hóa, giá cả,
độ tin cậy, mối quan hệ, quyền mặc cả cao hay thấp.Vì thế công ty chịu sức ép lớn về nhà cung cấp Du lịch mạo hiểm đòi hỏi tính an toàn là chủ yếu, cho nên các dụng cụ du lịch kèm theo phải tốt, chất lượng cao Do đó, giá cả cũng tương đối cao Tuy chịu sức
ép lớn về nhà cung cấp nhưng bởi công ty Saigontourist là công ty lữ hành dẫn đầu ở
VN nên công ty có thể dễ dàng đàm phán với nhà cung cấp dụng cụ du lịch.Đây là lợi
thế của lĩnh vực mới mà công ty mới hoạt động
*Đối thủ cạnh tranh
Hoạt động du lịch vốn bị cạnh tranh khá gay gắt bởi nhiều đối thủ trong và ngoài nước
Tuy nhiên, Saigontourist vẫn đạt được mức tăng trưởng cao dù rằng không phải phần lớn doanh thu là từ lĩnh vực du lịch và khách sạn Các doanh nghiệp du lịch cạnh tranh nhau về sản phẩm du lích, chất lượng như thế nào? Chương trình tour hấp dẫn hay không? Giá cả như thế nào để có thể thu hút sự quan tâm của khách hàng? Và các chương trình khuyến mãi, hậu mãi của doanh nghiệp dành cho khách hàng hấp dẫn đến mức độ nào? Mục tiêu của Saigontourist trong quá trình cạnh tranh lành mạnh với các đối thủ thể hiện ở hai điểm: thứ nhất, phải thắng trên sân nhà; thứ hai, thương hiệu Saigontourist xuất hiện và được khẳng định tại các nước trong khu vực và thế giới trên nền tảng công
nghệ Việt Nam, công nghệ Saigontourist
*Nguy cơ xuất hiện đối thủ cạnh tranh mới
Trong tình hình du lịch phát triển như hiện nay,càng ngày nhu cầu du lịch của khách
hàng càng cao.Điều đó đ ồng nghĩa với việc càng ngày càng có nhiều công ty du lịch lữ hành xuất hiện làm tăng sức canh tranh trên thị trường.Vì vậy,việc xây dựng được một