Hợp tác nhà nước tư nhân bắt tay làm đường
Nhà nước - tư nhân bắt tay làm đường? Hợp tác Nhà nước - tư nhân (PPP) trong phát triển, cung cấp dịch vụ công cộng và cơ sở hạ tầng trên cơ sở kết hợp sự ưu việt của 2 khu vực là chủ đề chính của diễn đàn đối thoại do Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa tổ chức cuối tuần qua. Trong đó, lĩnh vực xây dựng đường bộ nhận được sự quan tâm, đề c ập của các nhà quản lý, nhà đầu tư với nhiều định hướng, dự án lớn. Theo báo cáo chung, mạng lưới giao thông đường bộ Việt Nam hiện khá rộng, phân bổ tương đối hợp lý theo vùng với tổng chiều dài 223.059 km, trong đó hệ thống quốc lộ có 17.020km, chiếm 7,63%, đường tỉnh có 23.137km, chiếm 10,37%, đường giao thông nông thôn có 174.410 km, chiếm 78,19%. Mật độ đường tính trên lãnh thổ là 0,86km/km2, trên dân số là 2,65km/1.000 dân. Theo đánh giá, mạng lưới đường bộ như nói trên là chư a hoàn chỉnh và theo kịp sự phát triển kinh tế - xã hội. Những tồn tại chính là chưa có mạng lưới đường cao tốc, có tính đột phá trong phát triển kinh tế, đường có tiêu chuẩn kỹ thuật cao như đường cấp I, cấp II chiếm tỷ lệ thấp. Tính riêng quốc lộ có 4 làn xe trở lên chỉ chiếm 4%, đường 2 làn xe chiếm 36%, còn lại là đường tiêu chuẩn thấp. Nhiều tuyến đường chưa được đưa vào cấp, một số vùng có nhiều cầu yếu, cầu tạm. Hành lang an toàn giao thông chưa được đảm bảo, phổ biến tình trạng lấn chiếm. Trên trục Bắc - Nam, tuy đã có 2 tuyến nhưng giao thông vẫn chủ yếu tập trung trên tuyến Quốc lộ 1 với mật độ lớn, tuyến đường Hồ Chí Minh nhiều điểm đi lại khó khăn, dễ hư hỏng, ùn tắc sau các đợt mưa bão. Giao thông đô thị còn nhiều đi ểm, đoạn bị ùn tắc, chưa hoàn chỉnh các vành đai, việc mở rộng giao thông nội đô rất khó khăn, thiếu đất dành cho giao thông tĩnh. Nhìn chung, đường bộ Việt Nam tồn tại điểm yếu cơ bản là dòng giao thông hỗn hợp trên nhiều tuyến, tốc độ lưu thông khác nhau, giao cắt chủ yếu là đồng mức, đấu nối tùy tiện, bị lấn chiếm mặt đường nghiêm trọ ng. Các nhà quản lý đã hoạch định một định hướng lớn cho phát triển giao thông đường bộ như đến năm 2020 vào cấp tất cả quốc lộ, xây dựng 20 tuyến cao tốc tổng chiều dài 2.400km, hoàn chỉnh các vành đai, đường hướng tâm, trục đô thị chính, hoàn chỉnh đường giao thông ôtô tới trung tâm tới các xã, Tuy nhiên, khi đề cập tới lượng vốn đáp ứng định hướng này, khoảng 1 triệu tỷ đồng (66.826 tỷ đồng/năm), hầu hết các ý kiến đều cho rằng sẽ hết sức khó khăn, vì nó lớn gấp 6 lần hiện nay, và ngay cả lượng vốn hiện nay cũng chỉ đáp ứng được phần nào.Vì vậy, một cơ chế chính sách trong việc huy động vốn, hợp tác đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là yêu cầu tất yếu hiện nay. Tuy nguồn v ốn ngân sách Nhà nước và ODA vẫn sẽ giữ vai trò chủ đạo nhưng các nhà quản lý đã đề cập nhiều hơn tới PPP. Theo tính toán, nếu ngân sách Nhà nước có dành một mức đầu tư tương đối (khoảng 3,5% GDP), công với việc bổ sung một số thuế, phí liên quan tới giao thông thì cũng chỉ đáp ứng vốn đầu tư cho các tuyến huyết mạch, quan trọng, các tuyến khó hoàn vốn, hỗ trợ giao thông nông thôn cũng như đường có tính ch ất chiến lược về quốc phòng, an ninh. Việc đảm bảo một nguồn tài chính ổn định và lâu dài đầu tư cho công tác xây dựng, bảo trì đường bộ được xem xét trước hết ở phương án thành lập một Quỹ đường bộ, như thông lệ một số nước thực hiện. Nguồn vốn chính hình thành từ nguồn thu phí sử dụng đường bộ thông qua giá bán xăng dầu, phí cầu đường mới xây dự ng, nâng cấp có tiêu chuẩn kỹ thuật cao, phí giao thông hàng năm theo đầu phương tiện cơ giới đường bộ, phí giao thông hàng năm qua săm, lốp ôtô, xe máy và các khoản thu, hỗ trợ từ tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, Tiếp theo, nhiều ý kiến đề cập một số cơ chế hấp dẫn để thu hút, huy động ngay được sự hợp tác PPP, các nguồn vốn khác (doanh nghiệp, tư nhân, ) dưới hình thức BOT, BTO, BOO, đối với các tuyến có lư u lượng giao thông lớn, khả năng thu lãi cao, thu hồi vốn nhanh. Trước mắt, để triển khai nguồn vốn này cần có hành lang pháp lý, giấy phép, luật pháp được thiết lập, ổn định, công bố quy hoạch, cải cách hành chính, để tạo thuận lợi cho nhà đầu tư. Nội dung là làm sao để đối với khu vực tư nhân, các dự án PPP mở ra cơ hội tham gia đầy đủ vào công tác phát triển cơ sở hạ tầng trọng yế u và đưa ra các ý tưởng mới trong quá trình thiết kế và xây dựng các công trình. Mô hình được nhiều nhà đầu tư kiến nghị là Nhà nước và tư nhân cùng hình thành tại một hoặc một số dự án những pháp nhân kinh doanh chuyên môn. Nhà nước cần có chính sách đảm bảo vốn vay (nếu có) hoặc vốn góp (đối với một số dự án nhiều điều kiện khó khăn). Các tổ chức, cá nhân đảm bảo vốn góp và được đảm bảo cơ chế trả lãi. Pháp nhân độc lập này có thể nhượng quyền các dịch vụ hỗ trợ của công trình, phát triển hạ tầng xây dựng liên quan thuộc phạm vi dự án. Từ đó, hình thành các công ty quản lý và khai thác, công ty bảo dưỡng khi công trình được đưa vào khai thác. Theo vneconomy http://www.banduong.vn/module/news/viewcontent.asp?langid=2&ID=3114 . chiếm. Trên trục Bắc - Nam, tuy đã có 2 tuyến nhưng giao thông vẫn chủ yếu tập trung trên tuyến Quốc lộ 1 với mật độ lớn, tuyến đường Hồ Chí Minh nhiều. tồn tại điểm yếu cơ bản là dòng giao thông hỗn hợp trên nhiều tuyến, tốc độ lưu thông khác nhau, giao cắt chủ yếu là đồng mức, đấu nối tùy tiện, bị lấn