1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc thu gom chất thải rắn tại các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố Hải Phòng

43 998 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 294,5 KB

Nội dung

Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc thu gom chất thải rắn tại các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố Hải Phòng

Trang 1

MỞ ĐẦU

Trong phạm vi một tỉnh ,cũng như xét trong một quốc gia hay xét trêntoàn thế giới , luôn luôn tồn tại song song hai hệ thống : Hệ thống kinh tế -xã hội và hệ thống môi trường Hệ thống kinh tế xã hội cấu thành bởi cácthành phần sản xuất , lưu thông, phân phối , tiêu dùng và tích luỹ , tạo nêndòng nguyên liệu , năng lượng , hang hoá , phế thải , lưu thong giữa cácphần tử cấu thành nên hệ thống Hệ thống môi trường với các thành phầnmôi trường tự nhiên và môi trường xã hội Môi trường tự nhiên cung cấptài nguyên cho hệ kinh tế đồng thời tiếp nhận các chất thải từ hệ kinh tế Chất thải này có thể ở lại trong môi trường tự nhiên , hoặc trở lại hệ kinh tếthông qua tái chế.Một hoạt động mà chất phế thải không thể tái chế đượccoi là một hoạt động gây tổn hại đến môi trường,mỗi hoạt động của conngười đều có những tác động tới môi trường theo cả chiều hướng tích cựclẫn tiêu cực Vấn đề đặt ra là làm sao để tiếp tục phát triển kinh tế - xã hộimà không làm tổn hại đến môi trường sống của con người , làm sao đạt tớisự phát triển hài hoà bền vững giữa phát triển sản xuất và bảo vệ thiênnhiên bảo vệ môi trường!!!

Trước những vấn đề bức xúc về môi trường toàn cầu cũng như ở cácquốc gia, Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển tổchức ở Rio de Janeio(Braxin) năm 1992 đã xác định :”Phát triển bền vững“ trong đó kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế , phát triển xã hội với bảovệ môi trường là muc tiêu của nhân loại trong thế kỷ 21 Mười năm sauđó , Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững được tổ chức ởJohannesburg ( cộng hoà Nam phi) đã cụ thể hoá thành hành động thôngqua chương trình Nghị sự 21

Trang 2

Thành phố Hải phòng là thành phố lớn thứ hai trên miền Bắc ViệtNam, nằm trong vùng kinh tế trọng diểm Bắc Bộ, là nơi hội tụ giao thoacủa nhiều luồng kinh tế có ý nghĩa quốc tế và lien vùng Đặc biệt HảiPhòng là thành phố cảng cửa ngõ giao thông thuỷ của hệ thống sông Hồngvà sông Thái Bình gắn liền với vùng biển quốc tế Trong những năm qua,song song với quá trình phát triển chung của thành phố là sự gia tăng vềdân số và các hoạt động công nghiệp đã góp phần gây ô nhiễm môi trườngnước mặt , nước ngầm , môi trường không khí và những vấn đề cảnh quan,kiến trúc môi trường đô thị.Một biên pháp trực tiếp giải quyết ô nhiễm đólà thu gom các chất thải sao cho đạt hiệu quả cao nhất vì vâyem chọn đề tài“Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc thu gom chất thải rắn ở các cơ sở sảnxuât – kinh doanh trên địa bàn thành phố Hải Phòng” cho chuyên đề tốtnghiệp của mình

Mục đích nghiên cứu của chuyên đề là : Đánh giá hiệu quả kinh tế củaviệc thu gom chất thải rắn tại các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bànthành phố Hải Phòng, đề ra giải pháp và kiến nghị

Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp phân tích chi phí lợi ích(CBA)Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

Phương pháp thu thập và kế thừa thông tin

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là: các cơ sở sản xuấtkinh doanh trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

Kết cấu của chuyên đề gồm 3 chương:

Chương I Cơ sở lý luận về đánh giá hiệu quả kinh tế của việc thu gomchất thải rắn

Trang 3

Chưong II Thực trạng thu gom chất thải rắn tại các cơ sở sản xuất kinhdoanh trên địa bàn thành phố Hải Phòng

Chương III Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc thu gom chất thải rắntại các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố Hải Phòng

Trang 4

1.1Khái niệm chất thải

Chất thải được hiểu là bất kỳ loại vật liệu nào mà cá nhân không dungnữa, chúng không còn tác dụng gì nữa với cá nhân đó và được loại thải ramôi trường

“Vật không dung nữa ,vật không còn tác dụng” được áp dụng với từngđối tượng khác nhau Tuỳ từng đối tượng mà nó có thể là chất thải với đốitượng này nhưng cũng có thể là nguyên liệu đầu vào với đối tượng khác

Ví dụ : xỉ than ở các nhà máy gạch được coi là chất thải của nhà máynhưng với những người sản xuất gạch xỉ thì nó là một nguồn nguyên liệuđầu vào….

Tại khoản10 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường năm 2005 quy định:Chấtthải được định nghĩa chung là các dạng vật chất cụ thể ở thể rắn,lỏng,khíđược thải ra từ sane xuất ,kinh doanh,dịch vụ ,sinh hoạt hoặc các hoạt độngkhác.

1.2.Các thuộc tính của chất thải

Chất thải tồn tại ở mọi dạng vật chất nhưng chủ yếu tồn tại ở ba dạng:rắn , lỏng , khí Ở những dạng này có thể định lượng Ngoài ra , một sốchất thải tồn tại ở một số dạng khó xác định như nhiệt, phóng xạ, bức xạ,

Trang 5

….Tác động gây ô nhiễm môi trường là do các thuộc tính vật lý, hoá học,sinh học của chất thải

Thuộc tính gây ô nhiễm nguy hiểm là thuộc tinh hoá học Một lươngnhỏ hoá chất độc hại xâm nhập vào cơ thể con người và sinh vật có thể gâyra những phản ứng không lường hết được Chúng có thể tồn tại lâu dài từkhâu sinh học này sang khâu sinh học khác trong chuỗi thức ăn cuối cùngxâm nhập vào cơ thể con người.

Tất cả chất thải đều có đặc thù sinh học với những mức độ khác nhau ,nghĩa là các chất thải sinh ra thông qua quá trình biến đổi sinh học , nó cóthể biến đổi thành các sản phẩm sinh học nguy hiểm(đặc biệt là chất thảibệnh viện) gây ra dich bệnh nhất là ở những vùng có khí hậu nóng ẩm thíchhợp.

Chất thải có thể chuyển đổi từ dạng này sang dạng khác Sự chuyểnđổi này có thể theo chiều hướng xấu hoặc tốt

1.3.Phân loại chất thải

+ Theo nguồn gốc phát sinh :

*Chât thải của hộ gia đình, thường gọi là rác thải , là những chất thảitạp từ các hộ gia đình được loại thải ra ngoài môi trường

* Chất thải của hoạt động sản xuất , kinh doanh, thương mại bao gồm:chất thải công nghiệp , chất thải nông nghiệp , chất thải của các nghànhdịch vụ

+ Theo thuộc tính vật lý : chất thải rắn, lỏng, khí

+ Theo tính chất hoá học : chất thải kim loại , chất dẻo , thuỷ tinh ,giấy bìa , vải vụn.

Trang 6

+ Theo tính chất và mức độ độc hại : chất thải đặc biệt nguy hại,chấtthải nguy hại,chất thải không nguy hại….

Trang 7

2.Chất thải rắn

2.1,Khái niệm chất thải rắn

Chất thải rắn là các chất thải ở thể rắn phát sinh từ các hoạt động củacon người hoặc các khu công nghiệp , bao gồm: chất thải từ các khu dâncư, đường phố , các hoạt động thương mại , dịch vụ , văn phòng , xâydựng , sản xuất và các chất thải không độc hại từ các khu vực y tế

2.2.Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn

Chất thải rắn có nguồn gốc từ hoạt động công nghiệp , nôngnghiệp ,sinh hoạt, y tế trong đó chất thải công nghiệp chiếm đa phần trongtổng lượng phát thải.

- Chất thải công nghiệp:

Bao gồm các chất thải như: Đất đá khai thác mỏ , tro và xỉ trongngành công nghiệp luyện kim ….Trong đó nghành sản xuất và tiêu thụnăng lượng đứng đầu trong các nguồn gây ô nhiễm môi trường ,vì cácnguồn năng lượng mới và năng lượng hạt nhân mới chỉ chiếm một phầnnhỏ trong tổng số năng lượng mà con người khai thác trong khi nguồn nănglượng chủ yếu vẫn được khai thác từ các nhiên liệu hoá thạch Hiện nay tấtcả các nghành công nghiệp kể cả nghành công nghiệp điên rử được coi là”công nghiệp sạch” đều là nguồn phát sinh chất thải rắn gây ô nhiễm môitrường ở các cấp độ khác nhau.

- Chất thải nông nghiêp.

Bao gồm các chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất nông nghiệpnhư: các loại bao , túi, lọ trong đó có chứa tồn dư thuốc bảo vệ thực vật,thuốc trừ sâu, phân , sản phẩm thừa của gia súc….Các loại chất thải nàynếu không được thu gom, xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường Đặc biệt tồn

Trang 8

dư thuốc trừ sâu , trừ cỏ rất khó phân huỷ tích tụ lại trong đất và nguồnnước làm ô nhiễm, các chất thải hữu cơ có thể là các ổ dịch gây bệnh chongười và sinh vật

- Chất thải sinh hoạt.

Thành phần chủ yếu của chất thải sinh hoạt là các loại rác hữu cơ( rau,củ, quả thừa…)rác tái chế ( giấy , bìa , kim loại ….)rác chon lấp và rác thảiđộc hại Sự ô nhiễm bởi rác thải sinh hoạt chủ yếu do rác phát sinh ở cáckhu vực đông dân cư với khối lượng lớn nhưng không được thu gom xử lýhợp lý.

- Chất thải y tế : Bao gồm các phế phẩm sinh học, các bộ phân cơ thểngười , các túi đụng thuốc, bong băng, kim tiêm,… Do tính chất đặc thù vềsinh học nên chất thải y tế có thể gây ra ô nhiễm sinh học bùng phát các ổdịch bệnh nếu không đựợc thu gom xử lý kịp thời

Trang 9

Bảng 1 : Thành phần rác thải rắn ở các nước trên thế giớiThành phần Quốc gia có thu

Quốc gia có thu nhậptrung bình(750 –

Quốc gia có thunhậpcao(>5000USD)* Các chất hữu cơ

Nguồn: Lưu Đức Hải : Urban waste in Vietnam and Its Management,Workshop on Waste Economy and Sustainable Development, Hanoi 29-30August , 2000

Trang 10

II Thu gom chất thải rắn

1.Tầm quan trọng của hoạt động thu gom chất thải rắn

1.1 Ảnh hưởng của chất thải rắn tới hoạt động kinh tế - xã hội – môi trường

Là loại chất thải chứa các hoá chất dễ gây phản ứng , độc hại , dễ thốirũa , dễ cháu nổ , nhiễm khuẩn, hoặc các chất thỉa phóng xạ … Có nguy cơđe doạ tới sức khoẻ con người và sinh vật Với những đặc tính như trên ,ảnh hưởng tới môi trường và sức khoẻ cộng đồng của chất thải rắn là rấtlớn nếu không có biện pháp quản lý và xử lý hợp vệ sinh.

Nhiều nguồn chất thải rắn từ các hoạt động sản xuất công nghiêp, tiểuthủ công nghiệp nông nghiệp, dịch vụ không được quản lý chặt chẽ và cóbiên pháp xử lý cho thích hợp đã là nguyên nhân trực tiếp gây ô nhiễmnghiêm trọng cho môi trường đất , đặc biệt là nguồn nước mặt và nướcngầm, là nguyên nhân gây nên các dich bệnh trong cộng đồng.

Tác hại của chất thải rắn đến sức khoẻ con người được thể hiện qua sơđồ dưới đây:

Trang 11

Sơ đồ 1 :Tác hại của chất thải rắn đén sức khoẻ của con người

1.2 Quản lý chất thải rắn

Ở nước ta hiện nay, việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắnphần lớn do các công ty môi trường dô thị ở các thành phố đảm nhận Công ty chịu sự kiểm soát của Uỷ ban nhân dân tỉnh , thành phố thông quacác Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường ( nay là Sở tài nguyên Môitrường ) và Sở Giao thông công chính

Môi trường không khíRác thải:Sinh hoạtSản xuấtThưong nghiệpTái chế

Nước mặtNước ngầmMôi trường đất

Người, động vật

Nguồn : Giáo trình kinh tế chất thải NXB Chính trị quốc gia -2005

Trang 12

Sơ đồ 2 :Mô hình quản lý chất thải rắn ở Việt Nam

Nguồn : Giáo trình kinh tế chất thải NXB Chính trị quốc gia -2005Quá trình thu gom, xử lý, và vận chuyển chất thải rắn được thể hiệnqua sơ đồ dưới đây

2 Các mô hình thu gom chất thải

2.1Mô hình quản lý tư nhân

Mô hình này được thực hiện trên cơ sở hạch toán kinh doanh độc lậpvới mực tiêu là đạt được lợi ích trong hoạt động thu gom và vận chuyển rác

UBND tỉnh, thành phố

Công ty Môi trường đô thịXí nghiệp Môi trường Đô thị huyện

Xí nghiệp môi trường

Xí nghiệp phục vụ

Đoàn xe

Khu vực thu gom chất thải rắn

Trạm trung chuyển

Bãi chôn lấp chất thải rắn

Trang 13

thải sinh hoạt , tuy nhiên cần phải giám sát kết quả đạt được trong thu gomvà vận chuyển của các đơn vị đó

Vậy những đơn vị nào được gọi là tư nhân? Đó là tổ thu gom rác dânlập , hợp tác xã kinh doanh vận chuyển… Để xem mô hình hoạt động cóphù hợpvới địa phương hay không ta cần phân tích ưu nhược điểm của môhình.

*Ưu điểm :

- Huy động được nguồn vốn đóng góp trong dân và tạo viếc làm chongười dân địa phương dần xoá bỏ bao cấp trong thu gom , vận chuyển đượcbao cấp bởi ngân sách nhà nước,ngân sách địa phương Với nguyên tắc “người hưởng dịch vụ phải trả chi phí cho người cung cấp “ sẽ làm thay đổitư tưởng ỷ lại vào nhà nước Người sử dụng dịch vụ ngày càng đòi hỏingười cung cấp phải cung cấp dịch vụ ngày cang tốt hơn, đa dạng hơn dovậy chất lượng môi trường được cải thiện hơn

- Tăng tỷ lệ thu gom rác trong các ngõ xóm ,hạn chế tình trạng mất vệsinh trong các khu dân cư

- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân địa phương tạođiều kiện để người dân thực sự làm chủ và có trách nhiệm với môi trườngsống của chính mình

- Tiết kiệm được chi phí cho ngân sách nhà nước- Giảm bớt chi phí quản lý

- Phát huy được tính cạnh tranh tích cực trong cơ chế thị trường*Nhược điểm:

- Vì lợi nhuận nên thông thường người cung cấp dịch vụ không thựchiện đầy đủ các qui trình thu gom , vận chuyển : Như cắt bớt công đoạn,

Trang 14

các xe chở quá tải , mua xe cũ có chất lượng không đảm bảo an toàn giaothông.

- Nếu quản lý thiếu chặt chẽ và phối hợp không đồng bộ sẽ dẫn đếntình trạng lôn xộn trong khâu thu gom vận chuyển như: Thu không đúnggiờ , tập kết rác không đúng địa điểm , để rác tồn đọng qua ngày…

- Không phổ biến kịp thời các quy định của nhà nước , của nghànhcho đối tượng lao động

- Khâu quản lý tài chính dễ sai sót…

2.2 Mô hình quản lý nhà nước

Ở nước ta mô hình quản lý chất thải này là phổ biến nhất và hoạt độngdưới dạng các doanh nghiệp công ích chịu sự quản lý của các cơ sở banngành , uỷ ban nhân dân địa phương Hoạt động với mục đích là đạt hiệuquả xã hội trong việc thu gom , vận chuyển rác thải.

* Về tổ chức quản lý:

- Sở chủ quản , thường là sở giao thông công chính : với nhiệm vụ xâydựng và triển khai các chương trình kế hoạch , chính sách cho hoạt độngthu gom, vận chuyển….

- UBND tỉnh ban hành văn bản pháp quy , quy hoạch bãi chôn lấp….,đầu tư thiết bị công nghệ…

- Các sở liên quan

- Sở TN-MT : Thanh tra giám sát chất lượng môi trường

Trang 15

- Công ty Môi trường Đô thị: Ký hợp đồng vận chuyển, hướng dẫn kỹthuật đào tạo, xây dựng mức giá và quy chuẩn kỹ thuật của công tác thugom vận chuyển trình lên các cơ quan hữu quan phê chuẩn thực hiện.

*Ưu điểm của mô hình :

- Các quy định chính sách của nàh nước được phổ biến kịp thời có sựquản lý thống nhất từ trên xuống

- Mọi hoạt động trong quy trình đều được thực hiện theo quy định củaUBND địa phương, của nhà nước

- Có sự phối hợp chặt chẽ và khá đồng bộ giữa các khâu trong quátrình thu gom vận chuyển và xử lý chất thải.

- Hạn chế được các biến cố thường xảy ra như sự tồn đọng , những sựcố về nhân sự và phương tiên thu gom Trong hoạt động nếu một đơn vịgặp sự cố thì có thể huy động sự tương trợ của đơn vị khác

- Việc sửa chữa, bảo dưỡng được thực hiện bảo đảm bởi các xí nghiệpthành viên do đó mức độ an toàn cho người lao động cao hơn khá nhiều

* Nhược điểm của mô hình:

- Mô hình quản lý cồng kềnh với sự chồng chéo của các cơ quan chủquản , các cơ quan liên ngành cho nên mọi phương án đưa ra dù có khả thithì phải một thời gian sau mới được thực hiện, dẫn đến sự chậm trễ.

- Hạn chế tính tích cực trong cạnh tranh vì hoạt động này mang tínhđộc quyền

- Nhiều khi hoạt động mang tính hình thức

- Do là doanh nghiệp công ích nên dễ xảy ra tình trạng ỷ lại trông chờvào nguồn ngân sách địa phương, ngân sách nhà nước

Trang 16

- Nhà nước thường xuyên phải hỗ trợ một khoản khá lớn vào khoảntrang thiết bị , phương tiện hoạt động

III Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế của việc thu gom chất thải rắn1 Khái niệm hiệu quả và hiệu quả kinh tế

Theo Barry Field & Nancy Olewiler hiệu quả của một hoạt động sảnxuất được thể hiện thông qua cách thức phân bổ nguồn lực Một cách phânbổ nguồn lực tốt là cách phân bổ nguồn lực sao cho tại đó chi phí cận biênbằng lợi ích cận biên khi đó hoạt động phân bổ đạt hiệu quả Pareto

Hiệu quả kinh tế của một hoạt động sản xuất phải được xem xét dựatrên hiệu quả về mặt tài chính ( các chi phí nguyên, nhiên, vật liệu ,chi phínhân công,… lợi ích thu về bằng tiền…) và hiệu quả về mặt xã hội( các lợiích với con người ,môi trường hay các tác hại…)

2 Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế của việc thu gom chất thảirắn

Hiệu quả kinh tế xã hội của hoạt động thu gom chất thải được tínhthông qua mô hình

E = B – C = B – ( CTgom + CVc + FCk/hao )Trong đó:

B : Lợi ích thu được từ hoạt động thu gom bao gồm:

+Lợi ích với con người lợi ích về môi trường sống trong lành , sứckhoẻ tăng tỷ lệ mắc bệnh do ô nhiễm môi trường,…rất khó lượng hoáthường được lượng hoá thông qua tỷ lệ người mắc bệnh giảm xuống

Trang 17

+ Lợi ích với môi trường : môi trường sạch hơn, trong lành hơn ,cảnhquan đô thị đẹp hơn… Việc lượng hoá cũng rất khó khăn , phương phápthường được sử dụng để lượng hoá là phương pháp “vật thay thê”

+ Lợi ích với công ty thu gom đó là doanh thu có được từ các hợpđồng thu gom rác thải rắn

C : chi phí phát sinh bao gồm :

+ CTgom Chi phí thu gom chi phí công nhân thu gom, công cụ dụngcụ…

+ CVc Chi phí vận chuyển chi phí xăng xe , chi phí đi đường,… + FCk/hao Chi phí khấu hao TSCĐ

Trang 18

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG THU GOM CHẤT THẢI RẮN TẠICÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH

1.2 Đặc điểm địa hình

Đặc điểm địa hình đa dạng: mạng lưới sông ngòi chia căt thành phốthành các tiểu vùng; trên 100.000 km2 thềm lục địa 132km đường bờ biển ,nhiều cửa sông tạo thành các hệ sinh thái thuỷ khu vực đặc thù ; hang trănđảo nhỏ , các đảo lớn : Đảo Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Cát Hải; địa hình đồinúi : rải rác ở khu vực Kiến An, Thuỷ Nguyên theo hướng Tây Đông , TâyNam – Đông Bắc; địa hình đồng bằng : khoảng 900km2 phân bổ ở phía TâyBắc , phía Bắc và thấp dần về phía Nam, Đông Nam.

1.3 Đặc điểm khí hậu

Nằm trong vùng nhiệt đới nóng ẩm : mùa đông lạnh , ít mưa, mùa hạnóng ẩm , mưa nhiều ; nhiệt độ trung bình cả năm từ 23-240 C lượng mưatrung bình 1.200 – 2000 mm/ năm ; độ ẩm trung bình 84-92%; tốc độ giótrung bình 2,8 – 3,7 m/s Hàng năm có từ 2- 3 cơn bão đổ bộ vào đất liền.

Trang 19

1.4 Đất đai và tình hình sử dụng đất

Hải Phòng có 7 loại đất chính sau : đất cồn cát và ven biển: diện tích670ha, đất phù sa : 25.445 ha, đất mặn :23.194 ha, đất phèn :5.517ha, đấtphèn mặn : 23.688 ha

1.5 Tài nguyên nước

Nước mặt: mạng lưới sông ngòi day đặc thuộc cửa sông Thái Bình vàsông Hồng , tổng chiều dài sông ngòi chảy qua Hải Phòng khoảng 280km,mật đọ trung bình 0,6 – 0,8 km /km2 , Sông Giá , sông Đa Độ là nguồncung cấp nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất tổng trữ lượng vào khoảng21.077.300m3

Nước ngầm : Hải Phòng có tổng trữ lượng nước ngầm 263,458 m3 /ngày , tập trung ở khu vực Quán Trữ (Kiến An), Thuỷ Nguyên , Tiên Lãng,đảo Cát Bà tuy nhiên nguồn tài nguyên này rất dễ bị nhiễm mặn.

1.6 Tài nguyên khoáng sản

Tiềm năng khoáng sản khá đa dạng, trong đó đá vôi xây dựng có trữlượng lớn nhất, khoảng 500 triêu tấn tập trung khu vực bắc huyện ThuỷNguyên; sét xây dựng và phục vụ sản xuất xi măng có trữ lượng khoảng 65triệu m3

1.7 Tài nguyên rừng

Tài nguyên rừng gồm : rừng tự nhiên , rừng trồng , rừng ngập mặn ,Rừng tự nhiên : tích 17.872ha , tập trung chủ yếu trên đảo Cát Bà , và vùngnúi đá bắc Thuỷ Nguyên Rừng trồng : 5.076 ha bao gồm rừng sản xuất ,rừng phòng hộ và rừng đặc dụng phân bố ở ven biển và vùng đồi núi thấp ,Đây là nơi cư trú và bãi đẻ của nhiều loài sinh vật và có tác dụng phòng hộchống xói lở bờ biển, giữ đê biển.

Trang 20

1.9 Đa dạng sinh học

Hải Phòng rất phong phú về dạng sinh học:

Hệ thực vật bao gồm : hệ thực vật vùngtriều với gần 200 loài ; hệ thựcvật gò đồi hệ thực vật trên núi đá vôi ; có 145 loài cây cho gỗ ; vườn quốcgia Cát Bà có 25 loài thực vật quý hiếm đã được đưa vào sàc đỏ ViệtNam;hệ thực vật trên đất phù sa

Hệ động vật : gồm 38 loài động vật có vú chủ yếu là khỉ vàng , sơndương, voọc đầu trắng… tập trung chủ yếu ở vườn quốc gia Cát Bà; chim:gồm 186 loài trong đó có 4 loài trong sách đỏ Việt Nam;bò sát, lưỡng cư có25 loài

Thuỷ sinh vật: ở vùng cửa sông –ven biển co 145 loài thực vật nổi , 56loài động vật nổi và 99 loài động vật ở đáy; ở vùng triều có khoảng 500loài đôngg vật đáy; 6 loài được ghi vào sách đỏ Việt Nam, Hệ sinh thái rạnsan hô : có 197 loìa , trong đó bộ san hô cứng :177 loài ,bộ san hô Sừng 11loài , bộ san hô mềm 9 lài

2 Đặc điểm kinh tế - xã hội và lao động

2.1 Dân số và lao động

Thành phố Hải Phòng có 5 quận , 1 thi xã và 8 huyện , 218 xãphường, thị trấn Tính đến ngày 31/12/2005 toàn thành phố có 1.793 nghìnngười, dân số thành thi chiếm 40,36% tổng số dân toàn thành phố ; dân sốnông thôn : 59,64%.

Trang 21

Bảng 2 :Diện tích , dân số , đơn vị hành chính thành phố Hải Phòng(Tính đến 31/12/2005)

Diệntích tựnhiên(km2 )

Dân sốTB năm2005 ( 103người)

Mật độdân số(Ng/km2 )

Đơn vị hành chính

Toàn thànhphố

1.Q HồngBằng

-8.H.AnDương

Ngày đăng: 16/11/2012, 11:09

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1 : Thành phần rác thải rắn ở các nước trên thế giới Thành phần Quốc gia có thu - Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc thu gom chất thải rắn tại các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố Hải Phòng
Bảng 1 Thành phần rác thải rắn ở các nước trên thế giới Thành phần Quốc gia có thu (Trang 9)
Sơ đồ 1 :Tác hại của chất thải rắn đén sức khoẻ của con người - Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc thu gom chất thải rắn tại các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố Hải Phòng
Sơ đồ 1 Tác hại của chất thải rắn đén sức khoẻ của con người (Trang 11)
Sơ đồ 2 :Mô hình quản lý chất thải rắn ở Việt Nam - Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc thu gom chất thải rắn tại các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố Hải Phòng
Sơ đồ 2 Mô hình quản lý chất thải rắn ở Việt Nam (Trang 12)
Bảng 2 :Diện tích , dân số , đơn vị hành chính thành phố Hải Phòng - Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc thu gom chất thải rắn tại các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố Hải Phòng
Bảng 2 Diện tích , dân số , đơn vị hành chính thành phố Hải Phòng (Trang 21)
Bảng 3: giá trị sản xuất của các nghành của thành phố Hải Phòng 2005  - 2006 - Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc thu gom chất thải rắn tại các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố Hải Phòng
Bảng 3 giá trị sản xuất của các nghành của thành phố Hải Phòng 2005 - 2006 (Trang 23)
Bảng 4 : Chi phí công cụ dụng cụ - Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc thu gom chất thải rắn tại các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố Hải Phòng
Bảng 4 Chi phí công cụ dụng cụ (Trang 33)
Bảng 5 Tổng hợp chi phí thu gom 1năm : - Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc thu gom chất thải rắn tại các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố Hải Phòng
Bảng 5 Tổng hợp chi phí thu gom 1năm : (Trang 34)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w