1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoạt động của UNICEF tại việt nam

9 1,1K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 317,94 KB

Nội dung

Hoạt động của UNICEF tại Việt Nam Nhiếp Thị Trung Chinh Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Luận văn Thạc sĩ ngành: Quan hệ Quốc tế; Mã số: 60 31 40 Người hướng dẫn: PGS. Nguyễn Quốc Hùng Năm bảo vệ: 2010 Abstract: Chương 1: Giới thiệu về lịch sử hình thành, tôn chỉ mục đích cũng như cơ cấu tổ chức của UNICEF; Nêu lên nội dung chính của các giai đoạn hợp tác giữa UNICEF và Chính phủ Việt Nam từ khi bắt đầu thiết lập mối quan hệ đến nay. Chương 2: Nêu lên các hoạt động và kết quả của các hoạt động của UNICEF tại Việt Nam tập trung vào thập niên đầu của thế kỷ 21. Các hoạt động tập trung vào 3 lĩnh vực: y tế, chăm sóc và bảo vệ bà mẹ, trẻ em; lĩnh vực giáo dục và lĩnh vực xây dựng kế hoạch, chính sách, xã hội. Chương 3: Đánh giá chung các kết quả đạt được từ những chương trình hoạt động của UNICEF và triển vọng hợp tác giữa UNICEF và Chính phủ Việt Nam. Keywords: Unicef; Việt Nam; Quan hệ quốc tế Content LỜI NÓI ĐẦU 1. Mục đích – ý nghĩa của đề tài. + Lý do chọn đề tài. Hiện nay, vấn đề quyền trẻ em đang là mối quan tâm lớn không chỉ của từng quốc gia mà là của toàn xã hội. Tương lai của mỗi quốc gia, dân tộc phụ thuộc nhiều vào việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Tuy nhiên, ở nhiều nơi trên thế giới, tình trạng trẻ em phải tự lao động kiếm sống, bị lừa gạt, bạo lực, bóc lột sức lao động và sa vào các tệ nạn xã hội đang có chiều hướng gia tăng. Bởi vậy, hơn lúc nào hết, vấn đề quyền trẻ em được đặt ra như một nhu cầu cấp bách cần được giải quyết, nhằm giành lại cho các em quyền được sống, quyền được học hành, vui chơi, được chăm sóc và bảo vệ…Những khẩu hiệu “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”, “Hãy dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em mà mình có”…đã và đang là khẩu hiệu hành động của các quốc gia. Phát triển con người luôn là trọng tâm trong chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Đảng cộng sản Việt Nam luôn khẳng định: Con người là trung tâm của sự phát triển, là mục tiêu đồng thời là động lực của phát triển đất nước. 2 Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Sự quan tâm đến trẻ em được thể hiện rõ hơn sau khi Việt Nam phê chuẩn Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em năm 1990. Sau khi phê chuẩn, Việt Nam đã tích cực tiến hành nhiều hoạt động nhằm thực hiện Công ước. Chính phủ Việt Nam đã đưa các vấn đề về trẻ em và gia đình vào Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006 - 2010, một trong những văn kiện quan trọng nhất tạo khuôn khổ cho các Bộ, ngành xây dựng kế hoạch hành động riêng của mình cho đến năm 2010. Trong quá trình thực hiện các quyền của trẻ em, nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn phát sinh đang là một thách thức đối với Việt Nam, đòi hỏi Việt Nam cần có các giải pháp thích hợp và có được sự giúp đỡ hiệu quả từ các tổ chức quốc tế. Năm 2010 là năm kỷ niệm 20 năm Việt Nam phê duyệt Công ước quốc tế về Quyền trẻ em. Năm 2010 cũng là năm đánh dấu 35 năm hoạt động của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) tại Việt Nam. UNICEF đã phối hợp chặt chẽ với chính phủ Việt Nam xây dựng Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em và nỗ lực triển khai thực hiện. UNICEF đã kiên trì thực hiện các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của những người có vai trò và ảnh hưởng đối với trẻ em. Bởi vậy, trẻ em Việt Nam đã, đang và sẽ được hưởng những cơ hội tốt đẹp so với trước đây. Những gì UNICEF mang lại cho trẻ em Việt Nam trong những năm qua ngày càng đạt được những thành tựu đáng kể. Xuất phát từ tính cấp thiết của vấn đề trên, tôi đã chọn đề tàiHoạt động của UNICEF tại Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. + Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. Đây là công trình khoa học đầu tiên ở cấp thạc sĩ ngành Quan hệ Quốc tế nghiên cứu về hoạt dộng của UNICEF tại Việt Nam, do vậy có thể được coi là một tài liệu mới có ý nghĩa tham khảo, bổ sung, làm phong phú thêm các tài liệu đã có. Góp phần nâng cao hiểu biết về UNICEF – một trong những tổ chức đầu tiên đặt quan hệ với Việt Nam sau khi đất nước giải phóng. Với những kiến thức nghiên cứu nhất định, đề tài giúp người đọc có được cái nhìn tổng quát, đánh giá đúng về hoạt động của UNICEF tại Việt Nam, đồng thời góp phần tạo cơ sở định hướng về quan hệ giữa UNICEFViệt Nam trong thời gian tới, nhằm đem lại những lợi ích tốt nhất cho trẻ em. 2. Tình hình nghiên cứu vấn đề. Kể từ khi quan hệ UNICEFViệt Nam được thiết lập cho đến nay đã có một số công trình nghiên cứu, báo cáo tổng kết, bài báo, bài phát biểu của các tập thể, cá nhân, các học giả trong và ngoài nước đề cập đến một số khía cạnh, lĩnh vực liên quan đến đề tài, nhất là trong 3 dịp kỷ niệm 30 năm hoạt động của UNICEF tại Việt Nam (1975 – 2005) như Báo cáo về quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bài viết “UNICEF kỷ niệm 30 năm chương trình hợp tác với chính phủ Việt Nam (1975 – 2005)” của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.… Nhưng phần lớn các tài liệu đó mang tính chất báo cáo, tổng kết công tác theo định kỳ, chưa phải là những công trình khoa học được nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện và khách quan. Tuy nhiên, các tài liệu trên là những nguồn tư liệu quan trọng và cần thiết đối với tác giả luận văn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là: Hoạt động của UNICEF tại Việt Nam. Tuy nhiên trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ và thời lượng cho phép, đồng thời với nguồn tài liệu hạn chế, luận văn không có tham vọng thể hiện đầy đủ các hoạt động trong tất cả các giai đoạn từ năm 1975 đến nay mà chỉ tập trung nghiên cứu hoạt động của tổ chức này tại Việt Nam trong thập niên đầu của thế kỷ 21 (chủ yếu từ năm 2000 cho đến nay). 4. Phương pháp nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện luận văn, một số phương pháp nghiên cứu khoa học đã được sử dụng xuyên suốt như: phương pháp tổng hợp, thống kê, phương pháp lịch sử, phương pháp logic, so sánh đối chiếu. 5. Cấu trúc của luận văn. Ngoài phần lời nói đầu, kết luận và phụ lục, luận văn có kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Giới thiệu về lịch sử hình thành, tôn chỉ mục đích cũng như cơ cấu tổ chức của UNICEF; Nêu lên nội dung chính của các giai đoạn hợp tác giữa UNICEF và Chính phủ Việt Nam từ khi bắt đầu thiết lập mối quan hệ đến nay. Chương 2. Nêu lên các hoạt động và kết quả của các hoạt động của UNICEF tại Việt Nam tập trung vào thập niên đầu của thế kỷ 21. Các hoạt động tập trung vào 3 lĩnh vực: y tế, chăm sóc và bảo vệ bà mẹ, trẻ em; lĩnh vực giáo dục và lĩnh vực xây dựng kế hoạch, chính sách, xã hội. Chương 3: Đánh giá chung các kết quả đạt được từ những chương trình hoạt động của UNICEF và triển vọng hợp tác giữa UNICEF và Chính phủ Việt Nam. References 1. ThS. Nguyễn Lê Hoài Anh (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) (2010). Thực trạng chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại Việt Nam. 4 2. Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, UNICEF, Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới (2008). Kết quả điều tra gia đình Việt Nam năm 2006. 3. Bộ Giáo dục Đào tạo – UNICEF – UNESCO (2008). Nghiên cứu về chuyển tiếp từ tiểu học lên trung học cơ sở của trẻ em gái người dân tộc thiểu số. 4. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội - UNICEF (2009). Xây dựng môi trường bảo vệ trẻ em Việt Nam: Đánh giá pháp luật và chính sách bảo vệ trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam. NXB Văn hóa thông tin. Hà Nội. 5. Bộ Ngoại giao – Vụ các tổ chức quốc tế (2005). Các tổ chức Quốc tế và Việt Nam. Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội. 6. Bộ Y tế (2010). Báo cáo đánh giá dự án “Dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con”. 7. Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em (1999). Nxb Chính trị Quốc gia. 8. Trần Thanh Hải (2001). Cơ cấu tổ chức của Liên Hợp Quốc. Nxb Chính trị Quốc Gia. Hà Nội. 9. Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hải – Cục trưởng Cục bảo vệ chăm sóc trẻ em (2010). Báo cáo: “Tổng quan về trẻ em và HIV/AIDS tại Việt Nam”. 10. PGS.TS Đỗ Sĩ Hiền (2005). Tiêm chủng mở rộng - thành quả 20 nămViệt Nam. Hà Nội. 11. Nguyễn Quốc Hùng (1992). Liên Hợp Quốc. NXB Thông tin Lý luận. Hà Nội. 12. Thanh Mai (2005). Giáo dục truyền thông về bình đẳng giới. Tạp chí nghiên cứu Gia đình và Giới. Số 25, Tr.5. 13. Tôn Nữ Thị Ninh (1999). Các vấn đề toàn cầu, các tổ chức quốc tế và Việt Nam. Nxb Trẻ Tp.Hồ Chí Minh. 14. Võ Anh Tuấn (2004). Hệ thống Liên Hợp Quốc. NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội. 15. Nguyễn Đức Tuyến (2009). Một vài nét nghiên cứu về trẻ em trong hai năm 2007- 2008. Nghiên cứu gia đình và Giới. Quyển 19, số 3, tr. 24-34. 16. UNICEF (2010). Báo cáo tóm tắt phân tích tình hình trẻ em tại Việt Nam 2010. 17. UNICEF Việt Nam và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2008). Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu? Xây dựng và áp dụng cách tiếp cận đa chiều về nghèo trẻ em. 18. UNICEF (2008), Báo cáo tình hình trẻ em Châu Á - Thái Bình Dương 2008. 19. UNICEF, Cục y tế dự phòng Việt Nam (2008). Tài liệu tập huấn: Quản lý và giám sát các dự án về cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn. Chương trình nước sạch, môi trường và vệ sinh. Nxb Phụ nữ. 5 20. Viện vệ sinh dịch tễ trung ương(2005). Hai mươi năm chương trình TCMR ở Việt Nam (1985-2005). Hà Nội. 21. Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2006). Phát triển con người Việt Nam 1999- 2004: Những thay đổi và xu hướng chủ yếu. NXB Chính trị Quốc Gia. Hà Nội. 22. Nguyễn Văn Việt, Trần Thanh Bình, Phạm Thị Thúy Nga (2010). Tiểu luận: Bất bình đẳng giới trong giáo dục ở Việt Nam. Trường Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. 23. Phương Anh - Đài RFA. UNICEF: Cần thêm cải thiện dinh dưỡng, giáo dục cho trẻ nghèo. http://www.rfa.org/vietnamese, 05/06/2008 24. Báo Hà Nội Mới. Chống tai nạn thương tích ở trẻ em: còn nhiều nỗi lo. http://www.hanoinews.com.vn, 22/12/2009 25. Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam. Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc, http://www.cpv.org.vn/cpv/modules/preview, 12/09/2008. 26. Bài phỏng vấn của báo Thanh niên với Quyền trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam nhân kỷ niệm 30 năm tổ chức này hoạt động tại Việt Nam. http://vietbao.vn, 20/04/2008. 27. Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Báo cáo về quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc(UNICEF). http://www.mpi.gov.vn. 28. Bộ Y tế. Chính sách dinh dưỡng và vận động xã hội, http://www.nutrition.org.vn, 23/08/2010 29. Bộ Y tế. Bổ sung vitamin A và mở rộng tẩy giun cho trẻ em vùng khó khăn. http://www.nutrition.org.vn/news, 23/08/2010. 30. Bộ Y tế. Xây dựng nhân lực cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho các bà mẹ và trẻ em ở 10 tỉnh khó khăn ở Việt Nam. http://www.nutrition.org.vn/news, 23/08/2010 31. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Cần tạo cơ hội về giáo dục cho trẻ em gái dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. http://www.molisa.gov.vn. 29/07/2008 32. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Hội thảo về “Dự thảo Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 – 2020”. http://www.molisa.gov.vn, 16/07/2010 33. Bộ Ngoại giao Việt Nam. Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc. http://.mofa.gov.vn/vi. 07/2007. 34. Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Báo cáo so sánh độ rủi ro các quốc gia năm 2007. http://fia.mpi.gov.vn. 6 35. Bảo vệ trẻ em. http://www.unicef.org/vietnam. 36. Cần thay đổi văn hóa ứng xử với trẻ em. http:// www.gdtd.vn, 03/2010 37. Chiến lược HIV/AIDS mới của UNICEF. http://vietbao.vn. 27/10/2005. 38. Cổng thông tin sức khỏe cộng đồng. Chương trình tiêm chủng mở rộng: hợp tác quốc tế có vai trò quan trọng. http://www.vho.vn, 12/2005. 39. Thu Cúc. Cam kết giảm tỷ lệ đuối nước trẻ em. http:// www.baodientu.chinhphu.vn, 16/07/2010. 40. Cúm gia cầm. http://www.unicef.org/vietnam 41. Hướng Dương - Hội bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam. Phòng chống tai nạn thương tích ở trẻ em – một việc làm cấp bách. http://baovequyentreem.vn, 16/04/2010 42. Diễn văn của Jean Dupraz – Quyền trưởng Đại diện UNICEF tại Việt Nam tại Hội nghị phát động chiến dịch truyền thông và cam kết phòng chống đuối nước trẻ em tại 15 tỉnh có tỷ lệ đuối nước trẻ em cao nhất. http://www.un.org.vn, 16/07/2010. 43. Dự án hợp tác ba bên CERWASS – UNICEF – Plan International thu thập đánh giá và phổ biến tài liệu truyền thông cấp nước và vệ sinh môi trường. http://www.cerwass.org.vn. 08/12/2006. 44. Đảng Cộng sản Việt Nam. Cần giảm sự bất bình đẳng về khả năng tiếp cận các dịch vụ đối với trẻ em. http://www.cpv.org.vn/cpv, 01/09/2010 45. Giáo dục cơ sở và bình đẳng giới. http://www.unicef.org/vietnam 46. Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam. Cơ hội học tập của trẻ em lang thang – vấn đề cần được quan tâm. http://baovequyentreem.vn. 31/09/2009 47. Hợp tác phòng chống dịch cúm gia cầm: các tổ chức quốc tế sát cánh hỗ trợ Việt Nam. http://easy.com, 15/01/2010. 48. Hội thảo về “Dự thảo chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 – 2020”. http://www.molisa.gov.vn, 10/07/2010. 49. Hơn 32% trẻ em VN suy dinh dưỡng thể thấp còi. http://www.thegioisuckhoe.com, 28/12/ 2009 50. HIV/AIDS tăng cao ở phụ nữ và trẻ em. http://vietbao.vn, 19/07/2008. 51. Khoảng 900 trẻ em bị xâm hại tình dục mỗi năm. http://vietbao.vn 52. Trung Kiên. Cảnh báo tai nạn thương tích ở trẻ em. http://www.anhp.vn. 27/5/2010 53. Kế hoạch, chính sách xã hội. http://www.unicef.org/vietnam. 54. Làm sao để nguồn sữa mẹ đủ đầy. http://vietbao.vn, 04/09/2007. 7 55. Nâng cao tầm vóc và sức khỏe trẻ em Việt Nam. http://www.intermedicvn.com, 24/08/2010. 56. Tố Như. UNICEF nghiên cứu về trẻ em Việt Nam. http://phapluattp.vn 57. Nhận thức về luật của trẻ em còn hạn chế. http://www.baobinhdinh.com.vn, 30/06/2006 58. Hữu Nghị. Bình đẳng giới, cuộc chiến vẫn còn dài. http://tuoitre.vn. 08/03/2010. 59. Nhà tiêu hợp vệ sinh và thực hành rửa tay cần thiết cho sự sống còn của người dân nông thôn Việt Nam. http://www.un.org.vn, 25/03/2007 60. Nước sạch và môi trường vệ sinh. http://www.unicef.org/vietnam. 61. Phát biểu của Jesper Morch - Trưởng đại diện Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) tại Đại hội lần thứ nhất của Hội bảo vệ Quyền trẻ em Việt Nam. http://baovequyentreem.vn, 2008. 62. Phòng tránh tai nạn thương tích ở trẻ. http://www.unicef.org/vietnam 63. Phát biểu của bà Lotte Sylwander – Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam, tại buổi lễ trình bày những kết quả chính báo cáo “Phân tích tình hình trẻ em tại Việt Nam”. http://www.un.org.vn, 31/08/2010. 64. Sức khỏe và dinh dưỡng. http://www.unicef.org/vietnam. 65. Sự thật về trẻ em và HIV/AIDS. http://www.nguoidaibieu.com.vn, 24/08/2010. 66. Tạp chí thi đua khen thưởng. Việt Nam cần giảm bất bình đẳng đối với trẻ em. http://www.thiduakhenthuongvn.org.vn. 06/09/2010. 67. Tạp chí Y học thực hành. Hội thảo triển khai Chương trình “Lồng ghép dinh dưỡng và an ninh lương thực cho trẻ em và nhóm có nguy cơ tại Việt Nam”. http://www.yhth.vn , 14/07/2010 68. Tâm Thanh. Bất bình đẳng giới ở Việt Nam đang dần được cải thiện. http://tintuc.xalo.vn, 12/03/2010 69. Thông tấn xã Việt Nam. UNICEF hỗ trợ đánh giá các mục tiêu về trẻ em, phụ nữ. http://www.vietnamgateway.org, 15/06/2006. 70. Thông tấn xã Việt Nam. UNICEF là người bạn thủy chung, là đối tác tin cậy. http://www.mofahcm.gov.vn, 23/06/2005 71. Phan Thủy. Phòng chống tai nạn thương tích ở trẻ em: Cần một chiến lược tổng thể. http://www.baomoi.com/Info, 07/2010 72. Phương Thoa- Báo điện tử Đài tiếng nói Việt Nam. Chống ngược đãi, xâm hại và buôn bán trẻ em. http://vovnews.vn/Home, 26/08/2010 8 73. Thanh Hóa: UNICEF giúp phòng tránh tai nạn bom mìn cho trẻ. http://tintuc.xalo.vn, 22/09/2007. 74. Huyền Trang – Báo điện tử Đài tiếng nói Việt Nam. Phòng tránh tai nạn thương tích ở trẻ. http://vovnews.vn, 15/04/2010 75. Trẻ em Việt Nam hiện được chăm sóc và bảo vệ ra sao? http://rfa.com, 06/05/2009 76. Trang tin pháp luật Tp Hồ Chí Minh. 52% trẻ khuyết tật không được đi học. http://phapluattp.vn, 07/08/2010. 77. Trang thông tin bệnh viện phụ nữ TP Hồ Chí Minh. Nghĩ về sự bất bình đẳng giới. http://www.womenshospital.vn. 78. Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản TP. Hồ Chí Minh. Phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em. http://www.medinet.hochiminhcity.gov.vn, 2004. 79. UNICEF. Các tỉnh cam kết giảm tỷ lệ đuối nước ở trẻ em. http://www.unicef.org/vietnam, 23/07/2010 80. UNICEF. Cho trẻ bú mẹ ngay trong giờ đầu tiên sau sinh có thể giúp làm giảm đáng kể tử vong sơ sinh ở Việt Nam. http://www.unicef.org/vietnam, 01/08/2007 81. UNICEF (2004). Phân phối Vitamin A cần thiết cho sức khỏe trẻ em. http://www.unicef.org/vietnam, 28/05/2004 82. UNICEF. Việt NamUNICEF ký kết kế hoạch hành động chương trình hợp tác quốc gia 2006-2010. http://www.unicef.org/vietnam, 14/04/2006 83. UNICEF. Giáo dục của trẻ em gái. www.unicef.org, 09/10/2005 84. UNICEF. Nâng cao vị thế của phụ nữ để giúp trẻ em: Bình đẳng giới tạo ra “lợi ích kép” có lợi cho cả phụ nữ và trẻ em. http://www.unicef.org/vietnam. 2007 85. UNICEF: Việt Nam đạt nhiều tiến bộ trong công tác phòng chống và làm giảm tai nạn thương tích ở trẻ em. http://www.mofahcm.gov.vn/vi. 86. UNICEF đề ra chiến lược mới bài trừ bệnh bại liệt. http://vietbao.vn/, 06/02/2006 87. UNICEF đánh giá cao nỗ lực bảo vệ trẻ em trước HIV/AIDS của Việt Nam. http://www.mofahcm.gov.vn, 23/03/2006 88. UNICEF viện trợ Việt Nam 1.3 triệu liều vacxin viêm gan B. http://www.tin247.com, 11/06/2007 89. UNICEF. UNICEF kỷ niệm 30 năm chương trình hợp tác với chính phủ Việt Nam (1975 – 2005). http://www.molisa.gov.vn, 24/06/2005. 90. UNICEF tích cực phòng ngừa tai nạn thương tích trẻ em. http://www.banduong.vn, 29/12/2009. 9 91. UNICEF tăng cường hợp tác với Tp Hồ Chí Minh. http://hochiminhcity.gov.vn, 12/03/2009. 92. UNDP. Khủng hoảng nước và vệ sinh toàn cầu là tình huống khẩn cấp. http://vietbao.vn, 10/11/2007 93. Viện vệ sinh dịch tễ trung ương. Một số nét về thành quả 20 năm của công tác tiêm chủng mở rộng 1985 – 2010. http://www.nihe.org.vn/new. 08/2010. 94. Viện vệ sinh dịch tễ trung ương. Thành quả đạt được của Chương trình Tiêm chủng mở rộng. http://www.nihe.org.vn/new-vn, 12/2005. 95. Viện vệ sinh dịch tễ trung ương. Tình hình tiêm chủng ở Việt Nam. http://www.nihe.org.vn/new-vn, 2009 96. Vụ Thông tin báo chí - Bộ Ngoại giao. Liên Hợp Quốc ca ngợi nỗ lực xóa bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ ở Việt Nam. http://www.mofa.gov.vn, 04/08/2007. 97. Vụ Thông tin báo chí – Bộ Ngoại giao. UNICEF: Việt Nam đạt thành tích đáng khích lệ trong phát triển trẻ em, http://www.mofa.gov.vn/vi, 2008. 98. Vụ Thông tin báo chí – Bộ Ngoại giao. Lập ban chỉ đạo hợp tác giữa Việt Nam và các tổ chức Liên Hợp Quốc. http://www.mofa.gov.vn, 25/07/2005 99. Việt Nam đang phải đương đầu với nạn bóc lột, xâm hại trẻ em. http://www.vnexpress.net, 21/05/2005. 100. Vui học trong ngày hội vệ sinh trường học. http://unicef.org.vn, 12/2007 101. Việt Nam khoảng 1300 trẻ em bị nhiễm HIV. http://.vietbao.vn 22/11/2007 102. Xâm hại tình dục trẻ em đã đến mức báo động. http://vietbao.vn, 06/01/2008. 103. Xây dựng dự án nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em. http://vnsocialwork.net, 18/09/2010. 104. Government – un joint programme to fight highly pathogenic avian influenza (HPAI) 2005 – 2010. 105. The government of the S.R Vietnam, WHO, FAO, UNICEF, UNDP. Avian and human pandemic influenza joint government/united Nations system programme. . Chương 2: Nêu lên các hoạt động và kết quả của các hoạt động của UNICEF tại Việt Nam tập trung vào thập niên đầu của thế kỷ 21. Các hoạt động tập trung vào. Chương 2. Nêu lên các hoạt động và kết quả của các hoạt động của UNICEF tại Việt Nam tập trung vào thập niên đầu của thế kỷ 21. Các hoạt động tập trung vào

Ngày đăng: 16/01/2014, 14:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w