MỘT số GIẢI PHÁP hạn CHẾ rủi RO CHO các DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG VIỆC ký kết và THỰC HIỆN hợp ĐỒNG MUA bán QUỐC tế HÀNG hóa

28 1K 12
MỘT số GIẢI PHÁP hạn CHẾ rủi RO CHO các DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG VIỆC ký kết và THỰC HIỆN hợp ĐỒNG MUA bán QUỐC tế HÀNG hóa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI Khoa Quản trị kinh doanh  &  TIỂU LUẬN Môn học PHÁP LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG VIỆC KẾT THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN QUỐC TẾ HÀNG HÓA Giảng viên hướng dẫn : TS. Tăng Văn Nghĩa Sinh viên thực hiện : Group 1 Lớp : Cao học QTKD K6.2 ` Hà Nội 09 – 2010 DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 1. Chu Ngọc Anh 2. Lê Vân Anh 3. Bùi Tuấn Anh 4. Nguyễn Huy Bắc 5. Ngô Thị Bính 6. Hồng Minh Châu 7. Tạ Thị Kim Chung 8. Kiều Quý Công 2 LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, cùng với xu thế hội nhập kinh tế thế giới, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc, đóng góp to lớn vào công cuộc phát triển đất nước. Các doanh nghiệp Việt Nam đã đang từng bước hội nhập sâu rộng hơn nữa vào nền kinh tế toàn cầu. Đảm nhận kết hợp đồng mua bán quốc tế hàng hóa có hiệu quả, đạt được mục tiêu lợi nhuận là một vấn đề được tất cả các nhà xuất nhập khẩu quan tâm. Tuy nhiên, trong quá trình này do khoảng cách xa về không gian, sự khác biệt giữa các bên về những yếu tố như: ngôn ngữ, văn hoá, luật pháp quan trọng nhất là yếu tố quyền lợi, nên các nhà kinh doanh thường gặp rủi ro, sự cố dẫn đến thiệt hại lớn. Vì vậy, với mong muốn phần nào giúp các nhà khi kinh doanh xuất nhập khẩu tránh được những rủi ro trong quá trình kết thực hiện hợp đồng mua bán quốc tế hàng hóa, đảm bảo được mục đích kinh doanh là lợi nhuận, nhóm chúng tôi chọn đề tài: "MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG VIỆC KẾT THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN QUỐC TẾ HÀNG HÓA". Tiểu luận gồm 3 chương - Chương I: Hợp đồng mua bán quốc tế hàng hóa vấn đề quản lý rủi ro trong kết thực hiện hợp đồng mua bán quốc tế hàng hóa - Chương II: Thực trạng rủi ro trong quá trình kết thực hiện hợp đồng mua bán quốc tế hàng hóa tại các doanh nghiệp Việt Nam - Chương III: Một số giải pháp hạn chế rủi ro cho các doanh nghiệp trong việc kết thực hiện hợp đồng mua bán quốc tế hàng hóa. 3 MỤC LỤC MỤC LỤC 4 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH KẾT THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN QUỐC TẾ HÀNG HÓA .20 4 CHƯƠNG I: HỢP ĐỒNG MUA BÁN QUỐC TẾ HÀNG HÓA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG VIỆC KẾT THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN QUỐC TẾ HÀNG HÓA 1.1 Vài nét khái quát về hợp đồng mua bán quốc tế 1.1.1 Khái niệm: Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đã là một cái tên quen thuộc cho giới thương nhân, các nhà nghiên cứu kinh tế luật học. Khi nghiên cứu về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, chúng ta có thể thấy rất nhiều tên gọi về loại hợp đồng này như: hợp đồng mua bán ngoại thương, hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế . Tuy có nhiều tên gọi khác nhau nhưng Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể hiểu: là sự thoả thuận giữa các đương sự có trụ sở kinh doanhcác nước khác nhau, theo đó một bên gọi là bên xuất khẩu (Bên bán) có nghĩa vụ chuyển vào quyền sở hữu của một bên khác gọi là bên nhập khẩu (Bên mua) một tài sản nhất định, gọi là hàng hoá; bên mua có nghĩa vụ nhận hàng trả tiền hàng. Qua định nghĩa trên, có thể thấy Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tếhợp đồng mua bán hàng hoá có yếu tố nước ngoài. Tính chất quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế được hiểu không giống nhau tuỳ theo quan điểm của luật pháp từng nước. Cụ thể, theo Điều 1 Phụ lục của Công ước La Haye 1964 về luật thống nhất về mua bán hàng hóa quốc tế thì tính chất quốc tế thể hiệncác tiêu chí như: các bên giao kết có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau hàng hoá hay đối tượng của hợp đồng được chuyển qua biên giới một nước, hoặc là việc trao đổi ý chí giao kết hợp đồng giữa các bên được lập ở những nước khác nhau. Nếu các bên giao kết không có trụ sở thương mại thì sẽ dựa vào nơi cư trú thường xuyên của họ. Yếu tố quốc tịch của các bên không có ý nghĩa trong việc xác định yếu tố nước ngoài của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Công ước Viên 1980 của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cũng không đưa ra định nghĩa nào về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, nhưng tại Điều 1 lại nêu tính chất quốc tế được xác định chỉ bởi một tiêu chuẩn duy nhất, đó 5 các bên giao kết hợp đồng có trụ sở thương mại đặt ở các nước khác nhau. Như vậy, cả hai Công ước đều không quan tâm đến vấn đề quốc tịch của các bên khi xác định tính chất quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Đối với Việt Nam, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được biết đến trong nhiều văn bản với các tên gọi khác nhau. Trước thời điểm ban hành Luật thương mại Việt Nam 1997, khái niệm “hợp đồng mua bán ngoại thương” được ghi nhận trong Quy chế tạm thời số 4794/TN-XNK về hướng dẫn việc kết hợp đồng mua bán ngoại thương của Bộ Thương nghiệp - nay là Bộ Công thương ban hành ngày 31/07/1991: “hợp đồng mua bán ngoại thương là hợp đồng mua bán có tính chất quốc tế” với ba tính chất sau: thứ nhất, chủ thể của hợp đồng là những pháp nhân có quốc tịch khác nhau; thứ hai, hàng hóa là đối tượng của hợp đồng được dịch chuyển từ nước này sang nước khác; thứ ba, đồng tiền thanh toán trong hợp đồng là ngoại tệ đối với một bên hoặc cả hai bên kết hợp đồng. Đến thời kỳ ra đời vận hành Luật thương mại Việt Nam 1997, thì lại xuất hiện tên gọi “hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài” (quy định tại Điều 80 LTMVN 1997): “hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài là hợp đồng mua bán hàng hóa được kết giữa một bên là thương nhân Việt Nam với một bên là thương nhân nước ngoài”. Hiện nay, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được quy định trong điều 27 khoản 1 Luật thương mại Việt Nam 2005 là “Mua bán hàng hoá quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập chuyển khẩu”. Tuy có nhiều khái niệm về hợp đồng mua bán ngoại thương nhưng nhìn chung, hợp đồng này có ba đặc điểm quan trọng như sau: Thứ nhất, chủ thể của hợp đồng có cơ sở kinh doanh đăng kí tại hai quốc gia khác nhau. Ở đây, quốc tịch không phải là yếu tố để phân biệt, dù người mua người bánquốc tịch khác nhau nhưng nếu việc mua bán được thực hiện trên lãnh thổ của cùng một quốc gia thì hợp đồng mua bán cũng không mang tính chất quốc tế. Thứ hai, đồng tiền thanh toán có thể là ngoại tệ của một trong hai nước hoặc cả hai bên. 6 Cuối cùng, hàng hoá - đối tượng mua bán của hợp đồng chuyển ra khỏi đất nước người bán trong quá trình thực hiện hợp đồng. 1.1.2 Nội dung của hợp đồng xuất nhập khẩu Tùy vào thực tiễn giao dịch giữa các bên hàng hóa mua bán theo hợp đồng mà mỗi một hợp đồng sẽ có những nội dung cụ thể khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản, một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tếkết cấu gồm ba phần: lời mở đầu, các điều khoản điều kiện, phần kết. Trong phần những điều trình bày, người ta ghi rõ: - Số hợp đồng: thường được ghi kèm với tiêu đề nhằm giúp cho việc quản lý lưu trữ hợp đồng của các chủ thể kết. - Ðịa điểm ngày tháng kết hợp đồng: góp phần xác định nguồn luật điều chỉnh hiệu lực của hợp đồng nếu các bên không thỏa thuận trong hợp đồng. - Tên địa chỉ của các đương sự. - Những định nghĩa dùng trong hợp đồng. - Cơ sở pháp lý để kết hợp đồng: là phần thể hiện sự tự nguyện của hai bên khi kết hợp đồng. Phần các điều khoản điều kiện quy định hệ thống các điều kiện giao dịch thương mại do hai bên thỏa thuận như: các điều khoản về hàng hóa (như tên hàng, số lượng, phẩm chất, bao bì đóng gói); các điều khoản tài chính (như giá cả, thanh toán, chứng từ thanh toán…); Các điều khoản vận tải, giao nhận bảo hiểm (như: điều kiện giao hàng, điều kiện cơ sở giao hàng, điều kiện vận tải, bảo hiểm…); các điều khoản pháp lý (như: Luật áp dụng vào hợp đồng, khiếu nại, trường hợp bất khả kháng, trọng tài…). Đây là phần quan trọng nhất của hợp đồng. Các bên thường dành thời gian công sức nhiều nhất cho phần này khi đàm phán kết hợp đồng. Phần kết của hợp đồng quy định các nội dụng như: - Số bản hợp đồng số lượng hợp đồng giữ lại của mỗi bên. - Ngôn ngữ của hợp đồng: giúp xác định được hợp đồng được lập bằng ngôn ngữ nào sẽ là hợp đồng gốc – là cơ sở quy định quyền nghĩa vụ của các bên. 7 - Thời hạn hiệu lực của hợp đồng - Những quy định liên quan đến bổ sung, sửa đổi hợp đồng - Chữ có thẩm quyền của các bên kết. 1.1.3 Điều kiện hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Theo điều 81 của Bộ luật Thương mại 2005 Việt Nam, hợp đồng mua bán quốc tế có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: (a) Chủ thể của hợp đồng là bên mua bên bán phải có đủ tư cách pháp lý. Về phía Việt Nam, theo nghị định 57/1998/NÐ - CP ngày 31/7/1998, phải là doanh nghiệp đã có đăng kinh doanh (theo thủ tục thành lập doanh nghiệp) đã đăng số kinh doanh xuất nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh, thành phố. Doanh nghiệp không được phép xuất nhập khẩu những mặt hàng cấm xuất nhập khẩu. Ðối với mặt hàng được phép nhập khẩu, xuất khẩu có điều kiện, họ phải xin được hạn ngạch (trường hợp hàng thuộc nhà nước quản lý bằng hạn ngạch) hoặc được giâý phép (trường hợp hàng thuộc diện nhà nước quản lý bằng giấy phép kinh doanh XNK). (b) Hàng hoá theo hợp đồnghàng hoá được phép mua bán theo quy định pháp luật. (c) Hợp đồng mua bán quốc tế phải có các nội dung chủ yếu mà luật pháp đã quy định. Nội dung của hợp đồng bao gồm những điều khoản, mà theo điều 50 của Luật thương mại buộc phải có: tên hàng, số lượng, quy cách chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán thời gian - địa điểm giao nhận hàng. Ngoài ra các bên có thể thoả thuận thêm những nội dung, những điều khoản cho hợp đồng. (d) Hình thức của hợp đồng phải là văn bản. Ðó có thể là bản hợp đồng (hoặc bản thoả thuận) có chữ của hai bên, cũng có thể là những thư từ, điện tín, điện chữ, thư điện tử bao gồm: Chào hàng + Chấp nhận chào hàng = Hợp đồng đã giao kết hoặc Ðặt hàng + Xác nhận đặt hàng = Hợp đồng đã giao kết 8 1.1.4 Các chứng từ thường sử dụng trong việc thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu. Những chứng từ cơ bản của quá trình kết thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương là những chứng từ xác nhận việc chấp hành hợp đồng đó, như là xác nhận việc người bán giao hàng, việc chuyên chở hàng, việc bảo hiểm hàng hoá, việc làm thủ tục hải quan. Những chứng từ này bao gồm nhiều loại, mỗi loại có nội dung hình thức khác nhau. Nhưng nói chung, chúng đều được trình bày trên những mẫu in sẵn. Trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương, các bên sẽ luôn gặp những loại chứng từ sau đây: a. Chứng từ hàng hóa: Chứng từ hàng hoá có tác dụng nói đặc điểm về giá trị, chất lượng số lượng của hàng hoá. Những chứng từ này do người bán xuất trình người mua sẽ trả tiền khi nhận được chúng. Những chứng từ chủ yếu của loại này là hóa đơn thương mại (dùng cho khâu thanh toán), bảng kê chi tiết (tạo điều kiện thuận tiện cho việc kiểm tra hàng hóa), phiếu đóng gói, giấy chứng nhận số lượng (xác nhận số lượng của hàng hóa thực giao), giấy chứng nhận phẩm chất (chứng minh phẩm chất hàng phù hợp với các điều khoản trong hợp đồng), v.v. b. Chứng từ vận tải: là chứng từ do người chuyên chở cấp cho người gửi hàng nhằm xác nhận rằng mình đã nhận hàng để chở. Các chứng từ vận tải thông dụng nhất là:  Vận đơn đường biển ; Biên lai thuyền phó ; biên lai của cảng; giấy gửi hàng đường biển, v.v .  Vận đơn đường sắt: khi hàng được chuyên chở bằng đường sắt;  Vận đơn đường không: khi hàng được chuyên chở bằng máy bay. c. Chứng từ bảo hiểm: Là chứng từ do người bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm, nhằm hợp thức hóa hợp đồng bảo hiểm được dùng để điều tiết quan hệ giữa tổ chức bảo hiểm người được bảo hiểm. Trong mối quan hệ này, tổ chức bảo hiểm nhận bồi thường cho những tổn thất xảy ra vì những rủi ro mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm, còn người được bảo hiểm phải nộp cho người bảo hiểm một số tiền nhất định là 9 phí bảo hiểm. Chứng từ bảo hiểm thường được dùng là đơn bảo hiểm giấy chứng nhận bảo hiểm. d. Chứng từ hải quan: Chứng từ hải quan cho hợp đồng mua bán ngoại thương gồm tờ khai hàng hóa xuất nhập khẩu do chủ hàng khai báo xuất trình cho cơ quan hải quan trước khi hàng hoặc phương tiện xuất hoặc nhập qua lãnh thổ quốc gia. 1.2 Quản lý rủi ro trong việc kết thực hiện hợp đồng mua bán quốc tế hàng hóa 1.2.1 Vai trò của quản trị rủi ro trong kết thực hiện hợp đồng mua bán quốc tế: Trong hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) các doanh nghiệp thường phải đối diện với nhiều loại rủi ro tiềm ẩn. Nguyên nhân các rủi ro này có thể xuất phát từ bản thân năng lực DN hoặc ro môi trường kinh doanh bên ngoài gây ra. Rủi ro trong kinh doanh quốc tế cũng giống như rủi ro trong kinh doanh nội địa. Tuy nhiên nó xảy ra phức tạp, thường xuyên hơn do sự khác biệt về mọi mặt giữa các bên tham gia giao dịch do đó cũng phức tạp hơn trong giải quyết các tranh chấp phát sinh. Quản trị rủi ro giúp cho các doanh nghiệp hạn chế được tối đa tranh chấp xảy ra trong quá trình kết thực hiện hợp đồng mua bán quốc tế. Tránh được khó khăn, bất lợi, làm phát sinh những xung đột pháp luật với các nước khác. Nếu xảy ra tranh chấp doanh nghiệp cũng chủ động đối phó để không rơi vào thế bất lợi. Quản trị rủi ro giúp doanh nghiệp lường trước được các yếu tố rủi ro khi thực hiện hợp đồng, nhờ đó giảm tối đa thiệt hại về vật chất có thể xảy ra trong quá trình thực hiện. Quản trị rủi ro bảo đảm cho doanh nghiệp có được trạng thái an toàn, tăng sự tự tin, tập trung cho hoạt động kinh doanh, ra quyết định đầu tư đúng đắn, mạnh dạn mở rộng mối quan hệ với nhiều đối tác nước ngoài để tìm kiếm cơ hội kinh doanh. Trong một số trường hợp có thể biến rủi ro thành lợi thế để tìm kiếm lợi nhuận. 10

Ngày đăng: 30/12/2013, 20:54

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan