Thực Hành Hóa Sinh - Lipid

6 29.2K 344
Thực Hành Hóa Sinh - Lipid

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

tuyển tập báo cáo thực hành Hóa Sinh

Tên sinh viên: Lê Văn Tâm . Nhóm: 1 Lớp: 12CNSH Khoa: Sinh – Môi trường KHẢO SÁT LIPID I. MỤC ĐÍCH + Củng cố kiến thức lý thuyết và đối chứng với thực tiễn của Lipid + Rèn luyện với thao tác, dụng cụ ở phòng thí nghiệm II. DỤNG CỤ, HÓA CHẤT 1. Dụng cụ - Ống nghiệm, kẹp gỗ, cốc thủy tinh, - Máy đun cách thủy, máy soxlet 2. Hóa chất a. Tính hòa tan của mỡ trung tính - Dầu thực vật - Cồn, axeton, ete, nước cất b. Tính hòa tan của Lơxitin - Lòng đỏ trứng - Cồn, axeton, nước cất c. Xác định chỉ số acid - Dầu thực vật - Cồn, ete, dung dịch KOH 0.1N trong etylic - Dung dịch Phenolphtalein d. Định lượng Lipid theo phương pháp soxlet - Đậu phộng đã sấy khô - ete, máy Soxlet, tủ sấy III. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM 1, Tính hòa tan. a, Tính hòa tan của mỡ trung tính Tiến hành thí nghiệm: + Lấy 4 ống nghiệm, cho vào mỗi ống 3 giọt dầu thực vật và 1ml dung dịch dung môi tương ứng: Ống nghiệm 1 2 3 4 Hóa chất Nước Cồn Axeton ete 1 Tên sinh viên: Lê Văn Tâm . Nhóm: 1 Lớp: 12CNSH Khoa: Sinh – Môi trường + Lắc đều, so sánh kết quả trong ống nghiệm 1 với các ống nghiệm còn lại, giải thích? + Lấy ống nghiệm 2 đun cách thủy 5 phút. Ghi nhận kết quả, giải thích và kết luận. Hiện tượng Ống nghiệm 1 và 2 lipid không tan mà phân thành 2 lớp khác nhau Ống nghiệm 3 và 4 thì lipid tan hoàn toàn . Ống nghiệm 2 sau khi đun cách thủy thì 1 phần lipid bị tan ra. Giải thích hiện tượng Ống một không tan, vì lipid là chất không phân cực, và lipid nổi lên trên mặt nước vì tỷ trọng của lipid nhỏ nước. 2 Tên sinh viên: Lê Văn Tâm . Nhóm: 1 Lớp: 12CNSH Khoa: Sinh – Môi trường Ống 2 đầu tiên không tan, nhưng sau khi đun cách thủy thì lại bị hòa tan một phần . Và lipid thì phân lớp nhưng lại chìm ở dưới cồn, vì tỷ trọng của lipid lớn hơn cồn . Ống 3 lipid tan hoàn toàn , mặc dù Axeton là dung môi phân cực nhưng do cấu tạo hóa học của nó nên có thể hòa tan lipid dễ dàng. Ống 4 vì đây là dung dịch không phân cực nên tan dễ dàng. b. Tính hòa tan của Loxitin Tiến hành thí nghiệm: + Dung 2ml lòng đỏ trứng đã đánh nhuyễn cho vào 1 ống nghiệm 25ml, thêm vào ống nghiệm 10ml cồn tuyệt đối, khuấy đều. (Hình 1) + Đặt ống nghiệm vào nồi đun cách thủy ở nhiệt độ 75- 80 o C, tiếp tục khuấy đều trong 10 phút. + Lọc hỗn hợp trên qua ống nghiệm khô, dung dịch chiết tiến hành thí nghiệm sau: Dung dịch Ống nghiệm 1 2 Dịch chiết 1 ml 1 ml Aceton 2 ml 0 ml Nước cất 0 ml 2 ml + Nhận xét hiện tượng giải thích kết luận 3 Tên sinh viên: Lê Văn Tâm . Nhóm: 1 Lớp: 12CNSH Khoa: Sinh – Môi trường Hiện tượng + Ống nghiệm 2 dung dịch có màu trắng xám + Ống nghiệm 1 không đổi màu Giải thích Ống nghiêm 1 không đổi màu vì loxitin không tan trong axeton. Ống nghiệm 2 đổi màu là do Loxitin tan trong nước cất dẫn đến sự chuyển màu của dung dịch. Kết luận: Do có cấu tạo như trên nên lecithin ở trong nước sẽ tạo thành dung dịch gọi là dung dịch giả. Nhờ đặc tính vừa ưa nước, vừa ghét nước mà hình như phospholipid tham gia trong việc bảo đảm tính thấm một chiều của các màng cấu trúc dưới tế bào. 2. Các chỉ số của Lipid a, Xác định các chỉ số axit Tiến hành thí nghiệm: + Cân 0.3g chất béo cho vào bình tam giác 100ml, thêm 10ml ete etylic (5ml cồn 96% và 5ml ete), lắc đều cho tan chất béo. + Cho 2-3 giọt phenolphtalein vào và chuẩn độ bằng KOH 0.01N cho đến khi xuất hiện màu hồng bền trong 30 giây. 4 Tên sinh viên: Lê Văn Tâm . Nhóm: 1 Lớp: 12CNSH Khoa: Sinh – Môi trường Tính toán kết quả: + Ta có 5.61 là số mg KOH tương ứng với 1ml KOH 0.1N + Chỉ số acid được tính theo công thức A= V ×5.61 m V = 0.1 ml => A= 0.05×5.61 0.3 =0.935 3. Định lượng theo phương pháp Soxlet a. Tiến hành thí nghiệm Chuẩn bị mẫu để chiết rút mẫu: + Cân 1 gam lạc khô cho vào cối sứ, nghiền nhỏ chuyển qua bao giấy, gấp miệng bao quanh cho lạc khỏi rơi vãi. + Sấy lại bao đựng mẫu ở nhiệt độ 105 o C trong 30 phút lấy ra để nguội trong bình hút ẩm, cân lại bao có chứa mẫu, xác định khối lượng bao mẫu. Chuẩn bị mẫu trên máy Soxlet: + Đặt bình đun trên nồi cách thủy, lắp bình chiết khớp với miệng của bình đun, đặt bao đựng mẫu vào đáy bình chiết, lắp ống sinh hàn khớp với miệng của bình chiết, đặt phiễu thủy tinh lên miệng ống sinh hàn, lắp cac ống cao su theo nguyên tắc bình thông nhau. + Mở máy nước để nước chảy vào hệ thống sinh hàn. Đỗ dung môi hữu cơ (ete) qua phiễu thủy tinh, sao cho lượng dung môi đủ ngập phiễu và chiếm khoảng 2/3 dung tích bình đun. Chiết rút mỡ trên máy Soxlet: 5 Tên sinh viên: Lê Văn Tâm . Nhóm: 1 Lớp: 12CNSH Khoa: Sinh – Môi trường + Bật bếp cách thủy ở 45 – 50 o C, khi dung môi bắt đầu sôi mở kẹp ống cao su cho nước lạnh chạy vào hệ thống sinh hàn làm ngưng đọng hơi dung môi thành giọt xuống bình chiết chứa mẫu. + Cẫn thận điểu chỉnh kẹp cao su cho nước từ từ chảy ra ngoài. + Thời gian chiết khoảng 1,5-2 giờ, sau đó tháo bình chiết ra, hứng vài giọt ete trên lam kính, hơ kính nếu lam kính trong suốt thì chứng tỏ mỡ trong nguyên liệu đã được chiết hết. + Tắt bếp cách thủy, khóa máy nước, tháo ống sinh hàn dùng đũa thủy tinh gắp gói mẫu ra khỏi bình chiết. + Đặt trên đĩa petri, để nơi thoáng gió để dung môi bay hết. Sấy khô gói mẫu ở nhiệt độ 105 o C khoảng 30 phút, để nguội trong bình hút ẩm. + Cân, xác định khối lượng gói mẫu đã chiết rút Lipit ở nhiệt độ khô tuyệt đối. Tính kết quả: Khối lượng mẫu khô đem đi nghiền là :1gam Khối lượng mẫu khi sấy lại là 2.04g (bao gồm cả giấy bọc) Khối lượng sau khi chiết rút lipid là : 1.55 g (bao gồm giấy bọc) Và hàm lượng Lipid thì được tính theo công thức sau: X p (a−b)×28.05 c Trong đó X: Hàm lượng Lipit có trong nguyện liệu ở độ khô tuyệt đối a: Khối lượng gói mẫu ở độ khô tuyệt đối b: Khối lượng gói mẫu đã chiết rút ở độ khô tuyệt đối c: Khối lượng mẫu đem phân tích Từ đó ta có : X p = (2.04−1.55)×28.05 1 =13.7445 Vậy ta có hàm lượng Lipid trong mẫu là 13.7445 %. 6 . cực, và lipid nổi lên trên mặt nước vì tỷ trọng của lipid nhỏ nước. 2 Tên sinh viên: Lê Văn Tâm . Nhóm: 1 Lớp: 12CNSH Khoa: Sinh – Môi trường Ống 2 đầu. tan của Lơxitin - Lòng đỏ trứng - Cồn, axeton, nước cất c. Xác định chỉ số acid - Dầu thực vật - Cồn, ete, dung dịch KOH 0.1N trong etylic - Dung dịch Phenolphtalein

Ngày đăng: 04/01/2014, 15:45

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan