Tình hình chính trị ổn định, vị thế quốc tế của Việt Nam đang được nâng cao cùng với các hoạt động kinh tế đối ngoại tích cực trong năm 2010 của lãnh đạo cấp cao Đảng và nhà nước ta sẽ t
Trang 1Câu 4: Những yếu tố tác động trực tiếp đến việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI)? Phân tích các giải pháp mở rộng thu hút nhanh vốn FDI tại Việt Nam
4.1 Những yếu tố tác động trực tiếp đến việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI)
Có thể chia thành 5 nhóm yếu tố:
a/ Động cơ của nhà đầu tư
Mục tiêu của các chủ đầu tư khi tiến hành đầu tư là nhằm thu lợi nhuận càng nhiều càng tốt Muốn vậy, ngoài việc khai thác tối đa thị trường trong nước, họ còn tìm cách vươn ra thị trường nước ngoài để mở rộng thị phần Để xâm nhập thị trường nước ngoài, các chủ đầu tư có thể sử dụng nhiều cách khác nhau (xuất khẩu, tiến hành FDI, nhượng quyền, ) Thông thường chủ đầu tư sẽ quyết định đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức FDI khi bản thân họ có các lợi thế độc quyền riêng và FDI sẽ giúp họ tận dụng được nhiều lợi thế cũng như cắt giảm chi phí (chi phí nhân công, nguyên liệu tại chỗ, chi phí vận chuyển ) nhằm tối đa hóa lợi nhuận, nâng cao năng lực cạnh tranh
b/ Nguồn lực:
- Tiềm năng thị trường: Qui mô và tiềm năng phát triển của thị trường là những nhân tố quan trọng hàng đầu khi nhà đầu tư quyết định lựa chọn địa điểm để đầu tư Thông thường họ sẽ nhắm đến những vùng tập trung đông dân cư , có nhiều kỳ vọng tăng trưởng nhanh trong tương lai và có các cơ hội mở rộng ra các thị trường lân cận
- Vị trí địa lý: Lợi thế về vị trí địa lý giúp tiết kiệm đáng kể chi phí vận chuyển,
dễ dàng mở rộng ra các thị trường xung quanh, khai thác có hiệu quả nguồn nhân lực
và thúc đẩy các doanh nghiệp tập trung hóa
- Tài nguyên: Sự dồi dào về nguyên vật liệu với giá rẻ cũng là nhân tố tích cực thúc đẩy thu hút đầu tư nước ngoài
- Nguồn nhân lực:
Khi quyết định đầu tư một cơ sở sản xuất mới ở một nước đang phát triển, các chủ đầu tư sẽ nhắm đến việc khai thác nguồn nhân lực trẻ và tương đối thừa thãi ở các nước này Thông thường nguồn lao động phổ thông luôn được đáp ứng đầy đủ và có thể thỏa mãn yêu cầu của các công ty Bên cạnh đó, đội ngũ nhân lực có trình độ kỹ thuật cao, nhiều kinh nghiệm, những cán bộ quản lý giỏi cũng là nguồn lực hấp dẫn các nhà đầu tư
Văn hóa, thái độ, tác phong làm việc của người lao động là những yếu tố quan trọng trong việc xem xét, lựa chọn địa điểm để đầu tư
c/ Cơ sở hạ tầng:
Chất lượng của cơ sở hạ tầng kỹ thuật và trình độ công nghiệp hóa có ảnh hưởng rất quan trọng đến dòng vốn đầu tư nước ngoài vào một nước hoặc một địa phương Một hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh (bao gồm cả hệ thống đường
bộ, đường sắt, đường hàng không, mạng lưới cung cấp điện, nước, bưu chính viễn thông và các dịch vụ tiện ích khác), là điều mong muốn đối với mọi nhà đầu tư nước ngoài Bên cạnh đó còn phải kể đến các
dịch vụ hỗ trợ khác như hệ thống y tế, giáo dục, giải trí, các dịch vụ hải quan, tài chính, thương mại, quảng cáo, kỹ thuật, v.v )Thiếu sự hỗ trợ cần thiết của các hoạt động này, môi trường đầu tư cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng Ngoài ra, hiệu quả hoạt động của các cơ sở công nghiệp địa phương, sự có mặt của các ngành công nghiệp hỗ trợ, sự tồn tại các đối tác tin cậy để các công ty nước ngoài có thể liên doanh liên kết cũng là những yêu cầu rấtquan trọng cần phải được xem xét đến
Trang 2d/ Sự ổn định về kinh tế và chính trị - xã hội và luật pháp đầu tư.
Đây là điều kiện tiên quyết nhằm giảm thiểu những rủi ro kinh tế chính trị của vốn FDI vượt khỏi sự kiểm soát của chủ đầu tư nước ngoài Những bất ổn định kinh tế chính trị sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý nhà đầu tư, nó không chỉ làm cho dòng vốn này bị chững lại, thu hẹp, mà còn làm cho dòng vốn từ trong nước chảy ngược ra ngoài, tìm đến những nơi mới an toàn và hấp dẫn hơn
Hệ thống pháp luật đầu tư của nước sở tại phải đảm bảo sự an toàn về vốn cho nhà đầu tư Nội dung của hệ thống pháp luật càng đồng bộ, chặt chẽ, tiên tiến, nhưng cởi mở, phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế thì khả năng hấp dẫn của FDI càng cao
e/ Hệ thống chính sách đầu tư hấp dẫn, khuyến khích nhà đầu tư
Ví dụ như: Chính sách thương mại thông thoáng; chính sách tiền tệ, lãi suất linh hoạt; chính sách hỗ trợ tín dụng; hệ thống thuế rõ ràng, đơn giản, dễ áp dụng, mức thuế không quá cao, có ưu đãi…
4.2 Phân tích các giải pháp mở rộng thu hút nhanh vốn FDI tại Việt Nam
Định hướng:
Để có những định hướng cụ thể về việc thu hút FDI, cần xem xét một số thuận lợi và khó khăn mà Việt Nam phải đối mặt trong thời gian sắp đến
- Về thuận lợi: Dòng FDI toàn cầu đã dần vượt qua khỏi đáy của sự suy giảm năm 2009, có thể bắt đầu lấy lại đà tăng trưởng trong năm 2011 và được dự báo đạt 1,2-1,5 nghìn tỉ USD Các nước đang phát triển và các nền kinh tế đang chuyển đổi tiếp tục là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài Điều tra triển vọng đầu tư thế giới (WIPS) 2009-2011 của Cơ quan Thương mại và Phát triển của Liên hợp quốc (UNCTAD) cho thấy, Việt Nam vẫn được các công ty xuyên quốc gia (TNCs) đánh giá là 1 trong 15 nền kinh tế hấp dẫn cho đầu tư Tình hình chính trị ổn định, vị thế quốc tế của Việt Nam đang được nâng cao cùng với các hoạt động kinh tế đối ngoại tích cực trong năm 2010 của lãnh đạo cấp cao Đảng và nhà nước ta sẽ tiếp tục củng cố lòng tin và làm gia tăng mối quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài đối với nước ta trong năm 2011 và thời gian tới
- Về thách thức: Bên cạnh những thuận lợi thì Việt Nam còn tồn tại nhiều hạn chế ảnh hưởng đến thu hút FDI như: hệ thống kết cấu hạ tầng còn yếu kém, thiếu hụt nhân lực chất lượng cao, công tác quy hoạch thiếu đồng bộ, thủ tục hành chính rườm
rà, …
Từ những yếu tố thuận lợi và khó khăn đã phân tích, chúng ta có thể dự báo trong ngắn hạn năm 2011, Việt Nam sẽ thu hút được khoảng 20 tỉ USD vốn FDI (bao gồm cả tăng vốn, mở rộng sản xuất), tăng 7,6% so với ước thực hiện năm 2010 và vốn thực hiện đạt khoảng 11-11,5 tỉ USD
Theo thứ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Phạm Huy Đông, trong thời gian sắp tới, thu hút FDI sẽ thực hiện theo hướng chọn lọc hơn và trọng tâm là thu hút các dự án cơ
sở hạ tầng; sử dụng công nghệ cao; công nghệ sạch và có khả năng tạo ra các sản phẩm có sức cạnh tranh; các dự án sản xuất hàng xuất khẩu; phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ; có khả năng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu Đối với những dự án đầu tư quy mô lớn, đặc biệt là các dự án có sử dụng đất lớn, có khả năng gây ô nhiễm môi trường, sử dụng nhiều tài nguyên khoáng sản nếu không có chế biến sâu, các dự
án tiêu tốn nhiều năng lượng sẽ được xem xét kỹ càng hơn Bên cạnh đó, những dự
án đầu tư chậm triển khai sẽ được phân loại để có những biện pháp xử lý phù hợp, trong đó có việc xem xét rút Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật để
Trang 3tạo cơ hội cho các nhà đầu tư khác thực sự có tiềm năng và năng lực triển khai tham gia đầu tư
Một số giải pháp đổi mới nhằm thu hút, sử dụng vốn FDI hiệu quả:
Để hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế đất nước giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn năm 2020, Việt Nam cần có những chiến lược mang tính đột phá, từ đó mới thực
sự thu hút, hấp dẫn được các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt nam, nâng cao khả năng cạnh tranh với các nước đang có ưu thế hơn, từ đấy thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, nhằm đạt các mục tiêu kinh tế – xã hội đã đề ra
a/ Về chính sách, quản lý nhà nước:
- Tiếp tục duy trì được ổn định chính trị như hiện nay là một trong những yếu tố hấp dẫn nhất đối với nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam so với các nước trong khu vực
- Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách đầu tư nước ngoài theo hướng đầy đủ, rõ ràng, thông thoáng, thống nhất và phù hợp với thông lệ quốc tế Xây dựng Luật Đầu tư nước ngoài và Luật doanh nghiệp áp dụng chung cho cả doanh nghiệp trong và ngoài nước, tạo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp Thủ tục hành chính cần giảm bớt tối đa, tăng cường hỗ trợ các nhà đầu tư giải quyết các thủ tục
- Phối hợp chặt chẽ giữa Trung ương và địa phương trong việc cấp phép và quản
lý các dự án đầu tư nước ngoài
- Thực hiện các cam kết quốc tế sau khi gia nhập WTO để tạo ra một sân chơi lành mạnh nhằm thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
b/ Về các giải pháp quy hoạch:
- Rà soát, quy hoạch ngành, vùng chiến lược, từng bước mở cửa thị trường hàng hoá, dịch vụ theo lộ trình cam kết quốc tế và thực hiện các cam kết quốc tế
- Làm rõ các lĩnh vực không cấp phép đầu tư và đầu tư có điều kiện, trong đó chú trọng lĩnh vực văn hoá thông tin theo hướng minh bạch, cụ thể và phù hợp với các cam kết quốc tế; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nội dung triển khai chậm hoặc chưa triển khai đã cam kết trong Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản, Hiệp định thương mại Việt - Mỹ,…
c/ Về xúc tiến đầu tư:
- Ðể thu hút dòng vốn FDI đúng mục tiêu và định hướng, công tác xúc tiến đầu tư cần tiếp tục được đổi mới theo hướng bố trí các nguồn lực để xúc tiến đầu tư theo chuyên đề, theo ngành, lĩnh vực và theo vùng, miền Không xúc tiến đầu tư theo địa giới hành chính để bảo đảm tính liên kết vùng, miền, tận dụng tối đa các tiềm năng thế mạnh của vùng, miền và giảm đầu tư theo phong trào, theo thành tích
- Cần phải có chiến lược kêu gọi đầu tư, tăng cường các hoạt động đối ngoại, tích cực xúc tiến đầu tư qua mọi phương tiện, mọi kênh thông tin với các nước trên thế giới thông qua các chuyến thăm, làm việc cấp cao của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ; tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo tổ chức trong và ngoài nước
d/ Về cải thiện cơ sở hạ tầng:
- Tiến hành tổng rà soát, điểu chỉnh, phê duyệt và công bố các quy hoạch về kết cấu hạ tầng đến năm 2020 làm cơ sở thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng Tranh thủ tối đa các nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước; ưu tiên các lĩnh vực cấp, thoát nước, vệ sinh môi trường (xử lý chất thải rắn, nước thải.v.v.); hệ thống đường bộ cao tốc, trước hết là tuyến Bắc-Nam; nâng cao chất lượng dịch vụ đường sắt; sản xuất và sử dụng điện từ các loại năng lượng mới như sức gió, thủy triều, nhiệt năng từ mặt trời; các dự án lĩnh vực bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin
Trang 4- Ngoài ra cần phải quy hoạch, nâng cấp hệ thống điện, nước sạch và đường truyền Internet băng thông rộng Giá cước, phí các loại hàng hoá, dịch vụ công cộng cần phải
có sự điều chỉnh tương đương với các nước trong khối Asean nhằm đáp ứng tối đa các nhu cầu mà nhà đầu tư nước ngoài đã đặt ra
e/ Về nguồn nhân lực:
Cần nâng cao số lượng cũng như chất lượng nguồn lao động Việt Nam đáp ứng được nhu cầu về nguồn lao động do các nhà đầu tư nước ngoài đặt ra như: trình độ tay nghề - kỹ thuật, trình độ ngoại ngữ, sức khoẻ và tác phong làm việc công nghiệp
f/ Một số giải pháp khác:
- Xây dựng chính phủ điện tử và phổ biến thương mại điện tử Thúc đẩy thiết kế và
xây dựng các website của Chính phủ, chính quyền địa phương và các doanh nghiệp để các nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận các nguồn thông tin FDI ban đầu có chất lượng và trung thực thông qua mạng Internet
- Thu hút nguồn vốn đầu tư của Việt kiều về nước Chính phủ cần có những chính
sách, cơ chế nhằm kêu gọi, thu hút các Việt kiều về nước đầu tư do họ có những trình
độ quản lý, nắm bắt công nghệ phương Tây, thêm nữa giúp quảng bá tốt hơn các chính sách đầu tư của Việt nam với các đối tác kinh doanh quốc tế của mình