Nội dung sáng kiến

Một phần của tài liệu SKKN khai thác một số di tích lịch sử văn hóa góp phần giáo dục di sản văn hóa (Trang 38 - 40)

1. Giải pháp cũ thường làm

- Trong những năm gần đây, học sinh ngày càng xa rời với bộ môn lịch sử. Việc học sinh nắm bắt được lịch sử đất nước còn rất hạn chế, chứ chưa nói gì đến việc hiểu được lịch sử của địa phương mình. Thực trạng hiểu biết lịch sử của học sinh như vậy thật đáng báo động: “Một thế hệ mà không thông hiểu được lịch sử của dân tộc, của địa

phương mình thì không biết tương lai đất nước sẽ đi về đâu” (Giáo sư Trần Văn Giầu).

Thực tế kết quả học sinh đăng kí môn thi tốt nghiệp năm học 2013 - 2014 đối với môn Lịch sử là quá thấp đã phần nào chứng minh điều đó.

- Lịch sử địa phương là một bộ phận cấu thành nên lịch sử dân tộc, vì vậy việc hiểu lịch sử địa phương góp phần hiểu sâu sắc hơn lịch sử dân tộc. Giáo dục địa phương hiệu quả sẽ bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, ý thức trách nhiệm đối với xã hội. Hoạt động lồng ghép giáo dục di sản văn hóa vào dạy học lịch sử địa phương, đặc biệt là các di sản văn hóa ở nơi học sinh sinh sống sẽ khiến cho bài giảng lịch sử được sinh động, gần gũi và lôi cuốn học sinh hơn.

Cho đến nay, việc thực hiện công tác giảng dạy lịch sử địa phương ở các trường còn gặp nhiều khó khăn và hiệu quả đạt được chưa cao. Có thể kể đến một số nguyên nhân như: Nguồn tư liệu về địa phương ở cấp huyện, xã, thôn còn ít hoặc thiếu thiết bị, dụng cụ hỗ trợ giảng dạy lịch sử địa phương như bản đồ, ảnh tư liệu, sa bàn minh họa, băng hình tư liệu... nên khi dạy đến các tiết học này, gần như học sinh chỉ được học chay, cộng với trí tưởng tượng về những gì đã được tiếp cận ở địa phương mình; Mặt khác, với thời lượng chỉ 1 đến 2 tiết trong một năm học đối với 1 khối lớp nên có khi nội dung giảng dạy này còn bị xem nhẹ, hoặc coi như là bài học ngoại khóa. Trong khi mỗi địa phương đều có những lượng di sản văn hóa (vật thể và phi vật thể) rất phong phú được cấp địa phương (huyện, tỉnh) và cấp nhà nước, thậm chí cấp thế giới công nhận. Thực trạng này dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là nhiều người ngoại quốc, người

Khai thác một số di tích lịch sử - văn hóa góp phần giáo dục di sản văn hóa cho HS trường THPT Gia Viễn C

địa phương khác còn am hiểu về tỉnh Ninh Bình hơn cả cư dân bản địa do du lịch đang trở thành một xu thế phát triển mạnh mẽ trong nước và trên thế giới.

- Trong các tiết dạy lịch sử địa phương, một số ít giáo viên có sử dụng các tranh ảnh, tư liệu khi đề cập đến các nội dung về lịch sử Ninh Bình. Tuy nhiên, các nguồn tư liệu này chỉ mang tính chất minh họa chứ giáo viên chưa tập trung khai thác hết ý nghĩa vấn đề nên chưa làm toát lên những giá trị văn hóa của những di sản nói trên. Thậm chí, có khả năng nguồn tư liệu chưa được chọn lọc nên lạm dụng quá nhiều và làm học sinh không phân biệt được đâu là những di sản có giá trị đã được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và cần được phát huy.

2. Giải pháp mới cải tiến

- Sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông hiện nay đang trở thành một giải pháp mới và hiệu quả nhằm khắc phục những hạn chế do các giải pháp dạy học cũ đã làm. Ngày 16 tháng 01 năm 2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có công văn số 73/HD-BGDĐT-BVHTTDL hướng dẫn sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX) nhằm góp phần giáo dục toàn diện học sinh, gìn giữ và phát huy giá trị của di sản văn hoá vì lợi ích của toàn xã hội và truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

- Giải pháp đưa di sản văn hóa vào dạy học lịch sử địa phương một cách cụ thể góp phần thực hiện có hiệu quả nhất chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ thông trên cơ sở lồng ghép nội dung dạy học di sản văn hóa vào môn học lịch sử phần giáo dục địa phương (cả nội khóa và ngoại khóa), nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học nội dung giáo dục địa phương nói riêng và dạy học môn Lịch sử nói chung.

+ Thông qua hoạt động ngoại khóa về di sản văn hóa: Bổ sung, cung cấp thêm nguồn tư liệu có giá trị về di tích lịch sử - văn hóa ở địa phương huyện Gia Viễn trong tình trạng nguồn tư liệu này đang hết sức ít ỏi nhằm phục vụ cho việc dạy học di sản ở THPT. Học sinh hứng thú hơn khi được tham gia chuẩn bị cho tiết học lịch sử địa phương bằng các kiến thức và nguồn tư liệu mà các em có thể tự sưu tầm hoặc tiếp cận được và thích thú với các hoạt động học ngoại khóa về lịch sử địa phương.

+ Thông qua những kiến thức cơ bản về sử dụng di sản trong các tiết dạy lịch sử địa phương và bằng một bài dạy cụ thể là bài “Di tích lịch sử - văn hóa ở Ninh Bình” – (Lịch sử lớp 11) giúp giáo viên có nhận thức và hướng đi tích cực khi soạn giảng các bài dạy về nội dung giáo dục địa phương.

- Hướng dẫn học sinh tham gia vào việc xây dựng, cấu trúc nên bài học lịch sử, là một trong những biện pháp hiệu quả góp phần rèn luyện tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong đổi mới phương pháp học tập và rèn luyện các kỹ năng học tập của học sinh. Qua đó sẽ tạo ra hứng thú, hăng say học tập ở các em, có thái độ tích cực đối với môn học Lịch sử.

hóa cho HS trường THPT Gia Viễn C

- Việc định hướng học sinh vào tìm hiểu những di sản văn hóa ở địa phương sẽ giúp các em cảm thấy bài học lịch sử gắn bó hơn với cuộc sống ở xung quanh các em. Qua đó, sẽ bồi dưỡng học sinh tình cảm tự hào với những giá trị văn hóa truyền thống do ông cha để lại, càng thêm yêu quê hương, yêu đất nước mình hơn. Và trên hết, các em sẽ tự nảy sinh ý thức trách nhiệm đối với việc bảo tồn di sản văn hóa, cũng như kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp từ ngàn xưa trong lịch sử quê hương, đất nước. Ngoài ra, giúp học sinh nâng cao kỹ năng thực hành môn lịch sử, khả năng tư duy gắn lý thuyết với thực tiễn, “học đi đôi với hành”. Trên cơ sở đó hình thành thái độ hứng thú, say mê của các em đối với môn học này cũng như góp phần giáo dục đạo đức, nhân cách của các em một cách toàn diện.

Có thể nhận thấy nhanh nhất tính hơn hẳn của giải pháp mới cải tiến với giải pháp cũ thông qua bảng so sánh dưới đây:

Giải pháp cũ

- Giáo viên không sử dụng hoặc đưa quá nhiều nguồn tư liệu (di sản), không chọn lọc, phân loại được nguồn tư liệu (di sản).

- Kiến thức học sinh tiếp cận nặng nề, dàn trải, khó hiểu, kém sinh động, hấp dẫn.

- Không thực hiện được.

- Không thực hiện được.

- HS ít hứng thú hơn với bài học, xem nhẹ môn lịch sử.

Một phần của tài liệu SKKN khai thác một số di tích lịch sử văn hóa góp phần giáo dục di sản văn hóa (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(41 trang)
w