Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 104 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
104
Dung lượng
1,03 MB
Nội dung
BÁO CÁOKẾTQUẢNGHIÊNCỨU
“HỖ TRỢ THIẾT LẬP HỆ THỐNG THỐNG KÊ THƯƠNG MẠI
QUỐC TẾ VỀ DỊCH VỤ – SERV- 5”
Thực hiện chính
Bà Trần Thị Hằng
Trưởng nhóm chuyên gia trong nước - Tổng cục Thống kê
Ông Julian Arkel và Dietrich Barth
Chuyên gia EU Dự án MUTRAP
Tham gia
Bà Nguyễn Thị Liên, Bà Lê Thị Minh Thủy, Ông Nguyễn Bích Lâm,
Bà Nguyễn Thị Hồng, Ông Lê Hoàng Lân, Bà Nguyễn Thị Mơ, Ông Dương Duy Hưng
Tháng 5 năm 2007
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
TỔNG CỤC THỐNG KÊ
DỰ ÁN HỖ TRỢ THƯƠNG MẠI ĐA BIÊN
(MUTRAP II)
2
LỜI CẢM ƠN
Báo cáo này được thực hiện trong khuôn khổ hợp phần “Hỗ trợ thiết lập hệ thống thống kê
thương mại quốc tế về dịch vụ của Việt Nam” với mã số SERV-5 của Dự án “Hỗ trợ
Thương mại Đa biên giai đoạn II” (Mutrap II) giai đoạn 2005 – 2008 do Bộ Thương mại thực
hiện với sự tài trợ của Uỷ ban Châu Âu.
Mục tiêu hoạt động của SERV-5 là cung cấp trợ giúp kỹ thuật cho Việt Nam trong việc thiết
lập một hệ thống thống kê thương mại quốc tế về dịch vụ dựa trên các chuẩn mực quốc tế, phù
hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam cũng như đáp ứng được các đòi hỏi về số liệu của
nhiều đối tượng sử dụng trong nước và quốc tế. Kếtquả quan trọng phải đạt được từ hoạt động
này là “kiến nghị một hệ thống thống kê thương mại dịch vụ của Việt Nam với nội dung và
cơ chế thực hiện có hiệu quả”.
Hợp phần SERV-5 được phối hợp thực hiện bởi các chuyên gia trong nước thuộc Tổng cục
Thống kê, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Thương mại, Trường Đại học Ngoại thương, Tổng công
ty hàng hải và các chuyên gia EU. Do nội dung nghiêncứu được chia thành hai giai đoạn khác
nhau nên sự tham gia của các chuyên gia cũng khác nhau cho từng giai đoạn:
Giai đoạn I: Quý IV/2005 - Quý II/2006 do nhóm chuyên gia trong nước gồm Bà Trần Thị
Hằng, Bà Nguyễn Thị Liên, Bà Lê Thị Minh Thủy, Ông Nguyễn Bích Lâm, Ông Lê
Hoàng Lân (Tổng cục Thống kê), Bà Nguyễn Thị Hồng (Ngân hàng Nhà nước), Ông
Dương Duy Hưng (Bộ Thương mại), Bà Nguyễn Thị Mơ (Trường Đại học Ngoại thương),
Ông Bùi Hữu Ánh (Tổng công Ty Hàng Hải) phối hợp với các chuyên gia EU gồm Tiến
sỹ Dietrich Barth và Ông Julian Arkell thực hiện;
Giai đoạn II: Quý III/2006 - Quý I/2007 do nhóm chuyên gia của Tổng cục Thống kê và
Ngân hàng Nhà nước thực hiện với sự phối hợp của Ông Julian Arkell.
Nhóm nghiêncứu xin chân thành cám ơn Tiến sỹ Lê Mạnh Hùng, Tổng cục trưởng Tổng cục
Thống kê; Tiến sỹ Maria Cristina Hernandez, Cố vấn kỹ thuật cao cấp của Dự án VIE/02/09
UNDP-MPI; Ông Hans Farhammer, Bí thư thứ nhất Phái đoàn EC tại Việt Nam; Bà Trần Thị
Thu Hằng, Giám đốc Dự án MUTRAP; Tiến sỹ Peter Naray, Cố vấn trưởng Dự án MUTRAP;
Ban đặc trách Dự án MUTRAP; Ông Lê Việt Đức, Phó vụ trưởng Vụ Tổng hợp Kinh tế quốc
dân, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về sự quan tâm, hỗ trợ quan trọng, thiết thực, hiệu quả, và các ý
kiến đóng góp trong quá trình nghiêncứu và chuẩn bị báo cáo.
Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác tích cực của các cơ quan có liên quan như Cục Đầu tư nước
ngoài(Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động TB và XH),
Vụ Thương mại, Dịch vụ và Giá cả, Vụ Tài khoản quốc gia, Vụ Công nghiệp và Xây dựng, Vụ
Phương pháp Chế độ, Vụ Hợp tác Quốc tế của Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê Hà Nội
trong các buổi làm việc và các hoạt động nghiêncứu của nhóm chuyên gia.
Trân trọng.
3
NỘI DUNG
TÓM TẮT
PHẦN I: THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU XÂY DỰNG HỆ THÔNG THỐNG KÊ THƯƠNG MẠI
QUỐC TẾ VỀ DỊCH VỤ Ở VIỆT NAM.
Chương 1: Hoạt động dịch vụ trên thế giới và ở Việt Nam
.
1.1 Thương mại dịch vụ quốc tế
1.2 Chính sách phát triển dịch vụ của Việt Nam
1.3 Thực trạng hoạt động dịch vụ và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
dịch vụ ở Việt Nam
9
9
9
10
Chương 2: Các chuẩn mực quốc tế về thống kê thương mại quốc tế trong lĩnh vực dịch vụ
2.1 Cẩm nang thống kê thương mại quốc tế về dịch vụ………… ………
.
2.2 Giới thiệu các danh mục quốc tế……………
2.3 Những sửa đổi cơ bản về chuẩn mực quốc tế thời gian tới
13
15
17
Chương 3: Khuôn khổ thống kê …
3.1. Những khó khăn của việc thiết lập hệ thống thống kê TMQT về dịch vụ…
3.2. Thực trạng thống kê thương mại quốc tế về dịch vụ ở Việt Nam
3.3. So sánh với các chuẩn mực quốc tế và khu vực
3.4. Nhu cầu về một khuôn khổ thống kê
19
19
19
21
23
PHẦN II: KHUYẾN NGHỊ VỀ HỆ THỐNG THỐNG KÊ TMQT VỀ DỊCH VỤ Ở VIỆT NAM………
Chương 4: Khuyến nghị về hệ thống báocáo thống kê………………………… ………
.
4.1. Thu thập số liệu XNK dịch vụ trong điều tra doanh nghiệp hàng năm
4.2. Sửa đổi, bổ sung chế độ báo cáo/điều tra doanh nghiệp tháng, qúy
4.3. Khai thác số liệu hiện có và hoàn thiện thống kê FDI để tách riêng bộ dữ liệu về
FATS
4.4. Tăng cường sự phối hợp Bộ/ngành để khai thác nguồn số liệu từ hệ thống ghi
chép hành chính
4.5. Cần nghiêncứu và sớm thực hiện một cuộc điều tra chuẩn về thương mại dịch
vụ quốc tế …………………………… ……………………………
4.6. Phân bổ số liệu EBOPS theo 4 phương thức cung cấp dịch vụ
.
4.7. Thiết lập cơ sở dữ liệu siêu văn bản và thực hiện từng bước việc công bố số liệ
u
thương mại dịch vụ
4.8. Nghiêncứu và phát triển phương pháp ước tính dựa trên các nguồn số liệu
khác nhau
Chương 5: Khuyến nghị về danh mục dịch vụ trong thương mại quốc tế về dịch vụ đáp ứng
26
27
28
44
45
45
46
47
48
4
yêu cầu điều tra và báocáo thống kê……………………………………… …………………….
.
49
PHẦN III: MỘT SỐ KẾTQUẢ CHỦ YẾU CỦA VIỆC ÁP DỤNG KHUYẾN NGHỊ XÂY DỰNG
HỆ THỐNG THỐNG KÊ MỚI Ở VIỆT NAM
Chương 6: Dự thảo Danh mục dịch vụ trong TMQT của Việt Nam………… …………………
.
Chương 7: Điều tra chọn mẫu chi phí bảo hiểm và vận tải hàng nhập khẩu năm 2005
7.1. Xây dựng phương án điều tra và thiết kế phiếu điều tra
7.2. Tổng hợp số liệu
7.3. Xử lý kếtquả điều tra
7.4. Đánh giá chung
Chương 8: Điều tra doanh nghiệp hàng năm và việc bổ sung chỉ tiêu XNK dịch vụ
Chương 9: Điều tra chi tiêu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam……
.
Chương 10: Sử dụng các nguồn số liệu hiện có cho việc tổng hợp và công bố số liệu thống
kê xuất nhập khẩu dịch vụ năm 2006
52
54
56
57
57
57
59
62
63
PHẦN IV: NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN ƯU TIÊN THỰC HIỆN VÀ NHU CẦU TRỢ GIÚP KỸ
THUẬT………………………………… …………………………………………………………………….
.
Chương 11: Những vấn đề cần ưu tiên thực hiện 65
Chương 12: Nhu cầu hỗ trợ và trợ giúp kỹ thuật… 68
KẾT LUẬN 70
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Tàiliệu tham khảo 72
Phụ lục 2: Dự thảo Danh mục dịch vụ trong TMQT của Việt Nam, các bảng mã số
tương thích………………………………………………………………………… ………………………
73
Phụ lục 3: Điều tra chọn mẫu chi phí vận tải, bảo hiểm hàng nhập khẩu 2005 103
5
Phụ lục 4: Số liệu thống kê FATS luồng vào tổng hợp từ kếtquả Điều tra doanh nghiệp 107
5
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BPM5
Cẩm nang Cán cân thanh toán của IMF - Tái bản lần thứ 5
CPC 1.0
Danh mục sản phẩm trung tâm, phiên bản 1.0
EBOPS
Danh mục dịch vụ mở rộng trong cán cân thanh toán
EUROSTAT
Ủy ban thống kê của Liên minh châu Âu
FATS
Thống kê thương mại dịch vụ của các công ty con, chi nhánh nước ngoài
FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FISIM
Dịch vụ trung gian tài chính được tính phí gián tiếp
GATS
Hiệp định chung về thương mại dịch vụ
IMF
Qũy tiền tệ quốc tế
ISIC
Phân loại chuẩn quốc tế các hoạt động kinh tế
OECD
Tổ chức phát triển và hợp tác
PCPC
Danh mục sản phẩm trung tâm, ban hành tạm thời
SNA
Hệ thống tài khoản quốc gia
TSA
Tài khoản vệ tinh du lịch
UNCTAD
Hội nghị về thương mại và phát triển của Liên hợp quốc
WTO
Tổ chức thương mại thế giới
BD
3
Định nghĩa chuẩn về đầu tư trực tiếp nước ngoài
6
TÓM TẮT
Giới thiệu chung
Hoạt động “Hỗ trợ thiết lập hệ thống thống kê thương mại quốc tế về dịch vụ của Việt Nam -
SERV-5” là một trong nhiều hoạt động được thực hiện trong khuôn khổ Dự án Hỗ trợ Thương
mại Đa biên” giai đoạn II (Mutrap II) thực hiện từ năm 2005 đến 2008. Đây là dự án được phối
hợp thực hiện và tài trợ bởi Cộng đồng Châu Âu và Bộ Thương mại Việt Nam nhằm trợ giúp
cho Việt Nam trong quá trình đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cũng
như tham gia vào các hiệp định thương mại khu vực, hiệp định thương mại song phương.
Mục đích nghiêncứu của SERV-5 là cung cấp trợ giúp kỹ thuật cho Việt Nam trong việc thiết
lập một hệ thống thống kê thương mại quốc tế về dịch vụ dựa trên các chuẩn mực quốc tế, phù
hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam, đáp ứng các đòi hỏi về số liệu của các đối tượng sử
dụng của Việt Nam. Một trong những kếtquả quan trọng đòi hỏi phải đạt được là “kiến nghị
một hệ thông thống kê thương mại dịch vụ của Việt Nam với nội dung và cơ chế thực hiện có
hiệu quả”.
Năm 2004, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI), Tổng cục Thống kê (GSO) đã thực hiện một nghiên
cứu nhỏ trong khuôn khổ trợ giúp kỹ thuật của UNDP nhằm đánh giá thực trạng hệ thống thống
kê thương mại dịch vụ của Việt Nam
1
. Kếtquả của nghiêncứu này rất quan trọng cho việc xác
định các công việc cần thực hiện cả ở cấp trung ương và địa phương nhằm đáp ứng yêu cầu số
liệu ngày càng tăng của nhiều đối tượng sử dụng. Trên cơ sở đó, yêu cầu thực hiện của SERV-5
đòi hỏi các khuyến nghị được đưa ra phải dựa trên 5 khuyến nghị cơ bản được nêu trong dự án
UNDP-MPI-GSO đã thực hiện liên quan đến danh mục thống kê, phương pháp luận và tổ chức
hệ thống thống kê.
Nội dung
Trong phần I, Báocáo này đề cập thực trạng và nhu cầu xây dựng một hệ thống thống kê
thương mại quốc tế về dịch vụ của Việt Nam, bao gồm các nội dung liên quan đến vai trò của
khu vực dịch vụ trong nền kinh tế thế giới cũng như Việt Nam, các chuẩn mực quốc tế về thống
kê lĩnh vực này, thực trạng hệ thống thống kê thương mại quốc tế về dịch vụ của Việt Nam, từ
đó đưa ra nhu cầu cho việc xây dựng một khuôn khổ thống kê.
Phần II của Báocáo thể hiện nội dung quan trọng nhất của hoạt động SERV-5 - các khuyến
nghị về việc xây dựng hệ thống thống kê thương mại quốc tế về dịch vụ theo các chuẩn mực về
phương pháp luận, tổ chức luồng thông tin, phát triển điều tra thống kê, danh mục, các vấn đề
quan trọng khác của hoạt động thống kê thương mại quốc tế về dịch vụ. Các khuyến nghị về
tổng thể và chi tiết cho từng lĩnh vực dịch vụ xuất phát từ những đặc thù của từng lĩnh vực trong
đó đề cập sự cần thiết phải tiến hành một cuộc điều tra chuẩn mực, chi tiết về thương mại dịch
vụ quốc tế, các cuộc điều tra chuyên đề riêng cho 6 lĩnh vực dịch vụ ưu tiên. Trên cơ sở đó mới
có thể đánh giá được hoạt động này trong mối quan hệ với các nước đối tác, hoạt động của các
chi nhánh, công ty con nước ngoài về dịch vụ. Các lĩnh vực dịch vụ ưu tiên theo định hướng của
Chính phủ gồm: vận tải biển, vận tải hàng không, du lịch, bưu chính viễn thông, bảo hiểm và tài
chính ngân hàng.
Nghiên cứu, trao đổi giữa Chuyên gia EU và Chuyên gia trong nước thuộc Tổng cục Thống kê,
các Bộ/ngành, Cục Thống kê đã chỉ ra sự cần thiết phải xây dựng hệ thống thống kê với hướng
dẫn cụ thể về phương pháp luận, phù hợp với chuẩn mực quốc tế và điều kiện cụ thể của Việt
1
Dự án MPI-UNDP - VIE/02/009, Tăng cường năng lực quản lý và xúc tiến thương mại dịch vụ của VN trong
bối cảnh hội nhập, Báocáo về thống kê thương mại dịch vụ của Việt Nam, Hanoi, tháng 12/2004
7
Nam cũng như tổ chức hệ thống trên cơ sở phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan thống kê nhà nước,
các Bộ/ngành, doanh nghiệp.
Cần đặt ra mục tiêu tổng hợp được số liệu thống kê xuất nhập khẩu dịch vụ theo 11 ngành của
BPM5 trong 3 năm tới đây và phân tổ số liệu này theo các nước bạn hàng chủ yếu trong 2 năm
tiếp theo và sớm thực hiện cơ chế cập nhật thường xuyên, phối hợp hiệu quả, chặt chẽ các
nguồn thông tin từ đăng ký doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), thuế (Bộ Tài chính) và
thông tin từ các cuộc điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê để có được bộ cơ sở dữ liệu
phản ánh sát nhất về hoạt động của các doanh nghiệp trên cơ sở phân ngành mới về các hoạt
động kinh tế của Việt Nam (VSIC 2007).
Trên cơ sở các khuyến nghị, SERV-5 cũng đã tiến hành một số hoạt động thử nghiệm và thu
được những kếtquả quan trọng, thể hiện trong Phần III của báo cáo, bao gồm: Dự thảo Danh
mục dịch vụ trong thương mại quốc tế của Việt Nam, Điều tra chọn mẫu về chí phí bảo hiểm,
vận tải hàng nhập khẩu thực hiện trong năm 2006, Điều tra chi tiêu của khách du lịch, Điều tra
doanh nghiệp hàng năm (AES) với phần bổ sung mới về chỉ tiêu xuất nhập khẩu dịch vụ. Ngoài
các chỉ tiêu cho thống kê chuyên ngành, cuộc điều tra doanh nghiệp hàng năm còn có thể cung
cấp số liệu về thống kê thương mại dịch vụ của các chi nhánh, công ty con nước ngoài tại Việt
Nam (FATS luồng vào) với nhiều chỉ tiêu cơ bản.
Phần IV của Báocáo đề cập các vấn đề cần ưu tiên thực hiện và nhu cầu hỗ trợ, trợ giúp kỹ
thuật cho thống kê Việt Nam những năm tới đây nhằm vào 3 mục tiêu lớn:
• Thực hiện 9 khuyến nghị đã nêu trong phần III với mức độ ưu tiên cao nhất cho các khuyến
nghị số 1, 2, 3, 4, 5 và 9
• Tập trung vào 6 lĩnh vực dịch vụ ưu tiên theo quyết định của Chính phủ, tiếp theo là các lĩnh
vực dịch vụ ưu tiên trong ASEAN và các lĩnh vực dịch vụ phức tạp.
• Cung cấp số liệu về thống kê TMDVQT có chất lượng tốt hơn, xuất phát từ việc thực hiện các
cuộc điều tra dựa trên nhu cầu của EBOPS và FATS
Cần có sự quan tâm, đầu tư thích đáng hơn nữa về nguồn lực từ phía Chính phủ cho Tổng cục
Thống kê, Cục Thống kê địa phương và thống kê Bộ/ngành để phát triển tốt hơn hệ thống thống
kê.
Cần có sự hỗ trợ và trợ giúp kỹ thuật từ các nước, các tổ chức quốc tế liên quan đến các nội
dung:
1. Hỗ trợ hoàn thiện hệ thống thống kê thương mại dịch vụ:
• Thiết kế và thực hiện một cuộc điều tra chuẩn (benchmark census) về thương mại dịch vụ
trong năm 2008 hoặc 2009
• Hoàn thiện phương án và phiếu điều tra doanh nghiệp cho các năm tiếp theo trên cơ sở
dàn mẫu và kếtquả của cuộc điều tra chuẩn nêu trên, phát triển kỹ thuật ước tính
(estimation and imputation) để có được các số liệu định kỳ tháng/qúy.
• Điều tra chuyên ngành về các lĩnh vực dịch vụ ưu tiên và các lĩnh vực dịch vụ phức tạp
khác để có được thông tin sâu hơn, chi tiết hơn
2. Hỗ trợ thiết kế và xây dựng trung tâm tích hợp và cập nhật dữ liệu doanh nghiệp phục vụ điều
tra thống kê thương mại dịch vụ trên cơ sở các nguồn số liệu Bộ Kế hoạch Đầu tư về đăng ký
doanh nghiệp, từ T
ổng cục Thống kê về điều tra doanh nghiệp và từ Tổng cục Thuế về dữ
liệu thuế hàng tháng.
3. Hỗ trợ nghiêncứu sửa đổi và hoàn thiện thống kê FDI, làm cơ sở cho việc phát triển thống kê
FATS.
4. Hỗ trợ xây dựng cơ sở dữ liệu siêu văn bản và cơ sở dữ liệu về thống kê thương mại dịch vụ.
8
5. Hỗ trợ đào tạo về thống kê thương mại dịch vụ cho cán bộ của Tổng cục Thống kê, Cục
Thống kê địa phương, các Bộ/ngành và doanh nghiệp.
Hỗ trợ và trợ giúp kỹ thuật từ các nước, các tổ chức quốc tế có thể được thực hiện thông qua các
phương thức.
• Các chuyến công tác tại Việt Nam của chuyên gia EU hoặc những nước đã phát triển điều
tra TMQT về dịch vụ như Mỹ, Ôxtrâylia để trao đổi kinh nghiệm, phổ biến kỹ thuật .
• Cử cán bộ của Tổng cục Thống kê sang cơ quan thống kê một số nước EU có kinh nghiệm
về lĩnh vực này để thực tập, hỗ trợ họ kinh phí cho các đợt thực tập để tìm hiểu, học hỏi
kiến thức, kinh nghiệm thu thập, tổng hợp số liệu, thực hiện điều tra, trao đổi nghiệp vụ
với các đồng nghiệp của mình, áp dụng những điểm thích hợp với điều kiện Việt Nam.
• Hỗ trợ kinh phí cho các cuộc điều tra chuyên sâu ở những lĩnh vực dịch vụ ưu tiên và
phức tạp, các cuộc hội thảo, tập huấn nghiệp vụ thống kê thương mại dịch vụ.
Việc xây dựng hệ thống thống kê thương mại của Việt Nam cần dựa trên các chuẩn mực nêu
trong Cẩm nang liên quan đến hai nội dung “Cột trụ”, đó là (a) Cán cân thanh toán” và (b) “các
chi nhánh, công ty con do nước ngoài sở hữu 50% vốn - gọi tắt là FATS”. Tổng cục Thống kê
là cơ quan quản lý về chuyên môn thống kê và có nhiều kinh nghiệm tổ chức các cuộc tổng điều
tra, điều tra thống kê. Theo định hướng về cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, số lượng
các doanh nghiệp ngoài nhà nước đã và sẽ tăng lên nhanh chóng, vì vậy cần tăng cường điều tra
doanh nghiệp trên cơ sở các qui định của Luật Thống kê nhằm đẩy mạnh thu thập thông tin từ
mọi loại hình doanh nghiệp, từ báocáo của Bộ/ngành ở một số lĩnh vực. Điều đó giúp cho Tổng
cục Thống kê sử dụng kết hợp các nguồn số liệu để tổng hợp được các chỉ tiêu thống kê thương
mại quốc tế về dịch vụ.
Thiết lập một hệ thống thống kê mới về TMDV quốc tế là một quá trình khó khăn, lâu dài và
cần được thực hiện từng bước. Thực tế cho thấy cần một vài năm để thực hiện điều tra, trên cơ
sở đó Tổng cục Thống kê có thể tổng hợp, phân tích trên cơ sở số lớn về các lĩnh vực dịch vụ
vốn dĩ rất phức tạp. Hệ thống thống kê mới về thương mại dịch vụ quốc tế được xây dựng và
phát triển theo các chuẩn mực do Liên hợp quốc khuyến nghị trong Cẩm nang sẽ giúp cho Việt
Nam dần dần thiết lập được hệ thống các chỉ tiêu thống kê TMDV. Cơ sở pháp lý và chức năng
nhiệm vụ của Tổng cục Thống kê sẽ đảm bảo cho việc xây dựng và vận hành hệ thống thống kê
mới theo lộ trình cụ thể, kế hoạch khả thi.
Ở giác độ khu vực ASEAN, việc thực hiện mục tiêu phát triển và hài hòa thống kê thương mại
quốc tế về dịch vụ giữa các nước thành viên với việc thiết lập một Nhóm nghiêncứu khu vực
trong đó Việt Nam được cử làm Chủ tịch, thống kê Việt Nam sẽ có những điều kiện tốt để
nghiên cứu, phát triển hệ thống thống kê của mình trên cơ sở hài hòa với khu vực về danh mục,
phương pháp điều tra, phạm vi thống kê, thiết kế phiếu cũng như các vấn đề có liên quan khác.
9
PHẦN I
THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU XÂY DỰNG HỆ THỐNG THỐNG KÊ
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VỀ DỊCH VỤ Ở VIỆT NAM
CHƯƠNG 1
HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
1.1 Thương mại dịch vụ quốc tế
Trong hơn hai thập kỷ qua, hoạt động dịch vụ có xu hướng phát triển nhanh và ngày càng đóng
vai trò quan trọng trong nền kinh tế của hầu hết các nước nói chung và thương mại thế giới nói
riêng. Những năm qua, tốc độ tăng trưởng của thương mại dịch vụ thường cao hơn thương mại
hàng hoá. Tuy nhiên gần đây, xu hướng này đã có sự thay đổi, thời kỳ 2000-2004, xuất khẩu hàng
hoá và dịch vụ đều tăng trưởng ở mức 9%/năm. Năm 2004, xuất khẩu dịch vụ thương mại thế giới
lần đầu tiên đã vượt qua mức 2 nghìn tỷ USD, so với xuất khẩu hàng hoá là 8,9 nghìn tỷ USD.
Tầm quan trọng ngày càng tăng của dịch vụ kéo theo sự gia tăng về tỷ trọng dịch vụ thương mại
trong tổng số xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ trên thế giới từ 15% lên đến 19% năm 2004.
2
Mặc dù
tăng trưởng ổn định như vây nhưng tỷ trọng dịch vụ trong thương mại thế giới luôn nhỏ hơn tỷ
trọng dịch vụ trong sản xuất. Dịch vụ hiện chiếm khoảng trên 60% GDP của thế giới và khoảng
30% lao động toàn cầu. Vì vậy, có thể nói vai trò của dịch vụ trong nền kinh tế thế giới chưa được
phản ánh một cách đầy đủ về tỷ trọng thương mại thế giới. Một trong những lý do là công tác
thống kê về dịch vụ, sẽ được thảo luận chi tiết hơn dưới đây.
Có thể thấy rằng, các nước đang phát triển đang đóng một vai trò ngày càng quan trọng về thương
mại dịch vụ. Trong số 40 nước xuất khẩu dẫn đầu thế giới
3
, có 13 nước là các nước đang phát
triển (Trung Quốc, Hồng Kông, Hàn Quốc, Ấn Độ, Xinh-ga-po, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ, Thái Lan,
Ma-lai-xi-a, Ai Cập, Mê-hi-cô, Bra-xin và Nam Phi). Tổng trị giá xuất khẩu dịch vụ của các nước
này chiếm 18% trong tổng trị giá xuất khẩu dịch vụ thế giới năm 2004.
1.2 Chính sách phát triển dịch vụ của Việt Nam
Tiếp nối sự phát triển các hoạt động dịch vụ, từ khoảng năm 1998 đến nay, Việt Nam bắt đầu mở
cửa cho đầu tư nước ngoài vào khu vực dịch vụ. Các nhà cung cấp nước ngoài được phép thâm
nhập thị trường dịch vụ Việt Nam ở mức độ nhất định, ở một số lĩnh vực như tư vấn pháp lý, kiểm
toán, cơ khí, kiến trúc, viễn thông, ngân hàng bảo hiểm và chứng khoán. Tuy nhiên, các biện pháp
hạn chế tiếp cận thị trường vẫn tiếp tục được áp dụng đối với các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài.
Trong khuôn khổ các hiệp định thương mại song phương và khu vực, Việt Nam cũng thận trọng
từng bước hướng tới tự do hoá thương mại dịch vụ theo các Hiệp định đa phương trong khuôn khổ
WTO, song phương như Hiệp định thương mại Việt- Mỹ năm 2002, Hiệp định khung ASEAN về
dịch vụ năm 1995. Tuy nhiên có thể nói cho đến nay, tỷ lệ tăng trưởng khu vực dịch vụ của Việt
Nam còn thấp, các dịch vụ hiện đại, hỗ trợ sản xuất còn thiếu hoặc không có, môi trường pháp lý
và các công cụ pháp lý cho thị trường dịch vụ còn thiếu và chưa được coi trọng. Phần lớn những
khiếm khuyết này là do trình độ nhận thức của các Bộ ngành, cơ quan quản lý và chính quyền đị
a
phương về vai trò của dịch vụ trong nền kinh tế còn hạn chế. Các giải pháp thúc đẩy phát triển nền
kinh tế trong một thời gian dài vừa qua thường tập trung vào phát triển sản xuất nông nghiệp, công
nghiệp, các định hướng và ưu tiên về chính sách tập trung chủ yếu vào mục tiêu tăng trưởng xuất
khẩu hàng hóa, thu hút đầu tư cho khu vực sản xuất vật chất. Vì vậy tỷ trọng đầu tư cho khu v
ực
dịch vụ còn thấp, thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho khu vực này chưa được chú trọng. Ngoài ra
2
WTO, Thống kê thương mại quốc tế 2005, Geneva 2005, trang 2
3
WTO, Thống kê thương mại quốc tế 2005, Geneva 2005, bảng I.7
10
còn một số vấn đề khác là thiếu các phương pháp phát triển thực tế, kinh nghiệm quản lý nghèo
nàn, thiếu thông tin cho việc phát triển các kế hoạch và chính sách hợp lý và không cập nhật được
thông tin về các hoạt động thực tế của các thị trường dịch vụ hiện đại mà một trong những lý do
chính là do Việt Nam chưa xây dựng được hệ thống thống kê dịch vụ nói chung và thương mại
quốc tế về dịch vụ nói riêng.
Kế hoạch phát triển kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010 đã tập trung nhấn mạnh mục tiêu
phát triển khu vực dịch vụ với mục tiêu tăng trưởng bình quân 7,7 - 8,2%, tỷ trọng khu vực dịch
vụ trong GDP năm 2010 đạt 41 - 42%, tỷ trọng lao động chiếm 26 - 27% vào năm 2010.
1.3 Thực trạng hoạt động dịch vụ và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ ở
Việt Nam.
Trong những năm gần đây, Việt Nam đạt mức tăng trưởng kinh tế cao so với các nước trong khu
vực và trên thế giới. Cơ cấu kinh tế chuyển đổi mạnh mẽ. Phần lớn kếtquả tăng trưởng này là do
tăng trưởng trong khu vực dịch vụ, đóng góp của khu vực dịch vụ trong GDP tăng từ 20% trong
những năm 1990 lên 39-41% trong thời kỳ 2000-2005. Đóng góp của khu vực dịch vụ vào GPD
thể hiện:
Bảng 1 - Cơ cấu GDP của từng ngành dịch vụ trong khu vực dịch vụ (theo giá thực tế)
2001 2002 2003 2004 2005
Tổng số
100.0 100.0 100.0 100.0 100.0
Thương nghiệp; sửa chữa xe có động cơ, mô tô,
xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình
36.46 36.67 35.74 35.84 35.66
Khách sạn, nhà hàng 8.29 8.32 7.93 8.23 9.19
Vận tải, kho bái, thông tin liên lạc 10.45 10.23 10.61 11.17 11.48
Tài chính tín dụng 4.71 4.74 4.66 4.68 4.72
Hoạt động khoa học và công nghệ 1.42 1.46 1.59 1.59 1.64
Hoạt động kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn 11.61 11.86 11.71 11.51 10.54
Quản lý NN, an ninh quốc phòng và bảo đảm xã
hội bắt buộc.
6.88 6.71 7.16 7.01 7.22
Giáo dục và đào tạo 8.74 8.79 9.18 8.58 8.45
Hoạt động y tế và xã hội 3.45 3.41 3.80 3.99 3.89
Hoạt động giải trí, văn hoá và thể thao 1.51 1.43 1.45 1.36 1.3
Hoạt động của Đảng , đoàn thể và hiệp hội 0.35 0.35 0.33 0.33 0.33
Hoạt động dịch vụ cá nhân, cộng đồng và các hoạt
động khác
5.60 5.54 5.36 5.28 5.11
Dịch vụ cá nhân giúp việc gia đình 0.53 0.50 0.48 0.45 0.45
Nguồn: Niên giám thống kê - TCTK
Thực hiện chính sách Đổi Mới nền kinh tế từ năm 1986, đến năm 1996, tăng trưởng dịch vụ đã
cao hơn các ngành khác (41-42%). Tuy nhiên từ năm 2000, tỷ trọng dịch vụ trong GDP có xu
hướng giảm do tốc độ gia tăng mạnh mẽ của công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến (39%
năm 2003 và 38% năm 2004 và 2005).
Số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ t
ăng lên nhưng gia tăng việc làm
trong khu vực này lại thấp hơn so với công nghiệp khai thác và chế biến. Hiện nay, có khoảng
62,2% các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ (trong đó tỷ lệ cao nhất thuộc về
hoạt động thương nghiệp). Tuy nhiên, tỷ trọng lao động trong các doanh nghiệp dịch vụ chỉ chiếm
26,3%.
Bảng 2 - Số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực d
ịch vụ
31/12/02 31/12/03 31/12/04 31/12/05
Tổng số doanh nghiệp 62,908 72,012 91,755 113,352
[...]... xut, xut nhp khu cỏc ngnh dch v v cỏc phng thc cung cp dch v Vit Nam cng rt cn thu thp v tớnh toỏn nhng s liu ny cú th cung cp cho WTO v cỏc nc thnh viờn h ỏnh giỏ vic thc hin cỏc cam kt ca Vit Nam 6 Báocáo đầu t thế giới: Xu hớng dịch chuyển về khu vực dịch vụ, UNCTAD, New York và Geneva, 2004 24 PHN II KHUYN NGH V H THNG THNG Kấ CHNG 4 KHUYN NGH V H THNG BO CO THNG Kấ CHO CC NGNH DCH V Phn ny cp .
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
“HỖ TRỢ THIẾT LẬP HỆ THỐNG THỐNG KÊ THƯƠNG MẠI
QUỐC TẾ VỀ. tâm, hỗ trợ quan trọng, thiết thực, hiệu quả, và các ý
kiến đóng góp trong quá trình nghiên cứu và chuẩn bị báo cáo.
Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác