1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc điểm phóng sự trọng lang

7 492 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 230,57 KB

Nội dung

Đặc điểm phóng sự Trọng Lang Nguyễn Thị Định Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Luận văn Thạc sĩ ngành: Văn học Việt Nam; Mã số: 60 22 34 Người hướng dẫn: GS.TS Lê Văn Lân Năm bảo vệ: 2010 Abstract: Giới thuyết về phóng sựphóng sự Việt Nam giai đoạn 1930- 1945. Tìm hiểu những mảng hiện thực được phản ánh trong phóng sự Trọng Lang. Làm rõ đặc điểm nghệ thuật phóng sự Trọng Lang. Trên cơ sở đó, thấy rõ đặc điểm phóng sự Trọng Lang cả về phương diện nội dung và nghệ thuật, góp phần khẳng định vị trí của cây bút này trong phóng sự Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945. Keywords: Văn học Việt Nam; Nghiên cứu văn học; Phóng sự Content PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Phóng sự là một thể loại văn học – báo chí ra đời muộn nhưng nó đã nhanh chóng khẳng định được thế mạnh trong việc phản ánh một cách sâu sắc, nhanh nhạy các vấn đề của hiện thực xã hội. Sự ra đời của phóng sự gắn với tên tuổi của Ben Jamin Harris với các bài viết về Những việc xảy ra nơi công cộng in trên tờ Boston, năm 1690. Leonard Ray Teel – Ron Taylor đã viết “phóng sự có thể là vị trí quyến rũ hơn cả trong nghề báo”. Tiến sĩ Karel Stokal (Séc) lại khẳng định “phóng sự là một trong những thể loại báo chí được người đọc yêu thích nhất và cũng là một trong những thể loại khó nhất đối với người viết”. Trong quá trình hình thành và phát triển, phóng sựsự giao thoa với các thể loại của văn học như truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết Điều đó càng khẳng định sự độc đáo về mặt thể loại và sức sống lâu dài trong lòng bạn đọc của phóng sự. Phóng sự Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 cùng với thơ truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch đã tham gia một cách tích cực vào quá trình hiện đại hóa của văn học. Chúng ta không thể không thừa nhận rằng chưa bao giờ trong lịch sử văn học Việt Nam giai đoạn trước 1930 lại có một thời đại phóng sự đạt được những thành tựu nổi bật, tạo nên sự bứt phá kì lạ như vậy. Phóng sự Tôi kéo xe của Tam Lang – Vũ Đình Chí ra đời giống như một vầng sao đột hiện ánh sáng, tiếp theo đó là cả một bầu trời sao rực rỡ của phóng sự Việt Nam. Trong vòng mười lăm năm, các nhà văn, nhà báo đã cho ra đời một loạt các phóng sự đặc sắc, phong phú 2 cả về chất lượng và số lượng. Những phóng sự được coi là đỉnh cao gắn liền với các tác giả có tên tuổi như Cạm bẫy người, Kỹ nghệ lấy Tây, Cơm thầy cơm cô, Lục xì, Một huyện ăn tết của Vũ Trọng Phụng; Tập án cái đình, Việc làng của Ngô Tất Tố; Hà Nội lầm than, Làm tiền, Làm dân, Xôi thịt của Trọng Lang. Trải qua những nốt thăng trầm của lịch sử phát triển văn học – báo chí, phóng sự Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 có thể coi là sự khởi đầu viên mãn cho những giai đoạn phát triển tiếp theo của thể loại phóng sự. Những thành tựu mà phóng sự giai đoạn này đạt được không hề thua kém các thể loại văn học khác. Do đó, việc tìm tòi và khám phá giá trị nhiều mặt của phóng sự giai đoạn 1930 – 1945 là cơ sở để chúng ta có được một cái nhìn đúng đắn về đóng góp của nó trong quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam. Với số lượng tác giả, tác phẩm khá phong phú, phóng sự Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 ngày càng được giới nghiên cứu quan tâm. Tuy nhiên, hầu hết các công trình và bài viết đều tập trung nghiên cứu về các cây bút phóng sự quen thuộc như Tam Lang, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố Trong khi đó, Trọng Lang giành cả tài năng và tâm huyết cho thể loại này lại ít được chú trọng. Nghiên cứu phóng sự Trọng Lang là việc làm cần thiết, góp phần khẳng định giá trị và vị trí xứng đáng của ông trong phóng sự Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945. Trọng Lang tên thật là Trần Tán Cửu, sinh năm 1905 tại Hà Nội trong một gia đình quan lại tuần phủ. Trước cách mạng, ông viết báo, viết văn tại Hà Nội. Từ năm 1947 – 1954, Trọng Lang sống trong vùng tạm chiếm ở Hà Nội, là cộng tác viên của báo : Dân chủ, Ngày mới, Thời đại, Vì nước Từ sau năm 1954, ông di cư vào Nam, sống ở Sài Gòn. Trọng Lang là cây bút chỉ chuyên viết phóng sự. Bạn đọc biết đến ông chủ yếu qua các sáng tác trước 1945 trở đi. Các tác phẩm phóng sự của ông khá phong phú, xét về số lượng nhiều hơn cả số lượng tác phẩm của “ông vua phóng sự đất Bắc”- Vũ Trọng Phụng. Theo thống kê sơ bộ, qua Phóng sự Việt Nam 1932- 1945 (gồm 3 tập của nhà xuất bản Văn học, năm 2000), tác phẩm của Trọng Lang chiếm hơn 1/7 tổng số trang in. Các tác phẩm chính của Trọng Lang bao gồm: Trong làng chạy(Báo Ngày nay, Hà Nội, 1935); Đời bí mật của vãi(Báo Phong hóa, Hà Nội, 1935 - 1936); Gà chọi(Báo Phong hóa, Hà Nội, 1935); Đồng bóng(Báo Phong hóa, 1935 - 1936); Hà Nội lầm than(Báo Ngày nay,1937, NXB Đời nay, 1938); Làm dân(Báo Ngày nay, 1938); Làm tiền(Báo Ngày nay, 1938); Thầy lang( Báo Hà Nội tân văn, 1941);Tết trong lòng người ta(Hà Nội tân văn, 1941); Xôi thịt(Báo Ngày nay,1945); Vợ lẽ nàng hầu(NXB Tự do, 1950) và Những đứa trẻ(NXB Tự do, 1950). Trong đó, các tác phẩm nổi tiếng được nhiều người biết đến đó là Hà Nội lầm than, Làm dân, Trong làng chạy Nhìn vào danh mục tác phẩm, ta thấy ông là cây bút thực sự nhạy 3 bén trong việc tìm tòi và khám phá nhiều ngõ nghách của hiện thực xã hội. Tác phẩm phóng sự của Trọng Lang thực sự có giá trị hấp dẫn bạn đọc nhiều thế hệ. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Qua việc tìm hiểu các bài viết và công trình nghiên cứu phóng sự Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945, chúng tôi nhận thấy tên tuổi Trọng Lang thường được nhắc đến trong tương quan so sánh với các cây bút phóng sự khác. Ngoài ra, tập hợp các bài viết giành riêng cho phóng sự Trọng Lang còn rất thưa thớt. Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan trong cuốn Nhà văn hiện đại Việt Nam đã giành một phần trong công trình nghiên cứu của mình để viết về các cây bút phóng sự trong đó có Trọng Lang. Tác giả Vũ Ngọc Phan khẳng định “Trong số các nhà văn viết phóng sự gần đây, Trọng Lang có óc phê bình hơn cả. Văn ông đanh thép và sắc cạnh, chuyên về tả cảnh nhiều hơn tả tình”. Hoài Anh trong Chân dung văn học – NXB Hội nhà văn(2001), cũng trân trọng giành cho Trọng Lang một bài viết riêng với tiêu đề Cây bút chuyên viết phóng sự trong văn học hiện đại. Tác giả đặc biệt nhấn mạnh đến nét riêng của phóng sự Trọng Lang và cho rằng “chỉ có phóng sự Trọng Langphóng sự thuần túy”. Bên cạnh việc lý giải sự thành công của phóng sự Trọng Lang là do ông có những quan điểm rõ ràng về phóng sự. Hoài Anh còn chỉ ra những hạn chế của cây bút này, đó là “chỉ mơn man bên ngoài cái ung nhọt xã hội mà không tìm được cách chọc nó”. Trong luận văn thạc sỹ Phóng sự Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945, tác giả Đỗ Chỉnh chú ý đến Trọng Lang. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu chủ yếu đi vào phân tích một số phóng sự tiêu biểu nhằm đi đến khẳng định nội dung phong phú và giá trị nghệ thuật của phóng sự Trọng Lang. Với bài viết Trọng Lang- một cây bút phóng sự xuất sắc trên tạp chí nghiên cứu văn học số 2 – 2006, tiến sỹ Lê Dục Tú đã khẳng định vị trí của Trọng Lang : “phóng sự của Trọng Lang có thể chưa thật lớn so với một số cây bút cùng thời nhưng những gì ông đã có đóng góp ở thể loại phóng sự không phải là không có ý nghĩa. Thể loại phóng sự ở giai đoạn 1930 – 1945 với sự góp mặt đầy tâm huyết của Trọng Lang đã khẳng định những thành tựu chắc chắn của nó trong nền văn học Việt Nam thế kỷ XX”. Như vậy, phóng sự Trọng Lang đã nhận được sự chú ý của giới nghiên cứu. Tuy nhiên, để tìm hiểu toàn diện hơn về phóng sự Trọng Lang, chúng ta cần có những công trình nghiên cứu mang tính chất hệ thống về phóng sự của cây bút này. Kế thừa những người đi trước, trong việc hoàn thành luận văn, người viết mong muốn góp phần vào việc làm rõ những đặc điểm về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật đồng thời 4 khẳng định thêm vị trí của Trọng Lang trong sự phát triển của phóng sự Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945. 3.Mục đích, đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu 3.1. Mục đích Thông qua việc tìm hiểu, khảo sát hệ thống phóng sự Trọng Lang, chúng tôi xác định mục đích của luận văn như sau: -Tìm hiểu những mảng hiện thực được phản ánh trong phóng sự Trọng Lang. -Làm rõ đặc điểm nghệ thuật phóng sự Trọng Lang. Trên cơ sở đó, thấy rõ đặc điểm phóng sự Trọng Lang cả về phương diện nội dung và nghệ thuật, góp phần khẳng định vị trí của cây bút này trong phóng sự Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945. 3.2. Đối tượng Đối tượng của luận văn là các phóng sự của Trọng Lang được sáng tác trong giai đoạn 1930- 1945. Luận văn tập trung khai thác những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của phóng sự Trọng Lang, nhằm rút ra những nét riêng đặc sắc của tác giả này. 3.3. Phạm vi nghiên cứu Với một luận văn thạc sỹ, chúng tôi giới hạn việc tìm hiểu ở một số phóng sự của Trọng Lang in trong tuyển tập Phóng sự Việt Nam giai đoạn 1932- 1945, Hà Nội, Nhà xuất bản Văn học ( 2000). 3.4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính sau: Phương pháp phân tích Phương pháp thống kê Phương pháp so sánh Phương pháp tổng hợp 4. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm ba chương: Chương 1: Giới thuyết về phóng sựphóng sự Việt Nam giai đoạn 1930- 1945 Chương 2: Đặc điểm nội dung phóng sự Trọng Lang Chương 3: Đặc điểm nghệ thuật phóng sự Trọng Lang References 1. Hoài Anh, Chân dung văn học, NXB Hội nhà văn, Hà Nội, 2001. 5 2. Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp, Vấn đề dân cày(xuất bản lần 2), NXB Sự thật, Hà Nội, 1959. 3. Đức Dũng (chủ biên), Phóng sự báo chí, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội, 2005. 4. Đức Dũng, Ký báo chí, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội, 1992. 5. Đức Dũng, Các thể ký báo chí, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội, 1998. 6. Phùng Tất Đắc, Lời tựa phóng sự “Kỹ nghệ lấy Tây”, NXB Phương Đông, Hà Nội, 1936. 7. Nguyễn Đức Đàn, Đặc điểm văn học hiện thực phê phán Việt Nam, NXB Văn học, Hà Nội, 1964. 8. Phan Cự Đệ, Hà Văn Đức, Nguyễn Hoành Khung, Lịch sử văn học Việt Nam 1930 – 1945(2 tập), NXB Đại học và DGCN, Hà Nội, 1988. 9. Hà Minh Đức, Cơ sở lý luận báo chí – Đặc tính chung và phong cách, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2000. 10. Hà Minh Đức, Ký viết về chiến tranh cách mạng và xây dựng chủ nghĩa xã hội, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1980. 11. Lê Bá Hán (chủ biên), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, 1999. 12. Lê Thị Đức Hạnh, Thể phóng sự và văn châm biếm của Tam Lang, Tạp chí văn học(số 8), Hà Nội, 1998. 13. Hoàng Ngọc Hiến, Năm bài giảng về thể loại, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1999. 14. Lê Văn Hiến, Ngục Kon Tum, NXB Hội nhà văn, Hà Nội, 1970. 15. Phạm Thành Hưng, Thuật ngữ báo chí – truyền thông, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2007. 16. Đỗ Quang Hưng, Lịch sử báo chí Việt Nam 1865 - 1945, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2000. 17. Hội nhà báo thành phố Hà Nội, Di sản báo chí Ngô Tất Tố- Những đặc trưng và giá trị văn hóa – Ý nghĩa khoa học và thực tiễn, 2006. 18. Mai Hương, Tôn Phương Lan tuyển chọn và giới thiệu, Ngô Tất Tố về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục, 2003. 19. Khoa báo chí, Đại học Quốc gia Hà Nội, Báo chí – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, tập 1, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2001. 20. Khoa báo chí, Đại học Quốc gia Hà Nội, Báo chí – Những vấn để lý luận và thực tiễn, tập 2, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2001. 21. Khoa báo chí, Đại học Quốc gia Hà Nội, Báo chí – Những vẫn đề lý luận và thực tiễn, tập 3, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2001. 6 22. Khoa báo chí, Đại học Quốc gia Hà Nội, Báo chí – Những vẫn đề lý luận và thực tiễn, tập 4, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2001. 23. Khoa báo chí, Đại học Quốc gia Hà Nội, Báo chí – Những vẫn đề lý luận và thực tiễn, tập 5, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2001. 24. Lê Tràng Kiều, Vũ Trọng Phụng- một trong nững người mở đầu cho nghề phóng sự ở nước ta, Tạp chí Văn học, số 4, Hà Nội, 1935. 25. Thạch Lam, Hà Nội băm sáu phố phường, NXB Đời nay, Hà Nội, 1943. 26. Mã Giang Lân, Quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam 1900- 1945, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2000. 27. Trịnh Bích Liên, Những biến thiên của phóng sự Việt Nam từ 1930 đến trước thời kì đổi mới, nghiên cứu Văn học số 4, 2007. 28. Tôn Thảo Miên, Vũ Trọng Phụng – “Người thư kí của thời đại”, Nghiên cứu Văn học số 2, Hà Nôi, 2005. 29. Vũ Thị Thanh Minh, Một số đặc của phóng sự Việt Nam giai đoạn 1932- 1945, Nghiên cứu Văn học, số 9, Hà Nội, 2006. 30. Phan Ngọc, Ảnh hưởng của Văn học Pháp tới Văn học Việt Nam trong giai đoạn 1932- 1945, Tạp chí Văn học, Hà Nội, 2003. 31. Vương Trí Nhàn, Nơi gặp gỡ của báo chí và Văn học,Tạp chí Văn học, số 1, 1995. 32. Huỳnh Dũng Nhân, Phóng sự từ giảng đường đến trang viết, NXB Thông tấn, Hà Nội, 2007. 33. Nhiều tác giả, Văn học Việt Nam (1900- 1945), NXB Giáo dục, Hà Nội, 1992. 34. Nhiều tác giả, Giáo trình nghiệp vụ Báo chí (2 tập), Khoa Báo chí trường Tuyên huấn trung ương, Hà Nội. 1977. 35. Nhiều tác giả, Thể loại Báo chí, NXB Đại học Quốc gia, Thành phố Hồ Chí Minh, 2000. 36. Vũ Ngọc Phan, Nhà văn hiện đại (5 tập), NXB Vĩnh Thịnh, Hà Nội, 1951. 37. Vũ Trọng Phụng, Lục xì, NXB Văn học, Hà Nội, 1998. 38. Vũ Trọng Phụng, Kỹ nghệ lấy Tây, Cơm thầy cơm cô, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2004. 39. Vũ Trọng Phụng, Toàn tập phóng sự, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 1999. 40. Phan Quang, Phóng sự trên báo, Tư liệu của trường Tuyên huấn trung ương I, Hà Nội. 41. Nguyễn Hữu Sơn, Ký Việt Nam từ đầu thế kỷ đến 1945, Nghiên cứu văn học, số 8, Hà Nội, 2007. 42. Dương Xuân Sơn, Các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật, NXB Đai học Quốc gia, Hà Nội, 2004. 7 43. Trần Đình Sử- Phương Lựu- Nguyễn Xuân Nam, Lý luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1987. 44. Tạ Ngọc Tấn, Tác phẩm báo chí, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1995. 45. Hoài Thanh, Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học, 2005. 46. Nguyễn Hoài Thanh, Tìm hiểu thế giới nhân vật trong phóng sự của Vũ Trọng Phụng, Tạp chí Văn học, số 8, Hà Nội, 1998. 47. Nguyễn Hoài Thanh, Nghệ thuật tiếp cận hiện thực trong phóng sự của Vũ Trọng Phụng, Tạp chí Văn học, số 2, Hà Nội, 1996. 48. Bùi Việt Thắng, Bàn về tiểu thuyết, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2000. 49. Nguyễn Ngọc Thiện, Vũ Trọng Phụng bàn về tiểu thuyết tả chân, Tạp chí Văn học, số 11, Hà Nội, 2002. 50. Phan Trọng Thưởng, Phóng sự (1932- 1945)- một thành tựu đặc biệt của tiến trình văn học Việt Nam, Tạp chí Văn học, số 5, Hà Nội, 2000. 51. Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ, Nguyễn Hữu Sơn(sưu tầm, biên soạn), Phóng sự Việt Nam giai đoạn 1932- 1945, tập 1, NXB Văn học, Hà Nội, 2000. 52. Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ, Nguyễn Hữu Sơn(sưu tầm, biên soạn), Phóng sự Việt Nam giai đoạn 1932- 1945, tập 2, NXB Văn học, Hà Nội, 2000. 53. Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ, Nguyễn Hữu Sơn(sưu tầm, biên soạn), Phóng sự Việt Nam giai đoạn 1932- 1945, tập 3, NXB Văn học, Hà Nội, 2000. 54. Ngô Tất Tố, Việc làng- Tác phẩm và dư luận, NXB Văn học, 2002. 55. Ngô Tất Tố, Ngô Tất Tố toàn tập, tập 5 (Lữ Huy Nguyên (chủ biên)- Phan Cự Đệ (giới thiệu), NXB Văn học, Hà Nội, 1996. 56. Trần Thị Trâm, Mối giao lưu kỳ thú giữa văn học và báo chí Việt Nam trước cách mạng tháng Tám- 1945, Tạp chí Báo chí và tuyên truyền, số 6, Hà Nội, 2002. 57. Lê Dục Tú, Phóng sự Việt Nam 1932- 1945 những đóng góp đặc sắc về mặt nghệ thuật, Tạp chí Văn học, số 2, Hà Nội, 2003. 58. Lê Dục Tú, Trọng Lang – một cây bút phóng sự xuất sắc, Nghiên cứu văn học, số 2, Hà Nội, 2006.

Ngày đăng: 14/01/2014, 22:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w