Báochí Phật giáotạiViệtNam - Thựctrạngvà
vấn đề
Lê Thị Hồng Hạnh
Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn
Luận văn ThS ngành: Truyền thong đại chúng; Mã số: 60 32 01
Người hướng dẫn: GS.TS. Đỗ Quang Hưng
Năm bảo vệ: 2010
Abstract: Sưu tầm, phân loại, nghiên cứu nội dung và hình thức chuyển tảivấnđề
của PhậtGiáo tới công chúng trên tờ báo Giác ngộ, Nguyệt san Giác ngộ và tạp
chí Văn hoá PhậtGiáo . Nghiên cứu đánh giá về thựctrạng của báochíPhậtGiáo
tại ViệtNam Phân tích và đưa ra hướng giải quyết cho những vấnđề tồn tại của
báo chíPhậtGiáotạiViệt Nam. Tìm hiểu về hệ thống quan điểm của Đảng và Nhà
nước về công tác báochíPhậtGiáotạiViệt Nam.
Keywords: Báochí học; Phật giáo; ViệtNam
Content
1. Tính thời sự và lý do lựa chọn đề tài.
Trong vài năm trở lại đây, vấnđề tôn giáo đang trở thành điểm nóng an ninh trên thế
giới. Nhiều cuộc chiến khốc liệt đã diễn ra để lại hậu quả khôn lường về kinh tế, chính trị,
xã hội, văn hoá mà vỏ bọc của nó được che lấp dưới chiêu bài xung đột tôn giáo. Cả
trước đây lẫn hiện nay, trên thế giới cũng như tạiViệtNam các thế lực thù địch, chống
phá hoà bình đã sử dụng tôn giáo như một phương tiện hữu hiệu và truyền thống để mưu
cầu những lợi ích riêng của mình.
Chúng ta biết rằng tôn giáo là sản phẩm của nhân loại. Sự hình thành, tồn tạivà
phát triển của nó có cả tích cực và tiêu cực. Bản thân tôn giáo trong mỗi quốc gia là một
trong những vấnđề nhạy cảm nhất, dễ bị tổn thương, dễ bị kích động, dễ bị lợi dụng, lôi
kéo chống phá an ninh quốc gia và độc lập dân tộc. Lịch sử ViệtNam đã chứng minh
rằng, trong hầu hết các giai đoạn của nước ta các thế lực phản động quốc tế luôn tìm mọi
cách tác động vào các tôn giáo, hòng tiếp tay cho phần tử xấu chống phá đất nước. Trước
tình hình đó, quan điểm chính sách của Đảng và Nhà nước ta được xác lập ngay từ khi
mới giành được độc lập. Tự do tôn giáovà đại đoàn kết dân tộc của Đảng và Nhà nước
ngày càng được cụ thể hoá và kịp thời bổ sung cho phù hợp với từng thời kì của đất nước.
Phật Giáo là một trong những tôn giáo tồn tại lâu đời vàphát triển mạnh nhất ở
Việt Nam. Trên đất nước ta hiện có hàng ngàn ngôi chùa. Trong đó, hàng trăm danh lam
cổ tự có giá trị văn hóa nghệ thuật, tạo nên những ảnh hưởng, tác động quan trọng đến
nền văn hóa chung, hình thành cơ sở văn hóa PhậtGiáo ở nước ta. Hơn nữa, trong suốt
2.000 năm từ khi du nhập đến nay, PhậtGiáoViệtNam luôn hòa nhập vào sức sống của
dân tộc qua các giai đoạn lịch sử thăng trầm, thịnh suy của đất nước. Đặc biệt, sau hơn 20
năm đổi mới, hội nhập vàphát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, trong đó có PhậtGiáo ngày càng được bảo đảm và
phồn thịnh.
Phật Giáo hoà quyện cùng với văn hoá dân tộc như một dòng chảy không thể tách
rời. Chính vì vậy việc truyền bá và thông tin về PhậtGiáo là nhiệm vụ hết sức quan trọng
của báo chí. Việc nghiên cứu nhìn nhận về PhậtGiáo dưới góc độ báochí cũng là điều rất
cần thiết. Với nhận thức đó, đềtài luận văn “Báo chíPhậtGiáotạiViệt Nam:Thực trạng
và vấn đề” đã được ra đời.
Ý nghĩa lý luận: Đóng góp cho quá trình nghiên cứu vai trò của báochíPhậtgiáo
trong việc phản ánh các thông tin kinh tế, xã hội, văn hóa…
Ý nghĩa thực tiễn: Đề xuất một số giải pháp giúp báochíPhậtgiáotạiViệtNam
hòa nhập với sự phát triển chung của báochí trong nước
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
- Phác họa lại quá trình lịch sử của báochíPhậtGiáotạiViệt Nam.
- Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng của báochíPhậtGiáo đối với công chúng báo
chí nói chung và công chung báochíPhậtGiáo nói riêng.
- Khảo sát để đưa ra một cách nhìn tổng thể về thựctrạngvàvấnđề của báochí
Phật GiáotạiViệtNam trong thời gian gần đây. Từ đó rút ra cho bản thân những bài học
kinh nghiệm quí báu của các nhà báo đi trước trong hoạt động báochívà quá trình thực
hiện việc tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về PhậtGiáo nói
riêng, tôn giáo nói chung.
- Phân tích nội dung và hình thức thể hiện của các bài báo, tác giả muốn tìm hiểu
cách thức phản ánh, tuyên truyền cho bạn đọc về thông tin PhậtGiáo . Qua đó khẳng
định, ưu điểm của từng tờ báođể góp phần cải tiến vấnđề trên.
- Trên cơ sở phân tích ưu, nhược điểm của các tờ nguyệt san Giác Ngộ, báo Giác
ngộ và tạp chíVăn hoá PhậtGiáo , từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm cải tiến nội dung
và hình thức của các tờ báo trong lĩnh vực PhậtGiáo .
Nhiệm vụ nghiên cứu của đềtài là:
- Sưu tầm, phân loại, nghiên cứu nội dung và hình thức chuyển tảivấnđề của Phật
Giáo tới công chúng trên tờ báo Giác ngộ, Nguyệt san Giác ngộ và tạp chíVăn hoá Phật
Giáo . Nghiên cứu đánh giá về thựctrạng của báochíPhậtGiáotạiViệtNam
- Phân tích và đưa ra hướng giải quyết cho những vấnđề tồn tại của báochí Phật
Giáo tạiViệt Nam.
- Tìm hiểu về hệ thống quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác báochíPhật
Giáo tạiViệt Nam.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Cho tới nay, các khoá luận và luận văn nghiên cứu về báochí tôn giáotạiViệt
Nam vẫn chưa có nhiều, đặc biệt là PhậtGiáo . Đa số các đềtàiviết về tôn giáo đều thiên
về việc nghiên cứu Công giáo. Ví dụ như: Khoá luận “Hiện trạng tình hình đạo Công
giáo ViệtNam trên báo Chính nghĩa và Người Công giáoViệt Nam” –của sinh viên
Phạm Minh Đức (K38- Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Hà Nội), do giáo sư Hà
Minh Đức hướng dẫn, năm 2001).
Khoá luận tốt nghiệp ngành báochínăm 2001- của tác giả Trần Lưu (K38- Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Hà Nội) do GS- TS Đỗ Quang Hưng hướng dẫn, mới
đề cập tới “Báo chíViệtNam với vấnđề tín ngưỡng và tôn giáo”. Trong đó báochíPhật
Giáo được “lướt” qua rất sơ lược với tư cách là một phần của hệ thống báochí tôn giáo.
Ở nước ngoài cũng có một số Luận văn từng nghiên cứu về vấnđề Phật Giáotại
Việt Nam như: Harald Rosenloew EEG, với luận văn cao học về PhậtGiáoViêt Nam.
Khi làm luận văn anh mới 25 tuổi và là nghiên cứu sinh khoa Tôn giáo học Trường Đại
học Oslo, Na Uy. Trong tháng 12/21995, Harald đến ViệtNamđể nghiên cứu PhậtGiáo .
Anh đặc biệt chú ý đến sự hòa nhập của PhậtGiáo trong xã hội Việt Nam. Anh đã thu
hoạch được hơn 100 trang bản thảo và kết luận rằng “Phật GiáoViệtNam mang nặng tín
ngưỡng dân gian mà PhậtGiáo các nước láng giềng không có”.
Thêm một người Mỹ làm luận án tiến sỹ về PhậtGiáoViệt Nam, đó là Robert
Topmiller, giảng viên khoa Sử trường Đại học Kentucky- Hoa Kỳ. Ông cũng từng phục
vụ trong quân đội Mỹ tạiViệt Nam, đóng quân tại Khe Sanh- Huế từ tháng 4 đến tháng 8
năm 1968. Luận án tiến sỹ sử học của ông về đềtài “Cuộc tranh đấu PhậtGiáoViệtNam
từ 1961- 1966”.
Tuy nhiên, hai luận văn nước ngoài này chỉ lướt qua phần vai trò của báochí trong
đời sống Phật GiáotạiViệt Nam.
Đề tài “Báo chíPhậtGiáotạiViệt Nam: Thựctrạngvàvấn đề” là sự kế thừa,
phát triển và nghiên cứu sâu hơn về báochí Phật GiáotạiViệt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Vấnđề lịch sử đạo Phật trên thế giới vàtạiViệtNam đã được các nhà sử học đề
cập, nghiên cứu sâu sắc, cặn kẽ, khoa học, có giá trị cao về lý luận vàthực tiễn. Vì vậy,
đối tượng nghiên cứu của đềtài là thựctrạngvàvấnđề của BáochíPhậtGiáotạiViệt
Nam.
- Phạm vi nghiên cứu tập trung vào tờ báo Giác ngộ (từ năm 2007- nay), nguyệt
san Giác ngộ (2005, 2007) và tạp chíVăn hoá PhậtGiáo (2007- 2008).
5. Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện đề tài, người viết sử dụng 2 nhóm phương pháp nghiên cứu chính là
nghiên cứu tư liệu và nghiên cứu khảo sát. Cụ thể như sau:
Nghiên cứu tư liệu:
- Nghiên cứu tổng quan.
- Nghiên cứu tư liệu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để xây dựng luận văn
- Phương pháp phân tích tài liệu: Phương pháp này được sử dụng nhằm xem
xét thông tin có sẵn trong sách báo… để thu thập các thông tin định tính phục vụ mục
tiêu đề tài.
Nghiên cứu khảo sát:
- Khảo sát tôn chỉ mục đích của tờ báo Giác ngộ (từ năm 2007- nay), nguyệt
san Giác ngộ (2005, 2007) và tạp chíVăn hoá PhậtGiáo (2007- 2008).
- Sưu tầm, thống kê, phân loại tin bài thành từng nhóm theo đặc điểm của nội
dung và hình thức.
- Nội dung chính mà các tờ báo này đề cập.
- Phỏng vấn, gặp gỡ các chuyên gia và nhà nghiên cứu về tôn giáo, PhậtGiáo
để tìm hiểu sâu sắc hơn về vấnđề này.
6. Cấu trúc của luận văn.
Ngoài phần mở đầu và kết luận còn có những chương sau:
Chương 1: Ảnh hưởng của báochíPhậtGiáo trong đời sống xã hội
Chương 2: Sự hình thành vàphát triển của báochíPhậtGiáotạiViệt Nam.
Chương 3: Nghệ thuật thông tin trên báochíPhậtGiáo .
References
I. SÁCH
1. Nguyễn Việt Chước (1974), Lịch sử báochíViệt Nam, NXB Nam Sơn, TP Hồ Chí
Minh
2. Hồng Chương (1987), Tìm hiểu lịch sử báochíViệt Nam, NXB Giáo khoa Mác-
Lênin.
3. Nguyễn Đại Đồng- Nguyễn Thị Minh (2008), Phong trào chấn hưng PhậtGiáo
Việt Nam từ năm 1927- 1938, NXB Tôn Giáo.
4. Hà Minh Đức (2000), Cơ sở lý luận báochí đặc tính chung và phong cách, NXB
ĐHQG Hà Nội
5. Đức Dũng (1992), Các thể kí báo chí, NXB Văn hóa- Thông tin, Hà Nội.
6. Trần Văn Giàu (1997), Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam, tập II , NXB Chính
trị Quốc gia, Hà Hội.
7. Vũ Quang Hào (2001), Ngôn ngữ báo chí, NXB ĐHQG Hà Nội.
8. Nguyễn Duy Hinh (2007), Một số bài viết về Tôn giáo học, NXB Khoa học Xã
hội- Hà Nội
9. Nguyễn Duy Hinh (2009), Lịch sử đạo PhậtViệt Nam, NXBTôn giáovà NXB Từ
điển Bách khoa
10. Hồ Chí Minh toàn tập (2000), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
11. Đỗ Quang Hưng (2001), Tôn giáovà mấy vấnđề tôn giáoNam Bộ NXB Khoa
học Xã hội- Hà Nội.
12. Đỗ Quang Hưng (2008), Vấnđề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam- Lý luận và
thực tiễn, NXB. Lý luận Chính trị.
13. Đỗ Quang Hưng (2000), Lịch sử báochíViệtNam 1865- 1945, NXB Đại học
Quốc Gia Hà Nội.
14. Đỗ Quang Hưng (2001), Lịch sử báochíViệtNam 1865 – 1945, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội
15. Đỗ Quang Hưng (2005), Lịch sử báochí tôn giáo ở Việt Nam, Kỷ yếu ViệtNam
học quốc tế lần thứ I, II.
16. Đỗ Quang Hưng (2010), Đời sống tôn giáo tín ngưỡng Thăng Long- Hà Nội, NXB
Hà Nội.
17. Nguyễn Lang (1994), ViệtNamPhậtGiáo sử luận tâp I, NXB Văn học, Hà Nội
18. Nguyễn Lang (1994), ViệtNamPhậtGiáo sử luận tập II, NXB Văn học, Hà Nội
19. Nguyễn Lang (1994), ViệtNamPhậtGiáo sử luận tập III, NXB Văn học, Hà Nội
20. Trần Hồng Liên (1995), Đạo Phật trong cộng đồng người Việt ở Nam Bộ-Việt
Nam (từ TK XVII- đến 1975), NXB Khoa học Xã học.
21. Thích Như Nguyệt (2007), Hành trạng chư Ni Việt Nam, NXB Tôn Giáo.
22. Nhiều tác giả (1998.), Điạ chíVăn hoá Tp Hồ Chí Minh tập I,II, III và IV, NXB
Tp Hồ chí Minh
23. Nhiều tác giả (2006), BáochíViệtNam những sự kiện đầu tiên và nhất, NXB Trẻ.
24. Trần Quang (2000), Làm báo- Lý thuyết vàthực hành, NXB ĐHQG Hà Nội,.
25. Trần Quang (2005), Các thể loại báochí Chính luận , NXB Đại học Quốc gia, Hà
Nội
26. Tô Huy Rứa (1998), Thư tịch BáoChíViệt Nam, NXB Chính trị Quốc gia
27. Dương Xuân Sơn (2000), Báochí phương tây, NXB ĐHQG TP Hồ Chí Minh.
28. Dương Xuân Sơn (2004), Các thể loại báochí Chính luận nghệ thuật, NXB
ĐHQG Hà Nội.
29. Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang (2004), Cơ sở lí luận báochí
truyền thông, NXB ĐHQG Hà Nội.
30. Tạ Ngọc Tấn (1999), Từ lý luận đến thực tiễn báo chí, NXB Văn hóa- Thông tin,
Hà Nội
31. Trương Ngọc Tường- Nguyễn Ngọc Phan (2007), Báochí ở Thành phố Hồ Chí
Minh, NXB Văn Hóa Sài Gòn.
32. Đặng Nghiêm Vạn, Phạm Như Cương, Vũ Khiêu, Trần Đình Hượu, Hà Văn Tấn
(1994), Những vấnđề tôn giáo hiện nay , NXB Khoa học Xã hội- Hà Nội
33. Huỳnh Văn Tòng (2002), Lịch sử báoViệtNam từ khởi thủy đến 1945, NXB Tp
Hồ Chi Minh
34. Michael Schudson (2003), Sức mạnh của tin tức truyền thông, NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
35. Jesscica William (2006), 50 sự thật làm thay đổi thế giới, bản tiếng Việt NXB Văn
hóa- Thông tin, Hà Nội
II. CÁC TÀI LIỆU KHÁC:
1. Báo Giác ngộ (từ năm 2007- nay)
2. Thích Thiện Hoa, http://old.thuvienhoasen.org/, 50 năm(1920-1970) Chấn hưng
Phật GiáoViệtnam
3. http://www.giacngoonline.com/
4. http://www.phapluanonline.com/
5. http://www.quangduc.com/
6. Khoa Báochívà Truyền thông, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại
học Quốc gia Hà Nội, Lịch sử báochíViệtNam giai đoạn 1865- 1945.
7. Khoa Báochívà Truyền thông, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại
học Quốc gia Hà Nội, Lịch sử báochíViệtNam giai đoạn 1945- 2000.
8. Khoa báochí (2001), Báochí những vấnđề lý luận vàthực tiến (tập 4), NXB
ĐHQG Hà Nội
9. Nguyệt san Giác ngộ (2005, 2007)
10. Tạp chíVăn hoá PhậtGiáo (2007- 2008).
11. Minh Thạnh ( 2010), Báochíphậtgiáoviệtnam từ điểm nhìn lý luận truyền
thông, Tập san Phát luân, số 58.
12. Viện Thông tin khoa học xã hội (2004), Tôn giáovà đời sống hiện đại, tập 5,
NXB Khoa Học Xã hội, Hà Nội