Hoạtđộng quản trịkinhdoanhtại khách sạn
Nam CườngHảiDương
Lê Thi
̣
Mai Lan
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
Luận văn ThS. ngành: Du li
̣
ch (Chương trình đào tạo thí điểm)
Người hướng dẫn: PGS.TS. Trần Đư
́
c Thanh
Năm bảo vệ: 2010
Abstract. Tổng quan tài liệu về quảntrịkinhdoanh (QTKD), quảntrịkinhdoanh
khách sạn (QTKDKS). Khảo sát thực trạng hoạtđộng QTKD tạikháchsạnNam
Cường Hải Dương. Phân tích, đánh giá thực trạng hoạtđộng QTKD tạikháchsạn
Nam CườngHải Dương. Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao năng lực
QTKDKS.
Keywords. Du lịch; Quảntrịkinh doanh; Kháchsạn
Content
1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
KDKS chiếm một vị tríquan trọng trong ngành du lịch. Trong giai đoạn hiện nay,
KDKS càng có điều kiện phát triển và nâng cao vị trí. Chính vì vậy ngày càng có nhiều khách
sạn mở ra.
Để tồn tại và phát triển được trong thị trường kinhdoanh đầy cạnh tranh đòi hỏi các
doanh nghiệp kháchsạn phải có được những chiến lược đúng đắn, phù hợp với tình thế kinh
doanh đặc biệt là nắm bắt được thị trường mà kháchsạn đang hoạt động. Hay nói cách khác,
đó chính là các nhà kinhdoanh phải biết quảntrịdoanh nghiệp một cách tốt nhất. Từ thực tế
có thể thấy rằng, hoạtđộng QTKD của kháchsạn là một vấn đề quan trọng đối với sự tồn tại
và phát triển của khách sạn. Hoạtđộng QTKD tốt đã đem lại doanh thu và lợi nhuận cao cho
các khách sạn.
KháchsạnNamCườngHảiDương là kháchsạn 4 sao duy nhất trên địa bàn thành phố
Hải Dương. Điều thuận lợi trong hoạtđộngkinhdoanh của kháchsạn là không có sự cạnh
tranh của các kháchsạn cùng hạng. Tuy vậy, khách hàng sẵn sàng lựa chọn một kháchsạn
khác có thứ hạng thấp hơn nếu như kháchsạn đó đáp ứng được các yêu cầu mà khách hàng
mong muốn. Vì vậy vấn đề đặt ra cho kháchsạnNamCườngHảiDương là phải làm thế nào
để luôn thu hút được khách hàng đến với mình, để hoạtđộngkinhdoanh thực sự đem lại hiệu
quả. Từ khi thành lập đến nay, với khoảng thời gian không dài (5 năm) hoạtđộngkinhdoanh
của kháchsạn đã có những giai đoạn phát triển thăng trầm. Nằm trên địa bàn thành phố Hải
Dương - thành phố vừa không có điểm du lịch lớn, lại nằm giữa cung đường của những thành
phố lớn như Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, với khoảng cách địa lý không xa đó nên khách
du lịch không chọn HảiDương làm điểm dừng chân lưu trú trong chuyến du lịch của mình.
Vì vậy thị trường khách mục tiêu của kháchsạnNamCườngHảiDương không giống các
khách sạnnằm ở những điểm du lịch lớn hoặc ở các trung tâm thành phố. Thị trường khách
chủ yếu của kháchsạn là khách chuyên gia của các khu công nghiệp quanh địa bàn thành phố
Hải Dương và một phần là khách của các công ty lữ hành. Với việc xác định rõ thị trường
khách mục tiêu như vậy, nên kháchsạn cũng đã tìm được những hướng đi đúng đắn có hiệu
quả. Tuy nhiên với sự ra đời của hàng loạt các cơ sở lưu trú trên cùng địa bàn đã làm cho hoạt
động QTKD của kháchsạn gặp không ít khó khăn.
Do vậy, nghiên cứu hoạtđộng QTKD tạikháchsạnNamCườngHảiDương nhằm
tìm ra những bài học cho các doanh nghiệp lưu trú có điều kiện tương tự là việc làm có ý
nghĩa khoa học và thực tiễn. Mặt khác việc tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa năng
lực QTKD của kháchsạnNamCườngHảiDương cũng có ý nghĩa trực tiếp với khách sạn.
2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu các hoạtđộng QTKD, đề tài nhằm tìm
ra những bài học kinh nghiệm trong việc QTKD của kháchsạnNamCườngHảiDương cho
các doanh nghiệp lưu trú có điều kiện tương tự. Đồng thời góp phần hoàn thiện năng lực
QTKD cho kháchsạnNamCườngHải Dương.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đề tài đạt được mục đích, nhiệm vụ của đề tài như sau:
- Tổng quantài liệu về QTKD, QTKDKS.
- Khảo sát thực trạng hoạtđộng QTKD tạikháchsạnNamCườngHải Dương.
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạtđộng QTKD tạikháchsạnNamCườngHải
Dương.
- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao năng lực QTKDKS.
3. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ của một luận văn, tác giả tập trung vào nghiên cứu:
- Phạm vi của vấn đề nghiên cứu: QTKDKS là một hoạtđộng tổng hợp liên quan đến
rất nhiều hoạtđộng trong KDKS với mục đích đem lại hiệu quả cao cho khách sạn. Có hai
cách tiếp cận QTKDKS là tiếp cận theo lĩnh vực hoạtđộng và theo chức năng. Trong khuôn
khổ luận văn tác giả xin đề cập đến một số hoạtđộng chính theo hai tiếp cận này. Cụ thể là
trong luận văn này chỉ tập trung vào phân tích nội dung hoạtđộng QTKD lưu trú; QTKD ăn
uống (quản trị theo lĩnh vực hoạt động); quảntrị nguồn nhân lực, quảntrị chất lượng; quản
trị marketing; quảntrị rủi ro (quản trị theo chức năng) trong kháchsạnNamCườngHải
Dương.
- Về thời gian: Tác giả thu thập lấy số liệu của 3 năm 2007, 2008, 2009 và 6 tháng
đầu năm 2010.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, tác giả sử dụng kết hợp nhiều phương pháp:
- Phương pháp thu thập tài liệu: Thu thập tài liệu liên quan đến QTKD, QTKDKS để
làm cơ sở lý luận cho phân tích thực trạng hoạtđộng QTKDKS. Tập hợp số liệu của khách
sạn NamCườngHải Dương, của thành phố Hải Dương.
- Phương pháp khảo sát thực tế: Tác giả đã dành nhiều thời gian để khảo sát thực tế
tại kháchsạnNamCườngHảiDương nhằm so sánh giữa thực tế và kết quả đạt được của
khách sạn. Đồng thời tìm hiểu về các dịch vụ của khách sạn, cơ cấu tổ chức và các sản phẩm
của khách sạn.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Bằng việc in sẵn những mẫu câu hỏi dành cho
khách nhằm đánh giá mức độ hài lòng về chất lượng dịch vụ kháchsạn cung cấp. Đồng thời
tác giả cũng gửi những bảng câu hỏi cho nhân viên trong kháchsạn nhằm đánh giá thái độ
của nhân viên, mức độ hài lòng của nhân viên khi làm việc trong khách sạn. Phương pháp
này được thực hiện trong thời gian ngắn, thu thập được số lượng lớn lượng thông tin, nhưng
tác giả khó đánh giá được thái độ của người được hỏi.
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Cũng với mục đích như phương pháp điều tra
bằng bảng hỏi, trong thời gian khảo sát thực tế tạikháchsạn tác giả đã tiến hành phỏng vấn
trực tiếp khách nghỉ tạikháchsạn và nhân viên ở bộ phận lễ tân, bộ phận buồng, bộ phận
phục vụ ăn uống và một số bộ phận khác. Phương pháp này tuy mất nhiều thời gian, số lượng
người cần hỏi không nhiều nhưng đánh giá được trực tiếp thái độ của người được hỏi.
5. Đóng góp của luận văn
Khi quyết định lựa chọn đề tài này, tác giả hy vọng rằng kết quả nghiên cứu và những
đóng góp của luận văn sẽ làm dày dặn thêm lý luận QTKD trong khách sạn. Đồng thời có khả
năng ứng dụng vào thực tế công tác QTKDKS không những chỉ đối với những cơ sở lưu trú
có điều kiện tương tự mà ngay cả với các kháchsạn khác cũng đang còn gặp nhiều khó khăn
trong hoạtđộngkinhdoanh dưới sự cạnh tranh gay gắt của thị trường khách sạn.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, phụ lục luận văn được chia
làm ba chương, cụ thể như sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận về quảntrịkinhdoanhkhách sạn.
Chương 2. Thực trạng hoạtđộngquảntrịkinhdoanh của kháchsạnNamCường
Hải Dương.
Chương 3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản trịkinh
doanh của kháchsạnNamCườngHải Dương.
References
Tài liệu tiếng Việt
1. Trịnh Xuân Dũng (2005), Quản trịkinhdoanh khách sạn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
2. Nguyễn Trọng Đặng, Nguyễn Doãn Thị Liễu, Vũ Đức Minh, Trần Thị Phùng (2003),
Quản trịdoanh nghiệp kháchsạn du lịch, Nxb Thống kê
3. Nguyễn Thành Độ, Nguyễn Ngọc Huyền (2007), Quảntrịkinh doanh, Nxb Đại học Kinh
tế Quốc dân, Hà Nội
4. Hoàng Minh Đường, Nguyễn Thừa Lộc (1998), Quảntrịdoanh nghiệp thương mại, Nxb
Giáo dục
5. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2004), Giáo trình kinh tế du lịch, Nxb Lao động -
Xã hội, Hà Nội
6. Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2008), Quảntrị học, Nxb Giao thông vận tải,
Hà Nội
7. KháchsạnNamCườngHảiDương (2010), Bản báo cáo tài chính và tình hình kinh
doanh của kháchsạnnăm 2007, 2008, 2009, quý 1 và quý 2 năm 2010, HảiDương
8. Nguyễn Văn Mạnh, Hoàng Thị Lan Hương (2008), Quảntrịkinhdoanhkhách sạn, Nxb
Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội
9. Lục Bội Minh (1998), Quản lý kháchsạn hiện đại, Nxb Chính trị Quốc gia Viện nghiên
cứu phát triển du lịch, Hà Nội
10. Nguyễn Văn Nam (2002), Rủi ro tài chính – thực tiễn và phương pháp đánh giá, Nxb
Tài chính, Hà Nội
11. Nguyễn HảiSản (2007), Quảntrị học, Nxb Thống kê
12. Đinh Thị Thư (2005), Kinh tế du lịch khách sạn, Nxb Hà Nội
Tài liệu tiếng Anh
13. Alastair M.Morrison (1998), Hospitality and Travel Marketing
14. Denny G. Rutherford, Michael J.O’Fallon (2007), Hotel Management and Operations
15. Jack V.Michaels (1996), Technical Risk management, Hall, America