1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quá trình đổi mới tư duy của Đảng về cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đặc điểm cơ bản của mô hình kinh tế tổng quát suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam (được xác định tại Đại hội IX năm 2001) và ý nghĩa đối với công cuộc xây

28 79 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 0,91 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN HỌC ĐỀ TÀI 7: Quá trình đổi mới tư duy của Đảng về cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.. TRƯỜNG ĐẠI HỌC K

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN HỌC

ĐỀ TÀI 7: Quá trình đổi mới tư duy của Đảng về cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Đặc điểm cơ bản của mô hình kinh tế tổng quát suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam (được xác định tại Đại hội IX năm 2001) và ý nghĩa đối với công cuộc xây dựng chủ

nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay

Sinh viên thực hiện: Vũ Ngọc Linh

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN HỌC

ĐỀ TÀI 7: Quá trình đổi mới tư duy của Đảng về cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Đặc điểm cơ bản của mô hình kinh tế tổng quát suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam (được xác định tại Đại hội IX năm 2001) và ý nghĩa đối với công cuộc xây dựng chủ

nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay

Sinh viên thực hiện: Vũ Ngọc Linh

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 3

A – LÀM RÕ QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI TƯ DUY ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG

VỀ CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 3

I Tình hình Việt Nam thời kỳ trước đổi mới 3

II Cơ chế quản lý kinh tế thời kỳ trước đổi mới 3 III Quá trình cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đổi mới về

tư duy của Đảng 6

IV Những thành tựu và thách thức sau 30 năm đổi mới tư duy của Đảng về cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 9

B – PHÂN TÍCH NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA MÔ HÌNH KINH

TẾ TỔNG QUÁT SUỐT THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Ở VIỆT NAM (ĐƯỢC XÁC ĐỊNH TẠI ĐẠI HỘI IX NĂM 2001) 12

I Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế hỗn

hợp, vừa vận hành theo cơ chế thị trường vừa có sự điều tiết của nhà

nước 13

II Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có đa dạng các hình thức sở hữu và đa dạng các thành phần kinh tế, trong đó khu vực kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo 14 III Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và phân phối thông qua hệ thống an

sinh xã hội, phúc lợi xã hội 15

IV Nền kinh tế thị trường do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam quản lý, điều tiết vì mục tiêu

“dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” 16

V Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế 17

C – Ý NGHĨA CỦA MÔ HÌNH KINH TẾ TỔNG QUÁT ĐỐI VỚI CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 18 KẾT LUẬN 22 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

Trang 5

MỞ ĐẦU

Việt Nam là một quốc gia đi theo con đường chủ nghĩa xã hội và xây dựng kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa Dù là nước tư bản chủ nghĩa hay chủ nghĩa xã hội thì vấn đề nhà nước và thị trường đang là mối quan tâm, nghiên cứu lớn của các nhà nghiên cứu kinh tế để tìm ra cơ chế quản lý phù hợp với nhu cầu quốc gia dân tộc đây là vấn đề được nhiều nước chú trọng, trong đó có Việt Nam

Trên chặng đường tám thập kỷ qua, dưới sự lãng đạo của Đảng, nhân dân

ta đã giành được nhiều thành tựu to lớn và mang tính lịch sử, đặc biệt nhất chính là quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội, thành lập nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Sau khi giành được độc lập, nước ta bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của xây dựng và phát triển đất nước Giai đoạn sau độc lập, Việt Nam đối mặt với nhiều khó khăn nhất là vấn đề giải quyết tàn dư

mà chiến tranh gây ra Chúng ta từng bước đổi mới, lần lượt trải qua từng giai đoạn để tiến tới ổn định xã hội, phát triển kinh tế làm bàn đạp vươn mình với thế giới, từ đó hội nhập và giao lưu với các nước phát triển lớn mạnh

Trước tình hình đất nước lúc bấy giờ, Việt Nam không đi theo lối mòn phát triển như nhiều nước trên thế giới, nghĩa là qua quá trình từ một nước tư bản chủ nghĩa quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Việt Nam đã bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa để quá độ thẳng lên chủ nghĩa tư bản, điều này mang một ý nghĩa vô cùng lớn đối với nước ta Chúng ta đi lên xã hội chủ nghĩa không thông tư bản chủ nghĩa bằng phương thức gián tiếp, thông qua nhiều bước trung gian, nhiều giai đoạn Trong gia đoạn trước đổi mới, nền kinh tế nước ta gặp không ít khó khăn, bản chất của nền kinh tế lúc bấy giờ là bao cấp, khép kín, mô hình này dần càng gây ra nhiều khó khăn, đặc biệt trong việc quản lý và phát triển của đất nước, đứng trước thách thức này, Đảng và Nhà nước đã có sự chuyển mình lớn khi quyết định thay đổi sang nền kinh tế mới – kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, từ đó nước ta dần gặt hái thêm những thành tựu mới Để có được những thành công trong phát triển kinh tế, hướng đến lợi ích của nhân dân lên hàng đầu, Đảng và Nhà nước đã có những đổi mới tư duy, liên tục tiến hành nhiều chủ trương đường lối đúng đắn cho công cuộc phát triển kinh tế, đổi mới đất nước, “ dân giàu, nước mạnh, dân chủ, văn minh” Vận dụng một cách sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ nghĩa Mác – Lenin, Đảng và

Trang 6

Nhà nước ta đã và đang đưa đất nước ta tới thịnh vượng, trở thành nước công nghiệp hiện đại

Em muốn vận dụng những kiến thức đã học về môn học Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam dưới sự hướng dẫn của TS Phạm Thị Lương Diệu để “ Làm rõ quá trình đổi mới tư duy của Đảng về cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, từ đó phân tích những đặc điểm cơ bản của mô hình kinh tế tổng quát suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” Qua đó nêu bật được vai trò của Đảng và Nhà nước trong qua trình phá triển của nước ta

từ trước khi đổi mới tới nay Bài làm của em còn nhiều thiếu sót, mong cô có thể góp ý và chỉ bảo để chúng em có những nhận thức tốt hơn, mai sau có thể góp sức một phần xây dựng nước nhà theo con đường của Đảng và Nhà nước

Trang 7

NỘI DUNG

A – LÀM RÕ QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI TƯ DUY ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG VỀ CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

I Tình hình Việt Nam thời kỳ trước đổi mới

Trong nhiều thập kỉ trước đổi mới, cũng giống như các nước xã hội chủ nghĩa khác, Việt Nam thực hiện công cuộc xây dựng đất nước theo mô hình

xã hội chủ nghĩa được quan niệm lúc bấy giờ: Chế độ sở hữu toàn dân và tập thể về tư liệu sản xuất và cơ chế kế hoạch hóa tập trung đóng vai trò là những yếu tố chủ đạo của mô hình phát triển

Mô hình đó đã đem lại cho đất nước ta được một số kết quả nhất định: Mang lại cho nhân dân cuộc sống tự do, việc làm, quyền làm chủ xã hội cùng với những cải thiện đáng kể trong đời sống vật chất và tinh thần Từ đó, bảo đảm quyết định để giành thắng lợi trong cuộc chiến giải phóng và bảo vệ Tổ quốc Ngoài ra, còn tạo lập nên những cơ sở vật chất – kĩ thuật ban đầu rất quan trọng của xã hội chủ nghĩa

Tuy nhiên, nó cũng mang trong mình những hậu quả vô cùng nghiêm trọng Những mất cân đối và nguy cơ bất ổn định tiềm tàng trong đời sống kinh tế xã hội bị dồn nén lại Sản xuất công – nông nghiệp bị đình đốn; xảy ra tình trạng lưu thông, phân phối ách tắc; lạm phát nghiêm trọng Đời sống của các tầng lớp nhân dân bị sa sút đáng kể

=> Đổi mới trở thành một nhu cầu hết sức cấp bách, là đòi hỏi bức thiết của cuộc sống

II Cơ chế quản lý kinh tế thời kỳ trước đổi mới

1 Khái niệm cơ chế quản lí kinh tế

Cơ chế quản lý kinh tế là các quy tắc điều chỉnh hành vi, hoạt động kinh

tế của các cá nhân và tổ chức; là hệ thống các biện pháp, hình thức, cách thức

tổ chức, điều khiển nhằm duy trì các mối quan hệ kinh tế phát triển phù hợp với những quy luật kinh tế khách quan theo mục tiêu đã xác định trong những điều kiện kinh tế xã hội của từng giai đoạn phát triển 1

1Luận văn thạc sĩ, Đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp Bưu chính viễn thông, t.4

Trang 8

Cơ chế quản lý kinh tế có thể được xem xét ở nhiều góc độ khác nhau: trong hệ thống kinh tế vĩ mô tồn tại khái niệm cơ chế thị trường và cơ chế kế hoạch tập trung, cơ chế điều tiết vĩ mô; tầm vi mô tồn tại cơ chế tự điều tiết…2

2 Cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp

Các cơ quan hành chính can thiệp quá sâu vào hoạt động của các doanh nghiệp: Những thiệt hại do các quyết định sai lầm của các cơ quan hành chính

can thiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gây ra thì ngân sách nhà nước gánh chịu Ngoài ra, việc chỉ coi trọng kinh tế tập thể - hợp tác

xã đã làm hạn chế sự phát triển và đóng góp vào nền kinh tế của các thành phần kinh tế khác

Quan hệ hàng hóa – tiền tệ bị xem nhẹ Rất nhiều hàng hóa và tư liệu sản xuất quan trọng không được công nhận về mặt pháp lý:

• Các công cụ kinh tế (giá cả, lãi suất, tiền lương ) không được coi trọng mà chỉ được áp dụng một cách hình thức

• Quan hệ cung - cầu theo giá cá không được phản ánh rõ ràng

• Tình trạng khan hiếm hàng hóa khiến cho cuộc sống chật vật cả

về số lượng lẫn chất lượng của nhiều mặt hàng

Bộ máy quản lý của Nhà nước còn cồng kềnh, nhiều cấp trung gian:

• Hệ thống thể chế Nhà nước còn nhiều bất cập, thiếu thống nhất, rườm rà, chưa đồng bộ

• Phương thức quản lí vừa tập trung quan liêu vừa phân tán chưa thông suốt

• Đội ngũ cán bộ công chức Nhà nước yếu về phẩm chất, tinh thần, trách nhiệm

2Luận văn thạc sĩ, Đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp Bưu chính viễn thông, t.5

Trang 9

b) Hình thức bao cấp

Bao cấp qua giá:

• Hạch toán kinh tế chỉ được áp dụng một cách hình thức, không

có tính thực tiễn

• Xảy ra tình trạng “Mua như cướp, bán như cho”

• Tiền vốn cao hơn so với giá bán trên thị trường

=> Hình thức này đã làm giảm tính cạnh tranh, không kích thích sản xuất

Bao cấp qua chế độ tem phiếu:

• Hàng hóa cũng như vật phẩm tiêu dùng đều được phân phối theo chế độ tem phiếu

• Mức giá có sự chênh lệch lớn so với giá bán thị trường

• Hàng hóa không được tự do mua bán trên thị trường

• Việc sử dụng tiền mặt làm công cụ trao đổi, mua bán hàng hóa trên thị trường bị hạn chế

Bao cấp theo chế độ cấp phát vốn của ngân sách Nhà nước:

• Tăng gánh nặng đối với ngân sách Nhà nước làm cho sử dụng vốn kém hiệu quả, nảy sinh cơ chế “xin – cho”

• Không dựa trên sự cạnh tranh bình đẳng, những tiêu chí, biểu mẫu và quy trình cụ thể

=> Dẫn đến hậu quả nặng nề, nghiêm trọng, đất nước kém phát triển, tụt hậu rất nhiều so với nước ngoài (lên đến hàng trăm năm) Người dân đói khổ, thiếu thốn

c) Ưu, nhược điểm cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp

Ưu điểm: Tập trung tối đa các nguồn lực kinh tế Từ đó, đáp ứng được yêu

cầu của thời chiến ( do đất nước bị xâm lược) Giúp củng cố hậu phương vững chắc, người lính ở tiền tuyến yên tâm chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc

Trang 10

• Cơ chế bao cấp bộc lộ rõ khiếm khuyết của nó làm kinh tế - xã hội của đất nước lâm vào khủng hoảng, trì trệ

3 Nhu cầu đổi mới cơ chế quản lí kinh tế

Nhận thấy nhu cầu đổi mới, đẩy mạnh xây dựng chủ nghĩa xã hội theo nhận thức, tư duy mới và hệ thống các chủ trương chính sách, cơ chế quản lý kinh tế mới Từ đó, tại Đại hội VI 912/1986) của Đảng đã đưa ra sự cần thiết của vấn đề đổi mới cơ chế quản lý Đó là, xóa bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp, hành chính, bao cấp từ lâu đã không tạo được động lực phát triển, kìm hãm sản xuất, chưa chú ý tới quan hệ hàng hóa – tiền tệ, hiệu quả kinh tế và với bộ máy quản lý cồng kềnh, các cán bộ quản lý kém năng động Kế hoạch hóa phải kết hợp đúng đắn với sử dụng các đòn bẩy kinh tế

=> “Thực chất của cơ chế mới về quản lý kinh tế là cơ chế kế hoạch hóa

theo phương thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, đúng nguyên tắc tập trung dân chủ”3 Việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trở thành nhu cầu

cấp thiết và cấp bách lúc bấy giờ

4 Kết luận

Cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp đã giúp huy động được các nguồn lực phục vụ cho cuộc kháng chiến thành công Tuy nhiên, cơ chế này cũng đã bộc lộ nhiều nhược điểm: Làm thủ tiêu cạnh tranh, kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế, đời sống nhân dân trở nên khó khăn, nảy sinh các vấn đề tiêu cực

Đại hội VI (12/1986) của Đảng đã đề ra đường lối đổi mới nền kinh tế, chuyển từ nền kinh tế theo cơ chế tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường có

sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Và đây là quyết định rất đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, sau 25 năm đổi mới thì đất nước

ta đã đạt được nhiều thành quả đáng tự hào

III Quá trình cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đổi mới

về tư duy của Đảng

Tư duy của Đảng đổi mới qua từng kỳ Đại hội

3Đảng Cộng sản Việt Nam, 2006, Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, tập 47, tr.398-399.

Trang 11

1 Đại hội VI (12/1986)

Sau thời kỳ bao cấp - thời kỳ hoạt không mấy hiệu quả, tồn tại những khuyết điểm có thể thấy rõ qua cơ chế quản lý thì tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI được coi là một dấu ấn của Đảng về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội

Thông qua các nghị quyết về lưu thông phân phối, chuyển qua kinh doanh xã hội chủ nghĩa từ kinh doanh quốc doanh , tiếp tục đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, tạo động lực để phát triển kinh tế, đổi mới hoạt động quản lý của nhà về hoạt động của nền kinh tế, tự chủ trong kinh doanh ít có sự can thiệp của nhà nước thay vì trước kia nhà nước lại can thiệp quá sâu

Tuy nhiên, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vẫn chưa được được đề cập đến tại Đại hội VI

2 Đại hội VII (06/1991)

Tại Đại hội đã đề ra chủ trương xây dựng Đảng là nhiệm vụ quan trọng then chốt, và nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế

Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội về kinh tế là phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Mô hình kinh tế tập thể vẫn được tiếp tục và được củng cố cải thiện để mở rộng mô hình kinh tế này Ngoài ra tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh

tế cá thể, kinh tế gia đình được phát triển và khuyến khích mở rộng

Quản lý theo cơ chế thị trường để có hiệu quả hơn và loại bỏ hoàn toàn

cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp không có hiệu quả cao

Ở giai đoạn này Đảng ta khuyến khích tính sáng tạo, tính năng động có trật tự và kỷ cương trong quá trình hoạt động kinh tế Hướng đến xuất khẩu thay vì nhập khẩu, tăng tính cạnh tranh của hàng hóa, đáp ứng tốt nhu cầu của nhân dân, mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế

Nhưng trong Đại hội VII, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vẫn chưa được nhắc đến

3 Đại hội VIII (06/1996)

Nền kinh tế nhiều thành phần vẫn được tiếp tục và phát triển

Vấn đề kinh tế thị trường vẫn chưa được nhắc tới trong kỳ Đại hội này

mà chỉ đề cập đến kinh tế hàng hóa và cơ chế thị trường

Trang 12

Hoàn thiện cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận động của thị trường có trật tự và kỷ cương

4 Đại hội IX (04/2001)

Phải đến Đại hội IX thì kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mới được triển khai, và thực hiện chính sách phát triển kinh tế này sẽ là chính sách được hoạt động nhất quán và lâu dài theo nền kinh tế tại đại hội VII nhưng có sự vận động theo cơ chế thị trường có sự định hướng của nhà nước cho thấy sự phát triển tư duy của Đảng và nhà nước

Cụ thể hóa và hoàn thiện thể chế mô hình kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa với mục tiêu đề ra là dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh Đảng ta cũng nhấn mạnh phải giữ vững định hướng này trong việc phát triển và cải thiện nền kinh tế thị trường

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ (sửa đổi, bổ sung năm 2011)

có phần phát triển và cải thiện về tư duy đổi mới hơn Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội của Đảng tại Đại hội VII

4Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, 2017, Nghị quyết số 11-NQ/TW.

Trang 13

IV Những thành tựu và thách thức sau 30 năm đổi mới tư duy của

Đảng về cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

1 Khái quát một số bước chuyển đổi trong đổi mới tư duy kinh tế đặc trưng ở nước ta trong hơn 30 năm đổi mới

Sản xuất theo mô hình kinh tế hiện vật, không tuân theo quy luật của thị trường của thời bao cấp; chuyển qua sản xuất theo mô hình kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Ngay trong từng chính sách đều gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội Trong các kì đại hội thì các vấn đề kinh tế, kinh tế thị trường, tính định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng được Đảng ta với lối tư duy đúng đắn làm

rõ ràng, cụ thể ở tất cả những vấn đề về trên, giúp con đường đi lên chủ nghĩa

xã hội ở nước ta ngày càng gần

Qua thời gian đổi mới, Đảng ta đã có những bứt phá trong nhận thức lý luận kinh tế về sở hữu từ đơn sở hữu sang đa sở hữu, đa thành phần kinh tế và các thành phần kinh tế được tự do kinh doanh, bình đẳng trước pháp luật, tạo điều kiện thể hiện đổi mới có hiệu quả

Thay đổi cách thức từ quản lý theo cơ chế tập trung bao cấp, không chịu trách nhiệm với từng quyết định đề ra chuyển qua quản lý theo cơ chế thị trường,

vì tuân theo cơ chế thị trường nên đòi hỏi ở người quản lý có tinh thần năng động, sáng tạo trong công việc, tự chủ, chịu trách nhiệm về quyết định của mình

Từ phân phối bằng cách cào bằng, gây hạn chế về nhiều mặt đến phải thừa nhận đa dạng hóa hình thức phân phối mà phân phối theo lao động là chủ yếu Chủ động hòa nhập với nền kinh tế quốc tế, kêu gọi đầu tư nước ngoài thay vì một nền kinh tế khép kín như trước

Chuyển từ mọi hoạt động của nền kinh tế đều có sự can thiệp của nhà nước, độc quyền từ trước khi đổi mới sang đến nhà nước chỉ là người định hướng, đa dạng hóa các chủ thể làm kinh tế, giảm và xóa bỏ các độc quyền nhà nước, độc quyền doanh nghiệp

Từ nhà nước là nơi phân bổ nguồn lực chủ yếu, gây ra nhiều khó khăn cho nền kinh tế qua thị trường mới là nơi phân bổ nguồn lực

Muốn trở thành một nước công nghiệp, phát triển công nghiệp sử dụng vốn của nhà nước 100% chuyển qua công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với kinh

Trang 14

tế tri thức và phát triển rút ngắn, sử dụng nguồn vốn, xã hội hoá vốn từ nước ngoài theo cơ chế thị trường

2 Thành tựu

- Thành tựu về tăng trưởng, phát triển kinh tế

• Kinh tế tăng trưởng khá nhanh: tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân tăng hàng năm 1986-1990 là 3,9%, 1991-1995 là 8,2%, 1996-

2000 là 7%, 2001-2005 là 7,5%

• Phát triển nền kinh kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, bao gồm: kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân (gồm tư bản tư nhân và cá thể tiểu chủ), kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

• Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với các loại hình thị trường: thị trường hàng hóa dịch vụ, thị trường tài chính

- tiền tệ, thị trường sức lao động, thị trường bất động sản, thị trường khoa học - công nghệ

• Hội nhập kinh tế có bước tiến mới rất quan trọng Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa bước đầu được xây dựng

• Tỷ trọng khu vực dịch vụ trong GDP tăng, các ngành dịch vụ đã phát triển đa dạng với tốc độ nhanh, tiến bộ và hiệu quả

• Cân đối vĩ mô của nền kinh tế cơ bản được giữ ổn định, tiềm lực tài chính ngày càng được tăng cường, quan hệ tiền – hàng cơ bản hợp lý

- Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt những vấn đề về phát triển văn hóa xã hội con người có nhiều tiến bộ:

• Mức sống về vật chất tinh thần của các tầng lớp nhân dân, các khu vực dân cư đều có bước cải thiện đáng kể

• Tỷ lệ đói nghèo đã giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 17,5% năm 2001 và còn 14,8% năm 2007

• Sự nghiệp giáo dục tiếp tục phát triển ở tất cả các cấp học Đã hoàn thành xóa mù chữ phổ cập tiểu học tiến tới phổ cập trung học cơ sở

• Tuổi thọ trung bình người Việt Nam tăng từ 67,8 (2000) lên 71,5 (2005) và 72 (2007)

Ngày đăng: 17/10/2021, 09:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w