CÁC PHƯƠNG PHÁP BÀO CHẾ DƯỢC LIỆU

24 3K 7
CÁC PHƯƠNG PHÁP BÀO CHẾ DƯỢC LIỆU

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CÁC PHƯƠNG PHÁP BÀO CHẾ DƯỢC LIỆU

CÁC PHƯƠNG PHÁP BÀO CHẾ DƯỢC LIỆU MỤC LỤC PHƯƠNG PHÁP BÀO CHẾ THUỐC 1- CÁCH TRỒNG 2- THU HÁI 3- CHẾ BIẾN A- SƠ CHẾ THÁI, BÀO TÁN RÂY SAO TẨM Ủ THỦY PHI THỦY BÀO CHÍCH ĐỐT LÙI NUNG SẮC NGÂM HÃM ĐỒ CHƯNG XÔNG Một vài lưu ý khi chế biến thuốc: CÁC DẠNG THUỐC BÀO CHẾ 1- THUỐC THANG 2- THUỐC CAO + Phân loại: + Phương pháp bào chế. 3) THUỐC TỄ ( Hoàn mềm ) 4- ĐƠN (ĐAN) THUỐC VIÊN 5- THUỐC TÁN ( Bột ) 6) THUỐC RƯỢU (Tửu Dược) a- Đại cương: b- Phân Loại c- Thành phần d- Chế Biến e- bảo quản PHỤ LỤC DẠNG CHÈ HÃM CHÈ GIẢI CẢM CHÈ AN THẦN CHÈ NHUẬN TRƯỜNG DẠNG THUỐC TÁN 1- LỤC NHẤT TÁN 2- TIÊU THỰC TÁN DẠNG VIÊN TRÒN (HOÀN CỨNG LỤC VỊ ĐỊA HOÀNG HOÀN BỔ HUYẾT ĐIỀU KINH HOÀN DẠNG THUỐC TỄ (HOÀN MỀM) BỔ THẬN ÂM HOÀN BỔ THẬN DƯƠNG HOÀN BỔ TÂM HOÀN DẠNG CAO LỎNG CAO HY THIÊM CÁCH NẤU CAO QUY BẢN PHƯƠNG PHÁP BÀO CHẾ THUỐC Để một vị thuốc dễ dàng được người tiêu dùng chấp nhận, phải chú ý rất nhiều từ khâu sơ chế đến bào chế. Tây y có những quy trình rất rõ về việc bào chế từng vị thuốc. Đông y từ trước đến nay, đa số bào chế theo truyền khẩu, theo kinh nghiệm, ít có đơn vị, cơ quan chính thức làm hẳn công việc này. Ngoài ra việc bào chế thuốc Đông y còn yêu cầu chế biến theo diễn biến bệnh nên có nhiều vị thuốc không thể làm sẵn được. Quy chế và phương pháp bào chế theo người xưa được mô tả rõ nhất trong quyển ‘Bào Chích Luận’ của Lôi Hiệu, viết khoảng năm 420 – 479. Sau này dựa vào tên tác giả đổi thành ‘Lôi Công Bào Chích’. Quyển sách này hiện nay vẫn còn được coi là quy phạm cho những người bào chế thuốc. Một vị thuốc khi đến tay người tiêu dùng thường trải qua 3 giai đoạn: 1- Cách trồng. 2- Thu hái, Sơ chế. 3- Bào chế. Mỗi khâu đều có kỹ thuật riêng, vì vậy, chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu các giai đoạn này để việc chế biến thuốc đạt hiệu quả hơn. 1- CÁCH TRỒNG Mỗi cây thuốc, vị thuốc có cách trồng hoặc nuôi dưỡng riêng. - Thời điểm trồng có thể sẽ mang thêm hiệu quả. Thí dụ có những cây trồng vào đầu màu xuân, có cây lai trồng vào dịp hè thu… Nếu trồng sai thời vụ, kết quả thu hoạch sẽ kém hơn. - Cách chăm sóc cho cây sinh trưởng cũng sẽ giúp thu hoạch đạt năng suất hơn. Thí dụ, cũng cùng một loại cây, nếu biết phân bón đúng thời điểm, lượng thu hoạch cho 4-5 tấn/hecta so với 1 tấn/ hecta nếu không chăm sóc, phân bót. 2- THU HÁI . Xác định đúng thời kỳ thu hái. + Đối với cây lấy củ: thu hái lúc cây bắt đầu vàng úa, lá gốc đã già, lúc này hoạt chất tập trung nhiều ở củ. + Đối với cây lấy lá: thường thu hái lúc cây ra nụ. + Đối với cây lấy tinh dầu: thường thu hoạch vào thời kỳ hoa nở rộ, là lúc hàm lượng tinh dầu thường cao nhất. . Kỹ thuật thu hái: + Nên chọn ngày nắng ráo để dễ dàng trong việc phơi, sấy chế biến. + Thu hoạch củ khi đào, tránh làm sây sát hoặc đứt rễ. + Thu hoạch lá: cắt lá theo đúng yêu cầu (loại lá già hoặc bánh tẻ…), trải mỏng, không nên xếp đống hoặc vất bừa bài vì lá sẽ bị hấp nóng dễ bị thối ủng. + Thu hoạch cây để lấy tinh dầu: Cắt lá sau khi tan hết sương cho đến khoảng 15-16 giờ sẽ đỡ hao tinh dầu. + Thu hái vỏ cây thì phải dùng dây thắt ngang cây hoặc cành làm chuẩn rồi dùng dao rạch thành từng miếng cho đều, dễ phơi sấy và uốn thành từng thanh. Nếu bóc tùy tiện sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây và giảm giá trị của vị thuốc. 3- CHẾ BIẾN Có 2 giai đoạn: Sơ ChếBào Chế. A- SƠ CHẾ Để bảo quản dược liệu sau khi thu hoạch, cần sơ chế ngay. Mỗi loại dược liệu có cách sơ chế riêng (xem chi tiết trong từng vị thuốc). + Các loại lá: . Nên phơi trong râm cho héo dần, không nên phơi nắng to sẽ làm cho thuốc khô giòn, vụn nát. . Trước khi phơi hoặc sấy, thường người ta dùng phép ‘diệt men phân hủy’ để giữ nguyên hoạt chất có trong lá. Thí dụ: vị thuốc Cam thảo dây, nếu thu hái xong mà phơi ngay thì lá biến thành mầu nâu xám, vị thuốc không ngọt, hoạt chất giảm đi, nhưng nếu chế biến bằng cách sao lá tươi trên chảo nóng bỏng, sau đó giảm dần lửa cho đến khi khô hẳn thì lá Cam thảo dây vẫn giữ nguyên mầu xanh lục và vị ngọt đậm vì chất Glyxyrizin không bị phá hủy đi. + Các loại thân cây có nhựa khô như Thạch hộc, nên luộc sơ qua rồi phơi nắng to cho khô + Các loại củ, phải sấy từ từ, lúc đầu nhiệt độ khoảng 40 – 500C, sau tăng dần lên 70 – 800C, để tránh tình trạng bên ngoài vỏ đã khô mà trong ruột còn ướt. Các giai đoạn chế biến dược liệu: THÁI, BÀO Dùng dao cắt dược liệu thành những miếng mỏng. Đa số các nhà thuốc đều mua loại dao chế sẵn, tùy theo yêu cầu dược liệu, gọi là Dao Cầu, Dao Bào hoặc Dao Thái. + Dao Cầu: Bản dao to hơn, thường dùng thái các dược liệu to và cứng. + Dao Bào: có hình dáng giống chiếc bào gỗ của thợ mộc, thường dùng để cắt những dược liệu đã được ủ mềm cho đều và không bị nát vụn như Đương quy, Thương truật, Xuyên khung… + Dao Thái: Loại dao sắc để cắt dược liệu nhỏ, mềm như lá: Bạc hà, Kinh giới… TÁN Làm cho dược liệu trở thành dạng bột nhuyễn, mịn. Có thể dùng hai cách sau: + Tán bằng Chầy và Cối: - Cối có nhiều loại: bằng gỗ, bằng đá, bằng đồng, bằng sắt… Hiện nay có nhiều nơi chế bằng nhựa cứng. Nên lựa loại có lòng sâu để chứa được nhiều thuốc và đỡ bắn thuốc ra ngoài. - Chầy có thể bằng gỗ hoặc bằng nhựa. Nhiều nơi bọc đầu chầy bằng một miếng đồng để tăng sức giã nát thuốc. Ở thân của chầy, nên làm một miếng che bằng da để che thuốc khỏi bắn ra ngoài mỗi khi chầy nện xuống cối thuốc. Cho dược liệu vừa đủ vào cối, nhiều quá thì thuốc khó giã mà dễ bị bắn ra ngoài; Nếu thuốc ít quá, chầy có thể đập mạnh vào lòng cối, dễ gây vỡ cối… Nếu dược liệu thuộc loại mềm, nếu giã sẽ làm cho thuốc dính lại thành tảng. Trường hợp này nên dùng cách nghiền: Không nhấc cao chầy ra khỏi cối mà đưa đầu chầy xoay thành vòng tròn, ép mạnh dược liệu vào thành cối cho nát. + Tán bằng Thuyền Tán: Nếu dược liệu cứng, khó cắt, cần nghiền nát với số lượng lớn thì nên dùng Thuyền tán. Thuyền tán đa số làm bằng gang, giống hình một chiếc thuyền. Khi cần tán, cho dược liệu vào lòng thuyền (sau khi đã cắt nhỏ hoặc sao khô), dùng một bánh xe cũng bằng gang có cạnh sắc lăn qua, lăn lại cho đến khi dược liệu bị phân chia nhỏ ra. Hiện nay, có thể dùng máy tán vừa nhanh vừa đỡ mất sức mà dược liệu đạt độ mịn hơn. RÂY Sau khi đã tán dược liệu thành bột, tùy yêu cầu chế biến mà dùng các loại rây khác nhau để tạo nên bột có độ mịn khác nhau. + Nếu làm thành bột uống thì càng mịn càng tốt cho dễ uống. + Nếu dùng để chế thành viên hoặc hoàn tễ thì không cần mịn lắm cũng được SAO - Sao là phương pháp dùng hơi nóng của lửa làm cho thuốc khô, sém vàng hoặc cháy đen. Mục đích để thay đổi tính năng của thuốc theo ý muốn của người dùng. - Dụng cụ để sao: thường là chảo bằng gang hoặc nồi bằng đất và một đôi đũa to để đảo thuốc. - Có nhiều cách sao thường dùng: + Sao vàng: Sao cho đến khi vị thuốc bên ngoài có mầu vàng nhưng trong ruột vẫn còn mầu như cũ. Khi sao, để lửa nhỏ, thời gian sao lâu. Mục đích để cho thuốc bớt tính hàn. + Sao vàng hạ thổ: Quét sạch đất, sau khi sao thuốc xong, đổ trải thuốc ra nền đất sạch, đậy lại, để khoảng 15 phút cho thuốc nguội. Mục đích để khử hỏa độc do sao nóng của vị thuốc, làm cho thuốc tăng thêm phần âm của đất để điều hòa âm dương (khí của đất là âm, khí của hỏa nhiệt khi sao thuốc là dương). + Sao vàng xém cạnh: Sao làm cách nào để mặt ngoài thuốc hơi vàng xém nhưng bên trong ruột không thay đổi mầu. Cách sao này thường dùng đối với vị thuốc quá chua, chát như Hạt cau, Trần bì, Chỉ thực… + Sao đen: Dùng lửa to, dợi khi chảo thật nóng thì cho thuốc vào, đảo đều cho đến khi thấy bên ngoài cháy đen, bẻ ra thấy bên trong mầu vàng là được. Thường dùng để sao Toan táo nhân, Chi tử, Kinh giới… Nhằm mục đích tăng tác dụng cầm máu hoặc tiêu thực của vị thuốc. + Sao tồn tính: Sao cho gần cháy hết nhưng chưa thành than. Dùng lửa to, để cho chảo thật nóng, cho thuốc vào đảo đều cho đến khi thấy khói bốc lên nhiều, bắc chảo xuống, đậy nắp lại cho hơi nóng nung nấu thuốc rồi để nguội dùng. Thường dùng để tăng tác dụng cầm máu của thuốc như Trắc bá diệp, Cỏ mực… + Sao với cát: Chọn loại cát nhỏ, mịn, rang cho nóng rồi mới cho thuốc vào, trộn cho thật đều. Mục đích sao với cát là để lấy sức nóng lâu của cát làm cho thuốc càng, phồng đều nhưng không cháy. Thường dùng sao các vị Xuyên sơn giáp, Phá cố chỉ… + Sao với bột Hoạt thạch, Cáp phấn: để làm cho các vị thuốc có độ dẻo, có chất keo, chất nhựa, dầu… không dính vào nhau như A giao, Một dược, Nhũ hương… + Sao với cám: để rút bớt tinh dầu của vị thuốc ra như Chỉ thực, Thương truật, Trần bì… TẨM Mục đích là làm cho một chất lỏng khác thấm vào được thuốc. Các chất lỏng dùng để tẩm thường là Rượu, Giấm, nước Muối, nước cốt Gừng, Đồng tiện (nước tiểu trẻ nhỏ)…. Thời gian ngâm từ 2 – 4 giờ hoặc có khi phải ngâm qua đêm, ngâm mấy ngày… tùy yêu cầu của từng vị thuốc. Sau đó lại sao cho khô. Trung bình, cứ 1kg thuốc ngâm với 50 – 200ml. + Tẩm Rượu: - Dùng rượu 30 – 400, trộn với thuốc, ngâm khoảng 2-3 giờ rồi sao vàng. - Mục đích để giảm bớt tính hàn của thuốc, tăng thêm độ ấm. - Rượu có tác dụng bốc và dẫn nhanh, vì vậy giúp cho thuốc đi nhanh ra các bộ phận cần dẫn thuốc đến. + Tẩm Nước Muối: - Dùng nước muối 20%, ngâm chung với thuốc 2 – 3 giờ rồi sao vàng. Thường dùng muối với tỉ lệ 5% so với thuốc, để làm cho thuốc thêm mặn. - Vị mặn là vị của Thận, vì thế muốn cho thuốc dẫn vào Thận, thì tẩm với nước muối. + Tẩm Giấm: - Dùng 5% lượng Giấm ăn so với thuốc, ngâm ngập thuốc, để khoảng 1 – 2 giờ, đem sao. - Vị chua đi vào kinh Can, vì vậy tẩm Giấm để dẫn thuốc đi vào Can. + Tẩm Đồng Tiện - Dùng nước tiểu của trẻ nhỏ khỏe mạnh (lượng dùng là 5% so với thuốc), ngâm với thuốc từ 12 – 48 giờ rồi sao vàng. - Tẩm nước tiểu để dẫn thuốc vào phần huyết và giáng hỏa. + Tẩm Nước Cốt Gừng - Dùng Gừng tươi (Sinh khương) rửa sạch, giã nát, cho váo ít nước, vắt lấy nước cốt, ngâm với thuốc khoảng 1 giờ rồi sao vàng. Lượng nước cốt Gừng dùng theo tỉ lệ 5 – 15% so với thuốc, tức là 50g – 150g Gừng tươi cho 1kg thuốc. - Gừng có tính ôn ấm, kích thích tiêu hóa, vì vậy, tẩm vào thuốc sẽ giúp cho thuốc đó bớt hàn, tăng tác dụng kiện Tỳ, hòa Vị, kích thích tiêu hóa. + Tẩm Mật Theo các tài liệu cổ thường là tẩm Mật Ong, nhưng hiện nay, đa số là tẩm Mật Mía. Thường pha một phần mật với một phần nước cho loãng rồi ngâm với thuốc khoảng 4 – 6 giờ. Mục đích tẩm Mật để giảm bớt vị đắng, chát của thuốc. Vị ngọt đi vào Tỳ, vì vậy muốn tăng tác dụng kiện Tỳ của vị thuốc thì tẩm với mật. + Tẩm Nước Đậu Đen Dùng 100g Đậu đen cho một lít nước, đun sôi một giờ, gạn lấy nước, ngâm với thuốc. Thường theo tỉ lệ 10 – 20% so với thuốc. Tẩm nước Đậu đen thường tăng ác dụng bổ Can Thận + Tẩm Nước Cam Thảo Dùng 100g Cam thảo cho một lít nước, nấu sôi một giờ, gạn lấy nước, ngâm với thuốc, theo tỉ lệ 10 - 20 % so với thuốc. Mục đích để giảm bớt độc tính của thuốc, làm cho thuốc êm dịu, đỡ chát. + Tẩm Nước Gạo Dùng nước gạo đặc mới vo, ngâm với thuốc theo tỉ lệ 5 – 10%, để qua đêm, rồi sấy khô. Mục đích để làm cho thuốc bớt tính ráo, nóng hoặc giảm bớt độc. + Tẩm Hoàng Thổ Dùng 100g đất sét vàng (Hoàng thổ) cho vào 1 lít nước, đun sôi, khuấy đều. Gạn bỏ nước phía trên, chỉ lấy nước ở giữa, bỏ căn, tẩm với thuốc theo tỉ lệ 40 – 50%, để 2 –3 giờ rồi đem sao vàng. Dùng Hoàng thổ sao để hút bớt tinh dầu có trong một số vị thuốc như Bạch truật, làm cho thuốc bớt tính ráo, nóng. Mầu vàng là mầu của Tỳ, vì vậy, sao với Hoàng thổ để dẫn thuốc vào Tỳ, tăng tác dụng kiện Tỳ cho vị thuốc. + Tẩm Sữa Ngày xưa thường dùng sữa người (Nhân nhũ) và phải là loại sữa của người mới sinh làn đầu (gọi là sữa con so), hiện nay có thể dùng sữa bò (nguyên chất chứ không phải loại sữa đặc có đường đã pha chế), dùng một nửa sữa, nửa nước để tẩm vào dược liệu, để khoảng 1-2 giờ rồi sao vàng. Mục đích tẩm Sữa để làm bớt tính khô ráo của vị thuốc. Ngày xưa dùng sữa người theo ý sữa là tinh huyết, tẩm vào thuốc để tăng tác dụng bổ huyết Ủ Dùng lượng nước ít phun hoặc rắc cho thấm đều dược liệu rồi dùng vải ướt hoặc bao tải đậy kín vài giờ hoặc vài ngày cho dược liệu mềm ra cho dễ thái và chế biến, hoặc giúp cho dược liệu lên men… Phương pháp này dùng cho các loại không thể ngâm lâu vì sợ mất hoạt chất như Ô dược, Tỳ giải, Thổ phục linh… Có một số dược liệu trước khi phơi cần phải ủ cho dược liệu lên men, có mầu đẹp như Ngưu tất, Đương quy, Huyền sâm… THỦY PHI Là phương pháp tán, nghiền thuốc ở trong dạng nước với mục đích lọc lấy bột thật mịn, loại bỏ được một số tạp chất. Cho bột thuốc vào vào cối lớn rồi cho nước vào ngập thuốc khoảng 3 – 5cm, khuấy đều, vớt bỏ những tạp chất nổi trên mặt nước đi, rồi vừa khuấy nhẹ vừa gạn thuốc sang bình đựng khác, còn cặn bỏ đi. Để cho nước lắng xuống, gạn bỏ nước, lấy chất lắng đem phơi hoặc sấy khô. Thường dùng để lọc các chất Long cốt, Ngũ linh chi, Chu sa, Thần sa… THỦY BÀO Nấu nước sôi kỹ, để cho thuốc hơi hạ nhiệt xuống, còn khoảng 60 – 700, cho thuốc vào quấy nhẹ liên tục cho đến khi nước nguội. Làm như vậy 2 – 3 lần. Mục đích của thủy bào là làm giảm bớt tính mạnh của vị thuốc hoặc làm cho vị thuốc mềm, dễ cắt hoặc dễ bóc vỏ. Thí dụ: Thủy bào Bán hạ cho bớt chất độc; Thủy bào Hạnh nhân, Đào nhân để dễ bóc vỏ… CHÍCH Dùng mật tẩm dược liệu xong đem nướng (chích) cho đến khi thấy khô, thơm là được. Mục đích lấy vị ngọt của mật làm tăng tác dụng kiện Tỳ của vị thuốc. Thí dụ: Chích Hoàng kỳ, Chích Cam thảo… ĐỐT Thường dùng cồn đốt rồi đem vị thuốc hơ lên lửa cho cháy lông, hơi rượu bốc lên thấm vào thuốc làm cho thuốc có mùi thơm hơn, bớt tanh và bảo quản được lâu. Nhung Hươu, Nai… thường dùng cách đốt này. LÙI Khi tro bếp đang nóng, đặt vị thuốc vào trong đó để láy sức nóng của tro làm cho thuốc chín. Khi áp dụng phương pháp này, thường dùng giấy bản ướt hoặc lấy Cám ướt bọc bên ngoài vị thuốc, đến khi giấy hoặc cám khô hẳn là được. Mục đích là tăng thêm tính ấm của vị thuốc đó. Thí dụ như Gừng, Cam thảo, Mộc hương… NUNG Dùng nhiệt độ cao để đốt trực tiếp vị thuốc đó cho chảy hoặc dễ tán thành bột. Thí dụ như Phèn chua (nung cho chảy ra, gọi là Phèn phi), Mẫu lệ, Thạch cao thường là nung cho đỏ để dễ tán thành bột. SẮC Cho thuốc vào nồi đất (siêu) hoặc dụng cụ để nấu… cho nước theo yêu cầu (thường là 4 chén nước), đun sôi nhẹ một thời gian cho thuốc thấm ra hết, chiết lấy nước để dùng như thang thuốc sắc vẫn thường dùng. NGÂM Dùng một chất khác (nước, nước muối, Đồng tiện, rượu…) ngâm với vị thuốc muốn dùng để làm cho thuốc mềm hơn, giảm trừ bớt độc tính của thuốc hoặc tăng tác dụng khác cho vị thuốc đó. Thí dụ: [...]... với các chất dính, phết vào giấy bóng hoặc vải… dán lên vùng bệnh trong điều trị mụn nhọt, khí huyết ngưng tụ, đau nhức… + Phương pháp bào chế Dược Liệu: Thường dùng là thảo mộc hoặc xương, sừng các động vật Sơ chế theo kỹ thuật yêu cầu của từng loại Chất nấu: Thường dùng nước mưa hoặc nước giếng đạt tiêu chuẩn nước ăn Chế Biến: qua 3 giai đoạn: Giai đoạn I: Chiết lấy dung dịch nước thuốc bằng cách... phần 1- Dược Chất: có thể là: + Thảo mộc: lá cây, vỏ rễ, củ… như Đương quy, Đảng sâm, Nhân sâm… + Động vật như Rắn, Tắc kè, Hải mã… + Hóa chất như tinh dầu Bạc hà, tinh dầu Bưởi… 2- Chất dung môi: Thường dùng nhất là rượu 30 – 900 d- Chế Biến Cho dược liệu đã chế biến vào bình (to nhỏ tùy yêu cầu) Cho rượu vào Thường tỉ lệ giữa rượu và dược liệu là: Dược liệu một phần, rượu 5 phần Nếu dược liệu có... xương đau nhức, gân cơ tê mỏi Cách dùng: Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 15-20ml, sau bữa ăn và trước khi đi ngủ CÁCH NẤU CAO QUY BẢN Các cách nấu xương động vật khác cũng có thể theo cách thức nấu mẫu này Dược liệu: Yếm rùa (Quy bản) Bào chế: Đem ngâm Quy bản vào nước phèn 5% để gân thịt còn sót lại rữa ra, cạo cho hết Rửa sạch cho hết mùi tanh, hôi Phơi khô, đập nhỏ Xếp dược liệu vào thùng nhôm hoặc vại... Sơn dược 160g Đơn bì 120g Phục linh 120g Trạch tả 120g Mật ong đủ dùng Cách làm: Thục địa: thái mỏng, nấu thành cao lỏng, bã sấy khô, tán bột Sơn thù: tẩm rượu, sao Sơn dược: sao vàng Đơn bì: tẩm rượu, sao Phục linh: đồ mềm, thái lát mỏng, sấy khô Trạch tả: ngâm nước muối nhạt 4 giờ, bào mỏng, tẩm rượu, sao Bào chế xong, tán nhuyễn, trộn với nước cao Thụ địa và Mật ong, chế thành viên theo phương pháp. .. vào dược liệu rồi đậy kín lại cho thuốc thấm ra trong thời gian theo yêu cầu từng vị thuốc Phương pháp này dùng cho các vị thuốc mềm như hoa, lá non, rễ nhỏ… Thường dùng dưới dạng chế biến thành chè để uống ĐỒ Dùng hơi nóng của nước làm cho vị thuốc mềm ra, dễ thái Thường dùng đối với các vị thuốc mà nếu ngâm sẽ làm mất hoạt chất của thuốc đi như Hoài sơn, Phục linh… CHƯNG Chế biến thuốc bằng cách... cũng là một loại thuốc tán như Thông Quan Tán Khi chế biến, thuốc bột thường có hai loại: - Thuốc chỉ có một dược chất độc nhất, gọi là bột đơn Thí dụ: Bột Cam thảo, bột Hoạt thạch… - Thuốc gồm nhiều dược chất gọi là bột kép Thí dụ Lục Nhất Tán (Cam thảo + Hoạt thạch), Tam Vật Bạch Tán (Ba đậu, Cát cánh, Bối mẫu)… + Cách chế biến: Lấy dược liệu đã sơ chế sẵn, tán nhuyễn, rây lọc lấy thuốc thật nhuyễn... máu huyết lưu thông PHỤ LỤC Để giúp cho việc bào chế được dễ dàng, dưới đây chúng tôi xin trích dẫn một số kinh nghiệm bào chế của Viện YHCT Việt Nam về từng thể loại, phổ biến trong sách “Hướng Dẫn Chế Biến và Bào Chế Thuốc Nam”, xuất bản năm 1979 DẠNG CHÈ HÃM CHÈ GIẢI CẢM Bạc hà 8g Kinh giới 4g Cam thảo đất 12g Lá tre 12g Kim ngân hoa (lá, cành, hoa) 12g Cách làm: Bạc hà, Kinh giới, Kim ngân phơi khô,... kiện nếu rửa lâu sẽ gây dị ứng lở ngứa da CÁC DẠNG THUỐC BÀO CHẾ Trên thương trường, thuốc Đông y thường được bào chế dưới 5 dạng chính sau: CAO, ĐƠN, HOÀN, TÁN 1- THUỐC THANG Thuốc thang là hỗn hợp các vị thuốc, cho vào siêu, đổ nước, sắc, lược bỏ xác, lấy nước thuốc uống gọi là thuốc thang ( Thang: Nước nóng ) Thuốc thang thường ứng dụng rất rộng trong các dạng thuốc, vì nó dùng được liều cao, hấp... dụng cụ bằng sắt) Giữa lòng thùng có đặt một ống đã đục nhiều lỗ để múc nước thuốc ra Xếp dược liệu cần nấu vào thùng (quanh chiếc ống đặt trong thùng) Trên mặt dược liệu cần đặt một cái vỉ để khi sôi thuốc không bị nổi lên trên Cho nước vào, lượng nước thường gấp 4-6 lần khối lượng thuốc (thường ngập trên dược liệu 5-10cm là được) Thời gian nấu: Loại thân rễ cứng: nấu 6 – 8 giờ (2 lần) Lá, hoa, cành... vượng Cách dùng: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 12g với nước muối loãng hoặc với nước đun sôi để nguội Bảo quản: Đóng chai kín, để nơi khô mát BỔ HUYẾT ĐIỀU KINH HOÀN Ngải cứu 1kg Ích mẫu 2kg Lá Sung non 500g Hương phụ tứ chế 1kg Cách làm: Hương phụ sau khi tứ chế, tán thành bột mịn Lá Sung non thái nhỏ, sao qua, tán bột Ngải cứu, Ích mẫu nấu thành cao lỏng Trộn thuốc bột với cao thuốc, dùng phương pháp lắc . THUỐC TÁN ( Bột ) 6) THUỐC RƯỢU (Tửu Dược) a- Đại cương: b- Phân Loại c- Thành phần d- Chế Biến e- bảo quản PHỤ LỤC DẠNG CHÈ HÃM CHÈ GIẢI. THUỐC BÀO CHẾ 1- THUỐC THANG 2- THUỐC CAO + Phân loại: + Phương pháp bào chế. 3) THUỐC TỄ ( Hoàn mềm ) 4- ĐƠN (ĐAN) THUỐC VIÊN 5- THUỐC TÁN (

Ngày đăng: 11/01/2014, 22:01

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHƯƠNG PHÁP BÀO CHẾ THUỐC

  • 1- CÁCH TRỒNG

  • 2- THU HÁI

  • 3- CHẾ BIẾN

  • A- SƠ CHẾ

  • THÁI, BÀO

  • TÁN

  • RÂY

  • SAO

  • TẨM

  • THỦY PHI

  • THỦY BÀO

  • CHÍCH

  • ĐỐT

  • LÙI

  • NUNG

  • SẮC

  • NGÂM

  • HÃM

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan