Tác động của nợ nước ngoài đối với phát triển kinh tế ở việt nam

19 624 0
Tác động của nợ nước ngoài đối với phát triển kinh tế ở việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Kinh tế phát triển GVHD: TS.Nguyễn Chí Hải LỜI MỞ ĐẦU Đối với bất kỳ một quốc gia nào, đặc biệt đối với một quốc gia đang phát triển thì nguồn vốn là điều kiện quan trọng, làm cơ sở cho quá trình phát triển kinh tế, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển, nguồn vốn để phát triển kinh tế còn rất hạn chế, khả năng tự huy động vốn trong nước không cao, do đó vay nợ nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn vốn cho quá trình phát triển. Trong những tháng đầu năm 2011, các nhà phân tích, có chuyên gia kinh tế Việt Nam cảnh báo mức vay nợ nước ngoài vượt quá mức, cảnh báo có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng mới sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008. Trước tình hình đó, trong phạm vi bài tiểu luận “Tác động của nợ nước ngoài đối với phát triển kinh tế Việt Nam” tôi xin tình bày những vấn đề liên quan đến vấn đề vay nợ nước ngoài của Chính phủ trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam. Bài tiểu luận bao gồm các nội dung chính sau: Chương I: Cơ sở lý luận chung về nợ nước ngoài Chương II: Thực trạng huy động và sử dụng nợ công nước ngoài Việt Nam Chương III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nợ nước ngoài của Việt Nam. Nội dung tiểu luận còn nhiều mặt hạn chế về chuyên môn, rất mong nhận được sự góp ý để hoàn thiện hơn. 1 Kinh tế phát triển GVHD: TS.Nguyễn Chí Hải MỤC LỤC Lời mở đầu 1 Chương I: Cơ sở lý luận chung về nợ nước ngoài 3 1.1 Vai trò của vốn đối tăng trưởng và phát triển kinh tế các nước đang phát triển 3 1.2 Nợ nước ngoài đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế các nước đang phát triển 4 Chương II: Thực trạng huy động và sử dụng nợ nước ngoài Việt Nam 9 2.1 Tình hình cân đối ngân sách của Việt Nam 9 2.2 Hình thức và thực trạng huy động vốn .9 Chương III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nợ nước ngoài của Việt Nam .16 3.1 Tăng cường năng lực quản lý của Nhà nước 16 3.2 Nâng cao hiệu quả đầu tư vốn vay nước ngoài .17 Kết luận………………………………………………………………………… .18 Tài liệu tham khảo……………………………………………………………… 19 2 Kinh tế phát triển GVHD: TS.Nguyễn Chí Hải CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NỢ NƯỚC NGOÀI 1.1Vai trò của vốn đối tăng trưởng và phát triển kinh tế các nước đang phát triển: Mô hình Các yếu tố đầu vào Yếu tố quan trọng nhất 1. Cổ điển (Ricardo) K, L, R,T R 2. Marx K, L, R, T L 3. Tân cổ điển (Robert Solow) K, L, R, T T 4. Keynes K, L, R, T K 5. Hiện đại (Samuelson) K, L, R, T K là cơ sở để tăng trưởng, T là nhân tố quyết định Trong đó: K: Vốn L: Lao động R: Đất đai T: Khoa học công nghệ Qua bảng tóm tắt trên, trải qua các giai đoạn nguồn vốn luôn là 1 trong bốn nguồn lực quan trọng trong quá trình tăng trưởng và phát triển đất nước, tùy đối tượng nghiên cứu và quan điểm khác nhau, mỗi giai đoạn đánh giá cao sự đóng góp của yếu tố nào là quan trọng nhất. Ta có thể càng tiến về nề kinh tế hiện đại thì vốn càng thể hiện rõ được vai trò, đóng góp quan trọng của mình trong quá trình tăng trưởng kinh tế của một quốc gia, đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát triển. Vai trò quan trọng của vốn thể hiện chi tiết qua các điểm sau : - Tích lũy vốn là một trong những nguồn lực để tăng trưởng kinh tế. 3 Kinh tế phát triển GVHD: TS.Nguyễn Chí Hải - Vốn có vai trò kép trong nền kinh tế. Trong ngắn hạn, khi các yếu tố khác không đổi, việc gia tăng vốn đầu tư sẽ dẫn đến tổng cầu tăng=>sản lượng tăng=>nền kinh tế đạt tăng trưởng trong ngắn hạn. Trong dài hạn, khi vốn đầu tư tăng lên=> sản lượng tiềm năng tăng=>tổng cung tăng=>sản lượng tăng, nền kinh tế đạt được mức tăng trưởng trong dài hạn. - Vốn là điều kiện đảm bảo cho tăng trưởng ổn định. - Đối với các nước đang phát triển, khả năng tích lũy trong nước thấp, cơ sở hạ tầng, không có các điều kiện thúc đẩy tăng trưởng thì vai trò của vốn lại càng quan trọng. Các nước này thường có nề kinh tế thâm dụng vốn. 1.2 Nợ nước ngoài đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế các nước đang phát triển: 1.2.1 Vai trò của nợ nước ngoài của các nước đang phát triển : Nguồn vốn vay từ nước ngoài chiếm vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế- xã hội của mỗi quốc gia.Vai trò của được thể hiện qua các đặc điểm sau: Đáp ứng các nhu cầu về vốn đầu tư Vốn vay nước ngoài đóng vai trò là một nguồn bổ sung cho nguồn vốn phát triển KT-XH của mỗi quốc gia đặc biệt đối với các nước đang phát triển luôn trong tình trạng “thiếu thốn” về vốn.Với việc đi vay nước ngoài,một quốc gia có cơ hội đầu tư phát triển mức cao hơn.Tuy nhiên việc vay nợ chỉ có thể có hiệu lực nếu như bản thân đảm bảo không ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiêu dùng của thế hệ tương lai Góp phần chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực quản lý Thông qua việc vay vốn nước ngoài góp phần bổ sung thêm nguồn vốn nhập khẩu máy móc,công nghệ hiện đại cùng kỹ năng quản lý tiên tiến từ nước ngoài. Ổn định tiêu dùng trong nước Khi xảy ra những “cú sốc” đột ngột đối với nền kinh tế như ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính hay những thiên tai bất ngờ ảnh hưởng đến nền sản xuất của 4 Kinh tế phát triển GVHD: TS.Nguyễn Chí Hải mỗi quốc gia,bên cạnh các khoản viện trợ quốc tế thì vay nợ nước ngoài đóng vai trò là biện pháp giúp góp phần ổn định tiêu dùng trong nước trong ngắn hạn, trong khi nền kinh tế được phục hồi. Bù đắp cán cân thanh toán Cán cân thanh toán của một nước có thể tạm thời bị thâm hụt do nhiều nguyên nhân bất lợi trong thương mại quốc tế. Khi đó, quốc gia đó có thể sử dụng biện pháp vay nợ nước ngoài để bù đắp phần thâm hụt này. Tuy nhiên, đây là giải pháp có tính rủi ro cao do không có gì chắc chắn rằng việc các nước đi vay sẽ có thu nhập khá hơn khi đến kì trả nợ. Hơn nữa, các khoản vay nợ bù đắp cán cân thương mại thường là các khoản vay nợ ngắn hạn có lãi suất cao mà các nước đi vay phải gánh chịu. 1.2.2 Khái niệm và phân loại nợ nước ngoài: Khái niệm: Nợ nước ngoài của quốc gia, là tổng các khoản nợ nước ngoài của chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh, nợ của doanh nghiệp và tổ chức khác được vay theo phương thức tự vay, tự trả theo quy định của pháp luật Việt Nam. - Nợ chính phủ nước ngoài: là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay nước ngoài, được lý kết, phát hành nhân danh nhà nước, nhân danh chính phủ hoặc các khoản vay khác do Bộ tài chính ký kết, phát hành, ủy quyền phát hành theo quy định của pháp luật. - Nợ được chính phủ bảo lãnh: là khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh. - Nợ của doanh nghiệp và tổ chức khác được vay theo phương thức tự vay, tự trả theo quy định của pháp luật Việt Nam. Phân loại: • Theo thời gian vay: - Nợ ngắn hạn (khoản vay có kỳ hạn dưới 1 năm), - Nợ trung – dài hạn (các khoản vay có kỳ hạn từ trên 1 năm trở lên) 5 Kinh tế phát triển GVHD: TS.Nguyễn Chí Hải • Theo hình thức vay: Phát hành trái phiếu Chính phủ: là loại trái phiếu do cơ quan đại diệc của Chính phủ phát hành nhằm huy động vốn cho ngân sách nhà nước hoặc huy động cho công trình, dự án đầu tư cụ thể. Vay trực tiếp: Chính phủ cũng có thể vay tiền trực tiếp từ các ngân hàng thương mại, các thể chế siêu quốc gia (ví dụ: Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng thế giới và các ngân hàng phát triển đa phương khác). Vay trực tiếp bao gồm các hình thức: - Vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA): là các khoản cho vay với thời hạn trên 1 năm. Dòng vốn tài trợ với mục đích chính là phát triển nền kinh tế của các quốc gia và có yếu tố không hoàn lại ít nhất 25%. Luồng vốn ODA bao gồm các đóng góp của các cơ quan chính phủ tài trợ tất cả các cấp cho các nước đang phát triển (ODA song phương) và cho các tổ chức đa phương. Việc nhận ODA bao gồm việc giải ngân từ các nhà tài trợ song phương và các tổ chức đa phương. - Vay ưu đãi: là khoản vay có điều kiện ưu đãi hơn so với vay thương mại nhưng thành tố ưu đãi chưa đạt tiêu chuẩn của vay ODA. - Vay thương mại: là khoản vay hoàn toàn theo điều kiện thị trường. • Phân loại nợ theo chủ thể cho vay: Nợ đa phương đến chủ yếu từ các cơ quan của Liên hợp quốc, Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), các ngân hàng phát triển trong khu vực. Nợ song phương là khoản vay đến từ Chính phủ hoặc đến từ một tổ chức quốc tế nhân danh một Chính phủ duy nhất. Các chủ nợ tư nhân: là những chủ nợ không phải là chính phủ và tổ chức thuộc khu vực công. Các chủ nợ cá nhân gồm các tổ chức tín dụng cá nhận, các nhà sản xuất, nhà xuất khẩu và các nhà cung cấp hàng hóa khác có khả năng tài chính. 1.2.3 Tiêu chí đánh giá nợ nước ngoài: 6 Kinh tế phát triển GVHD: TS.Nguyễn Chí Hải Các chỉ tiêu thường được các tổ chức quốc tế dùng là trong việc đánh giá nợ nước ngoài của một quốc gia: • Khả năng hoàn trả nợ vay nước ngoài Chỉ tiêu này được xác định bằng tỉ lệ Tổng nợ/Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa,dịch vụ. Ý tưởng sử dụng chỉ tiêu này là nhằm phản ánh nguồn thu xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ là phương tiện mà một quốc gia có thể sử dụng để trả nợ nước ngoài.Tuy nhiên việc sử dụng chỉ tiêu gặp một số khó khăn:nguồn thu xuất khẩu là một nhân tố biến động qua các năm và một quốc gia có thể sử dụng nhiều biện pháp khác ngoài nguồn thu từ xuất khẩu để trả nợ nước ngoài • Tỷ lệ nợ nước ngoài so với thu nhập quốc gia (Nợ/GNI) Chỉ tiêu đánh giá khả năng trả nợ thông qua tổng thu nhập quốc dân của một quốc gia.Nói cách khác, phản ánh khả năng hấp thụ vốn vay nước ngoài.Tuy nhiên,các nước đang phát triển thường đánh giá cao giá trị đồng nội tệ hoặc sử dụng chế độ đa tỉ giá làm giảm tình trạng trầm trọng nợ khiến cho việc sử dụng chỉ tiêu trên không đánh giá đúng mức tình trạng nợ. • Tỷ lệ trả nợ (Tổng nợ phải trả hàng năm/Kim ngạch thu xuất khẩu) Tiêu chí phản ánh quan hệ giữa nghĩa vụ nợ phải trả so với năng lực xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của quốc gia đi vay • Tỷ lệ trả lãi(Tổng lãi phải trả hàng năm/Kim ngạch thu xuất khẩu) Một quốc gia mắc nợ trong quá khứ thì họ sẽ phải trích nguồn thu từ xuất khẩu để trả lãi càng nhiều gây hạn chế đối với lượng ngoại tệ dành cho nhập khẩu Đây là chỉ tiêu hay được dùng nhất để đánh giá nợ vì không đề cập đến gánh nặng nợ mà còn chỉ ra chi phí vay nợ, điều này ngầm hiểu như hiệu quả sử dụng vốn vay có cao hơn chi phí lãi vay hay không. Ngưỡng được coi là an toàn về nợ chỉ là dựa vào kinh nghiệm của quá khứ và không thể áp dụng một cách cứng nhắc để phân tích kinh tế mọi nước. Giới hạn nợ được cho là an toàn mỗi quốc gia là khác nhau, không có công thức hay tỷ lệ chung cho nợ 7 Kinh tế phát triển GVHD: TS.Nguyễn Chí Hải nước ngoài của mọi nền kinh tế mà tùy thuộc vào khả năng kinh tế, tài chính của từng nền kinh tế. Đặc biệt là tùy thuộc vào hiệu quả sử dụng vốn vay và khả năng trả nợ khi đến hạn. Ví dụ: Một nướcđồng tiền chuyển đổi, được chấp nhận rộng rãi và được dùng làm tiền dự trữ như đồng Mỹ, đồng Euro hay đồng Yen thì các nhà nước này có thể có tỷ lệ nợ rất cao mà không ảnh hưởng gì đến khả năng trả nợ vì họ có thể bán trái phiếu dễ dàng trên thị trường thế giới, thay vì phải in tiền, hay phải tăng thuế ngay để trả nợ. Những nước như Việt Nam hay cả Hy Lạp hay Ireland thì không thể làm thế vì nếu mất khả năng trả nợ thì kinh tế sẽ khủng hoảng ngay. Ngoài ra dù tỷ lệ nợ có cao giống nhau, một nướcnợ chủ yếu là nợ chính thức từ các tổ chức quốc tế hay chính quyền các nước phát triển cao sẽ không gặp khó khăn như nước phải mượn chủ yếu trên thị trường thương mại vì lãi suất đối với nợ chính thức thấp hơn nhiều. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG NỢ NƯỚC NGOÀI VIỆT NAM 2.1 Tình hình cân đối ngân sách của Việt Nam: Mục đích chính của việc đi vay là nhằm tài trợ cho khoản thâm hụt ngân sách của quốc gia, muốn tìm hiểu tình hình nợ của Việt Nam, trước hết chúng ta xem xét thu chi ngân sách Việt Nam thời gian vừa qua. Bảng 1: Tổng hợp thu –chi từ năm 2000 đến 2011 Đơn vị: nghìn tỷ Đồng 2006 2007 2008 2010 Dự toán 2011 8 Kinh tế phát triển GVHD: TS.Nguyễn Chí Hải TỔNG THU 279,472 315,915 416,783 560,170 605,000 TỔNG CHI 308,058 399,402 494,600 671,370 725,600 BỘI CHI 28,586 83,487 77,817 111,200 120,600 Nguồn: (http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=429&idmid=3) Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng Việt Nam luôn lâm vào tình trạng thâm hụt ngân sách, và mức bội chi ngày càng gia tăng, đây là nguyên nhân chính nhà nước phải tiến hành các hoạt động vay vốn để bù đắp cho thâm hụt ngân sách. 2.2 Hình thức và thực trạng huy động vốn: Theo số liệu của Bộ Tài Chính, tính đến hết năm 2009, nợ nước ngoài của Chính phủ bao gồm các thành phần nợ song phương, đa phương, trái phiếu, các ngân hàng thương mại, các chủ nợ tư nhân khác, thể hiện qua bảng cơ cấu nợ nước ngoài của Chính phủ như sau: Biểu 1: Cơ cấu nợ nước ngoài của Chính Phủ Tính đến 31/12 / 2009 0.33% 8.08% 1.39% 43.97% 46.23% Song phương Đa phương Người nắm giữ tr ái phiếu Các Ngân hàng TM Các chủ nợ tư nhân khác 9 Kinh tế phát triển GVHD: TS.Nguyễn Chí Hải Phần lớn các khoản nợ nước ngoài của Việt Nam được huy động từ các tổ chức song phương và đa phương, với các mức hỗ trợ nhất định và lãi suất ưu đãi hơn so với việc huy động từ các ngân hàng thương mại và chủ nợ tư nhân. 2.2.1 Phát hành trái phiếu quốc tế: Bảng 2: Tình hình phát hành trái phiếu quốc tế của Việt Nam Đợt 1 (năm 2005) Đợt 2 (năm 2007) Đợt 3 (năm 2010) Trái phiếu • 750 triệu USD • Thời hạn: 10 năm • Lãi suất: 7,125% • 1 tỷ USD • Thời hạn: 10 – 30 năm • Lãi suất: < 7% • 1 tỷ USD • Thời hạn: 10 năm • Lãi suất: 6,95% Mục đích sử dụng Cho Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam vay Cho Tập đoàn Dầu khí VN, Tổng công ty Hàng hải VN, Tổng công ty Sông Đà và Tổng công ty Lắp máy VN vay (đầu tư các dự án: Nhà máy lọc dầu Dung Quất; mua tàu vận tải; thủy điện Xê Ca Mản 3 và Thủy điện Hủa Na) (i) Hoàn trả vốn ngân sách Nhà Nước, (ii) Giao Bộ Kế hoạch & Đầu tư phối hợp Bộ Tài chính lựa chọn dự án phù hợp Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy các khoản phát hành trái phiếu Việt Nam ra nước ngoài với lãi suất khá cao, thuộc nhóm lãi suất cao nhất trong cơ cấu nợ nước ngoài của Chính phủ. Lãi suất trái phiếu quốc tế của một quốc gia = Lãi suất trái phiếu của kho bạc Mỹ cùng thời hạn+ biên độ Các yếu tố tác động đến biên độ gồm: 10 . vốn. 1.2 Nợ nước ngoài đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển: 1.2.1 Vai trò của nợ nước ngoài của các nước đang phát triển. tiểu luận Tác động của nợ nước ngoài đối với phát triển kinh tế ở Việt Nam tôi xin tình bày những vấn đề liên quan đến vấn đề vay nợ nước ngoài của Chính

Ngày đăng: 01/01/2014, 11:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan