NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH của các DOANH NGHIỆP bảo HIỂM NHÂN THỌ VIỆT NAM

19 479 0
NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH của các DOANH NGHIỆP bảo HIỂM NHÂN THỌ VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP MÔN NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH BẢO HIỂM eaóbf CHỦ ĐỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM NHÂN THỌ VIỆT NAM - 1 - GVHD : Thầy Trần Nguyên Đán NHÓM SV : Nhóm 102 LỚP : TCDN1_VB2_K13 TPHCM Tháng 10 năm 2011 - 2 - MỤC LỤC BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO .1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH 1 KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP .1 MÔN NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH BẢO HIỂM 1 MỤC LỤC 3 PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM NHÂN THỌ 4 1.1 Khái niệm 4 Phương diện kỹ thuật .4 Phương diện pháp lý 4 Tham khảo thêm: .4 Định nghĩa của công ty Prudential 4 Phân biệt với "Bảo hiểm phi nhân thọ” .5 1.2 Lợi ích bảo hiểm nhân thọ: .5 1.3 Các hình thức dịch vụ bảo hiểm nhân thọ: .6 Tử Kỳ (Term Insurance) 6 Sinh kỳ (Pure Endowment Insurance) 6 Trọn đời (Whole Life Insurance) 6 Trả tiền định kỳ (Annuity Insurance) 6 Loại hỗn hợp (Endownment Insurance) 6 2.1 Các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam 7 2.2 Môi trường vĩ mô .7 Môi trường chính trị .7 Môi trường kinh tế .8 Môi trường công nghệ 8 Môi trường xã hội 8 2.2 Môi trường vi mô .9 Nhà cung ứng .9 Khách hàng .10 Sản phẩm thay thế 10 Đối thủ cạnh tranh nội ngành 10 3.1 Nâng cao năng lực tài chính .12 3.2 Quảng bá thương hiệu và nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng 13 3.3 Nâng cao trình độ chuyên môn của nhân viên và chất lượng đại lý .14 3.4 Cải tiến sản phẩm, đa dạng hóa các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ .16 3.5 Hiện đại hóa CNTT trong quản lý .17 3.6 Cải thiện môi trường pháp luật và hoàn thiện thị trường tài chính: 17 - 3 - PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM NHÂN THỌ 1.1 Khái niệm Bảo hiểm nhân thọ có thể được hiểu trên 2 phương diện: kỹ thuật và pháp lý. (Nguồn:http://www.webbaohiem.net/c%E1%BA%A9m-nang-b%E1%BA%A3o-hi%E1%BB%83m- nh/1325-cau-hi-97-bo-him-nhan-th-la-gi-.html ) Phương diện kỹ thuật Trên phương diện kỹ thuật, bảo hiểm nhân thọ là loại bảo hiểm bao hàm những cam kết mà sự thực hiện những cam kết đó phụ thuộc vào tuổi thọ của con người. Có hai loại cam kết chủ yếu trong bảo hiểm nhân thọ: • Từ phía người tham gia bảo hiểm: đó là cam kết đóng phí bảo hiểm. • Từ phía doanh nghiệp bảo hiểm: cam kết trả tiền bảo hiểm hoặc trả trợ cấp định kỳ. Phương diện pháp lý Trên phương diện pháp lý, bảo hiểm nhân thọ bao gồm các hợp đồng bảo hiểm được ký kết giữa doanh nghiệp bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm, theo đó, để nhận được phí bảo hiểm của người tham gia bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm cam kết sẽ trả cho một hoặc nhiều người thụ hưởng bảo hiểm một khoản tiền nhất định hoặc những khoản trợ cấp định kì trong trường hợp người được bảo hiểm sống đến một thời điểm nhất định hoặc tử vong trước một thời điểm nhất định đã được ghi rõ trên hợp đồng bảo hiểm. Ngoài ra, theo Luật kinh doanh bảo hiểm được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ Nghĩa Việt Nam thông qua và có hiệu lực từ 01/04/2001 thì “Bảo hiểm nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết”. Tham khảo thêm: o Định nghĩa của công ty Prudential Bảo hiểm nhân thọ là một hợp đồng giữa một cá nhân và một công ty bảo hiểm nhân thọ để bảo hiểm cho bản thân mình hoặc người thân, hoặc giữa một tổ chức với công ty bảo hiểm nhân thọ để bảo hiểm cho nhân viên của mình với mục đích là đảm bảo an toàn tài chính cho người tham gia bảo hiểm. (Nguồn: https://customerportal.prudential.com.vn/Customer/hoidap.html ) - 4 - o Phân biệt với "Bảo hiểm phi nhân thọ” Bảo hiểm phi nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo hiểm tài sản, trách nhiệm dân sự và các nghiệp vụ bảo hiểm khác không thuộc bảo hiểm nhân thọ. (Nguồn: Luật kinh doanh bảo hiểm 24/2000/QH10 ngày 9/12/2000) Sự khác biệt về đối tượng trên dẫn đến những khác biệt về hình thức lẫn nội dung các cam kết trong hợp đồng bảo hiểm giữa 2 bên: • Bảo hiểm nhân thọ, ngoài tính phòng chống rủi ro khắc phục tổn thất cơ bản của một nghiệp vụ bảo hiểm bất kỳ, còn có thể mang tính tiết kiệm đầu tư. • Cũng xuất phát từ khác biệt trên, bảo hiểm nhân thọ thường có thời gian hợp đồng kéo dài hơn so với bảo hiểm phi nhân thọ. • Những nguyên tắc riêng xuất hiện để đảm bảo giải quyết những rắc rối có thể xảy ra tương ứng với đối tượng là sinh mạng con người. 1.2 Lợi ích bảo hiểm nhân thọ: • Đối với cá nhân và gia đình: - Khách hàng sẽ có được nguồn tài chính đảm bảo trong trường hợp không may bị tử vong hay bị thương tật toàn bộ và vĩnh viễn, dẫn đến mất nguồn thu nhập. Bằng cách đó, bảo hiểm nhân thọ góp phần ổn định cuộc sống gia đình. - Tích lũy cho những kế hoạch tương lai, như để dành tiền cho con đi học, cho con một số vốn để vào đời, hoặc có thể tiết kiệm tiền để mua xe, mua nhà, vui hưởng cuộc sống sau khi về hưu… • Đối với xã hội: * Tạo sự ổn định xã hội thông qua việc giảm thiểu tối đa sự lo lắng cho bên mua bảo hiểm; * Huy động vốn để đầu tư cho những dự án trung và dài hạn nhằm góp phần phát triển đất nước; * Giảm gánh nặng ngân sách quốc gia trong việc chăm lo người già, và những người phụ thuộc khi người trụ cột trong gia đình qua đời; * Tạo công ăn việc làm cho nhiều người. (Nguồn: https://customerportal.prudential.com.vn/Customer/hoidap.html ) • Vì sao nên tham gia bảo hiểm nhân thọ: Bảo hiểm nhân thọ mang lại một số lợi ích cho bản thân và gia đình người tham gia: Thay thế nguồn thu nhập thiếu hụt khi người trụ cột không còn nữa, đảm bảo ước mơ - 5 - hiện thực, chi trả các khoản chi phí, tích lũy khoản tiền, giúp tiết kiệm một cách có kỷ luật. (Nguồn: http://www.korealife.com.vn/vn/entry/bao-hiem-nhan-tho-la-gi.html ) 1.3 Các hình thức dịch vụ bảo hiểm nhân thọ: (Nguồn: Luật kinh doanh bảo hiểm 24/2000/QH10 ngày 9/12/2000, http://www.baohiem.pro.vn/forum/topic.asp?TOPIC_ID=451) Tử Kỳ (Term Insurance) Bảo hiểm tử kỳ là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm chết trong một thời hạn nhất định, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng, nếu người được bảo hiểm chết trong thời hạn được thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Sinh kỳ (Pure Endowment Insurance) Bảo hiểm sinh kỳ là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống đến một thời hạn nhất định, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng, nếu người được bảo hiểm vẫn sống đến thời hạn được thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Trọn đời (Whole Life Insurance) Bảo hiểm trọn đời là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm chết vào bất kỳ thời điểm nào trong suốt cuộc đời của người đó. Trả tiền định kỳ (Annuity Insurance) Bảo hiểm trả tiền định kỳ là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống đến một thời hạn nhất định; sau thời hạn đó doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm định kỳ cho người thụ hưởng theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Loại hỗn hợp (Endownment Insurance) Bảo hiểm hỗn hợp là nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp bảo hiểm sinh kỳ và bảo hiểm tử kỳ. Nếu 2 loại tử kỳ và sinh kỳ thường chỉ mang tính lý thuyết, khó triển khai (bán được) trong thực tế, thì loại hỗn hợp lại là loại bảo hiểm phổ biến nhất trong các loại Bảo hiểm nhân thọ vì đảm bảo cả 2 tính chất: phòng chống rủi ro – khắc phục tổn thất lẫn tiết kiệm tài chính. - 6 - PHẦN 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ VN 2.1 Các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam Theo hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, hiện nay có 12 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ trên thị trường Việt Nam. Cơ cấu theo doanh thu của một số doanh nghiệp lớn. 2.2 Môi trường vĩ mô. Môi trường chính trị. Môi trường luật pháp điều chỉnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Mặc dù đã được quan tâm xây dựng nhưng đến nay vẫn chưa theo kịp sự phát triển của ngành, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới. Điều vui mừng là việc sửa đổi Luật kinh doanh bảo hiểm đã được đưa vào chương trình nghị sự của Quốc hội trong năm 2010. Nhận thức và hiểu biết của thị trường cũng như của các cơ quan nhà nước nói chung về bảo hiểm nhân thọ vẫn chưa cao, gây khó khăn cho hoạt động của ngành. Sự ủng hộ của Nhà nước Việt Nam mạnh mẽ đối với sự phát triển của thị trường thông qua việc tạo môi trường pháp lý, môi trường kinh doanh thuận lợi cho ngành cũng như thực thi chính sách hội nhập nhằm tiếp thu công nghệ kinh doanh, công nghệ quản lý tiên tiến cho sự phát triển của ngành. - 7 - Môi trường kinh tế. Lạm phát: Trong năm những năm qua, nền kinh tế đương đầu tình trạng lạm phát. Lạm phát cao kéo theo hệ quả là làm giảm niềm tin của công chúng đối với các khoản đầu tư dài hạn, các hợp đồng bảo hiểm dài hạn đồng thời làm cho lãi suất ngắn hạn tăng lên cao (như lãi suất tiết kiệm ngân hàng), tạo ra sự cạnh tranh lớn đối với các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ. Hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ gặp không ít khó khăn do thị trường tài chính của Việt Nam chưa phát triển đầy đủ. Hiện có tới 90% nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ chỉ dành đầu tư vào trái phiếu chính phủ và gửi ngân hàng thương mại. Vì thế hiệu quả đầu tư thấp và bảo tức cho người tham gia bảo hiểm vẫn chưa cao. Phát triển kinh tế: Sự phát triển của thị trường tài chính một mặt cho phép nâng cao hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, đồng thời tạo là cơ sở cho sự ra đời của các sản phẩm bảo hiểm gắn với đầu tư, tích hợp sản phẩm bảo hiểm nhân thọ với các sản phẩm bảo hiểm tài chính khác (chẳng hạn, có thể kết hợp sản phẩm bảo hiểm với các sản phẩm tín dụng ngân hàng…). Bên cạnh đó, sự lên xuống của thị trường chứng khoán trong thời gian qua cho thấy nhu cầu uỷ thác đầu tư cho nhà đầu tư chuyên nghiệp (chẳng hạn, các quỹ đầu tư) ngày càng cấp thiết, tạo tiền đề cho sự phát triển của sản phẩm liên kết đơn vị (unit Linked). Môi trường công nghệ. Việc có thêm nhiều doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài tham gia vào thị trường bảo hiểm Việt Nam, với thế mạnh dựa trên công nghệ quản lý tiên tiến, cơ cấu sản phẩm bảo hiểm đa dạng, đáp ứng yêu cầu của nhiều đối tượng khách hàng, hệ thống thông tin ngày càng hiện đại …cũng tạo động lực cạnh tranh để các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam nâng cao năng lực quản lý, chất lượng phục vụ, giảm chi phí hoạt động, phát triển nhiều sản phẩm mới hơn phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của khách hàng …để có thể cạnh tranh và đứng vững trên thị trường. Môi trường xã hội. Hiện nay dân số Việt Nam là 87 triệu người-đứng hàng thứ 13 trên thế giới. Năm 2010 GDP/người đạt 1.000 USD, và hơn thế nữa, người Việt Nam có truyền thống tiết - 8 - kiệm và có mức tiết kiệm/thu nhập vào hàng cao nhất thế giới. Đáng chú ý, sự phát triển kinh tế đã làm cho tầng lớp trung lưu ngày càng đông đảo, tạo ra nhu cầu cao về bảo hiểm nhân thọ.Tỷ trọng người dân tham gia bảo hiểm nhân thọ hiện nay ở Việt Nam mới chỉ chiếm 4,5% dân số (trong khi ở Nhật Bản tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm nhân thọ là 90%, Singapore 50%, và ngay tại Indonesia tỷ lệ này cũng trên 10%) và số tiền tiết kiệm được người dân dùng mua bảo hiểm nhân thọ mới chiếm 3,45% tổng số tiền tiết kiệm trong khu vực dân cư. Nhu cầu hoạch định kế hoạch tài chính và độc lập tài chính ngày càng cao hơn. Theo đà phát triển kinh tế – xã hội và sự hình thành gia đình hạt nhân (bố mẹ và con), làm cho nhu cầu hoạch định tài chính và nhu cầu độc lập tài chính ngày càng cao, nhằm tạo lập một cuộc sống ổn định, tự chủ và có mức hưởng thụ cao. Chẳng hạn, quan niệm “trẻ cậy cha, già cậy con” của người Việt Nam đến nay đã có nhiều thay đổi, đặc biệt ở các thành phố lớn. Cácnhân đã quan tâm nhiều hơn đến nguồn tài chính khi nghỉ hưu, hết sức lao động để có thể sống độc lập về tài chính, không phải lệ thuộc hoặc dựa vào con cái, người thân. 2.2 Môi trường vi mô. Nhà cung ứng. Trước đây, hệ thống đại lý, nhân sự, chăm sóc khách hàng của một số doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có chất lượng phục vụ chưa tốt, nên trong nhiều trường hợp, khách hàng phản ứng bằng cách hủy hợp đồng, chuyển sang những doanh nghiệp có sản phẩm, dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt hơn. Điều đó đồng nghĩa việc nâng cao chất lượng phục vụ, đa dạng hóa sản phẩm là con đường tất yếu để các doanh nghiệp giữ vững và mở rộng thị phần. Cùng với sự phát triển của thị trường, các sản phẩm bảo hiểm ngày càng được thiết kế linh hoạt và có thể phục vụ nhiều đối tượng khách hàng hơn.Những sản phẩm bảo hiểm tích hợp 3 - 4 chức năng ngày càng xuất hiện nhiều.Các doanh nghiệp bảo hiểm đã không ngừng đưa ra sản phẩm mới, mở rộng đại lý, liên kết với các ngân hàng để tạo thêm kênh phân phối sản phẩm. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp còn tạo thêm tiện lợi cho khách hàng bằng cách thu phí bảo hiểm thông qua hệ thống bưu chính, máy ATM hay trích từ tài khoản ở ngân hàng… - 9 - Khách hàng. Theo một nghiên cứu của Tổ chức Lao động quốc tế, đến nay mới chỉ có khoảng 11% dân số Việt Nam, chủ yếu thuộc khu vực kinh tế nhà nước và công chức được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội của nhà nước. Đáng chú ý, thu nhập từ tiền lương bảo hiểm xã hội ngày càng không đáp ứng nhu cầu cuộc sống ngày càng cao và sự tăng giá tiêu dùng. Thực trạng trên tạo cơ sở cho sự phát triển của các sản phẩm bảo hiểm hưu trí. Trên thực tế, ở Việt Nam đã hình thành một số quỹ bảo hiểm hưu trí tự nguyện, như bảo hiểm hưu trí của nông dân. Hệ thống bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế của Việt Nam chưa hoàn thiện và trong tình trạng bất cập. Cụ thể, đến nay chỉ có khoảng gần 20% dân số được bảo vệ bởi bảo hiểm y tế, trong đó chủ yếu là người nghèo và học sinh (với chính sách hỗ trợ của Nhà nước). Phạm vi bảo hiểm của bảo hiểm y tế còn khá hẹp, còn có sự phân biệt trong điều trị giữa bệnh nhân hưởng bảo hiểm y tế và bệnh nhân dịch vụ. Tuy nhiên trên thực tế, phần lớn bệnh nhânbảo hiểm y tế và thuộc tầng lớp trung lưu trở lên khi khám chữa bệnh đều không sử dụng quyền lợi từ bảo hiểm y tế để được tiếp cận chất lượng dịch vụ y tế cao hơn. Thực trạng này cũng là cơ sở cho sự ra đời của các sản phẩm bảo hiểm y tế, đặc biệt cho tầng lớp có thu nhập từ trung bình trở lên. Sản phẩm thay thế. Sự cạnh tranh giữa các tổ chức tài chính (như ngân hàng, chứng khoán và các tổ chức tài chính) và các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ trong việc thu hút tiền vốn nhàn rỗi trong dân chúng ngày càng gay gắt. Các ngân hàng đã đưa ra những sản phẩm có tính cạnh tranh cao đối với các sản phẩm bảo hiểm như tiết kiệm gửi định kỳ, tiết kiệm lãi suất bậc thang, tiết kiệm với thời hạn dài kèm theo các hình thức khuyến mại như tặng bảo hiểm, rút thăm trúng thưởng và nhiều ưu đãi liên quan khác. Theo đánh giá chung, sự cạnh tranh của các tổ chức tài chính là một trong những nguyên nhân chính gây ra sự suy giảm của thị trường bảo hiểm nhân thọ trong giai đoạn 2004-2006. Đối thủ cạnh tranh nội ngành. Năm 2009, hầu hết doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ đều đạt kết quả kinh doanh khả quan. Tuy nhiên, trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này đang không ngừng tăng cường sức mạnh cạnh tranh bằng việc - 10 - . TRẠNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ VN 2.1 Các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam Theo hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, hiện nay có 12 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ. TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP MÔN NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH BẢO HIỂM eaóbf CHỦ ĐỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM NHÂN THỌ VIỆT NAM - 1 -

Ngày đăng: 30/12/2013, 21:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan