1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tiểu luận, đề tài những yếu tố luật sư cần lưu ý khi tư vấn lựa chọn loại hình doanh nghiệp cho khách hàng

12 150 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 212,92 KB

Nội dung

Thành lập doanh nghiệp là một bước tiến quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh và việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào để thành lập lại càng quan trọng hơn. Khi bạn chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với khả năng và điều kiện của mình thì việc làm ăn, kinh doanh sẽ gặp nhiều thuận lợi. Ngược lại, nếu bạn chọn loại hình doanh nghiệp không phù hợp thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi vận hành, thậm chí dẫn đến phá sản trong thời gian ngắn hoạt động. Một khi doanh nghiệp đã đi vào hoạt động thì có biết bao là nỗi lo từ nhân sự, nguồn hàng hóa, dây chuyền sản xuất, khả năng cung cầu sản phẩm, cạnh tranh từ nhiều doanh nghiệp khác, lương nhân công và thuế các thứ... Nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp thì nhiều khả năng sẽ khó thoát khỏi quy luật đào thải của xã hội. Bởi mới nói “thương trường như chiến trường” là vậy.Khi có ý định thành lập doanh nghiệp, bạn phải tìm hiểu kỹ lưỡng, tìm nguồn tư vấn đáng tin cậy để được hỗ trợ. Dựa vào hành trang bạn có, nhà tư vấn sẽ hướng dẫn, giải thích rõ những ưu điểm, hạn chế của từng loại hình doanh nghiệp và đưa ra những sự lựa chọn phù hợp, khuyến nghị bạn nên chọn loại hình doanh nghiệp nào sẽ có lợi hơn cho bạn. Có như thế mới tạo được những bước đi vững chắc cho sự nghiệp phát triển doanh nghiệp sau này.

HỌC VIỆN TƯ PHÁP CƠ SỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỀ TÀI: NHỮNG YẾU TỐ LUẬT SƯ CẦN LƯU Ý KHI TƯ VẤN LỰA CHỌN LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP CHO KHÁCH HÀNG Họ và tên: Nguyễn Thanh Long Sinh ngày: 06 tháng 11 năm 1986 SBD: 15 Lớp: Luật sư Khóa: 22 tại: Hậu Giang Hậu Giang, ngày 27 tháng 8 năm 2021 MỤC LỤC LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 I DOANH NGHIỆP 2 1 Khái niệm doanh nghiệp 2 2 Những loại hình doanh nghiệp hiện nay 2 II THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP 2 1 Góc độ kinh tế 2 2 Góc độ pháp lý 2 III NHỮNG YẾU TỐ LUẬT SƯ CẦN LƯU Ý KHI TƯ VẤN LỰA CHỌN LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP CHO KHÁCH HÀNG 3 1 Thông tin, tài liệu khách hàng cung cấp 3 2 Điều kiện thành lập doanh nghiệp 3 3 Ưu điểm và hạn chế của từng loại hình doanh nghiệp 4 4 Các hạn chế của pháp luật 9 IV KẾT LUẬN 9 TÀI LIỆU THAM KHẢO 10 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Thành lập doanh nghiệp là một bước tiến quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh và việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào để thành lập lại càng quan trọng hơn Khi bạn chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với khả năng và điều kiện của mình thì việc làm ăn, kinh doanh sẽ gặp nhiều thuận lợi Ngược lại, nếu bạn chọn loại hình doanh nghiệp không phù hợp thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi vận hành, thậm chí dẫn đến phá sản trong thời gian ngắn hoạt động Một khi doanh nghiệp đã đi vào hoạt động thì có biết bao là nỗi lo từ nhân sự, nguồn hàng hóa, dây chuyền sản xuất, khả năng cung cầu sản phẩm, cạnh tranh từ nhiều doanh nghiệp khác, lương nhân công và thuế các thứ Nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp thì nhiều khả năng sẽ khó thoát khỏi quy luật đào thải của xã hội Bởi mới nói “thương trường như chiến trường” là vậy Khi có ý định thành lập doanh nghiệp, bạn phải tìm hiểu kỹ lưỡng, tìm nguồn tư vấn đáng tin cậy để được hỗ trợ Dựa vào hành trang bạn có, nhà tư vấn sẽ hướng dẫn, giải thích rõ những ưu điểm, hạn chế của từng loại hình doanh nghiệp và đưa ra những sự lựa chọn phù hợp, khuyến nghị bạn nên chọn loại hình doanh nghiệp nào sẽ có lợi hơn cho bạn Có như thế mới tạo được những bước đi vững chắc cho sự nghiệp phát triển doanh nghiệp sau này 3 I DOANH NGHIỆP 1 Khái niệm doanh nghiệp Theo khoản 10, Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh 2 Những loại hình doanh nghiệp hiện nay Luật Doanh nghiệp 2020 quy định những loại hình doanh nghiệp sau: - Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên - Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên - Công ty cổ phần - Công ty hợp danh - Doanh nghiệp tư nhân Mỗi loại hình doanh nghiệp có đặc trưng riêng, cơ cấu tổ chức và hoạt động riêng đảm bảo theo quy định của pháp luật II THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP 1 Góc độ kinh tế Thành lập doanh nghiệp là việc chuẩn bị đầy đủ các điều kiện như vốn, dây chuyền sản xuất, đội ngũ nhân viên, nhà xưởng, thiết bị kỹ thuật… 2 Góc độ pháp lý Thành lập doanh nghiệp là thực hiện các thủ tục pháp lý trên mặt giấy tờ tại các cơ quan có thẩm quyền Loại hình doanh nghiệp khác nhau thì thủ tục và thời gian giải quyết sẽ khác nhau Thành lập doanh nghiệp là một quyết định mang đến nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với các nhà đầu tư Mỗi loại hình doanh nghiệp có đặc trưng riêng và từ đó tạo nên những hạn chế hay lợi thế của doanh nghiệp Khi lựa chọn loại hình doanh nghiệp khách hàng có thể cân nhắc nhiều yếu tố từ thủ tục thành lập, chi phí thực hiện đến cách thức quản trị doanh nghiệp, khả năng chuyển nhượng và huy động vốn của doanh nghiệp, Thuế thu nhập doanh nghiệp… Bởi lẽ, một khi đã lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào thì đồng nghĩa với việc quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sẽ gắn liền với loại hình doanh nghiệp đó III NHỮNG YẾU TỐ LUẬT SƯ CẦN LƯU Ý KHI TƯ VẤN LỰA CHỌN LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP CHO KHÁCH HÀNG 1 Thông tin, tài liệu khách hàng cung cấp Mỗi khách hàng sẽ cung cấp cho Luật sư những thông tin, tài liệu liên quan tới dự định thành lập doanh nghiệp của mình Thông qua các tài liệu, thông tin đó, Luật sư sẽ hiểu được nguyện vọng, mong muốn, mục đích của khách hàng với doanh nghiệp của mình Luật sư cần trao đổi với khách hàng một cách kỹ lưỡng để hiểu rõ về nguyện vọng, năng lực, điều kiện của khách hàng Đây là nguồn dữ liệu quan trọng để phân tích, tư vấn cho khách hàng về việc lựa chọn một loại hình doanh nghiệp cụ thể 2 Điều kiện thành lập doanh nghiệp Trên thực tế, không phải khách hàng nào tại thời điểm thành lập doanh nghiệp cũng có thể đáp ứng được hết các điều kiện mà pháp luật đặt ra với loại hình doanh nghiệp mà mình dự định thành lập Do đó, Luật sư có thể tư vấn cho khách hàng các phương án thay thế hoặc các giải pháp để đáp ứng được các điều kiện mà pháp luật yêu cầu - Quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp: Quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp là quyền của cá nhân, tổ chức được Nhà nước bảo hộ và ghi nhận tại khoản 1 Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020 xác định các đối tượng thành lập doanh nghiệp bằng phương pháp loại trừ Theo đó, trừ các đối tượng quy định tại khoản 2, Điều này thì các đối tượng còn lại được quyền thành lập doanh nghiệp và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam Luật sư cần trao đổi để khách hàng nắm rõ các đối tượng thuộc diện không được thành lập, quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam - Người đại diện pháp luật của doanh nghiệp Những chức danh nào có thể làm được người đại diện pháp luật và điều kiện như thế nào thì Luật sư cũng cần phải tư vấn cho khách hàng biết - Quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp Theo khoản 3, Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp sau đây: a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; b) Đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng Tuy nhiên, tùy theo loại hình doanh nghiệp mà khi chuyển nhượng phần vốn góp, chuyển nhượng cổ phần sẽ chịu thuế suất khác nhau theo quy định Chẳng hạn, đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh khi chuyển nhượng phần vốn góp sẽ chịu thuế suất là 20%, còn đối với công ty cổ phần khi chuyển nhượng chứng khoán thì sẽ chịu mức thuế suất 0,1% trên giá bán chứng khoán từng lần - Tên doanh nghiệp Luật sư cần tư vấn cho khách hàng về cách đặt tên doanh nghiệp quy định tại Điều 37 đến Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2020 - Trụ sở chính Luật sư cần biết dự định của khách hàng đặt trụ sở chính của doanh nghiệp ở đâu, thông qua đó tư vấn những nơi phù hợp để đặt trụ sở đối với loại hình doanh nghiệp của khách hàng Đồng thời, nhắc nhở khách hàng những quy định về những địa điểm công ty không được phép đặt như tại khu tập thể và nhà chung cư để tránh vi phạm pháp Luật về nhà ở - Vốn Vốn điều lệ cũng là một điểm cần lưu ý khi thành lập doanh nghiệp, trên thực tế thì luật không quy định cụ thể doanh nghiệp phải đặt mức vốn điều lệ tối thiểu là bao nhiêu (trừ một vài ngành nghề nhất định yêu cầu vốn điều lệ) Do đó, doanh nghiệp có quyền tự do lựa chọn mức vốn điều lệ phù hợp với tình hình hoạt động thực tế của công ty Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng mức vốn điều lệ sẽ quyết định thuế môn bài hàng năm của công ty phải đóng, do vậy bạn cần phải lưu ý về mức vốn khi thành lập công ty - Ngành, nghề kinh doanh Một lưu ý khi thành lập doanh nghiệp nữa đó là cần phải xác định rõ ngành nghề mà doanh nghiệp mình sẽ kinh doanh, hoạt động Luật quy định doanh nghiệp được phép kinh doanh những ngành nghề luật không cấm 3 Ưu điểm và hạn chế của từng loại hình doanh nghiệp Mỗi loại hình doanh nghiệp có những ưu điểm và hạn chế khác nhau Các cá nhân, tổ chức khi thành lập doanh nghiệp cần phải nắm được các ưu điểm và hạn chế này để có thể tận dụng được các ưu điểm của mỗi loại hình doanh nghiệp, đồng thời nắm được những hạn chế và giảm thiểu các tác động của những hạn chế đó trong quá trình thành lập và điều hành doanh nghiệp Mỗi loại hình doanh nghiệp có những ưu điểm và hạn chế chính như sau: Doanh nghiệp tư nhân: Điều 188 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định: Doanh nghiệp tư nhân là doanh nhiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân Chủ Doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần Theo đó doanh nghiệp tư nhân có những ưu điểm, hạn chế sau đây: - Ưu điểm: + Do là chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp nên doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp + Chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng và giúp cho doanh nghiệp ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác - Hạn chế: + Nếu chế độ sở hữu và chịu trách nhiệm như phân tích ở bên trên được coi là một ưu điểm của doanh nghiệp tư nhân thì nó cũng là một hạn chế rất lớn của loại hình doanh nghiệp này Việc không có sự tách bạch về tài sản giữa chủ doanh nghiệp và doanh nghiệp dẫn đến khi có rủi ro xảy ra, chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình và của cả doanh nghiệp tư nhân chứ không chỉ giới hạn trong phạm vi số vốn góp vào doanh nghiệp như ở loại hình công ty trách nhiêm hữu hạn hoặc công ty cổ phần + Không có tư cách pháp nhân Điều này cũng là một nhược điểm khá lớn Bởi không phải nghiễm nhiên mà pháp luật lại trao tư cách pháp nhân cho một tổ chức để hoạt động trên thực tế Tư cách pháp nhân sẽ giúp cho doanh nghiệp tạo lòng tin trước khách hàng khi giao dịch bởi nó có sự tách bạch về tài sản và khả năng chịu trách nhiệm cao hơn khi có rủi ro xảy ra + Về cách thức huy động vốn: Nếu như công ty Cổ phần có quyền phát hành cả cổ phiếu, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty, công ty trách nhiệm hữu hạn có quyền phát hành trái phiếu để huy động vốn thì doanh nghiệp tư nhân lại không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào Chính quy định này đã hạn chế đi khả năng tài chính để mở rộng phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân khi khả năng đầu tư của chủ doanh nghiệp là có hạn Công ty trách nhiệm hữu hạn Luật Doanh nghiệp 2020 quy định hai hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn với các đặc trưng pháp lý nhất định Trên cơ sở các đặc trưng pháp lý của mỗi loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, Luật sư đối chiếu với dự định thành lập doanh nghiệp và các điều kiện của khách hàng để tư vấn cho khách hàng lựa chọn loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn phù hợp Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Điều 74 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty Theo đó công ty trách nhiệm hữu hạn có những ưu điểm, hạn chế sau đây: - Ưu điểm: + Có cơ cấu tổ chức quản lý công ty tinh gọn, hiệu quả, chủ sở hữu có quyền quyết định cao nhất + Có tư cách pháp nhân + Chủ sở hữu công ty có thể là cá nhân, tổ chức + Chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi góp vốn - Hạn chế: + Chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng 1 phần hoặc toàn bộ số vốn cho người khác + Không được phát hành cổ phần, chỉ được phát hành trái phiếu Khả năng huy động vốn từ công chúng bằng hình thức đầu tư trực tiếp không có Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên Điều 46 Luật Doanh Nhiệp năm 2020 quy định Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 47 của Luật này Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 51, 52 và 53 của Luật này Theo đó công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có những ưu điểm, hạn chế sau đây: - Ưu điểm: + Nhiều thành viên cùng tham gia góp vốn, cùng kinh doanh + Có tư cách pháp nhân + Chịu trách nhiệm hữu hạn về tài sản theo tỷ lệ vốn góp + Thành viên công ty muốn chuyển nhượng vốn thì quyền ưu tiên mua sẽ dành cho các thành viên còn lại trong công ty Trong thời hạn 30 ngày nếu không có thành viên nào trong công ty mua thì thành viên đó mới có quyền chuyển nhượng cho cá nhân hoặc tổ chức khác Đây là quyền lợi rất lớn dành cho các thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn vì sẽ hạn chế tối đa khả năng thâu tóm công ty của các cá nhân, tổ chức bên ngoài - Hạn chế: + Không được phát hành cổ phần, được phát hành trái phiếu + Khả năng huy động vốn từ công chúng bằng hình thức đầu tư trực tiếp không có Công ty cổ phần Điều 111 Luật Doanh Nghiệp năm 2020 quy định Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa; Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này Theo đó công ty cổ phần có những ưu điểm, hạn chế sau đây: - Ưu điểm: + Nhiều thành viên cùng tham gia góp vốn, cùng kinh doanh + Có tư cách pháp nhân + Chịu trách nhiệm hữu hạn về tài sản theo tỷ lệ góp vốn + Các cổ đông sáng lập có thể mất quyền kiểm soát công ty + Có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty để huy động vốn - Hạn chế: + Việc quản lý điều hành phức tạp do số lượng cổ đông không hạn chế; có nhiều người không quen biết nhau; có thể có sự phân hoá thành nhiều nhóm đối kháng lợi ích + Khả năng bảo mật trong kinh doanh và tình hình tài chính của công ty bị hạn chế do phải công khai báo cáo với các cổ đông + Quyền của những người điều hành (tổng giám đốc, giám đốc, ) trong công ty cổ phần bị hạn chế trong một số trường hợp phải được sự thông qua của Hội đồng cổ đông Công ty hợp danh Điều 177 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó: Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn; Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty Theo đó công ty hợp danh có những ưu điểm, hạn chế sau đây: - Ưu điểm: + Nhiều thành viên cùng tham gia góp vốn, cùng kinh doanh + Các thành viên hợp danh có thể hoạt động nhân danh công ty + Công ty hoạt động dựa trên uy tín của các thành viên + Có tư cách pháp nhân + Trong quá trình hoạt động, công ty hợp danh có thể tăng vốn điều lệ bằng cách tăng vốn góp của các thành viên hoặc kết nạp thêm các thành viên mới vào công ty theo quy định của pháp luật hoặc Điều lệ của công ty - Hạn chế: + Các thành viên hợp danh có nghĩa vụ liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải số nợ của công ty + Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào Sau khi tư vấn cụ thể cho khách hàng các ưu điểm, hạn chế nêu trên của từng loại hình doanh nghiệp, Luật sư có thể tư vấn những vấn đề liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp về sau như: + Uy tín doanh nghiệp do chế độ chịu trách nhiệm của mỗi loại hình; + Khả năng huy động vốn; + Rủi ro đầu tư; + Tính phức tạp và các chi phí thành lập doanh nghiệp; + Tổ chức quản lý doanh nghiệp; + Khả năng chi phối tới hoạt động của doanh nghiệp của những người tham gia doanh nghiệp; + Tính đơn giản trong việc tổ chức quản lý nội bộ doanh nghiệp; +Khả năng huy động vốn để mở rộng quy mô kinh doanh; + Sự thuận lợi trong việc chuyển nhượng vốn đầu tư; + Chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với từng loại hình doanh nghiệp 4 Các hạn chế của pháp luật Trong một số trường hợp và đối với một số ngành, nghề cụ thể, pháp luật đặt ra các hạn chế nhất định về loại hình doanh nghiệp Ví dụ, khoản 2 Điều 71 Luật Chứng khoán năm 2019 quy định: “Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp” Luật sư cần lưu ý cho khách hàng về những hạn chế này theo quy định của pháp luật Bên cạnh việc tư vấn cho khách hàng về những vấn đề nêu trên, Luật sư cần đưa ra ý kiến khuyến nghị về việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất với nguyện vọng, điều kiện và dự định kinh doanh của khách hàng IV KẾT LUẬN Thành lập doanh nghiệp không phải là điều đơn giản Bởi nếu không có sự chuẩn bị kỹ trước khi thành lập thì bạn sẽ gặp phải không ít khó khăn trong quá trình hoạt động sau này Khách hàng cần căn cứ vào nhu cầu, khả năng của mình để lựa chọn loại hình đăng ký doanh nghiệp cho phù hợp, tránh rủi ro có thể xảy ra Mỗi loại hình doanh nghiệp có đặc trưng riêng và từ đó tạo nên những hạn chế hay lợi thế của doanh nghiệp Nếu không có kiến thức về đầy đủ về doanh nghiệp thì sẽ rất khó khăn cho việc vận hành doanh nghiệp sau này Khi lựa chọn loại hình doanh nghiệp khách hàng có thể cân nhắc nhiều yếu tố từ thủ tục thành lập, chi phí thực hiện đến cách thức quản trị doanh nghiệp, khả năng chuyển nhượng và huy động vốn của doanh nghiệp, Thuế thu nhập doanh nghiệp… Bởi lẽ, một khi đã lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào thì đồng nghĩa với việc quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sẽ gắn liền với loại hình doanh nghiệp đó TÀI LIỆU THAM KHẢO - Luật Nhà ở 2014 - Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 - Luật Chứng khoán 2019 - Luật Quản lý thuế 2019 - Luật Doanh nghiệp 2020 - Nghị định số 22/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 139/2016/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ quy định về lệ phí môn bài - Nghị định số 153/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 Quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế - Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2021 về đăng ký doanh nghiệp - Nghị định số 47/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2021 quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp - Thông tư số 77/2020/TT-BTC ngày 14 tháng 8 năm 2020 hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 81/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp - Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16 tháng 3 năm 2021 hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp - Học viện tư pháp, Giáo trình Kỹ năng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp (phần chuyên sâu), Nhà xuất bản Tư pháp ... loại hình doanh nghiệp III NHỮNG YẾU TỐ LUẬT SƯ CẦN LƯU Ý KHI TƯ VẤN LỰA CHỌN LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP CHO KHÁCH HÀNG Thông tin, tài liệu khách hàng cung cấp Mỗi khách hàng cung cấp cho Luật sư. .. pháp lý III NHỮNG YẾU TỐ LUẬT SƯ CẦN LƯU Ý KHI TƯ VẤN LỰA CHỌN LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP CHO KHÁCH HÀNG Thông tin, tài liệu khách hàng cung cấp Điều kiện thành lập doanh nghiệp. .. Tên doanh nghiệp Luật sư cần tư vấn cho khách hàng cách đặt tên doanh nghiệp quy định Điều 37 đến Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2020 - Trụ sở Luật sư cần biết dự định khách hàng đặt trụ sở doanh nghiệp

Ngày đăng: 23/10/2021, 20:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w