1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hát đúm trong đời sống văn hóa của người dân đào hà nam, quảng yên, quảng ninh

133 57 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 133
Dung lượng 3,01 MB

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệunêu trong luận văn là trung thực Những kết luận khoa học trong luận văn chưacông bố trong các công trình khác Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Tác giả luận văn

Lê Thị Ninh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới cô giáo hướng dẫn là TS Dương NguyệtVân đã tận tình hướng dẫn, tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình thực

hiện luận văn.

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Ngữ Văn, bộ môn Vănhọc Việt Nam, cán bộ khoa Sau đại học trường Đại học Sư phạm Thái Nguyênđã tạo điều kiện cho em trong quá trình học tập.

Tôi xin được cảm ơn sự giúp đỡ và ủng hộ của gia đình, bạn bè, đồngnghiệp đã động viên để tôi có thể hoàn thành luận văn.

Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế, em rất mongnhận được ý kiến đóng góp, nhận xét của các thầy cô và bạn bè để tôi có thểhoàn thiện luận văn.

Thái Nguyên, ngày 15 tháng 07 năm 2021

Tác giả luận văn

Lê Thị Ninh

Trang 5

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 8

5 Phương pháp nghiên cứu 8

6 Đóng góp của luận văn 9

7 Cấu trúc của đề tài 10

1.1.3 Đặc điểm văn hóa, xã hội 14

1.2 Hát Đúm ở Hà Nam, Quảng Yên, Quảng Ninh 17

1.2.1 Hát Đúm - một loại hình dân ca đặc sắc ở Hà Nam, Quảng Yên, QuảngNinh 17

1.2.2 Nguồn gốc hình thành và phát triển 18

1.2.3 Phân loại hát Đúm 22

1.3 Thực trạng và biện pháp bảo tồn hát Đúm ở Hà Nam, Quảng Yên, Quảng Ninh 23

1.3.1 Thực trạng hát Đúm ở Hà Nam, Quảng Yên, Quảng Ninh 23

1.3.2 Biện pháp bảo tồn hát Đúm ở Hà Nam, Quảng Yên, Quảng Ninh 26

1.3.2.1 Đối với đời sống sinh hoạt cộng đồng 26

1.3.2.2 Đối với môi trường giáo dục 29

Tiểu kết 31

Trang 6

Chương 2 NỘI DUNG HÁT ĐÚM CỦA NGƯỜI DÂN ĐẢO HÀ NAM,

QUẢNG YÊN, QUẢNG NINH TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA 32

2.1 Hát Đúm phản ánh phong tục hôn nhân của người dân Hà Nam, QuảngYên, Quảng Ninh 32

2.1.1 Phong tục xem ngày kén giờ 32

2.1.2 Phong tục thách cưới 34

2.1.3 Phong tục hát sắm 37

2.2 Hát Đúm phản ánh cuộc sống lao động sản xuất của người dân Hà Nam, Quảng Yên, Quảng Ninh 38

2.2.1 Cuộc sống lao động sản xuất nông nghiệp 38

2.2.2 Cuộc sống lao động sản xuất ngư nghiệp 40

2.3 Hát Đúm phản ánh văn hóa ứng xử của người dân Hà Nam, Quảng Yên, Quảng Ninh 43

2.3.1 Ứng xử trong mối quan hệ cộng đồng 43

2.3.2 Ứng xử trong mối quan hệ gia đình 49

2.4 Hát Đúm phản ánh đời sống tình cảm của người dân Hà Nam, Quảng Yên,Quảng Ninh 52

2.4.1 Tình yêu quê hương đất nước 52

2.4.2 Tình yêu đôi lứa 54

3.1.1.1 Ngôn ngữ xưng hô 68

3.1.1.2 Ngôn ngữ mang dấu ấn địa phương 70

Trang 7

3.1.3.1 Không gian nghệ thuật 76

3.1.3.2 Thời gian nghệ thuật 78

3.2 Nghệ thuật diễn xướng 82

3.2.1 Không gian diễn xướng 82

3.2.1.1 Không gian lễ hội 84

3.2.1.2 Không gian lao động sản xuất 86

3.2.2 Thời gian diễn xướng 87

3.2.3 Người tham gia diễn xướng 88

Trang 8

MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

1.1 Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc, mỗi dân tộc sinh sống ở nhữngvùng miền khác nhau nhưng đều có mối quan hệ rất gần gũi, gắn bó trong suốtchiều dài lịch sử Ở đó, mỗi dân tộc mang một dấu ấn văn hóa riêng, đặc biệttrong đó là dấu ấn đậm nét của nền văn học, văn hóa dân gian với sức sống lâubền qua hàng thế kỉ làm nên một nước Việt Nam đa dạng bản sắc dân tộc Đó lànhững làn điệu Quan họ đắm say lòng người, là hồn cốt của văn hóa xứ KinhBắc nghìn năm văn hiến; là những câu hát Ví dặm gắn kết tình cảm trọng tìnhtrọng nghĩa của vùng đất xứ Nghệ… Trong kho tàng sinh hoạt văn hóa tinhthần đó, phải kể đến làn điệu hát Đúm của người dân đảo Hà Nam, vừa phảnánh tư tưởng, tình cảm, vừa là lối sống, tập tục của con người nơi đây Vì vậy,tìm hiểu về hát Đúm cũng là cách để hiểu sâu hơn đời sống văn hóa tinh thầncủa người dân nơi cửa biển Bạch Đằng.

1.2 Đảo Hà Nam - thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh là một vùng đất có đời sốngvăn hóa vô cùng độc đáo và đa dạng Từ khi hình thành từ việc quai đê lấnbiển, Hà Nam luôn giữ gìn và bảo tồn được hệ thống các nghi lễ, phong tục, lễhội đặc trưng của người dân vùng đảo gắn với sinh hoạt văn hóa dân gian độcđáo Trong mỗi dịp lễ hội, không thể không nói đến những câu hát Đúm Đó lànhững câu hát đối đáp giao lưu trong lễ hội, trong lao động sản xuất, tạo nênđời sống tinh thần phong phú vừa mộc mạc, chân thành vừa nền nã.

Hát Đúm là một hình thức sinh hoạt tinh thần độc đáo của người dân đảoHà Nam với những lời ca mang âm hưởng ca dao Trải qua thời gian, dấu ấnvăn hóa địa phương đã đi vào lời ca tiếng hát tạo nên những câu hát Đúm mangâm hưởng, lối sống, sinh hoạt của con người vùng biển Thông qua lời ca tiếnghát mà bộc lộ tâm tư, tình cảm, những ước nguyện chân thành, đáng mến củacộng đồng.

Trang 9

1.3 Sự phát triển của xã hội hiện nay khiến cho việc du nhập và hình thànhnhiều loại hình sinh hoạt văn hóa văn nghệ, các hình thức giải trí mới làm chohát Đúm đang dần bị mai một Các hình thức sinh hoạt dân gian khó có điềukiện, không gian để phổ biến sinh hoạt trong cộng đồng Hơn nữa, một bộ phậngiới trẻ không còn hào hứng với những hình thức sinh hoạt văn hóa cổ truyền,trong khi đó những nghệ nhân hát được các làn điệu hát Đúm còn lại khôngnhiều.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kỉ nguyên công nghệ số và nhu cầungày càng cao trong việc giao lưu, học hỏi, tiếp thu và hội nhập với các nền vănhóa mới, vấn đề lưu giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa của dân tộc ngày càng đượcquan tâm Và làm thế nào để có thể vừa tiếp thu cái mới, vừa có thể giữ vữngđược những giá trị truyền thống của dân tộc là một trong những vấn đề đượcĐảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm Bởi lẽ, bản sắc văn hóa truyền thốngchính là “xương sống” cho sự trường tồn của dân tộc.

Vì vậy, lựa chọn tìm hiểu về hát Đúm ở đảo Hà Nam, Quảng Yên, QuảngNinh chúng tôi hi vọng góp một phần nhỏ vào việc lưu giữ, giới thiệu tới ngườidân một loại hình văn nghệ dân gian độc đáo trong đời sống của người dân vùngđảo nơi cửa biển Bạch Đằng.

1.4 Là một giáo viên đang giảng dạy ở trường phổ thông, chúng tôi nhận thấy,vấn đề giảng dạy Văn học địa phương trong chương trình Ngữ văn phổ thông ởcác cấp học còn chưa được quan tâm thỏa đáng Hầu hết, học sinh hiện nay ítquan tâm đến loại hình dân gian truyền thống của địa phương hoặc không cóhứng thú khi nghe diễn xướng dân gian Hơn nữa, bản thân là một người consinh ra và lớn lên ở Hà Nam nên việc tìm hiểu, nghiên cứu về hát Đúm cũng làđể góp phần giữ gìn và bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của quêhương mình Đồng thời, việc nghiên cứu, tìm hiểu về hát Đúm cũng là việc làmthiết thực phục vụ công tác giảng dạy văn học địa phương trong trường phổthông.

Trang 10

Hà Nam, Quảng Yên, Quảng Ninh, chúng tôi có thêm tình yêu, sự hiểu biết về

Trang 11

một loại hình dân gian độc đáo của quê hương; qua đó, thêm yêu và gắn bó hơn

với vùng đất và con người nơi đây Đồng thời, góp phần vào việc “xây dựngnền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.

2 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, chúng tôi đã tập hợp được một sốtài liệu sưu tầm liên quan đến vấn đề nghiên cứu và cũng là nguồn tư liệu chínhcủa luận văn như:

Cuốn Hát Đúm vùng biển Quảng Ninh gồm 2 tập của Nghệ nhân Ngô

Đăng Nhuận (2006 và 2017) là công trình sưu tầm về những câu hát Đúm ởHà Nam.

Cuốn Hát Đúm làng đảo Hà Nam - Thị xã Quảng Yên của Nghệ nhân

Phạm Thị Quyết (2019) cũng đã sưu tầm và giới thiệu tới người đọc những câu

hát Đúm của vùng đất Hà Nam Hát Đúm được ví “như hương sắc hoa đồngnội, nó dịu dàng giản dị mà chân thành Nó như bản chất của người quê mộcmạc, thôn dã Những bài hát thật sự là bản tình ca với quê hương, cuộc sống vàlứa đôi Qua năm tháng đã chắt lọc nên những giọng ca nghệ nhân dân gianđẹp bình dị như những chiếc nón lá, lũy tre xanh, miếng trầu cánh phượngtrong kho tàng văn hóa truyền thống của Việt Nam.” [22; tr.8]

Bên cạnh đó, còn có những công trình nghiên cứu về hát Đúm được xuất

bản thành sách như cuốn Hát Đúm Hải Phòng (1987) của Đinh Tiếp Đây là

một công trình sưu tầm, nghiên cứu về một số loại hình dân ca truyền thống củakhu vực Hải Phòng cũng như khái quát chung về hát Đúm gồm ba vùng: CátHải, Cát Bà và một số làng ven biển; Kiến Thụy, Đồ Sơn và địa bàn huyệnThủy Nguyên, An Hải.

Cuốn Văn hóa văn nghệ dân gian Hải Phòng (2001) của Hội liên hiệp

Văn học nghệ thuật thành phố Hải Phòng đã giới thiệu về hát Đúm ThủyNguyên với lối hát giao duyên tình tứ giữa nam và nữ Ngoài ra, cuốn sách còngiới thiệu hình thức, những nét nổi bật của hát Đúm Thủy Nguyên.

Trang 12

Trong cuốn Tìm hiểu hội mở mặt hội hát Đúm Hải Phòng (2003), tác giả

Giang Thu, Trần Sản, Phạm Thị Huyền đã giới thiệu về hội mở mặt diễn ra từngày mùng 4 đến mùng 10 tháng Giêng âm lịch ở Tổng Phục Lễ hội gắn vớimột phong tục tập quán có từ xa xưa đó là tục che mặt Bên cạnh đó, còn giớithiệu những bài hát Đúm được sưu tầm của người dân Hải Phòng.

Cuốn Hát Đúm Phục Lễ - Thủy Nguyên - Hải Phòng (2006) của hai tác

giả Nguyễn Ngọc Hải và Nguyễn Đỗ Hiệp đã khái quát về hát Đúm ở xã PhụcLễ -Thủy Nguyên, tìm hiểu đặc điểm hát Đúm trên các phương diện: âm nhạc,nhịp điệu, thanh điệu; cũng như vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị của hát ĐúmHải Phòng.

Cuốn Hát Đúm ở Quảng Ninh (2017) của tác giả Phạm Văn Học trình

bày và giới thiệu về một số bài hát Đúm được sưu tầm cùng chân dung một sốnghệ nhân hát Đúm tiêu biểu Tuy nhiên, công trình cũng mới chỉ dừng lại giớithiệu một số nét cơ bản về hát Đúm ở Quảng Ninh nói chung.

Trên Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam, số 1 (2016) tác giả Trịnh HữuAnh viết bài “Hát Đúm của người Thổ ở Việt Nam”, nghiên cứu về hát Đúm ở

một số làng người Thổ ở Thanh Hóa đã khẳng định “Hát đúm ở đây đã vượt rangoài những lời ca bình thường, nó trở thành một thứ “âm nhạc của cuộc đời”,một hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng trong đ ờ i s ốn g c ủa người Thổ ởViệt Nam” [1; tr 82-86].

Tương tự trên Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 316 (2010) tác giả PhạmTrọng Toàn đã có bài viết về “Hát Đúm” đề cập đến hát Đúm ở Trung du, hátĐúm ở xứ Bắc, hát Đúm ở xứ Đông có “nội dung lời ca hát Đúm phong phú,giàu chất thơ, thường dùng cảnh vật thiên nhiên, để ví von trao gửi tâm tình.Hát Đúm chỉ có một làn điệu, âm nhạc mộc mạc, giản dị Người ta phổ nhữngcâu thơ lục bát, song thất lục bát, lục bát biến thể vào làn điệu gần như cố định,có đôi âm (nốt nhạc) khác nhau do thanh điệu ca từ tạo nên” [26; tr.54 -114].

Trang 13

Ngoài ra, nghiên cứu về hát Đúm phải kể tới một số luận án, luận văn.

Trong luận án Hát Đúm của người Việt ở Bắc Bộ (2013), tác giả NguyễnĐỗ Hiệp đã chỉ ra “hát Đúm là một hiện tượng văn hóa Trong đời sống văn hóatinh thần của người Việt, xuất phát từ nhu cầu giao lưu kết bạn, kết tình,nhu cầu chia sẻ tâm tư, tình cảm và thưởng thức thơ ca dân gian truyền thốngcủa cộng đồng mà hiện tượng văn hóa này đã ra đời và phát triển Nó trở nênphổ biến và gần gũi, gắn bó với người dân lao động trong xã hội cổ truyền” [12;

Trên các trang điện tử uy tín cũng có đăng một số bài viết về hát Đúm như:Trang h tt p s: / / v o v wo r l d v n n gày 27/12/2008 với bài viết Hát Đúm ở ThủyNguyên, Hải Phòng, tác giả đã đưa ra những hiểu biết ban đầu về quá trình hìnhthành và phát triển của những câu hát Đúm Theo đó hát Đúm “còn được gọi làhát nói là một loại hình dân ca với những làn điệu đối đáp phổ biến trongnhững dịp hội, hè đầu xuân Đây là loại hình nghệ thuật được hình thành trongquá trình lao động sản xuất, gắn với những lễ hội và mang nét văn hóa độcđáo” [43] Như vậy, có thể thấy, hát Đúm gắn liền với đời sống lao động củangười dân vùng cửa biển.

Trên trang quangyen.vn ngày 11/11/2012 đăng bài viết của Phạm Học

Tôi trăn trở nhiều với các làn điệu hát Đúm Bài viết nói về những trăn trở của

người nghệ sĩ Vùng mỏ Thanh Quyết về một số khó khăn trong việc bảo tồn và

phát triển các làn điệu của văn nghệ dân gian trong đó có hát Đúm “Lòng tôi

Trang 14

đôi của con người Trong những câu hát nhân văn ấy có hình ảnh cha ông tôilàm đồng, làm biển, dân dã mà sâu sắc Ở đó, có hình ảnh chiếc nón lá, luỹ trexanh, mái đình cổ kính thân thuộc của làng quê tôi Ngay từ nhỏ tôi đã yêu vàbiết hát đúm rồi” [38].

Trang h t t p :/ / www ba o q u a n g n i n h c o m .vn ngày 22/3/2013 đăng bài viết

của Đại Dương Hát Đúm ở Hà Nam: “mượn câu hát để bày tỏ các ước vọng vềthời tiết mưa thuận, gió hòa, đề chảo hỏi nhau, mời nước, mời trầu, đố nhau…trai gái mượn câu hát để làm quen, kết bạn” [36].

Cũng trên trang h ttp : / / www bao q u a n g n in h co m .vn ngày 14/4/2013 tác

giả Huỳnh Đăng có đăng bài viết Hát Đúm Hà Nam: lối đối đáp dân gian tìnhtứ đề cập đến nội dung hát Đúm: “bắt nguồn từ những câu nói hằng ngày đượcbiến tấu sao cho có vần, có điệu Lời hát thường được đặt theo thể lục bát haysong thất lục bát Mỗi một lời hát thường bắt đầu và kết thúc bằng một câu đưađẩy “Duyên kết bạn mình ơi” Về giọng điệu “hát Đúm Hà Nam sử dụng giọngthổ, ngọt ngào và trầm ấm” [37].

Bên cạnh đó, còn có một số chương trình truyền hình đã giới thiệu hát

Đúm Hà Nam như chương trình “Làng Việt” (2013) của Đài truyền hình VTV1.

Chương trình đã lựa chọn đảo Hà Nam là địa điểm đầu tiên giới thiệu về nhữngnét văn hóa, làng nghề truyền thống của các vùng quê khác nhau của tỉnhQuảng Ninh Bên cạnh những phần thi gói bánh, đan nông cụ truyền thống,chương trình đã dày công ghi lại những hình ảnh và thước phim về hát Đúm đểgửi tới những người xem truyền hình trên cả nước.

Trong chương trình Vẻ đẹp phụ nữ Á Đông (2018) của Đài truyền hình

VTV3 cũng đã có những thước phim quý giá giới thiệu về hát Đúm - một nétdân ca vùng biển Quảng Ninh tại đảo Hà Nam.

Chương trình Người giữ hồn cho hát Đúm Quảng Yên (2020) của kênh

truyền hình Đài tiếng nói Việt Nam đã giới thiệu về một loại hình sinh hoạt vănhóa tồn tại trong đời sống cộng đồng Chương trình đã khơi gợi sự thích thú

Trang 15

khám phá một nét văn hóa, một hình thức giao duyên độc đáo ở nơi đây gópphần đưa hát Đúm tới gần hơn với người trẻ tự hào và yêu thích hơn những lànđiệu dân ca truyền thống của địa phương và dân tộc.

Qua một số tài liệu sưu tầm, công trình nghiên cứu, luận văn, luận ánchúng tôi đã có được cái nhìn khái quát về hát Đúm, từ nội dung, hình thức đếnsự hình thành các điệu hát Đúm Các công trình này đã trình bày khái quát vềhát Đúm nhưng chưa có sự phân tích, tìm hiểu chi tiết về giá trị của hát Đúmtrong đời sống văn hóa của cư dân vùng đảo Hà Nam, Quảng Yên Vì vậy,

chúng tôi lựa chọn đề tài Hát Đúm trong đời sống văn hóa của người dân đảoHà Nam, Quảng Yên, Quảng Ninh nhằm bổ sung thêm sự hoàn thiện cho vấn

đề lưu giữ, hướng tới bảo tồn và phát triển các làn điệu hát Đúm ở vùng đất HàNam, Quảng Yên, Quảng Ninh.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài của luận văn là Hát Đúm trong đời sống văn hóa của người dânđảo Hà Nam, Quảng Yên, Quảng Ninh Vì vậy, đối tượng nghiên cứu của luận

văn là các câu hát Đúm ở đảo Hà Nam, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi địa bàn nghiên cứu của đề tài là phường Phong Cốc, Phong Hải,Yên Hải trên đảo Hà Nam, Quảng Yên, Quảng Ninh vì những địa bàn này nằmở trung tâm của đảo Hà Nam - nơi còn lưu giữ được những bài hát Đúm.

Phạm vi tư liệu, căn cứ trên các cuốn sưu tầm đã được công bố Đó là

Hát Đúm làng đảo Hà Nam - thị xã Quảng Yên của tác giả Phạm Thị Quyết vàHát Đúm vùng biển Quảng Ninh (tập 1, 2) của tác giả Ngô Đăng Nhuận.

Ngoài ra, chúng tôi đã điền dã, sưu tầm, khảo sát thêm được 08 bài hátĐúm trong đời sống cộng đồng Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tham khảo một sốtài liệu sưu tầm hát Đúm để đối sánh, làm sáng tỏ thêm vấn đề nghiên cứu của đềtài.

Trang 16

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu một số vấn đề chung về tự nhiên, xã hội, đời sống văn hóacủa người dân Hà Nam, Quảng Yên, Quảng Ninh.

- Khảo sát, điền dã, sưu tầm hát Đúm truyền thống của người dân HàNam, Quảng Yên, Quảng Ninh.

- Phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật; giá trị thực tiễn của hát Đúm ởHà Nam, Quảng Yên, Quảng Ninh.

- Bước đầu chỉ ra mối quan hệ giữa hát Đúm với đời sống văn hóa dân gian.

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài chúng tôi sử dụng một số phương pháp sau:

5.1 Phương pháp điền dã, sưu tầm

Chúng tôi sử dụng phương pháp này để ghi chép, thu thập về những câuhát Đúm từ những nghệ nhân, những cụ cao niên để nắm bắt thông tin, phục vụcho đề tài nghiên cứu; từ đó, tiến hành sưu tầm các bài hát Đúm ở đảo Hà Nam,Quảng Yên, Quảng Ninh.

5.2 Phương pháp điều tra khảo sát

Chúng tôi sử dụng phương pháp này để tiến hành khảo sát mức độ phổbiến những làn điệu hát Đúm trong môi trường xã hội, môi trường giáo dục; từđó, bước đầu đánh giá thực trạng hát Đúm hiện nay.

Trang 17

5.3 Phương pháp thống kê, phân loại

Chúng tôi sử dụng phương pháp này để tiến hành thống kê, phân loại vàđưa ra những số liệu cụ thể về hát Đúm ở Hà Nam, Quảng Yên, Quảng Ninh;từ đó, đưa ra những kết luận khách quan về vấn đề nghiên cứu.

5.4 Phương pháp so sánh loại hình

Chúng tôi sử dụng phương pháp này để tìm hiểu đặc điểm về nội dung,nghệ thuật diễn xướng của các bài hát Đúm ở Hà Nam, cũng như sự vận động,biến đổi của loại hình hát Đúm trong không gian và thời gian Bước đầu có sựso sánh hát Đúm ở Hà Nam trong tương quan chung với hát Đúm ở một số địaphương khác; so sánh nghệ thuật diễn xướng của hát Đúm với một số hình thứcdiễn xướng dân gian khác.

5.5 Phương pháp liên ngành

Từ việc vận dụng kiến thức về lịch sử, địa lí, văn hóa, chúng tôi sửdụng phương pháp này để phân tích, đánh giá vấn đề nghiên cứu một cáchtoàn diện hơn Qua đó, khẳng định được giá trị của hát Đúm trong đời sốngvăn hóa cộng đồng.

5.6 Phương pháp phân tích, tổng hợp

Chúng tôi sử dụng phương pháp này để phân tích số liệu khảo sát, sưutầm, điền dã; phân tích nội dung, nghệ thuật để thấy được giá trị của hát ĐúmHà Nam, Quảng Yên, Quảng Ninh Từ đó, tổng hợp và đưa ra những nhậnđịnh, đánh giá về vấn đề nghiên cứu.

6 Đóng góp của luận văn

Đề tài Hát Đúm trong đời sống văn hóa của người dân đảo Hà Nam,Quảng Yên, Quảng Ninh là công trình đem đến cái nhìn tổng quan về lịch sửhình thành, phát triển của hát Đúm Hà Nam trên phương diện văn hóa tinh thần.

- Thống kê và khảo sát một cách có hệ thống các bài hát Đúm ở Hà Nam,Quảng Yên, Quảng Ninh.

- Chỉ ra và phân tích một số nội dung, nghệ thuật diễn xướng trong cáccâu hát Đúm; qua đó, thấy được mối quan hệ giữa văn học, văn hóa với đờisống sinh hoạt tinh thần của người dân Hà Nam, Quảng Yên, Quảng Ninh.

Trang 18

- Góp phần vào công tác bảo tồn và phát huy giá trị của hát Đúm Hà Nam, Quảng Yên, Quảng Ninh.

7 Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung đề tàigồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về đảo Hà Nam và hát Đúm ở Hà Nam, Quảng Yên, Quảng Ninh.

Chương 2: Hát Đúm ở Hà Nam, Quảng Yên, Quảng Ninh nhìn từ phương diện nội dung.

Chương 3: Hát Đúm ở Hà Nam, Quảng Yên, Quảng Ninh nhìn từ phương diện nghệ thuật.

Trang 19

NỘI DUNGChương 1

TỔNG QUAN VỀ ĐẢO HÀ NAM VÀ HÁT ĐÚM Ở HÀ NAM,QUẢNG YÊN, QUẢNG NINH

Hà Nam được biết đến là một trong những vùng đất thuộc thị xã QuảngYên, tỉnh Quảng Ninh Nơi đây gắn với những chiến công lừng lẫy chống giặcngoại xâm của dân nhân ta trên dòng sông Bạch Đằng lịch sử Bên cạnh đó, HàNam còn được biết đến là một vùng đất giàu trị văn hóa dân gian truyền thốngcủa thị xã Quảng Yên.

Điều kiện tự nhiên, đời sống văn hóa cũng như các phong tục tập quánmang đặc trưng của vùng cửa sông Bạch Đằng đã tạo cho nơi đây một nền vănhóa độc đáo và giàu giá trị với những câu hát Đúm trữ tình, đằm thắm Vì vậy,nghiên cứu hát Đúm của người dân đảo Hà Nam, chúng tôi nhận thấy, việc tìmhiểu tổng quan về lịch sử hình thành, điều kiện tự nhiên - xã hội của địaphương là điều cần thiết, bởi đó chính là nền tảng cho sự hình thành những câuhát Đúm cả về nội dung và nghệ thuật.

1.1 Tổng quan về đảo Hà Nam, Quảng Yên, Quảng Ninh

1.1.1 Lịch sử hình thành

Hà Nam là vùng đất thuộc thị xã Quảng Yên nằm ở phía Đông Nam củatỉnh Quảng Ninh Hà Nam xưa là một vùng đất ở vùng cửa sông Bạch Đằng,chủ yếu là đất bãi triều do phù sa sông lắng đọng Xưa kia nơi đây chỉ có mộtsố cư dân sinh sống bằng nghề chài lưới ở khu vực Phong Cốc, Lưu Khê,Quỳnh Biểu Khi các vị Tiên Công từ kinh thành Thăng Long về đây khaikhẩn đất hoang mới hình thành nên đảo Hà Nam.

Qua các nguồn tư liệu còn lưu giữ đến ngày nay như văn bia, đại tự, bia

ở đình Trung Bản (1592); bia Lập thiên trụ bi (1702) ghi chép chi tiết về lịch sử

hình thành đảo Hà Nam Năm 1434, tại vùng đất Kim Thoa (nay phường KimLiên - Hà Nội) có 17 vị Tiên Công gồm Vũ Song, Vũ Hồng Tiệm, Bùi HuyNgoạn, Ngô Bách Đoan, Nguyễn Phúc Cốc, Nguyễn Phúc Thắng, Nguyễn phúcVinh, Lê Khép, Lê Mở, Vũ Tam Tỉnh, Vũ Giai, Nguyễn Nghệ, Nguyễn Thực,

Trang 20

Bách Niên, Phạm Việt, Dương Quang Tín, Dương Quang Tấn đã cùng nhau tìmkiếm vùng đất mới Họ xuôi theo dòng sông Nhị, sông Trì rồi sông Kinh Thầy,Đá Bạc và dừng thuyền ở cửa sông Bạch Đằng Khi nghỉ ngơi, họ phát hiệnra nguồn nước ngọt có thể sinh sống bởi vậy đã quyết định cùng nhau dừngchân và lập nên phường Bồng Lưu (sau gọi là Phong Lưu) Sau này, thêm haivị Tiên Công là Hoàng Lung, Hoàng Linh ( Hoàng Nông, Hoàng Nênh) quêvùng Trà Lũ (Nam Định ngày nay) cùng về đây tạo nên vùng đảo Hà Nam Vềsau, để tưởng nhớ công lao to lớn đó, người dân trên đảo lập miếu thờ cúng và

tôn xưng họ là “Thập cửu Tiên Công” Hiện nay, cách vị trí miếu thờ hơn một

nghìn mét có thể nhìn thấy dấu tích còn sót lại của hồ nước (hay còn gọi là HồMạch) Nơi đây là nơi dự trữ nguồn nước cho người dân trên đảo mỗi khi khíhậu không được thuận hòa.

Hiện nay, các cụ cao niên còn giữ gìn và phổ biến cho con cháu nhữngcâu hát về công lao dựng làng lập ấp, khai tên cho vùng đất Hà Nam xưa kia:

“Kể từ đời Lê Thái TôngMuôn dân tụ hội bệ rồng nguy nga

………Lần theo sông Nhị, sông Trì

Kinh Thầy, Đá Bạc xuống vùng An BangSông Rừng nước giặc gió NamNam biên Đằng hải, Bắc thành Tiên Sơn

Hội phường bàn việc đặt tên

Nhất hô bá ứng lập phường Bồng Lưu”….

[23; tr.34]

Nằm ở trung tâm của đảo Hà Nam chính là phường Phong Cốc, cách thịxã Quảng Yên 5km về hướng Nam và được kết nối với trung tâm thị xã thôngqua cầu sông Chanh Phong Cốc tiếp giáp với phường Yên Hải ở phía Tây,phường Phong Hải và xã Liên Hòa ở phía Đông, xã Cẩm La ở phía Bắc và xãLiên Vị ở phía Nam nên sớm trở thành trung tâm giao lưu buôn bán Nơi đây,trên dòng sông Bạch Đằng đã chứng kiến những chiến công vang dội của cha

Trang 21

ông từ ngàn xưa trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm bảo vệ bờ cõi dântộc Sông Chanh có chiều dài khoảng 15km và chia thị xã Quảng Yên thành haikhu vực Hà Bắc và Hà Nam cùng phát triển kinh tế, đóng góp quan trọng chosự phát triển đời sống của cư dân trên đảo.

Hiện nay, Hà Nam ngày càng phát triển và trú trọng việc giữ gìn và bảotồn các giá trị truyền thống về văn hóa, lịch sử, phong tục tập quán… nhằmphát triển du lịch văn hóa của thị xã Quảng Yên.

1.1.2 Đặc điểm tự nhiên

Địa hình Hà Nam do trước kia là một đượng đất cao được phù sa sônglắng đọng, bởi vậy địa hình nơi đây thấp hơn mực nước biển Phía Đông đếnĐông Nam là cửa sông Chanh hướng ra biển Phía Nam và Tây Nam giáphuyện đảo Cát Hải Phía Bắc đến Đông Bắc giáp với thị xã Quảng Yên PhíaTây giáp bãi đầm Nhà Mạc và phía Tây Bắc giáp với địa phận Thủy Nguyên,Hải Phòng Bao quanh đảo là dòng sông Chanh và cuối cùng đổ ra biển Đông.

Bị chia cắt bởi dòng sông Bạch Đằng lịch sử nên địa hình hai bên bờsông có sự khác nhau rõ rệt Nếu địa hình Hà Bắc chủ yếu là các đồi núi thấpxen kẽ với đồng bằng nhỏ hẹp thì khu vực Hà Nam là đất bãi triều có nền đấtthấp dưới mức triều cường Hằng năm, cư dân Hà Nam chịu nhiều ảnh hưởngcủa bão lũ, triều cường, hạn hán, bởi vậy họ đúc rút được nhiều kinh nghiệmquý báu để trống chọi với thiên tai Ngoài ra, để thích nghi với điều kiện tựnhiên người dân Hà Nam rất thạo nghề sông nước Hầu hết, cư dân sinh sốngbằng nghề đi biển, khai thác thủy sản Họ có thể tham gia vào các ngư trườnglớn như Cô Tô, Bạch Long Vĩ, Cát Bà… Bên cạnh đó, phần bãi bồi ở cửa sông,ven biển chủ yếu là nước mặn được sử dụng để nuôi trồng thủy sản và rừngngập mặn đem lại nguồn lợi lớn cho người dân nơi đây.

Địa hình ở Hà Nam chủ yếu là đất bãi bồi ven sông ven biển, người dânsinh sống và làm ăn chủ yếu dọc bãi bồi nên đã ảnh hưởng trực tiếp đếnphương thức canh tác, lập làng lập xóm Họ cải tạo đất để canh tác và sản xuất

Trang 22

bằng cách khoanh vùng đắp thành bờ rồi dùng nước mưa để “thau chua rửamặn” Cùng với đó, họ sử dụng các loại lá cây có sẵn như lá mắm, lá vẹt để tạođộ mùn cho đất Công việc đòi hỏi sự cần cù, kiên trì và tỉ mỉ đã hình thành chonhững con người nơi đây đức tính chăm chỉ, chịu thương chịu khó Sống vàgắn bó với vùng sông nước nên người dân nơi đây chủ yếu là làm ruộng vàđánh bắt hải sản.

Khí hậu nơi đây có đặc trưng của một vùng ven biển Việt Nam, mùađông thì lạnh giá, khô cằn; mùa hè thì nóng ẩm, mưa nhiều với hai mùa rõ rệtthuận lợi cho cây trồng phát triển Không những vậy còn bổ sung cho nơi đâynguồn nước ngầm phong phú cùng với hồ Yên Lập cung cấp nước cho việc sảnxuất và sinh hoạt của cư dân nơi đây.

1.1.3 Đặc điểm văn hóa, xã hội

Hà Nam là vùng đất giàu giá trị về văn hóa cũng như phong tục, tập

quán, lễ hội Văn hóa theo định nghĩa của UNESCO “là tổng thể phức hợp củanhững đặc tính tinh thần, vật chất, trí tuệ và tình cảm nổi trội giúp xác địnhmột xã hội hoặc nhóm xã hội Nó không chỉ bao gồm nghệ thuật và văn chươngmà còn cả cách thức sống, các quyền cơ bản của con người, các hệ thống giátrị, các truyền thống và đức tin” Văn hóa đã tạo nên dấu ấn riêng của mỗi cộng

đồng dân tộc Ở đó, không có nền văn hóa lớn hay nhỏ mà mỗi nền văn hóa đềunhư dòng suối tươi mát nuôi dưỡng tâm hồn con người thêm yêu và tự hào vềmảnh đất quê hương nơi mình đã sinh ra và lớn lên.

Trong suốt chiều dài lịch sử, người dân Hà Nam nói riêng, thị xã QuảngYên nói chung tự hào vì có dòng sông Bạch Đằng lịch sử - nơi ba lần đánh tanquân xâm lược phương Bắc Đó là trận Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán năm938, vua Lê Đại Hành chiến thắng quân Tống xâm lược năm 981 và trận đạithắng quân Mông Nguyên xâm lược năm 1288 của vị tướng tài ba Trần HưngĐạo Trong hai cuộc kháng chiến trường kì chống lại thực dân Pháp và đế quốcMĩ, nhân dân Hà Nam cũng quyết tâm và hăng say chiến đấu, đóng góp sứcngười sức của cho mục đích chiến đấu cao cả của dân tộc Những lớp thanh

Trang 23

niên “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai” sôi

nổi tham gia vào đoàn tàu Không số, chiến công của người anh hùng NguyễnCông Bao của đoàn 10 đặc công Rừng Sác tiêu hủy kho xăng Nhà Bè… Có thểnói, trong không khí cách mạng chung của cả nước, Hà Nam cũng phát huymạnh mẽ truyền thống yêu nước ngàn đời.

Không chỉ giàu truyền thống cách mạng, Hà Nam còn lưu giữ hơn 200 ditích lịch sử văn hóa, từ đường của các dòng họ được xây dựng từ thế kỉ XV đếnthế kỉ XX Từ đường thờ thủy tổ và các thế tổ có truyền thống hiếu học Nhiềudi tích được xếp hạng cấp quốc gia và các hiện vật như sắc phong, tượng thờ,chuông đồng, câu đối đại tự được viết bằng chữ Hán, chữ Nôm Đó là kho tàngvăn hóa dồi dào và phong phú cho việc nghiên cứu và tìm hiểu về mảnh đất vàcon người nơi đây.

Đảo Hà Nam còn lưu giữ nhiều tập tục tang ma, cưới xin, hội hè và cácphong tục tập quán truyền thống xưa Hằng năm, vào mỗi dịp đầu xuân, ngườidân nơi đây thường ghé thăm các đình, chùa để cầu cho một năm thuận buồmxuôi gió Ngoài ra, các lễ hội diễn ra trong năm tạo nên sự cố kết cộng đồnglàng xã vô cùng bền chặt và gắn bó, họ giúp đỡ nhau trong tất cả mọi công việclớn của gia đình Người dân nơi đây còn luôn chú trọng việc thờ cúng tổ tiêndòng họ, những ngày giỗ lớn con cháu cùng nhau xum họp để tưởng nhớ ông

bà tổ tiên và cũng là dịp để giáo dục con cháu đạo lý “uống nước nhớ nguồn”.

Hà Nam là vùng đất bãi bồi ven sông ven biển có tục thờ thần sông, thầnbiển tại các đền, miếu, nghè Các đình làng nơi đầu sông cửa biển được xem là“cửa ngõ” qua lại của thuyền bè mỗi chuyến ra khơi Một trong những đìnhlàng thờ tự linh thiêng của người dân chính là đình Phong Cốc Nơi đây thờ Tứvị Thánh Nương, thờ thần Long Mã hay Thủy cung Thánh Mẫu… Đặc biệt,vào các ngày lễ mừng thọ cha mẹ từ tuổi tám mươi, con cháu trong gia đìnhtrang trí hình đầu những con Long Mã và được đặt trên kệ thờ một cách trangtrọng từ các loại quả có sẵn ở làng quê.

Trang 24

Tục thờ Tiên Công và lễ hội Tiên Công ở Hà Nam diễn ra vào ngày

mùng 7 tháng Giêng âm lịch Đây được xem là lễ hội “rước người sống” lớn

nhất trong năm của dân làng mỗi dịp tết đến xuân về Miếu Tiên Công đượcngười dân lập ra để tưởng nhớ công lao của các vị Tiên Công nằm ở xã CẩmLa Ngày chính hội từ khắp các ngả đường trên đảo Hà Nam, các đoàn rướctheo dòng họ vừa đi ngay ngắn vừa kèm theo những tiếng trống và tiếng nhạc.Đi đầu là hàng cờ ngũ sắc, theo sau là hai hàng bát bảo với những cô gái trẻtrung nữ tú ăn mặc trang nghiêm với áo tứ thân và mấn đội đầu Đi sau lànhững mâm lễ vật gồm thủ lợn, hoa quả và các loại sản vật đặc trưng của làngquê gồm 7 đến 9 mâm Sau mâm lễ vật là án gian có trưng bày hình con LongMã và những hàng rước chữ thọ, võng đào của cụ thượng Hai bên võng đào làcháu nội cùng các con cháu trong gia đình.

Ngoài ra, người dân nơi đây còn có tục thờ thành hoàng làng như VuaBà, Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (phường Yên Giang)… để bảo vệ,phù trợ cho dân làng tránh những tai ương, bệnh tật.

Bên cạnh các tục lệ, tín ngưỡng, người dân Hà Nam còn tổ chức nhiều lễhội lớn trong năm Ngoài lễ hội Tiên Công, còn diễn ra lễ hội Đình Cốc gắn vớimiếu Cốc tại phường Phong Cốc Lễ hội diễn ra vào tháng Chạp âm lịch, rướcTứ vị Thánh Nương từ miếu Cốc ra Đình Cốc để làm lễ tế, sau đó sẽ rước trởlại miếu thờ.

Lễ hội Xuống Đồng hay còn gọi là Xứng Đồng, xuất phát từ tục làm lễHạ điền và Thượng điền của cư dân Hà Nam diễn ra vào tháng 6 âm lịch Cácbậc tiên thứ chỉ trong làng được lựa chọn từ trước là các cụ ông khỏe mạnh, đứcđộ, gia đình không có tang trở, đủ trai đủ gái để làm lễ tế Một trong những nộidung thu hút đông đảo người dân vào ngày hội đó chính là cuộc “đua thuyềnchải” của nam và nữ Phần thi bơi chải diễn ra trong ba buổi gọi là “bơi yết”,bơi giải hà” và “bơi giã hội” Các đội nam và nữ tham gia đều phải bơi bằng sàovà dầm, tùy theo quy định của mỗi năm Lễ hội thể hiện mong muốn về mộtmùa màng tươi

Trang 25

tốt, bảo vệ đê điều, chống chọi với thiên nhiên và giáo dục cho con cháu tinhthần đoàn kết cộng đồng làng xã của cư dân vùng đảo Hà Nam nói riêng, tính cốkết cộng đồng của cư dân vùng đồng bằng Bắc Bộ nói chung.

Gắn với sông nước, người dân Hà Nam còn hình thành những làng nghềphục vụ cho việc lao động sản xuất và đi biển Đó là làng nghề đóng thuyềntruyền thống Hưng Học (phường Nam Hòa) với những con thuyền bằng nantre, thuyền ván gỗ, thuyền ba vát đòi hỏi yêu cầu kĩ thuật cao và sự cần cù tronglao động Bên cạnh đó, làng nghề đan lưới, đan lờ giúp cho việc đánh cá hiệuquả hơn Ngoài ra, người dân Hà Nam còn có những kiêng kị liên quan đến

việc ra khơi, xuống lưới Trước khi ra biển “đi ra cửa, ra ngõ tránh nhữngngười bị cho là nặng vía, kiêng ăn thịt chó, mèo… Khi dong thuyền ra khơikhông để thuyền khác chạy ngang qua mũi thuyền bởi đó là niềm xui rủi rấtlớn Nếu chẳng may bị thuyền khác chạy ngang thì không ra khơi nữa mà vềnhà sắm lễ cúng lùi lại một vài ngày sau mới ra khơi”… [21; tr.118].

Sự độc đáo, phong phú và đa dạng của đời sống văn hóa, phong tục tậpquán của người dân Hà Nam khiến nơi đây trở thành một vùng đất giàu giá trị.Bản sắc văn hóa truyền thống được giữ gìn và bảo tồn khá nguyên vẹn trong đờisống tinh thần của cư dân Hà Nam Đó quả thật rất đáng tự hào về một địa điểmtham quan du lịch giàu tiềm năng của thị xã Quảng Yên hướng về cội nguồn.

1.2 Hát Đúm ở Hà Nam, Quảng Yên, Quảng Ninh

1.2.1 Hát Đúm - một loại hình dân ca đặc sắc ở Hà Nam, Quảng Yên,Quảng Ninh

Văn học dân gian ở Hà Nam, Quảng Yên khá phong phú và đa dạng Cáctruyền thuyết liên quan đến nhân vật, anh hùng lịch sử vừa là hiện thực lại vừa

có yếu tố kì ảo như: truyền thuyết về Tứ vị Thánh Nương, truyền thuyết về cácvị Tiên Công, Phạm Tử Nghi… Bên cạnh truyện kể, Hà Nam còn có bài vèTrần Hưng Đạo khao quân, tục ngữ đúc kết kinh nghiệm lao động như “Con ơinhớ lấy lời cha/ Cường nam lộng bắc chớ qua sông Rừng” hay “Tiền PhongCốc, thóc Vị Dương”… Riêng ca dao, dân ca là một trong những thể loại trữ

tình cung cấp lời ca, điệu hát làm phong phú đời sống tinh thần cho cư dân

Trang 26

Việt Sức sống của dân ca đã được khẳng định mạnh mẽ cho đến ngày nay, phổbiến qua nhiều thế hệ Ca dao, dân ca là sự kết tinh những giá trị tinh thần quýbáu nuôi dưỡng tâm hồn cho con người trong đó có hát Đúm.

Hát Đúm là một loại hình dân ca đặc sắc tồn tại lâu dài trong đời sốngcủa người dân ở Hà Nam, phản ánh đời sống văn hóa của cộng đồng về phongtục tập quán, kinh nghiệm trong lao động sản xuất Đó còn là những câu hát thểhiện cách ứng xử trong giao tiếp với cộng đồng và gia đình Không những vậy,hát Đúm còn trở thành một loại hình dân ca đối đáp, giao duyên, ướm hỏi trựctiếp nhưng cũng có khi e ấp, kín đáo mà ý nhị về ước mơ trong tình yêu, hạnhphúc lứa đôi Bởi vậy, hát Đúm đã trở thành một hình thức sinh hoạt dân gianmang tính cộng đồng mỗi khi tết đến xuân về Họ trao cho nhau những lời hỏihan, giới thiệu để rồi tùy thuộc vào sự phát triển tâm lí, sự đồng điệu của tâmhồn mà những câu hát ngày càng nâng lên và phát triển Từ những câu hát thămdò, làm quen, đồng cảm đến mến yêu nhau, cùng nhau mong ước về hạnh phúclứa đôi.

Hát Đúm là một trong những thể loại trữ tình dân gian truyền thống củađịa phương, mang những nét đặc sắc về ngôn ngữ, thể thơ, không gian, thờigian nghệ thuật của ca dao, dân ca bình dị mà mộc mạc, dễ nhớ, dễ thuộc Bởivậy, hát Đúm không cầu kì, kiểu cách hay ưa sang trọng mà gần gũi gắn với lời

ăn tiếng nói hằng ngày của người dân lao động Hát Đúm là “một loại hình dânca với những làn điệu đối đáp phổ biến trong những dịp hội, hè đầu xuân” [43]

dễ dàng cất lên trong sinh hoạt cộng đồng, chỉ cần đôi bên thuận tình là có thểcất lên lời ca tiếng hát Cùng với những câu hát dân ca Quan họ của Bắc Ninh,hát Xoan của Phú Thọ, hát Soóng Cọ của người Sán Chỉ… hát Đúm Hà Namcũng góp phần làm phong phú thêm về một loại hình đặc sắc vùng Bắc Bộ.

1.2.2 Nguồn gốc hình thành và phát triển

Hát Đúm là một trong những lối hát đối đáp của những chàng trai côgái Đó là hình thức đối đáp có mặt thường xuyên trong đời sống tinh thần củangười dân Hà Nam xưa nói riêng và ở Quảng Yên nói chung Nó đi sâu vào

Trang 27

tiềm thức con người, không thể tách rời trong các lễ hội sinh hoạt mang tínhcộng đồng Không biết chính xác hát Đúm ở Hà Nam có từ khi nào, chỉ biếthát Đúm đã được các cư dân tiền khởi đưa về từ thuở quai đê lấn biển, khi rờikinh thành Thăng Long về khai hoang lập ấp Trong quá trình lao động, vậtlộn với sóng gió biển khơi, với công việc đầy gian khổ, họ đã dùng những lờiăn tiếng nói hằng ngày biến thành những câu hát để quên đi nhọc nhằn, hăngsay lao động.

Trải qua nhiều biến động thăng trầm của lịch sử, dân ca vùng biển QuảngNinh trong đó có loại hình hát Đúm vẫn được người dân vùng biển giữ gìn, bảotồn giá trị cho đến ngày nay Từ những làng Việt cổ ven biển Quảng Ninh nhưHà Nam (Quảng Yên), Vân Đồn, Vạn Ninh, Móng Cái,… trải qua thời gian đãtrở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu đối với người dân xưa kia, trởthành một nhu cầu thiết yếu trong đời sống Hiện nay, hát Đúm còn được bảotồn ở các làng ven biển ngoài Hà Nam (Quảng Yên) còn có ở các xã thuộcThủy Nguyên, Hải Phòng được cư dân kế thừa và gìn giữ Những lời ca tiếnghát cất lên là biểu hiện cho tình ý thiết tha, chân thành, vương vấn không quên.

Ngăn cách nhau bởi dòng sông Bạch Đằng lịch sử, Quảng Yên và vùngđất Thủy Nguyên (Hải Phòng) có nhiều nét đương đồng về vị trí địa lí Ngườidân trước kia thường xuyên qua lại giúp đỡ nhau trong làm ăn buôn bán, bởivậy những làn điệu hát Đúm có sự tương đồng và khi hát không có nhạc đệm.Chỉ có những người con của địa phương từng đắm mình vào những làn điệu hátĐúm một cách say mê mới thấy được những câu hát rung động về lịch sử, địadanh của quê hương:

“Quê anh là đảo Hà Nam

Nằm bên tả ngạn dòng sông Bạch ĐằngCó ba vị tướng anh hùng

Ba lần nổi sóng vang lừng Đằng Giang.”

[18; tr.42]

Trang 28

Hát Đúm ở Hà Nam mang tính cộng đồng làng xã, thu hút đông đảo tầnglớp tham gia Họ dùng lời hát để tạm quên đi những khó khăn, ràng buộc, tráchnhiệm để hát, để chơi cho thỏa thích nỗi niềm Bởi vậy, hát Đúm hiện nay rấtphong phú với hát chào, hát hỏi, hát gặp, hát họa, hát đố, hát giao duyên…mong được giao lưu kết bạn bốn phương.

Trong những năm đấu tranh cách mạng, thế hệ những chàng trai, cô gáixung phong lên đường nhập ngũ theo tiếng gọi của Tổ quốc, họ tạm gác lạinhững câu hát để lên đường mà không khỏi bịn rịn chia li:

“Giờ này anh bước chân điDặn em chăm dưỡng mẹ già cho anh

Dạy con ngoan ngoãn học hànhDặn em hai chữ thủy chung một lòng”.

[22; tr.216]

Đến ngày trở về, họ lại tần tảo với công việc thức khuya dậy sớm, lênhđênh trên biển kiếm kế sinh nhai Họ say mê với những làn điệu hát Đúm, khơigợi cảm hứng sáng tác đằm thắm đậm chất nhân văn Qua các thời kì, vớinhững biến đổi thăng trầm của lịch sử dân tộc nói chung, vùng đất Hà Nam nóiriêng, hát Đúm Hà Nam vẫn được các nghệ nhân dân gian giữ gìn, lưu truyềntrong tâm khảm như một nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống và các dịp lễhội đầu xuân.

Sự ra đời của Nghị quyết Trung Ương V (khóa VIII) về “xây dựng nềnvăn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” giúp hát Đúm ở Hà Nam

dần được khôi phục trong đời sống văn hóa của người dân nơi đây Trong cácdịp lễ hội lớn như lễ hội Tiên Công, lễ hội Xuống Đồng… bên cạnh phần lễtrang trọng là phần hội đầy náo nhiệt và những làn điệu hát Đúm của bà, củamẹ hay trai gái mong muốn giao lưu kết bạn và tìm gặp lại những người bạn đãtừng quen:

Trang 29

“Tìm em khắp cả Hà NamHưng Học, Hải Yến tìm nàng, nàng ơi

Trải qua nhiều biến động, việc giữ gìn và phát triển hát Đúm cũng cónhiều khởi sắc và được mọi người quan tâm Đặc biệt là sự ra đời của câu lạcbộ hát Đúm do nghệ nhân Phạm Thị Quyết (Thanh Quyết) thành lập với têntuổi của nhiều nghệ nhân như: Ngô Đăng Nhuận, Phạm Thị Hợp, Phạm ThịThành… đã tạo điều kiện cho hát Đúm Hà Nam được gìn giữ cho đến ngày

nay Đúng như nghệ nhân Thanh Quyết từng chia sẻ: “Tôi rất tâm huyết và trăntrở Làng đảo Hà Nam ngày xưa có truyền thống hát Đúm từ thời ông cha ta,giờ cần có người đứng lên khởi xướng, sưu tầm và truyền lại cho các thế hệmai sau Trăn trở vậy nên tôi quyết phải đứng ra thành lập câu lạc bộ hát Đúm,làm cho hát Đúm của làng đảo Hà Nam được bảo tồn và khởi sắc Tôi là ngườiđam mê hát Đúm nên đứng ra thành lập câu lạc bộ này để những người cócùng sở thích có thể tham gia” [42].

Có thể nói, hát Đúm Hà Nam đã có mặt từ rất lâu và bắt nguồn từ đờisống sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân vùng ven biển; phong phú vềhình thức và cũng rất chân thành, mộc mạc, bình dị, tự nhiên Hát Đúm tuykhông làm nóng sân khấu bằng những ánh đèn rực rỡ hay tiếng nhạc rộn rãtưng bừng nhưng khi làn điệu hát Đúm được cất lên nó lại lôi cuốn khán giả

Trang 30

bằng những câu hát chân phương, tình tứ Hát Đúm xứng đáng là “viên ngọclung linh” phản chiếu chân thực đời sống, văn hóa… của con người Xứngđáng là một trong những loại hình giao duyên độc đáo của cư dân Hà Nam nơicửa biển Bạch Đằng.

1.2.3 Phân loại hát Đúm

Hát Đúm là một loại hình dân ca trong đời sống, được dùng nhiều đểgiao lưu, làm quen, bày tỏ tình cảm Cũng như nhiều loại hình dân ca nói chungthuộc ca dao, dân ca khi đi tìm hiểu, các nhà nghiên cứu cũng đã đưa ra một số

cách phân loại khác nhau Trong cuốn “Tục ngữ, ca dao, dân ca” tác giả Vũ

Ngọc Phan đã dựa vào nội dung của các bài hát để phân loại thành ca dao, dânca phản ánh quan hệ giữa con người với thiên nhiên, con người với xã hội,trong đó có tình yêu hôn nhân gia đình, tình yêu nam nữ… Tác giả Nguyễn Thị

Bích Hà trong cuốn giáo trình Văn học dân gian Việt Nam cũng phân loại dựa

vào chức năng sinh hoạt gồm những bài ca nghi lễ, bài ca lao động, bài ca sinhhoạt xã hội lịch sử, những bài ca giao duyên hay những bài ca cho trẻ em, bài casinh hoạt gia đình Đồng thời, tác giả cũng giới thiệu cho người đọc cách phân

loại của nhóm tác giả cuốn Văn học dân gian Việt Nam của Nxb ĐHQGHN

phân chia thành ca dao dân ca phong tục nghi lễ, bài ca lao động và ca dao dânca trữ tình sinh hoạt theo chức năng sinh hoạt của chúng.

Từ những cơ sở phân loại trên, trong quá trình khảo sát, điền dã, nghiêncứu, chúng tôi cũng đề xuất phân chia các bài hát Đúm ở Hà Nam thành nhữngbài ca lao động và bài ca trữ tình sinh hoạt.

Có thể thấy, giống như các loại hình dân gian khác, hát Đúm cũng có sựphân chia đa dạng, phong phú Hát Đúm xứng đáng là một trong những món ăntinh thần không thể thiếu vào mỗi dịp đầu xuân của cư dân Hà Nam, QuảngYên, Quảng Ninh.

Trang 31

1.3 Thực trạng và biện pháp bảo tồn hát Đúm ở Hà Nam, Quảng Yên,Quảng Ninh

1.3.1 Thực trạng hát Đúm ở Hà Nam, Quảng Yên, Quảng Ninh

Tìm hiểu thực trạng của hát Đúm ở Hà Nam, Quảng Yên, chúng tôi đãtiến hành khảo sát thực trạng hát Đúm ở 3 phường là Phong Cốc, Phong Hải vàYên Hải vì những địa bàn này nằm ở trung tâm của đảo Hà Nam Trong quátrình nghiên cứu, chúng tôi tập trung vào các đối tượng gồm học sinh, giáoviên, các nghệ nhân hát Đúm và người dân sinh sống trên địa bàn Thông quacác phiếu khảo sát với các câu hỏi có đáp án lựa chọn cũng như đề xuất một sốbiện pháp để có thể bảo tồn hát Đúm ở Hà Nam Khi tiến hành khảo sát, chúngtôi chọn ngẫu nhiên học sinh ở ba trường trên địa bàn, với tổng số phiếu phát ravà thu vào là 291 phiếu, kết quả cụ thể như sau:

40 Thoảng/Lễhội/Rấtcần/Thích

Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9

Từ biểu đồ trên có thể thấy, số học sinh có biết đến hát Đúm chiếm51,5% trong khi đó có 26,8% các em không biết và 22,3% có nghe qua.

Số học sinh có thể hát những bài hát Đúm chỉ chiếm 1,03% trong khi cótới 98,97% số học sinh không biết hát.

Trang 32

Số học sinh có được nghe hoặc tham gia vào hát Đúm chỉ chiếm tỉ lệ0,68% Số học sinh không nghe hoặc không tham gia chiếm tới 85,9% và mộtsố em thỉnh thoảng có nghe hát Đúm chiếm 13,4%.

Khi khảo sát về các nguồn tiếp cận hát Đúm, số học sinh nghe quatruyền hình chiếm 7,21%, số học sinh nghe qua nghệ nhân diễn xướng là9,96%, một số nguồn khác chiếm 16,5% trong khi đó phần lớn nghe trong dịp lễ hội chiếm 69,0%.

Số học sinh muốn tìm hiểu về hát Đúm chỉ chiếm 43,0% còn 57,0% họcsinh không muốn tìm hiểu.

Khi hỏi về thực trạng dạy hát Đúm hoặc các câu lạc bộ hát Đúm trongtrường học, có tới 86,6% không có và chỉ có 13,4% được giới thiệu qua.

Tuy nhiên, khi được hỏi về ý thức bảo tồn hát Đúm thì tỉ lệ học sinh chorằng cần bảo tồn loại hình dân gian này chiếm tới 61,1% trong khi đó có 39,5%cho rằng không cần phải bảo tồn.

Trong tổng số 291 phiếu, chỉ có 3,09% thích nghe hát Đúm, 0,7% rấtthích nghe, 9,3% không thích và 86,9% có thái độ bình thường khi nghe các bàihát Đúm.

Đánh giá về giá trị của hát Đúm đối với đời sống văn hóa của người dânHà Nam, có 61,5% đồng ý có vai trò quan trọng, 38,5% cho rằng không có vaitrò quan trọng đối với đời sống của cư dân nơi đây.

Để đánh giá được toàn diện thực trạng hát Đúm trong môi trường giáodục, chúng tôi còn thực hiện khảo sát đối với giáo viên của ba trường với 67phiếu, trong đó có 76,2% các thầy cô cho rằng hát Đúm quan trọng và mongmuốn đưa hát Đúm vào giới thiệu và giảng dạy trong nhà trường.

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tiến hành khảo sát đối với 18 thành viên củaCLB hát Đúm và 100% đều cho rằng, hát Đúm có vai trò quan trọng và mongmuốn được truyền dạy các bài hát Đúm cho thế hệ trẻ.

Về phía người dân, chúng tôi khảo sát ngẫu nhiên 100 phiếu và 59,0% sốngười dân có biết đến hình thức hát Đúm và 66,0% cho rằng hát Đúm có vai tròquan trọng trong đời sống.

Trang 33

Từ kết quả khảo sát trên, chúng tôi nhận thấy, hầu hết từ học sinh, giáoviên đến người dân đều có biết và nghe đến tên loại hình diễn xướng dân gianlà hát Đúm vốn vẫn đang tồn tại ở địa phương Tuy nhiên, chỉ một bộ phận nhỏbiết hát và thích nghe hát Đúm, chủ yếu là những người đã lớn tuổi, gắn bó vàlắng nghe những câu hát ngay từ thuở bé Hầu hết, hiện nay chỉ còn được cấtlên bởi các ông, các bà, các mẹ những người lớn tuổi còn say mê và tâm huyếtvới những làn điệu Đúm cổ muốn lưu giữ lại những giá trị văn hóa sinh hoạtcộng đồng của ông cha.

Đối với người trẻ, họ có nghe nói đến nhưng chưa hiểu, dẫn đến chưa cósự yêu thích với loại hình diễn xướng dân gian này, không có mong muốn tìmhiểu, khiến cho những năm gần đây hát Đúm ít hiện diện hơn trong đời sốngsinh hoạt của người dân Hà Nam Điều này cũng ảnh hưởng tới thái độ của họ,một bộ phận không thực sự tập trung trong quá trình khảo sát Tuy nhiên, phầnlớn họ vẫn cho rằng, hát Đúm có vai trò quan trọng và nên bảo tồn hát Đúmtrong đời sống sinh hoạt của địa phương để giữ gìn một nét văn hóa vốn có củaquê hương.

Trong bối cảnh hiện nay, khi nước ta đang ngày càng phát triển, chúng tamở rộng giao lưu, sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước trên thế giới thì việcảnh hưởng và du nhập nền văn hóa ngoại lai là điều tất yếu Đặc biệt, là sự pháttriển mạnh của kỉ nguyên công nghệ số với nền tảng công nghệ hiện đại, ViệtNam có thể kết nối văn hóa với các nước trên thế giới bằng nhiều hình thức tiếpnhận qua âm nhạc, điện ảnh, hội họa, thời trang… nên việc ảnh hưởng và mấtdần đi những nét văn hóa truyền thống là điều không tránh khỏi Hiển nhiên, cóthể thấy rõ sự ảnh hưởng của văn hóa ngoại lai trong đời sống hiện nay thôngqua lời ăn tiếng nói, những lớp từ “lóng”, trong cách ăn mặc, trong thưởng thứcâm nhạc, phim ảnh… của giới trẻ Không những vậy, những phong tục tậpquán, lễ hội văn hóa trong đời sống cộng đồng như hội Ném Còn, hội Gầu Tào,tết Nào Pê Chầu của người Mông ở vùng núi cao Tây Bắc, lễ nhảy lửa của

Trang 34

người Dao, lễ cầu mùa của người Si La, tiếng cồng chiêng trong văn hóa củađồng bào Tây Nguyên… đã bị mai một, mất dần chỗ đứng trong đời sống hoặccó sự “biến dạng” Thậm chí, ngay cả ngôn ngữ mẹ đẻ, nhiều đồng bào dân tộcthiểu số cũng không còn nhớ và sử dụng Đó là điều đáng báo động trong tìnhhình phát triển của đất nước hiện nay Bản sắc văn hóa dân tộc, những sinh hoạtcộng đồng truyền thống bị khước từ ra khỏi đời sống là hồi chuông báo động vềnguy cơ đánh mất đi cội nguồn văn hóa dân tộc, xa rời các giá trị truyền thốnglâu đời của quê hương.

Trong bối cảnh chung đó, hát Đúm cũng không phải là một ngoại lệ Hơnnữa, nhiều nghệ nhân như bà Phạm Thị Quyết, Ngô Đăng Nhuận, Phạm ThịHợp… đều là những nghệ nhân cao tuổi bởi thế cho nên việc tham gia sinh hoạtkhó đầy đủ Nghệ nhân ưu tú hiện nay chỉ còn 3 người nên việc tham gia cáclớp truyền dạy chưa được bài bản và hệ thống.

Cùng với đó, tình hình dịch bệnh đang ngày càng diễn biến phức tạpkhông chỉ trên thế giới mà còn cả trong nước, việc hạn chế, không tập trungđông người và ngừng mọi hoạt động tập thể, lễ hội, các loại hình sinh hoạt dângian khiến cho việc diễn xướng gặp khó khăn.

1.3.2 Biện pháp bảo tồn hát Đúm ở Hà Nam, Quảng Yên, Quảng Ninh

1.3.2.1 Đối với đời sống sinh hoạt cộng đồng

Với sự ảnh hưởng mạnh mẽ và trực tiếp của văn hóa ngoại lai và đờisống hiện đại, hát Đúm mất dần chỗ đứng trong đời sống cộng đồng Vì thế, đểcó thể làm “sống lại” những làn điệu hát Đúm mộc mạc, dân dã, trữ tình, cầnphải có sự quan tâm kịp thời cũng như những chính sách, kế hoạch bảo tồnđúng đắn và cấp thiết để giới thiệu hát Đúm tới cộng đồng Điều đó phù hợp

với nội dung, yêu cầu của Nghị quyết Trung ương V khóa 8 của Đảng về “xâydựng và phát triển một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộctrong thời đại mới”.

Đối với hát Đúm Hà Nam, trước hết cần có một môi trường sinh hoạtvăn hóa lành mạnh, trong sạch, ít bị pha trộn các nét văn hóa ngoại lai Chú

Trang 35

trọng môi trường văn hóa truyền thống như lễ hội để hát Đúm có môi trường,điều kiện đến gần hơn với cộng đồng Chỉ nói riêng về vùng đất Hà Nam, mỗidịp đầu xuân đều tổ chức lễ hội như lễ hội Tiên Công, lễ hội Xuống Đồng…Đó chính là những môi trường sinh hoạt văn hóa vô cùng thuận lợi để hát Đúmđược bảo tồn và phát triển Bởi vậy, năm 2000 nghệ nhân Phạm Thị Quyết đãphối hợp với Phòng Văn hóa Thông tin Quảng Yên tổ chức hát Đúm trongngày hội Tiên Công, thu hút đông đảo quần chúng tham gia Năm 2005, hát

Đúm cũng vinh dự được tham gia vào chương trình “Ngày hội Văn hóa các dântộc tỉnh Quảng Ninh” với sự trình bày của nghệ nhân Ngô Đăng Nhuận và bà

Phạm Thị Hợp đã gây được sự thích thú Cũng chính hát Đúm được tham gia

biểu diễn tại “Ngày hội Văn hóa thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắclần thứ VII” tại Phú Thọ năm 2010 Gần đây, hát Đúm do nghệ nhân Lê XuânTrường, Vũ Thị Nhàn đã đạt giải B trong “Tuần văn hóa, thể thao các dân tộcvùng Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh lần thứ III” Thiết nghĩ, việc chú trọng xây

dựng môi trường văn hóa truyền thống là hướng giải pháp phù hợp để bảo tồncác giá trị hát Đúm trong cộng đồng.

Hát Đúm có thể tồn tại trong đời sống chính bởi công sức, tâm huyết vàtấm lòng say mê với các làn điệu hát cổ của các nghệ nhân Chính vì thế, mộttrong những giải pháp cần chú trọng đó là tôn vinh, hỗ trợ những nghệ nhândân gian để họ có được những điều kiện và môi trường truyền dạy tốt nhất chocác thế hệ sau đam mê với những câu hát Đúm Bởi thế, dù giữa bộn bề lo toancủa cuộc sống nhưng ngọn lửa tình yêu dành cho hát Đúm, cho mảnh đất vàcon người Hà Nam không bao giờ thay đổi, góp phần giữ hồn cho nghệ thuậthát Đúm truyền thống vùng cửa sông Bạch Đằng Ngoài ra, những nghệ nhâncao tuổi cũng cần được quan tâm nhiều hơn cả về vật chất lẫn tinh thần Điềuđó giúp các nghệ nhân tập trung cho việc truyền dạy Bên cạnh đó, tạo điềukiện để các nghệ nhân tham gia diễn xướng hát Đúm, sinh hoạt các câu lạc bộ

hát Đúm Bởi đó là những “báu vật sống”, giữ gìn đời sống văn hóa, văn học

dân tộc.

Trang 36

Hiện nay, việc giữ gìn và bảo tồn các điệu hát cổ còn nhiều khó khăn.Bởi vậy, cần có sự chung tay hỗ trợ của các cấp chính quyền trong việc thốngkê, rà soát, sưu tầm, ghi chép một cách có hệ thống các điệu hát Đúm cổ.Phòng Văn hóa cần có kế hoạch để giữ gìn và bảo tồn được hát Đúm Đồngthời, lên kế hoạch tuyên truyền, đưa hát Đúm phổ biến rộng rãi cho nhân dânđược biết Bởi văn hóa dân gian là sự kết tinh giá trị tinh thần quý báu của ôngcha, thể hiện tình yêu, niềm tự hào về quê hương đất nước:

“Quê anh là đảo Hà Nam

Nằm bên tả ngạn dòng sông Bạch ĐằngCó ba vị tướng anh hùng

Ba lần nổi sóng vang lừng Đằng GiangMột là võ tướng Ngô Quyền

Đánh quân Nam Hán không đường thoát luiHai là thập đạo Lê Hoàn

Đánh lũ giặc Tống tan thành thảm thươngBa là Hưng Đạo Đại Vương

Đánh tan lũ giặc Nguyên Mông bao lần ”

[18; tr.43]

Những lời ca về tinh thần lạc quan, lòng ngay thẳng, về đạo lí lẽ ứng xửcủa con người với con người đã bồi đắp tâm hồn cho thế hệ trẻ về tình yêu quêhương, về nguồn gốc, về lịch sử hình thành, về những nét đẹp trong văn hóatinh thần của con người mang đậm dấu ấn của vùng đất Hà Nam.

Cần có chính sách đầu tư, hỗ trợ kinh phí, chế độ đãi ngộ thỏa đáng đểcác câu lạc bộ có thể duy trì, phát triển và nhân rộng hơn trong xã hội Hiệnnay, Câu lạc bộ hát Đúm do nghệ nhân Quyết thành lập hiện còn 18 thành viêntrên tinh thần tự nguyện, trách nhiệm cá nhân và tình yêu với những làn điệudân gian truyền thống của quê hương Kết hợp với công tác truyền thông đểquảng bá giới thiệu tới mọi người nét văn hóa độc đáo của một vùng quê venbiển vùng cửa sông Bạch Đằng Các công ty du lịch lữ hành hướng tới du lịchsinh thái làng quê để giới thiệu những vẻ đẹp tiềm năng của Quảng Yên về

Trang 37

thiên nhiên, rừng ngập mặn, ẩm thực, lịch sử, văn hóa Tất cả đều hướng tớiquảng bá, giới thiệu và thưởng thức những nét đẹp văn hóa đặc trưng của địaphương tới du khách trong cả nước.

1.3.2.2 Đối với môi trường giáo dục

Văn hóa Việt là sự kế thừa trí tuệ của cha ông, là thành quả của quá trìnhsáng tạo và lao động Bởi vậy, việc giữ gìn và bảo tồn là xu thế tất yếu đểnhững giá trị ấy thấm sâu vào đời sống và sinh hoạt tinh thần của mỗi conngười Việc tìm kiếm giải pháp bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc là một việc làmđầy khó khăn song cũng rất đáng tự hào Để thực hiện được những giải phápđó, đòi hỏi phải có sự kiên trì, cẩn thận và tâm huyết với những giá trị văn hóacổ truyền đặc biệt là ở các nghệ nhân dân gian của quê hương.

Biện pháp quan trọng trong quá trình bảo tồn giá trị của hát Đúm là đưahát Đúm vào giáo dục trong các trường học Giới thiệu về văn hóa, giảng dạyâm nhạc, văn học địa phương, các tiết sinh hoạt ngoại khóa tìm hiểu về vănhọc, văn hóa dân gian… Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo để họcsinh được tham gia diễn xướng các bài hát Đúm hay sưu tầm, giới thiệu trongcác tập san của trường vào các dịp thi đua chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam20/11, ngày thành lập Đoàn 26/3 hoặc tổ chức các cuộc thi viết báo tìm hiểu vềhát Đúm… Qúa trình đó phải xuất phát từ các cơ quan chính quyền địa phươngnơi cư trú, phải có những người hiểu biết và say mê với những câu hát Đúm cổ,muốn giữ gìn và phổ biến những câu hát Đúm cho thế hệ trẻ Đưa hát Đúm vàotrường học, vào các tiết sinh hoạt ngoại khóa là một trong những cách nâng caoý thức, hình thành cho con trẻ những hiểu biết ban đầu về hát Đúm và vai tròcủa hát Đúm Thông qua đó, bồi đắp cho các em lòng tự hào, lòng yêu nước,tinh thần đoàn kết, lòng nhân ái, yêu thương con người, đề cao đạo lí ứng xử,tinh thần đoàn kết gắn bó tình làng nghĩa xóm giữa cá nhân - gia đình - làng xã- Tổ quốc, về đức tính cần cù lao động, giản dị, của con người nơi đây.

Xây dựng các lớp học, mô hình câu lạc bộ Em yêu văn học trong trường

học để tạo môi trường sinh hoạt học tập bài bản cho học sinh Khuyến khích vàkích thích sự tìm tòi, thích thú, hăng say tìm hiểu văn hóa dân gian của địa

Trang 38

phương để các em chủ động tìm hiểu và khám phá văn hóa Sự chủ động vàhứng thú sẽ là động lực để các em sẽ là người nối tiếp và giữ gìn những giá trịvăn hóa của quê hương Kết hợp với sự dạy bảo, truyền dạy của các nghệ nhântrực tiếp giảng dạy và hướng dẫn những kĩ năng của mình cho thế hệ sau.

Về phía giáo viên, thầy cô có thể tìm hiểu và đưa hát Đúm vào trong cácsản phẩm “Sáng kiến kinh nghiệm” hàng năm của bản thân Hướng dẫn họcsinh tìm hiểu và giới thiệu trong các cuộc thi khoa học kĩ thuật hay trở thành đềtài trong các công trình nghiên cứu về văn hóa, văn học dân gian địa phương.Giải pháp nào cũng đều hướng tới việc giữ gìn và bảo tồn hát Đúm.

Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, thi hát đối đáp về hát Đúm trong trườnghọc để các em học sinh cùng tham gia với các nghệ nhân để học hỏi và giữ gìn.Trong các lễ hội, cần dành riêng không gian sinh hoạt văn hóa cho các nghệnhân cùng biểu diễn Tổ chức giao lưu, thi hát giữa các câu lạc bộ, các nghệnhân hát Đúm ngoài tỉnh để học hỏi và tiếp thu những làn điệu mới, hay, đặcsắc, góp phần quảng bá văn hóa Việt với bạn bè trong và ngoài nước Đó là môitrường để các nghệ nhân có cơ hội giao lưu với lớp trẻ, những người say mêvới văn hóa quê hương, vừa để người trẻ trực tiếp học hỏi và bồi đắp tình yêuquê hương, đất nước làm sâu sắc hơn bản sắc văn hóa dân tộc.

Bên cạnh đó, cũng cần phải mở các lớp đào tạo, giáo dục đội ngũ nhữngngười chuyên trách có kiến thức, được đào tạo bài bản, am hiểu về văn hóatruyền thống của dân tộc và văn học dân gian địa phương Họ có thể nghiêncứu, sưu tầm, biên soạn, lưu giữ và làm công tác bảo tồn giữ gìn những làn điệuhát cổ của quê hương Thông qua các công trình nghiên cứu, các bài báo, tậpsan, tạp chí… về văn hóa, văn học dân gian có vậy mới có thể lưu giữ được bàibản, cẩn thận và khoa học, không để mất đi các giá trị văn hóa dân gian độc đáovà giàu bản sắc Qua đó, khơi dậy niềm tự hào, niềm đam mê, sự thích thú tìmvề những giá trị sinh hoạt văn hóa truyền thống, từ đó mà hình thành ý thức giữgìn và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo của địa phương.

Trang 39

Tiểu kết

Hà Nam là một vùng đất giàu tiềm năng và ưu thế của thị xã Quảng Yên,Quảng Ninh, nằm ở vùng cửa sông Bạch Đằng được hình thành chủ yếu là đấtbãi triều do phù sa sông lắng đọng Nơi đây, lưu giữ dấu ấn một nền văn hóađất Thăng Long được các vị Tiên Công khai hoang lập ấp và hình thành nênmột vùng đảo Hà Nam giàu có về giá trị văn hóa Những dấu ấn về lễ hội,phong tục, làng nghề truyền thống in đậm trong đời sống cộng đồng Với hệthống di tích lịch sử, di tích dòng họ, lễ hội được xếp hạng và công nhận là ditích quốc gia cùng với những giá trị văn hóa sinh hoạt cộng đồng phong phú,Hà Nam là một trong những điểm du lịch để khám phá văn hóa làng quê.

Hát Đúm ra đời từ nhu cầu lao động, muốn được giao lưu, kết bạn, giaoduyên, bày tỏ tình cảm của cư dân từ khi khai hoang lập ấp hình thành nên đảoHà Nam Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay, hát Đúm đang dần bị mai một,những người có thể hát Đúm chủ yếu chỉ còn là các bà, các mẹ Quá trình hộinhập, phát triển ít nhiều có sự tác động tới đời sống con người và các giá trị vềvăn hóa, văn học dân gian Bởi vậy, cần có những chính sách, biện pháp để giữgìn và bảo tồn các giá trị văn hóa, văn học dân gian truyền thống Tất cả đều lànhững tài sản vô giá góp phần gắn kết cộng đồng, là cốt lõi của bản sắc dân tộcvà là cơ sở để hình thành những giá trị mới cũng như hội nhập, giao lưu vănhóa Vừa phát triển, vừa tiếp thu những yếu tố hiện đại nhưng vẫn không làmmờ những giá trị của bản sắc văn hóa dân tộc bởi lòng yêu gia đình, yêu làngquê, yêu làng xóm đã trở thành tình yêu đất nước.

Trang 40

2.1 Hát Đúm phản ánh phong tục hôn nhân của người dân Hà Nam,Quảng Yên, Quảng Ninh

2.1.1 Phong tục xem ngày kén giờ

Phong tục tập quán là những tập tục, phương thức ứng xử được hìnhthành trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc Trải qua thời gian đã trở nên phổbiến trong cộng đồng, được mọi người thừa nhận và tuân theo Phong tục tậpquán của người Việt rất đa dạng và phong phú như tục gói bánh chưng bánhgiày, xông đất trong ngày Tết, tiễn ông Táo về trời trong những ngày cuối năm;lễ thanh minh tảo mộ tưởng nhớ ông bà tổ tiên… hay những phong tục truyềnthống của người Việt trong hôn nhân, tang ma.

“Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà” là lời đúc rút của ông cha từ xưa đến nay Đólà ba việc quan trọng nhất trong cuộc đời của con người đặc biệt là đối với người

Ngày đăng: 23/10/2021, 20:27

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Từ mô hình trên có thể thấy rõ, mỗi một dòng 6 hoặc 8 đều phải tuân theo những quy tắc gieo vần ở các tiếng chẵn 2,4,6,8 còn các tiếng lẻ 1,3,5,7 không bắt buộc phải đúng luật - Hát đúm trong đời sống văn hóa của người dân đào hà nam, quảng yên, quảng ninh
m ô hình trên có thể thấy rõ, mỗi một dòng 6 hoặc 8 đều phải tuân theo những quy tắc gieo vần ở các tiếng chẵn 2,4,6,8 còn các tiếng lẻ 1,3,5,7 không bắt buộc phải đúng luật (Trang 80)
Từ mô hình trên có thể thấy rõ sự khác biệt của thể song thất lục bát với thể thơ lục bát - Hát đúm trong đời sống văn hóa của người dân đào hà nam, quảng yên, quảng ninh
m ô hình trên có thể thấy rõ sự khác biệt của thể song thất lục bát với thể thơ lục bát (Trang 83)
MỘT SỐ HÌNH ẢNH ĐIỀN DÃ CỦA TÁC GIẢ - Hát đúm trong đời sống văn hóa của người dân đào hà nam, quảng yên, quảng ninh
MỘT SỐ HÌNH ẢNH ĐIỀN DÃ CỦA TÁC GIẢ (Trang 130)
MỘT SỐ HÌNH ẢNH ĐIỀN DÃ CỦA TÁC GIẢ - Hát đúm trong đời sống văn hóa của người dân đào hà nam, quảng yên, quảng ninh
MỘT SỐ HÌNH ẢNH ĐIỀN DÃ CỦA TÁC GIẢ (Trang 130)
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA HÁT ĐÚ MỞ HÀ NAM, QUẢNG YÊN, QUẢNG NINHQUẢNG YÊN, QUẢNG NINH - Hát đúm trong đời sống văn hóa của người dân đào hà nam, quảng yên, quảng ninh
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA HÁT ĐÚ MỞ HÀ NAM, QUẢNG YÊN, QUẢNG NINHQUẢNG YÊN, QUẢNG NINH (Trang 132)
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA HÁT ĐÚ MỞ HÀ NAM, QUẢNG YÊN, QUẢNG NINHQUẢNG YÊN, QUẢNG NINH - Hát đúm trong đời sống văn hóa của người dân đào hà nam, quảng yên, quảng ninh
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA HÁT ĐÚ MỞ HÀ NAM, QUẢNG YÊN, QUẢNG NINHQUẢNG YÊN, QUẢNG NINH (Trang 132)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w