Đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh thừa thiên huế trong giai đoạn hiện nay

12 836 7
Đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh thừa thiên huế trong giai đoạn hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn hiện nay H. : Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị, 2010 Số trang 109 tr. Nguyễn Thành Minh Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị Luận văn Thạc sĩ ngành: Chủ nghĩa Xã hội Khoa học; Mã số: 60 22 85 Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Quốc Phẩm Năm bảo vệ: 2010 Abstract: Nghiên cứu những vấn đề lý luận có liên quan đến chính sách dân tộc và việc thực hiện chính sách dân tộc. Đánh giá, phân tích thực trạng việc thực hiện chính sách dân tộc và yêu cầu đặt ra đối với việc đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Đề xuất và luận giải những quan điểm, giải pháp cơ bản nhằm đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Keywords: Chính sách dân tộc; Thừa Thiên Huế; Chủ nghĩa xã hội khoa học Content Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc anh em trong đó có 53 dân tộc thiểu số chủ yếu sinh sống rải rác trên những vùng rừng núi của đất nước, nơi có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, an ninh, quốc phòng và môi trường sinh thái. Tuy có tập quán, tâm lý, trình độ phát triển khác nhau nhưng các dân tộc đều là anh em một nhà, tương thân, tương ái, cùng tạo ra bản sắc văn hóa đặc trưng của Việt Nam trong nền văn hóa đa dạng của các tộc người. Sự phát triển của lịch sử cộng đồng các dân tộc Việt Nam gắn liền với cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước, là lịch sử của tinh thần đoàn kết tạo nên sức mạnh to lớn để chiến đấu và chiến thắng kẻ thù. Truyền thống đoàn kết đã trở thành bản sắc văn hóa riêng của con người Việt Nam, nó được bắt nguồn từ hàng ngàn năm lịch sử và được nâng lên một tầm cao mới kể từ khi có sự lãnh đạo của Đảng. 2 Ngay từ khi mới ra đời, Đảng ta đã coi việc vận động đồng bào các dân tộc thiểu số như một trong những công tác quan trọng có ý nghĩa chiến lược. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I (3-1935) đã xác định: “Trung ương, các xứ ủy và các tỉnh ủy (trong những tỉnh có dân tộc thiểu số) phải cử ra một số người chuyên môn nghiên cứu và chỉ đạo công tác vận động các dân tộc thiểu số ”[22, tr.74]. Cách mạng Tháng Tám thành công, dưới điều kiện mới là một nước Việt Nam độc lập, công tác dân tộc đã được Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ Tịch đặc biệt quan tâm. Ngày 9- 9 - 1946, Chính phủ ra nghị định số 359 thành lập nha dân tộc thiểu số để nghiên cứu và giải quyết mọi vấn đề có liên quan đến công tác dân tộc trên toàn đất nước. Từ đó đến nay, vấn đề dân tộc nói chung và dân tộc thiểu số nói riêng luôn chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong các quyết sách của Đảng và Nhà nước ta. Trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Đảng ta đã nêu rõ “vấn đề dân tộcđoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược, cơ bản, lâu dài trong sự nghiệp cách mạng ”[21, tr.121] Trong những thắng lợi vĩ đại của lịch sử dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng, cùng với cả nước, đồng bào các dân tộc thiểu số đã có những đóng góp cực kỳ to lớn. Vùng đồng bào các dân tộc là cái nôi của những căn cứ cách mạng, của chiến khu xưa, là bàn đạp cho những cuộc tiến công và nổi dậy đánh đuổi kẻ thù xâm lược. Ngày nay, đất nước đã có những bước chuyển biến to lớn và vươn lên mạnh mẽ trong công cuộc đổi mới, vùng miền núi và đồng bào các dân tộc thiểu số đã và đang tạo ra thế chiến lược lâu dài cho sự tăng trưởng kinh tế - xã hội, là lá chắn vững chắc cho sự nghiệp giữ vững nền độc lập dân tộc. Bên cạnh những thành tựu phát triển to lớn của đất nước, đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi, các vùng sâu, vùng xa vẫn còn tình trạng nghèo khó, bệnh tật và thất học Thực trạng đó đòi hỏi cần phải đổi mới hơn nữa chính sách dân tộc nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào, góp phần ổn định chính trị, giữ vững an ninh biên giới, tăng cường đại đoàn kết toàn dân tộc. Tỉnh Thừa Thiên Huế có hai huyện miền núi là Nam Đông và A Lưới, bốn huyện có xã miền núi là Hương Trà, Phú Lộc, Phong Điền, Hương Thủy. Các dân tộc thiểu số sinh sống Thừa Thiên Huế chủ yếu gồm Tà - Ôi, Pa kô, Pa hy, Vân kiều, Cơ tu và một bộ phận nhỏ các dân tộc khác, tập trung chủ yếu các huyện xã trên. Tuy nhiên, hiện nay giữa địa phương và Trung ương vẫn chưa thống nhất tên gọi của một số tộc người. (Người Pa kô, Pa hy không có trong danh mục các dân tộc Việt Nam, mặc dù tỉnh Thừa Thiên Huế đã nhiều lần đề nghị bổ sung vào danh mục dân tộc Pa kô). Đây là một khó khăn lớn trong thực hiện chính sách dân tộc, đặc biệt trên phương diện tâm lý tộc người. Với truyền thống đoàn kết, tinh thần yêu nước, các dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên 3 Huế đã góp phần to lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc. Từ sau khi thống nhất đất nước, đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế đã và đang tạo ra thế chiến lược lâu dài cho sự phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị trên địa bàn, góp phần vào thắng lợi của công cuộc đổi mới đất nước. Tuy nhiên, cùng với những thành tựu phát triển của tỉnh Thừa Thiên Huế trong những năm vừa qua, so với mặt bằng chung của cả nước, vùng dân tộc thiểu số và miền núi Thừa Thiên Huế đang gặp rất nhiều những khó khăn: đời sống kinh tế, văn hóa - xã hội còn thấp, sự chênh lệch về trình độ dân trí giữa miền xuôi và miền núi, giữa dân tộc này với dân tộc khác ngày càng rõ rệt, những tiềm năng to lớn của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh chưa được phát huy một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, tàn tích của chiến tranh đặc biệt là chất độc màu da cam cũng để lại những hậu quả nặng nề. Tất cả những khó khăn trên đã tạo khe hở để các thế lực thù địch lợi dụng nhằm đẩy mạnh việc thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, xuyên tạc chính sách đoàn kết dân tộc của Đảng và Nhà nước ta, gây mất trật tự an ninh trên địa bàn tỉnh. Trước tình hình trên, vấn đề đặt ra là phải thực hiện những chính sách thích hợp nhằm phát huy tối đa thế mạnh của đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế, đưa đồng bào ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, vững bước đi lên cùng với các dân tộc anh em khác trên địa bàn tỉnh cũng như cả nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc Tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn hiện nay” làm luận văn thạc sỹ triết học chuyên ngành chủ nghĩa xã hội khoa học. Đây là đề tài có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Vấn đề dân tộcviệc thực hiện chính sách dân tộc là một trong những nội dung có ý nghĩa chiến lược trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội Việt Nam. Đây còn là vấn đề thực tiễn nóng bỏng đòi hỏi phải giải quyết một cách khoa học, đúng đắn và thận trọng. Vì thế, trong những năm vừa qua vấn đề dân tộc luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm cụ thể hóa bằng các nghị quyết, chỉ thị của Đảng; bằng hệ thống pháp luật của Nhà nước. Trên tinh thần đó, các nhà nghiên cứu đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học, những đề tài, bài báo khoa học tập trung vào vấn đề dân tộcviệc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta như: - Bước đầu tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc Việt Nam, ủy ban dân tộc và miền núi, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996. Đề tài đã nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và chỉ ra những phương hướng giải quyết vấn đề dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh. - 50 năm công tác dân tộc 1946 - 1996, ủy ban dân tộc và miền núi, Nxb Chính trị 4 quốc gia, Hà Nội, 1997. Bằng nhiều hình ảnh và tư liệu quý báu, tác phẩm đi sâu vào tổng kết công tác dân tộc và miền núi trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa - giáo dục trong suốt nửa thế kỷ từ 1946 - 1996. Tác phẩm cũng đã bước đầu đưa ra những giải pháp và chính sách chủ yếu nhằm đẩy mạnh đoàn kết các dân tộc trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước. - Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn về dân tộc và quan hệ dân tộc Việt Nam, Nguyễn Quốc Phẩm - Trịnh Quốc Tuấn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999. Công trình đã đi sâu vào giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn của quan hệ dân tộc nước ta trong tình hình mới. - Vấn đề dân tộc và công tác dân tộc nước ta, ủy ban dân tộc và miền núi, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001. Tác phẩm trình bày những quan điểm, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, những yêu cầu nhiệm vụ đối với người cán bộ làm công tác dân tộc trong giai đoạn hiện nay. - Vấn đề dân tộc và định hướng xây dựng chính sách dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Viện nghiên cứu chính sách dân tộc và miền núi, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002. Đây là tập hợp những bài báo khoa học tham gia hội thảo: Vấn đề dân tộc và định hướng xây dựng chính sách dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa do TS Bế Trường Thành chỉ đạo biên soạn. Nội dung cuốn sách trình bày những vấn đề lý luận, nhận thức về dân tộcchính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta. Những định hướng cơ bản trong việc quy hoạch dân cư, đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế hàng hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đồng thời, tác phẩm cũng kiến nghị những giải pháp nhằm phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội, phát huy bản sắc văn hóa, ổn định và cải thiện đời sống đồng bào dân tộc. - Một số vấn đề về bảo vệ môi trường vùng dân tộc và miền núi, Vụ chính sách dân tộc thuộc ủy ban dân tộc, Hà Nội, 2005. Với mười chuyên đề được trình bày một cách khoa học, cuốn sách là tài liệu tham khảo bổ ích cho cán bộ bảo vệ môi trường công tác trong lĩnh vực dân tộc và miền núi. Tác phẩm chủ yếu đi vào phân tích những vấn đề về môi trường, vai trò của việc bảo vệ môi trường vùng dân tộc và miền núi, thực trạng môi trường vùng dân tộc và miền núi, đề xuất các giải pháp khoa học nhằm bảo vệ môi trường và phát triển bền vững vùng dân tộc và miền núi. - Một số vấn đề dân tộc và phát triển, PGS,TS Lê Ngọc Thắng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005. Tác phấm chủ yếu đề cập đến một số nội dung về vấn đề lý luận, chính sách dân tộc; các vấn đề về phát triển kinh tế, bảo tồn và phát huy các bản sắc văn hóa, ổn định xã 5 hội của vùng dân tộc và miền núi; đổi mới nội dung và phương thức công tác dân tộc; vai trò của nghiên cứu khoa học đối với công tác dân tộc; phát triển bền vững và bảo vệ môi trường ở vùng dân tộc và miền núi. Tác phẩm mang lại những gợi ý quan trọng về hệ thống các vấn đề thuộc nội dung công tác dân tộc hiện nay. - Giải pháp cải thiện đời sống cho đồng bào các dân tộc thiểu số, Viện dân tộc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2006. Với hai nhóm nội dung cơ bản: 1, Nhóm nội dung mang tính tổng quan về lý thuyết và định hướng chính sách; 2, Nhóm nội dung đề cập các giải pháp cụ thể trong các lĩnh vực: sản xuất nông nghiệp, chuyển giao khoa học công nghệ, đào tạo và sự dụng cán bộ, chính sách tái định cư, đa dạng hóa thu nhập của đồng bào dân tộc và miền núi. Cuốn sách đã đề cập đến các vấn đề liên quan trực tiếp và gián tiếp, trước mắt và lâu dài nhằm góp phần tìm ra các giải pháp hữu hiệu, thiết thực, phù hợp nhằm cải thiện đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số. - Phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi Việt Nam, ủy ban dân tộc, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2006. Tác phẩm chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu vấn đề phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số và vùng núi Việt Nam. Trong đó, các tác giả đã tập trung làm sáng tỏ những vấn đề lý luận liên quan đến phát triển bền vững, thực trạng tình hình phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số và vùng núi, vạch ra những định hướng chiến lược phát triển bền vững và giới thiệu một số mô hình phát triển bền vững. - Công bằng và bình đẳng xã hội trong quan hệ tộc người các quốc gia đa dân tộc, Nguyễn Quốc Phẩm (chủ biên), Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội, 2006. Đây là công trình nghiên cứu của tập thể tác giả Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh do PGS, TS Nguyễn Quốc Phẩm làm chủ biên. Công trình đã nghiên cứu những di sản kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về công bằng, bình đẳng xã hội từ góc độ dân tộc và quan hệ dân tộc. Tác giả cũng đã nhìn nhận, đánh giá những vấn đề dân tộc, sự phát triển của các quốc gia dân tộc hiện nay và đề xuất những kiến nghị trong việc thực hiện công bằng, bình đẳng xã hội trong các tộc người, trong phát triển kinh tế - xã hội các vùng dân tộc thiểu số và miền núi của Việt Nam. - Đảm bảo bình đẳng và tăng cường hợp tác giữa các dân tộc trong phát triển kinh tế - xã hội nước ta hiện nay, Hoàng Chí Bảo (chủ biên), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009. Đây là kết quả của một đề tài khoa học độc lập cấp nhà nước gồm nhiều đề tài nhánh khác nhau do GS,TS Hoàng Chí Bảo làm chủ nhiệm. Công trình đã nêu rõ những nhận thức lý luận mới về dân tộc, quan hệ dân tộcchính sách dân tộc, đánh giá thực trạng và đề xuất những giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề dân tộc và công bằng, bình đẳng giữa các 6 dân tộc trong thời kỳ đổi mới nước ta hiện nay. - Viết về vấn đề dân tộc và miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế cũng có một số tác phẩm như: - Tài liệu các chuyên đề, nghiệp vụ, chính sách dân tộc cho cán bộ địa phương tỉnh Thừa Thiên Huế của Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2005. Tác phẩm chủ yếu đề cập đến những nội dung chủ yếu trong công tác dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế và trang bị cho cán bộ làm công tác dân tộc những kỹ năng cần thiết nhằm thực hiện tốt trách nhiệm của mình. - Đồng bào các dân tộc thiểu số Thừa Thiên Huế mang họ Hồ của chủ tịch Hồ Chí Minh của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, năm 2004. Đây là tập hợp những bài viết của các tác giả nghiên cứu về đồng bào dân tộc ít người tỉnh Thừa Thiên Huế mang họ Hồ trong đó chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu lịch sử, ý nghĩa của sự kiện đồng bào các dân tộc thiểu số Thừa Thiên Huế mang họ Hồ và vai trò của đồng bào dân tộc thiểu số mang họ Hồ tỉnh Thừa Thiên Huế đối với cách mạng Việt Nam. - Góp phần tìm hiểu văn hóa dân gian dân tộc Tà - Ôi A Lưới - Thừa Thiên Huế của tác giả Trần Hoàng và Nguyễn Thị Sửu, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2003. Tác phẩm chủ yếu tìm hiểu những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Tà - Ôi huyện A Lưới - tỉnh Thừa Thiên Huế được thể hiện qua kiến trúc nhà ở, trang phục, các món ăn dân tộc, những lễ hội hàng năm và các tục lệ của người Tà - Ôi. Ngoài ra còn có một số luận văn, luận án nghiên cứu về vấn đề dân tộc như: “Đổi mới chính sách của Đảng, nhà nước trong đào tạo, sử dụng đội ngũ cán bộ dân tộc miền núi phía Bắc nước ta hiện nay” của tác giả Lô Quốc Toản ( năm 1993). “Đổi mới thực hiện chính sách dân tộc trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (từ thực tiễn các tỉnh miền núi phía Bắc)” của tác giả Nguyễn Thị Phương Thủy (năm 2001). Hai luận văn này sau khi bảo vệ thành công đã được các tác giả phát triên nghiên cứu và bảo vệ thành công mức luận án tiến sĩ triết học. Luận văn của thạc sỹ Lô Quốc Toản được kế thừa nghiên cứu và nâng cao trong luận án tiến sỹ: "Phát triển nguồn cán bộ dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta hiện nay"(2009). Luận văn của thạc sỹ Nguyễn Thị Phương Thủy được nâng cấp thành luận án: "Đổi mới thực hiện chính sách dân tộc trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa"(2006). Bên cạnh đó còn có nhiều đề tài khác như: “Đổi mới thưc hiện chính sách dân tộc đối với đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Kiên Giang hiện nay” của tác giả Ngô Kim Y (năm 2001). “Đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc tỉnh Yên Bái hiện nay” của tác giả Lâm Thị Bích Nguyệt 7 (năm 2005). “Đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc tỉnh Điện Biên trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Vũ Quang Trọng (năm 2006), Như vậy, vấn đề dân tộcviệc đổi mới chính sách dân tộc đã được nhiều tác giả nghiên cứu trên những phạm vi khác nhau từ khái quát trên địa bàn cả nước đến các địa phương. Đây là những tài liệu tham khảo rất giá trị cho những nghiên cứu khoa học về vấn đề đân tộc, chính sách dân tộc nước ta hiện nay. Tuy nhiên, đề tài Đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn hiện nay chưa có một công trình nghiên cứu trực tiếp nào đề cập tới. Do đó, nội dung này cần được nghiên cứu một cách nghiêm túc, khoa học nhằm tạo điều kiện thực hiện tốt chính sách dân tộc Thừa Thiên Huế. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của luận văn Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế từ giai đoạn đổi mới đất nước tới nay. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 4.1. Mục đích Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước và thực trạng việc thực hiện chính sách dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế, luận văn luận giải những quan điểm và giải pháp nhằm đổi mới thực hiện chính sách dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn hiện nay. 4.2. Nhiệm vụ - Nghiên cứu những vấn đề lý luận có liên quan đến chính sách dân tộcviệc thực hiện chính sách dân tộc. - Đánh giá, phân tích thực trạng việc thực hiện chính sách dân tộc và yêu cầu đặt ra đối với việc đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế. - Đề xuất và luận giải những quan điểm, giải pháp cơ bản nhằm đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế. 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận và thực tiễn + Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về vấn đề dân tộcchính sách dân tộc. + Cơ sở thực tiễn của luận văn là thực trạng đời sống kinh tế - xã hội và văn hóa của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và việc triển khai thực hiện các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế. 8 - Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp lôgic - lịch sử, tổng hợp, phân tích tài liệu, khảo sát thực tế, điều tra xã hội học,v.v 6. Đóng góp mới của luận văn - Trên lập trường của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, luận văn đánh giá khách quan khoa học thực trạng việc thực hiện chính sách dân tộc và yêu cầu phải đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế. - Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn hiện nay. - Những kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác dân tộc và giảng dạy các môn học như: dân tộc học, chủ nghĩa xã hội khoa học, triết học, đồng thời luận văn cũng là một tài liệu tham khảo để nghiên cứu những vấn đề liên quan đến vấn đề dân tộcviệc thực hiện chính sách dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu luận văn gồm có 3 chương, 8 tiết. References 1. Ban chấp hành Đảng bộ Thừa Thiên Huế(2003), Lịch sử Đảng bộ Thừa Thiên Huế tập III (1975 - 2000), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2. Ban Dân tộc (2001), Về vấn đề dân tộc và công tác dân tộc nước ta (tài liệu bồi dưỡng cán bộ về công tác dân tộc), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 3. Ban dân tộc tỉnh thừa Thiên Huế (2005), Báo cáo tổng kết 7 năm thực hiện chương trình 135 Tỉnh Thừa Thiên Huế, Thừa Thiên Huế. 4. Ban dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế (2005), Báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết TW7 hai năm của Tỉnh Thừa Thiên Huế, Thừa Thiên Huế. 5. Ban dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế (2005), Báo cáo nội dung về thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc 6 tháng đầu năm 2010, Thừa Thiên Huế. 6. Ban dân tộc tỉnh thừa Thiên Huế (2008), Báo cáo tổng kết công tác dân tộc năm 2007, phương hướng, nhiệm vụ năm 2008, Thừa Thiên Huế. 7. Ban dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế (2005), Tài liệu các chuyên đề, nghiệp vụ, chính sách dân tộc cho cán bộ địa phương Tỉnh Thừa Thiên Huế, Thừa Thiên Huế. 8. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung Ương (2002), Vấn đề dân tộcchính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 9. Hoàng Chí Bảo (2009), Đảm bảo bình đẳng và tăng cường hợp tác giữa các dân tộc trong phát 9 triển kinh tế - xã hội nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 10. Trương Minh Dục,(2005) Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về dân tộcmối quan hệ dân tộc Tây Nguyên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1977), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Nxb Sự thật, Hà Nội. 12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1982), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần V, Nxb Sự thật, Hà Nội. 13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội. 15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1992), Văn kiện Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Khóa VII, Nxb Sự thật, Hà Nội. 16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 17. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 18. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung - ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy ban chấp hành trung ương khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 5, 1935, Nxb Chính trị quốc gia. 23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 47, 1986, Nxb Chính trị quốc gia. 24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 49, 1988,1989, Nxb Chính trị quốc gia. 25. Trần Hoàng - Nguyễn Thị Sửu (2003), Góp phần tìm hiểu văn hóa dân gian dân tộc Tà - Ôih A Lưới Thừa Thiên Huế, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 26. Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam(1995), Từ điển bách khoa Việt Nam, t.1 (A - Đ) Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội. 10 27. Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh(2004), Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 28. V.I.Lênin (1980), Toàn tập, Tập 24, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 29. V.I.Lênin (1980), Toàn tập, Tập 25, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 30. V.I.Lênin (2005), Toàn tập, Tập 27, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 31. V.I.Lênin (1981), Toàn tập, Tập 30, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 32. V.I.Lênin (1980), Toàn tập, Tập 38, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 33. C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 34. C.Mác - Ph.Ăngghen (2008), Tuyên ngôn Đảng Cộng Sản, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 35. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 36. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 37. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 38. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 39. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 40. Hồ Chí Minh (2000), Về các dân tộc trong đại gia đình dân tộc Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 41. Phạm Xuân Nam (1997), Đổi mới chính sách xã hội luận cứ và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 42. Hoàng Đức Nghi (2001), Về công tác dân tộc trong 10 năm đổi mới 1990 - 2000, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 43. Nguyễn Quốc Phẩm - Trịnh Quốc Tuấn (1999), Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn về dân tộc và quan hệ dân tộc Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 44. Nguyễn Quốc Phẩm (2006), Công bằng và bình đẳng xã hội trong mối quan hệ tộc người các quốc gia đa dân tộc, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội 45. Quốc Hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1995), Hiến pháp Việt Nam(năm 1946, 1959, 1980,1992), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 46. Sở khoa học và công nghệ Thừa Thiên Huế,(2010) Dân ca, dân nhạc, dân vũ các dân tộc thiểu số Thừa Thiên Huế, Nxb Thuận Hóa, Huế 47. Hoàng Sơn(2007), Người Tà Ôi Thừa Thiên Huế, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội 48. Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, Kỷ yếu hội thảo Đồng bào các dân tộc mang họ Hồ của Chủ tịch [...]... Minh, Thừa Thiên Huế, 2004 49 Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế (1996), Văn kiện Đai hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế lần Thứ XI, Thừa Thiên Huế 50 Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế( 2004), Văn kiện Hội nghị lần thứ mười ba ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế khóa XII, Thừa Thiên Huế, 51 Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế( 2005), Văn kiện Đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế lần Thứ XIII, Thừa Thiên Huế 52 Tỉnh ủy Thừa. .. miền núi (2002), Vấn đề dân tộc và định hướng xây dựng chính sách dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 61 Vụ chính sách dân tộc( 2005), Một số vấn đề bảo vệ môi trường vùng dân tộc và miền núi, Hà Nội, 2005 62 ủy ban dân tộc (2006), Phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số và vùng núi Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội 63 ủy ban dân tộc và miền núi (1997),... học - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2002), Tập bài giảng lý luận dân tộc chính sách dân tộc (Hệ cử nhân), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 58 Viện Dân tộc, Giải pháp cải thiện đời sống cho đồng bào các dân tộc thiểu số, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006 59 Viện nghiên cứu văn hóa thông tin tại Huế (2004), Tiếp cận văn hóa miền Trung, Huế 60 Viện nghiên cứu chính sách dân tộc và miền núi... Thiên Huế 52 Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế( 2010), Dự thảo báo cáo chính trị của ban chấp hành đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế khóa XIII trình Đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, Thừa Thiên Huế 53 Lê Ngọc Thắng(2005), Một số vấn đề về dân tộc và phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 54 Trịnh Quốc Tuấn (1996), Bình đẳng dân tộc nước ta hiện nay - vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội... ban dân tộc và miền núi (1997), 50 năm công tác dân tộc (1946 - 1996), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 64 ủy ban nhân dân huyện A Lưới (2003), Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện A Lưới thời kỳ 2001- 2010, Thừa Thiên Huế 65 ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, (2009) Báo cáo tổng kết công tác dân tộc chính sách dân tộc qua các thời kỳ cách mạng và định hướng một số... ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, (2009) Báo cáo tổng kết công tác dân tộc chính sách dân tộc qua các thời kỳ cách mạng và định hướng một số nhiệm vụ, mục tiêu, giải pháp 11 chủ yếu đến năm 2020, Thừa Thiên Huế 66 Xtalin, (1976), Toàn tập, tập 2, Nxb Sự thật, Hà Nội 67 Nguyễn Như ý (chủ biên)(1999), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội 12

Ngày đăng: 16/01/2014, 14:04

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan