1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

VỤ TRANH CHẤP GIỮA “HAI NHÀ KIỀU học” đào THÁI tôn và NGUYỄN QUẢNG TUÂN

3 1,7K 34

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 36,5 KB

Nội dung

Bài tập thảo luận nhóm 3 - Lớp CHL14 Dân sự 1. Trần Thị Thu Quỳnh 2. Đặng Thuỷ Nguyên 3. Phạm Thị Kim Phương 4. Nguyễn Thị Phương Thanh 5. Trần Toàn 6. Lê Thu Trang 7. Nguyễn Thị Thanh Xuân VỤ TRANH CHẤP GIỮA “HAI NHÀ KIỀU HỌC” ĐÀO THÁI TÔN NGUYỄN QUẢNG TUÂN BÀI LÀM 1. Tóm tắt vụ án Ngày 25-12, Tòa án nhân dân TP Hà Nội đã mở phiên tòa sơ thẩm dân sự xem xét đơn khởi kiện của tác giả Nguyễn Quảng Tuân đối với nhà nghiên cứu Đào Thái Tôn xung quanh việc sử dụng không xin phép bốn bài báo của ông Nguyễn Quảng Tuân trong cuốn Văn bản Truyện Kiều - nghiên cứu thảo luận. Tại phiên tòa, bị đơn - nhà nghiên cứu về Truyện Kiều, PGS.TS Đào Thái Tôn - cho rằng việc ông trích dẫn bốn bài báo của tác giả Nguyễn Quảng Tuân (đăng trên tạp chí Văn Học báo Văn Nghệ) trong cuốn sách là nhằm “bình chú, chỉ ra 82 cái sai của tác giả này trong khi nghiên cứu về Truyện Kiều”. Ông cũng nhấn mạnh “đây là quyền được phê bình, nghiên cứu đã được pháp luật bảo hộ”. Ngược lại, đại diện cho nguyên đơn trước tòa, tiến sĩ luật Cù Huy Hà nêu căn cứ khởi kiện: bốn bài báo của tác giả Nguyễn Quảng Tuân được đăng trên phương tiện thông tin đại chúng nghĩa là được pháp luật bảo hộ. Việc sử dụng các bài báo trên mà không xin phép, không trả nhuận bút tác giả là hành vi “xâm phạm bản quyền”. Tại phiên toà sơ thẩm TAND TP Hà Nội tuyên xử buộc ông Tôn xin lỗi tại nhà riêng của ông Tuân tại TPHCM, thanh toán nhuận bút hơn 1 triệu đồng bồi thường vật chất, tinh thần cho ông Tuân 25 triệu đồng. Tháng 1/2007, ông Tôn kháng cáo. Đến phiên toà phúc thẩm đã căn cứ vào Bộ luật Dân sự năm 1995 để điều tra, thẩm vấn các đương sự. Theo đó, chiều hướng giải quyết diễn ra thuận lợi hơn cho ông Tôn. Lý lẽ đưa ra là việc trích dẫn tác phẩm trong cuốn sách “Văn bản Truyện Kiều - Nghiên cứu thảo luận năm 2001 tái bản năm 2003” của ông Tôn chỉ nhằm mục đích khoa học, điều trước kia bị toà sơ thẩm bỏ qua. 2. Bình luận Thứ nhất, khi giải quyết một vụ việc ta cần xem xét đến văn bản pháp luật có hiệu lực để giải quyết vụ việc. Đối tượng của vụ án là cuốn sách được xuất bản vào năm 2001 tức là vụ việc xảy ra vào năm 2001. Việt Nam không có quy định về hồi tố tại khoản 3 điều 46 nghị định số 100/2006/NĐ-CP quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả quyền liên quan cũng quy định rõ: “Mọi hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan hoặc vi phạm hợp đồng thực hiện trước ngày Luật Sở hữu trí tuệ có hiệu lực sẽ được xử lý theo quy định của pháp luật, có giá trị hiện hành vào thời điểm xảy ra hành vi xâm phạm.” Do vậy, vụ việc phải được điều chỉnh bởi quy định của Bộ luật dân sự 1995 Nghị Định 76/CP ngày 29/11/1996 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định về quyền tác giả trong Bộ luật dân sự. Thứ hai, cần xem xét về việc có phải là hành vi trích dẫn hay không? Theo quy định tại điều 761 Bộ luật dân sự 1995 quy định các trường hợp sử dụng tác phẩm không phải xin phép, không phải trả thù lao trong đó có trường hợp : “ trích dẫn tác phẩm mà không làm sai lạc ý của tác giả để bình luận hoặc minh hoạ trong tác phẩm của mình”. Theo quy định điều 12 Nghị định 76 “Phần trích dẫn tác phẩm đã công bố của người khác theo quy định tại các điểm b, c, d khoản 1 Điều 761 của Bộ luật không trở thành phần chính của tác phẩm mới; phần trích dẫn này chỉ giới hạn trong phạm vi giới thiệu, bình luận hoặc làm sáng tỏ vấn đề trong tác phẩm của mình phải ghi rõ tên tác giả nguồn gốc tác phẩm được trích dẫn”. Trong Bộ luật dân sự năm 1995 nghị định 76/CP không quy định rõ “trích dẫn” cụ thể là thế nào; ngoài ra cũng không có văn bản pháp luật có liên quan quy định rõ “trích dẫn” từng phần hay toàn bộ tác phẩm gốc. Như vậy, tuy phần trích dẫn toàn bộ 4 bài viết của ông Tuân chiếm tới 50 trang in tương đương 50 trang bình luận của ông Tôn với việc chỉ ra 82 sai sót của ông Tuân nhưng rõ ràng phần bình luận của ông Tôn mới là nội dung chính phù hợp với tiêu đề của cuốn sách. theo quy định tại điều 761 Bộ luật dân sự 1995 điều 12 nghị định 76/CP, việc trích dẫn của ông Tôn là hoàn toàn phù hợp./. . 4. Nguyễn Thị Phương Thanh 5. Trần Vũ Toàn 6. Lê Thu Trang 7. Nguyễn Thị Thanh Xuân VỤ TRANH CHẤP GIỮA “HAI NHÀ KIỀU HỌC” ĐÀO THÁI TÔN VÀ NGUYỄN QUẢNG TUÂN. nghiên cứu Đào Thái Tôn xung quanh việc sử dụng không xin phép bốn bài báo của ông Nguyễn Quảng Tuân trong cuốn Văn bản Truyện Kiều - nghiên cứu và thảo

Ngày đăng: 06/01/2014, 15:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w