TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH GỬI TIỀN TIẾT KI
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH GỬI TIỀN TIẾT KIỆM VÀ LƯỢNG TIỀN GỬI CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN VÀO NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH TIỀN GIANG
Sinh viên thực hiện:
VÕ THỊ KIM NGỌC
MSSV: 13D340201059
LỚP: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG 8
Cần Thơ, 2017
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH GỬI TIỀN TIẾT KIỆM VÀ LƯỢNG TIỀN GỬI CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN VÀO NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH TIỀN GIANG
Trang 3LỜI CẢM ƠN
• •
Sau hơn 3 tháng nỗ lực, đề tài khóa luận tốt nghiệp “Phân tích các nhân tố
ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm và lượng tiền gửi của khách hàng
cá nhân vào Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Tiền Giang” đã được hoàn thành Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, ngoài sự
cố gắng của bản thân, em còn nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ phía nhà trường
và cơ quan thực tập
Trước hết, em xin gởi lời tri ân đến Ban Giám hiệu trường Đại học Tây Đô, quý Thầy, Cô khoa Kế toán – Tài chính - Ngân hàng đã truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệp vô cùng quý giá cho em trong suốt quá trình học tập để em
có nền tảng thực hiện đề tài nghiên cứu Đặc biệt, em vô cùng biết ơn Thầy Nguyễn Trí Dũng, người đã tận tâm hướng dẫn, sửa chữa, góp ý, động viên cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp của mình Em xin chân thành cám ơn Thầy
Em cũng xin chân thành cám ơn Ban Giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Tiền Giang và anh Nguyễn Văn Giỏi– Giám đốc Sacombank chi nhánh Tiền Giang đã tiếp nhận em vào thực tập tại đơn vị, tạo điều kiện cho em được trải nghiệm trong môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp và đầy thử thách của Sacombank, giúp em có cơ hội nghiên cứu, tiếp xúc thực tế mọi lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng để có cơ sở hoàn thành đề tài tốt nghiệp, qua đó cũng giúp em có được những kinh nghiệm vô cùng quý giá, làm hành trang giúp em vững bước trong tương lai Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả các Anh, Chị ở Sacombank, đặc biệt là chị Lê Thị Trúc Linh đã nhiệt tình hướng dẫn, giải đáp những thắc mắc cũng như đã hết lòng động viên, giúp đỡ, hỗ trợ và truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của mình cho em trong suốt quá trình học tập và làm khóa luận tốt nghiệp
Sau cùng, chúc quý Thầy, Cô, Ban Giám đốc cùng toàn thể các Anh, Chị trong Chi nhánh – Phòng giao dịch Cái Bè được nhiều sức khỏe và thành công trong cuộc sống cũng như trong công việc, chúc quý Ngân hàng càng phát triển vững mạnh
Trân trọng kính chào! Cần Thơ, ngày 05 tháng 5 năm 2017
Sinh viên thực hiện
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
• •
Em xin cam đoan đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm và lượng tiền gửi của khách hàng cá nhân vào Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Tiền Giang” do chính em
thực hiện, số liệu thu thập và kết quả phân tích trung thực Đề tài này không trùng với bất kì đề tài nghiên cứu khoa học nào
Đã kiểm tra số liệu đầy đủ và chính xác
Đã sửa và bổ sung theo góp ý của Cán bộ hướng dẫn
Cần Thơ, ngày 05 tháng 5 năm 2017
Sinh viên thực hiện
Trang 5TÓM TẮT
Hiện nay tâm lý chung của tầng lớp trí thức là không muốn giữ nhiều và thanh toán bằng tiền mặt vì lẽ đó cơ hội và thách thức chung của các Ngân hàng được nhân đôi Nguồn vốn được hình thành bởi lượng tiền gửi tiết kiệm rất quan trọng đối với bộ máy hoạt động và là tiền đề giúp ngân hàng tồn tại và phát triển Làm thế nào để khách hàng yên tâm, tin tưởng và trở thành khách hàng trung thành với Ngân hàng? Trên thực tế quyết định gửi tiền của khách hàng chịu ảnh hưởng từ rất nhiều nhân tố như: Thu nhập, chi tiêu trung bình hàng tháng của khách hàng, khuyến mãi của ngân hàng, lãi suất, chất lượng phục vụ của nhân viên,…Nhận thức được tầm quan trọng và yêu cầu thực tiễn của vấn đề trên nên nghiên cứu này thực hiện phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng và lượng tiền gửi tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Tiền Giang
Nghiên cứu sử dụng số liệu sơ cấp và thứ cấp Số liệu thứ cấp được cung cấp bởi Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Tiền Giang nhầm phân tích tình hình vốn huy động và hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn các đối tượng khách hàng đã gửi tiền tiết kiệm tại Ngân hàng bằng bảng câu hỏi đã được chuẩn bị trước Ứng dụng mô hình Binary logistic và mô hình hồi quy đa biến để kiểm định các biến độc lập tác động như thế nào đến biến phụ thuộc, đồng thời xác định được nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền và lượng tiền gửi vào Ngân hàng, thông qua đó đưa ra giải pháp góp phần hạn chế và khắc phục để tạo ra lợi ích cao nhất cho Ngân hàng
Dựa trên kết quả thống kê mô tả đối tượng nghiên cứu và kết quả hồi quy
đa biến, tác giả đề xuất một số giải pháp góp phần làm tăng lượng tiền gửi của khách hàng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Tiền Giang Với hy vọng rằng kết quả nghiên cứu sẽ giúp chi nhánh tăng khả năng huy động vốn trong giai đoạn sắp tới
Trang 6NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
• •
, ngày tháng năm 2017
GIÁM ĐỐC
Trang 7NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
• •
, ngày tháng năm 2017
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Trang 8MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
LỜI CAM ĐOAN ii
TÓM TẮT iii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP iv
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN v
MỤC LỤC vi
DANH MỤC BẢNG xi
DANH MỤC HÌNH xii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ xiii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT xiv
Chương 1: MỞ ĐẦU 1
1.1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2
1.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 2
1.3.1.1 Số liệu thứ cấp 2
1.3.1.2 Số liệu sơ cấp 2
1.3.2 Phương pháp phân tích số liệu 2
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
1.4.1 Không gian nghiên cứu 3
1.4.2 Thời gian nghiên cứu 3
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu 3
1.5 Ý NGHĨA ĐỀ TÀI 3
1.6 BỐ CỤC NGHIÊN CỨU 3
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 4
Trang 92.1 TỔNG QUAN VỀ TIỀN GỬI TIẾT KIỆM 4
2.1.1 Các khái niệm 4
2.1.2 Điều kiện thực hiện các giao dịch liên quan đến tiền gửi tiết kiệm 5
2.1.3 Thủ tục gửi tiền gửi tiết kiệm 5
2.1.4.Thẻ tiết kiệm 6
2.1.5 Sử dụng tài khoản tiền gửi tiết kiệm 6
2.1.6 Địa điểm nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm 7
2.1.7 Lãi suất và phương thức trả lãi 7
2.1.8 Hình thức tiền gửi tiết kiệm 7
2.1.9 Rút gốc và lãi tiền gửi tiết kiệm 7
2.1.10 Rút tiền gửi tiết kiệm trước hạn 8
2.1.11 Rút tiền gửi tiết kiệm theo thừa kế 8
2.1.12 Rút tiền gửi tiết kiệm theo giấy ủy quyền 8
2.1.13 Kéo dài kỳ hạn gửi tiền 9
2.1.14 Quyền và nghĩa vụ của người gửi tiền 9
2.1.15 Quyền và nghĩa vụ của tổ chức nhận tiết kiệm 10
2.1.16 Tiến trình ra quyết định của khách hàng 10
2.2 CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC CÓ LIÊN QUAN 12
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (chi tiết) 13
2.3.1 Quy trình nghiên cứu 13
2.3.2 Xây dựng bảng câu hỏi (Phụ lục 1) 13
2.3.3 Cỡ mẫu 14
2.3.4 Phương pháp chọn mẫu 14
2.3.5 Mô hình phân tích hồi quy 15
2.3.5.1 Mô hình Binary logistic 15
2.3.5.2 Mô hình phân tích hồi quy hồi quy đa biến 16
2.3.6 Phương pháp phân tích 18
2.3.6.1 Phương pháp so sánh 18
Trang 102.3.6.2 Phương pháp thống kê mô tả: 18
Chương 3: THỰC TRẠNG LƯỢNG TIỀN GỬI VÀ PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH GỬI TIỀN TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÕN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH TIỀN GIANG 19
3.1 THÔNG TIN CHUNG 19
3.1.1 Sơ lược về Sacombank 19
3.1.2 Quá trình hình thành của Sacombank chi nhánh Tiền Giang 21
3.1.3 Cơ cấu tổ chức nhân sự và chức năng 22
3.1.3.1 Tổ chức Sacombank CN Tiền Giang 22
3.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của một số bộ phận chính 23
3.1.3.3 Lĩnh vực hoạt động của Sacombank CN Tiền Giang 25
3.1.3.4 Các sản phẩm, dịch vụ tiêu biểu của Sacombank CN Tiền Giang 26 3.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh 26
3.1.5 Phân tích tình hình nguồn vốn tại Sacombank CN Tiền Giang 31
3.1.6 Phân tích tình hình huy động nguồn vốn tại Sacombank chi nhánh
Tiền Giang 33
3.1.6.1 Huy động vốn theo kỳ hạn 33
3.1.6.2 Huy động vốn theo thành phần kinh tế 35
3.1.7 Thuận lợi, khó khăn 38
3.1.7.1 Thuận lợi 38
3.1.7.2 Khó khăn 39
3.1.8 Định hướng phát triển hoạt động huy động vốn trong tương lai của Sacombank chi nhánh Tiền Giang 40
3.1.9 Quy trình thực hiện nghiệp vụ gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Sacombank 41
3.2 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH GỬI TIỀN CỦA KHÁCH HÀNG 42
3.2.1 Mô tả nghiên cứu 43
Trang 113.2.2 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của khách
hàng cá nhân tại Ngân hàng 54
3.2.2.1 Phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân vào Ngân hàng 54
3.2.2.2 Phân tích đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến lượng gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân vào Ngân hàng 57
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÖP TĂNG LƯỢNG KHÁCH HÀNG GỬI TIỀN VÀO NGÂN HÀNG 62
4.1 CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC 62
4.1.1 Cơ hội 62
4.1.2 Thách thức 62
4.2 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 62
4.2.1 Giữ vững và nâng cao uy tín Ngân hàng 62
4.2.2 Đào tạo nguồn nhân lực 63
4.2.3 Nâng cao chất lượng phục vụ của nhân viên 64
4.2.4 Chính sách lãi suất linh hoạt 64
4.2.5 Cải thiện chính sách khuyến mãi 65
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 66
5.1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 66
5.2 KIẾN NGHỊ 66
5.2.1 Kiến nghị với Nhà nước 66
5.2.1.1 Ổn định nền kinh tế 66
5.2.1.2 Tạo môi trường pháp lý 67
5.2.2.Kiến nghị với NHNN 67
5.2.2.1 Chính sách lãi suất 67
5.2.2.2 Thực hiện có hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra 68
5.2.2.3 Mở rộng mức bảo hiểm tiền gửi 68
5.2.3 Kiến nghị với chính quyền địa phương 68
5.2.4 Kiến nghị đối với Sacombank 68
Trang 125.3 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO xv PHỤ LỤC
Trang 13DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Dự kiến các mẫu phỏng vấn 15
Bảng 2.2: Tổng hợp các biến độc lập với dấu hiệu kỳ vọng được xem xét trong mô hình Binary Logistic 16
Bảng 2.3: Tổng hợp các biến độc lập và dấu kỳ vọng được xem xét trong mô hình hồi quy đa biến 17
Bảng 3.1: Kết quả HĐKD của Sacombank CN Tiền Giang từ 2014 - 2016 27
Bảng 3.2: Nguồn vốn của Sacombank CN Tiền Giang từ 2014 - 2016 31
Bảng 3.3: Nguồn vốn huy động của Sacombank Tiền Giang từ 2014 - 2016 33
Bảng 3.4: Lượng tiền gửi tiết kiệm tại Sacombank Tiền Giang từ 2014 -2016 35
Bảng 3.5: Giới tính đối tượng nghiên cứu 43
Bảng 3.6: Độ tuổi của đối tượng nghiên cứu 44
Bảng 3.7: Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu 45
Bảng 3.8: Thu nhập và chi phí của đối tượng nghiên cứu 46
Bảng 3.9: Số người trong hộ của đối tượng nghiên cứu 47
Bảng 3.10: Lý do không gửi tiền tại Sacombank của đối tượng nghiên cứu 47
Bảng 3.11: Ý kiến của khách hàng về việc gửi tiền tại Sacombank trong tương lai 48
Bảng 3.12: Mục đích gửi tiền của đối tượng nghiên cứu 49
Bảng 3.13: Kênh tìm hiểu thông tin của đối tượng nghiên cứu 50
Bảng 3.14: Gói tiết kiệm đang sử dụng của đối tượng nghiên cứu 51
Bảng 3.15: Mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn
ngân hàng 52
Bảng 3.16: Quyết định gửi thêm tiền của đối tượng nghiên cứu 53
Bảng 3.17: Giới thiệu người quen gửi tiền vào Ngân hàng 53
Bảng 3.18: Thời gian giao dịch mong muốn của khách hàng 53
Bảng 3.19: Kết quả mô hình binary logistic cho quyết định gửi tiền của đối tượng nghiên cứu 55
Bảng 3.20: Kết quả phân tích hồi quy đa biến 58
Trang 14DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu của đề tài 13 Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức Sacombank CN Tiền Giang 22 Hình 3.2: Quy trình mở sổ tiết kiệm tại Sacombank Tiền Giang 41
Trang 15DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh Sacombank CN Tiền Giang
(2014 – 2016) 28
Biểu đồ 3.2: Cơ cấu nguồn vốn Sacombank Tiền Giang từ 2014 - 2016 32
Biểu đồ 3.3: Cơ cấu nguồn vốn duy động của Sacombank Tiền Giang từ
2015 – 2016 34
Biểu đồ 3.4: Tỷ trọng nguồn vốn khách hàng cá nhân và tổ chức kinh tế gửi tại Sacombak Tiền Giang 2015 - 2016 36
Biểu đồ 3.5: Giới tính đối tượng nghiên cứu 44
Biểu đồ 3.6: Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu 45
Trang 16Sacombank Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín
Trang 17Chương 1: MỞ ĐẦU 1.1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI
Sự chuyển đổi của Việt Nam từ một đất nước có mức thu nhập thấp trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình trong vòng 20 năm qua đã trở thành một phần trong các vấn đề thường xuất hiện trong sách giáo khoa đề cập đến sự phát triển của đất nước Việc gia nhập WTO là một động thái quan trọng đưa nền kinh tế Việt Nam nói chung và tỉnh Tiền Giang nói riêng, thực hiện đúng theo chính sách phát triển kinh tế do Đảng và nhà nước đề ra Thành phố Mỹ Tho là
đô thị loại I - một trong hai trung tâm thương mại tấp nập nhất Nam Bộ vào thế
kỷ XVII Lợi thế của thành phố Mỹ Tho cũng như tỉnh Tiền Giang không chỉ dừng lại ở lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản mà còn phát triển các lĩnh vực hạ tầng
đô thị, hạ tầng giao thông, nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến nông sản, thủy sản, du lịch và hạ tầng du lịch nhờ vị trí địa lý thuận lợi và chính sách phát triển hợp lý của nhà nước Những lợi thế đó tạo thành bước đệm cho việc tăng trưởng kinh tế bền vững, đồng thời thu nhập và mức sống của người dân trong vùng tăng lên Khi đời sống kinh tế phát triển, lượng vốn nhàn rỗi trong các hộ gia đình tăng lên Vậy vấn đề hiện tại là việc khách hàng lựa chọn Ngân hàng nào để gửi tiền và lượng tiền gửi là bao nhiêu? Tạo ra vô số cơ hội và thách thức cho ngành Ngân hàng nói chung và Ngân hàng thương mại nói riêng
Số lượng và quy mô của Ngân hàng ngày càng tăng và đóng vai trò là mạch máu trong nền kinh tế Tuy nhiên, thách thức lớn nhất của ngành Ngân hàng là đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt giữa các Ngân hàng trong nước và các Ngân hàng nước ngoài tại thị trường Việt Nam Chính vì vậy, hệ thống Ngân hàng phải không ngừng tự hoàn thiện mình trong quá trình hoạt động kinh doanh, luôn phấn đấu để tìm và giữ một chỗ đứng trên thương trường
Sacombank chi nhánh Tiền Giang tọa lạc tại vị trí có nhiều Ngân hàng đang hoạt động nên áp lực cạnh tranh trong huy động vốn là khá cao và công tác huy động vốn cần được đặt lên hàng đầu Với đội ngũ nhân viên năng động, linh hoạt
và giàu kinh nghiệm trong nghiệp vụ thì Sacombank chi nhánh Tiền Giang hoàn toàn có thể đạt kết quả cao trong công tác huy động vốn và thu hút khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng – đặc biệt là TGTK một bộ phận cấu thành chiếm tỉ trọng khá lớn trong tổng vốn huy động Tuy nhiên, nhân viên ngân hàng cũng gặp khó khăn trong việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của khách hàng khi khách hàng có nhu cầu đến gửi tiền tiết kiệm tại Ngân hàng như là sự tin tưởng của khách hàng, thu nhập, chi tiêu của khách hàng,…
Trang 18Làm thế nào để khách hàng gửi tiền tại Sacombank chi nhánh Tiền Giang? Các nhân tố nào thực sự ảnh hưởng đến quyết định tiền gửi của khách hàng? Tôi
chọn đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết
kiệm và lượng tiền gửi của khách hàng cá nhân vào Ngân hàng thương mại
cổ phần Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Tiền Giang” để nghiên cứu và trả lời
các câu hỏi nêu trên Đồng thời đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng đặc biệt là lượng TGTK
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phương pháp thu thập số liệu
1.3.2 Phương pháp phân tích số liệu
Khóa luận được phân tích dựa trên các phương pháp được liệt kê dưới đây:
Phương pháp so sánh số tuyệt đối, Phương pháp so sánh số tương đối, Phương
Trang 19pháp thống kê mô tả, mô hình hồi quy đa biến, mô hình Binary logistic,… Các phương pháp trên được giới thiệu ở trang 15 Chương 2
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Không gian nghiên cứu
Khóa luận được thực hiện tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Tiền Giang Số liệu sơ cấp được thu thập trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
1.4.2 Thời gian nghiên cứu
- Số liệu thứ cấp được thu thập qua 3 năm, từ năm 2014 đến năm 2016
- Số liệu sơ cấp được thu thập từ ngày 15/03/2017 đến ngày 30/03/2017
- Thời gian thực hiện đề tài, từ ngày 06/02/2017 đến ngày 05/5/2017
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền và lượng tiền gửi của khách hàng tại Ngân hàng, đối tượng khảo sát là các khách hàng cá nhân đang gửi tiền tiết kiệm
1.5 Ý NGHĨA ĐỀ TÀI
Đề tài nghiên cứu cho thấy được những nhân tố ảnh hưởng đến lượng TGTK vào ngân hàng Từ đó đề ra những giải pháp nhằm góp phần nâng cao lượng TGTK của khách hàng cá nhân vào ngân hàng và nâng cao hiệu quả huy động vốn của Sacombank chi nhánh Tiền Giang
1.6 BỐ CỤC NGHIÊN CỨU
Chương 1: Mở đầu
Chương 2: Cơ sở lý luận
Chương 3: Thực trạng lượng tiền gửi và phân tích các nhân tố ảnh hưởng
đến quyết định gửi tiền tiết kiệm tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Tiền Giang
Chương 4: Một số giải pháp giúp tăng lượng khách hàng gửi tiền vào
Sacobank
Chương 5: Kết luận – kiến nghị
Trang 20Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
- Giới thiệu sơ lược về các khái niệm TGTK
- PPNC cứu chi tiết
- Các nghiên cứu trước đó có liên quan
- Cấu trúc thiết kế bảng câu hỏi và mô hình nghiên cứu sử dụng cho đề tài
2.1 TỔNG QUAN VỀ TIỀN GỬI TIẾT KIỆM
2.1.1 Các khái niệm
(1) TGTK là khoản tiền của cá nhân được gửi vào tài khoản tiền gửi tiết
kiệm, được xác nhận trên thẻ tiết kiệm, được hưởng lãi theo quy định của tổ chức
nhận tiền gửi tiết kiệm và được bảo hiểm theo quy định của pháp luật về bảo
hiểm tiền gửi
(2) Người gửi tiền là người thực hiện giao dịch liên quan đến TGTK
Người gửi tiền có thể là chủ sở hữu TGTK, hoặc đồng chủ sở hữu TGTK, hoặc
người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu TGTK, của
đồng chủ sở hữu TGTK
(3) Chủ sở hữu TGTK là người đứng tên trên thẻ tiết kiệm
(4) Đồng chủ sở hữu TGTK là 2 cá nhân trở lên cùng đứng tên trên thẻ tiết kiệm
(5) Giao dịch liên quan đến TGTK là giao dịch gửi, rút tiền gửi tiết kiệm
và các giao dịch khác liên quan đến TGTK
(6) Tài khoản TGTK là tài khoản đứng tên một cá nhân hoặc một số cá
nhân và được sử dụng để thực hiện một số giao dịch thanh toán theo quy định
tại 1160/2004/QĐ-NHNN ngày 13/9/2004
(7) Thẻ tiết kiệm là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu của chủ sở hữu
TGTK hoặc đồng chủ sở hữu TGTK về khoản tiền đã gửi tại tổ chức nhận
TGTK
(8) TGTK không kỳ hạn là TGTK mà người gửi tiền có thể rút tiền theo
yêu cầu mà không cần báo trước vào bất kỳ ngày làm việc nào của tổ chức nhận TGTK
(9) TGTKcó kỳ hạn là TGTK, trong đó người gửi tiền thỏa thuận với tổ
chức nhận TGTK về kỳ hạn gửi nhất định
(10) Kỳ hạn gửi tiền là khoảng thời gian kể từ ngày người gửi tiền bắt đầu
gửi tiền vào tổ chức nhận TGTK đến ngày tổ chức nhận TGTK cam kết trả hết
tiền gốc và lãi TGTK
Trang 212.1.2 Điều kiện thực hiện các giao dịch liên quan đến tiền gửi tiết kiệm
(1) Cá nhân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy
đủ theo quy định của Bộ Luật dân sự, cá nhân nước ngoài đang sinh sống và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy
đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam được thực hiện các giao dịch liên quan đến TGTK
(2) Cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài đang sinh sống và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi nhưng có tài sản riêng
đủ để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định của Bộ Luật dân sự thì được thực hiện các giao dịch liên quan đến TGTK
(3) Đối với người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật thì chỉ được thực hiện các giao dịch liên quan đến TGTK thông qua người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật
2.1.3 Thủ tục gửi tiền gửi tiết kiệm
(1) Thủ tục gửi tiền gửi tiết kiệm lần đầu:
a) Người gửi tiền phải trực tiếp thực hiện giao dịch gửi tiền tại tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm và xuất trình các giấy tờ sau:
- Đối với người gửi tiền là cá nhân Việt Nam phải xuất trình Chứng minh nhân dân
- Đối với người gửi tiền là cá nhân nước ngoài phải xuất trình hộ chiếu có thời hạn hiệu lực còn lại dài hơn kỳ hạn gửi tiền (đối với trường hợp nhập, xuất cảnh được miễn thị thực); xuất trình hộ chiếu kèm thị thực có thời hạn hiệu lực còn lại dài hơn kỳ hạn gửi tiền (đối với trường hợp nhập, xuất cảnh có thị thực)
- Đối với người gửi tiền là người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật, ngoài việc xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, phải xuất trình các giấy tờ chứng minh tư cách của người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự
b) Người gửi tiền đăng ký chữ ký mẫu lưu tại tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm Trường hợp người gửi tiền không thể viết được dưới bất kỳ hình thức nào thì tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm hướng dẫn cho người gửi tiền đăng ký mã số hoặc ký hiệu đặc biệt thay cho chữ ký mẫu
c) Người gửi tiền thực hiện các thủ tục khác do tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm quy định
Trang 22d) Tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm thực hiện các thủ tục nhận tiền gửi tiết kiệm, mở tài khoản tiền gửi tiết kiệm và cấp thẻ tiết kiệm cho người gửi tiền lần đầu sau khi người gửi tiền đã thực hiện các thủ tục nêu tại Điểm a, b, và c Khoản
1 Điều này
(2) Thủ tục các lần gửi tiền gửi tiết kiệm tiếp theo:
a) Thủ tục nhận tiền gửi tiết kiệm do tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm quy định phù hợp với đặc điểm, điều kiện kinh doanh, mô hình quản lý của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm, đảm bảo việc nhận tiền gửi tiện lợi, chính xác và an toàn tài sản
b) Đối với giao dịch gửi tiền vào thẻ tiết kiệm đã cấp, người gửi tiền có thể thực hiện trực tiếp hoặc gửi thông qua người khác theo quy định của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm
2.1.4.Thẻ tiết kiệm
Thẻ tiết kiệm phải có các yếu tố chủ yếu sau:
- Tên tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm; loại tiền, số tiền; kỳ hạn gửi tiền; ngày gửi tiền; ngày đến hạn thanh toán (đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn); lãi suất; Phương thức trả lãi; thời điểm trả lãi; địa điểm thanh toán tiền gốc và lãi
- Họ tên và địa chỉ của chủ sở hữu TGTK, của đồng chủ sở hữu TGTK; số Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của chủ sở hữu TGTK, của đồng chủ sở hữu TGTK(trừ trường hợp chủ sở hữu, đồng sở hữu TGTK chưa đến tuổi được cấp Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu)
- Họ tên, địa chỉ và số Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giám
hộ hoặc người đại diện theo pháp luật (chỉ áp dụng đối với trường hợp người gửi tiền là người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật)
- Số thẻ, con dấu, chữ ký của Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức nhận TGTK hoặc người được Tổng giám đốc (Giám đốc) uỷ quyền, chữ ký của giao dịch viên của tổ chức TGTK
- Quy định về chuyển quyền sở hữu, cầm cố thẻ tiết kiệm tại chính tổ chức nhận TGTK; xử lý đối với các trường hợp rủi ro
- Các nội dung ghi chú, chỉ dẫn khác của tổ chức nhận TGTK
2.1.5 Sử dụng tài khoản tiền gửi tiết kiệm
(1) Tài khoản TGTK không được sử dụng để phát hành séc và thực hiện các giao dịch thanh toán
(2) Tài khoản TGTK bằng đồng Việt Nam của người cư trú được sử dụng
để chuyển khoản thanh toán tiền vay của chính chủ sở TGTK hoặc đồng chủ sở hữu TGTK tại tổ chức nhận TGTK đó; hoặc chuyển khoản sang tài khoản khác
Trang 23do chính chủ sở hữu TGTK hoặc đồng chủ sở hữu TGTK là chủ tài khoản tại tổ chức nhận TGTK đó
2.1.6 Địa điểm nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm
(1) Đối với mỗi thẻ tiết kiệm, tổ chức nhận TGTK được phép nhận và chi trả TGTK tại địa điểm giao dịch nơi cấp thẻ hoặc các địa điểm giao dịch khác của
2.1.7 Lãi suất và phương thức trả lãi
(1) Tổ chức nhận TGTK quy định mức lãi suất TGTK phù hợp với lãi suất thị trường, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và an toàn hoạt động của tổ chức nhận TGTK
(2) Lãi suất TGTK được quy định trên cơ sở tháng (30 ngày) hoặc năm (360 ngày)
(3) Phương thức trả lãi do tổ chức nhận TGTK quy định
2.1.8 Hình thức tiền gửi tiết kiệm
(1) Hình thức TGTK phân loại theo kỳ hạn gửi tiền gồm tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn Kỳ hạn gửi tiền cụ thể do tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm quy định
(2) Hình thức TGTK phân loại theo các tiêu chí khác do tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm TGTK định
2.1.9 Rút gốc và lãi tiền gửi tiết kiệm
(1) Người gửi tiền thực hiện các thủ tục sau:
a) Xuất trình thẻ tiết kiệm
b) Nộp giấy rút tiền có chữ ký đúng với chữ ký mẫu đã đăng ký tại tổ chức nhận TGTK
c) Đối với cá nhân Việt Nam phải xuất trình chứng minh nhân dân hoặc
hộ chiếu còn thời hạn hiệu lực Đối với người gửi tiền là cá nhân nước ngoài, phải xuất trình hộ chiếu được cấp thị thực còn thời hạn hiệu lực; nếu người gửi
Trang 24tiền đó nhập cảnh được miễn thị thực theo quy định của pháp luật về nhập cảnh,
thì xuất trình hộ chiếu còn thời hạn hiệu lực
d) Người gửi tiền thực hiện các thủ tục khác do tổ chức nhận TGTK quy định
(2) Tổ chức nhận TGTK quy định thủ tục chi trả TGTK cho phù hợp với
đặc điểm, điều kiện kinh doanh của mình, đảm bảo việc chi trả TGTK chính xác
và an toàn
(3) Đồng tiền chi trả gốc và lãi (đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ) là đồng tiền
mà người gửi tiền đã gửi Đối với TGTK bằng ngoại tệ, khi người gửi tiền có yêu
cầu, tổ chức nhận TGTK có thể chi trả gốc và lãi bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá
do tổ chức nhận TGTK quy định Việc chi trả đối với ngoại tệ lẻ được thực hiện
theo quy định của tổ chức nhận TGTK
(4) Đối với TGTK có kỳ hạn, trường hợp ngày đến hạn thanh toán trùng
với ngày nghỉ, ngày nghỉ lễ theo quy định của pháp luật, việc chi trả gốc và lãi
TGTK được thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo đầu tiên
2.1.10 Rút tiền gửi tiết kiệm trước hạn
(1) Người gửi tiền được rút TGTK trước hạn nếu có thoả thuận với tổ chức
nhận TGTK khi gửi tiền và phải thông báo trước yêu cầu rút tiền trước hạn theo
quy định của tổ chức nhận TGTK
(2) Trường hợp người gửi tiền có nhu cầu rút TGTK trước hạn đáp ứng đủ
quy định Khoản 1 Điều này thì người gửi tiền được hưởng lãi theo quy định của
tổ chức nhận TGTK
(3) Trường hợp người gửi tiền có nhu cầu rút TGTK trước hạn nhưng
không đáp ứng đủ quy định tại Khoản 1, thì tổ chức nhận TGTK có thể cho phép
người gửi tiền rút tiền trước thời hạn Trong trường hợp này, người gửi tiền được
hưởng lãi theo quy định tại Khoản 2; tổ chức nhận TGTK được quyền quy định
mức phí đối với khoản TGTK rút trước thời hạn
2.1.11 Rút tiền gửi tiết kiệm theo thừa kế
Thủ tục rút TGTK theo thừa kế do tổ chức nhận TGTK quy định phù hợp với
các quy định về thừa kế tại Bộ Luật dân sự và các văn bản pháp luật có liên quan
2.1.12 Rút tiền gửi tiết kiệm theo giấy ủy quyền
(1) Tổ chức nhận TGTK quy định các yếu tố cần thiết của giấy ủy quyền để
đảm bảo lợi ích của chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm hoặc đồng chủ sở hữu TGTK
và phù hợp với các văn bản pháp luật có liên quan
Trang 25(2) Sau khi kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của giấy ủy quyền, tổ chức nhận TGTK căn cứ vào nội dung ủy quyền để thực hiện việc chi trả TGTK
2.1.13 Kéo dài kỳ hạn gửi tiền
Khi đến hạn thanh toán TGTK có kỳ hạn, nếu người gửi tiền không đến lĩnh
và không có yêu cầu gì khác thì tổ chức nhận TGTK có thể nhập lãi vào gốc và kéo dài thêm một kỳ hạn mới theo thỏa thuận của tổ chức nhận TGTK với người gửi tiền
2.1.14 Quyền và nghĩa vụ của người gửi tiền
(1) Quyền của người gửi tiền
a) Người gửi tiền được thanh toán đầy đủ tiền gốc và lãi TGTK theo thỏa thuận với tổ chức nhận TGTK
b) Người gửi tiền là chủ sở hữu TGTK hoặc đồng chủ sở hữu TGTK được chuyển quyền sở hữu thẻ tiết kiệm, được để lại thừa kế TGTK, được ủy quyền cho người khác thực hiện các giao dịch rút TGTK theo quy định của pháp luật
c) Người gửi tiền là chủ sở hữu TGTK hoặc đồng chủ sở hữu TGTK được cầm cố thẻ tiết kiệm để vay vốn tại các tổ chức tín dụng nếu được tổ chức tín dụng đó chấp thuận
d) Người gửi tiền là người giám hộ, người đại diện theo pháp luật được quyền thực hiện các giao dịch liên quan đến TGTK theo quy định tại Quy chế này và quy định tại các văn bản pháp luật có liên quan
(2) Trách nhiệm của người gửi tiền
a) Thực hiện đúng các quy định tại Quy chế này và các thỏa thuận đã cam kết với tổ chức nhận TGTK
b) Thông báo trước về yêu cầu rút tiền trước hạn theo quy định của tổ chức nhận TGTK
c) Thông báo kịp thời việc mất thẻ tiết kiệm cho tổ chức nhận TGTK khi phát hiện bị mất thẻ tiết kiệm để tránh bị lợi dụng làm tổn thất tài sản
d) Chịu trách nhiệm về những thiệt hại do không khai báo kịp thời việc mất thẻ tiết kiệm với tổ chức nhận TGTK
Trang 262.1.15 Quyền và nghĩa vụ của tổ chức nhận tiết kiệm
(1) Quyền của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm
a) Được quyền từ chối việc nhận và chi trả TGTK nếu người gửi tiền không thực hiện theo đúng các quy định tại Quy chế này và các thỏa thuận đã cam kết với tổ chức nhận TGTK
b) Được quyền từ chối việc chi trả TGTK đối với thẻ tiết kiệm đã bị lợi dụng nhưng không phải do lỗi của tổ chức nhận TGTK
(2) Trách nhiệm của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm
a) Căn cứ vào Quy chế này và các văn bản pháp luật có liên quan, tổ chức nhận TGTK ban hành và công bố công khai quy định về TGTK trong hệ thống của mình
b) Nhận TGTK của các cá nhân vào các ngày và giờ thực hiện giao dịch c) Thanh toán tiền gốc, lãi TGTK đúng hạn và đầy đủ
d) Công bố công khai lãi suất TGTK, phương thức trả lãi, mức thu phí đối với các khoản TGTK rút trước hạn (nếu có) và mức thu phí đối với các dịch
vụ liên quan đến TGTK tại các địa điểm nhận, chi trả TGTK
e) Giữ bí mật số dư tiền gửi của chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm hoặc đồng
sở hữu TGTK theo quy định của pháp luật và đảm bảo an toàn tiền gửi cho chủ
sở hữu TGTK hoặc đồng sở hữu TGTK
f) Chịu trách nhiệm về những thiệt hại, vi phạm, lợi dụng đối với TGTK
do lỗi của tổ chức nhận TGTK
g) Các tổ chức tín dụng có trách nhiệm báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước các số liệu liên quan đến hoạt động nhận và chi trả TGTK theo quy định hiện hành về chế độ báo cáo thống kê
h) Các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng được pháp luật cho phép nhận TGTK có trách nhiệm báo cáo Ngân hàng Nhà nước về tình hình nhận và chi trả TGTK theo quy định của Ngân hàng Nhà nước
2.1.16 Tiến trình ra quyết định của khách hàng
Các giai đoạn trong quy trình mua hàng lần đầu tiên được giới thiệu bởi Engel, Blackwell và Kollat vào năm 1968 Các giai đoạn bao gồm:
Trang 27(1) Nhận diện nhu cầu
Giai đoạn nhận diện nhu cầu là giai đoạn quan trọng nhất trong quy trình đưa đến hành vi mua hàng Nếu như không có nảy sinh nhu cầu thì không thể nào hành vi mua hàng có thể được thực hiện Nhu cầu này có thể bị kích thích bởi các kích thích bên trong và các kích thích bên ngoài
(2) Tìm hiểu sản phầm và thông tin liên quan
Giai đoạn tìm kiếm thông tin là giai đoạn tiếp theo sau giai đoạn nhận diện nhu cầu nhằm tìm ra sản phẩm/dịch vụ mà họ cho rằng là tốt nhất Các nguồn thông tin có thể bao gồm nhiều nguồn như nguồn thông tin thương mại, nguồn tin cá nhân…Trong khi các nguồn tin thương mại giúp người mua có thông tin về sản phẩm và dịch vụ thì các nguồn tin cá nhân lại giúp họ hợp thức hóa cũng như đánh giá về một sản phẩm hay dịch vụ
(3) Đo lường và đánh giá
Ở giai đoạn này, người mua đánh giá các thương hiệu/sản phẩm khác nhau dựa trên nhiều thuộc tính nhằm mục đích chính là tìm hiểu xem những thương hiệu/sản phẩm với những thuộc tính này có thể mang lại lợi ích mà mình đang tìm kiếm hay không Giai đoạn này bị ảnh hưởng nặng nề bởi thái độ của người mua hàng, "thái độ đặt một người vào khung suy nghĩ: thích hay không thích một vật, tiếp cận hay tránh xa nó" Một tác nhân khác ảnh hưởng đến giai đoạn này đó chính là mức độ tham gia/thử nghiệm
(5) Hành vi sau khi mua
Sau khi mua sản phẩm, người tiêu dùng so sánh giá trị sản phẩm khi sử dụng so với những kỳ vọng của họ, họ sẽ cảm thấy hài lòng hay thất vọng
Đo lường
và đánh giá
Mua hàng
Hành vi sau khi mua
Trang 282.2 CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC CÓ LIÊN QUAN
(1) Nghiên cứu của Nguyễn Thị Lẹ (2009) “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm và lượng tiền gửi vào Ngân hàng: Trường hợp NHTMCP Sài Gòn chi nhánh Cần Thơ” Khu vực nghiên cứu là thành phố Cần Thơ, số liệu thu thập nghiên cứu là 90 trong đó có 61 khách hàng có gửi tiền tiết kiệm tại SCB và 29 khách hàng không gửi tiền tại SCB Đóng góp của đề tài là
đề tài tiên phong nghiên cứu lĩnh vực tiền gửi theo phương pháp định lượng sử dụng mô hình Probit và mô hình hồi quy tương quan nhằm nghiên cứu và đóng góp Mô hình Probit được sử dụng để đánh giá yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền như: Thu nhập, lãi suất, có người quen làm việc tại ngân hàng, chất lượng phục vụ của nhân viên, thời gian giao dịch, giới tính của khách hàng, trình
độ, khoảng cách từ nhà đến SCB Sau khi chạy mô hình cho ra kết quả có 5 yếu
tố ảnh hưởng là: Thu nhập; Lãi suất; Chất lượng phục vụ của nhân viên; Có người quen làm việc tại ngân hàng; Khoảng cách từ nhà đến SCB có ý nghĩa đối với mô hình Mô hình hồi quy tương quan dùng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền gửi của khách hàng là: Thu nhập; Chi tiêu; Tuổi; Có người quen làm việc tại ngân hàng; Số nhân khẩu; Số người phụ thuộc; Tình độ; Nghề nghiệp Kết quả của mô hình có bốn biến có ý nghĩa là: Thu nhập; Chi tiêu; Số người phụ thuộc; Số nhân khẩu Hạn chế của đề tài là trong thực tế có nhiều hơn các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của khách hàng
(2) Nghiên cứu của Nguyễn Nhã Phi Hùng (2015)“Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định gửi tiền tiết kiệm cá nhân tại ngân hàng Sài Gòn Thương Tín” Đóng góp từ đề tài là sự kết hợp giữa lý thuyết từ các nghiên cứu trước, nghiên cứu đã xây dựng mô hình và sự kiểm định thực tiễn mô hình ở địa bàn TP Hồ Chí Minh Dùng phương pháp phân tích nhân tố, nghiên cứu đã xác định được sự hình thành của 5 nhóm nhân tố có ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của người dân trong địa bàn tại ngân hàng đó là: Thái độ của người gửi tiền; Ảnh hưởng của
xã hội; Các yếu tố chủ quan từ phía ngân hàng; Các yếu tố thuận lợi cho người gửi tiền; Khả năng kiểm soát hành vi gửi tiền Những hạn chế của nghiên cứu, thứ nhất là: Quyết định gửi tiền chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố nhưng đề tài chỉ tập trung vào 5 nhóm nhân tố là: Thái độ của người gửi tiền, ảnh hưởng của xã hội, các yếu tố chủ quan từ phía ngân hàng, các yếu tố thuận lợi cho người gửi tiền, khả năng kiểm soát hành vi gửi tiền Kết quả mô hình chỉ giải thích được 43,6% ý định sử dụng Thứ hai là hạn chế của phương pháp phân tích dữ liệu, nghiên cứu sử dụng công cụ phân tích hồi quy đa biến để xác định mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc Tuy nhiên, phép phân tích này không cho thấy mối quan hệ giữa các biến độc lập với nhau
Trang 292.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (chi tiết)
2.3.1 Quy trình nghiên cứu
Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu của đề tài
2.3.2 Xây dựng bảng câu hỏi (Phụ lục 1)
Xây dựng bảng câu hỏi dựa trên thông tin thu thập cho mô hình nghiên cứu
các nhân tố ảnh hưởng đến TGTK của khách hàng tại Sacomabank CN Tiền Giang
Cấu trúc bảng câu hỏi gồm 3 phần:
Phần 1: Giới thiệu về tác giả
Phần 2: Phần sàn lọc khách hàng
Phần 3: Phần thông tin khách hàng
Bảng câu hỏi phục vụ đề tài sử dụng các thang đo định danh, thang đo thứ bậc và thang đo khoảng Trong bài này sử dụng thang đo Likert 5 điểm và ý nghĩa của từng giá trị được đánh giá như sau:
Điểm 1: Rất không quan trọng
Điểm 2: Không quan trọng
Thiết kế bảng câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu định
lượng (N=100) Phân tích Binary logistic
Phân tích hồi quy
đa biến
Phân tích kết quả Kết luận và kiến nghị
Trang 302.3.3 Cỡ mẫu
Có ba yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định cở mẫu cần chọn là: (1) Độ
biến động của dữ liệu; (2) Độ tin cậy của nghiên cứu; (3) Khoảng sai số cho phép
Cỡ mẫu được xác định theo công thức:
n = p(1-p) Trong đó:
n: cỡ mẫu p: tỉ lệ xuất hiện của các phần tử trong đơn vị lấy mẫu đúng với mục tiêu chọn mẫu (0≤ p ≤ 1)
Z: giá trị tra bảng của phân phối chuẩn Z ứng với độ tin cậy
sai số cho phép với cỡ mẫu nhỏ (1) Độ biến động của dữ liệu V = p(1-p)
Trong trường hợp bất lợi nhất là độ biến động của dữ liệu ở mức tối đa thì
V = p(1-p) max V’ = 1-2p = 0 p=0.5 (1)
(2) Độ tin cậy trong nghiên cứu Do thời gian và chi phí có hạn nên đề tài
chọn độ tin cậy ở mức 90% nên sai lầm tối đa là = 10% Ta có giá trị
tra bảng của phân phối chuẩn ứng với độ tin cậy 90% là = 1,645 (2)
(3) Sai số cho phép với cỡ mẫu nhỏ là 10% (3)
Kết hợp (1), (2) và (3) ta có cỡ mẫu n = 68 quan sát
Đề tài này sử dụng bộ số liệu gồm 100 quan sát Như vậy với những yêu
cầu đặt ra đối với cỡ mẫu thì số quan sát 100 đã đủ để tiến hành nghiên cứu
2.3.4 Phương pháp chọn mẫu
Mẫu phỏng vấn được lấy theo phương pháp ngẫu nhiên theo tiêu chí: Khách
hàng đang gửi tiền tiết kiệm tại Sacombank và khách hàng gửi tiền tiết kiệm ở
Ngân hàng khác Tiến hành phỏng vấn với hai nhóm đối tượng theo tỷ lệ nhất
định để phục vụ cho mục đích nghiên cứu
Trang 31Khách hàng không có gửi tiền tiết
2.3.5 Mô hình phân tích hồi quy
2.3.5.1 Mô hình Binary logistic
Sử dụng phần mềm SPSS 20 để xử lý số liệu thu thập thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn khách hàng
Sử dụng mô hình hồi quy Binary logistic để kiểm tra sự ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định gửi tiền của khách hàng Hồi quy Binary logistic là một
kỹ thuật phân tích hồi quy trong đó biến số phụ thuộc (Y) là một biến số nhị phân (dichotomous –binary variable), theo đó Y thường được mã hoá là 1 và 0 (Y = 1,
có gửi tiền vào Sacombank; Y = 0, không gửi tiền vào Sacombank) Biến số độc lập trong hồi quy logistic có thể là biến số rời hoặc liên tục, biến số đơn hoặc đa biến số
X2: Chất lượng phụ vụ của nhân viên
X3: Thời gian giao dịch với ngân hàng
X4: Khuyến mãi của ngân hàng
X5: Khoảng cách từ nhà đến Ngân hàng
X6: Lãi suất
X7: Có người quen làm việc tại ngân hàng
Trang 32Bảng 2.2: Tổng hợp các biến độc lập với dấu hiệu kỳ vọng được xem xét
trong mô hình Binary Logistic
vọng
X1: Uy tín của ngân hàng Đo lường bằng thang đo Likert +
X2: Chất lượng phục vụ của
nhân viên
Đo lường bằng thang đo Likert +
X3: Thời gian giao dịch với
ngân hàng
Đo lường bằng thang đo Likert -
X4: Khuyến mãi của ngân
hàng
Đo lường bằng thang đo Likert +
X5: Khoảng cách từ nhà đến
Ngân hàng
Đo lường bằng thang đo Likert -
X6: Lãi suất Đo lường bằng thang đo Likert +
X7: Có người quen làm việc
tại ngân hàng
Đo lường bằng thang đo Likert +
2.3.5.2 Mô hình phân tích hồi quy hồi quy đa biến
Đánh giá sự tương quan của các biến độc lập thông qua phân tích hồi quy
tương quan
Đánh giá các yếu tố tác động đến lượng tiền gửi của khách hàng thông qua
phân tích hồi quy đa biến, biến phụ thuộc trong mô hình là biến định lượng cho
thấy lượng tiền gửi chịu ảnh hưởng bởi các biến độc lập được đưa vào mô hình
Sử dụng các kiểm định trong thống kê đảm bảo mô hình phù hợp và có
Trang 33: Các hệ số ước lượng của các biến độc lập (i=1,2,3,4,5,6,7,8)
X1: Uy tín của ngân hàng
X2: Chất lượng phục vụ của nhân viên
X3: Thời gian giao dịch với ngân hàng
X4: Khuyến mãi của ngân hàng
X5: Khoảng cách từ nhà đến Ngân hàng
X6: Lãi suất
X7: Có người quen làm việc tại ngân hàng
X8: Thu nhập trung bình hàng tháng của khách hàng
X9: Chi tiêu trung bình hàng tháng của khách hàng
X10: Số người trong hộ
: Sai số
Bảng 2.3: Tổng hợp các biến độc lập và dấu kỳ vọng được xem xét trong mô
hình hồi quy đa biến
vọng
X1: Uy tín của ngân hàng Đo lường bằng thang đo Likert +
X2: Chất lượng phục vụ của
nhân viên
Đo lường bằng thang đo Likert +
X3: Thời gian giao dịch với
ngân hàng
Đo lường bằng thang đo Likert -
X4: Khuyến mãi của ngân
hàng
Đo lường bằng thang đo Likert +
X5: Khoảng cách từ nhà đến
Ngân hàng
Đo lường bằng thang đo Likert -
X6: Lãi suất Đo lường bằng thang đo Likert +
X7: Có người quen làm việc
tại ngân hàng
Đo lường bằng thang đo Likert +
X8: Thu nhập trung bình
hàng tháng của khách hàng
Đo lường thu nhập bằng đồng +
X9: Chi tiêu trung bình hàng
tháng của khách hàng
Đo lường thu nhập bằng đồng -
X10: Số người trong hộ Đo lường bằng người +
Trang 342.3.6 Phương pháp phân tích
2.3.6.1 Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh số tuyệt đối: Sử dụng để so sánh số liệu năm sau với
số liệu năm trước của các chỉ tiêu biến động Tìm ra nguyên nhân và đề ra giải pháp (nếu có):
Y = Y -
Trong đó:
Y: Phần chênh lệch tăng giảm của các chỉ tiêu kinh tế Y: Chỉ tiêu năm sau
: Chỉ tiêu năm trước
Phương pháp so sánh số tương đối: Dùng để thể hiện tốc độ tăng trưởng
các chỉ tiêu kinh tế, so sánh mức độ tăng trưởng qua các năm và so sánh các chỉ tiêu với nhau từ đó tìm ra nguyên nhân và tìm ra giải pháp
%Y = x 100
Trong đó:
%Y: Biểu hiện tốc độ tăng trưởng Y: Chỉ tiêu năm sau
Y0: Chỉ tiêu năm trước
2.3.6.2 Phương pháp thống kê mô tả:
Phương pháp thống kê mô tả: Là các phương pháp liên quan đến việc thu
thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả đặc trưng khác nhau để phản ánh tổng quát đối tượng nghiên cứu
Trang 35Chương 3: THỰC TRẠNG LƯỢNG TIỀN GỬI VÀ PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH GỬI TIỀN TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN
THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH TIỀN GIANG
- Thông tin sơ lược về Sacombank;
- Phân tích số liệu được cung cấp từ Ngân hàng và có cái nhìn tổng quát về tình hình hoạt động của Ngân hàng;
- Phân tích và đánh giá số liệu sơ cấp thu thập được để xác định nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền;
3.1 THÔNG TIN CHUNG
100 nhân viên, hoạt động chủ yếu tại vùng ven TP.HCM, nhưng sau 25 năm hoạt động (tính đến thời điểm năm 2016) Sacombank đã trở thành một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu tại Việt Nam với vốn điều lệ lên đến 18.852 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 1.469 tỷ đồng, tổng nguồn nhân lực là 16.007 người với
564 điểm giao dịch trên cả nước và cả khu vực Đông Dương, trong đó có một Ngân hàng CPSGTT Campuchia và một Ngân hàng TNHH tại Lào
Trụ sở chính: 266 – 268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 8, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: (84-8)39 320 420
Fax: (84-8)39 320 424
Trang 36 Website: www.sacombank.com.vn
Sacombank là NH đầu tiên khai phá các thị trường tài chính trong khu vực,
là NH đầu tiên niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam và cũng là NH đầu tiên nhận được sự trợ giúp kỹ thuật từ Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) nên
từ đó nhận được rất nhiều ưu thế Là Ngân hàng duy nhất giao dịch ngoài giờ Đội ngũ nhân viên với tuổi đời còn trẻ, năng động, sáng tạo, nhiệt tình với công việc, luôn nỗ lực không ngừng mang đến cho khách hàng các dịch vụ ngân hàng với chất lượng tốt nhất Với những nỗ lực phát triển và sự đóng góp tích cực cho nền kinh tế Việt Nam, Sacombank đã nhận được rất nhiều bằng khen và giải thưởng có uy tín trong và ngoài nước, điển hình như:
Giải thưởng “Best Foreign Exchange Provider in Vietnam 2015” do Global Finance bình chọn
Giải thưởng “Best Use of Online Banking 2016” do Retail Banker Interbational bình chọn
Top 10 Thương hiệu - Sản phẩm/Dịch vụ nổi tiếng Asean 2016 do VILACAED bình chọn
Giải thưởng Báo cáo thường niên các năm 2014 do LACP bình chọn
Best Retail Bank Vietnam 2015 do IFM Anh Quốc bình chọn
Giải Bạc cho Báo cáo thường niên trong ngành
Giải đồng Báo cáo thường niên 2015 do ARC bình chọn
Top 1000 Ngân hàng Thế giới do The Banker bình chọn
Ngân hàng tốt nhất trong các thị trường mới nổi 2014 do Global Finance bình chọn
Best Retail Bank Vietnam do International Finance Magazine bình chọn
Vào ngày 16/5/2008, Sacombank tạo nên một bước ngoặc mới trong lịch
sử hình thành và phát triển NH với việc công bố thành lập Tập đoàn Tài chính Sacombank và Sacombank đóng vai trò hạt nhân điều phối hoạt động của tập đoàn Việc hình thành mô hình tập đoàn là điều kiện phát triển các giải pháp tài chính trọn gói với chi phí hợp lý, nhằm tạo ra giá trị tăng cho khách hàng đồng thời nâng cao sức mạnh trong quá trình hội nhập mang tính chiến lược của Sacombank và nhóm các công ty thành viên
Hiện tại, Tập đoàn tài chính Sacombank có sự góp mặt của các thành viên như sau:
Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), đóng vai trò hạt nhân điều phối hoạt động của tập đoàn
Thành viên trực thuộc:
Trang 37 Công ty Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank – SBS)
Công ty Cho thuê tài chính Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank
– SBL)
Công ty Kiều hối Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank – SBR)
Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín
(Sacombank – SBA)
Công ty Vàng bạc đá quý Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank
– SBJ)
25 năm qua, Sacombank luôn kiên định với chiến lược phát triển của mình,
tự tin mở ra ra những lối đi riêng và trở thành Ngân hàng tiên phong trong nhiều
lĩnh vực Sacombank còn được khách hàng biết đến với đội ngủ nhân viên trẻ,
năng động, am hiểu nghiệp vụ và nhiệt tình trong công tác phục vụ khách hàng
Sacombank được xem là NHTMCP rất thành công trong lĩnh vực tài trợ doanh
nghiệp vừa và nhỏ, chú trọng đến dòng sản phẩm và dịch vụ cá nhân, định hướng
2016 – 2020 Sacombank sẽ trở thành một trong những Ngân hàng bán lẻ hiện đại
hàng đầu khu vực với phương châm “hiệu quả - an toàn – bền vững”
3.1.2 Quá trình hình thành của Sacombank chi nhánh Tiền Giang
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Tiền Giang được thành
lập và đi vào hoạt động từ ngày 24/07/2006 trên nền tảng của Tổ chức tín dụng
Tiền Giang trực thuộc Sacombank chi nhánh Long An trụ sở ban đầu tại số 31
Võ Duy Linh, phường 1, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang
Ngày 29/1/2007 chi nhánh chính thức dời về đường số 6 Đinh Bộ Lĩnh
phường 2, Thành phố Mỹ Tho, nơi tập trung nhiều doanh nghiệp mang lại nhiều
thuận lợi hơn cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh Qua 10 năm hoạt động
Sacombank CN Tiền Giang đã gắn bó, đồng hành cùng các tổ chức kinh tế và
cộng đồng dân cư khu vực, ngày càng khẳng định được thương hiệu trên địa bàn,
được người dân tin cậy và giao dịch ngày một đông Đối tượng truyền thống của
Sacombank là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh cá thể hoạt động
trong lĩnh vực thương nghiệp, chế biến thủy sản, nông sản Sacombank CN Tiền
Giang là một trong những chi nhánh hoạt động có hiệu quả của toàn hệ thống
Sacombank CN Tiền Giang có tổng cộng 1 chi nhánh và 7 phòng giao dịch
được đặt trên 6 quận huyện của Tỉnh Tiền Giang
Chi nhánh Tiền Giang: Số 6, Đinh Bộ Lĩnh, Phường 2, Thành phố Mỹ Tho,
Tiền Giang
Trang 38 PGD Mỹ Tho A : Số 194 Ấp Bắc, Phường 5, Thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang
PGD Gò Công: Số 318 Võ Duy Ninh P.1, Huyện Gò Công, Tiền Giang
PGD Chợ Gạo: Số 130 - O611 Khu 2, Thị Trấn Chợ Gạo, Huyện Chợ Gạo, Tiền Giang
PGD Vĩnh Kim: Ấp Vĩnh Thạnh, xã Vĩnh Kim, Châu Thành, Tiền Giang
PGD Cai Lậy: Số 2/336 Khu 5, đường tỉnh 868, Thị Trấn Cai Lậy, Tiền Giang
PGD An Hữu: Ấp 4, xã An Hữu, Huyện Cái Bè, Tiền Giang
PGD Cái Bè: Số 875, ấp 05, Xã Phú An, thị xã Cai Lậy, Tiền Giang
Sacombank chi nhánh Tiền Giang đã nhận được nhiều bằng khen điển hình như sau:
Đạt được thành tích cao về phát triển thẻ tín dụng quốc tế (năm 2007)
Đạt danh hiệu “Tập thể giỏi” do hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao 3 năm liền (2008 – 2010)
Đạt danh hiệu “Chi nhánh xuất sắc” (2010)
3.1.3 Cơ cấu tổ chức nhân sự và chức năng
3.1.3.1 Tổ chức Sacombank CN Tiền Giang
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức Sacombank CN Tiền Giang
( Nguồn phòng kế toán và quỹ Sacombank chi nhánh Tiền Giang 2016)
BAN GIÁM ĐỐC
PGD PHỤ TRÁCH
KINH DOANH
PGD PHỤ TRÁCH NỘI NGHIỆP
PGD PHỤ TRÁCH KIỂM SOÁT RỦI RO
VÀ TTQT
PHÒNG KẾ TOÁN
VÀ QUỸ
PHÒNG KIỂM SOÁT RỦI RO
BP
TƯ
VẤN
BP NGÂN QUỸ
BP
KẾ TOÁN
BP HÀNH CHÁNH
BP KIỂM SOÁT RỦI RO
LÝ TÍN DỤNG
BP
XỬ LÝ GIAO DỊCH
Trang 39Sacombank Chi nhánh Tiền Giang được sắp xếp vào chi nhánh loại 4 trong
tổng thể cơ cấu tổ chức của NH TMCP Sài Gòn Thương Tín Cơ cấu bộ máy của
chi nhánh được xếp hợp lý với nhiều phòng ban trực thuộc được tổ chức chặc chẽ
có sự hỗ trợ qua lại giữa các bộ phận, giúp cho việc kinh doanh của chi nhánh
hoạt động một cách tốt nhất, mang lại hiệu quả cao
3.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của một số bộ phận chính
(1) Giám đốc
Giám đốc có trách nhiệm điều hành, tổ chức các chức năng nhiệm vụ của chi
nhánh, các đơn vị trực thuộc được phân công phụ trách và chịu trách nhiệm trước
Giám đốc khu vực, Tổng Giám đốc và hôi đồng quản trị Giám đốc chi nhánh thực
hiện chế độ phân quyền, ủy quyền cho cán bộ trực thuộc phải có trách nhiệm thường
xuyên theo dõi, đánh giá kiểm tra, giám sát nội dung đã được phân quyền
(2) Phó Giám đốc
Phó giám đốc chịu trách nhiệm về các nội dung được phân công Cụ thể
là: Chịu trách nhiệm về từng bộ mảng của các phòng ban; Chịu trách nhiệm kiểm
tra, giám sát tính tuân thủ của các đơn vị; Chịu trách nhiệm công tác đào tạo, tự
đào tạo của chi nhánh; Chịu trách nhiệm quản lý công tác tự kiểm tra chấn chỉnh
các Phòng nghiệp vụ; Chịu trách nhiệm về mặt hoạt động của các PGD
(3) Phòng kinh doanh
- Bộ phận tư vấn
+ Tư vấn, giải đáp thông tin khách hàng và bán hàng tại chỗ
+ Thực hiện các thủ tục giao dịch, lưu trữ hồ sơ thông tin khách hàng
+ Chăm sóc khách hàng và phát triển mối quan hệ với khách hàng
+ Thực hiện công tác báo cáo các chỉ tiêu theo chức năng đảm trách
- Bộ phận tín dụng:
+ Thực hiện công tác tiếp thị để phát triển khách hàng, phát triển thị phần
+ Hướng dẫn khách hàng tất cả các vấn đề có liên quan về cho vay
+ Nghiên cứu hồ sơ, xác minh tình hình sản xuất kinh doanh, phương án vay vốn, khả năng quản lý, tài sản đảm bảo cho khách hàng
Trang 40+ Phân tích, thẩm định đề xuất cho vay và gia hạn hồ sơ cho vay bảo lãnh
+ Hướng dẫn khách hàng bổ sung hồ sơ, tài liệu để hoàn chỉnh hồ
sơ Thông báo quyết định cho vay hoặc không cho vay của Ngân hàng đến khách hàng
+ Thực hiện thủ tục công chứng các hợp đồng cầm cố thế chấp và đăng ký giao dịch đảm bảo
- Bộ phận thanh toán quốc tế
+ Hướng dẫn khách hàng tất cả các nghiệp vụ liên quan đến thanh toán quốc tế
+ Kiểm tra về mặt kỹ thuật, thẩm định và đề xuất phát hành, thanh toán, thông báo L/C và thực hiện các phương pháp thanh toán quốc
tế khác
(4) Phòng kiểm soát rủi ro
Có chức năng quản lý tín dụng, xử lý giao dịch và quỹ, thanh toán quốc tế
Nhiệm vụ cụ thể của phòng trong chức năng quản lý tín dụng bao gồm:
a) Kiểm soát tín dụng: kiểm soát lại hồ sơ cấp tín dụng, hoàn chỉnh lại
hồ sơ và lập thủ tục giải ngân, kết hợp với phòng dịch vụ khách hàng kiểm tra
sau cho vay, lập thủ tục giải chấp tài sản đảm bảo và kiểm soát hồ sơ tín dụng tại
các đơn vị trực thuộc CN
b) Quản lý nợ: quản lý theo dõi các danh mục cho vay, sắp xếp các chỉ
tiêu, cũng như kiểm soát các khoản nợ gia hạn, nợ quá hạn nhằm hạn chế rủi ro
tín dụng cho chi nhánh
c) Chức năng khác: lưu trữ, bảo quản chính hợp đồng tín dụng, hợp
đồng bảo lãnh, giấy nợ và các giấy tờ liên quan khác
(5) Phòng kế toán và quỹ:
Chức năng của bộ phận hành chính bao gồm: quản lý công tác hành chánh,
quản lý công tác nhân sự và công tác công nghệ thông tin
Nhiệm vụ của phòng kế toán và quỹ bao gồm các công việc như sau:
a) Quản lý công tác kế toán tại CN: hướng dẫn, kiểm tra công tác hoạch
kế toán tại CN và các đơn vị trực thuộc, thực hiện và kiểm soát các nghiệp vụ
thanh toán, tiếp nhận, kiểm tra và tổng hợp số liệu kế toán phát sinh, chịu trách
nhiệm hậu kiểm kịp thời chứng từ kế toán tại CN, đề xuất các biện pháp xử lý sai