1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tài liệu Đề án “Thực trạng xuất khẩu một số mặt hàng nông thủy sản xuất khẩu” docx

42 402 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 498,29 KB

Nội dung

Trường……………………………… Khoa………………………… ĐỀ ÁN Thực trạng xuất khẩu một số mặt hàng nông thủy sản xuất khẩu 2 CHƯƠNG I THỰC TRẠNG SẢN XUẤT MỘT SỐ MẶT HÀNG NÔNG THỦY SẢN CHỦ ĐẠO CỦA NƯỚC TA TRONG NHỮNG NĂM QUA I-Khả năng để sản xuất một số mặt hàng nông thủy sản xuất khẩu: 1-Điều kiện tự nhiên: a-Tiềm năng đất đai: Lãnh thổ Việt Nam có diện tích là 331.688 km2 (1) , xấp xỉ 33 triệu ha, trong đó vùng miềm núi và trung du chiếm gần 3/4 diện tích. Quỹ đất canh tác hiện nay là 8,2 triệu ha và có thể mở rộng diện tích canh tác lên 10 triệu ha hoặc cao hơn; trong đó có một phần đất bằng, đa số là đất dốc dưới 15 độ. Diện tích đất canh tác hiện nay chiếm 25,1% tổng diện tích, trong đó diện tích canh tác lúa đạt 4,2 triệu ha, diện tích gieo trồng là 6,8 triệu ha chiếm tỉ lệ 51,2%; diện tích trồ ng cà phê là 310.000 ha (năm 1998) chiếm tỉ lệ 3,77%; diện tích trồng cao su là 363.400 ha (năm 1998) chiếm tỉ lệ 4,42% (2) ; diện tích nuôi trồng thủy sản là 372.000 ha. Diện tích nước ta vào loại trung bình trên thế giới (đứng thứ 56 / hơn 200 quốc gia), nhưng do dân số đông nên bình quân đất đai tính theo đầu người chỉ đạt 0,5 ha/ người (năm 1992) và bình quân đất canh tác là 0,1 ha / người. Đất đai nước ta rất phức tạp và đa dạng về loại hình, nhưng chủ yếu phân thành hai nhóm: nhóm đất núi và nhóm đất hình thành trên sản phẩm bồi tụ. Nhóm thứ nhất chi ếm khoảng 1/2 diện tích tự nhiên với hơn 16,5 triệu ha chủ yếu là các loại đất feralit. Loại đất này được hình thành trong quá trình (1): Địa lý kinh tế Việt Nam PGS -PTS Lê Thông - 1997 (2): Báo cáo nghiên cứu: Tổng quan về ngành nông nghiệp Việt Nam. Tác động của Hiệp định WTO về nông nghiệp - Bộ Thương mại (12/1999). Dự án VIE 95/024/A/01/99 trang 9 3 phong hoá nhiệt đới, có tầng đất sâu, dày, ít mùn, chua và thường có mầu vàng đỏ. Đất feralit đặc biệt là đất đỏ bazan (có hơn 2 triệu ha ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ) thích hợp cho việc trồng các loại cây công nghiệp dài ngày trong đó có cà phê, cao su. Nhóm đất thứ hai tập trung ở các châu thổ và dọc theo các thung lũng rộng lớn. Đây là loại đất trẻ mầu mỡ. Trong nhóm đất này thì phì nhiêu hơn cả là đất phù sa với diện tích 3,12 triệu ha, phân bố chủ yế u ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Loại đất này có độ PH trung tính, hàm lượng dinh dưỡng khá thích hợp cho việc trồng lúa và nhiều loại cây khác. Hiện nay, quỹ đất mà chúng ta đã đưa vào sử dụng (cho mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, chuyên dùng và cư trú) là 18.881.240 ha (1) , chiếm khoảng 57% tổng quỹ đất; đất chưa sử dụng là 14.217.845 ha (2) , chiếm 43%. Quỹ đất thuận lợi cho trồng lúa hầu như đã khai thác hết. Để nâng cao sản lượng lúa, nông dân chỉ còn cách tăng vụ để nâng cao hệ số sử dụng đất và đầu tư thâm canh. Quỹ đất thuận lợi cho trồng cây công nghiệp dài ngày có hơn 2 triệu ha, song mới chỉ khai thác được rất ít chủ yếu là cao su (363.400 ha năm 1998), cà phê (310.000 ha năm 1998) (3) . Tóm lại, quỹ đất của chúng ta không nhiều song đất đai lại thuận lợi cho việc trồng lúa và cây công nghiệp dài ngày. Nếu chúng ta biết quản lý và sử dụng tốt quỹ đất hiện có thì sản lượng sẽ không ngừng được tăng lên. b-Tiềm năng nước và khí hậu: Nước cũng như đất là vấn đề sống còn của mỗi quốc gia nói chung và của nền nông nghiệp nói riêng. Tài nguyên nước của Việt Nam khá phong phú bao gồm nước trên mặt và nước dưới đất. Hàng năm, lượng nước mưa cung cấp cho lãnh thổ nước ta trên 900 tỷ m3 nước (4) . Lượng mưa lớn đã tạo cho nước ta một mạng lưới sông ngòi dày đặc (1), (2), (4), (5): Địa lý kinh tế Việt Nam - Lê Thông -1997 (3): Báo cáo nghiên cứu: Tổng quan về ngành nông nghiệp Việt Nam. Tác động của Hiệp định WTO về nông nghiệp –Bộ Thương mại (12/1999). Dự án VIE 95/024/A/01/99 trang 9. 4 với 2345 con sông (5) dài trên 10 km, mật độ sông ngòi là 0,5-2,0 km/km2, trung bình cứ 20 km bờ biển lại có một cửa sông. Tổng lượng dòng chảy hàng năm phát sinh trên đất nước ta là 317 tỷ m3 (1) . Xét về mặt hoá tính, nước sông ngòi Việt Nam có chất lượng tốt, độ khoáng hoá thấp, ít biến đổi, độ PH trung tính và hàm lượng chất hữu cơ thấp. Nguồn nước trên mặt của nước ta khá dồi dào nên chỉ cần khai thác 10- 15% trữ lượng nói trên là đảm bảo nhu cầu cho sản xuất và đời sống. Hiện nay, nông nghiệp là ngành tiêu thụ nhiều nước nhất. Mức tiêu thụ năm 1990 là 47 tỷ m3, năm 2000 là 60,5 tỷ m3. Tuy nhiên, do tổng l ượng dòng chảy sông ngòi lớn lại phân bố không đều, mùa mưa lượng dòng chảy chiếm tới 70-80%, mùa khô chỉ chiếm 20-30% tổng lượng dòng chảy cả năm nên lũ lụt, hạn hán là mối đe doạ thường xuyên đối với sản xuất nông nghiệp. Nguồn nước ngầm ở nước ta có trữ lượng khá lớn, có thể cho sản lượng 130 triệu m3/ ngày. Có thể nói, tiềm năng nước của chúng ta còn khá dồ i dào, đủ cung cấp cho mọi hoạt động trong đó có nông nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay, nguồn nước đang bị nạn ô nhiễm đe doạ nghiêm trọng, ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây và độ an toàn vệ sinh thực phẩm. Khí hậu gió mùa mang tính chất chí tuyến ở phía Bắc và tính chất xích đới ở phía Nam là một khả năng lớn để phát triển một nền nông nghiệp đa dạng, toàn diện. Tác động của khí hậu đối với nông nghiệp nước ta trước hết là việc cung cấp một lượng bức xạ lớn, nguồn ánh sáng dồi dào, nguồn nhiệt phong phú cho cây trồng phát triển, đảm bảo cho cây có năng suất cao. Tiếp đó lượng ẩm không khí và lượng mưa dồi dào tạo điều kiện cho cây trồng tái sinh, tăng trưởng mạnh mẽ. Điều kiện sinh thái nóng ẩm giúp cho cây ngắn ngày có thể tăng thêm một đến hai vụ một năm, cây dài ngày có thể khai thác được nhiều đợt, nhiều lứa. (1): Địa lý kinh tế Việt Nam Lê Thông 1997 5 Khí hậu nước ta phân hoá mạnh theo chiều Bắc-Nam và theo độ cao. Khí hậu miền Bắc có tính á nhiệt đới, miền Nam có tính á xích đạo, miền Trung có tính chất trung gian, chuyển tiếp giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam. Sự phân hoá theo vĩ độ và độ cao cho phép nước ta trồng được nhiều loại cây, cả cây nhiệt đới, ôn đới, á nhiệt. Ngoài ra, sản xuất nông nghiệp cần rất nhiều loại phân bón mà các hộ nông dân ở nước ta đều có th ể sản xuất các loại như phân chuồng, phân xanh hoặc phân chế biến từ dầu thô mà dầu ở nước ta lại có trữ lượng lớn chưa khai thác hết công suất hay chế biến từ quặng (quặng Apatít ở Lào Cai). Nước ta có 3260 km đường bờ biển, hàng nghìn km2 diện tích mặt hồ, ao, đầm, sông ngòi để đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản. Thủy hải sản nước ta có nhiều loại phong phú có giá trị xuất khẩu cao.như: cá ngừ, cá thu, cá mực, tôm hùm, tôm sú. Cá nước ngọt thì có cá basa, cá tra, ngọc trai Tóm lại, điều kiện tự nhiên của nước ta là cơ sở khá thuận lợi để chúng ta tăng cường phát triển sản xuất nông sản phục vụ nhu cầu cuộc sống và xuất khẩu. 2-Tiềm năng lao động: Theo số liệu thống kê của cuộc tổng điều tra dân số 1-4-1999 dân số nước ta là 76,37 triệu người. Lực lượng lao động là 46 triệu người chiếm xấp xỉ 60% dân số. Có tới gần 80% dân số sống ở nông thôn, trong đó lực lượng lao động ở nông thôn khoảng 33 triệu người chiếm 72% lao động toàn xã hội. Do tỉ lệ tăng dân số hiện nay giảm xuống còn 1,7%/năm nên hàng năm có khoảng 1,3 triệu người (1) tham gia lực lượng lao động trong đó lao động nông thôn chiếm khoảng 1 triệu người. Lao động nông nghiệp Việt Nam như vậy là quá ư dồi dào, có truyền thống cần cù, chịu khó, thông minh, ham học hỏi. Người nông dân Việt Nam chủ yếu là làm nông nghiệp, gắn bó với mảnh đất của mình nên tích lũy được nhiều kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp. Song do phần lớn trong số này (1): Nguồn nhân lực Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - Hà Quý Tình. Tạp chí Cộng sản số 7 (4/1999) trang 21 6 có trình độ tương đối thấp nên khả năng tiếp nhận, ứng dụng các thành tựu khoa học nông nghiệp còn chậm. Tuy nhiên, từ sau khi đất nước đổi mới đến nay, đời sống kinh tế khá lên, một bộ phận lớn nông dân nhất là lao động trẻ đã học qua phổ thông, có đủ trình độ tiếp nhận và tham gia các chương trình khuyến nông khá hiệu quả; nghiên cứu các giống mới, môi trường sinh thái mới để nuôi trồng và áp dụng ở một số vùng một cách rất thành công. 3-Chính sách phát triển nông ngư nghiệp, nông thôn của Nhà nước: Một thời kì dài, nền nông nghiệp của nước ta phát triển rất chậm, cơ cấu không phù hợp, sản lượng thấp, cung không đáp ứng được cầu. Từ sau thời kì đổi mới, nền nông nghiệp có bước phát triển vượt bậc. Khoán 10 là một thí dụ sinh động về ảnh hưởng của chủ chương, chính sách của Nhà nước đến sự phát triển của nông nghiệp. Khoán 10 cho phép các hộ nông dân được tự do canh tác trên mảnh đất của mình, được đầu tư thâm canh, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm đạt sản lượng cao, chất lượng tốt. Các hộ nông dân chỉ phải đóng thuế theo định mức cho Nhà nước và trả tiền các dịch vụ mà họ sử dụng. Thực tế, hình thức khoán này đã khuyến khích được nông dân tăng cường đầu tư, tăng n ăng suất lao động, làm lợi cho mình và làm lợi cho xã hội. Sau khoán 10, năm1994 Nhà nước lại ban hành Luật đất đai, trong đó quy định thời gian sử dụng ruộng đất kéo tới 30 năm. Nông dân có quyền bán, nhượng lại, thừa kế Điều này đã làm cho họ gắn bó với mảnh ruộng hơn, yên tâm với sản xuất. Đại hội Đảng khoá VIII đã đề ra chủ trương đưa đất nước ta vào thời kỳ CNH-HĐH; trong đó có một vấn đề quan trọng là CNH-HĐH nông nghiệp và phát triển nông thôn. Để thực hiện chiến lược này, Nhà nước đã đề ra một loạt các chính sách như chính sách xoá đói giảm nghèo, chính sách khuyến nông, phát triển khoa học công nghệ, chính sách ưu đãi tín dụng, chính sách hỗ trợ giá nông sản, quy định giá trần, giá sàn. Ngoài ra, Nhà nước còn có các chương trình và mô hình như : chương trình giải quyết việc làm, chương trình dân số kế hoạch hoá gia đình, chương trình tăng cường y tế và giáo dục cơ sở, mô hình điện, đường, trường, trạm Tất 7 cả các chương trình này có một ý nghĩa và hiệu quả tích cực đối với sự phát triển của nông nghiệp và nông thôn. Năm 1999, tổng vốn đầu tư cho nông nghiệp nông thôn của Nhà nước tăng gấp rưỡi đất với năm 1998 (1) , chủ yếu tập trung vào các công trình thuỷ lợi, giao thông, điện và các công trình phúc lợi khác. Công tác nghiên cứu, tìm tòi các giống cây, con mới cũng được đẩy mạnh và đạt nhiều thành tựu. Công tác chăm sóc bảo vệ thực vật, động vật cũng được quan tâm chú ý; đã có Chương trình trồng 5 triệu ha rừng với số vốn dự tính là hơn 30.000 tỷ đồng (thực tế năm 1999 chỉ chi 328 tỷ đồng), Chương trình 135 giao cho xã làm chủ d ự án. Sự ra đời của các dịch vụ nông nghiệp như cung ứng giống, phân bón, thuốc trừ sâu, vận tải, vật liệu đã góp phần rất lớn vào sự thành công của nông nghiệp Việt Nam trong mấy năm gần đây. Đối với ngành thủy sản thì năm năm qua là thời kì phát triển mới của ngành. Với phương châm kết hợp giữa khai thác với nuôi trồng và chế biến xuất khẩu đã làm tăng chất lượng và hiệu quả sản xuất gắn với bảo vệ tài nguyên môi trường. Thực hiện phương châm đó, một mặt Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế, khai thác mọi tiềm năng về vốn và kinh nghiệm; mặt khác tập trung vốn ngân sách, vốn tín dụng ưu đãi cho ngành thủy sản, tập trung nguồn vốn ngân sách cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và chế biến thủy sản; ứng dụng tiến bộ sinh học trong chọn và lai tạo giống đi đôi với công nghiệp hoá sản xuất thức ăn, mở rộng nuôi các loại thủy sản có giá trị tiêu dùng và xuất khẩu khác như nghêu (Trà Vinh, Bến Tre), huyết (Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, duyên hải miền Trung), ba ba, ếch Phát triển công nghiệp chế biến thủy sản theo chiều sâu, gắn với xuất khẩ u. II-Tình hình sản xuất một số mặt hàng nông thủy sản xuất khẩu trong mấy năm gần đây: 1-Tình hình sản xuất lúa gạo: (1): Khoa học và công nghệ phục vụ CNH-HĐH nông nghiệp và phát triển nông thôn-Đặng Hữu-Tạp Chí Cộng sản số 17 (9/2000) trang 34 8 Việt nam là một nước nông nghiệp, có tập quán canh tác lúa nước lâu đời. Cây lúa là sản phẩm chính của nền nông nghiệp. Nó không những góp phần bảo đảm đời sống cho nhân dân, mà trong thời kỳ hiện nay nó còn góp một phần rất lớn vào giá trị tổng kim ngạch xuất khẩu thúc đẩy sự nghiệp CNH- HĐH đất nước. Nhờ có các chính sách đổi mới mà sản lượng lúa gạo đã tăng hàng năm. Bảng 1: Tình hình sản xuấ t lúa gạo một số năm Năm 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Sản lượng (Triệu tấn) 19,6 21,6 22,8 23,5 24,9 26,4 27,6 29,1 31,4 32,8 % so sánh 100 110 106 103 106 106 104,5 105,4 108 104,5 Nguồn: Báo cáo nghiên cứu: Tổng quan về ngành nông nghiệp Việt Nam. Tác động của Hiệp định WTO về nông nghiệp - Bộ Thương Mại (12/1999). Dự án VIE 95/024/A/01/99 trang 9 Bảng trên cho thấy, tỉ lệ tăng tổng sản lượng lúa gạo qua các năm tuy không ổn định (một phần do thiên tai , lũ lụt) nhưng tăng khá cao, trung bình 5,9% /năm. Tỉ lệ này cao hơn tỉ lệ tăng dân số trung bình hàng năm (1,8%) nên đảm bảo đủ cung cấp cho nhu cầu trong nước và dư thừa để xuất khẩu. Trong 10 năm từ 1991 đến 2000, sản lượng lúa gạo đã tăng được 13,2 triệu tấ n , một mức tăng kỉ lục từ trước đến nay. Sản lượng lúa gạo trong những năm qua tăng lên chủ yếu do hai yếu tố là do tăng diện tích canh tác / diện tích gieo trồng và năng suất, trong đó quan trọng nhất là tăng năng suất. Năm 1987, diện tích canh tác lúa là 3,5 triệu ha, diện tích gieo trồng là 5,6 triệu ha. Năm 1997, số liệu tương ứng là 4,2 và 6,8 (1) , tăng 20% và 21,4%. Nhìn chung, từ năm 1997 đến nay diện tích canh tác và diện tích gieo trồng ổn định vì khả năng mở rộng diện tích canh tác là rất khó. Năm 1987, năng suất lúa bình quân là 27 tạ/ha, năm 1997 là 40 tạ/ha tăng 48%. (1): Nông nghiệp bền vững và sản xuất lương thực ở Việt Nam - Vũ Tuyên Hoàng – Tạp chí Cộng sản số 22 (11/1998 ) trang 16 9 Trong đó, năng suất lúa ở các vùng sản xuất lúa gạo chủ yếu như đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long rất cao, đạt trung bình trên 60 tạ/ha. Dự kiến, trong những năm tới khi dân số của nước ta ngày một tăng trong khi diện tích canh tác lúa có hạn thì tăng năng suất là việc rất quan trọng, đóng vai trò chủ đạo giữ vững an ninh lương thực và góp phần xuất khẩu. Kế ho ạch đến năm 2020, năng suất lúa bình quân phải đạt 59,4 tạ/ha. Do sản lượng lúa gạo liên tục tăng cao hơn tỉ lệ tăng dân số nên lương thực bình quân đầu người cũng liên tục tăng. Bảng 2: Bình quân lương thực đầu người Năm 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Lương thực / người (kg) 325 372 349 359 361 372 387 398 408 411 420 % so sánh 100 115 108 111 112 115 120 123 126 127 130 Nguồn: Xuất khẩu gạo ở Việt Nam - 10 năm nhìn lại - Nguyễn Sinh Cúc. Tạp chí Cộng sản số 7 (4/1999) trang 45 Bảng trên cho ta thấy, bình quân lương thực đầu người của nước ta tăng khá đều đặn, duy chỉ có năm 1991 là đột biến. Dự kiến đến năm 2020 dân số nước ta là 105 triệu người, sản lượng lương thực quy thóc đạt 52,5 triệu tấn thì bình quân lương thực sẽ đật 500 kg/ người (1) . Ngoài sản lượng, trong sản xuất lúa gạo, chúng ta cũng đặc biệt quan tâm đến chất lượng; có như vậy mới đảm bảo đủ tiêu chuẩn xuất khẩu và cạnh tranh được với các cường quốc xuất khẩu khác. Để đáp ứng yêu cầu tăng sản lượng và tăng chất lượng, những năm qua các nhà khoa học đã không ngừng nghiên cứu, cải tiến các giống lúa, nhằm tạo ra nhữ ng giống có hiệu quả kinh tế cao nhất. Các giống đã được đưa vào gieo trồng có thể kể đến như : IR64, OM1490, OM2031, VND95-20, MTL250, IR62032, P4, P6 Ngoài giống, các biện pháp kĩ thuật khác cũng không ngừng được cải tiến như kĩ thuật gieo trồng, quản lí dịch bệnh, bón phân theo bảng màu lá lúa, tưới tiêu theo khoa học, ứng dụng (1): Nông nghiệp bền vững và sản xuất lương thực ở Việt Nam - Vũ Tuyên Hoàng - Tạp chí Cộng sản số 22 (11/1998) trang 18 10 các công nghệ sau thu hoạch như: chế, bảo quản, dự trữ. Công nghệ đánh bóng, xay xát gạo xuất khẩu cũng luôn được đổi mới về máy móc thiết bị. Nhờ đó, chất lượng gạo Việt Nam đã được cải thiện đáng kể, có uy tín trên thị trường xuất khẩu thế giới. 2-Tình hình sản xuất cà phê: Cà phê là cây lấy hạt để chế biến làm đồ u ống. Từ năm 1930, cà phê đã được du nhập vào nước ta và tỏ ra thích hợp với sinh thái từ vĩ tuyến 20 độ Bắc trở vào, đặc biệt là thích hợp với vùng đất bazan ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Cà phê ở nước ta có 3 giống là cà phê vối (coffee Robusta), cà phê mít (coffee Excelsa), cà phê chè (coffee Arabica). Trong 3 giống chỉ có cà phê vối là thích hợp nhất (chiếm 95%) với điều kiện sinh thái. Tuy nhiên, do xuất xứ ở các vùng núi cao, nên khi đưa xuống các thung lũng có biên độ nhiệt lớn cà phê v ối hay có bệnh rỉ sắt. Sau giải phóng Miền Nam 1975, chúng ta chỉ có 11.400 ha, sản lượng 6800 tấn nhân. Đến năm 1980, diện tích cà phê tăng lên 22.500 ha nhưng sản lượng chỉ đạt 8400 tấn (do 1/2 diện tích mới trồng). Năm 1994, diện tích cà phê là 123.000 ha, tăng so với năm 1980 là 5,5 lần; sản lượng là 166.400tấn, tăng 19,8 lần. Năm 1997, diện tích cà phê là 270.000 ha, tăng so với năm 1994 là 2,19 lần; sản lượng là 400.300 tấn, tăng so với năm 1994 là 2,4 lần. Nă m 1998, diện tích cà phê là 310.000 ha, tăng 1,14 lần so với năm 1997; sản lượng là 430.000 tấn, tăng 1,07 lần so với năm 1997(Bảng 3). Bảng 3: Diện tích và sản lượng cà phê một số năm Năm 1975 1980 1994 1997 1998 Diện tích (1000ha) 11.4 22,5 123 270 310 Sản lượng (1000tấn) 6,8 8,4 166,4 400,3 430 [...]... dựng mới ở các vùng sản xuất nguyên liệu như Cà Mau, An Giang thu hút hàng chục nghìn lao động nông nghiệp, góp phần phân công lại lao động ở nông thôn Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế khai thác mọi tiềm năng về vốn và kinh nghiệm, mặt khác tập trung vốn ngân sách, vốn tín dụng ưu đãi cho ngành thủy sản 14 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU MỘT SỐ MẶT HÀNG NÔNG THỦY SẢN XUẤT KHẨU I-Các thị trường... trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là EU chiếm khoảng 60% Đây là bạn hàng xuất khẩu thủy sản thường xuyên của Việt Nam từ nhiều năm qua Khu vực này tuy dân số không lớn nhưng số lượng hàng thủy sản tiêu thụ nhiều Tính đến năm 1998, cả nước đã có 27 doanh nghiệp chế biến thủy sản được xếp vào danh sách các đơn vị đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sản phẩm sang thị trường châu Âu Ngoài ra, ta còn xuất khẩu thủy sản. .. trong khi gạo là sản phẩm của trồng trọt, càng xuất khẩu càng kích thích thâm canh, tăng vụ nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng Thứ tư, hiệu quả kinh tế-xã hội-quốc phòng-an ninh và môi trường của sản xuấtxuất khẩu gạo cao hơn nhiều so với bất kì mặt hàng xuất khẩu nào của nước ta b-Cà phê: Hiện nay, cà phê đã trở thành mặt hàng mũi nhọn trong chiến lược hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam... thủy sản nuôi trồng năm 1998 đạt 450 ngàn tấn, so với 168 ngàn tấn năm 1991 và 417 ngàn tấn năm 1997(3) Bảng 5: Sản lượng nuôi trồng thủy sản một số năm Năm Sản lượng (1000tấn) % so sánh liên hoàn 1991 168 100 1995 402 239 1997 417 103,7 1998 450 108 1999 2000 Nguồn: Thủy sản Việt Nam sau 18 năm đổi mới (1980-1998)-Nguyễn Sinh Cúc Tạp chí Cộng sản số 20 (10/1998) trang 45 Năm 1998, xuất khẩu thủy sản. .. 1991 Sản lượng thủy sản xuất khẩu trong 5 năm đó đạt 1,35 triệu tấn, doanh thu 1944,3 triệu USD, tăng 43,7% so với 5 năm trước đó; riêng năm 1995 xuất khẩu đạt 550 triệu USD(1).Năm 1995 so với năm 1991, sản lượng thủy sản đánh bắt tăng 47,0%; sản lượng nuôi trồng là 402.000 tấn, tăng gấp 2,39 lần năm 1991(168.000 tấn)(2) Sản lượng thủy sản năm 1998 đạt 1,7 triệu tấn, tăng khoảng 6% so với năm 1997 Sản. .. nghiệp xuất khẩu gạo và nhất là lợi ích của người trồng lúa hàng hoá ở Nam Bộ 27 Đứng trước những khó khăn trên, ngành sản xuất lúa và gao xuất khẩu rất cần có những giải pháp nhằm tháo gỡ để nâng cao sức cạnh tranh của hàng gạo xuất khẩu, thúc đẩy xuất gạo một cách mạnh mẽ b-Cà phê: Hiện nay, mặc dù nước ta là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 3 thế giới sau Braxin và Côlômbia, song sản lượng cà phê và số. .. sản Việt Nam sau 18 năm đổi mới 1980-1998 Nguyễn Sinh Cúc Tạp chí Cộng sản số 20 (10/1998) trang 45 12 4- Tình hình sản xuất thủy sản: Thủy sảnmột ngành rất có lợi thế ở Việt Nam vì chúng ta có đường bờ biển dài, dọc theo chiều dài của đất nước, nguồn thủy sản lại rất phong phú và đa dạng nên rất thuận lợi cho việc khai thác, nuôi trồng và vận chuyển Trong 5 năm 1991-1995, tổng sản lượng thủy sản. .. 0,12 USD = 0,65 kg thóc Nguồn: Nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu của nước ta Nguyễn Đình Long Tạp chí Cộng sản số 4 (2/1999) trang 53 Như vậy, về mặt giá cả và giá thành lúa, chúng ta có lợi thế, song từ sản xuất lúa đến gạo xuất khẩu có sức cạnh tranh mạnh vẫn còn một chặng đường không ít khó khăn Ngoài những khó khăn trên, trong xuất khẩu gạo hiện còn có những yếu kém, khó khăn như: Thứ... chí Cộng sản số 1 (1/1999) trang 8 (4): Kinh tế Thế giới 1998-1999: Đặc điểm và triển vọng Nhà xuất bản chính tri quốc gia trang 260 (5): Thành tựu 15 năm phát trtiển kinh tế-Nguyễn Cảnh Hưng Tạp chí Cộng sản số 1 (1/2001) trang 13 13 cấu mặt hàng và cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu cũng chuyển biến theo hướng đa dạng hoá gắn với yêu cầu của thị truường; nhiều cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu được... tổng hợp d -Thủy sản: Mặc dù những năm gần đây, ngành thủy sản có những bước phát triển đáng kể về sản lượng nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản cũng như thu về giá trị xuất khẩu lớn nhưng hiện nay ngành thủy sản cũng đang gặp không ít khó khăn Thứ nhất: Đối tượng khai thác thủy sảntài nguyên thiên nhiên dưới nước (tôm, cá, hải sản) , nhưng loại tài nguyên này có giới hạn và ở nước ta đang cạn kiệt nhất . ĐỀ ÁN Thực trạng xuất khẩu một số mặt hàng nông thủy sản xuất khẩu 2 CHƯƠNG I THỰC TRẠNG SẢN XUẤT MỘT SỐ MẶT HÀNG NÔNG THỦY SẢN CHỦ. biến thủy sản theo chiều sâu, gắn với xuất khẩ u. II-Tình hình sản xuất một số mặt hàng nông thủy sản xuất khẩu trong mấy năm gần đây: 1-Tình hình sản xuất

Ngày đăng: 17/01/2014, 03:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w