1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chính sách công nghệ thị trường mở để phát triển bền vững ngành viễn thông việt nam

6 579 8

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 314,22 KB

Nội dung

Chính sách công nghệ thị trường mở để phát triển bền vững ngành Viễn thông Việt Nam Đỗ Văn Quang Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Luận văn ThS. ngành: Quản lý khoa học và công nghệ; Mã số: 60 34 72 Người hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Ngọc Thanh Năm bảo vệ: 2010 Abstract. Tổng quan cơ sở lý luận về công nghệchính sách công nghệ (CSCN); tìm hiểu về những đặc điểm chủ yếu của công nghệ và quản lý công nghệ trong ngành Viễn thông. Khảo sát và phân tích thực trạng về CSCN của ngành Viễn thông Việt Nam. Đánh giá những mặt ưu điểm và nhược điểm, chỉ ra các nguyên nhân đó để định hướng mục tiêu phát triển bền vững ngành Viễn thông Việt Nam. Kiến nghị một số giải pháp cụ thể về chính sách công nghệ thị trường mở nhằm phát triển bền vững ngành Viến thông Việt Nam. Keywords. Chính sách công nghệ; Viễn thông; Việt Nam; Cơ chế thị trường Content 1. Lý do nghiên cứu Từ những thập kỷ cuối thế kỷ 20 cho tới nay khoa học và công nghệ đã có những bước phát triển kỳ diệu, đặc biệt là đã xuất hiện cách mạng thông tin, cách mạng tri thức và sự bùng nổ công nghệ cao. Thành tựu nổi bật nhất là sự phát triển cực kỳ nhanh chóng của công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nanô; đó là những công nghệ cao cơ bản, chúng đang hội tụ với nhau để tạo thành nền tảng cho một hệ thống công nghệ mới của thế kỷ 21, công nghệ của nền kinh tế tri thức. Hệ thống công nghệ mới ấy đang làm biến đổi sâu sắc các quá trình sản xuất, cách thức sản xuất kinh doanh và mọi lĩnh vực của đời sống xã hội loài người. Ở nước ta, với vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, khoa học và công nghệ luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, chú trọng. Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 ban chấp hành trung ương Đảng khóa VIII đã khẳng định “Khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế, xã hội, là điều kiện cần thiết để giữ vững độc lập dân tộc và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội”. Tại đại hội Đảng lần IX, Đảng ta tiếp tục khẳng định “Phát triển khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu là nền tảng và là động lực đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Hiện nay, ngành Viễn thông Việt Nam luôn được Đảng và nhà nước quan tâm chú trọng phát triển, Viễn Thông Việt Nam được trang bị đồng bộ và hiện đại. Trong tương quan so với các ngành khác, ngành viễn thông được xem là ngành đi tiên phong. Tuy nhiên, do đặc điểm tốc độ tiến bộ công nghệ của ngành này rất cao, cho nên nếu không có một chính sách công nghệ thích hợp thì nó sẽ rất nhanh chóng xuống cấp, không thể phát triển bền vững, giữ được năng lực cạnh tranh trên thị trường. Từ những lý do trên tôi chọn đề tài : “Chính sách công nghệ thị trường mở để phát triển bền vững ngành Viễn thông Việt Nam”. Đây là một đề tài tương đối rộng, với sự hiểu biết và năng lực có hạn nên tôi xin được đi sâu nghiên cứu một số trường hợp cụ thể. Đây là một đề tài vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn, và hy vọng sẽ có được những đóng góp thiết thực cho việc định hướng phát triển bền vững ngành Viễn thông Việt Nam trong giai đoạn phát triển hiện nay. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Đối với nước ta, về phát triển công nghệ, các nghiên cứu và theo đó là các chính sách trong thời gian qua mới chỉ được tập trung vào những vấn đề liên quan tới chuyển giao công nghệ (từ 1988) và đánh giá trình độ công nghệ (trong những năm gần đây). Việc nghiên cứu về chính sách công nghệ, và theo đó là các chính sách hỗ trợ quá trình xây dựng và thực thi các chính sách hỗ trợ đổi mới và phát triển công nghệ đối với các ngành và các doanh nghiệp tuy cũng đã được tiến hành (ở một số ngành, một số cấp), nhưng nhìn chung, chưa có được sự quan tâm và tổ chức thực hiện một cách hệ thống và hiệu quả. Theo dự kiến, chương trình công tác trọng tâm hiện nay của bộ Bưu chính Viễn thông là tập trung cho việc tạo cơ sở pháp lý, hoàn thiện các văn bản pháp luật nhằm tăng cường sự quản lý của Nhà nước và tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong ngành phát triển theo đà hội nhập quốc tế của đất nước. Cụ thể, ngành này sẽ tập trung hoàn thiện việc xây dựng các chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch giai đoạn 5 năm 2006 - 2010, bao gồm quy hoạch phát triển công nghệ thông tin - truyền thông các vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc, Trung và Nam; quy hoạch phát triển công nghệ thông tin - truyền thông, quy hoạch nguồn nhân lực công nghệ thông tin; quy hoạch truyền dẫn phát sóng, phát thanh truyền hình Đối với nước ta từ trước đến nay chưa có công trình khoa học chính thức nào nghiên cứu về chính sách công nghệ thị trường mở để phát triển bền vững ngành Viễn Thông. Những giải pháp được đề xuất trong đề tài này là nhằm góp phần xây dựng luận cứ (khoa học và thực tiễn) cho việc định hướng phát triển bền vững ngành Viễn thông Việt Nam trong giai đoạn phát triển hiện nay. 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là: Tìm kiếm các giải pháp phát triển chính sách công nghệ thị trường mở để tăng cường sự phát triển bền vững ngành Viễn thông Việt Nam. 4. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chủ yếu được tập trung thực hiện theo các phạm vi nghiên cứu như sau: - Phạm vi nội dung nghiên cứu: Thực trạng và giải pháp thực hiện chính sách công nghệ thị trường mở để phát triển bền vững ngành Viễn thông Việt Nam . - Phạm vi thời gian: Giai đoạn 2000 - 2010 5. Mẫu khảo sát: - Một số doanh nghiệp của ngành Bưu chính Viễn Thông. - Các doanh nghiệp lớn của Viettel, EVN, VN Mobile, S Fone… tại Hà Nội, Đà Nẵng, Tp.HCM 6. Vấn đề nghiên cứu - Thực trạng chính sách công nghệ thị trường mở của ngành Viễn thông Việt Nam là như thế nào? - Có những giải pháp nào để phát triển chính sách công nghệ thị trường mở nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững ngành Viễn thông Việt Nam trong điều kiện hiện nay? 7. Giả thuyết nghiên cứu - Chính sách công nghệ của ngành Viễn thông Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng đưa ngành Viễn thông phát triển đi trước một bước, nhưng vẫn chưa đáp ứng đầy đủ những yêu cầu mới hiện nay. - Để tiếp tục phát triển bền vững trong điều kiện hiện nay và trong những thập niên tiếp theo, ngành Viễn thông Việt Nam cần phải hoàn thiện và thực hiện tốt hơn nữa những giải pháp kỹ thuật, giải pháp về nhân lực, về cơ sở hạ tầng, tài chính, về quản lý chất lượng, đầu tư và hợp tác quốc tế… 8. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được thực hiện trong khuôn khổ của Luận văn bao gồm: - Phương pháp phân tích hệ thống: Trong đó xem xét Chính sách công nghệ như một chính sách/bộ phận thành phần trong hệ thống chính sách phát triển của ngành viễn thông Việt Nam cũng như với môi trường kinh tế và xã hội. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Là phương pháp chủ yếu được sử dụng trong quá trình tìm kiếm các cơ sở lý luận và nhận dạng những diễn biến của xu thế phát triển, những yêu cầu và khả năng đáp ứng nhu cầu của ngành viễn thông Việt Nam trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo quan điểm phải bằng và dựa vào khoa học và công nghệ. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm, dựa trên việc tổng kết những bài học kinh nghiệm của các doanh nghiệp viễn thông ở trong và ngoài nước. 9. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, mục lục và tài liệu tham khảo, kết quả nghiên cứu của Luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận - Đưa ra được các khái niệm về công nghệchính sách công nghệ. - Trình bày các vấn đề có liên quan đến năng lực công nghệ của doanh nghiệp. - Năng lực công nghệ và đổi mới công nghệ của doanh nghiệp trong ngành Viễn Thông. - Giải thích về chính sách công nghệ thị trường mở đối với các ngành nói chung và ngành Viễn Thông nói riêng. - Nêu bật được khái niệm phát triển bền vững và thế nào là phát triển bền vững trong ngành Viễn Thông. - Làm rõ được đặc điểm các đặc điểm chủ yếu của công nghệ và quản lý công nghệ trong ngành Viễn Thông. - Nêu được yêu cầu phát triển bền vững của ngành Viễn Thông. Chương 2: Thực trạng về chính sách công nghệ của ngành viễn thông Việt Nam Nêu lên được các nội dung chính về: 1 - Thực trạng chính sách công nghệ của ngành viễn thông Việt Nam 2 - Đánh giá tác động của chính sách công nghệ đối với sự phát triển của ngành. 3 - Chiến lược phát triển của ngành Viễn Thông Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. - Quan điểm phát triển. - Mục tiêu phát triển. - Định hướng phát triển các lĩnh vực. 4 - Các chính sách để phát triển bền vững của ngành Viễn Thông Việt Nam - Chính sách huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn - Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên Viễn thông. - Chính sách đổi mới tổ chức, tăng cường và nâng cao hiệu lực bộ máy quản lý nhà nước, hiệu lực các công cụ và chính sách quản lý vĩ mô. - Chính sách tăng cường xây dựng đội ngũ, huy động các nguồn lực trong nước, thu hút nguồn lực nước ngoài - Chính sách đẩy mạnh hợp tác quốc tế phục vụ phát triển. - Chính sách đổi mới tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh và hoạt động của các doanh nghiệp Viễn Thông. 5 - Chỉ rõ mặt ưu điểm và nhược điểm, các nguyên nhân để từ đó có cơ sở đề ra các giải pháp chính sách công nghệ thị trường mở để định hướng mục tiêu phát triển bền vững ngành Viễn Thông Việt Nam. Chương 3: Các giải pháp phát triển chính sách công nghệ thị trường mở để phát triển bền vững ngành Viễn thông Việt Nam Thông qua các lý luận đã nêu ở chương 1 và thực trạng trình bày ở chương 2 để đưa ra các giải pháp hoàn thiện hơn nữa chính sách công nghệ thị trường mở để phát triển bền vững ngành Viễn Thông Việt Nam. - Các giải pháp chính sách về huy động nguồn vốn: - Giải pháp chính sách phát triển cơ sở hạ tầng phải gắn liền với việc sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên viễn thông. - Giải pháp chính sách phát triển hệ thống dịch vụ giá trị gia tăng: - Giải pháp chính sách về tính cước và chăm sóc khách hàng: - Giải pháp chính sách về quản lý chất lượng và nâng cao nâng lực: - Giải pháp chính sách về phát triển nguồn nhân lực - Giải pháp chính sách Phát triển phải gắn liền với việc giảm khoảng cách số, giảm sự khác biệt giữa các vùng miền trên tổ quốc, đảm bảo sự phát triển ổn định thị trường viễn thông trên cơ sở, hài hòa lợi ích của xã hội, doanh nghiệp và người sử dụng. - Giải pháp chính sách bảo đảm an toàn an ninh thông tin. - Và một số giải pháp chính sách khác… References 1. Đinh Văn Ân (2004), Đầu tư đổi mới công nghệViệt Nam: thực trạng và những cơ chế chính sách, giải pháp - phát triển thị trường Khoa học Công Nghệ , Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 2. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2001), Quyết định số 158/2001/QĐ-TTG phê duyệt chiến lược phát triển Bưu chính Viễn Thông đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. 3. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2003), Quyết định số 272/2003/QĐ-TTG phê duyệt chiến lược phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam đến năm 2010 4. Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (2008), Giáo trình “Dự báo Khoa học và Công nghệ, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Hà Nội. 5. Lê Đăng Doanh (2004), Doanh nghiêp với vấn đề phát triển thị trường công nghệ và đầu t- ư đổi mới công nghệ - phát triển thị trường Khoa học và công nghệ, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 6. Vũ Cao Đàm (2008), Giáo trình “ Khoa học chính sách”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 7. Mai Hà (2008), Trí thức trong phát triển Kinh tế xã hội và hội nhập Quốc tế: Bài giảng, Hà Nội. 8. Nguyễn Hoàng Hải (2008), Phương án xây dựng mạng Gtel-Mobile giai đoạn 1, Hà Nội. 9. Đặng Đình Lâm (2004), “Hệ thống thông tin di động 3G và xu hướng phát triển“, Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội. 10. Đặng Mộng Lân (1993), Phân tích năng lực công nghệ quốc gia, Đề tài KC 01.03, Hà Nội. 11. Đặng Nguyên, Thu Hà (2000), Quản lý công nghệ trong nền kinh tế tri thức, NXB Hà Nội. 12. Thủy Nguyên (2008), Tám yếu tố để phát triển bền vững hạ tầng viễn thông quốc gia, http://vietbao.vn/Vitinh-Vienthong/tam-yeu-tode-phat-trien-ben-vung-ha-tang-vien- thong-quoc-gia/65150585/217, ngày cập nhật 11.11.2008. 13. Nguyễn Thành Phúc (2005), Định hướng phát triển viễn thông và Internet Việt Nam đến 2010: bài giảng, Hà Nội. 14. Tập đoàn Bưu chính Viễn Thông (2010), Lộ trình phát triển lên 4G của IMT- ADVANCED, http://www.vnpt.com.vn/vi-VN/Trang-tin-VNPT/Thong-tin-KHCN KTBD/cong-nghe-vien-thong/lo-trinh-phat-trien-len-4G-cua-IMT-ADVANCED.html, ngày cập nhật 4.5.2010. 15. Lê Đình Tiến (2003), “Công nghệphát triển thị trường công nghệViệt Nam”, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 16. Tổng công ty Viễn thông Toàn cầu (2007), Chiến lược kinh doanh, Hà Nội 17. Tổng công ty Viễn thông Toàn cầu (2008), Đề án thành lập công ty Cổ phần CNTT và Truyền thông, Hà Nội 18. Phạm Ngọc Thanh (2001), Nền chính trị ổn định và sự phát triển bền vững. Kinh nghiệm của Việt Nam, Hội thảo quốc tế tại Zelenograd (LB Nga), 30&31 tháng Ba 2001. 19. Phạm Ngọc Thanh (2006), Dự án quốc gia (do UNDP tài trợ) “Hài hoà các mục tiêu giảm nghèo và môi trường trong chính sách và lập kế hoạch hướng tới phát triển bền vững”, Tham gia nghiên cứu và tư vấn. 20. Phạm Ngọc Thanh (2007), Những vấn đề lý luận chủ yếu của văn hoá quản lý, Đề tài NCKH cấp ĐHQGHN, mã số QX-06-24, ( nghiệm thu năm 2007). Chủ trì đề tài. 21. Phạm Ngọc Thanh (2008). Văn hoá quản lý trong quá trình hội nhập quốc tế, Tạp chí “Nhà quản lý”, 2008 22. Phạm Ngọc Thanh, Đào Thanh Trường (2008), Một kênh đào tạo nguồn nhân lực quản lý khoa học và công nghệ, Tạp chí Hoạt động khoa học, 2008 23. Phạm Ngọc Thanh, Nguyễn Thị Thu Hà (2010), Phát triển đội ngũ lãnh đạo, quản lý trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế, Tạp chí Lý luận và Truyền thông, số 1/2010 24. Phạm Ngọc Thanh, Nguyễn Thị Thu Hà. (2009) Phát triển đội ngũ lãnh đạo, quản lý trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế. Báo cáo Kh tại Hội thảo KH chương trình cấp nhà nước KX03/06-10 12.2009 25. Phạm Ngọc Thanh, Vũ Thị Cẩm Thanh, Nguyễn Thị Gấm (2009), Quan điểm quản lý xã hội theo hướng hiện đại và bền vững, Chuyên đề KH tham gia đề tài hợp tác quốc tế Việt-Nga 2009 26. Phạm Ngọc Thanh, Vũ Thị Cẩm Thanh. (2009) Vấn đề đạo đức doanh nghiệp trong quá trình hội nhập, Hội thảo KH tại trường ĐHKHXH&NV 11.2009 27. Ngọc Trân (2005), Hệ thống đổi mới quốc gia và một số vấn đề đặt ra hiện nay ở Việt Nam, Thông tin khoa học xã hội, số 6/2005. 28. Trung tâm kinh tế Châu á - Thái Bình Dương (2000), Phát triển công nghệ và chuyển giao công nghệ Ở châu Á, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 29. Trung tâm thông tin khoa học và công nghệ quốc gia (1999), Năng lực công nghệ và chiến lược đổi mới của doanh nghiệp, Tổng luận khoa học kỹ thuật - kinh tế, Số 2 (132). 30. Trường đại học kinh tế quốc dân (2003), Giáo trình quản lý công nghệ, NXB Thống kê, Hà Nội. 31. Trường nghiệp vụ quản lý (2000), Quản lý Nhà nước về khoa học và công nghệ, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 32. Trường nghiệp vụ quản lý (2000), Quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 33. Nguyễn Anh Tuấn (2004), Định hướng phát triển và cơ hội đầu tư cho ngành công nghiệp công nghệ thông tin, Diễn đàn CNTT Việt Nam - Tp.HCM 5-6/7/2004 34. Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý (2005), Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, NXB Lao động xã hội, Hà Nội

Ngày đăng: 14/01/2014, 22:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w