1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sỹ - Phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa

212 12 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát Triển Bền Vững Du Lịch Tại Thanh Hóa
Tác giả Mai Anh Vũ
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Bá Lâm, TS. Nguyễn Quang Vĩnh
Trường học Trường Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại luận án tiến sỹ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 212
Dung lượng 2,15 MB

Nội dung

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Đến nay ở nhiều nước trên thế giới, du lịch đã trở thành ngành kinh tế tổng hợp góp phần quan trọng vào sự phát triển đối với mỗi quốc gia. Du lịch đã và đang được nhiều quốc gia quan tâm, tập trung đầu tư phát triển. Tuy nhiên đi kèm với sự phát triển với tốc độ cao, ngành du lịch đang gặp rất nhiều vấn đề phát sinh và một số hệ lụy từ việc phát triển du lịch thiếu quy hoạch, không tính toán hết các rủi ro đối với môi trường, kinh tế - xã hội, văn hóa... khiến cho việc phát triển du lịch tại nhiều địa phương, quốc gia không mang tính ổn định, sự phát triển du lịch thiếu bền vững. Nhận thức được tầm quan trọng của phát triển du lịch, phát triển bền vững du lịch nhiều nhà nghiên cứu và tổ chức đã có những nghiên cứu chuyên sâu về phát triển du lịch và đã có những đóng nhất định cho sự phát triển của ngành. Ở nhiều quốc gia trên thế giới, du lịch luôn là ngành, lĩnh vực được quan tâm đầu tư phát triển bởi những lợi ích to lớn mà nó đem lại cho nền kinh tế. Song, phát triển du lịch với mục đích thuần kinh tế tuy đem đến nhiều lợi ích trước mắt, nhưng ngày càng bộc lộ những hạn chế, bất cập về lâu dài, nguy cơ làm suy kiệt tài nguyên du lịch, giảm tính đa dạng và đe dọa hủy hoại môi trường sinh thái, tác động xấu đến các nền văn hóa bản địa, đến cộng đồng địa phương, hậu quả của những tác động này sẽ ảnh hưởng tiêu cực trở lại đến chính sự phát triển du lịch trong dài hạn. Từ thực tế này, đã xuất hiện nhu cầu nghiên cứu về các loại hình du lịch mới, những cách thức phát triển du lịch mới, quan tâm hơn đến việc bảo vệ tài nguyên du lịch, đến môi trường sinh thái, đến trách nhiệm với cộng đồng, xã hội, cân đối hơn giữa các yếu tố trước mắt và lâu dài trong quá trình phát triển. Lý thuyết về phát triển bền vững du lịch dần được hình thành và bổ sung, hoàn chỉnh. Dưới đây là tổng quan những công trình nghiên cứu về phát triển bền vững du lịch ở trong và ngoài nước đã công bố từ trước đến nay. 1.1.Công trình nghiên cứu trên thế giới 1.1.1Công trình liên quan tới du lịch bền vững Công trình nghiên cứu: “Sustainable tourism as a Development Option” (Du lịch bền vững một sự lựa chọn phát triển) của tác giả Steck và cộng sự (1999) [104]. Công trình đã nêu lên cách thức hoạt động của du lịch, những điều kiện cần thiết của hoạt động du lịch từ thực tiễn, hoạt động du lịch và những mối quan hệ trong du lịch, dự báo tình hình phát triển du lịch trong thời gian tới. Tác giả nhận định phát triển bền vững du lịch cần phát triển từng bước. Bước 1: Phân tích các khả năng trong du lịch (Các bên liên quan trong hoạt động du lịch, tiềm năng, các điều kiện cơ bản phát triển du lịch). Bước 2: Thiết kế chiến lược phát triển du lịch (Những loại hình du lịch, khách du lịch, địa điểm nào để bắt đầu). Bước 3: Xã định vai trò và trách nhiệm (Các bên liên quan, ai, làm thế nào, với ai). Bước 4: Sự tham gia của cộng đồng. Bước 5: Đảm bảo tính bền vững bằng các chỉ số để đánh giá và theo dõi. Quan điểm của công trình nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững là: đáp ứng nhu cầu của khách du lịch hiện nay tập trung tại các khu vực chủ yếu, cần phải bảo vệ tài nguyên và tăng cường cơ hội phát triển cho tương lai. Phát triển du lịch bền vững là dẫn đến quản lý tất cả các nguồn lực để có thể được đáp ứng nhu cầu kinh tế, xã hội và môi trường trong khi duy trì tính toàn vẹn văn hóa, các quá trình sinh thái thiết yếu, đa dạng sinh học và hệ thống hỗ trợ sự sống. Công trình nghiên cứu:“Project development for sustainable touris” (Dự án phát triển bền vững du lịch) của tác giả Gutierres, E. và cộng sự (2006) [90]. Công trình tập trung vào những nội dung chính như sau: (1) Khái niệm dự án du lịch bền vững; (2) Phát triển các dự án du lịch bền vững; (3) Nhiệm vụ các bên liên quan; (4) Thách thức và cơ hội trong khu vực dự án du lịch; (5) Phân tích chuối giá trị; (6) Mô tả quản lý dự án cấu trúc và dự toán chi phí dự án; (7) Các hoạt động chính, kế hoạch giám sát và mốc thời gian dự án; (8) Ý tưởng về một dự án phát triển bền vững du lịch . Đề tài của tác giả nghiên cứu các vấn đề xoay quanh việc phát triển các dự án du lịch theo hướng bền vững với đầy đủ nội dung cơ bản của một dư án. Luận án tiến sĩ Triết học: “Sustainable Tourism Development Managenment In Central AFRICA: A case study of the tourism industry in Cameroon” (Quản lý phát triển bền vững du lịch ở trung tâm châu Á: Một nghiên cứu trưởng hợp của ngành du lịch tại Cameroon) của tác giả ALBERT (2010) tại trường Đại học Nottingham [82]. Luận án với những nội dung chính như sau: (1) xác định và phác thảo tiềm năng tăng trưởng của ngành du lịch tại Cameroon là một phương tiện để cải thiện các điều kiện kinh tế xã hội của cộng đồng địa phương; (2) xem xét các mâu thuẫn và thách thức đối với sự phát triển của một ngành công nghiệp du lịch bền vững ở Cameroon; (3) xác định các khái niệm du lịch bền vững được áp dụng thành công trong bao xa các quốc gia khác có thể được điều chỉnh và sử dụng để phát triển và quản lý các tiềm năng du lịch của Cameroon nói riêng và các tiểu vùng nói chung. Luận án đã nêu lên một số nguyên tắc phát triển bền vững du lịch như: (1) Bảo tồn và sử dụng tài nguyên tối ưu bền vững; (2) Liên kết; (3) Tích hợp du lịch bền vững vào phát triển bền vững; (4) Sự tham gia của các bên liên quan (Sự tham gia của công chúng); (5) Giáo dục và giám sát; (6) Sự tôn trọng của cộng đồng chủ nhà. Bài viết: “Sustainable Development through Sustainable Tourism – A conceptual note” (Phát triển bền vững thông qua du lịch – Ghi chú về một khái niệm) của tác giả Bulin & Călăretu (2012) [84]. Công trình chỉ ra rằng một sự phát triển bền vững bao gồm một số yêu cầu tối thiểu, như thay đổi kích thước tăng trưởng (phân phối nguồn lực công bằng hơn, tăng khía cạnh chất lượng của sản xuất), xóa đói giảm nghèo, tăng trưởng dân số có kiểm soát, bảo tồn tài nguyênthiên nhiên, định hướng lại công nghệ, hợp tác trong quá trình ra quyết định cấp địa phương,khu vực, quốc gia và quốc tế. Một hệ thống du lịch bền vững dựa trên ba trụ cột quan trọng: (1) Tiềm năng địa lý - trụ cột tự nhiên; (2) Trụ cột địa phương - cộng đồng địa phương; (3) Trụ cột khách du lịch, nhà điều hành tour du lịch, các loại bên liên quan khác. Cuối cùng tác giả đã tổng kết rằng: “Phát triển bền vững du lịch hay phát triển du lịch bền vững là một quá trình dựa trên kiến thức, tính ổn định theo thời gian, quy hoạch và sự tham gia của tất cả các bên liên quan.” Công trình nghiên cứu:“Sustainable tourism: a comprehensive literature review on frameworks and applications” (Du lịch bền vững một tài liệu toàn diện) của nhóm tác giả Zolfani và cộng sự (2015) công bố trên tạp chí Economic Research-Ekonomska Istraživanja [111]. Công trình nghiên cứu về Du lịch bền vững, để phác thảo và xác định qua các công trình nghiên cứu, bài báo trên một số tạp chí chuyên ngành. Công trình đã tổng hợp tổng cộng: 132 bài báo từ 47 tạp chí về tính bền vững và du lịch, được xuất bản từ năm 1999 đến 2013. Do đó, các xu hướng gần đây trong bền vững nghiên cứu phát triển và du lịch đã được nắm bắt, dựa trên các nghiên cứu được công bố qua gần 15 năm qua. Nhóm tác giả đã tổng hợp và phân loại thành 14 loại lĩnh vực chủ đề có liên quan tới các khía cạnh của phát triển du lịch bền vững, được đặt tên như sau: (1) Mô hình; (2) Phát triển bền vững du lịch ; (3) Nghiên cứu thị trường và kinh tế; (4) hoạch định chính sách; (5) Cơ sở hạ tầng (6) Mô hình hóa và lập kế hoạch; (7) Du lịch nông thôn; (8) Môi trường và khủng hoảng quản lý; (9) hệ sinh thái và du lịch sinh thái; (10) Biến đổi khí hậu; (11) Sinh thái học); (12) Văn hóa và di sản (13) Con người quản lý tài nguyên (14) Tiết kiệm năng lượng và vật liệu. Bài viết này đã trình bày một đánh giá rộng rãi các tài liệu về du lịch bền vững định nghĩa và ứng dụng. Với mục đích này, mỗi bài viết được phân loại các lĩnh vực ứng dụng dựa trên một sơ đồ phân loại phát triển. Hơn nữa, các giấy tờ là được sắp xếp theo năm xuất bản, tạp chí xuất bản, tác giả quốc tịch, lĩnh vực chủ đề, khu vực tập trung, và số lượng trích dẫn quốc tịch. Đánh giá này cố gắng tạo ra một cửa sổ cơ hội để giúp các nhà nghiên cứu và các học viên làm cơ sở và cũng để đáp ứng yêu cầu của họ để dễ dàng truy cập vào các ấn phẩm có nội dung về du lịch bền vững. Công trình: “Principles and practice of sustainable tourism planning” (Nguyên tắc và thực hành kế hoạch du lịch bền vững) của Veanu (2007) [105]: Tài liệu làm rõ một số nội dung lý thuyết chung về phát triển bền vững du lịch trong đó tập trung phân tích các quan điểm về phát triển bền vững du lịch , các khía cạnh cần có để du lịch được gọi là bền vững, phân biệt giữa du lịch bền vững và du lịch đại chúng; hệ thống và đề xuất 6 nhóm nguyên tắc của du lịch bền vững, bao gồm: (1) giảm thiểu tác động đến môi trường để đảm bảo sự bền vững về sinh thái; (2) giảm thiểu tác động tiêu cực đến cộng đồng địa phương để bảo đảm tính bền vững về xã hội; (3) giảm thiểu tác động tiêu cực đến văn hóa, truyền thống của các địa phương để bảo đảm sự bền vững về văn hóa; (4) tối đa hóa lợi ích kinh tế của các địa phương để có được sự bền vững về kinh tế; (5) thông tin, giáo dục nhận thức đến doanh nghiệp, du khách, chính quyền và người dân địa phương để cải thiện thái độ của các chủ thể đối với môi trường và giảm thiểu tác động tiêu cực từ hành vi của chủ thể đến môi trường, xã hội; (6) phát huy vai trò tham gia, kiểm soát của cộng đồng địa phương đối với các hoạt động du lịch ở điểm đến. 1.1.2Công trình liên quan tới tiêu chí đánh giá phát triển bền vững du lịch Công trình nghiên cứu:“Capacitating for tourism development in Vietnam : Training course - Tourism and sustainable development” (Khóa đào tạo: Nâng cao năng lực phát triển du lịch Việt Nam– Du lịch và phát triển bền vững) của Machado (2003) [100]. Công trình này cung cấp các khái niệm về du lịch và khái niệm bền vững, làm thế nào để du lịch bền vững hơn. Tác giả cho rằng phát triển du lịch sinh thái một sự lựa chọn hợp lý trong phát triển du lịch bền vững. Ngoài ra nghiên cứu cũng nghiên cứu kinh nghiệm phát triển du lịch của quần đảo Canảy, và chỉ ra kết quả phát triển không bền vững của quần đào và đưa ra các giải pháp. Machado cũng đã xây dựng tiêu chí phân biệt du lịch bền vững và không bền vững khác nhau như thế nào, ông đã chú trọng những giải pháp, cách thức để hạn chế những tác động tiêu. cực đến môi trường du lịch (gồm tự nhiên và nhân văn). Du lịch và môi trường. có tác động qua lại lẫn nhau, cùng nhau phát triển, đặt lợi ích và quyền lợi của dân cư địa phương lên hàng đầu đó là. cải thiện chất lượng cuộc sống và phúc lợi cho địa phương. Phát triển du lịch phải gắn giữa hiện tại và tương lai nên tiêu chí đánh giá du lịch bền vững đó là: bền vững về kinh tế (có nghĩa là có tốc độ tăng trưởng nhanh, ổn định); bền vững về xã hội (trình độ văn minh, tuổi thọ, sức khỏe, trải nghiệm văn hóa, tinh thần); bền vững về môi trường (bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường) Cuốn sách: “Indicators of Sustainable Development for Tourism Destinations” (Bộ chỉ số phát triển bền vững cho các điểm đến du lịch) được phát hành bởi World Tourism Organization, (2004) [109]: Là kết quả của một nghiên cứu sâu rộng về các sáng kiến chỉ số du lịch toàn thế giới, tài liệu được WTO xác định là chìa khóa cho sự phát triển du lịch và quản lý một điểm đến nhất định đồng thời khuyến nghị các quốc gia thành viên lựa chọn thường xuyên như một công cụ cần thiết cho quá trình lập kế hoạch và quản lý hoạch định chính sách phát triển bền vững tại các điểm đến du lịch. Nội dung tài liệu phân tích về sự cần thiết xây dựng và ứng dụng chỉ số phát triển bền vững cho các điểm đến du lịch; hướng dẫn một quy trình để có thể xác định các chỉ số đáp ứng tốt nhất các vấn đề của điểm du lịch cụ thể; đề xuất một bộ 13 nhóm với trên 40 chỉ số cụ thể phát triển bền vững tại các điểm đến du lịch, bao gồm các nhóm chỉ số liên quan đến an sinh, duy trì bản sắc văn hóa, sự hài lòng và tham gia của cộng đồng bản địa trong du lịch, yếu tố sức khỏe và an toàn, khả năng nắm bắt lợi ích kinh tế từ du lịch, công tác giám sát sử dụng tài nguyên và quản lý năng lượng, việc hạn chế tác động tiêu cực từ hoạt động du lịch, trình độ kiểm soát và quản lý, việc thiết kế sản phẩm và dịch vụ, tính bền vững của các hoạt động và dịch vụ du lịch ... Công trình: “Is the concept of sustainble development – developing sustainable development benchmarking tool” (Phát triển bền vững là gì? Xây dựng bộ công cụ chuẩn về phát triển bền vững) của Lucian & Julien (2007) [99]: Mục đích của các tác giả là đưa ra một phương pháp thống nhất để đánh giá du lịch bền vững căn cứ trên các chỉ số định lượng. Phương pháp này được gọi là công cụ chuẩn về du lịch bền vững (The sustainable tourism benchmarking tool – viết tắt là STBT). STBT đánh giá tính bền vững của du lịch dưới 4 khía cạnh: bền vững về kinh tế (được phản ánh qua 3 phương diện: tài nguyên du lịch, hoạt động du lịch, liên kết du lịch,các cơ hội bị bỏ lỡ), bền vững về xã hội và sinh thái, bền vững về hạ tầng và tính hấp dẫn. Để đánh giá được độ bền vững trong mỗi lĩnh vực nêu trên, các tác giả lần lượt nêu ra các chỉ số tương ứng để lượng hóa thông tin. Ví dụ, đối với vấn đề tài nguyên du lịch, vận dụng phương pháp STBT, người ta tính toán được chính xác số lượng các điểm du lịch tự nhiên và các điểm du lịch văn hóa của một khu vực cụ thể, qua đó đánh giá được quy mô và tiềm năng du lịch của địa bàn đó. Công trình nghiên cứu: “Sustainable Tourism Model - Example: the Slītere National Park” (Mô hình phát triển bền vững du lịch – Ví dụ: Đánh giá tại vườn quốc gia Slītere) nằm trong dự án POLPROPIP NATURA thuộc các nước Châu Âu (2014) [102]. Công trình nghiên cứu đã tổng hợp những nội dung chính như: (1) Ý tưởng của mô hình du lịch bền vững; (2) Sản phẩm của du lịch và cơ sở hạ tầng; (3) Chiên lược marketing; (4) Giám sát lượt thăm quan. Từ đó đề tài đã đánh giá sự phát triển hoạt động du lịch tại công viên quốc gia Slītere có bền vững hay không. Nghiên cứu đưa ra kết luận hoạt động du lịch nơi đây bền vững bởi vì mô hình này phục vụ cho lợi ích của tất cả các bên liên quan. Mô hình này tạo ra động lực rõ ràng để các bên liên quan tham gia, hợp tác và giữ cho mô hình chạy để phát triển kinh tế địa phương và bảo tồn thiên nhiên. Mô hình phát triển này được đánh giá qua: (1) Sự tham gia của cộng đồng địa phương; (2) Tài nguyên du lịch địa phương và (3) việc đề xuất một kế hoạch phát triển bền vững. 1.1.3Công trình liên quan tới nhân tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững du lịch Đề tài nghiên cứu:“Steps to Sustainable Tourism” (Các bước để du lịch bền vững) của Chính phủ Úc chịu trách nhiệm là Christopher (2004) [86]. Đề tài đã xây dựng 10 bước để phát triển bền vững du lịch một quốc gia. Công trình đưa ra nhóm các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển du lịch bao gồm: (1) Cộng đồng; (2) Quản lý đất đai và di sản văn hóa; (3) Các doanh nghiệp; (4) Khách du lịch. Đề tài được phát triển nhằm định hướng cho du lịch nước Úc phát triển bền vững. Tác giả chỉ ra rằng: phát triển du lịch bền vững là việc đáp ứng nhu cầu của khách du lịch hiện tại và khu vực chủ nhà trong khi bảo vệ và tăng cường cơ hội cho Tương lai. Phát triển du lịch bền vững phải dự tính đến việc quản lý tất cả các nguồn lực theo cách mà kinh tế, xã hội và nhu cầu có thể được đáp ứng trong khi duy trì toàn vẹn văn hóa, các quá trình sinh thái thiết yếu, đa dạng sinh học và hệ thống hỗ trợ cuộc sống. Bài báo nghiên cứu: “Identifying the key factors influencing sustainable tourism in Bangladesh” (Xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến du lịch bền vững ở Bangladesh) của tác giả Rahman & Jahan (2016) [103]. Công trình đã nêu lên khái niệm về du lịch bền vững và nhận định du lịch bền vững nên: (1) Tận dụng tối ưu các nguồn tài nguyên môi trường tạo thành yếu tố chính trong phát triển du lịch, duy trì các quá trình sinh thái thiết yếu và giúp bảo tồn di sản thiên nhiên và đa dạng sinh học; (2) Tôn trọng tính xác thực văn hóa xã hội của các cộng đồng chủ nhà, bảo tồn di sản văn hóa được xây dựng và sống và các giá trị truyền thống của họ, và đóng góp vào sự hiểu biết và khoan dung liên văn hóa; (3) Đảm bảo các hoạt động kinh tế dài hạn, khả thi, mang lại lợi ích kinh tế xã hội cho tất cả các bên liên quan được phân phối công bằng, bao gồm cơ hội kiếm việc làm và thu nhập ổn định và các dịch vụ xã hội cho cộng đồng, và góp phần xóa đói giảm nghèo. Sau cùng tác giả xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến du lịch bền vững ở Bangladesh bao gồm: (1) Ưu đãi mua hàng; (2) Các dịch vụ hỗ trợ; (3) Chất lượng dịch vụ; (4) Các tác động của du lịch bền vững; (5) Sự tham gia của của người dân địa phương và các cơ quan có liên quan; (6) Mức độ trách nhiệm; (7) Tài nguyên và môi trường; (8) Kiến thức và sự thận trọng của khách du lịch. Kết quả nghiên cứu nghiên cứu được dựa trên phương pháp định lượng khảo sát bởi 275 khách du lịch từ 54 nước đã tới Bangladesh. Sau khi sử dụng kỹ thuật Varimax Rotations (Ma trận xoay) nghiên cứu đã chi ra rằng có 8 nhân tố ảnh hưởng khiến Bangladesh trở thành một điểm đến bền vững và trong đo 3 nhân tố quan trọng nhất gồm: Ưu đãi mua hàng (17,52%), Các dịch vụ hỗ trợ (12,41%) và Chất lượng dịch vụ (10,49%). Bài báo nghiên cứu: “Determining the Sustainability Factors and Performance of a Tourism Destination from the Stakeholders’ Perspective” (Xác định các yếu tố bền vững, hiệu suất của một điểm đến du lịch từ quan điểm của các bên liên quan) của tác giả Díaz & Espino-Rodríguez (2016) [89]. Công trình tập trung nghiên cứu một số nội dung về điểm đến du lịch, hiệu suất của một điểm đến, xác định các yếu tố bền vững để đạt hiệu suất cho một điểm đến du lịch. Tác giả đã tổng hợp có tám yếu tố thúc đẩy hoạt động du lịch: (1) du lịch và cơ sở hạ tầng liên quan; (2) điều kiện kinh tế; (3) an ninh, an toàn và sức khỏe; (4) giá du lịch năng lực cạnh tranh; (5) chính sách của Chính phủ; (6) bền vững môi trường; (7) kỹ năng lao động và đào tạo; và (8) tài nguyên thiên nhiên và văn hóa. Qua nghiên cứu tại Gran Canaria, tác giả đã nêu ra các nhân tố bền vững của điểm đến du lịch của Gran Canaria: (1) Các nguồn lực và chuỗi cung ứng; (2) Giải trí; (3) Đáp ứng các yếu tố văn hóa; (4) Tính an toàn; (5) Ưu đãi từ các khách sạn; (6) Chi phí thấp. Kết quả thu được trong nghiên cứu này cho thấy trong 6 có 2 nhân tố không ảnh hưởng tới du lịch bền vững điểm đến Gran Canaria là Đáp ứng các yếu tố văn hóa và Ưu đãi từ khách sạn. Còn lại 4 nhân tố có sự tác động theo mức độ ảnh hưởng là: Các nguồn lực và chuỗi cung ứng (B = 0,560); Tính an toàn (B = 0,530); Giải trí (B = 0,176) và cuối cùng là Chi phí thấp (B = 0,184). Bài báo nghiên cứu: “Analyzing factors affecting tourism sustainable developmant towards Viet Nam in the new Era” (Phân tích yếu tố ảnh hưởng tới phát triển bền vững du lịch Việt Nam trong kỷ nguyên mới) của tác giả Vuong & Prof (2019) [106]. Công trình tập trung nghiên cứu một số nội dung: (1) Rà soát và xác định các yếu tố ảnh hưởng để phát triển bền vững du lịch phù hợp với điều kiện Việt Nam; (2) Xây dựng mô hình định tính cho sự phát triển bền vững du lịch phù hợp với điều kiện Việt Nam; (3) Đề xuất quy mô của các thành phần cho các yếu tố ảnh hưởng đến du lịch bền vững phát triển phù hợp với điều kiện Việt Nam; (4) Đề xuất giải pháp phát triển bền vững du lịch tại Việt Nam. Tác giả cũng nhận định thang đo các yếu tố và xây dựng các biến quan sát cho từng yếu tố: (1) Yếu tố kinh tế; (2) Yếu tố xã hội; (3) Yếu tố môi trường. Từ đó tác giả chỉ ra cần phải giải quyết 3 vấn đề: Thứ nhất, phát triển du lịch phải đảm bảo bảo vệ môi trường. Thứ hai, phát triển du lịch nên trình bày những lợi ích kinh tế cho địa phương. Thứ ba, phát triển du lịch phải đảm bảo khía cạnh xã hội. Tuy nhiên hạn chế của bài nghiên cứu là mới chỉ tổng hợp được các cơ sở lý luận và đưa ra được mô hình nghiên cứu mà chưa chỉ ra được kết quả mang tính định lượng cho từng nhân tố. 1.2.Công trình nghiên cứu trong nước 1.2.1Công trình có liên quan tới du lịch bền vững Cuốn sách: “Du lịch bền vững” của tác giả Nguyễn Đình Hoè, NXB Đại học quốc gia Hà Nội năm 2001 [28], đã đề cập đến một số vấn đề như những nguyên tắc của du lịch bền vững; chính sách du lịch bền vững trên thế giới; các biện pháp tự điều chỉnh nhằm đạt đến sự bền vững; một số mô hình du lịch bền vững như làng du lịch ở Austria, Ecomost - mô hình du lịch bền vững của cộng đồng châu Âu, mô hình du lịch bền vững ở Hoàng Sơn - Trung Quốc; tổ chức sự tham gia của cộng đồng vào quản lý và tiến hành hoạt động du lịch như tham gia quy hoạch phát triển du lịch, tham gia vào việc lập quyết định liên quan đến phát triển của điểm du lịch, tham gia hoạt động và quản lý hoạt động du lịch ở những vị trí, ngành nghề thích hợp; đánh giá tính bền vững của du lịch nhờ đánh giá hoạt động du lịch dựa vào khả năng tải, dựa vào bộ chỉ thị môi trường của WTO, bộ chỉ thị đánh giá nhanh tính bền vững của một điểm du lịch. Công trình nghiên cứu:“Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam”, tác giả Phạm Trung Lương năm 2002 [38]. Đây là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống ở cấp độ Nhà nước về phát triển du lịch bền vững. Công trình đã tiếp cận khoa học các vấn đề về phát triển du lịch bền vững; tổng quan và hệ thống hóa một số nội dung lý luận về phát triển du lịch bền vững như khái niệm, những nguyên tắc cơ bản, dấu hiệu nhận biết, mô hình lý thuyết về phát triển du lịch bền vững; phân tích một số mô hình và kinh nghiệm quốc tế; phân tích thực trạng phát triển du lịch Việt Nam với các số liệu nghiên cứu từ năm 1992 đến thời điểm thực hiện đề tài; xác định một số vấn đề cơ bản liên quan đến phát triển du lịch bền vững đối với Việt Nam; đề xuất một số giải pháp chính sách và thực tiễn cho phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam 1.2.2Công trình liên quan tới tiêu chí đánh giá phát triển bền vững du lịch Luận án tiến sĩ: “Phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha-Kẻ bàng”của Trần Tiến Dũng, năm 2007 [21]. Tác giả đã phân tích các quan niệm về hệ thống đánh giá về du lịch bền vững, các kinh nghiệm du lịch bền vững và không bền vững trên thế giới và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch bền vững Phong Nha-Kẻ Bàng. Luận án tập trung nghiên cứu các tài nguyên thiên nhiên và nhân văn tại Phong Nha-Kẻ Bàng từ đó xây dựng chiến lược phát triển du lịch bền vững. Luận án đã đánh giá sự phát triển du lịch bền vững dựa trên các yếu tố như sau: (1) Đánh giá tính bền vững của hoạt động du lịch dựa vào sức chứa; (2) Đánh giá tính bền vững của các hoạt động du lịch dựa vào bộ chỉ tiêu môi trường của Tổ chức Du lịch Thế giới UNWTO. Đây là luận án về du lịch bền vững ở một vùng du lịch cụ thể, có tính đặc trưng. Tuy nhiên, các tiêu chí đánh giá còn hạn chế và việc ứng dụng vào thực tiễn chỉ phù hợp với các địa phương có tài nguyên thiên nhiên và các di sản mang tính nhân văn. Luận án Tiến sĩ địa lý: “Phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận trên quan điểm phát triển bền vững” của tác giả La Nữ Ánh Vân, năm 2012 [76]. Luận án này đã hệ thống cơ sở lý luận chung về du lịch, đề tài đi sâu phân tích, đánh giá tiềm năng và thực trạng về du lịch tỉnh Bình Thuận. Tác giả cũng chỉ ra định hướng chung giai đoạn 2010 – 2020, du lịch Bình Thuận phát triển cân đối, hợp lý, hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển: kinh tế, xã hội và môi trường. Phát triển du lịch trên quan điểm phát triển bền vững được đánh giá bởi hệ thống 3 nhóm gồm 16 tiêu chí: (1) Nhóm tiêu chí đánh giá về phát triển kinh tế; (2) Nhóm tiêu chí đánh giá về phát triển xã hội; (3) Nhóm tiêu chí đánh giá về bảo vệ môi trường. Các tiêu chí được đánh giá với bốn mức độ: bền vững, tương đối bền vững, thiếu bền vững hay kém bền vững. Kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy phát triển du lịch tại Bình Thuận được đánh giá “tương đối bền vững” ở 2 nhóm kinh tế và phát triển xã hội; nhóm tiêu chí về bảo vệ môi trường ở mức “Thiếu bền vững”. Ngoài ra luận án cũng xác đinh nhóm các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển du lịch Bình Thuận bao gồm: (1) Vị trí địa lý; (2) Tài nguyên du lịch; (3) Kinh tế xã hội và môi trường. Để đạt được các chỉ tiêu phát triển đến năm 2020, tác giả đã đề ra du lịch Bình Thuận cần thực hiện đồng bộ 08 giải pháp về kinh tế, xã hội và môi trường. Luận án Tiến sĩ: “Giải pháp phát triển du lịnh bền vững ở Tây Nguyên” của tác giả Nguyễn Đức Tuy năm 2014 [65]. Đề tài này đã hệ thống cơ sở lý luận chung về du lịch, đề tài đi sâu phân tích, đánh giá tiềm năng và thực trạng về du lịch trên địa bàn Tây Nguyên. Tác giả đã thu thập tư liệu, phỏng vấn khách du lịch để phân tích đánh giá và kết luận mức độ phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên dựa trên bộ tiêu chí với 4 nhóm 9 tiêu chí mà tác giả xây dựng: Nhóm (1) kinh tế; Nhóm (2) chính trị; Nhóm (3) xã hội; Nhóm (4) môi trường. Kết quả của nghiên cứu cho thấy trong 9 tiêu chí đánh giá có: 02 tiêu chí tốt, 2 tiêu chí khá, 02 tiêu chí trung bình và 03 tiêu chí yếu, tác giả kết luận: “phát triển du lịch Tây Nguyên chưa bền vững”. Luận án còn tiến hành phân tích mô hình SWOT, nhằm đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức để có cơ sở định hướng phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên trong thời gian đến. Tác giả đưa ra 3 nhân tố quan trọng cho sự phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên đó là: (1) sản phẩm du lịch; (2) liên kết phát triển du lịch Tây Nguyên; (3) xúc tiến quảng bá du lịch. Từ đó đề xuất 7 nhóm giải pháp và một số kiến nghị phát triển du lịch Tây Nguyên đến năm 2020, đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển du lịch Tây Nguyên bền vững. Luận án tiến sĩ: “Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ” của tác giả Dương Hoàng Hương, năm 2017 [30]. Đề tài này của tác giả cũng đánh giá việc phát triển du lịch bền vững dựa trên ba nội dung cơ bản: Tăng trưởng kinh tế bền vững ngành du lịch; Tăng trưởng kinh tế bền vững đồng thời thúc đẩy tiến bộ, công bằng xã hội ngày càng cao và gắn liền với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa bản địa; Tăng trưởng bền vững gắn liền với bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, phát triển các tài nguyên có khả năng tái sinh, bảo vệ môi trường sinh thái. Luận án đẫ đánh gía thực trạng phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ bằng cách xây dựng bộ tiêu chí đánh giá do tác giả đề xuất bao gồm: (1) Tiêu chí đánh giá tăng trưởng kinh tế bền vững; (2) Tiêu chí đánh giá tăng trưởng kinh tế bền vững thúc đẩy tiến bộ, công bằng xã hội và gắn liền với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa bản địa; (3) Tiêu chí đánh giá tăng trưởng kinh tế bền vững gắn với bảo vệ tài nguyên du lịch tự nhiên và môi trường sinh thái. Kết quả nghiên cứu của tác giả cho thấy có 19/27 tiêu chí đánh giá thể hiện kết quả chưa bền vững, sự phát triển của du lịch tỉnh Phú Thọ các năm qua chưa bền vững. Bên cạnh đó luận án đã nêu lên nhóm các nhân tố tác động tới phát triển bền vững du lịch bao gồm: (1) Năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch; (2) Ý thức trách nhiệm của khách du lịch, cơ sở kinh doanh du lịch và cộng đồng dân cư địa phương; (3) tài nguyên du lịch; (4) trình độ phát triển kinh tế - xã hội, chính sách đối với phát triển du lịch và mức độ ổn định của môi trường pháp lý, chính trị - xã hội, an ninh - quốc phòng của quốc gia và địa phương ; (5) sự liên kết và hợp tác giữa các địa phương trong nước và quốc tế; (6) các yếu tố tác động khác. Tuy nhiên luận án chưa đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố nêu trên tới việc phát triển du lịch tại Phú Thọ. Từ cơ sở nghiên cứu tác giả đã đề xuất 7 nhóm giải pháp cơ bản nhằm góp phần phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ đến năm 2030.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI MAI ANH VŨ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH TẠI THANH HÓA LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI MAI ANH VŨ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH THANH HÓA Ngành: Quản trị Kinh doanh Mã số : 9.34.01.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Bá Lâm TS Nguyễn Quang Vĩnh HÀ NỘI - 2021 LỜI CAM ĐOAN Tơi xin cam đoan cơng trình nghiên cứu riêng hướng dẫn TS Nguyễn Bá Lâm TS Nguyễn Quang Vĩnh Các số liệu sử dụng phân tích luận án có nguồn gốc rõ ràng, công bố theo quy định Các kết nghiên cứu luận án tác giả tự tìm hiểu, phân tích cách trung thực, khách quan Tác giả luận án NCS Mai Anh Vũ Mục lục DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT Chiến lược phát triển du lịch Đơn vị tính Du lịch Lao động thương binh xã hội Phát triển bền vững Phát triển bền vững du lịch Quản lý nhà nước Ủy ban nhân dân Văn hóa Thể thao Du lịch STT TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT Diễn đàn Hợp tác Kinh Asia-Pacific Economic Cooperation tế châu Á – Thái Bình Dương Phương sai trích Average Variance Extracted Phương pháp phân tích Exploratory Factor Analysis nhân tố khám phá Heterotrait-Monotrait Ratio Chỉ số dùng để xem xét giá trị phân biệt International Union for Conservation of Nature and Natural Resources Kaiser Meyer Olkin Partial Least Squares – Structural Equation Model Standardized Root Mean Square Residual The World Tourism Organization 10 United Nations Environment Programme 11 Variance Inflation Factor 12 World Commission on Environment and Development Liên minh Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế Chỉ số dùng để xem xét thích hợp phân tích nhân tố Mơ hình phương trình cấu trúc bình phương tối thiểu riêng phần Tiêu chuẩn hóa gốc vuông dư Tổ chức Du lịch Thế giới Chương trình Mơi trường Liên Hiệp Quốc Hệ số phóng đại phương sai Ủy ban Môi trường Phát triển Thế giới CHỮ VIẾT TẮT CLPTDL ĐVT DL LĐTBXH PTBV PTBVDL QLNN UBND VHTTDL CHỮ VIẾT TẮT APEC AVE AFA HTMT IUCN KMO PLS-SEM SRMR UNWTO UNEP VIF WCED DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết đề tài Trong năm gần đây, du lịch ngày trở thành tượng kinh tế - xã hội phổ biến, đời sống người dân dần cải thiện, nhu cầu du lịch tăng lên, trở thành tiêu chuẩn để đánh giá mức sống chất lượng sống tầng lớp dân cư xã hội Trên bình diện chung, hoạt động du lịch có tác dụng làm biến đổi cán cân thu chi đất nước Du khách quốc tế mang ngoại tệ vào đất nước có địa điểm du lịch, làm tăng thêm nguồn thu ngoại tệ đất nước Ngược lại, phần chi ngoại tệ tăng lên quốc gia có nhiều người du lịch nước Trong phạm vi quốc gia, hoạt động du lịch làm cho hoạt động luân chuyển tiền tệ, hàng hố, điều hồ nguồn vốn từ vùng kinh tế phát triển sang vùng kinh tế phát triển hơn, kích thích tăng trưởng kinh tế vùng sâu, vùng xa… Du lịch Việt Nam thời gian qua đóng góp nhiều cho tăng trưởng phát triển kinh tế đất nước Tốc độ tăng trưởng cao đóng góp vào tốc độ tăng trưởng toàn kinh tế Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến 2030, ngày 3/8/2016 Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch Việt Nam đưa mục tiêu tổng quát ngành du lịch du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chun nghiệp, có hệ thống sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh với nước khu vực giới Phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển Theo Nghị số 08-NQ/TW, mục tiêu đến năm 2020, ngành Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội; có tính chun nghiệp, có hệ thống sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm sắc văn hoá dân tộc, cạnh tranh với nước khu vực Hiện nay, kinh tế nước ta có nhiều biến chuyển, nhiên ngành nông nghiệp coi ngành kinh tế chính, ngành nơng nghiệp có kinh ngạch xuất đứng thứ hai giới song chưa mang lại thu nhập cao cho người dân, bên cạnh ngành cơng nghiệp lại cần đến lượng vốn đầu tư khoa học kỹ thuật lớn, thời gian hịan vốn lâu ngành du lịch - ngành kinh tế dịch vụ, coi ngành cơng nghiệp khơng khói lượng vốn cần đầu tư không nhiều thời gian thu lợi nhuận nhanh, dần trở thành ngành kinh tế quan trọng nước ta Thanh Hóa tỉnh có điều kiện địa lý tự nhiên tiềm du lịch đa dạng phong phú, hấp dẫn vẻ đẹp sinh thái tự nhiên, văn hoá đa dạng truyền thống lịch sử lâu đời Phong phú di sản văn hoá lễ hội truyền thống Thanh Hóa nơi có tài ngun du lịch mà nơi có tài nguyên du lịch văn hóa, lịch sử, thiên nhiên Tất yếu tố thuận lợi cho Thanh Hóa để phát triền ngành du lịch Trong năm qua, Đảng Nhà nước tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng Thanh Hóa để tương xứng với tiềm Cùng với phấn đấu Đảng, Chính quyền, nhân dân vùng, Thanh Hóa có bước phát triển đáng kể kinh tế xã hội Trong thời gian qua, ngành du lịch Việt Nam nói chung du lịch tỉnh Thanh Hóa nói riêng Chính phú quan tâm xem ngành kinh tế quan trọng Tuy nhiên, du lịch Thanh Hóa phát triển chưa tương xứng với tiềm năng; tài nguyên du lịch chưa khai thác hợp lý, chưa phát huy lợi để đóng góp tương xứng cho phát triển kinh tế năm qua, chưa thực nơi đầu tư hấp dẫn để thu hút nhà đầu tư vào du lịch; thu nhập từ du lịch, chi tiêu khách ngày lưu trú thấp; gia tăng lượng khách nhanh sở hạ tầng, sở vui chơi giải trí khơng theo kịp; doanh nghiệp lữ hành cịn thiếu; gia tăng số lượng lao động du lịch trực tiếp vừa thiếu lại chưa gắn với chất lượng Phát triển du lịch Thanh Hóa chưa gắn với cơng tác "bảo tồn phát huy" cách hiệu di sản bị xâm hại thiếu phát triển bền vững, nguồn lực cho bảo tồn thấp; phát triển du lịch không vùng tỉnh Sản phẩm du lịch chưa phong phú, đa dạng, khác biệt để hấp dẫn du khách; liên kết phát triển du lịch chưa triển khai Công tác bảo vệ môi trường, đối xử với thiên nhiên chưa trọng, điển hình rừng bị tàn phá, khu du lịch thác, hồ khô nước, ô nhiễm nặng thiếu đầu tư, tôn tạo xuất xung đột lợi ích với ngành kinh tế khác Vì vậy, vấn đề đặt ngành du lịch Thanh Hóa làm để phát huy tiềm năng, lợi du lịch tỉnh để phát triển nhanh bền vững Tức vừa khai thác mơi trường tự nhiên văn hóa nhằm thoả mãn nhu cầu đa dạng khách du lịch, giúp phát triển kinh tế phải quan tâm đến lợi ích kinh tế dài hạn, đồng thời vừa trì khoản đóng góp cho cơng tác bảo vệ môi trường, tôn tạo bảo tồn di sản, bảo vệ tài nguyên du lịch góp phần nâng cao mức sống lợi ích cộng đồng địa phương cần phải hài hịa, lan tỏa lợi ích kinh tế thành phần kinh tế địa phương Xuất phát từ thực tiễn, với kiến thức khoa học tích lũy tác giả chọn đề tài: “PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH TẠI THANH HÓA” làm đề tài luận án nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: Đánh giá thực trạng đưa giải pháp nhằm phát triển bền vững ngành du lịch Thanh Hóa Nhiệm vụ nghiên cứu: - Hệ thống hoá sở lý luận phát triển bền vững ngành du lịch kinh nghiệm phát triển bền vững du lịch; - Đánh giá thực trạng phát triển du lịch, Thanh Hóa giai đoạn 20152019 - Phân tích nhân tố ảnh hưởng tới phát triển bền vững du lịch Thanh Hóa - Đề xuất số giải pháp nhằm phát triển cách bền vững ngành du lịch Thanh Hóa Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu: - Du lịch Thanh Hóa phát triển bền vững hay chưa? - Những hạn chế phát triển bền vững du lịch Thanh Hóa ? Nguyên nhân sao? - Nhân tố ảnh hưởng tới phát triển bền vững du lịch Thanh Hóa ? - Giải pháp nhằm giúp du lịch Thanh Hóa phát triển cách bền vững? 10 Phụ lục 10: Danh mục gửi phiếu khảo sát đơn vị kinh doanh du lịch ST T Công ty CP Du lịch quốc tế Hữu Nghị Công ty TNHH Vận tải Du lịch Tây Nguyên Công ty TNHHXD TM DL An Bình Phát Cơng ty CP Đầu tư XD TM Bắc MiềnTrung Cty TM DL Quốc tế dạy nghề HươngLúa Công ty CP Du lịch tiếp thị GTVT Việt NamVIETRAVEL, chi nhánh Thanh Hóa Cơng ty TNHHDL An Vui Cơng ty TNHH đầu tư thương mại du lịch Hoàng Gia 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 Cty TNHH TMDVDL Xứ Thanh Công ty cổ phần Du lịch Xanh Công ty TNHH Thanh Hoa travel Cơng ty Cổ phần Cơng nghiệp tàu thủy Hồng Long Công ty TNHH Du lịch Tường Anh Công ty TNHH Thương mại Du lịch ODG Công ty TNHH thương mại du lịch Kinh Đô Công ty TNHH MTV Thương mại du lịch Thuận Phát Công ty TNHH thương mại du lịch quốc tế Oceantour Công ty TNHH thương mại Du lịch Hoàng Long Chi nhánh Cty TNHH Thương mại Du lịch Việt Nam Công ty Cổ phần Dịch vụ Thương mại du lịch XuyênViệt 24 Công ty TNHH Du lịch Hạ Long 25 Cộng ty TNHH Thương Mại Và du lịch Đất Việt 32 33 34 35 36 Số 08 Lê Thước, P Trường Thi, TP Thanh Hóa Số 55 Dương Đình Nghệ, TP ThanhHóa Cơng ty TNHH Du lịch thương mại Cường Linh Công ty TNHH Thế Hệ Trẻ 27 28 29 30 31 Số 99 Nguyễn Hiệu, P Đơng Hương, TP Thanh Hóa Số 68 Lê Lợi, P Đơng Hương, TP Thanh Hóa Số 60 Đào Duy Anh, TP Thanh Hóa Tầng Tịa nhà VCCI, 91 Nguyễn Chí Thanh, P Đơng Thọ, TP Thanh Hóa KDL sinh thái Hồ Kim Quy,P Hàm Rồng, TP Thanh Hóa Số 03 Nguyễn Chí Thanh, P Hàm Rồng, TP Thanh Hóa Số 109 Dương Đình Nghệ, TP Thanh Hóa Cơng ty TNHH Thương mại Du lịch Eagle 23 26 Địa Các quan quản lý nhà nước Công ty TNHH Vận tải hành khách Du lịch Thanh Nam Công ty Cổ Phần Du lịch Việt Nam Thanh Hóa Cơng ty TNHH Du Lịch Tuổi trẻ Thanh Hóa Cơng ty Cổ Phần Thiết bị giáo dục HồngĐức Công ty Cổ Phần Dịch vụ Kết nối Việt Công ty TNHH Thương Mại Du Lịch LongHải Công ty TNHH Du lịch Hương Việt Công ty TNHH thương mại tổng hợp du lịch HàmRồng Cty TNHH TM&DL Ba Đình Cơng ty cổ phần Du lịch Bảo Ngọc Công ty TNHH Du lịch Thương mại Check & Go 198 Khu thị trấn Kim Tân, huyện Thạch Thành,tỉnh Thanh Hóa 87 Đại lộ Lê Lợi, P Lam Sơn, TP ThanhHóa Số 680 Quang Trung, TP Thanh Hóa Số 48 Nguyễn Chính, P Nam Ngạn, TP ThanhHóa Bến thuyền Hồng Long, P Hàm Rồng, tỉnh Thanh Hóa Số 12 Phú Cường, TP ThanhHóa Số 38 Nguyễn Du, TP Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa Số 29 Cột Cờ, TP Thanh Hóa Lơ 11/12 KCN Tây Bắc Ga, TP Thanh Hóa CT3 Chung cư Phú Sơn, TP Thanh Hóa Số 10 Tịch Điền, TP Thanh Hóa Số 21 Lê Ngọc Hân, phường Ngọc Trạo, TP Thanh Hóa Số 143 Lý Thái Tơng, Đơng Bắc Ga, TP Thanh Hóa Số nhà A8 - A9, MBQH 425, P Tân Sơn, TP Thanh Hóa Lơ Mặt 165, phường Quảng Thắng, thành phố Thanh Hóa P407, Nhà 10, Khu chung cư Đơng Phát, TP Thanh Hóa Đường Lý Nhân Tơng, P Đơng Thọ, TP Thanh Hóa Số 159 Nguyễn Chí Thanh, TP Thanh Hóa Số 46 Thọ Hạc, P Đơng Thọ, TP ThanhHóa Số 163 Lê Hồn, P Ba Đình, TP Thanh Hóa Số 321 Bà Triệu, P Đơng Thọ, TP Thanh Hóa Đội 11, xã Quảng Cát, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa Số 144 Phúc Sơn, Đ Lê Lai, TP Thanh Hóa Số 264 Thành Thái, P Hàm Rồng, TP Thanh Hóa Số 1A/63 Thọ Hạc, P Ba Đình, TP Thanh Hóa Số 95B Dương Đình Nghệ, TP Thanh Hóa Số 45 Đại lộ Lê Lợi, TP Thanh Hóa Travel 37 Cơng ty TNHH QT Hồng Ngun 38 Cơng ty TNHH TM&DVDL Hùng Cường 39 40 41 42 Công ty TNHH TM&DL Anh Bằng Công ty CP Thiên Việt Công ty TNHH TM Du lịch Việt Phương 43 44 Công ty TNHHĐTTM&DL Thiên An 45 Đại lý Vietrantour Thanh Hóa (Cty TNHH Du lịch Thương mại Sao Việt) Công ty TNHH T&C 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 Khu Đô thị Bắc đại lộ Lê Lợi, Phường Đông Hương, Thành phố Thanh Hố Khu Bách hóa, thị trấn Lưu Vệ, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa Số 85 Tân Hương, P Đơng Hương, TP Thanh Hóa Số 36A/438 Nguyễn Trãi, P Ba Đình, TP Thanh Hóa Số 02/77 Đơng Tác, P Đơng Thọ, TP Thanh Hóa Xã Quảng Tân, huyện Quảng Xương, tỉnhThanh Hóa Số 1A/63 Thọ Hạc, P Đơng Thọ, tỉnh Thanh Hóa Khn viên A2, Trường Đại học Thanh Hoa, TP Thanh Hóa Số 54 Từ Đạo Hành, P Đơng Thọ, TP ThanhHóa Cơng ty Thương mại Du lịch Xuyên Thái Dương Công ty Du lịch quốc tế Đại dương Số 552 Bà Triệu, P Đông Thọ, TP Thanh Hóa Thơn Tiến Sơn 2, xã Xn Cẩm, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa Khu 5, thị trấn Hậu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa Thị trấn Kim Tân, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa Số 68, Đường Phạm Hồng Thái, Phường Trường Thi, Thành phố Thanh Hố Lơ 12 KCN Tây Bắc Ga, TP Thanh Hóa Số 17 Quang Trung, P Ngọc Trạo, TP Thanh Hóa Công ty Cổ phần Mai Linh star Công ty TNHH Đầu tư phát triển TMDV vận tải & du lịch An Phát Công ty TMDL Thương Huyền Công ty TNHH Thương mại Vận Tải du lịch Phương Đông Công ty CP Tâm Việt Thành Travel Công ty TNHH Du lịch và Tổ chứ c kiêṇ quốc tế Bầu trờ i Viêt Công ty TNHH Vĩnh Quang Công ty TNHH thương mại dịch vụ du lịch Thân Thiện Công ty TNHH thương mại dịch vụ du lịch Hoàng Long travel Số 188 Nguyễn Trãi, TP Thanh Hóa Số 137 Lý Nhân Tơng, TP Thanh Hóa Khu thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa Thơn Vĩnh Trù 2, xã An Nơng, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa Số 03/20 Nguyễn Sơn, TP Thanh Hóa Cơng ty TNHH thương mại Du lịch Hằng Long Công ty TNHH Thương mại Du lịch Thăng Long travel Cơng ty TNHH Du lịch hành trình xanh Thanh Hóa Số 146 Đội Cung, TP Thanh Hóa Số 12 Tơ Vĩnh Diện, Phường Điện Biên,Thành phố Thanh Hố Lơ 37 MBQH 90, P.Đơng Vệ, TP Thanh Hóa Số 241 Trần Phú, TP Thanh Hóa Số 434/77 Hải Thượng Lãn Ơng, TP Thanh Hóa Cơng ty Cổ phần Thương mại Du lịch Hạc Thành Công ty TNHH Dịch vụ Du lịch TTH Công ty cổ phần thương mại du lịch Newland Công ty cổ phần du lịch dịch vụ Khám phá xứ Thanh Công ty Du lịch quốc tế 360 Công ty TNHH Thương mại Du lịch Lam Kinh Công ty TNHH Du lịch & lữ hành Anh Dũng Công ty cổ phần thương mại Miền núi Thanh Hóa Cơng ty TNHH thương mại tổng hợp du lịch TrườngAn 68 Công ty TNHH Rồng An Nam 69 Công ty TNHH Thương mại Du lịch Quốc tế Đại Đông Á 70 Công ty TNHH Du lịch Hành trình Năm Châu 71 Cơng ty Cổ phần Sun Việt Thơn Tân Thọ, Đơng Tân, TP Thanh Hóa Số 68 Nguyễn Du, TP ThanhHóa Số 31 Triệu Quốc Đạt, TP Thanh Hóa Số 100 Triệu Quốc Đạt, TP Thanh Hóa Thơn Thành n, Xã Quảng Thành, TP Thanh Hóa Thơn Hịa Bình, xã Xn Thiên, huyện Thọ Xn, tỉnh Thanh Hóa Số 09 Hàng Nan, phường Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa Số 01B/73 Lê Thần Tơng, phường Đơng Vệ, thành phố Thanh Hóa Lơ 12-KCN Đình Hương, Tây Bắc Ga, phường Đơng Cương, thành phố Thanh Hóa 199 72 Công ty TNHH Thương mại Du lịch EAGLE 73 Công ty TNHH Thương mại Hồ Thành 74 Công ty TNHH Du lịch Hoàng Sa VN 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 Công ty TNHH Vận tải thương mại Du lịch Gia Minh Công ty TNHH TM&DL Quốc tế Thiên Hồng Cơng ty TNHH Xây dựng thương mại du lịch Việt Anh Công ty TNHH VTHK TMDL Hải Định Công ty TNHH thành viên dịch vu du lịch khách sạn Huy Hồng Cơng ty Cổ phần đầu tư thương mại du lịch Bình An Khách sạn Bình Minh Khách sạn Lạc Gia Viên Nhà Nghỉ Lâm Anh Công ty TNHH Ăn uống Trường Vinh 85 86 Nhà Nghỉ Phương Thảo 87 88 Công ty TNHH Ẩm thực Tre xanh 89 Công ty TNHH Ăn uống Nguyệt Hưng Công ty TNHH Dịch vụ - Thương mại Đại An Công ty TNHH TMDV Nam Thanh 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 Nhà hàng Ăn uống Hải Hà Nhà hàng Ăn uống Thành Hơn Nhà hang Ăn uống Huy còi Nhà Nghỉ Tân Nam Thành Công ty TNHH Thuận Phát Khách Sạn Lam Quân Khách sạn Thành Xuân Nhà Nghỉ Trang Tú Linh Nhà nghỉ Sông Quê Dương Anh Quán - Ẩm Thực Đồng Quê Nhà hàng Sơn Hải Lĩnh Nhà Hàng Việt Trung Nhà hàng 36 hương sơn Nhà Hàng Thiên Nga Quán Khách sạn Ba Đình Bỉm Sơn Khách Sạn Kim Huyền Khách Sạn Hàng Không Khách Sạn Đông Á 109 110 111 112 Nhà Hàng Thập Xế Nhà Hàng Biển Tiên Trang Nhà Hàng Hải Sản Hạnh Yến Nhà Hàng Hải Sản Nam Bình Nhà hàng 999 Tâm Thủy 808-CT2, Chung Cư Phú Sơn, Phường Phú Sơn, Thành Phố Thanh Hố, Tỉnh Thanh Hóa 102 Triệu Quốc Đạt, P Điện Biên, Thành phố Thanh Hóa, Thanh Hố Số 15, Trần Thị Nam, Phường Trường Thi, Thành phố Thanh Hố, Thanh Hố Thơn Tân Trúc, Xã Quảng Tân, Huyện Quảng Xương, Thanh Hố Thơn Thị Tứ, Xã Dân Lực, Huyện Triệu Sơn, Thanh Hoá Số nhà 126 phố Tân Minh, Thị trấn Triệu Sơn, Huyện Triệu Sơn, Tỉnh Thanh Hoá phố Quán Chua, Xã Thọ Vực, Huyện Triệu Sơn, Tỉnh Thanh Hoá 06 Khu Bắc đại lộ Lê Lợi - Xã Đông Hương, Phường Đông Hương, Thành phố Thanh Hoá, Tỉnh Thanh Hoá SN 11 phố Đinh Liệt, Phường Lam Sơn, Thành phố Thanh Hoá, Tỉnh Thanh Hoá Thị trấn Thường Xuân, Thường Xuân, Thanh Hoá Thị trấn Thường Xuân, Thường Xuân, Thanh Hoá Cầm Bá Thước, Xuân Cẩm, Thường Xn, Thanh Hố Thơn Tân Sơn, Xã Thành Kim, Huyện Thạch Thành, Tỉnh Thanh Hoá QL45, TT Kim Tân, Thạch Thành, Thanh Hố Thơn Hợp Thành, Xã Thành Hưng, Huyện Thạch Thành, Thanh Hoá Khu 4, Thị trấn Kim Tân, Huyện Thạch Thành, Thanh Hố Thơn Hợp Thành, Xã Thành Hưng, Huyện Thạch Thành, Tỉnh Thanh Hoá Thôn Thượng Hải, Xã Hải Thanh, Huyện Tĩnh Gia, Tỉnh Thanh Hố Xã Vĩnh Phúc, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa Khu 3, Thị trấn Vĩnh Lộc, Thanh Hóa Xã Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa Phố Mới, Vĩnh Tiến, Vĩnh Lộc, Thanh Hoá 20, Lý Thường Kiệt, Tiểu khu 6, Hà Trung, Thanh Hoá QL1A, Thị trấn Hà Trung, Hà Trung, Thanh Hoá QL1A, TT Hà Trung, Hà Trung, Thanh Hố Nguyễn Trãi, Đơng Phúc, Đơng Sơn, Thanh Hố Địa chỉ: Đại Từ, Đơng Sơn, Thanh Hố Thơn 3, Xã Đơng Thịnh, Huyện Đơng Sơn, Thanh Hố Đội 8,Xóm Phú,, Đơng Lĩnh, Đơng Sơn, Thanh Hóa P Quang Trung, Bỉm Sơn, Thanh Hoá Đ Nguyễn Trãi, P Bắc Sơn, Bỉm Sơn, Thanh Hoá P Quang Trung, Bỉm Sơn, Thanh Hố 53 Trần Phú, Bỉm Sơn, Thanh Hóa Phường Bắc Sơn, Bỉm Sơn, Thanh Hóa Nguyễn Du, Phường Bắc Sơn, Bỉm Sơn, Thanh Hóa Lê Văn Hưu, Phường Bắc Sơn, Bỉm Sơn, Thanh Hóa Tiến Thắng - X Quảng Lợi - H Quảng Xương - T Thanh Hóa Tiên Trang, Quảng Xương, Thanh Hoá Tiên Trang, Quảng Xương, Thanh Hoá Thơn Hồng Phong- Biển, Quảng Xương, Thanh Hố Tiên Trang, Quảng Xương, Thanh Hoá 200 113 Khách sạn An Phúc 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 Khách sạn Phương Nam Nhà Nghỉ Thịnh Thủy Hải Nam Restaurant & Event Gỏi Nhệch Nga Sơn - Nhà hàng Vũ Bảo Nhà hàng Ngọc Toản Khách sạn Nga Sơn Khách sạn Vàng Anh Khách sạn Hồng Chương Nhà Hàng Trọng Tình Nhà Hàng Hải Tiến Resort Khu Du Lịch Eureka Linh Trường Khách sạn Ánh Phương Thanh Paradise Beach Resort Khách Sạn Neva Hải Tiến Tigon Villa Biển Hải Tiến Paracel Resort Hai Tien Nhà Hàng Nga Thắng Nhà Hàng Phượng Nga Hàng Hải Sơn Tám Nhà hàng hải sản Hựu Mai Khách Sạn Chine Nhà Hàng Ẩm Thực Xứ Thanh Nhà Hàng Dương Loan Nhà Hàng Mạnh Tình Nhà Nghỉ Hùng Đô Nhà Hàng Phúc Thịnh Quán Lá Cọ Nhà hàng Cô Tám Phú Cường Hotel Khách Sạn Lan Anh Nhà Nghỉ Hồ Tây Nhà Hàng Huyên Hồng Nhà Hàng GIĨ ĐƠNG Nhà Hàng Tý Thoan Nhà Nghỉ Thanh Thanh Nhà Nghỉ Phương Nam Nhà Hàng Nhung Thiện Nhà Hàng Mỹ Hạnh Khách sạn Đức Thành Khách Sạn Thanh Bình Nhà Hàng Thanh Còi Nhà Hàng Nghi Sơn Sơn Nam Restaurant Nhà hàng hải sản Thanh Đảo Đảo Ngọc Nghi Sơn Hotel Khách sạn Anh Phát Khách sạn Giang Sơn Đảo Ngọc Nghi Sơn Hotel Thôn Hồng Phong, xã Quảng Lợi, Quảng Xương, Thanh Hóa Quảng Thịnh, Quảng Xương, Thanh Hóa Quảng Lợi, Quảng Xương, Thanh Hố Tiểu khu Hưng Long, Nga Sơn, Thanh Hoá Nga Liên, Nga Sơn, Thanh Hoá TT Nga Sơn, Nga Sơn, Thanh Hoá Hưng Long, Thị trấn Nga Sơn, Nga Sơn, Thanh Hóa Nga Hải, Nga Sơn, Thanh Hoá QL10, Thị trấn Nga Sơn, Nga Sơn, Thanh Hoá Hoằng Tiến, Hoằng Hoá, Thanh Hoá Đơng Thành, Hoằng Hố, Thanh Hố Văn Phong, Hoằng Hố, Thanh Hoá Biển Hải Tiến, Hoằng Hoá, Thanh Hoá Hoằng Tiến, Hoằng Hoá, Thanh Hoá Hoằng Thanh, Hoằng Hoá, Thanh Hoá Biển Hải Tiến, Hoằng Hoá, Thanh Hoá Hoằng Thanh, Hoằng Hoá, Thanh Hoá QL10, Mỹ Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hoá Hưng Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hoá Ngư Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hoá Đa Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hoá Thị trấn Hậu Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa TT Vạn Hà, Thiệu Hố, Thanh Hố Thiệu Đơ, Thiệu Hố, Thanh Hố QL45, Thiệu Giao, Thiệu Hố, Thanh Hố Thiệu Đơ, Thiệu Hoá, Thanh Hoá Lê Văn Linh, TT Thọ Xuân, Thọ Xuân, Thanh Hoá TT Thọ Xuân, Thọ Xuân, Thanh Hoá Thọ Xương, Thọ Xuân, Thanh Hoá Thọ Xương, Thọ Xuân, Thanh Hoá Thị trấn Lam Sơn, Thọ Xuân, Thanh Hoá Lê Lợi, Tây Hồ, Thọ Xuân, Thanh Hoá Phố Giắt, Minh Sơn, Triệu Sơn, Thanh Hoá Phố Tân Minh, Triệu Sơn, Thanh Hoá Minh Dân, Triệu Sơn, Thanh Hoá 134 Tơ Vĩnh Diện, Minh Dân, Triệu Sơn, Thanh Hố Thơn Phúc Hải, Triệu Sơn, Thanh Hố Thơn Thạc Quả 2, Yên Trường, Yên Định, Thanh Hoá QL45, TT Quán Lào, Yên Định, Thanh Hoá Yên Trường, Yên Định, Thanh Hoá QL45, TT Quán Lào, Yên Định, Thanh Hoá QL1A, Hải Hào, Tĩnh Gia, Thanh Hoá Hải Thượng, Tĩnh Gia, Thanh Hoá Đường Cầu cảng, Hải Thượng, Tĩnh Gia, Thanh Hoá Thanh Sơn, Tĩnh Gia, Thanh Hoá Nghi Sơn, Tĩnh Gia, Thanh Hoá Nghi Sơn, Bắc Hải, Tĩnh Gia, Thanh Hoá Nghi Sơn, Hải Yến, Tĩnh Gia, Thanh Hoá Nghi Sơn, Tĩnh Gia, Thanh Hoá 201 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 187 188 189 190 191 192 193 194 Khách sạn Hoa Hồng Nhà Hàng Thiên Thanh Nhà Hàng Thanh Thao Nhà Nghỉ Quân Lệ Nhà Nghỉ Viên Xinh Nhà Hàng Tuấn Gia Ngọc Lặc Nhà Hàng Phương Hướng Nhà Hàng Phương Thúy Gold Time Hotel Nhà nghỉ Tây Lam Kinh Khách sạn Nghi Sơn Nhà hàng Thanh Nhàn Nhà Hàng Khách Sạn Sơn Thủy Nhà hàng Cây Xanh Nhà hàng Vân Hà Nhà Nghỉ Bạch Tuyết Nhà nghỉ Cẩm Thủy Nhà Hàng Thanh Thanh Nhà Hàng Kim Thơm Nhà hàng Hai Lúa Nhà nghỉ Bến En Nhà Khách VQG Bến En Nhà hàng Hồng Nhà Hàng Minh Hương The Deer Restaurant Pu Luong Buffalo Restaurant Quán ăn suối già Pu Luong Eco Garden Pu Luong Holiday Ban Hieu Garden Lodge Homestay Son Bá Mười Homestay Bản Nủa Nhà hàng Vũ Gia Viên 195 Nhà hàng Dạ Lan Star 196 Nhà hàng Sen Thanh Hóa 197 198 Nhà hàng Hải sản Kando 199 200 Khách sạn Mường Thanh Thanh Hoá Nhà Hàng Hiền Hoa Khách sạn Lam Kinh 201 Khách sạn Sao Mai Thanh Hóa 202 203 204 205 206 207 Palm Hotel Thanh Hoa Nhà Hàng Chinh Thủy Nhà hàng Thanh Hợi Nhà hàng Vinh Sơn Nhà Hàng Ngọc Hà Nhà hàng Đại Dương Xanh Nghi Sơn, Hải Thượng, Tĩnh Gia, Thanh Hoá Minh Tân, Minh Thọ, Nơng Cống, Thanh Hố TT Nơng Cống, Nơng Cống, Thanh Hố Thăng Long, Nơng Cống, Thanh Hố Vạn Thiện, Nơng Cống, Thanh Hố Đ Hồ Chí Minh, Ngọc Khê, Ngọc Lặc, Thanh Hố Lê Đình Chinh, TT Ngọc Lặc, Ngọc Lặc, Thanh Hố Đ Hồ Chí Minh, TT Ngọc Lặc, Ngọc Lặc, Thanh Hoá Ngọc Khê, Ngọc Lặc, Thanh Hoá quốc lộ 47C, Kiên Thọ, Ngọc Lặc, Thanh Hoá Thúy Sơn, Ngọc Lặc, Thanh Hố Đ Hồ Chí Minh, Cẩm Sơn, Cẩm Thuỷ, Thanh Hoá QL217, TT Cẩm Thuỷ, Cẩm Thuỷ, Thanh Hoá TT Cẩm Thuỷ, Cẩm Thuỷ, Thanh Hoá QL217, Cẩm Phong, Cẩm Thuỷ, Thanh Hoá Thị trấn Cẩm Thuỷ, Cẩm Thuỷ, Thanh Hoá Cầu Cẩm Thủy, Cẩm Sơn, Cẩm Thuỷ, Thanh Hoá QL45, TT Bến Sung, Như Thanh, Thanh Hoá TT Bến Sung, Như Thanh, Thanh Hoá Hải Long, Như Thanh, Thanh Hoá Hải Vân, Như Thanh, Thanh Hóa Xn Thái, Như Thanh, Thanh Hố Đường Bà Triệu, Lang Chánh, Thanh Hoá Khu Phố 2, Lang Chánh, Thanh Hoá Cổ Lũng, Bá Thước, Thanh Hoá Bản Hiêu, Cổ Lũng, Bá Thước Thơn đanh, Bá Thước, Thanh Hố Làng Bảng, Bá Thước, Thanh Hoá Cổ Lũng, Bá Thước, Thanh Hoá Cổ Lũng, Bá Thước, Thanh Hoá Lũng Cao, Bá Thước, Thanh Hoá Lũng Cao, Bá Thước, Thanh Hoá 36 Lê Thánh Tơng, Đơng Vệ, Thành phố Thanh Hóa, Thanh Hoá 630 Quang Trung, P Tân Sơn, Thành phố Thanh Hóa, Thanh Hố 98 Đinh Cơng Tráng, P Lam Sơn, Thành phố Thanh Hóa, Thanh Hố Đơng Bắc Ga, Đơng Hưng, Thành phố Thanh Hóa 35 Nguyễn Cơng Trứ, Đơng Sơn, Thành phố Thanh Hóa, Thanh Hố C1-D6, Đơng Vệ, Thành phố Thanh Hóa, Thanh Hố Đại lộ Lê Lợi, KĐT Đơng Hương Thành phố Thanh Hóa, Thanh Hố 20 Phan Chu Trinh, Phường Điện Biên, Thành phố Thanh Hóa, Thanh Hố 15 Phan Chu Trinh, Thành phố Thanh Hóa, Thanh Hố Hồ Xn Hương, Quảng C, Sầm Sơn, Thanh Hoá Thanh Niên, P Bắc Sơn, Tx Sầm Sơn, Thanh Hoá Bãi tắm Tinh Sơn, Vinh Sơn, Thanh Hoá Bãi tắm Tinh Sơn, Vinh Sơn, Thanh Hoá Số Nguyễn Du, P Bắc Sơn, Sầm Sơn, Thanh Hoá 202 208 209 210 211 Nhà Hàng Hải Sản SAM Dragon Sea Hotel Sầm Sơn Khách sạn Đức Thành 212 213 214 215 216 217 218 219 220 221 222 223 224 225 226 227 228 229 230 231 232 Khách sạn Biển Đợi Khách sạn Hồ Gươm Khách sạn T&T Khách sạn Thắng Lợi Khách sạn Sơn Hà Khách sạn Thiên Hoàng Khách sạn Đức Anh Khách sạn Bộ xây dựng Khách sạn Hồ Gươm Khách sạn Bưu điện Sầm Sơn Khách sạn Sơn Trang Khách sạn Vũ Phong FLC Luxury Hotel Samson FLC Luxury Resort Samson Vạn Chài Resort Khu vui chơi giải trí Khu vui chơi cảm giác mạnh Khu vui chơi giải trí Sầm Sơn VICTORY CLB Súng Bắn Sơn Bãi Biển Sầm Sơn Khu vui chơi -Khách sạn Paracel Hai Tien DNS Events - Team Building Thanh Hóa Khách sạn Điện Lực 82 Thanh Niên, P Bắc Sơn, Sầm Sơn, Thanh Hoá Hồ Xuân Hương, P Bắc Sơn, Sầm Sơn, Thanh Hoá Hồ Xuân Hương, P Bắc Sơn, Sầm Sơn, Thanh Hóa Bãi Tắm C, Đường Hồ Xuân Hương, phường Bắc Sơn, Sầm Sơn, Thanh Hóa 7b Hồ Xuân Hương, PBắc Sơn, Sầm Sơn, Thanh Hóa , P Trường Sơn, Sầm Sơn, Thanh Hóa Bãi tắm B, P Bắc Sơn, Sầm Sơn, Thanh Hóa Bãi tắm A, , P Trường Sơn, Sầm Sơn, Thanh Hóa PTrung Sơn, Sầm Sơn, Thanh Hóa Bãi tắm C, P Trung Sơn, Sầm Sơn, Thanh Hóa Bãi tắm A, P Trường Sơn, Sầm Sơn, Thanh Hóa P Bắc Sơn, Sầm Sơn, Thanh Hóa P Trường Sơn, Sầm Sơn, Thanh Hóa Số Nguyễn Du, PTrường Sơn, Sầm Sơn, Thanh Hóa Bãi tắm C - Hồ Xuân Hương, Sầm Sơn, Thanh Hóa Hồ Xuân Hương, Sầm Sơn, Thanh Hóa Hồ Xuân Hương, Quảng Cư, Sầm Sơn, Thanh Hoá Hồ Xuân Hương, Quảng Cư, Sầm Sơn, Thanh Hoá Quảng Cư, Sầm Sơn, Thanh Hoá 141 Nguyễn Du, P Bắc Sơn, Sầm Sơn, Thanh Hoá 45-11 Võ Thị Sáu, P Bắc Sơn, Sầm Sơn, Thanh Hoá Bà Triệu, P Bắc Sơn, Sầm Sơn, Thanh Hoá Trung Sơn, Sầm Sơn, Thanh Hoá Hoằng Thanh, Hoằng Hoá, Thanh Hoá SN 24/161 Lê Lai - Phường Đơng Sơn - Tp Thanh Hóa 203 Phụ lục 11: Thống kê kết khảo sát Cơ quan QLNN Đơn vị Kinh doanh hoạt động Du lịch Tiêu chí đánh giá Giới tính Đối tượng Trình độ Độ tuổi Số người (%) Nam Nữ Cơ quan QLNN Đơn vị KD HĐ Du lịch Phổ thông Trung cấp/Cao đẳng Cử nhân Sau đại học 18 đến 35 36 đến 50 Trên 50 Tổng số 204 155 (47,1%) 174 (52,9%) 114 (34.65%) 215 (63.34%) 17 (5.2%) 115 (35.0%) 187 (56.8%) 10 (3.0%) 157 (41.6%) 139 (48.3%) 33 (10.1%) 329 Phiếu Phụ lục 12: Thống kê kết trả lời câu hỏi khảo sát cư dân địa phương K Kết trả lời theo phương án (đã quy đổi theo thang điểm 1-5) TT Câu hỏi Ơng (bà) có nhận thơng tin chủ trương dự án du lịch lấy ý kiến góp ý quy hoạch, phát triển du lịch địa phương khơng? Ơng (bà) thấy hoạt động du lịch triển khai địa bàn có đóng góp cho xố đói giảm nghèo cao thu nhập, cho cộng đồng địa phương? Ông (bà ) thấy hoạt động du lịch triển khai địa bàn có đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho cộng đồng địa phương khơng? Ơng (bà ) đánh giá mực độ tạo công ăn việc làm cho cộng đồng địa phương từ du lịch? Ông (bà ) đánh giá diễn biến an ninh trật tự địa phương có hoạt động du lịch nào? Ông (bà ) đánh giá xuất tệ nạn xã hội địa phương có hoạt động du lịch nào? Ơng (bà ) có quyền địa phương tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên phát triển du lịch khơng? Ơng (bà) đánh giá mức độ hài lịng với hoạt động du lịch địa phương? Ông (bà) đánh giá chất lượng môi trường (Nước sạch, khơng khí, rác thải, tiếng ồn…) địa phương nào? Ông (bà) đánh giá mức độ ý thức khách du 10 lịch tham gia bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên phát triển du lịch? 11 Ông (bà) đánh giá mức độ ý thức sở kinh doanh du lịch tham gia bảo vệ môi Tổ s ph Tỷ lệ phiếu (%) Điể m cộng dồn Số phiế u Tỷ lệ phiếu (%) Điểm cộng dồn Số phiếu Tỷ lệ phiếu (%) Điể m cộng dồn Số phiếu Tỷ lệ phiếu (%) Điểm cộng dồn Số phiế u Tỷ lệ phiếu (%) Điểm cộng dồn 1.33 13 8.67 26 30 20.00 90 87 58.00 348 18 12.00 90 15 0.67 10 6.67 20 21 14.00 63 99 66.00 396 19 12.67 95 15 2.00 10 6.67 20 31 20.67 93 90 60.00 360 16 10.67 80 15 0.67 2.00 24 16.00 72 93 62.00 372 29 19.33 145 15 2.00 17 11.33 34 41 27.33 123 73 48.67 292 16 10.67 80 15 0.67 4.67 14 50 33.33 150 71 47.33 284 21 14.00 105 15 2.67 45 30.00 90 50 33.33 150 37 24.67 148 14 9.33 70 15 0.67 11 7.33 22 35 23.33 105 70 46.67 280 33 22.00 165 15 0.00 10 6.67 20 41 27.33 123 59 39.33 236 40 26.67 200 15 2.00 6.00 18 31 20.67 93 96 64.00 384 11 7.33 55 15 3.33 14 9.33 28 21 14.00 63 89 59.33 356 21 14.00 105 15 Số phiếu 205 trường, sử dụng tài nguyên phát triển du lịch? Phụ lục 13: Thống kê kết trả lời câu hỏi khảo sát Khách du lịch K c Kết trả lời theo phương án (đã quy đổi theo thang điểm 1-5) TT Trước đến đây, Quý vị biết nhiều thông tin điểm du lịch chưa? Quý vị đánh giá tính đa dạng sản phẩm du lịch nào? Quý vị đánh giá chất lượng sản phẩm du lịch nào? Quý vị đánh giá tính đa dạng dịch vụ du lịch nào? Quý vị đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch (Lưu trú,đi lại,ăn uống, vui chơi giải trí…) nào? Quý vị đánh giá mức độ hợp lý giá loại hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ nào? Quý vị có thấy yên tâm an ninh trật tự đến du lịch vùng không? Quý vị đánh giá chất lượng môi trường (Nước sạch, khơng khí, rác thải, tiếng ồn…) vùng nào? Quí vị đánh giá mức độ ý thức cư dân địa phương tham gia bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên phát triển du lịch? Quí vị đánh giá mức độ ý thức 10 sở kinh doanh du lịch tham gia bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên phát triển du lịch? 11 Quý vị có hài lòng với điểm đến du lịch 1 Câu hỏi Tổng số phiếu Số phiếu Tỷ lệ phiếu (% Điểm cộng dồn Số phiếu Tỷ lệ phiếu (%) Điểm cộng dồn Số phiếu Tỷ lệ phiếu (%) Điểm cộng dồn Số phiếu Tỷ lệ phiếu (%) Điểm cộng dồn Số phiếu Tỷ lệ phiếu (%) Điểm cộng dồn 0.67 12 8.00 24 21 14.00 63 95 63.33 380 21 14.00 105 150 18 12.00 18 82 54.67 164 22 14.67 66 25 16.67 100 2.00 15 150 10 6.67 10 51 34.00 102 59 39.33 177 22 14.67 88 5.33 40 150 24 16.00 24 88 58.67 176 23 15.33 69 13 8.67 52 1.33 10 150 11 7.33 11 52 34.67 104 62 41.33 186 16 10.67 64 6.00 45 150 4.00 28 18.67 56 58 38.67 174 32 21.33 128 26 17.33 130 150 1.33 14 9.33 28 29 19.33 87 79 52.67 316 26 17.33 130 150 0.00 12 8.00 24 55 36.67 165 44 29.33 176 39 26.00 195 150 1.33 10 6.67 20 23 15.33 69 96 64.00 384 19 12.67 95 150 3.33 13 8.67 26 18 12.00 54 91 60.67 364 23 15.33 115 150 1.33 31 20.67 62 40 26.67 120 62 41.33 248 15 10.00 75 150 206 Số không? 12 Dự định quý vị việc quay trở lại khu du lịch này? 4.00 29 19.33 58 37 24.67 111 62 41.33 248 16 Phụ lục 14: Chi tiết kết thực dự án đầu tư trực tiếp thuộc CLPTDL Thanh Hóa năm 2016-2019 TT 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 Nội dung Đơn vị thực Quần thể khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái kết hợp dịch vụ vui chơi giải trí cao cấp Bến En Khu đô thị sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cao cấp du lịch biển Sầm Sơn Khu đô thị sinh thái, khu du lịch ven sông Mã khu du lịch Cồn Nổi Khu du lịch sinh thái biển thuộc xã Quảng Hải, Quảng Lưu, Quảng Thái, huyện Quảng Xương Khu đô thị du lịch sinh thái ven biển Quảng Nham Quảng Thạch Dự án Quảng trường biển, trục cảnh quan lễ hội thành phố Sầm Sơn FLC Sầm Sơn golf links khu đô thị sinh thái FLC Dự án khu nghỉ dưỡng cao cấp Nam Sầm Sơn Dự án khu tìm hiểu dân tộc xứ Thanh Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng Lĩnh Nam Dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch Động Tiên Sơn Khu Du lịch sinh thái nghỉ dưỡng biển Tiến Thanh Khu du lịch sinh thái biển nghỉ dưỡng Linh Trường Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng biển Linh Trường Khu Du lịch sinh thái biển Hải Tiến Hải Tiến Resort Khu du lịch Phương Trang Khu du lịch sinh thái biển Ngân Hạnh Khu du lịch sinh thái Đảo Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia Khu du lịch Thanh - Phụ Đô thị du lịch biển Tiên Trang Khu du lịch sinh thái Thái Bình Dương Khu du lịch sinh thái xã Quảng Lưu Khu du lịch Long Phú Resort Khu biệt thự Hùng Sơn Khu du lịch sinh thái biển Du Xuyên Dự án Tổ hợp khách sạn dịch vụ thương mại Hoàng Tuấn Khu dịch vụ sinh thái SEMEC Resort and Spa Dự án Khu tổ hợp dịch vụ Asean Khu Kinh tế Nghi Sơn Khu Resort Sao Mai Thanh Hóa Dự án Cơ sở lưu trú Pù Lng - Pù Luông Retreat Dự án khu nghỉ dưỡng sinh thái bốn mùa Khu Du lịch thể thao sinh thái Tiên Trang Dự án khu du lịch sinh thái hồ Mang Mang Dự án Xây dựng khu du lịch Công viên Biển Xanh Du lịch biển GOLDEN COAST RESORT Tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng biển Hải Hịa Khu thị du lịch sinh thái Tân Dân Khu du lịch sinh thái kết hợp trồng rừng Động Bo Cúng 207 Công ty CP tập đồn Mặt Trời Cơng ty CP tập đoàn Mặt Trời CTCP tập đoàn FLC CTCP Xây dựng FLC Faros CTCP ORG Cơng ty CP tập đồn Mặt Trời Cơng ty cổ phần tập đồn FLC CTCP Tồn Tích Thiện Cty Cổ phần Thanh Tân Cơng ty TNHH Lĩnh Nam Công ty cổ phần Du lịch Kim Quy Công ty TNHH Đầu tư du lịch Hải Tiến Cơng ty TNHH Quốc Trí Cơng ty TNHH Xứ Đồi Công ty TNHH dịch vụ thương mại Việt Trí Cơng ty cổ phần Đầu tư Du lịch biển Hải Tiến 126 Cty TNHH Du lịch Thương mại EURO Cty Cổ phần Phương Trang CTTNHH Ngân Hạnh Công ty cổ phần Đầu tư, dịch vụ dL Nghi Sơn Công ty cổ phần Đồng Hương Công ty TNHH SOTO - Chi nhánh Thanh Hóa Doanh nghiệp tư nhân KS Thái Bình Dương Trại giam Thanh Lâm Cty CP Long Phú CTCP Đầu tư Văn Phú Invest Công ty cổ phần Do Xun Cơng ty TNHH Hồng Tuấn Cơng ty cổ phần SEMEC Nghi Sơn Cty TNHH Việt Nam - Asean Cơng ty cổ phần Tập đồn Sao Mai Công ty cổ phần Làng du lịch cộng đồng Pù Luông Công ty TNHH Đầu tư Nghi Sơn Việt Nam Cơng ty TNHH SOTO - Chi nhánh Thanh Hóa Cơng ty cổ phần Tây Hồ Công ty cổ phần Phúc Hồng Nghiêu Cơng ty cổ phần Xi măng Cơng Thanh Công ty cổ phần Hiền Đức Công ty cổ phần Tập đồn T&T Cơng ty cổ phần tư vấn xây dựng Thương mại Công nghiệp Thăng Long 10.67 80 150 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 Khu đô thị sinh thái biển Đông Á Sầm Sơn Khu biệt thự nghỉ dưỡng Đức Thịnh Công viên sinh thái tre luồng Thanh Tam Dự án đầu tư Khu du lịch nghỉ dưỡng Ngọc Lặc Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Thác Mây Khu dịch vụ công cộng bắc núi Xước Khu dịch vụ hậu cần Nam An Tổ hợp nhà hàng, khách sạn, dịch vụ hậu cần Quyết Tiến Khu dịch vụ thương mại Lucky Thanh Hà Khu dịch vụ nhà hàng, khách sạn Huy Hoàn Khu dịch vụ thương mại hồn hợp Huy Hoàn Khu dịch nhà hàng, khách sạn, nhà cho thuê 3H Việt Nam Khu dịch vụ du lịch, thương mại tổng hợp kết hợp đầu tư tơn tạo, bảo tồn di tích giếng Ngọc, đền Mị Châu Dự án Khu du lịch nghĩ dưỡng sinh thái Hải An Dự án Khu du lịch sinh thái hồ Eo Gấm Dự án Bến dịch vụ vận tải hành khách du lịch Hải Tiến Dự án Central Resort Khu du lịch sinh thái Anh Cường Dự án Trung tâm khách sạn dịch vụ thương mại Lam Ngọc Dự án khu nghỉ dưỡng sinh thái BID 60 Dự án khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Phú Thịnh Phát 61 62 63 64 65 66 67 68 Khu nghỉ dưỡng Pù Luông Village Khu du lịch sinh thái Hải Lĩnh Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, resort ven biển Khu công viên xanh, thể dục thể thao kết hợp nghỉ dưỡng Bình Minh Khu du lịch sinh thái tổng hợp Tràng An Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái bốn mùa cao cấp Khu nghỉ dưỡng sinh thái nhà lưu trú khách du lịch Đảo Ngọc Khu vườn đảo hoang hoài niệm thuộc khu du lịch văn hóa sinh thái núi Trường Lệ 208 Cơng ty TNHH tập đồn bất động sản Đông Á Công ty TNHH Đức Thịnh Công ty CP mía đường Lam Sơn Cơng ty TNHH TMĐT&PT cơng nghệ Thăng Long Thanh Hóa Cơng ty cổ phần cao su Miền Trung Tổng CTĐTXD Anh Phát CTTNHH DVTM XK Nam An CTCP TVXD ĐT Thanh Hóa CTTNHH Lucky Thanh Hà CTCP ĐTXD&TM Huy Hoàn CTCP ĐTXD&TM Huy Hoàn CTCP ĐT&PT 3H Việt Nam CTCP ĐT&XDCT Mê Kong Công ty CPĐT Hạ tầng Đô thị hải An Cơng ty Cổ phần khống sản Phong Thủy Cơng ty CPĐT xây dựng Tuấn Linh Công ty TNHH Một thành viên Nhiệt lạnh Hải Nam CTTNHH DVVT Anh Cường Công ty Cổ phần Thương mại Lam Ngọc Cty cổ phần BIDGROUP Công ty cổ phần thương mại tổng hợp Phú Thịnh Phát, Công ty cổ phần tổng công ty đầu tư Tecco Công ty TNHH Đầu tư Nghi Sơn Việt Nam Tổng công ty cổ phần Hợp lực Công ty cổ phần đầu tư xây dựng phát triển cơng trình Hà Nội Cơng ty TNHH phát triển Đơng Tiến Công ty cổ phần nông sản Tràng An Công ty cổ phần đầu tư du lịch sinh thái Lilama 18 Công ty cổ phần đầu tư du lịch Đảo Ngọc Công ty cổ phần Đại Long Phụ lục 15: Chi tiết kết thực dự án từ nguồn ngân sách thuộc CLPTDL Thanh Hóa năm 2016-2019 TT Nội dung TỔNG KINH PHÍ Giai đoạn 20162020 Kết Sản phẩm, tiến độ 9,098,660 I QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH 25,000 II DỰ ÁN TU BỔ, TÔN TẠO DI TÍCH 2,073,000 III DỰ ÁN ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG DU LỊCH 6,454,000 Dự án đầu tư CSHT du lịch Sầm Sơn Dự án nâng cấp, cải tạo tuyến đường giao thông từ tỉnh lộ 530 đến Thác Ma Hao Bản Năng Cát, xã Trí Nang, huyện Lang Chánh Dự án đầu tư đường từ quốc lộ 1A đến Khu du lịch biển Hải Hoà, Tĩnh Gia CSHT khu du lịch biển Hải Tiến CSHT khu du lịch Lam Kinh CSHT du lịch Bến En 2,500,000 Đang triển khai Dự án đường ven biển qua địa phần tỉnh Thanh Hóa (tiểu dự án 4: Đồn từ Đại lộ Nam sông Mã, Sầm Sơn đến Cầu Ghép, Quảng Xương) 39,000 Đã thi cơng xong phần nền, móng đường cơng trình nước; 12,5/12,9km mặt đường 80,000 Hồn thành 927m đường đến cấp phối đá dăm loại II; lắp đặt rãnh nước dọc cơng nước ngang 75,000 50,000 1,670,000 1,480,000 80,000 70,000 150,000 IV V VI Dự án sở hạ tầng kỹ thuật du lịch khu, điểm du lịch khác CSHT tuyến du lịch sông Mã CSHT du lịch đảo Mê Dự án đầu tư sở hạ tầng phát triển du lịch làng nghề: Đường giao thông đến làng nghề, đường nội bộ, khu đón tiếp, nhà trưng bày sản phẩm - quy trình sản xuất, nhà vệ sinh cơng cộng, bãi đỗ xe, hệ thống xử lý rác, nước thải, hệ thống điện, nước CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH Phát triển sản phẩm du lịch biển đảo Phát triển sản phẩm du lịch văn hóa Phát triển sản phẩm du lịch sinh thái, cộng đồng, làng nghề Phát triển sản phẩm du lịch khác CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG DU LỊCH QUẢNG BÁ, XÚC TIẾN DU LỊCH Tuyên truyền quảng bá Xúc tiến thị trường du lịch VII PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH 56,000 Nâng cao chất lượng lao động du lịch Nâng cao chất lượng đào tạo sở có chức đào tạo chuyên ngành du lịch NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH 30,000 10 11 12 VIII 60,000 353,650 136,900 22,100 50,200 144,450 32,700 98,310 64,010 34,300 26,000 6,000 209 Đang triển khai Đang triển khai Đang triển khai - Phần xây lắp: Đang thi công đường từ Km3+300 - Km4+500 Km5+300 - Km6+700 - GPMB địa bàn thành phố Sầm Sơn: Đã hồn thành GPMB đất nơng nghiệp (đã chi trả 38 tỷ đồng); triển khai kiểm kê, áp giá chi trả phần đất - GPMB địa bàn huyện Quảng Xương: Đã hoàn thành GPMB đất nông nghiệp (đã chi trả 23,7 tỷ đồng) triển khai kiểm kê, áp giá chi trả phần đất Đang triển khai Chương trình phê duyệt kinh phí 150 tỷ đồng, đến chưa bố trí kinh phí triển khai thực Chương trình phê duyệt kinh phí 60 tỷ đồng, đến chưa bố trí kinh phí triển khai thực Phụ lục 16: Bản đồ hành tỉnh Thanh Hóa 210 Phụ lục 17: Bản đồ du lịch Thanh Hóa 211 Phụ lục 19: Một số hình ảnh khảo sát đối tượng 27 huyện thị địa bàn tỉnh Thanh Hóa 212 ... lý luận phát triển bền vững du lịch kinh nghiệm nước phát triển bền vững du lịch; Thứ hai, đánh giá thực trạng phát triển du lịch, phát triển bền vững du lịch Thanh Hóa Chỉ kết đạt phát triển bền. .. - Du lịch Thanh Hóa phát triển bền vững hay chưa? - Những hạn chế phát triển bền vững du lịch Thanh Hóa ? Nguyên nhân sao? - Nhân tố ảnh hưởng tới phát triển bền vững du lịch Thanh Hóa ? - Giải... chứa điểm du lịch để đảm bảo phát triển bền vững (xem bảng 2.1) [100, tr.18] Bảng 2.1: Du lịch bền vững du lịch không bền vững Du lịch không bền vững Du lịch bền vững Phát triển nhanh Phát triển

Ngày đăng: 11/10/2021, 04:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w