1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN khai thác một số di tích lịch sử văn hóa góp phần giáo dục di sản văn hóa

41 40 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khai Thác Một Số Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa Góp Phần Giáo Dục Di Sản Văn Hóa
Tác giả Hoàng Thị Thủy
Trường học THPT Gia Viễn C
Chuyên ngành Giáo dục di sản văn hóa
Thể loại Đề Tài
Năm xuất bản 2014
Thành phố Ninh Bình
Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 10,47 MB

Nội dung

Khai thác một số di tích lịch sử - văn hóa góp phần giáo dục di sản vănhóa cho HS trường THPT Gia Viễn C 1.2 Ý nghĩa của di sản đối với hoạt động dạy học nói chung, dạy học lịch sử địa p

Trang 1

Khai thác một số di tích lịch sử - văn hóa góp phần giáo dục di sản văn

hóa cho HS trường THPT Gia Viễn C

1.2 Ý nghĩa của di sản đối với hoạt động dạy học nói chung, dạy học

lịch sử địa phương nói riêng

1.3 Các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện Gia Viễn – tỉnh

Ninh Bình

1 Các bước giáo dục di sản văn hóa cho học sinh trường THPT Gia

Viễn C

2 Kết quả thực hiện nội dung giáo dục di sản văn hóa thông qua hoạt

động ngoại khóa của học sinh trường THPT Gia Viễn CGiáo dục di sản văn hóa cho học sinh trường THPT Gia Viễn C

3 thông qua tiết dạy Lịch sử địa phương lớp 11: “Di tích lịch sử - văn

hóa ở Ninh Bình”

1 Kết luận và ý nghĩa quan trọng nhất của đề tài

2 Những kiến nghị làm tăng tính khả thi của đề tài

Trang 3

Khai thác một số di tích lịch sử - văn hóa góp phần giáo dục di sản văn

hóa cho HS trường THPT Gia Viễn C

A/ ĐẶT VẤN ĐỀ:

I/ Lý do chọn đề tài:

Xu thế hội nhập quốc tế ngày nay đòi hỏi các dân tộc phải lưu giữ những giá trịtốt đẹp về vật chất và tinh thần của đời sống xã hội loài người Chính vì thế, cho đếnnay, hàng loạt các công trình kiến trúc, danh lam thắng cảnh có giá trị đã và đang đượcxem xét, công nhận là di sản văn hóa từ cấp địa phương, cấp tỉnh, cấp quốc gia cho đếnquốc tế Những mặt trái của xã hội thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước khiếncho chúng ta cần phải có được trạng thái cân bằng, sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống

và hiện đại Có thể là như vậy nên trong sách lược phát triển kinh tế năm 2014 của các

địa phương luôn luôn có một đề tài đáng chú ý là: “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển”.

Ngay trong tháng 01 năm 2013, Bộ Giáo dục và đào tạo đã phối hợp với Bộ Vănhóa, thể thao và du lịch có công văn số 73/HD-BGDĐT-BVHTTDL về việc hướng dẫn

sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ thông, trung tâm GDTX nhằm gópphần giáo dục toàn diện học sinh, giữ gìn và phát huy giá trị của di sản văn hóa vì lợiích của toàn xã hội và truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam Tronghướng dẫn này, Bộ đã chỉ rõ việc lồng ghép nội dung dạy học di sản văn hóa vào cácmôn học, hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông (nội khóa hoặcngoại khóa)

Trong những năm gần đây, học sinh ngày càng xa rời với bộ môn lịch sử Việchọc sinh nắm bắt được lịch sử đất nước còn rất hạn chế, chứ chưa nói gì đến việc hiểuđược lịch sử của địa phương mình Thực trạng hiểu biết lịch sử của học sinh như vậy

thật đáng báo động: “Một thế hệ mà không thông hiểu được lịch sử của dân tộc, của địa phương mình thì không biết tương lai đất nước sẽ đi về đâu” (Giáo sư Trần Văn Giầu).

Thực tế kết quả học sinh đăng kí môn thi tốt nghiệp năm học 2013 - 2014 đối với mônLịch sử là quá thấp đã phần nào chứng minh điều đó

Lịch sử địa phương là một bộ phận cấu thành nên lịch sử dân tộc, vì vậy việchiểu lịch sử địa phương góp phần hiểu sâu sắc hơn lịch sử dân tộc Giáo dục địa phươnghiệu quả sẽ bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, ý thức trách nhiệm đối với xã hội.Hoạt động lồng ghép giáo dục di sản văn hóa vào dạy học lịch sử địa phương, đặc biệt làcác di sản văn hóa ở nơi học sinh sinh sống sẽ khiến cho bài giảng lịch sử được sinhđộng, gần gũi và lôi cuốn học sinh hơn Cho đến nay, việc thực hiện công tác giảng dạylịch sử địa phương ở các trường còn gặp nhiều khó khăn và hiệu quả đạt được chưa cao

Có thể kể đến một số nguyên nhân như: Nguồn tư liệu về địa phương ở cấp huyện, xã,thôn còn ít hoặc thiếu thiết bị, dụng cụ hỗ trợ giảng dạy lịch sử địa phương như bản đồ,ảnh tư liệu, sa bàn minh họa, băng hình tư liệu nên khi dạy đến các tiết học này, gầnnhư học sinh chỉ được học chay, cộng với trí tưởng tượng về những gì đã được tiếp cận

ở địa phương mình; Mặt khác, với thời lượng chỉ 1 đến 2 tiết trong một năm học đối với

1 khối lớp nên có khi nội dung giảng dạy này còn bị

Trang 4

xem nhẹ, hoặc coi như là bài học ngoại khóa Trong khi mỗi địa phương đều có nhữnglượng di sản văn hóa (vật thể và phi vật thể) rất phong phú được cấp địa phương (huyện,tỉnh) và cấp nhà nước, thậm chí cấp thế giới công nhận Thực trạng này dẫn đến hậu quảnghiêm trọng là nhiều người ngoại quốc, người địa phương khác còn am hiểu về tỉnhNinh Bình hơn cả cư dân bản địa do du lịch đang trở thành một xu thế phát triển mạnh

mẽ trong nước và trên thế giới

Sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông hiện nay đang trở thành mộtgiải pháp mới và hiệu quả nhằm khắc phục những hạn chế do các giải pháp dạy học cũ

đã làm Tuy nhiên, việc đưa di sản văn hóa vào dạy học lịch sử địa phương là một giảipháp hoàn toàn mới mà trước đó chưa từng được đặt ra nhằm nâng cao hơn nữa chấtlượng dạy học nội dung giáo dục địa phương nói riêng và dạy học môn Lịch sử nóichung

Việc định hướng học sinh vào tìm hiểu những di sản văn hóa ở địa phương sẽgiúp các em cảm thấy bài học lịch sử gắn bó hơn với cuộc sống ở xung quanh các em.Qua đó, sẽ bồi dưỡng học sinh tình cảm tự hào với những giá trị văn hóa truyền thống

do ông cha để lại, càng thêm yêu quê hương, yêu đất nước mình hơn Và trên hết, các

em sẽ tự nảy sinh ý thức trách nhiệm đối với việc bảo tồn di sản văn hóa, cũng như kếthừa, phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp từ ngàn xưa trong lịch sử quê hương, đấtnước

II/ Mục đích nghiên cứu:

Thông qua những kiến thức cơ bản về khai thác và sử dụng di sản trong các tiếtdạy lịch sử địa phương và bằng một bài dạy cụ thể là bài “Di tích lịch sử - văn hóa ởNinh Bình” – (Lịch sử lớp 11) giúp giáo viên có nhận thức và hướng đi tích cực khisoạn giảng các bài dạy về nội dung giáo dục địa phương

Thông qua hoạt động ngoại khóa về di sản văn hóa: Bổ sung, cung cấp thêmnguồn tư liệu có giá trị về di tích lịch sử - văn hóa ở địa phương huyện Gia Viễn trongtình trạng nguồn tư liệu này đang hết sức ít ỏi nhằm phục vụ cho việc dạy học di sản ởTHPT

Học sinh hứng thú hơn khi được tham gia chuẩn bị cho tiết học lịch sử địaphương bằng các kiến thức và nguồn tư liệu mà các em có thể tự sưu tầm hoặc tiếp cậnđược và thích thú với các hoạt động học về lịch sử địa phương

Giúp học sinh nâng cao kỹ năng thực hành môn lịch sử, khả năng tư duy gắn lýthuyết với thực tiễn, “học đi đôi với hành” Trên cơ sở đó hình thành thái độ hứng thú,say mê của các em đối với môn học này cũng như góp phần giáo dục đạo đức, nhâncách của các em một cách toàn diện

III/ Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Hệ thống, thu thập, sưu tầm và xử lý thông tin những nguồn tư liệu quý báu về

di tích lịch sử - văn hóa nhằm khắc phục hạn chế về nguồn tư liệu lịch sử địa phương

Trang 5

Khai thác một số di tích lịch sử - văn hóa góp phần giáo dục di sản văn

hóa cho HS trường THPT Gia Viễn C

Các phương pháp nhằm khai thác và sử dụng hiệu quả một số di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng cấp tỉnh, cấp quốc gia ở các xã thuộc huyện ở trong các giờ họclịch sử ở THPT

-IV/ Đối tượng nghiên cứu:

Hoạt động của học sinh lớp 11 trường THPT Gia Viễn C trong một tiết học lịch

sử địa phương (ở trên lớp và quá trình học của các ở nhà trước và sau tiết học) và hoạtđộng ngoại khóa của học sinh nhà trường cả ba khối lớp 10, 11, 12

V/ Phạm vi nghiên cứu:

Chương trình Lịch sử THPT phần giáo dục địa phương lớp 11 Cụ thể là bài “Ditích lịch sử - văn hóa ở Ninh Bình”

Nội dung ngoại khóa tìm hiểu lịch sử địa phương huyện Gia Viễn, cụ thể ở các xã

là nơi học sinh trường THPT Gia Viễn C sinh sống (6 xã: Gia Sinh, Gia Lạc, Gia Minh,Gia Phong, Gia Trung và Gia Tiến) trên địa bàn huyện Gia Viễn

VI/ Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp liên hệ, so sánh

- Phương pháp khảo sát, thực nghiệm, điền dã

- Phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát

Trang 6

B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I/ CƠ SỞ NGHIÊN CỨU

1/ Cơ sở lý luận:

1.1/ Phân loại và các khái niệm:

- Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản

phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệnày qua thế hệ khác

- Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân,

vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiệnbản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sangthế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác

Di sản văn hóa phi vật thể bao gồm:

+ Tiếng nói, chữ viết;

+ Ngữ văn dân gian;

+ Nghệ thuật trình diễn dân gian;

+ Tập quán xã hội và tín ngưỡng;

+ Lễ hội truyền thống;

+ Nghề thủ công truyền thống;

+ Tri thức dân gian

- Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học,

bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

+ Di tích lịch sử - văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật,

bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học

+ Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp

giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử thẩm mỹ, khoa học

+ Di vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.

+ Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa,

khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên

+ Bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm

tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học

- Phân loại và xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa:

+ Phân loại: Di tích lịch sử - văn hóa chia làm 4 loại là Di tích lịch sử (lưu niệm

sự kiện, lưu niệm danh nhân; Di tích kiến trúc nghệ thuật; Di tích khảo cổ; Danh lamthắng cảnh

+ Di tích lịch sử - văn hóa được xếp thành 3 hạng là di tích cấp tỉnh, di tích cấp quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt

Trang 7

Khai thác một số di tích lịch sử - văn hóa góp phần giáo dục di sản văn

hóa cho HS trường THPT Gia Viễn C

1.2/ Ý nghĩa của di sản đối với hoạt động dạy học nói chung, dạy học lịch sử địa phương nói riêng

Di sản là một nguồn nhận thức, một phương tiện trực quan quý giá trong dạy họcnói riêng, giáo dục nói chung Vì vậy, sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông

có ý nghĩa như sau:

- Góp phần đẩy mạnh, hướng dẫn hoạt động nhận thức cho học sinh

- Giúp học sinh phát triển kĩ năng học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức

- Kích thích hứng thú nhận thức của học sinh

- Phát triển trí tuệ của học sinh

- Giáo dục nhân cách học sinh

+ Giáo dục tình cảm yêu mến, tự hào về địa phương mình, trân trọng những giá trị truyền thống tốt đẹp của quê hương

+ Giáo dục ý thức trách nhiệm trong việc phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương, kế tục sự nghiệp của cha ông trong công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương

+ Giáo dục ý thức trách nhiệm của HS đối với các di sản văn hóa, lịch sử của địa phương

- Góp phần phát triển một số kĩ năng sống ở học sinh:

+ Kĩ năng giao tiếp

+ Kĩ năng quản lí thời gian

+ Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin

- Tạo điều kiện tổ chức quá trình hoạt động của giáo viên và học sinh một cáchhợp lí

1.3/ Các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện Gia Viễn – tỉnh Ninh Bình:

Gia Viễn là vùng đất cổ có bề dày lịch sử và giàu truyền thống văn hóa Huyện Gia Viễn có nhiều di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng như:

1.3.1/ Những di tích - văn hóa được xếp hạng cấp quốc gia:

Trang 8

7 Đình Trùng Thượng

1.3.2/ Những di tích - văn hóa được xếp hạng cấp tỉnh: 18

2/ Cơ sở thực tiễn: Đặc điểm giáo dục di sản trường THPT Gia Viễn C:

- Địa điểm trường THPT Gia Viễn C: Xóm 1 - thôn Lương Sơn - xã Gia Sinh -

huyện Gia Viễn - tỉnh Ninh Bình

Trang 9

Khai thác một số di tích lịch sử - văn hóa góp phần giáo dục di sản văn

hóa cho HS trường THPT Gia Viễn C

Trường THPT Gia Viễn C trên địa bàn huyện Gia Viễn

- Đối tượng học sinh của trường THPT Gia Viễn C: bao gồm học sinh có hộ khẩuthường trú tại 6 xã trên địa bàn huyện Gia Viễn, thuộc khu vực hai bên bờ sông HoàngLong là các xã: Gia Sinh, Gia Lạc, Gia Minh, Gia Phong, Gia Trung và Gia Tiến Trong

đó, đa số học sinh thuộc các xã Gia Sinh, Gia Lạc, Gia Minh, Gia Phong Còn lại, các

em ở 2 xã còn lại chiếm số lượng ít hơn (do ở vùng tả ngạn sông Hoàng Long, giaothông đi lại khó khăn nên nhiều học sinh ở Gia Trung, Gia Tiến còn học ở trường THPTGia Viễn A, THPT Gia Viễn B và Trung tâm GDTX Gia Viễn)

Phần lớn học sinh ở các lớp đều có khả năng thu thập, tìm kiếm tư liệu (tư liệu

sử, tranh ảnh) thông qua hoạt động thực tế, trải nghiệm ở các di tích gần khu vực nơi cưtrú

- Về phương tiện dạy học: nhà trường đã lắp đặt mạng Internet ở các phòng tổ,cung cấp đầy đủ máy tính, phòng học có hệ thống máy chiếu phục vụ tốt cho việc tìmkiếm, xử lý nguồn tư liệu và tiến hành bài giảng trên lớp

Với hy vọng lồng ghép nội dung dạy học di sản văn hóa thông qua việc khaithác, sử dụng một số di tích lịch sử - văn hóa ở địa phương sẽ phát huy tính tích cực củahọc sinh trong học tập, từ đó góp phần nâng cao chất lượng bộ môn, nên tôi đã chọn đề

tài “Khai thác một số di tích lịch sử - văn hóa góp phần giáo dục di sản văn hóa cho

HS trường THPT Gia Viễn C”.

Trang 10

II/ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1/ Các bước giáo dục di sản văn hóa cho học sinh trường THPT Gia Viễn C:

- Bước 1: Giáo viên phải xây dựng kế hoạch giáo dục, soạn giáo án chi tiết, tỉ mỉdựa trên các tài liệu Hướng dẫn dạy học lịch sử Ninh Bình, tài liệu giáo dục địa phươngtỉnh Ninh Bình

- Bước 2: Lập bảng hệ thống về các di sản văn hóa được sử dụng trong bài giảng nội khóa hoặc bài học ngoại khóa

Một số di tích lịch sử - văn hóa được chọn lọc để giáo dục di sản trong lịch sử địaphương cho học sinh trường THPT Gia Viễn C:

Căn cứ vào những di tích - văn hóa được xếp hạng cấp quốc gia và cấp tỉnh trênđịa bàn huyện Gia Viễn ở trên và dựa vào cơ sở thực tiễn của nhà trường, có thể thống

kê được 9 di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia và cấp tỉnh thuộc địa phương nơi sinhsống, gần gũi với học sinh trường THPT Gia Viễn C Cụ thể như sau:

- Bước 3: Trên cơ sở lựa chọn những di sản gắn liền với địa điểm học sinh cư trú,giáo viên phân công học sinh tìm hiểu, sưu tầm, thu thập các nguồn tư liệu có liên quan

Nguyên tắc lựa chọn để nghiên cứu một số di tích lịch sử - văn hóa:

+ Là một số di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu, gần gũi với đối tượng giảng dạy

ởtrường THPT Gia Viễn C trên địa bàn huyện Gia Viễn

+ Các di tích này khi được đưa vào giảng dạy trong bài lịch sử địa phương NinhBình: Bên cạnh di tích tiêu biểu của huyện Gia Viễn, học sinh cần được giới thiệu những

di tích tiêu biểu của cả tỉnh Ninh Bình Vì vậy, số lượng di tích của huyện Gia Viễnkhông được lựa chọn quá nhiều (chỉ lựa chọn khoảng 2-3 di tích tiêu biểu nhất, có thể làNúi chùa Bái Đính; Đền Thánh Nguyễn)

+ Với bài học ngoại khóa tìm hiểu về di sản văn hóa địa phương học sinh sinhsống: Không giới hạn số lượng di tích lịch sử - văn hóa, mà có thể tìm hiểu về cả 9 di

Trang 11

Hoàng Thị Thủy – THPT Gia Viễn C 9

Trang 12

tích như bảng thống kê như trên Cần động viên, khích lệ học sinh tham gia hoạt động theo nhóm từng xã Cụ thể:

- Bước 5: Giáo viên và học sinh cùng tiến hành nội dung bài học trên lớp

- Bước 6: Tổ chức các hoạt động về nhà của học sinh: Liên hệ thực tiễn (suy nghĩ

và hành động) của học sinh về di sản văn hóa của địa phương mình

2/ Kết quả thực hiện nội dung giáo dục di sản văn hóa thông qua hoạt động ngoại khóa của học sinh trường THPT Gia Viễn C.

Với nội dung ngoại khóa: Khai thác nguồn tư liệu một số di tích lịch sử - văn hóatiêu biểu của huyện Gia Viễn – tỉnh Ninh Bình nơi học sinh cư trú và hoạt động chia họcsinh thành các nhóm theo đơn vị từng xã Bằng các phương tiện khai thác tư liệu tự cótrên nhiều kênh thông tin khác nhau, các nhóm học sinh đã có kết quả về tư liệu sử vàtranh ảnh minh họa về các di tích lịch sử - văn hóa địa phương mình Cụ thể như sau:

2.1/ Đền Thánh Nguyễn - Xã Gia Tiến và Gia Thắng

Từ xưa, người dân Gia Viễn có câu:

“Đại Hữu sinh vương, Điềm Dương (Giang) sinh thánh”.

Đại Hữu là quê hương của Vua Đinh Tiên Hoàng (nay thuộc xã Gia Phương, GiaViễn), còn Điềm Dương (Điềm Giang, nay thuộc xã Gia Tiến và Gia Thắng, Gia Viễn)

là quê hương của Nguyễn Minh Không - vị Quốc sư đời Lý Câu phương ngôn này thểhiện niềm tự hào của người dân nơi đây về vùng đất “địa linh nhân kiệt” quê hươngmình

Trang 13

Hoàng Thị Thủy – THPT Gia Viễn C 10

Trang 14

Đền Thánh Nguyễn Đền Thánh Nguyễn ở phía bắc trong

không gian Hoa Lư tứ trấn

Đền Thánh Nguyễn là một ngôi đền cổ thuộc làng Điềm, phủ Tràng An nay là

hai xã Gia Thắng, Gia Tiến huyện Gia Viễn, Ninh Bình Theo sử sách cũ nói về việc lập

Kinh đô nhà Đinh, lúc đầu Đinh Bộ Lĩnh “Chọn được chỗ đất đẹp ở Đàm Thôn (Gia Thắng, Gia Tiến ngày nay), muốn xây dựng Đô ở đó, nhưng vì thế đất chật hẹp lại không có lợi về việc đặ hiểm nên vẫn đóng đô ở Hoa Lư” Chính vùng đất Đàm thôn

(hay gọi là Điềm) ấy có Nguyễn Minh Không, là danh nhân được sinh ra trên đất này.Đền được xây dựng trên nền ngôi chùa có tên là Viên Quang do Nguyễn Minh Khônglập vào năm 1121 Khi ông mất, nhân dân Đàm Xá biến chùa Viên Quang thành đền thờThánh Nguyễn Đền Thánh Nguyễn được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật quốc giatháng 2 năm 1989

Về kiến trúc: Đền quay hướng nam, song song với đường Vua Đinh hướng về cố

đô Hoa Lư nên được xem như là một di tích thuộc Hoa Lư tứ trấn Đền nằm trên mảnhđất dài 100m rộng hơn 40m, tổng thể công trình kiến trúc khá quy mô, được xây dựngtheo kiểu “nội công ngoại quốc” Vào đền đi theo hai lối Đông Tây thấy có hai cột cờhai bên vút cao Đầu tiên là Vọng Lâu Bên hồi của Vọng Lâu có cây đèn đá, cao hơnmột mét, biểu tượng cái đèn của Nguyễn Minh Không ngày xưa ngồi thắp sáng để ngồithiền tịnh Huyền thoại kể rằng, cây đèn tự nhiên mọc lên, Nguyễn Minh Không thườngđêm đêm ngồi bên cây đèn Các loài chim, loài thú về chầu xung quanh, ánh sáng câyđèn chiếu sáng đến tầng mây trên không Chính vì thế nhân dân tôn hiệu ông là MinhKhông và từ đó trở đi tục gọi thiền sư là Minh Không

Trang 15

Khai thác một số di tích lịch sử - văn hóa góp phần giáo dục di sản văn

hóa cho HS trường THPT Gia Viễn C

Đền có 4 toà làm theo kiểu tiền nhất, hậu công Năm gian tiền đường làm theokiểu chồng rường, hồi có mái đại, trụ non xà đuôi chuột, các cặp xà dọc, xà ngang, xànách, được bám vào cột chắc khoẻ như những ngấn mộng chính xác kín kít, phân bổ ở

vị trí không để ảnh hưởng tới sự chịu tải của cột Gian giữa trên cao ở phía ngoài có

cuốn thư chạm khắc bốn chữ Hán Thiên khái Thánh sinh (trời sinh ra Thánh) Bên trong

để đồ tế khí, có hai chiếc trống rất quý hiếm, mặt trống đường kính 1,4 m Trong cùng làchính tẩm gồm 5 gian, thờ Nguyễn Minh Không và cha mẹ ông Phía sau chính tẩm làgác chuông hai tầng, tám mái, cũng toàn bằng gỗ lim Gác chuông đây treo một quảchuông nặng hơn 1 tấn, cao 1,60 m Quanh đền có nhiều cây cổ thụ tán là xanh tươi vànhững cây cảnh điểm trang cho đền, tạo thành một bức tranh phong cảnh làng quê thâmnghiên, tĩnh mịch

Về nhân vật: Đức Thánh Nguyễn Minh Không sinh ngày 15 tháng 10

(1065-1141), tên tự là Chí Thành Năm 11 tuổi Ngài xuất gia, thụ giáo đạo Phật với Từ ĐạoHạnh (?-1117) là bậc cao tăng nổi tiếng lúc bấy giờ

Sau khi mất ông được tôn hiệu là Lý Quốc Sư, tên gọi này để chỉ ông là một caotăng có chức vị đứng đầu của triều đại nhà Lý trong lịch sử Việt Nam Vì có nhiều cônglớn chữa bệnh cho vua và nhân dân mà ông cùng với Trần Hưng Đạo sau này là những

nhân vật lịch sử có thật được người Việt tôn sùng là đức Thánh Nguyễn, đức Thánh Trần Trong dân gian, Nguyễn Minh Không còn được coi là một vị Thánh trong tứ bất tử

ở Việt Nam và ông tổ nghề đúc đồng

Quốc sư Nguyễn Minh Không là con người mang ánh xạ của thời đại nhà Lý.Ông đã học hỏi, sưu tầm những kiến thức y học dân gian, hàng ngày tìm thuốc trongvườn Sinh Dược mà trở thành danh y, chữa bệnh lạ cho Vua, sưu tầm và phục hưngnghề đúc đồng – tinh hoa của văn minh Đông Sơn – văn minh Việt cổ mà trở thành tổ sưnghề đúc đồng Ông khó công tầm sư học đạo, để từ một nhà sư ở từ phủ Tràng An rakinh thành làm Quốc sư, đứng đầu hàng tăng ni trong nước, danh vọng và đạo pháp đạtđến đỉnh cao Hành trạng của ông thể hiện nên cái không khí của Phật Giáo thời Lý thần

bí, kỳ dị, đầy rẫy sự hoang đường nhưng đóng góp hết sức tích cực vào công cuộc phụchưng và phát triển văn hoá dân tộc Việt Nam về nhiều mặt: triết

Hoàng Thị Thủy – THPT Gia Viễn C

Trang 16

lý, văn học, kiến trúc, mỹ thuật, kỹ nghệ… làm nền tảng cho sự phát triển của văn hoáViệt sau này.

Tại quê hương Ninh Bình rất nhiều đền thờ đức Thánh Nguyễn khác Trong số đóphải kể đến đền thờ Thánh Nguyễn ở khu văn hóa tâm linh núi chùa Bái Đính là nơi ông

đã phát hiện ra các động và biến chúng thành chùa khi đến đây tìm cây thuốc chữa bệnhcho vua Lý Thần Tông Tại chùa Địch Lộng ở huyện Gia Viễn, nơi được mệnh danh là

“Nam thiện đệ tam động”, tức động đẹp thứ 3 của trời Nam cũng có đền thờ và tượngcủa ông Khu di tích động Hoa Lư thì phối thờ tượng ông cùng với tượng vua Đinh TiênHoàng trong ngôi đền cổ Lý Quốc Sư còn được thờ ở đình Ngô Đồng, xã Gia Phú, GiaViễn và đền thờ Tô Hiến Thành dưới chấn núi Cắm Gươm ở bên sông Hoàng Long,chùa Nhất Trụ và động Am Tiên ở cố đô Hoa Lư Tại đền Thượng xã Khánh Phú và đềnTam Thánh ở xã Khánh An, Yên Khánh ông được suy tôn là đức Thánh cả

Lễ hội đền Thánh Nguyễn diễn ra từ ngày 8 đến ngày 10 tháng 3 âm lịch Đây là

dịp nhân dân địa phương tri ân đức Thánh Nguyễn Minh Không, người con của đất GiaViễn Lễ hội chính được tổ chức 5 năm một lần hoặc 10 năm một lần (tuỳ theo điều kiệnkinh tế); lễ hội còn được tổ chức hàng năm vào dịp tháng Giêng Trong phần lễ chính cótục rước nước từ sông Hoàng Long về đền; tế lục khúc, tế nam quan, nữ quan… phầnhội có tổ chức các trò chơi dân gian kéo co, cờ 32 quân, chọi gà, thi bóng chuyền, bóngđá

2.2/ Núi chùa Bái Đính - Xã Gia Sinh

Chùa nằm ở cửa ngõ phía tây khu di tích cố đô Hoa Lư, bên quốc lộ 38B, thuộc

xã Gia Sinh – Gia Viễn – Ninh Bình, cách thành phố Ninh Bình 15 km, cách Hà Nội 95

km Khu Chùa cổ được khởi lập năm 1136 Người sáng lập là Thiền sư Nguyễn MinhKhông, Tước hiệu là Lý Quốc Sư (1065 - 1141)

Tam quan chùa Bái Đính cổ trên đỉnh Non Thần

Chùa Bái Đính cổ (Bái Đính cổ tự) nằm cách điện Tam Thế của khu chùa mớikhoảng 800 m về phía đông nam men theo sườn núi Đính Khu chùa này nằm gần trênđỉnh của một vùng rừng núi khá yên tĩnh, gồm có một nhà tiền đường ở giữa, rẽ sang

Trang 17

Khai thác một số di tích lịch sử - văn hóa góp phần giáo dục di sản văn

hóa cho HS trường THPT Gia Viễn C

bên phải là hang sáng thờ Phật, rồi đến đền thờ thần Cao Sơn ở sát cuối cửa sau củahang sáng; rẽ sang bên trái là đền thờ thánh Nguyễn rồi đến động tối thờ mẫu và tiên.Nơi đây nằm ở vùng đất hội tụ đầy đủ yếu tố nhân kiệt theo quan niệm dân gian Việt

Nam, đó là đất sinh Vua, sinh Thánh, sinh Thần Năm 1997 chùa được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa - cách mạng cấp quốc gia Mặc dù khu chùa có lịch sử hình

thành từ thời Đinh với đền thờ Cao Sơn trấn tây Hoa Lư tứ trấn nhưng chùa Bái Đính cổ

có nhiều chi tiết kiến trúc và cổ vật mang dấu ấn đậm nét của thời Lý

Tượng Phật trong hang động Đền thờ thánh Nguyễn

"Minh Đỉnh Danh Lam" khắc trên đá do Lê Thánh Tông ban tặng có nghĩa là: “Lưudanh thơm cảnh đẹp”

Động dài 25m, rộng 15m, cao trung bình là 2m, nền và trần của động bằngphẳng Đi tiếp theo ngách đá bên trái cuối hang sẽ dẫn tới một cửa hang sáng và rộng,một thung lũng xanh hiện ra Nếu đi tiếp xuống các bậc đá sẽ đến đền thờ thần Cao Sơn.Quay trở lại ngã ba đầu dốc, theo đường rẽ trái khoảng 50m là tới động Tối Động Tốilớn hơn hang Sáng, gồm 7 buồng, có hang trên cao, có hang ở dưới sâu, các hang đềuthông nhau qua nhiều ngách đá, có hang nền bằng phẳng, có hang nền trũng xuống nhưlòng chảo, có hang trần bằng, có hang được tạo hóa ban tặng cho một trần nhũ đá rủxuống muôn hình vạn trạng Trong động tối có giếng ngọc tạo thành do nước lạnh từtrần động rơi xuống Các vị Tiên được thờ ở nhiều ngách trong động

Đền thờ Thánh Nguyễn

Lý Quốc Sư Nguyễn Minh Không là người sáng lập chùa Bái Đính Ông là mộtthiền sư, pháp sư tài danh được vua phong Quốc sư và nhân dân tôn sùng gọi là đứcthánh Nguyễn Khu vực núi Đính nằm cách quê hương đức thánh Nguyễn Minh Không

4 km Tương truyền khi ông đến đây tìm cây thuốc chữa bệnh hóa hổ cho

Trang 18

vua Lý Thần Tông đã phát hiện ra các hang động đẹp liền dựng chùa thờ Phật và tạodựng một vườn thuốc quý để chữa bệnh cho dân Đền thánh Nguyễn nằm ngay tại ngã

ba đầu dốc, xây theo kiểu tựa lưng vào núi, trong đền có tượng của ông được đúc bằngđồng

Theo như thần phả của đền núi Hầu (xã Yên Thắng, Yên Mô, Ninh Bình) thì CaoSơn đại vương là Lạc tướng Vũ Lâm, con thứ 17 vua Lạc Long Quân, khi đi tuần từvùng Nam Lĩnh đến vùng Thiên Dưỡng, đã tìm ra một loài cây thân có bột dùng làmbánh thay bột gạo, lấy tên mình đặt tên cho cây là Quang lang (dân địa phương vẫn gọi

là cây quang lang hay cây búng báng) Thần đã dạy bảo và giúp đỡ người dân làm ănsinh sống đồng thời bảo vệ khỏi các thế lực phá hoại vì vậy đã được nhân dân lập đềnthờ Thần Cao Sơn cùng với thần Thiên Tôn và thần Quý Minh là ba vị thần trấn ngự ở

ba cửa ngõ phía tây, đông và nam của cố đô Hoa Lư

Giếng ngọc

Giếng ngọc của chùa Bái Đính cổ nằm gần chân núi Bái Đính Tương truyền đây

là nơi thiền sư Nguyễn Minh Không đã lấy nước để sắc thuốc chữa bệnh cho dân

Trang 19

Khai thác một số di tích lịch sử - văn hóa góp phần giáo dục di sản văn

hóa cho HS trường THPT Gia Viễn C

và chữa bệnh cho Vua Lý Thần Tông Giếng xây lại hình mặt nguyệt, rất rộng, có đườngkính 30 m, độ sâu của nước là 6 m, không bao giờ cạn nước Miệng giếng xây lan can

đá Khu đất xung quanh giếng hình vuông, có diện tích 6.000 m², 4 góc là 4 lầu bát giác.Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam đã cấp bằng “Xác nhận kỷ lục”: “Ngôi chùa có giếnglớn nhất Việt Nam”, ngày 12 tháng 12 năm 2007

Sự kiện lịch sử có liên quan:

Núi chùa Bái Đính chính là nơi Đinh Tiên Hoàng Đế lập đàn tế trời cầu mưathuận gió hòa, sau này tiếp tục được vua Quang Trung chọn để làm lễ tế cờ động viênquân sĩ trước khi ra Thăng Long đại phá quân Thanh Thế kỷ XVI núi Đính là địa bàntranh chấp giữa 2 tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh với nhà Mạc, khi mà chính quyền nhàMạc chỉ kiểm soát được vùng lãnh thổ từ Ninh Bình trở ra Núi chùa Bái Đính cũng làmột di tích cách mạng thuộc chiến khu Quỳnh Lưu, nơi lãnh đạo Đảng Cộng sản ViệtNam tuyên truyền cách mạng tới nhân dân

Lễ hội chùa Bái Đính:

Lễ hội chùa Bái Đính là một lễ hội xuân, diễn ra từ chiều ngày mùng 1 tết, khaimạc ngày mùng 6 tết và kéo dài đến hết tháng 3, khởi đầu cho những lễ hội hành hương

về vùng đất cố đô Hoa Lư tỉnh Ninh Bình Ngoài thời gian trên trong năm, du khách chỉ

có thể vãn cảnh chùa mà không được thăm thú các hoạt động văn hóa của lễ hội

Lễ hội chùa Bái Đính gồm 2 phần Phần lễ gồm các nghi thức thắp hương thờPhật, tưởng nhớ công đức Thánh Nguyễn Minh Không, lễ tế thần Cao Sơn và chầuthánh Mẫu Thượng Ngàn Lễ hội chùa Bái Đính bắt đầu bằng nghi thức rước kiệu mangbài vị thờ Thần Cao Sơn, Đức Thánh Nguyễn và Bà chúa Thượng Ngàn từ khu chùa cổ

ra khu chùa mới để tiến hành phần hội

Phần hội chùa Bái Đính gồm có các trò chơi dân gian, thăm thú hang động, vãncảnh chùa, thưởng thức nghệ thuật hát Chèo, Xẩm đất Cố đô Phần sân khấu hóa thường

do Nhà hát Chèo Ninh Bình đảm nhiệm có tái hiện lễ đăng đàn xã tắc của Đinh TiênHoàng Đế và lễ tế cờ của Vua Quang Trung trên núi Đính trước giờ xung trận

Từ năm 2003, khu chùa Bái Đính mới được khởi công xây dựng ngay bên cạnhkhu vực núi chùa Bái Đính cổ đã biến nơi đây trở thành khu trung tâm tâm linh về Phậtgiáo nổi tiếng được cả nước và thế giới biết đến

Trang 20

Đại lễ Phật đản Vesak 2014 tại Chùa Bái Đính

2.3/ Chùa Lạc Khoái - Xã Gia Lạc

Chùa Lạc Khoái nằm trên thôn Lạc Khoái, xã Gia Lạc, huyện Gia Viễn, tỉnhNinh Bình Chùa nằm ở đầu làng Cấu trúc của chùa được xây dựng theo lối kiến trúc

cổ Lối kiến trúc này có ý nghĩa và giá trị lớn đối với các nhà nghiên cứu sử học, vănhóa, mỹ thuật, hội họa…

Năm 1999, chùa Lạc Khoái được Bộ Văn hóa cấp bằng Di tích lịch sử - văn Chùa Lạc Khoái – Gia Lạc – Gia Viễn

hóa cấp quốc gia

Về kiến trúc: Chùa có hai ngôi là chùa Thượng và chùa Hạ.

Chùa Thượng

Chùa được xây dựng giữa lưng chừng núi Bảng, tạo dáng như cỗ ngai Chùa kiếntrúc kiểu chữ Đinh : Tiền đường 5 gian, tam bảo 2 gian Tiền đường làm kiểu chồnggiường, bẩy kẻ Chùa có chuông cao 90 cm, đường kính 50 cm, đúc năm Mậu

Ngày đăng: 15/10/2021, 21:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1/ Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Bình, Ninh Bình – Quê hương anh hùng, NXB Chính trị quốc gia, XB 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ninh Bình – Quê hương anh hùng
Nhà XB: NXBChính trị quốc gia
2/ Ban chỉ huy quân sự huyện Gia Viễn, Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân huyện Gia Viễn (1945-2004), XB năm 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân huyện GiaViễn (1945-2004)
3/ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Ninh Bình, Ninh Bình – 185 năm Lịch sử và phát triển, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ninh Bình – 185 năm Lịch sử và phát triển
Nhà XB: NXBVăn hóa thông tin
4/ Bộ Giáo dục và đào tạo, Tài liệu tập huấn Sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông Những vấn đề chung, Hà Nội, 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu tập huấn Sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổthông Những vấn đề chung
5/ Bộ Giáo dục và đào tạo, Tài liệu tập huấn Sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông Môn Lịch sử, Hà Nội, 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu tập huấn Sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổthông Môn Lịch sử
6/ Phan Ngọc Liên (chủ biên), Một số chuyên đề phương pháp dạy học lịch sử, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số chuyên đề phương pháp dạy học lịch sử
Nhà XB: NXBĐại học quốc gia Hà Nội
7/ Vũ Thị Hồng Nga, Lịch sử 10 – 11 – 12 (Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Ninh Bình), NXB Giáo dục Việt Nam, 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử 10 – 11 – 12 (Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh NinhBình)
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
9/ Sở Giáo dục và đào tạo Ninh Bình, Nguyễn Văn Thanh (Chủ biên), Lịch sử Ninh Bình (Tài liệu dùng cho dạy học ở các trường phổ thông tỉnh Ninh Bình), XB năm 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử NinhBình (Tài liệu dùng cho dạy học ở các trường phổ thông tỉnh Ninh Bình)
8/ Vũ Thị Hồng Nga, Lịch sử THPT, Tài liệu giáo dục địa phương Ninh Bình (Dành cho giáo viên), NXB Giáo dục Việt Nam, 2013 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

- Bước 2: Lập bảng hệ thống về các di sản văn hóa được sử dụng trong bài giảng nội khóa hoặc bài học ngoại khóa. - SKKN khai thác một số di tích lịch sử   văn hóa góp phần giáo dục di sản văn hóa
c 2: Lập bảng hệ thống về các di sản văn hóa được sử dụng trong bài giảng nội khóa hoặc bài học ngoại khóa (Trang 10)
tích như bảng thống kê như trên. Cần động viên, khích lệ học sinh tham gia hoạt động theo nhóm từng xã - SKKN khai thác một số di tích lịch sử   văn hóa góp phần giáo dục di sản văn hóa
t ích như bảng thống kê như trên. Cần động viên, khích lệ học sinh tham gia hoạt động theo nhóm từng xã (Trang 12)
Chùa được xây dựng giữa lưng chừng núi Bảng, tạo dáng như cỗ ngai. Chùa kiến trúc kiểu chữ Đinh : Tiền đường 5 gian, tam bảo 2 gian - SKKN khai thác một số di tích lịch sử   văn hóa góp phần giáo dục di sản văn hóa
h ùa được xây dựng giữa lưng chừng núi Bảng, tạo dáng như cỗ ngai. Chùa kiến trúc kiểu chữ Đinh : Tiền đường 5 gian, tam bảo 2 gian (Trang 20)
2.3/ Chùa Lạc Khoái - Xã Gia Lạc - SKKN khai thác một số di tích lịch sử   văn hóa góp phần giáo dục di sản văn hóa
2.3 Chùa Lạc Khoái - Xã Gia Lạc (Trang 20)
Về loại hình di tích: Đình Đông Khê thuộc loại hình kiến trúc nghệ thuật. - SKKN khai thác một số di tích lịch sử   văn hóa góp phần giáo dục di sản văn hóa
lo ại hình di tích: Đình Đông Khê thuộc loại hình kiến trúc nghệ thuật (Trang 23)
- Bước 2: Lập bảng hệ thống về các di sản văn hóa được sử dụng trong bài giảng. - SKKN khai thác một số di tích lịch sử   văn hóa góp phần giáo dục di sản văn hóa
c 2: Lập bảng hệ thống về các di sản văn hóa được sử dụng trong bài giảng (Trang 27)
Hoặc, giáo viên đưa ra hình ảnh đền Thánh Nguyễn: - SKKN khai thác một số di tích lịch sử   văn hóa góp phần giáo dục di sản văn hóa
o ặc, giáo viên đưa ra hình ảnh đền Thánh Nguyễn: (Trang 28)
Sử dụng phương pháp đặt câu hỏi nghi vấn, gợi mở thông qua hình ảnh minh họa để yêu cầu học sinh trình bày hiểu biết về di sản văn hóa ở địa phương - SKKN khai thác một số di tích lịch sử   văn hóa góp phần giáo dục di sản văn hóa
d ụng phương pháp đặt câu hỏi nghi vấn, gợi mở thông qua hình ảnh minh họa để yêu cầu học sinh trình bày hiểu biết về di sản văn hóa ở địa phương (Trang 28)
Giáo viên có thể sử dụng hình ảnh học sinh nhà trường đang chăm sóc di tích đình Đông Khê – Gia Trung – Gia Viễn để gợi mở, đặt ra câu hỏi liên hệ để học sinh trả lời như: Em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn, bảo vệ di - SKKN khai thác một số di tích lịch sử   văn hóa góp phần giáo dục di sản văn hóa
i áo viên có thể sử dụng hình ảnh học sinh nhà trường đang chăm sóc di tích đình Đông Khê – Gia Trung – Gia Viễn để gợi mở, đặt ra câu hỏi liên hệ để học sinh trả lời như: Em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn, bảo vệ di (Trang 29)
- GV đưa ra bảng thống kê về một số di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu ở Ninh Bình - SKKN khai thác một số di tích lịch sử   văn hóa góp phần giáo dục di sản văn hóa
a ra bảng thống kê về một số di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu ở Ninh Bình (Trang 35)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w