ĐặcđiểmnhâncáchcủaGiámđốccôngty
trong TậpđoànKinhtếHòaPhát
Tạ Thị Thanh Hưng
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Luận văn Thạc sĩ ngành: Tâm lý học; Mã số: 60 31 80
Người hướng dẫn: PGS. TS. Hoàng Mộc Lan
Năm bảo vệ: 2010
Abstract: Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về đặcđiểmnhâncáchcủa người quản
lý, lãnh đạo. Chỉ ra thực trạng những biểu hiện đặcđiểmnhâncáchcủa người giám
đốc côngtytrongTậpđoànkinhtếHòa Phát, từ đó khái quát các đặcđiểmnhâncách
tiêu biểu của người giámđốccôngtytrongtậpđoànkinhtế này. Đề xuất một số kiến
nghị nhằm góp phần tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng về phẩm chất và năng lực của
người giámđốccôngtytrongTậpđoànkinhtếHoà Phát.
Keywords: Tâm lý học; Nhân cách; TậpđoànkinhtếHòa Phát; Giámđốc
Content
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Năm 1994 thủ tướng chính phủ đã có quyết định số 91/TTg ngày 07/03/1994 về việc
thí điểm thành lập tậpđoànkinh doanh. Triển khai nghị quyết này, tháng 11/2005 tậpđoàn
kinh tế (TĐKT) đầu tiên của nước ta là Tậpđoàncông nghiệp than khoáng sản Việt Nam và
nhiều tậpđoànkinhtế nhà nước khác được thành lập và đi vào hoạt động.
Trong những năm gần đây, khu vực kinhtế tư nhân đang lớn mạnh không ngừng và
hình thành những TĐKT tư nhân hùng hậu mới nhự: FPT, Hoà Phát, Trung Nguyên, Kinh
Đô… nhiều TĐKT lớn trên thế giới như bảo hiểm Prudential, AIA… đã có mặt tại Việt Nam.
Hoạt động của các TĐKT trong thời gian qua cho thấy mô hình này đạt được nhiều kết quả
nhất định, là công cụ điều tiết vĩ mô hiệu quả của Nhà nước.
Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo, quản lý cho các
TĐKT nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có ý nghĩa rất quan trọngtrong việc nâng
cao năng lực cạnh tranh của các tập đoàn. Để góp phần hỗ trợ tậpđoàn đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ quản lý, lãnh đạo nguồn nhân lực cần có những nghiên cứu khoa học về thực trạng đội ngũ
2
cán bộ, côngnhân viên (CB CNV) về các mặt trình độ đào tạo, phẩm chất đạo đức, kinh
nghiệm và các năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
Trong quá trình hội nhập với thế giới theo xu thế toàn cầu hoá. Công cuộc phát triển
kinh tế đất nước đang đặt ra trước mắt chúng ta nhiều yêu cầu, nhiều đòi hỏi… trong đó yêu
cầu đặc biệt quan trọng là xây dựng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực con người để có đội
ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý lành nghề góp phần quan trọng cho sự phát triển kinhtếcủa đất
nước. Người cán bộ lãnh đạo, quản lý phải đủ bản lĩnh, trí tuệ, phải có kiến thức cần thiết về
chuyên môn, nghiệp vụ, phải có tầm nhìn xa và rộng thì mới có thể đứng vững trên thị trường
trong nước và cạnh tranh hiệu quả với các đối tác trên thế gới. Phải thực sự yêu nước, nhận
thức đầy đủ trách nhiệm của mình trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Để quán triệt quan điểm hội nhập có tính chất quốc tế, người lãnh đạo ở nước ta cần
phải nhanh chóng đạt được những yêu cầu về phẩm chất và năng lực của người lãnh đạo hiện
đại của thế kỷ XXI, lấy tư tưởng khoa học có tính chất phương pháp luận của Chủ tịch Hồ Chí
Minh về cấu trúc Đức - Tài trongnhâncáchcủa người cán bộ làm kim chỉ nam. Nhân cách
của người lãnh đạo phải thống nhất giữa "cái bên trong" và "cái bên ngoài"; giữa “Đức - Tài”
là hai mặt thống nhất quyện vào nhau của nhâncách người lãnh đạo.
Qua những yếu tố trên người nghiên cứu nhận thấy tầm quan trọngcủa việc hoàn
thiện nhân cáchcủa người lãnh đạo, quản lý. Người lãnh đạo có những đặcđiểmnhâncách
chuẩn mực, tư duy có tầm nhìn chiến lược sẽ giúp cho tổ chức của họ luôn có những bước đi
vững vàng, sẵn sàng tạo ra sự đột phá đem lại hiệu quả kinhtế cho tổ chức, đồng thời tạo
dựng nên một môi trường làm việc, một tổ chức văn minh có bầu không khí văn hoá doanh
nghiệp tiên tiến, giúp cho người lao động an tâm cống hiến sức lực và trí tuệ cho tổ chức phát
triển bền vững, làm cơ sở cho việc gắn bó các mối quan hệ đồng nghiệp, bạn bè thân thiết, và
giữa những con người với con người.
Hiện nay chưa có những nghiên cứu cụ thể về đặc điểmnhâncáchcủa người lãnh đạo,
quản lý doanh nghiệp tư nhântrong thời kỳ hội nhập kinhtế quốc tế. Bên cạnh đấy, người
nghiên cứu đang được làm việc trongTậpđoànkinhtếHoà Phát.
Từ những lý do trên đã thôi thúc người nghiên cứu lựa chọn và thực hiện đề tài: “Đặc
điểm nhâncáchcủagiámđốccôngtytrongtậpđoànkinhtếHòa Phát”.
Đây là đề tài có ý nghĩa quan trọng vì nó góp phần chỉ ra đặcđiểmnhâncáchcủa
người giámđốccôngtytrongtậpđoànkinhtế tư nhân lớn của đất nước, góp phần cho công
tác tuyển chọn, bồi dưỡng, đào tạo giámđốccôngty chuyên nghiệp có các phẩm chất và năng
lực đáp ứng vai trò, vị trí công việc giúp cho các doanh nghiệp phát triển bền vững, nền kinh
tế Việt Nam ngày càng giàu mạnh.
3
2.Mục đích nghiên cứu
Phát hiện đặcđiểmnhâncáchcủa người giámđốccôngtytrongtậpđoànkinhtếHòa
Phát. Trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị góp phần cho việc tuyển chọn, đào tạo, bồi
dưỡng phẩm chất và năng lực cho các giámđốccôngtytrongTậpđoànHòa Phát.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về đặcđiểmnhâncáchcủa người quản lý, lãnh đạo.
3.2.Chỉ ra thực trạng những biểu hiện đặcđiểmnhâncáchcủa người giámđốccôngtytrong
Tập đoànkinhtếHòa Phát, từ đó khái quát các đặcđiểmnhâncách tiêu biểu của người
giám đốccôngtytrongtậpđoànkinhtế này.
3.3.Đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng về phẩm chất
và năng lực của người giámđốccôngtytrongTậpđoànkinhtếHoà Phát.
4. Đối tượng nghiên cứu
Đặc điểmnhâncáchcủa người giámđốccôngtytrongTậpđoànkinhtếHoà Phát.
5. Khách thể nghiên cứu
Gồm 548 người đang làm việc tại TậpđoànkinhtếHòaPhát như sau:
- 414 cán bộ nhân viên trong toàn TậpđoànHòaPhát
- 48 côngnhân
- 73 trưởng phó các phòng ban.
- 13 giámđốc và phó giámđốc các côngty thành viên, Côngty liên kết và các nhà máy
trong TậpđoànkinhtếHòa Phát.
6. Giả thuyết khoa học
Có sự khác biệt về mức độ biểu hiện đặcđiểmnhâncáchcủa các giámđốc giữa các
nhóm côngtytrongTậpđoànkinhtếHòa Phát. Những đặcđiểmnhâncáchcủagiámđốc
thường xuyên biểu hiện nhất là các đặcđiểmcủa năng lực chuyên môn và phẩm chất
đạo đức, hạn chế biểu hiện nhất là các đặcđiểmcủa năng lực tổ chức và năng lực giáo
dục.
7. Giới hạn về phạm vi nghiên cứu
7.1. Nội dung nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu những đặcđiểmnhâncách liên quan đến hoạt động quản lý, lãnh đạo.
Chủ yếu khảo sát thực trạng biểu hiện đặcđiểmnhâncách cần thiết của người giámđốc
công tytrongTậpđoànHoàPhát và khái quát các đặcđiểmnhâncách tiêu biểu hiện nay
của người giámđốccông ty.
7.2. Địa điểm nghiên cứu
4
Đề tài thực hiện nghiên cứu tại các côngtytrongTậpđoànkinhtếHòaPhát có trụ sở văn
phòng trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
8. Phương pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
8.2. Phương pháp quan sát
8.3. Phương pháp phỏng vấn
8.4. Phương pháp phân tích chân dung
8.5. Phương pháp chuyên gia
8.6. Phương pháp giải bài tập tình huống
8.7. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (anket)
8.8. Phương pháp xử lý thông tin bằng toán học thống kê (SPSS 16.5)
References
1. Auren Uris (1994), Nhà quản lý giỏi - Nghệ thuật lãnh đạo, NXB Thành phố Hồ Chí
Minh.
2. Dominique Chalvin (1993), Các phong cách quản lý, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
3. PGS.TS Vũ Dũng (2006), Giáo trình tâm lý học quản lý, NXB Đại học Sư Phạm.
4. Nguyễn Bá Dương, Lê Doãn Tá (1995), Tâm lý học dành cho người quản lý lãnh đạo,
NXB Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Phân viện Hà Nội.
5. Phạm Minh Hạc (2002), Tuyển tập tâm lý học, NXB Giáo dục.
6. Ngô Công Hoàn (1997), Tâm lý học xã hội trong quản lý, NXB Đại học quốc gia Hà
Nội.
7. TS. Trần Thị Hạnh, TS. Đặng Thành Hưng và Đặng Mạnh Phổ sưu tầm và tuyển chọn
(2002), Quản trị hành vi tổ chức (Paul Hersey Ken Blanc Hard), NXB Thống Kê.
8. GS.TS.Vũ Văn Hiền (2007), Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nhằm đáp ứng
yêu cầu của sự nghiệp công nghiêp hóa, hiện đại hóa đất nước, NXB Chính trị Quốc gia.
9. Kenneth Blanchard, Ph.D & Robert Lorber, Ph.D (2007), Vị giámđốc một phút, NXB
Trẻ.
10. Kôvalépki S (1978), Người lãnh đạo và cấp dưới, NXB Lao động.
11. Kitov A.I (1985), Những đặcđiểm tâm lý của việc thông qua quyết định quản lý, NXB
Thông tin lý luận.
12. Nguyễn Hữu Lam (1997), Nghệ thuật lãnh đạo, NXB Giáo dục.
13. Đỗ Long, Vũ Dũng (1990), Giám đốc, những yếu tố để thành công, NXB Khoa học xã
hội.
5
14. Hồ Chí Minh (1981), Đường cách mệnh, NXB Chính trị Quốc gia.
15. Papin R (1992), Nghề giám đốc, Nhà quản lý thế hệ mới, NXB Thống kê.
16. Rawan Gibson (2002), Tư duy lại tương lai, NXB Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh.
17. Pôpôp. G.Ph (1978), Những vấn đề lý luận quản lý, NXB Khoa học xã hội.
18. Trần Quang Tuệ dịch và biên soạn (1998), Sổ tay người quản lý, NXB Lao Động.
19. Chủ biên Nguyễn Quang Uẩn, Tâm lý học đại cương, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
20. Chủ biên Nguyễn Đình Xuân & PTS Vũ Đức Đán (1997), Giáo trình Tâm lý học quản
lý, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
21. Vendrov E.E (1979), Những vấn đề tâm lý học của việc quản lý, NXB Kinhtế
Matxcơva.