Xây dựng chương trình quản lý hồ sơ nhân sự trường cao đẳng nghề Âu Lạc Yên Bái Hiện nay chúng ta đang sống và làm việc trong môi trường của khoa học kỹ thuật và công nghệ ngày...
Bài Luận Đề Tài: Xây dựng chương trình quản lý hồ sơ nhân sự trường cao đẳng nghề Âu Lạc Yên Bái 1 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 3 CHƯƠNG 3 30 PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ HỒ SƠ NHÂN SỰ TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ÂU LẠC YÊN BÁI 30 CHƯƠNG 4 50 THIẾT KẾ GIAO DIỆN CHƯƠNG TRÌNH 50 4. 8 TÌM KIẾM THEO HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ 55 4. 9 TÌM KIẾM THEO NĂM VÀO CƠ QUAN 55 4.11 THỐNG KÊ DANH SÁCH CÁN BỘ ĐANG CÔNG TÁC 57 KẾT LUẬN 62 2 LỜI NÓI ĐẦU Hiện nay chúng ta đang sống và làm việc trong môi trường của khoa học kỹ thuật và công nghệ ngày càng phát triển. Một trong những ngành phát triển mạnh nhất đó là công nghệ thông tin và việc ứng dụng nó vào trong cuộc sống của chúng ta. Công nghệ thông tin phát triển kèm theo nó là khoa học phát triển, con người phát triển, mọi hoạt động của con người cũng từng bước được cải thiện. Công nghệ thông tin là một cuộc cách mạng, một bước tiến lớn của loài người. Vấn đề đáng quan tâm hiện nay là làm thế nào để quản lý thông tin một cách đầy đủ nhất và hiệu quả nhất, việc quản lý thông tin sao cho người xem có thể tiếp cận thông tin không mấy khó khăn. “Quản lý hồ sơ nhân sự” là một chương trình cần đòi hỏi mỗi người làm quản lý cần hiểu rõ ý nghĩa của việc lập trình để quản lý. Trong trường Cao Đẳng Nghề vấn Âu Lạc Yên Bái đề quản lý cán bộ là một trong những vấn đề mấu chốt trong công tác hoạt động của trường nói riêng và của Bộ nói chung. Tuy nhiên nếu chưa có sự hỗ trợ nhiều của hệ thống máy tính, thì việc đưa ra những quyết định sẽ gặp phải nhiều khó khăn. Về thời gian, sổ sách, nếu được sự hỗ trợ của máy tính thì công việc đó sẽ trở nên đơn giản hơn và dễ dàng hơn. Được sự hướng dẫn của các thầy (cô) giáo trong khoa CNTT Đại Học Thái Nguyên và các bạn cùng lớp sau một thời gian nghiên cứu em đã hoàn thành đề tài “ Xây dựng chương trình quản lý hồ sơ nhân sự trường cao đẳng nghề Âu Lạc Yên Bái”. Vì thời gian hạn chế và lượng kiến thức còn eo hẹp, chưa có kinh nghiệp lập trình nên trong chương trình chắc chắn còn rất nhiều chỗ thiếu sót. Kính mong các thầy (cô) giáo cùng các bạn đóng góp ý kiến để chương trình được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo Đào Thị Thu và các bạn. Yên Bái Ngày 19 , tháng 08 năm 2009 Sinh viên thực hiện Nguyễn Ngọc Luân 3 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ NGÔN NGỮ SỬ DỤNG 1.1 Giới thiệu chung về Microsoft Access 1.1.1 Giới thiệu chung Microsoft Access là hệ quản trị cơ sở dữ liệu trên môi trường Window, trong đó có sẵn các công cụ hữu hiệu và tiện lợi để tự động sản sinh chương trình hầu hết cho các bài toán thường gặp trong quản lý, thống kê, kế toán. Với Access người dùng không phải viết từng câu lệnh cụ thể như trong Pascal, C hay Foxpro mà chỉ cần tổ chức dữ liệu và thiết kế các yêu cầu, công việc cần giải quyết. Sáu đối tượng công cụ mà Access cung cấp là: Bảng (Table), truy vấn (Query), mẫu biểu (Form), báo biểu (Report), macro và đơn thể (Module). - Bảng có cấu trúc tương tự như một tệp DBF của Foxpro được dùng để lưu trữ dữ liệu của CSDL. Một CSDL thường gồm nhiều bảng có quan hệ với nhau. - Truy vấn là công cụ mạnh của Access dùng để tổng hợp, sắp xếp, tìm kiếm dữ liệu trên các bảng. - Mẫu biểu thường dùng để tổ chức cập nhật dữ liệu cho các bảng và thiết kế giao diện chương trình. Ngoài ra mẫu biểu còn cho phép nhập dữ liệu riêng lẻ từ bàn phím. - Báo biểu là công cụ tuyệt vời phục vụ công việc in ấn, nó cho các khả năng: in dữ liệu dưới dạng bảng, in dưới dạng báo biểu, sắp xếp tổng hợp dữ liệu trước khi in. - Macro bao gồm một dãy các hành động dùng để tự động hoá một loạt các thao tác. Macro thường dùng với mẫu biểu để tổ chức giao diện chương trình. - Đơn thể là nơi chứa các hàm, thủ tục viết bằng ngôn ngữ Access VBA. Mặc dù các công cụ mà Access cung cấp khá đầy đủ, nhưng không thể bao quát được mọi vấn đề đa dạng của thực tế. Các hàm, thủ tục của VBA sẽ hỗ trợ giải quyết những phần việc đó mà công cụ không làm nổi, do đó làm tăng sức mạnh của Access. 4 1.1.2 Thiết kế giao diện Bảng * Bảng gồm nhiều trường, dùng để chứa dữ liệu. Công cụ bảng để làm việc gồm: - Tạo bảng mới. - Đặt khoá chính. - Nhập dữ liệu vào bảng. - Chỉnh sửa cấu trúc của bảng. - Thiết lập quan hệ giũa các bảng. - Sử dụng thuộc tính của trường để trình bầy dạng bảng của trường và kiểm tra tính hợp lệ của kiểu dữ liệu khi nhập liệu. * Cửa sổ bảng chia làm 2 phần: - Phần trên: gồm 3 cột (Field Name, Data Type, Description) dùng để khai báo trường của bảng, mỗi trường khai báo trên một dòng. - Phần dưới: dùng để quy định các thuộc tính cho các trường. Truy vấn Truy vấn là công cụ cực mạnh của Access dùng để tổng hợp, sắp xếp, tìm kiếm dữ liệu. * Các bước để tạo một truy vấn mới: - Chọn nguồn dữ liệu cho truy vấn mới gồm các bảng và các truy vấn đã được tạo từ trước. - Tạo lập quan hệ giữa các bảng, truy vấn nguồn. - Chọn các trường từ các bảng, truy vấn nguồn để đưa vào truy vấn mới. - Đưa vào các điều kiện để chọn lọc mẫu tin thoả mãn các điều kiện đưa vào. 5 - Chọn các trường dùng để sắp xếp các mẫu tin trong Dynaset. Nếu không chọn trường sắp xếp thì các mẫu tin trong Dynaset được hiển thị theo thứ tự như trong các bảng nguồn. - Xây dựng các cột (trường) mới từ các trường đã có trong các bảng, truy vấn nguồn. * Các loại truy vấn: - Select query: Thể hiện việc chọn lựa các trường cần hiển thị. - Crosstab query: Thể hiện dữ liệu dạng hàng cột. - Action query: Tạo bảng mới, thêm, xoá, sửa các mẫu tin trong bảng. - Union query: Kết hợp các trường tương ứng từ 2 hay nhiều bảng. Mẫu biểu Là công cụ cực mạnh của Access dùng để: Thể hiện và cập nhật dữ liệu cho các bảng, tổ chức giao diện chương trình. * Form Form là biểu mẫu của mỗi ứng dụng trong Access. Ta dùng form ( như là một biểu mẫu ) nhằm định vị và sắp xếp các bộ phận trên nó khi thiết kế các phần giao tiếp với người dùng. Ta có thể xem Form như là bộ phận mà nó có thể chứa các bộ phận khác. Form chính của ứng dụng, các thành phần của nó tương tác với các Form khác và các bộ phận của chúng tạo nên giao tiếp cho ứng dụng. Form chính là giao diện chính của ứng dụng, các Form khác có thể chứa các hộp thoại, hiển thị cho nhập dữ liệu và hơn thế nữa. * Tools Box ( Hộp công cụ ) Bản thân hộp công cụ chỉ chứa các biểu tượng biểu thị cho các điều khiển mà ta có thể bổ sung vào biểu mẫu, là bảng chứa các đối tượng được định nghĩa sẵn của Access. Các đối tượng này được sử dụng trong Form để tạo thành giao diện cho các chương trình ứng dụng của Access. Các đối tượng trong thanh công cụ sau đây là thông dụng nhất. 6 a/ Option Button Control ( Nút chọn ) Đối tượng nút chọn cho phép người dùng chọn một trong những lựa chọn đưa ra. Như vậy, tại một thời điểm chỉ có một trong các nút chọn được chọn. b/ Label ( Nhãn ) Đối tượng nhãn cho phép người dùng gán nhãn một bộ phận nào đó của giao diện cho chương trình ứng dụng. Dùng các nhãn để hiển thị thông tin không muốn người dùng thay đổi. Các nhãn thường dùng để định dạng một hộp văn bản hoặc một điều khiển bằng cách mô tả nội dung của nó. Một công cụ phổ biến nhất là hiển thị thông tin trợ giúp. c/ Text Box (Hộp soạn thảo) Đối tượng Text Box cho phép đưa các chuỗi kí tự vào form. Thuộc tính quan trọng nhất của Text Box là thuộc tính Text cho biết nội dung của hộp Text Box. d/ Command Button (Nút lệnh ) Đối tượng Command Button cho phép quyết định thực thi một công việc nào đó khi người dùng click nó. c/ List Box (hộp danh sách) và Combo box(hộp lựa chọn) Là các điều khiển dùng để nhập liệu bằng các chọn từ một bảng danh sách. List box và combo box giống nhau là ở cả 2 đều có một nguồn dữ liệu để tạo nên bảng chọn. List box luôn được hiển thị, còn Combo box chỉ được mở khi bấm chuột tại nút mũi tên đặt bên phải. Báo biểu Là công cụ thuận tiện để tổ chức in dữ liệu của một bảng, truy vấn. Các khả năng của báo biểu: - In dữ liệu dưới dạng bảng, dạng biểu. - Sắp xếp dữ liệu trước khi in. - Sắp xếp và phân nhóm dữ liệu. - In dữ liệu từ nhiều bảng, truy vấn có liên quan trên cùng một báo cáo. * Các công cụ tương tự như mẫu biểu. Macro Là một đoạn chương trình, gồm một dãy các hành động, dùng để tự động hoá các thao tác và tổ chức giao diện chương trình. Trình tự thao tác để tạo một macro: 7 - Trong cửa sổ Database chọn mục macro. - Chọn New hiện ra cửa sổ. - Chọn các hành động ở cột Action. - Xác định các đối tượng cho hành động vừa chọn. - Ghi thiết kế và đặt tên. - Đóng cửa sổ thiết kế. 1.1.3 Viết lệnh cho các đối tượng Điểm mấu chốt cần phải nhận thức rõ trong khâu lập trình Access là Access xử lý mã để đáp ứng các sự kiện. Thực vậy, không như nhiều ngôn ngữ lập trình khác, các dòng mã thi hành trong một chương trình. Access phải nằm trong các thủ tục hoặc các hàm, các dòng mã bị cô lập sẽ không làm việc. 1) Cửa sổ Code Cửa sổ Code luôn là nơi để viết mã. Cửa sổ Code có một thanh tách (Split Bar) nằm bên dưới thanh tiêu đề, tại đầu thanh cuộn dọc. Thanh cuộn này có tác dụng tách cửa sổ Code thành hai cửa sổ Code con để có thể xem cả hai phần cửa sổ Code cùng một lúc. 2) Hộp liệt kê Object Hộp liệt kê bên trái cửa sổ Code là hộp Object, nó liệt kê mọi đối tượng trên form, cùng với đối tượng trên General lưu giữ mã chung mà tất cả các thủ tục đính kèm với form có thể sử dụng. 3) Hộp liệt kê Procedure Hộp liệt kê bên phải cửa sổ Code là hộp liệt kê Procedure. Hộp liệt kê này cung cấp mọi sự kiện mà đối tượng đã lựa chọn trong hộp liệt kê Object nhận ra. 4) Biến Trong Access, các biến [variables] lưu giữ thông tin (các giá trị). Khi dùng một biến, Access xác lập bộ nhớ trong máy tính để lưu trữ thông tin. 8 Trong Access, tên biến có thể dài tới 225 ký tự và trừ kí tự đầu tiên phải là một mẫu tự, ta có thể gộp một tổ hợp mẫu tự, con số và dấu gạch dưới bất kỳ. Chữ hoa, chữ thường trong tên biến không quan trọng. Khai báo biến : Dim tên biến As kiểu của biến Ví dụ : Dim Dem As Integer a. Kiểu String Các biến chuỗi [String] lưu giữ kí tự. Một chuỗi có thể có một hay nhiều kí tự. Tất nhiên, biến lưu trữ được gọi là một biến chuỗi. Một phương pháp để định danh các biến kiểu này dấu một đồng đô la ($) vào cuối tên biến: Astring Variable. Trên lý thuyết các biến chuỗi có thể lưu trữ khoảng 2 tỷ kí tự. Trong thực tế, một máy cụ thể có thể lưu trữ ít hơn, do các hạn chế của bộ nhớ, các yêu cầu phần việc chung của Windown hoặc số lượng dùng chung biểu mẫu. b. Kiểu Integer Các biến số nguyên integer lưu trữ các giá trị số nguyên tương đối nhỏ giữa -32768 và +32767. Số học, số nguyên, tuy nhanh xong bị hạn chế trong phạm vi này. Dấu định danh được dùng là dấu “% “. c. Kiểu Long integer Các biến số nguyên dài Long integer lưu trữ các số nguyên giữa -2,147,483 và +2,147,483,647 dấu định danh được dùng là dấu “ & “. d. Kiểu Double Kiểu dữ liệu chính đôi [Double] khi cần các con số có tới 16 vị trí độ chính xác và cho phép có hơn 300 chữ số. Các phép tính cũng là xấp xỉ cho kiểu biến này, chỉ có thể căn cứ vào 16 chữ số đầu. Ngoài ra với các con số chính đôi, phép tính thực hiện tương đối chậm, chủ yếu được dùng trong phép tính khoa học trong Access. Dấu định danh dùng cho biến chính đôi là dấu “#”. Phải dùng # tại cuối con số thực tế, nhất là khi có tương đôi ít chữ số bởi bằng không Access sẽ mặc nhận ý ta muốn dùng biến với độ chính xác hạn chế của một số chính đơn, chính xác hơn nếu ta viết. Ví dụ: Adouble PrecitionyVariable # = 12.345 # 9 e. Kiểu Date Kiểu dữ liệu ngày tháng là một phương cách tiện dùng để lưu trữ thông tin cả ngày tháng lẫn giờ khắc cho bất kỳ thời điểm nào. Ta cho phép gán cho các biến ngày tháng bằng dấu #. Ví dụ : ngày = # january,1,2000 # f. Kiểu Variant Kiểu Variant được thiết kế để lưu trữ toàn bộ dữ liệu khả dĩ khác nhau của Access nhận được trong một chỗ. Nếu ta không báo cho Access biết kiểu thông tin mà một biến đang lưu trữ, nó sẽ dùng kiểu variant. Ngoài cách dùng dấu định danh để chỉ định kiểu, Access còn cho phép dùng điều lệnh. “Dim “ để khai báo biến Ví dụ : Dim A as integer Dim B as string, C as Byte 1.1.4 Điều khiển luồng chương trình 1/ Câu lệnh If: Dạng 1: If<điều kiện> then <lệnh 1> [Else lệnh 2] Dạng 2: If<điều kiện> then <nhóm lệnh 1> Else <nhóm lệnh 2> End If Dạng 3: If <điều kiện> then <nhóm lệnh 1> ElseIf <điều kiện 2> then <nhóm lệnh 2> …… ElseIf <điều kiện n> then <nhóm lệnh n> [Else nhóm lệnh (n+1)] Endif 2/ Câu lệnh Select …Case Cú pháp Select Case <Biến hay biểu thức điều kiện> 10 [...]... tạo Đồng Tâm.đây là loại hình trường cao đẳng nghề tư thục chịu sự quản lý của nhà nước, của bộ Lao Động TB & XH và chịu sự quản lý trên địa bàn của UBND tỉnh Yên Bái - Trường Cao đẳng nghề Âu Lạc thuộc công ty cổ phần đào tạo Đồng Tâm, trụ sở tại tổ 40, phường Đồng Tâm,thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái - Sự ra đời của trường Cao đẳng nghề Âu Lạc không chỉ góp phần đào tạo nghề mà còn góp phần thực hiện... vực dạy nghề của địa phương .Trường Cao đẳng nghề Âu Lạc có chức năng tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghề cho người lao động của tỉnh Yên Bái và các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc theo ba cấp + Cao đẳng nghề + Sơ cấp nghề + Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học kĩ thuậtvà tổ chức các dịch vụ 2.2 Cơ cấu tổ chức của trường CĐ Nghề Âu Lạc Yên Bái 2.2.1 Đội ngũ cán bộ Trường Cao đẳng Nghề Âu Lạc Yên Bái căn... Để quản lý được bộ máy nhân sự như vậy vấn đề đặt ra đối với trường là cần phải xây dựng một phần mềm có thể đáp ứng được việc quản lý nhân sự một cách tốt nhất, giúp cho việc quản lý dễ dàng, chính xác, giảm bớt công việc bàn giấy, cập nhật thông tin một cách nhanh chóng * Đánh giá thực trạng về quy trình quản lý của trường Trường Cao Đẳng nghề Âu Lạc thuộc Công Ty cổ phần Đồng Tâm, Đào Tạo nên Trường. .. quá trình phân tích tỉ mỉ và khoa học nhằm cài đặt một chương trình ứng dụng đưa vào thực tế của Trường Cao Đẳng nghề Âu Lạc 25 2 3 Mục đích,yêu cầu của hệ thống mới Mục đích : Hệ thống mới đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về thông tin của cán bộ nhân viên Yêu cầu : Hệ thống mới phải đáp ứng được yêu cầu chính xác về thông tin Bài toán xây dựng chương trình quản lý nhân sự tại Trường Cao Đẳng nghề Âu Lạc. .. Khi xây dựng phần mềm, trước hết ta tận dụng tối đa công cụ của Access và chỉ phải viết thêm những đoạn chương trình để hỗ trợ cho Access Vì vậy trước khi nghiên cứu VBA chúng ta cần biết sử dụng tương đối thành thạo các công cụ của Access để dễ dàng trong quá trình lập trình 18 CHƯƠNG 2 KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG 2.1 Khảo Sát Hiện Trạng Trường Cao Đẳng Nghề Âu Lạc – Yên Bái Trường Cao Đẳng Nghề Âu Lạc Yên Bái. .. chức CT - XH Bố,mẹ Anh chị em ruột 29 CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ HỒ SƠ NHÂN SỰ TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ÂU LẠC YÊN BÁI 3.1 Các thông tin vào/ra của hệ thống 3.1.1 Các thông tin vào - Danh mục phòng ban : Tên phòng ban , chức năng - Hồ sơ - lý lịch giáo viên + Họ lót, tên giáo viên : Là các thông tin thực thể hiện họ tên của mỗi giáo viên, chương trình sẽ tách họ tên của giáo viên ra làm... phần mềm Bài toán đặt ra đối với trường Cao Đẳng nghề Âu Lạc là công tác điều hành cán bộ, thống kê của phòng tổ chức cần phải đựơc xây dựng một phần mềm tin học với mục đích của chương trình là nhanh chóng , kịp thời, chính xác, tiết kiệm công sức cho người làm công tác quản lý cán bộ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của trường, giúp trường hoàn thành nhiệm vụ mới, nâng cao mức sống cho người lao động... trong công tác quản lý hồ sơ nhân sự, giúp cho việc sử dụng lao động trong trường một cách khoa học, chính xác và nâng cao hiệu quả làm việc của trường đồng thời cũng tiết kiệm thời gian và công sức trong quá trình quản lý */ Luồng thông tin đưa vào (phát sinh khi có yêu cầu quản lý hồ sơ cán bộ) */ Luồng thông tin đưa ra (phát sinh thông tin khi có nhu cầu lấy thông tin phục vụ yêu cầu quản lý) Hai luồng... tắc quản lý trên sổ sách và phần mềm Nguyên tắc quản lý giáo dục là những tiêu chuẩn, những quy tắc cơ bản, nền tảng, những yêu cầu, những luận điểm cơ bản cần phải tuân theo tổ chức và hoạt động của chủ thể quản lý giáo dục nhằm đạt được mục tiêu đề ra Nguyên tắc quản lý phản ánh các yêu cầu khách quan của quy luật chi phối lên quá trình quản lý Nguyên tắc quản lý được sản sinh do nhu cầu của khách... duyệt và lưu vào hồ sơ cán bộ Hiện nay, việc quản lý cán bộ của Trường Cao Đẳng nghề Âu Lạc bằng phương pháp thủ công nên mất thời gian và không hiệu quả Mà các yêu cầu tìm kiếm để lấy một số thông tin về một vài cán bộ nào đó thì phức tạp Như khi lãnh 24 đạo yêu cầu thống kê theo giới tính của cả trường, hoặc tìm kiếm cán bộ theo trình độ chuyên môn nào đó… thì phải mất vài tiếng đồng hồ mới có thể hoàn . Tài: Xây dựng chương trình quản lý hồ sơ nhân sự trường cao đẳng nghề Âu Lạc Yên Bái 1 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 3 CHƯƠNG 3 30 PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN. quá trình lập trình. 18 CHƯƠNG 2 KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG 2.1 Khảo Sát Hiện Trạng Trường Cao Đẳng Nghề Âu Lạc – Yên Bái Trường Cao Đẳng Nghề Âu Lạc Yên Bái