Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 38 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
38
Dung lượng
1,14 MB
Nội dung
Tiếp thị:QuảnlýcácMốiQuanhệCólợivớiKháchhàng
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khóa 2006-2007
Tiếp thị Địa phương
Bài đọc
Chương 1:
Tiếp thị:Quảnlýcácmốiquanhệcólợi
với kháchhàng
Biên dịch: Nguyễn Thị Xinh Xinh
1
CHƯƠNG 1
Tiếp thị:QuảnlýcácMốiQuanhệCólợivớiKháchhàng
Sau khi học chương này, Anh/Chị sẽ có khả năng
• định nghĩa tiếp thị (marketing) và phác thảo các bước trong qui trình tiếp thị.
• giải thích tầm quan trọng của việc hiểu biết kháchhàng và thương trường,
và xác định năm khái niệm cốt lõi về thương truờng.
• xác định các thành phần then chốt của một chiến lược tiếp thị được thúc
đẩy bởi kháchhàng và thảo luận về những định hướng quảnlýtiếp thị
hướng dẫn chiến lược tiếp thị.
• thảo luận về việc quảnlýmốiquanhệvớikhách hàng, và xác định các
chiến lược tạo ra giá trị cho kháchhàng và đổi lại nắm bắt giá trị từ khách
hàng
• mô tả những xu hướng và lực lượng chính đang làm thay đổi quang cảnh
tiếp thị trong thời đại này của cácmốiquan hệ.
Tiếp thị là gì?
Tiếp thị, hơn bất kỳ chức năng kinh doanh nào khác, cóquanhệ xử sự vớikhách hàng.
Mặc dù chúng ta sẽ sớm xem xét những định nghĩa chi tiết hơn về tiếp thị, nhưng có lẽ
định nghĩa đơn giản nhất về tiếp thị là định nghĩa này: Tiếp thị là quảnlýcácmốiquan
hệ cólợivớikháchhàng (managing profitable customer relationships)
Mục tiêu có hai phần của tiếp thị là thu hút cáckháchhàngmới bằng cách hứa hẹn mang
lại giá trị vượt trội và giữ chân cũng như phát triển cáckháchhàng hiện hành bằng cách
đem đến sự thỏa mãn.
Wal-Mart đã trở thành nhà bán lẻ lớn nhất của thế giới, và công ty lớn nhất của thế giới,
bằng việc thực hiện được lời hứa của mình, “Luôn luôn có giá thấp. Luôn luôn!”. Ở các
công viên giải trí có chủ đề Disney, “các nhà tưởng tượng” đem lại kết quả thần diệu
trong cố gắng của họ nhằm “biến giấc mơ thành hiện thực ngay hôm nay”. Công ty Dell
dẫn đầu ngành công nghiệp máy tính cá nhân bằng cách luôn luôn thực hiện tốt lời hứa
của mình là “trực tiếp, ngay lập tức”. Dell tạo điều kiện dễ dàng cho cáckháchhàng
thiết kế theo đơn hàngcác máy tính của riêng họ và cho giao các máy tính này nhanh
chóng đến tận cửa hay tận bàn để máy tính của họ. Các công ty này và những công ty rất
thành công khác biết rằng nếu họ chăm sóc cáckháchhàng của họ, thì thị phần và lợi
nhuận sẽ là kết quả tất yếu.
Tiếp thị đúng đắn là cốt yếu đối với sự thành công của mọi tổ chức. Các doanh nghiệp
lớn vì lợi nhuận như Procter & Gamble, Sony, Wal-Mart, IBM, và Marriott sử dụng tiếp
thị. Nhưng các tổ chức không vì lợi nhuận, chẳng hạn như các chính quyền, tỉnh và
thành phố, đại học, bệnh viện, viện bảo tàng, dàn nhạc giao hưởng, và thậm chí cả các
nhà thờ cũng sử dụng tiếp thị.
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khóa 2006-2007
Tiếp thị Địa phương
Bài đọc
Chương 1:
Tiếp thị:Quảnlýcácmốiquanhệcólợi
với kháchhàng
Biên dịch: Nguyễn Thị Xinh Xinh
2
Anh/Chị đã biết nhiều về tiếp thị rồi – nó hiện diện khắp nơi quanh Anh/Chị. Anh/Chị
thấy được các kết quả của tiếp thị trong sự dồi dào sản phẩm ở trung tâm thương mại kế
cận. Anh/Chị thấy tiếp thị trong các mẩu quảng cáo lấp đầy màn hình TV của Anh/Chị,
thêm thắt sự hấp dẫn cho các tạp chí của Anh/Chị, nhét đầy hộp thư của Anh/Chị hay
làm sống động các trang Web của Anh/Chị. Ở nhà, ở trường học, nơi Anh/Chị làm việc,
và nơi Anh/Chị vui chơi, Anh/Chị thấy tiếp thị trong hầu hết mọi thứ mình làm. Tuy thế,
tiếp thị thú vị, phức tạp và có nhiều điều hơn những gì đôi mắt tình cờ của kháchhàng
nhìn thấy. Đằng sau nó là một mạng lưới to lớn những con người và các hoạt động cạnh
tranh để giành được sự chú ý và các khoản mua sắm của bạn.
Cuốn sách này sẽ trình bày với Anh/Chị một phần giới thiệu bài bản và đầy đủ về các
khái nhiệm cơ bản và những thông lệ thực hành của tiếp thị ngày nay. Trong chương
này, chúng tôi bắt đầu với việc định nghĩa tiếp thị và qui trinh tiếp thị
Định nghĩa tiếp thị
Tiếp thị là gì? Nhiều người nghĩ về tiếp thị chỉ như là việc bán hàng và việc quảng cáo.
Và không có gì đáng ngạc nhiên – mỗi ngày chúng ta đều bị tấn công tới tấp bằng những
quảng cáo trên vô tuyến truyền hình, những chào hàng qua thư trực tiếp, những cuộc ghé
thăm bán hàng, và những lời chào hàng trên Internet. Tuy nhiên, việc bán hàng và việc
quảng cáo chỉ là phần nổi của tảng băng tiếp thị.
Ngày nay, chúng ta phải hiểu tiếp thị không phải theo nghĩa cũ là thực hiện một vụ bán
hàng – “telling and selling” (“thuyết phục và bán hàng” – mà theo nghĩa mới là thỏa mãn
nhu cầu của khách hàng. Nếu nhà tiếp thị hiểu biết rất tốt nhu cầu của khách hàng; phát
triển được các sản phẩm cung cấp giá trị vượt trội; và định giá, phân phối, và xúc tiến
chúng một cách hiệu quả, thì các sản phẩm này sẽ bán được rất dễ dàng. Như vậy việc
bán hàng và việc quảng cáo chỉ là một phần của một “hỗn hợp tiếp thị” rộng lớn hơn –
đó là một tập hợp các công cụ tiếp thị cùng hoạt động để thỏa mãn các nhu cầu của
khách hàng và xây dựng cácmốiquanhệvớikhách hàng.
Theo định nghĩa rộng, tiếp thị là một qui trình về quảnlý và có tính xã hội, qua đó các cá
nhân và các nhóm nhận được những gì họ cần và ước muốn thông qua việc tạo ra và trao
đổi giá trị với cá nhân và nhóm khác.
2
Trong bối cảnh kinh doanh hẹp hơn, tiếp thị liên
quan đến việc xây dựng cácmốiquanhệ trao đổi mang nhiều giá trị và cólợivớikhách
hàng. Như thế, chúng ta định nghĩa tiếp thị (marketing) là một qui trình qua đó các
công ty tạo ra giá trị cho kháchhàng và xây dựng cácmốiquanhệ mạnh vớikháchhàng
nhằm thu nhận giá trị từ kháchhàng để đổi lại.
Qui trình Tiếp thị
Hình 1.1 trình bày một mô hình đơn giản gồm năm bước (hay năm giai đoạn) của qui
trình tiếp thị. Trong bốn bước đầu, các công ty làm việc để hiểu biết cáckhách hàng, tạo
ra giá trị cho khách hàng, và xây dựng cácmốiquanhệ mạnh vớikhách hàng. Trong
bước cuối cùng, các công ty thu nhận được các phần thưởng của việc tạo ra giá trị vượt
trội cho khách hàng. Bằng việc tạo ra giá trị cho cáckhách hàng, các công ty đến lượt
Tiếp thị
Qui trình qua
đó các công ty
tạo ra giá trị
cho kháchhàng
và xây dựng
các mốiquan
hệ mạnh với
khách hàng
nhằm thu nhận
giá trị từ khách
hàng để đổi lại.
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khóa 2006-2007
Tiếp thị Địa phương
Bài đọc
Chương 1:
Tiếp thị:Quảnlýcácmốiquanhệcólợi
với kháchhàng
Biên dịch: Nguyễn Thị Xinh Xinh
3
mình thu nhận được giá trị từ cáckháchhàng dưới hình thức doanh thu, lợi nhuận, và
vốn cổ phần kháchhàng dài hạn.
3
Trong chương này và chương tiếp theo, chúng ta sẽ nghiên cứu các bước của mô hình
đơn giản này về tiếp thị. Trong chương này, chúng ta sẽ xem xét lại mỗi bước, nhưng
tập trung nhiều hơn vào các bước liên quan đến quanhệvớikhách hàng, xây dựng các
mối quanhệvớikháchhàng – đó là hiểu biết về cáckhách hàng, xây dựng cácmốiquan
hệ vớikhách hàng, và thu nhận giá trị từ cáckhách hàng. Trong Chương 2, chúng ta sẽ
xem xét sâu hơn các bước thứ hai và thứ ba – đó là thiết kế các chiến lược tiếp thị và xây
dựng các chương trình tiếp thị.
Hiểu biết Thương trường và Nhu cầu của Kháchhàng
Bước đầu tiên là những nhà tiếp thị cần phải hiểu biết về các nhu cầu và các ước muốn
(mong muốn) của kháchhàng và thương trường (marketplace) trong đó họ hoạt động.
Bây giờ chúng ta sẽ xem xét năm khái niệm cốt lõi về kháchhàng và thương trường: nhu
cầu, ước muốn và cầu; hàng chào tiếp thị (các sản phẩm, các dịch vụ, và kinh nghiệm);
giá trị và sự thỏa mãn; các giao dịch (trao đổi) và cácmốiquan hệ; và các thị trường.
Nhu cầu (Needs), Ước muốn (Wants) và Cầu (Demands)
của Kháchhàng
Khái niệm cơ bản nhất làm nền tảng cho tiếp thị là khái niệm về các nhu cầu của con
người. Các nhu cầu của con người là những tình trạng thiếu thốn cảm thấy được.
Chúng bao gồm các nhu cầu vật chất cơ bản về lương thực thực phẩm, áo quần, sự ấm
áp, sự an toàn; các nhu cầu xã hội về cảm nhận thuộc về một nhóm hay một nơi nào đó
và về tình cảm; và các nhu cầu cá nhân về kiến thứcvà sự tự thể hiện. Các nhu cầu này
không phải do những nhà tiếp thị tạo ra; mà chúng là một phần cơ bản của bản chất con
người.
Các ước muốn là hình thức mà các nhu cầu của con người thể hiện ra như chúng được
định hình bởi văn hóa và cá tính của cá nhân. Một người Mỹ cần lương thực thực phẩm
nhưng ước muốn có được một Big Mac, những lát khoai tây rán, và một cốc nước ngọt.
Nhu cầu
Những tình
trạng thiếu
thốn cảm
thấy được
Ước muốn
Hình thức mà
nhu cầu của
con người thể
hiện ra như
được định
hình bởi văn
hóa và cá tính
của cá nhân
Tạo ra giá trị cho cáckháchhàng và xây
dựng cácmốiquanhệvớikháchhàng
Đổi lại, thu nhận giá trị
từ cáckháchhàng
Hiểu biết thị
trường và nhu
cầu cũng như
ước muốn của
khách hàng
Thiết kế một
chiến lược tiếp
thị được thúc
đẩy bởi khách
hàng
Xây dựng một
chuơng trình
tiếp thị mang
đến giá trị vượt
trội cho khách
hàng
Xây dựng các
mối quanhệcó
lợi và tạo ra sự
thích thú cho
khách hàng
Thu nhận giá trị
từ cáckhách
hàng để tạo ra
lợi nhuận và
chất lượng
khách hàng
HÌNH 1.1
Mô hình đơn giản về qui trình tiếp thị
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khóa 2006-2007
Tiếp thị Địa phương
Bài đọc
Chương 1:
Tiếp thị:Quảnlýcácmốiquanhệcólợi
với kháchhàng
Biên dịch: Nguyễn Thị Xinh Xinh
4
Một người ở Mauritius cần lương thực thực phẩm nhưng ước muốn có được một quả
xoài, gạo, đậu lăng, và đậu. Các ước muốn được định hình bởi xã hội của người ta và
được mô tả như là các vật thể sẽ thỏa mãn nhu cầu. Khi được hỗ trợ bởi sức mua, ước
muốn trở thành cầu (demands). Trên cơ sở các ước muốn và những nguồn lực của
mình, con người đòi hỏi các sản phẩm mang lại những lợi ích mà kết hợp lại thành giá trị
và sự thỏa mãn cao nhất.
Các công ty tiếp thị xuất chúng cố gắng nhiều để nhận biết và hiểu được nhu cầu, ước
muốn và cầu của kháchhàng của mình. Họ tiến hành nghiên cứu về tiêu dùng và phân
tích hàng núi dữ liệu về tiêu dùng. Người của các công ty này ở tất cả các cấp – bao gồm
đội ngũ quảnlý cao cấp – đều gần gũi vớikhách hàng. Thí dụ, các nhà điều hành cao
cấp từ Wal-Mart dành hai ngày mỗi tuần đi thăm các cửa hàng và trà trộn vào cáckhách
hàng. Chủ tịch và giám đốc điều hành của công ty Harley-Davidson đều đặn leo lên
chiếc xe mô tô Harley của mình và đi cùng cáckháchhàng để thu nhận thông tin phản
hồi và ý tưởng.
Tại công ty khổng lồ về sản phẩm tiêu dùng Proter & Gamble (P&G), các nhà điều hành
cao cấp thậm chí còn trò chuyện vớicáckháchhàng bình thường tại nhà của họ và trong
các chuyến đi mua sắm. Một nhà điều hành của P&G nói “Chúng tôi đọc dữ liệu và xem
xét các biểu đồ”, “nhưng đi mua sắm [với cáckhách hàng] và nhìn thấy người phụ nữ đang
thay đổi các nhà bán lẻ ra sao nhằm tiết kiệm 10 xu Mỹ trên một ổ bánh mì [để bà ấy có
thể] chi tiêu vào những thứ quan trọng hơn – điều đó quan trọng đối với chúng tôi để đứng
được ở vị trí quan trọng nhất”. Giám đốc điều hành của P&G nói, “khi người tiêu dùng là
ông chủ, khi Anh/Chị cố gắng vượt qua được phương trình giá trị của người tiêu dùng, khi
Anh/Chị cố gắng làm cho cuộc sống của người tiêu dùng tốt hơn, như thế là Anh/Chị tập
trung hướng ra bên ngoài . . . và nó là một sự khác biệt hoàn toàn to lớn.”
4
Hàng chào Tiếp thị (Marketing Offers) – Các Sản phẩm,
Các Dịch vụ, và Những sự Trải nghiệm
Các nhu cầu và các ước muốn của cáckháchhàng được thỏa mãn thông qua một hàng
chào tiếp thị (marketing offer) – một kết hợp nào đó của các sản phẩm, các dịch vụ,
thông tin hay những trải nghiệm được chào bán ra thị trường để thỏa mãn một nhu cầu
hay ước muốn. Hàng chào tiếp thị (marketing offers) không phải chỉ giới hạn trong các
sản phẩm vật chất. Chúng cũng bao gồm các dịch vụ, đó là các hoạt động hay cáclợi ích
được chào bán mà về cơ bản là vô hình (phi vật chất) và không mang lại quyền sở hữu
đối với bất cứ thứ gì. Các thí dụ bao gồm các dịch vụ ngân hàng, hàng không, khách
sạn, soạn thảo tàiliệu về thuế, và các dịch vụ sửa chữa nhà ở. Nói rộng hơn, hàng chào
tiếp thị (marketing offers) cũng bao gồm các thực thể khác, chẳng hạn như người, nơi
chốn, tổ chức, thông tin, và ý tưởng
Nhiều người mắc sai lầm là chú ý nhiều đến các sản phẩm cụ thể họ chào bán hơn cáclợi
ích và những trải nghiệm do các sản phẩm này tạo ra. Những người bán này mắc phải
“sự thiển cận trong tiếp thị”. Họ bị các sản phẩm của mình lôi cuốn đến mức họ chỉ tập
trung vào các ước muốn hiện hữu của kháchhàng và bỏ qua những nhu cầu nền tảng của
khách hàng.
5
Họ quên rằng một sản phẩm chỉ là một công cụ để giải quyết một vấn đề
của khách hàng. Một nhà sản xuất các mũi khoan một phần tư inch có thể nghĩ rằng
Cầu
Ước muốn
của con
người
được hỗ
trợ bởi sức
mua
Hàng chào
Tiếp thị
(Marketing
offer)
Một kết hợp
nào đó của
các sản
phẩm, các
dịch vụ, thông
tin, hay những
trải nghiệm
được chào
bán ra thị
trường để
thỏa mãn một
nhu cầu hay
ước muốn
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khóa 2006-2007
Tiếp thị Địa phương
Bài đọc
Chương 1:
Tiếp thị:Quảnlýcácmốiquanhệcólợi
với kháchhàng
Biên dịch: Nguyễn Thị Xinh Xinh
5
khách hàng cần một mũi khoan. Nhưng thứ mà kháchhàng này thật sự cần là một cái lỗ
có đường kính một phần tư inch. Những người bán này sẽ gặp rắc rối khi một sản phẩm
mới xuất hiện và đáp ứng nhu cầu của kháchhàng này tốt hơn hay ít đắt tiền hơn. Khách
hàng này sẽ có nhu cầu như cũ, nhưng sẽ ước muốn sản phẩm mới nói trên.
Những nhà tiếp thị khôn ngoan nhìn ra xa hơn những thuộc tính của các sản phẩm và các
dịch vụ họ bán. Bằng việc chuẩn bị kỹ lưỡng dăm ba dịch vụ và sản phẩm, họ đem lại
những trải nghiệm nhãn hiệu (brand experiences) cho cáckhách hàng. Thí dụ, Thế giới
Disney là một trải nghiệm; một chuyến đi trên chiếc xe môtô Harley-Davidson cũng thế.
Anh/Chị trải nghiệm một cuộc viếng thăm Barnes & Noble hay vào Web site
playstation.com của Sony. Và Anh/Chị không chỉ xem một cuộc đua NASCAR;
Anh/Chị đắm mình trong sự trải nghiệm NASCAR. Một chuyên gia tuyên bố, “Những
gì kháchhàng thật sự muốn [là những hàng chào bán] gây ấn tượng mạnh đến các giác
quan của họ, lay động trái tim của họ, và kích thích trí óc của họ. Họ muốn [những hàng
chào bán] đem lại cho họ một sự trải nghiệm.
6
Giá trị cho Kháchhàng và Sự Thỏa mãn của Kháchhàng
Các kháchhàng thường đối mặt với một dãy rộng các sản phẩm và dịch vụ có thể thỏa
mãn một nhu cầu cho trước. Họ chọn lựa như thế nào giữa nhiều hàng chào tiếp thị
(marketing offers) này? Cáckháchhàng hình thành những kỳ vọng về giá trị và sự thỏa
mãn mà cáchàng chào tiếp thị khác nhau sẽ đem lại và họ mua sao cho phù hợp. Các
khách hàng được thỏa mãn sẽ tiếp tục mua nữa và nói cho những kháchhàng khác biết
về những trải nghiệm tốt đẹp của mình. Cáckháchhàng không thỏa mãn thường chuyển
sang các đối thủ cạnh tranh và chê bai sản phẩm đã mua với những kháchhàng khác.
Những nhà tiếp thị phải cẩn thận ấn định mức độ kỳ vọng phù hợp. Nếu họ ấn định các
kỳ vọng quá thấp, họ có thể làm cho những người mua hàng được thỏa mãn, nhưng
không thu hút được đủ người mua. Nếu họ nâng những kỳ vọng lên quá cao, thì những
người mua sẽ thất vọng. Giá trị cho kháchhàng và sự thỏa mãn của kháchhàng là những
phần cơ bản then chốt cho việc phát triển và quảnlýcácmốiquanhệvớikhách hàng.
Chúng ta sẽ trở lại thảo luận khái niệm cốt lõi này sau trong chương này.
Những sự Trao đổi và CácMốiQuanhệ
Tiếp thị diễn ra khi người ta quyết định thỏa mãn nhu cầu và ước muốn thông qua các
mối quanhệ trao đổi. Sự trao đổi (exchange) là hành động thu nhận một vật thể mong
muốn từ một người nào đó bằng cách cung cấp một thứ gì đó để đền đáp lại. Theo nghĩa
rộng nhất, nhà tiếp thị cố gắng gây ra một đáp ứng trước một hàng chào tiếp thị
(marketing offer) nào đó. Đáp ứng này có thể nhiều hơn là chỉ mua hay trao đổi các sản
phẩm và dịch vụ. Chẳng hạn, một ứng cử viên về chính trị ước muốn có được phiếu bầu
cho mình, một nhà thờ ước muốn có nhiều thành viên, và một nhóm hàng động xã hội
ước muốn ý tưởng được chấp nhận.
Tiếp thị gồm có những hành động được thực hiện để xây dựng và duy trì cácmốiquan
hệ trao đổi đáng mong muốn vớicác nhóm khán giả mục tiêu liên quan đến một sản
phẩm, dịch vụ, ý tưởng, hay vật thể khác. Vượt xa hơn việc chỉ đơn giản thu hút các
Sự trao đổi:
Hành động thu
nhận một vật
thể mong
muốn từ một
người nào đó
bằng cách
cung cấp một
thứ gì đó để
đền đáp lại.
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khóa 2006-2007
Tiếp thị Địa phương
Bài đọc
Chương 1:
Tiếp thị:Quảnlýcácmốiquanhệcólợi
với kháchhàng
Biên dịch: Nguyễn Thị Xinh Xinh
6
khách hàngmới và tạo ra các giao dịch, mục tiêu là giữ chân cáckháchhàng và làm tăng
hoạt động kinh doanh của họ với công ty. Những nhà tiếp thị muốn xây dựng cácmối
quan hệ mạnh bằng cách luôn luôn mang đến giá trị vượt trội cho khách hàng. Chúng ta
sẽ khai triển rộng khái niệm quan trọng về việc quảnlýmốiquanhệvớikháchhàng về
sau trong chương này.
Các Thị trường
Các khái niệm về sự trao đổi và cácmốiquanhệ dẫn đến khái niệm về một thị trường.
Một thị trường (market) là tập hợp những người mua thật sự và tiềm năng của một sản
phẩm. Những người mua này có cùng một nhu cầu hay ước muốn cụ thể mà có thể được
thỏa mãn thông qua cácmốiquanhệ trao đổi.
Tiếp thị có nghĩa là quảnlýcác thị trường để tạo ra cácmốiquanhệcólợivớikhách
hàng. Tuy nhiên, việc tạo ra cácmốiquanhệ này phải tốn công. Những người bán phải
tìm những người mua, xác định các nhu cầu của họ, thiết kế cáchàng chào tiếp thị
(marketing offers) tốt, ấn định các mức giá cho chúng, xúc tiến chúng, cũng như tồn trữ
và giao cho khách hàng. Các hoạt động như là phát triển sản phẩm, nghiên cứu, truyền
thông, phân phối, định giá, và dịch vụ là các hoạt động tiếp thị cốt lõi.
Mặc dù chúng ta thường nghĩ đến tiếp thị như là được tiến hành bởi người bán, nhưng
thật ra người mua cũng tiến hành tiếp thị. Cáckháchhàng làm tiếp thị khi họ tìm kiếm
các hàng hóa họ cần vớicác mức giá họ có thể đủ tiền mua. Những người đại diện mua
hàng cho công ty làm tiếp thị khi họ tìm kiếm cho ra những người bán và thương lượng
để đạt được những điều kiện tốt.
Hình 1.2 cho thấy những thành phần chính trong một hệ thống tiếp thị hiện đại. Trong
tình trạng thông thường, tiếp thị liên quan đến việc phục vụ một thị trường gồm những
người tiêu dùng cuối cùng trong khi phải đương đầu vớicác đối thủ cạnh tranh. Công ty
và các đối thủ cạnh tranh gởi các chào hàng (offers) và các thông điệp riêng của mình
đến khách hàng, một cách trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức trung gian tiếp thị. Tất cả
tác nhân trong hệ thống tiếp thị này đều chịu ảnh hưởng của các lực lượng về môi
trường [nhân khẩu hoc, kinh tế, vật lý, công nghệ, chính trị/pháp lý, xã hội/văn hóa).
Thị trường
Tập hợp những
người mua thật
sự và tiềm
năng của một
sản phẩm hay
dịch vụ
Môi trườn
g
HÌNH 1.2
Các thành phần
của một hệ thống
tiếp thị hiện đại
Các nhà
cung ứng
Công ty
(nhà tiếp thị)
Các đối thủ
cạnh tranh
Các tổ chức
trung gian
tiếp thị
Những người
sử dụng
cuối cùng
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khóa 2006-2007
Tiếp thị Địa phương
Bài đọc
Chương 1:
Tiếp thị:Quảnlýcácmốiquanhệcólợi
với kháchhàng
Biên dịch: Nguyễn Thị Xinh Xinh
7
Mỗi bên tham gia trong hệ thống này làm tăng thêm giá trị cho cấp tiếp theo. Tất cả mũi
tên thể hiện cácmốiquanhệ phải được xây dựng và quản lý. Như thế, thành công của
một công ty trong việc xây dựng cácmốiquanhệcólợi phụ thuộc không những vào các
hành động của riêng công ty, mà còn vào việc toàn bộ hệ thống phục vụ các nhu cầu của
khách hàng cuối cùng tốt đến mức nào. Wal-Mart không thể hoàn thành lời hứa của
mình về giá thấp trừ khi các nhà cung ứng của Wal-Mart cung cấp cho Wal-Mart hàng
hóa với giá thành thấp. Và Ford không thể đem đến chất lượng cao cho những người
mua xe hơi trừ khi những người buôn bán xe của Ford cung cấp dịch vụ ưu việt.
Thiết kế một Chiến lược Tiếp thị được Thúc đẩy bởi
Khách hàng
Một khi đã hiểu biết đầy đủ về kháchhàng và thương trường, đội ngũ quảnlýtiếp thị có
thể thiết kế một chiến lược tiếp thị được thúc đẩy bởi khách hàng. Chúng ta định nghĩa
quản lýtiếp thị (marketing management) là nghệ thuật và khoa học chọn lựa các thị
trường mục tiêu và xây dựng cácmốiquanhệcólợivới chúng. Mục đích của nhà quản
lý tiếp thị là tìm kiếm, thu hút, giữ chân, và phát triển cáckháchhàng mục tiêu bằng cách
tạo ra, đem giao và truyền thông giá trị vượt trội cho khách hàng.
Để thiết kế được một chiến lược tiếp thị thành công, nhà quảnlýtiếp thị phải trả lời hai
câu hỏi quan trọng: Những kháchhàng nào chúng ta sẽ phục vụ (thị trường mục tiêu của
chúng ta là thị trường nào)? và Bằng cách cách nào chúng ta có thể phục vụ cáckhách
hàng này tốt nhất (lời xác nhận giá trị của chúng ta là gì)? Chúng ta sẽ thảo luận ngắn
gọn về các khái niệm chiến lược tiếp thị này ở đây, và sau đó xem xét chúng chi tiết hơn
trong chương tiếp theo.
Chọn lọc cácKháchhàng để Phục vụ
Công ty trước hết phải quyết định mình sẽ phục vụ ai. Công ty làm điều này bằng cách
phân chia thị trường thành những phân khúc kháchhàng (sự phân khúc thị trường) và
chọn lọc các phân khúc nào mình sẽ tìm cách chiếm lĩnh (định mục tiêu tiếp thị). Một số
người nghĩ đến quảnlýtiếp thị như là tìm ra càng nhiều kháchhàng càng tốt và làm tăng
cầu. Nhưng các nhà quảnlýtiếp thị biết rằng họ không thể phục vụ tất cả kháchhàng về
mọi mặt. Bằng cách cố gắng phục vụ tất cả khách hàng, họ có thể không phục vụ tốt bất
cứ kháchhàng nào. Thay vào đó, công ty muốn chỉ chọn lọc những kháchhàng mà mình
có thể phục vụ tốt và một cách có lợi. Thí dụ, các cửa hàng Nordstrom nhắm một cách
có lợi vào các nhà chuyên nghiệp giàu có; các cửa hàng Family Dollar nhắm một cách có
lợi vào các gia đình có tiền của vừa phải hơn.
Một số nhà tiếp thị thậm chí có thể tìm cách để cókháchhàng ít hơn và cầu sút giảm.
Thí dụ, nhiều công ty điện lực có khó khăn trong việc đáp ứng cầu trong suốt các thời kỳ
sử dụng cao điểm. Trong những trường hợp này và các trường hợp khác về cầu quá
mức, các công ty có thể thực hành việc phản tiếp thị (demarketing) để làm giảm số
lượng kháchhàng hay chuyển dịch cầu của kháchhàng một cách tạm thời hay vĩnh viễn.
Chẳng hạn, để làm giảm cầu đối với mặt bằng trên các đường cao tốc đông nghẹt ở Thủ
đô Washington, Hội đồng Chính phủ ở Thủ đô Washington đã thiết lập một Web site
Quản lýtiếp thị
Nghệ thuật và
khoa học chọn
lựa các thị
trường mục tiêu
và xây dựng
các mốiquan
hệ cólợivới
chúng
Phản tiếp thị
Tiếp thị để làm
giảm cầu một
cách tạm thời,
hay vĩnh viễn;
mục đích không
phải là triệt tiêu
cầu mà chi là
làm giảm hay
chuyển dịch nó
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khóa 2006-2007
Tiếp thị Địa phương
Bài đọc
Chương 1:
Tiếp thị:Quảnlýcácmốiquanhệcólợi
với kháchhàng
Biên dịch: Nguyễn Thị Xinh Xinh
8
khuyến khích những người đi làm việc đều đặn dùng chung xe hoặc sử dụng phương tiện
vận chuyển công cộng.
7
Như thế, các nhà quảnlýtiếp thị phải quyết định cáckháchhàng nào họ muốn nhắm vào,
và phải quyết định về mức độ, thời gian, và tính chất của cầu của khách hàng. Diễn đạt
một cách đơn giả, quảnlytiếp thị là quảnlýkháchhàng và quảnlý cầu
Chọn lựa một Lời Xác nhận Giá trị
Công ty cũng phải quyết định mình sẽ phục vụ kháchhàng mục tiêu như thế nào – công
ty sẽ phân biệt và định vị (xác định vị trí) bản thân mình ra sao trên thương trường. Lời
xác nhận giá trị (value proposition) của một công ty là tập hợp cáclợi ích hay các giá trị
công ty hứa hẹn đem đến cho người tiêu dùng để thỏa mãn các nhu cầu của họ. Porsch
hứa hẹn hiệu năng và sự hứng thú khi lái xe: “Một con chó có cảm giác ra sao khi dây
dẫn bị đứt”. Bột giặt Tide hứa hẹn làm sạch van năng, tác dụng mạnh, trong khi đó Gain
“làm sạch và sáng lên như ánh nắng”. Altoids định vị mình là “mùi vị bạc hà đậm lạ
lùng”.
Những lời xác nhận giá trị như thế phân biệt nhãn hiệu này với nhãn hiệu kia. Chúng trả
lời câu hỏi của khách hàng. “Tại sao tôi nên mua sản phẩm mang nhãn hiệu của bạn chứ
không phải nhãn hiệu của một đối thủ cạnh tranh của bạn?” Các công ty phải thiết kế
những lời xác nhận giá trị mạnh mang lại cho họ lợi thế lớn nhất trên các thị trường mục
tiêu của họ.
Những Định hướng QuảnlýTiếp thị
Đội ngũ quảnlýtiếp thị muốn thiết kế các chiến lược mà sẽ xây dựng được cácmốiquan
hệ cólợivớicáckháchhàng mục tiêu. Nhưng triết lý gì hướng dẫn các chiến lược tiếp
thị này? Nên gán trọng số nào cho cáclợi ích của khách hàng, tổ chức, và xã hội? Rất
thường xảy ra xung đột giữa cáclợi ích này.
Có năm khái niệm thay thế khác nhau, theo đó các tổ chức thiết kế và thực hiện các chiến
lược tiếp thị của mình: các khái niệm sản xuất, sản phẩm, bán, tiếp thị, và tiếp thị mang
tính xã hội.
Khái niệm Sản xuất
Khái niệm sản xuất (production concept) cho rằng người tiêu dùng sẽ ủng hộ các sản
phẩm có sẵn và rất vừa túi tiền. Vì thế cho nên đội ngũ quảnlý phải tập trung vào việc
cải thiện hiệu quả sản xuất và phân phối. Khái niệm này là một trong những định hướng
xưa cũ nhất hướng dẫn người bán.
Kháí niệm sản xuất vẫn còn là một triết lý hữu ích trong hai loại tình huống. Loại thứ
nhất xảy ra khi cầu đối với một sản phẩm vượt quá cung. Ở đây, đội ngũ quảnlý phải
tìm những cách để gia tăng sản xuất. Tình huống thứ hai xảy ra khi giá thành của sản
phẩm quá cao và cần cải thiện năng suất để giảm giá thành xuống. Thí dụ, triết lý của
Henry Ford là hoàn thiện việc sản xuất kiểu xe T để cho giá thành của nó có thể được
Khái niệm sản
xuất
Ý tưởng cho
rằng người tiêu
dùng sẽ ủng hộ
các sản phẩm
có sẵn và rất
vừa túi tiền.
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khóa 2006-2007
Tiếp thị Địa phương
Bài đọc
Chương 1:
Tiếp thị:Quảnlýcácmốiquanhệcólợi
với kháchhàng
Biên dịch: Nguyễn Thị Xinh Xinh
9
giảm và nhiều người hơn có thể đủ tiền mua nó. Ông đã nói đùa về việc chào bán cho
người ta một chiếc xe hơi có bất cứ màu gì miễn nó là đen (black).
Mặc dù hữu ích trong một số tình huống, nhưng khái niệm sản xuất có thể dẫn đến sự
thiển cận trong tiếp thị. Các công ty chấp nhận và thực hiện định hướng này có nhiều
nguy cơ tập trung quá hẹp vào các hoạt động của riêng họ và bỏ qua mục tiêu thật sự - đó
là thỏa mãn các nhu cầu của kháchhàng và xây dựng cácmốiquanhệvớikhách hàng.
Khái niệm Sản phẩm
Khái niệm sản phẩm (product concept) cho rằng người tiêu dùng sẽ ủng hộ các sản
phẩm mang lại nhiều nhất xét về chất lượng, hiệu năng, và những đặc điểm có tính đổi
mới. Theo khái niệm này, chiến lược tiếp thị đặt trọng tâm vào việc thực hiện những cải
tiến sản phẩm liên tục. Một số nhà sản xuất tin rằng nếu họ có thể chế tạo được một cái
bẫy chuột tốt hơn, thì thế giới sẽ đến cửa của họ rất đông để mua. Nhưng họ thường bị
sốc dữ dội. Những người mua hẳn có thể đang tìm kiếm một giải pháp tốt hơn cho vấn
đề bị chuột quấy phá, nhưng không nhất thiết đang tìm kiếm một cái bẫy chuột tốt hơn.
Giải pháp có thể là một bình xịt chất hóa học, một dịch vụ tiêu diệt chuột, hay một thứ gì
đó có tác dụng tốt hơn bẫy chuột. Hơn nữa, một cái bẫy chuột tốt hơn sẽ không bán
được, trừ khi nhà sản xuất thiết kế, đóng gói, và định giá nó một cách hấp dẫn; đặt nó
vào các kênh phân phối tiện lợi; làm cho người cần nó chú ý nó; và thuyết phục khách
hàng nó là một sản phẩm tốt.
Như thế, khái niệm sản phẩm cũng có thể dẫn đến sự thiển cận trong tiếp thị. Chẳng hạn,
đội ngũ quảnlý đường sắt đã từng nghĩ rằng những người sử dụng muốn có xe lửa chứ
không phải là sự vận chuyển và đã không nhận thấy thách thức ngày càng tăng của
đường hàng không, xe buýt, xe tải, và xe ô tô. Kodak đã cho rằng những người tiêu dùng
muốn có phim chụp ảnh chứ không phải phương cách nắm bắt và chia sẻ những kỷ niệm
và lúc đầu đã bỏ qua thách thức của các máy ảnh kỹ thuật số. Mặc dù hiện tại Kodak dẫn
đầu thị trường máy ảnh kỹ thuật số về doanh thu, nhưng cho đến nay Kodak chưa kiếm
được lợi nhuận đáng kể từ hoạt động kinh doanh này.8
Khái niệm Bán
Nhiều công ty theo khái niệm bán (selling concept), khái niệm này cho rằng những
người tiêu dùng sẽ không mua đủ các sản phẩm của công ty trừ khi công ty thực hiện
một nỗ lực xúc tiến và bán hàng qui mô lớn. Khái niệm này thuờng được thực hành với
các hàng hóa không được tìm kiếm – những hàng hóa mà người mua thường không nghĩ
đến việc mua, chẳng hạn như bảo hiểm hay các đợt hiến máu. Những ngành này phải
giỏi trong việc tìm ra cáckháchhàng tương lai và thuyết phục họ về cáclợi ích của sản
phẩm để họ mua.
Hầu hết các công ty thực hành khái niệm bán khi họ đối mặt với việc thừa năng lực sản
xuất. Mục đích của họ là bán những gì họ sản xuất ra chứ không phải sản xuất ra những
gì thị trường muốn. Một chiến lược tiếp thị như thế cócác rủi ro cao. Nó tập trung vào
việc tạo ra các giao dịch bán hàng chứ không phải vào việc xây dựng cácmốiquanhệcó
lợi và dài hạn vớikhách hàng.
Khái niệm
sản phẩm
Khái niệm
sản phẩm
(product
concept) cho
rằng người
tiêu dùng sẽ
ủng hộ các
sản phẩm
mang lại nhiều
nhất xét về
chất lượng,
hiệu năng, và
những đặc
điểm, và vì thế
tổ chức phải
dành năng lực
để thực hiện
những cải tiến
sản phẩm liên
tục.
Khái niệm bán
Ý tưởng cho
rằng những
người tiêu dùng
sẽ không mua
đủ các sản phẩm
của công ty trừ
khi công ty thực
hiện một nỗ lực
xúc tiến và bán
hàng qui mô lớn.
[...]... MốiQuanhệvớiKháchhàng Ba bước đầu tiêu trong qui trình tiếp thị - hiểu biết thương trường và các nhu cầu của khách hàng, thiết kế một chiến lược tiếp thị được thúc đẩy bởi khách hàng, và lập ra các chương trình tiếp thị - tất cả chuẩn bị cho bước thứ tư và quan trọng nhất: xây dựng cácmốiquanhệcólợivớikháchhàngQuảnlý Mối quanhệvớiKháchhàng Quản lý mối quanhệvớikháchhàng (CRM)... hệvớikhách hàng, và xác định các chiến lược tạo ra giá trị cho kháchhàng và đổi lại nắm bắt giá trị từ kháchhàng Theo nghĩa rộng, quảnlý mối quanhệvớikháchhàng là toàn bộ quá trình xây dựng và duy trì cácmốiquanhệcólợivớikháchhàng bằng cách đem đến giá trị và sự thỏa mãn vượt trội cho kháchhàng Mục đích của việc quảnlý mối quanhệvớikháchhàng là tạo ra vốn cổ phần kháchhàng (customer... nhau đòi hỏi các chiến lược khác nhau về quảnlý mối quanhệvớikháchhàng Mục đich của nhà tiếp thị là xây dựng cácmốiquanhệ thích hợp vớicáckháchhàng thích hợp Để đền đáp lại việc tạo ra giá trị cho cáckháchhàng mục tiêu, công ty thu nhận được giá trị từ cáckháchhàng dưới hình thức lợi nhuận và vốn cổ phần kháchhàng Trong việc xây dựng cácmốiquanhệvớikhách hàng, các nhà tiếp thị giỏi... dựng các nhãn hiệu mạnh Quảnlýmốiquanhệvớikhách hàng: xay dựng cácmốiquanhệ mạnh vớicáckháchhàng được chọn Quyết định về lời xác nhận giá trị: sự phân biệt sản phẩm và xác định vị trí Định giá: tạo ra giá trị thực tế Phân phối: quảnlýcác chuỗi cung và cầu Quảnlýmốiquanhệ đối tác: xây dựng cácmốiquanhệ mạnh vớicác đối tác tiếp thị Thu nhận giá trị từ cáckháchhàng để tạo ra lợi. .. 2006-2007 Tiếp thị Địa phương Bài đọc Chương 1: Tiếpthị:Quảnlýcácmốiquanhệcólợivớikháchhàng Tạo lập Vốn Cổ phần Kháchhàng (Building Customer Equity) Bây giờ chúng ta có thể nhận thấy tầm quan trọng không chỉ của việc kiếm được cáckhách hàng, mà còn việc giữ và phát triển họ nữa Việc quảnlýmốiquanhệvớikháchhàngcó một cách nhìn dài hạn Các công ty mong muốn không chỉ tạo ra cáckhách hàng. .. được cácmốiquanhệ mang nhiều 32 Biên dịch: Nguyễn Thị Xinh Xinh Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khóa 2006-2007 Tiếp thị Địa phương Bài đọc Chương 1: Tiếpthị:QuảnlýcácmốiquanhệcólợivớikháchhàngCác công ty mong muốn không chỉ kiếm được cáckháchhàngcó lời, mà còn xây dựng cácmốiquanhệ mà sẽ giữ chân được kháchhàng và làm tăng “tỷ phần khách hàng. ” Các loại khách hàng. .. trì cácmốiquanhệcólợivớikháchhàng bằng cách đem đến giá trị và sự thỏa mãn vượt trội cho kháchhàng Nó xử lýmọi khía cạnh của việc kiếm được, giữ chân, và phát triển cáckháchhàng 13 Biên dịch: Nguyễn Thị Xinh Xinh Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khóa 2006-2007 Tiếp thị Địa phương Bài đọc Chương 1: Tiếpthị:QuảnlýcácmốiquanhệcólợivớikháchhàngCác Khối Xây dựng Mối Quan. .. trên kệ hàng của họ Bản chất Đang Thay đổi của CácMốiQuanhệvớiKháchhàng Những thay đổi ngoạn mục đang xảy ra trong những cách thức các công ty đang quanhệvớicáckháchhàng của họ Các công ty trong quá khứ đã tập trung vào việc tiếp thị đại chúng đến tất cả cáckháchhàng trên thị trường, không cómốiquanhệ chặt chẽ vớikháchhàng nào Các công ty ngày nay đang xây dựng cácmốiquanhệ lâu... trọng nhất trong qui trình tiếp thị liên quan đến việc xây dựng cácmốiquanhệcó lợi, mang nhiều giá trị, vớicáckháchhàng mục tiêu Suốt từ đầu đến cuối qui trình này, các nhà tiếp thị thực hành việc quảnlýmốiquanhệvớikháchhàng để tạo ra sự thỏa mãn và sự thích thú của kháchhàng Tuy nhiên, trong việc tạo ra giá trị cho kháchhàng và cácmốiquanhệvớikhách hàng, công ty không thể làm... trong tiếp thị 31 Biên dịch: Nguyễn Thị Xinh Xinh Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khóa 2006-2007 Tiếp thị Địa phương Bài đọc Chương 1: Tiếpthị:Quảnlýcácmốiquanhệcólợivớikháchhàng > Ôn lại các Khái niệm < Các công ty thành công ngày nay đều tập trung mạnh vào kháchhàng và cam kết vớitiếp thị ở mức độ cao Mục tiêu của tiếp thị là xây dựng và quảnlýcácmốiquanhệcólợivớikhách .
Tiếp thị: Quản lý các mối quan hệ có lợi
với khách hàng
Biên dịch: Nguyễn Thị Xinh Xinh
1
CHƯƠNG 1
Tiếp thị: Quản lý các Mối Quan hệ Có lợi với. quan đến quan hệ với khách hàng, xây dựng các
mối quan hệ với khách hàng – đó là hiểu biết về các khách hàng, xây dựng các mối quan
hệ với khách hàng, và