1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHÁI QUÁT QUYỀN sở hữu

14 110 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 109,5 KB

Nội dung

KHÁI QUÁT QUYỀN SỞ HỮU 1. Khái niệm sở hữu, quyền sở hữu và các nguyên tắc của quyền sở hữu 1.1. Khái niệm sở hữu và quan hệ sở hữu - Sở hữu là một phạm trù kinh tế chỉ các quan hệ phát sinh trong quá trình chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản. Quan hệ SH tồn tại ngay cả trong trường hợp chưa PL điều chỉnh Nguồn lực và có hạn – nhu cầu là vô hạn, không có 1 các thức để quản lý (pháp luật điều chỉnh) thì sẽ loạn Ví dụ: - Quan hệ sở hữu là quan hệ giữa người với người về tài sản. Trong đó chỉ rõ tài sản thuộc về ai, do ai chiếm hữu, sử dụng và định đoạt. 1.2. Khái niệm quyền sở hữu - Hiểu theo nghĩa khách quan: Là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản được pháp luật điều chỉnh. - Hiểu theo nghĩa chủ quan: các quyền năng cụ thể bao gồm quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của chủ sở hữu đối với tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình. Đặc điểm của quyền sở hữu: - Đối tượng của quyền sở hữu là tài sản: giúp chúng ta phân biệt giữa quyền sở hữu với quyền nhân thân - Là một quyền tuyệt đối: suy ra từ quan hệ pháp luật dân sự tuyệt đối: chủ thể quyền xác định, chủ thể nghĩa vụ là tất cả chủ thể còn lại: quan hệ sở hữu, chủ thể có quyền sở hữu, các chủ thể còn lại tôn trọng quyền sở hữu. Còn quyền tương đối: cả 2 bên chủ thể quyền và nghĩa vụ đều xác định từ trước: quan hệ hợp đồng, bồi thường, trách nhiệm DS ngoài hợp đồng - Là một quyền đối vật (vật quyền): + gắn liển với tài sản, + áp chế trên mọi chủ thể: mang tính chất độc quyền, xuất phát từ bản chất tài sản, cùng lúc sử dụng tài sản thì giá trị sử dụng sẽ giảm. +quyền truy đòi (chiếm hữu không có căn cứ pháp luật), +quyền loại trừ * phân biệt với đối nhân (không gắn liền với tài sản), quyền yêu cầu, thực hiện trên người, ví dụ: cho vay tiền, phát sinh nghĩa vụ trả $ 1.3. Các nguyên tắc của QSH - Quyền sở hữu hợp pháp của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác được pháp luật bảo vệ: khi bị vi phạm có quyền yêu cầu CQNN có thẩm quyền can thiệp, bảo vệ - Không ai có thể bị hạn chế, tước đoạt trái pháp luật quyền sở hữu đối với tài sản của mình: dựa trên quy định của pháp luật, ví dụ: trưng mua, trưng dụng có bồi thường đều phải được pháp luật quy định và tuân theo trình tự thủ tục. - Quyền sở hữu tài sản phải được xác lập; chấm dứt theo quy định của pháp luật. - Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi của mình đối với tài sản, nhưng không được làm thiệt hại và ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. - Chủ sở hữu chịu rủi ro đối với tài sản của mình. 2. Tài sản – khách thể của quan hệ sở hữu 2.1. Khái niệm tài sản Tài sản là những lợi ích vật chất thỏa mãn nhu cầu của con người. (Điều 163 BLDS) 2.2. Phân loại tài sản * Vật + Vật hiện có + Vật hình thành trong tương lai: là những vật chưa có nhưng chắc chắn sẽ hình thành trong tương lai, Ví dụ: mua hoa lợi, mùa màng khi thu hoạch hoặc những vật đã có nhưng chưa thuộc quyền sở hữu của một chủ thể (theo Nghị định 163 về giao dịch bảo đảm) + Bộ luật dân sự 1995 quy định là vật có thực, không quy định Vật hình thành trong tương lai ? Tài khoản ngân hàng có phải là tài sản không? Không phải tài sản, là cái trung gian để thực thi quan hệ đối nhân, tuy nhiên nó rất gần với quan hệ đối vật vì được đảm bảo khả năng giữ, thanh toán cao ? Tài sản trên games có phải là tài sản không? Hack tài dản games có bị truy cứu pháp lý không? Thông tư 60/2006/TT-BVHTT, hiện nay Bộ TTTT đã dự thảo thay thế thông tư này, trong đó có quy định tài sản ảo không phải là tài sản. Tài sản ảo có đặc điểm giống tài sản thông thường: tồn tại trên máy chủ, có giá trị sử dụng. Tuy nhiên nhân định thế nào tùy thuộc vào nhóm lợi ích ? Các bộ phận trên cơ thể con người có phải là tài sản không? Không để đánh đồng tất cả các bộ phận, tùy theo bộ phận, mức độ quan trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân thân của bộ phận đối với cơ thể ? Thông tin có phải là tài sản không? + Là một bộ phận của thế giới vật chất; + Tồn tại khách quan; + Có giá trị sử dụng và chiếm hữu được; + Con người có khả năng chiếm hữu, làm chủ vật đó. * Tiền: là một vật ngang giá đặc biệt do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hành có chức năng thanh toán, lưu thông, cất giữ. Tiền VN và ngoại tệ, ngoại tệ khi giao dịch phải tuân thủ quy định pháp luật. * Giấy tờ có giá: gồm cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, séc, giấy tờ có giá khác theo quy định của PL, trị giá được thành tiền và được phép giao dịch. Các giấy tờ có giá khi giao dịch phải tuân thủ quy định của pháp luật, không mua bán, trao đổi tùy tiện, trái pháp luật * Các quyền tài sản: Điều 181. Quyền tài sản Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ. Các quyền tài sản: quyền đòi nợ, một số quyền trong quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng, quyền được nhận 1 số tiền đối với vật bảo đảm, quyền tài sản đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp, quyền TS phát sinh từ hợp đồng, QSDĐ, quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên (Điều 322) Câu hỏi: Gia đình ông bà Sang nằm trong diện tích giải tỏa do vậy được nhà nước cho đăng ký nhận chuyển nhượng QSDĐ của 1 lô đất tái định cư. Một năm sau, gia đình bà Sàng đã ký hợp đồng chuyển nhượng quyền được mua lô đất tái định cư cho ông Thống với giá 17 triệu 500 ngàn đồng. Mặc dù chưa biết lô đất ở vị trí nào, nhưng ông Thống đã trả đủ tiền và giữ toàn bộ giấy tờ liên quan đến quyền mua lô đất. Sau khi nhận đất của Nhà nước giao, bà Sàng không muốn làm thủ tục chuyển nhượng đất cho ông Thống vì muốn đòi thêm tiền, do vậy đã xảy ra tranh chấp. Trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa án xác định quyền mua lô đất tái định cư trong vụ việc này là một quyền tài sản. Căn cứ vào quy định của Bộ luật dân sự 2005, anh chị hãy cho biết ý kiến về nhận định này của Tòa án. Hướng dẫn giải: HĐTP TAND tối cao xác định quyền được mua lô đất tái định cư là quyền tài sản, buộc gia đình bà Sàng phải tiếp tục HĐ. Quyền mua lô đất tái định cư được trị giá bằng tiền nhưng quyền này gắn với chủ thể được bồi thường, không chuyển nhượng được. Căn cứ điều 181 quyền được mua lô đất tái định cư không phải là quyền TS à không phải là tài sản Phán quyết của Tòa án là chủ quan Nguồn của luật dân sự là VB quy phạm PL, không thừa nhận án lệ tuy nhiên có vận dụng trân thực tế 2.3. Phân loại vật và ý nghĩa của việc phân loại vật: * Căn cứ vào tính di dời và mục đích sử dụng, vật chia làm hai loại: bất động sản và động sản. Bất động sản gồm (phương pháp liệt kê) + Đất đai; + Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó; + Các tài sản khác gắn liền với đất đai; + Các tài sản khác do pháp luật quy định. Động sản: là những tài sản không phải là bất động sản Ý nghĩa: + Xác lập quyền SH theo thời hiệu: chiếm hữu bất hợp pháp, ngay tình liên tục với BĐS hoặc ĐS (Điều 247) + Đăng ký tài sản (Điều 167) + Thời điểm chuyển quyền SH tài sản (Điều 168), BĐS chuyển quyền tại thời điểm đăng ký quyền SH + Thủ tục tặng cho tài sản (Điều 466, 467) + Thời hạn ưu tiên mua tài sản thuộc sở hữu chung (Điều 223) + Địa điểm thực hiện nghĩa vụ (Điều 284) * Căn cứ vào nguồn gốc hình thành, vật được chia làm hai loại: hoa lợi và lợi tức Điều 175. Hoa lợi, lợi tức 1. Hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại. Ví dụ: trái cây, trứng gà 2. Lợi tức là các khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản. Ví dụ: tiền lãi, tiền thuê nhà, cổ tức Ý nghĩa” + Chủ sở hữu tài sản là chủ sở hữu của hoa lợi, lợi tức trừ trường hợp thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác + Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình chỉ phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từ thời điểm người đó biết hoặc người đó buộc phải biết việc chiếm hữu, sử dụng tài sản, được hoa lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật (Điều 601 BLDS) + Người không phải là chủ sở hữu nhưng nuôi giữ gia cầm bị thất lạc phù hợp với quy định của pháp luật được hưởng hoa lợi do gia cầm sinh ra (Điều 243 BLDS) + Người không phải là chủ sở hữu nhưng nuôi giữ gia súc bị thất lạc phù hợp với quy định của pháp luật được hưởng một nữa số gia súc sinh ra, nếu gia súc có sinh con (Điều 242 BLDS) + Bên cầm giữ tài sản có quyền thu hoa lợi từ tài sản cầm giữ và được dùng để bù trừ nghĩa vụ (Điều 416 BLDS) * Căn cứ vào tính chất độc lập của vật, vật được chia làm hai loại: vật chính và vật phụ. Điều 176. Vật chính và vật phụ 1. Vật chính là vật độc lập, có thể khai thác công dụng theo tính năng. Ví dụ : TV, laptop . 2. Vật phụ là vật trực tiếp phục vụ cho việc khai thác công dụng của vật chính, là một bộ phận của vật chính, nhưng có thể tách rời vật chính. Ví dụ : remote, anten, mouse máy tính Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật chính thì phải chuyển giao cả vật phụ, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Ý nghĩa + Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật chính thì phải chuyển giao luôn vật phụ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác à bảo vệ quyền và nghĩa vụ các bên, để phát huy đầy đủ tính năng của vật + Xác lập quyền sở hữu trong trường hợp sáp nhập (Điều 236) Điện thoại và cục pin không phải là vật chính, vật phụ là 1 thể thống nhất do không thỏa mãn khoản 2 Điều 176 Cục sạc và điện thoại có quan hệ gì, tách rời được không? Chưa rõ theo luật Có 1 nhà máy SX điện thoại, Cục sạc và điện thoại có buộc phải bán kèm hay không? Theo luật thì chưa rõ, tuy nhiên khi giao dịch thì phải thỏa thuận để bảo vệ mình * Căn cứ vào tính chất và tính năng sử dụng của vật, sau khi phân chia, vật được chia làm hai loại: vật chia được và vật không chia được. Điều 177. Vật chia được và vật không chia được 1. Vật chia được là vật khi bị phân chia vẫn giữ nguyên tính chất và tính năng sử dụng ban đầu. Ví dụ: gạo, muối đường, nước mắm 2. Vật không chia được là vật khi bị phân chia thì không giữ nguyên được tính chất và tính năng sử dụng ban đầu (vật lý). Ví dụ: bàn, ghế, tủ giường, gia súc, laptop Khi cần phân chia vật không chia được thì phải trị giá thành tiền để chia. Tranh chấp nhiều nhất là xác định khi nào vật chia được khi nào vật không chia được. Ví dụ: ngôi nhà, căn cứ vào giá trị sử dụng tài sản sau khi phân chia, nhiều trường hợp bất lợi cho người nhận tiền * Căn cứ vào tính chất ổn định về giá trị và công dụng của vật trong quá trình sử dụng, vật được chia làm hai loại: vật tiêu hao và vật không tiêu hao. Điều 178. Vật tiêu hao và vật không tiêu hao 1. Vật tiêu hao là vật khi đã qua một lần sử dụng thì mất đi hoặc không giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu. Ví dụ : gạo, muối, thực phẩm, bột giặt, xăng dầu 2. Vật không tiêu hao là vật khi đã qua sử dụng nhiều lần mà cơ bản vẫn giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu. Ví dụ : bàn ghế, xe máy, tủ lạnh, máy giặt Ý nghĩa Vật tiêu hao không thể là đối tượng của hợp đồng cho thuê hoặc hợp đồng cho mượn. Không thể có cho mượn gạo, muối ., sử dụng rồi sao trả lại y chang được * Căn cứ vào tính cá biệt của vật, vật được chia làm hai loại: vật đặc định và vật cùng loại. Điều 179. Vật cùng loại và vật đặc định 1. Vật cùng loại là những vật có cùng hình dáng, tính chất, tính năng sử dụng và xác định được bằng những đơn vị đo lường. 2. Vật đặc định là vật phân biệt được với các vật khác bằng những đặc điểm riêng về ký hiệu, hình dáng, màu sắc, chất liệu, đặc tính, vị trí. Ví dụ: xe máy có biển số xe, số sườn. Bất động sản là vật đặc định. Vật cùng loại sau đó thành vật đặc định. Ví dụ: sách mua về từ NS (cùng loại) sau đó ghi chép tên lên à đặc định Ý nghĩa · Vật cùng loại có cùng chất lượng có thể thay thế cho nhau. · Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đặc định thì phải giao đúng vật đó (Điều 289). Khi bên có nghĩa vụ giao vật đặc định thì người có quyền được quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải giao đúng vật đó, nếu vật không còn hoặc bị hư hỏng thì phải thanh toán giá trị của vật (Điều 303 BLDS) * Căn cứ vào mối liên hệ giữa các vật cho một chức năng chung: vật đồng bộ Điều 180. Vật đồng bộ Vật đồng bộ là vật gồm các phần hoặc các bộ phận ăn khớp, liên hệ với nhau hợp thành chỉnh thể mà nếu thiếu một trong các phần, các bộ phận hoặc có phần hoặc bộ phận không đúng quy cách, chủng loại thì không sử dụng được hoặc giá trị sử dụng của vật đó bị giảm sút. Ví dụ : Bộ ấm chén, đôi giày Ý nghĩa Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đồng bộ thì phải chuyển giao toàn bộ các phần hoặc các bộ phận hợp thành, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Ví dụ: Bên bán phải chuyển giao đôi giày cho bên mua, tuy nhiên khi bên mua kiểm hàng thì toàn là chân trái. Nghĩa vụ của bên bản phải đổi lại cho bên mua ½ giày chân phải còn lại Điều 436. Trách nhiệm do giao vật không đồng bộ (bảo vệ quyền lợi bên mua) 1. Trong trường hợp vật được giao không đồng bộ làm cho mục đích sử dụng của vật không đạt được thì bên mua có một trong các quyền sau đây: a) Nhận và yêu cầu bên bán giao tiếp phần hoặc bộ phận còn thiếu, yêu cầu bồi thường thiệt hại và hoãn thanh toán phần hoặc bộ phận đã nhận cho đến khi vật được giao đồng bộ; b) Huỷ bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại. 2. Trong trường hợp bên mua đã trả tiền nhưng chưa nhận vật do giao không đồng bộ thì được trả lãi đối với số tiền đã trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước quy định và yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại do giao vật không đồng bộ, kể từ thời điểm phải thực hiện hợp đồng cho đến khi vật được giao đồng bộ. Cục sạc và điện thoại có phải là vật đồng bộ?? Chưa rõ, tự bảo vệ khi giao dịch * Căn cứ vào chế độ pháp lý của vật, vật được chia thành: + Vật cấm lưu thông; + Vật hạn chế lưu thông; + Vật tự do lưu thông. 3. Nội dung của quyền sở hữu Là tổng hợp các quyền năng mà chủ sở hữu được xác lập trên tài sản Có nhiều cách hiểu khác nhau về nội dung quyền sở hữu Điều 164. Quyền sở hữu Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật. Chủ sở hữu là cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có đủ ba quyềnquyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản. VN Ảnh hưởng pháp luật La Mã, một số nước chỉ thừa nhân 2 quyền: sử dụng và định đoạt, các nước theo thông luật như Anh thì án lệ là nguồn chủ yếu thì xem các quyền cụ thể cũng là quyền sở hữu 3.1. Quyền chiếm hữu - Khái niệm: Quyền chiếm hữuquyền nắm giữ, quản lý tài sản. Ví dụ: việc cầm nắm, chi phối, kiểm soát, thống kê, bảo quản, phân loại, dán nhãn, lưu kho . - Chứng minh việc chiếm hữu thường dễ dàng hơn chứng minh quyền sở hữu. Thông thường, đố với động sản, người chiếm hữu thường được suy đoán là chủ sở hữu, đây là lý do ở một số nước người ta không thừa nhân chiếm hữu là một quyền - Tuy nhiên, không phải lúc nào việc chứng minh quyền chiếm hữu cũng đơn giản Phân loại - Chiếm hữu thực tế + Chiếm hữu thực tế là việc chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp tự mình nắm giữ, quản lý tài sản trên thực tế + Chiếm hữu pháp lý là việc chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp không thực tế nắm giữ, quản lý vật nhưng về mặt pháp lý họ vẫn có quyền chiếm hữu vật. Ví dụ: khi tài sản bị đánh cắp, đánh rơi - Chiếm hữu có căn cứ pháp luật và chiếm hữu không có căn cứ pháp luật Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu thõa mãn một trong các căn cứ quy định tại điều 183 BLDS: Điều 183. Chiếm hữu có căn cứ pháp luật Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong các trường hợp sau đây: 1. Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản; 2. Người được chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản; 3. Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật; (phù hợp ý chí của chủ sở hữu). Ví dụ: thuê, mướn Không là chủ sổ hữu nhưng chiếm hữu tài sản phù hợp với quy định của pháp luật 4. Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định; 5. Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định; 6. Các trường hợp khác do pháp luật quy định. - Chiếm hữu bất hợp pháp, không có căn cứ pháp luật: + Chiếm hữu bất hợp pháp ngay tình; Người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình là người chiếm hữu không biết và không thể biết việc chiếm hữu của mình là không có căn cứ pháp luật + Chiếm hữu bất hợp pháp không ngay tình. Người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật không ngay tình là người biết hoặc tuy không biết nhưng pháp luật buộc họ phải biết rằng việc chiếm hữu tài sản của họ là không có căn cứ pháp luật. (xe máy khác với đồng hồ) Ý nghĩa của việc phân loại - Chiếm hữu có căn cứ pháp luật được pháp luật công nhận và bảo vệ - Người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật không ngay tình không được pháp luật bảo vệ trong mọi trường hợp - Người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình được pháp luật bảo vệ ở một mức độ nhất định: + Có thể trở thành chủ sở hữu tài sản trong một số trường hợp nhất định (Điều 257, 258 BLDS) + Có thể trở thành chủ sở hữu tài sản theo thời hiệu (Điều 247) + Có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản theo quy định của pháp luật (Điều 194 BLDS) + Có quyền yêu cầu chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp thanh toán những chi phí cần thiết mà người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình đã bỏ ra để bảo quản làm tăng gái trị tài sản (Điều 603 BLDS) 3.2. Quyền sử dụng Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Những người được quyền sử dụng tài sản: + Chủ sở hữu + Người được chủ sở hữu chuyển giao quyền sử dụng thông qua hợp đồng, quyền này bị giới hạn theo hợp đồng + Người được quyền sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật Mang tính chất độc quyền, các chủ thể khác không thể đồng thời sử dụng tài sản với chủ thể khác được Ví dụ: Có 1 căn nhà đẹp, có vườn hoa đẹp. Quyền sử dụng hoặc sở hữu không bao hàm các quyền khác, không phải hữu hiệu trong tất cả các trường hợp, như quyền quan sát. Trong trường hợp này xây tường lên và bán vé vào xem, thực hiện luật hợp đồng Tranh chấp quyền sử dụng ở Úc: Bên cạnh trường đua ngựa có 1 nhà kế cận trường đua. Ông chủ nhà này xây 1 căn nhà thật cao để quan sát, sau đó ông này thuê 1 đài phát thanh đến bình luận việc đua ngựa. Hoạt động này ảnh hưởng quyền lợi đến trường đua. 3 người bị kiện: chủ nhà, đài phát thanh và phát thanh viên. Lập luận: quyền quan sát là 1 quyền mang tính chất sở hữu, ai muốn sử dụng phải trả tiền. Tuy nhiên Tòa án đã khẳng định không xâm phạm quyền sở hữu. 3.3. Quyền định đoạt Quyền định đoạt là quyền của các chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu tài sản của mình cho người khác hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó. Ví dụ: bán, tặng cho tài sản, vứt đi thùng rác . Người có quyền định đoạt tài sản: + Chủ sở hữu + Người được chủ sở ủy quyền định đoạt. Phương thức định đoạt phải phù hợp ý chí của chủ sở hữu. Ví dụ: được ủy quyền bán nhà 500tr, không thể bán 400tr + Người được quyền địn đoạt tài sản theo quy định của pháp luật Các phương thức định đoạt + Định đoạt tài sản trên thực tế: là việc hủy bỏ tài sản, tiêu dùng tài san, từ bỏ tài sản, + Định đoạt pháp lý: là việc chuyển giao tài sản cho người khác thông qua giao dịch dân sự như việc bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế tài sản. è phải theo quy định pháp luật, không ảnh hưởng lợi ích của Nhà nước và XH, trình tự thủ tục phải theo quy định pháp luật. Ví dụ bán nhà phải vó hợp đồng lập thành văn bản và có công chứng 4. Các căn cứ xác lập, chấm dứt quyền sở hữu 4.1. Căn cứ xác lập quyền sở hữu - Do lao động, do hoạt động sản xuất; Điều 233. Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản có được do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp Người lao động, người tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp có quyền sở hữu đối với tài sản do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, kể từ thời điểm có được tài sản đó. Thời phong kiến thì căn cứ được xác lập trên việc khai thác khoa lợi. John Locke cho rằng quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở lao động à BLDS quy định việc hưởng 1 khoản lợi không có căn cứ pháp luật thì phải có nghĩa vụ hoàn trả - Được chuyển quyền sở hữu theo thoả thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Điều 234. Xác lập quyền sở hữu theo thoả thuận Người được giao tài sản thông qua hợp đồng mua bán, tặng cho, trao đổi, cho vay có quyền sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm chuyển giao tài sản, nếu các bên không có thoả thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác. - Thu hoa lợi, lợi tức; Điều 235. Xác lập quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức Chủ sở hữu, người sử dụng tài sản có quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật, kể từ thời điểm thu được hoa lợi, lợi tức đó. - Tạo thành vật mới do sáp nhập; Sáp nhập là việc hai hoặc nhiều tài sản với nhau tạo thành một tài sản mới. Việc phân chia tài sản mới này thành những tài sản ban đầu thường rất khó khăn, tốn nhiều công sức, chi phí, hoặc làm hư hỏng tài sản ban đầu. Điều 236. Xác lập quyền sở hữu trong trường hợp sáp nhập 1. Trong trường hợp tài sản của nhiều chủ sở hữu khác nhau được sáp nhập với nhau tạo thành vật không chia được và không thể xác định tài sản đem sáp nhập là vật chính hoặc vật phụ thì vật mới được tạo thành là tài sản thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu đó; nếu tài sản đem sáp nhập là vật chính và vật phụ thì vật mới được tạo thành thuộc chủ sở hữu vật chính, kể từ thời điểm vật mới được tạo thành; chủ sở hữu tài sản mới phải thanh toán cho chủ sở hữu vật phụ phần giá trị của vật phụ đó, nếu không có thoả thuận khác. Điều 236. Xác lập quyền sở hữu trong trường hợp sáp nhập 2. Khi một người sáp nhập tài sản là động sản của người khác vào tài sản là động sản của mình, mặc dù đã biết hoặc phải biết tài sản đó không phải là của mình và cũng không được sự đồng ý của chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập thì chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập có một trong các quyền sau đây: a) Yêu cầu người sáp nhập tài sản giao tài sản mới cho mình và thanh toán cho người sáp nhập giá trị tài sản của người đó; b) Yêu cầu người sáp nhập tài sản thanh toán giá trị phần tài sản của mình và bồi thường thiệt hại, nếu không nhận tài sản mới. 3. Khi một người sáp nhập tài sản là động sản của người khác vào tài sản là bất động sản của mình, mặc dù đã biết hoặc phải biết tài sản đó không phải là của mình và cũng không được sự đồng ý của chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập thì chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập có quyền yêu cầu người sáp nhập tài sản thanh toán giá trị phần tài sản của mình và bồi thường thiệt hại. Ví dụ:đem VLXD của người khác không ngay tình xây nhà trên đất của mình. Bảo vệ quyền lợi của người sáp nhập không ngay tình trong trường hợp quá chênh lệch về giá trị giữa động dản và bất động sản - Tạo thành vật mới do trộn lẫn; Điều 237. Xác lập quyền sở hữu trong trường hợp trộn lẫn 1. Trong trường hợp tài sản của nhiều chủ sở hữu khác nhau được trộn lẫn với nhau tạo thành vật mới không chia được thì vật mới là tài sản thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu đó, kể từ thời điểm trộn lẫn. 2. Khi một người đã trộn lẫn tài sản của người khác vào tài sản của mình, mặc dù đã biết hoặc phải biết tài sản đó không phải của mình và không được sự đồng ý của chủ sở hữu tài sản bị trộn lẫn thì chủ sở hữu tài sản bị trộn lẫn có một trong các quyền sau đây: (trộn lẫn không ngay tình) a) Yêu cầu người đã trộn lẫn tài sản giao tài sản mới cho mình và thanh toán cho người đã trộn lẫn phần giá trị tài sản của người đó; b) Yêu cầu người đã trộn lẫn tài sản thanh toán giá trị phần tài sản của mình và bồi thường thiệt hại, nếu không nhận tài sản mới. - Tạo thành vật mới do chế biến; Chế biến: là việc phối hợp các nguyên liệu theo một cách thức nhất định để tạo thành vật phẩm mới. Kỹ năng, trình độ, kinh nghiệm của người chế biến quyết định chất lượng và giá trị của vật phẩm mới được tạo thành Có lao động, sáng tạo, trộn lẫn thì không Điều 238. Xác lập quyền sở hữu trong trường hợp chế biến 1. Chủ sở hữu của nguyên vật liệu được đem chế biến tạo thành vật mới cũng là chủ sở hữu của vật mới được tạo thành. Ví dụ : hợp đồng gia công vật liệu 2. Người dùng nguyên vật liệu thuộc sở hữu của người khác để chế biến mà ngay tình thì trở thành chủ sở hữu của tài sản mới nhưng phải thanh toán giá trị nguyên vật liệu, bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu nguyên vật liệu đó. 3. Trong trường hợp người chế biến không ngay tình thì chủ sở hữu nguyên vật liệu có quyền yêu cầu giao lại vật mới; nếu có nhiều chủ sở hữu nguyên vật liệu thì những người này là đồng chủ sở hữu theo phần đối với vật mới được tạo thành, tương ứng với giá trị nguyên vật liệu của mỗi người. Chủ sở hữu nguyên vật liệu bị chế biến không ngay tình có quyền yêu cầu người chế biến bồi thường thiệt hại. - Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với vật vô chủ, Vật vô chủ là vật mà chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu với vật đó. Điều 239. Xác lập quyền sở hữu đối với vật vô chủ, vật không xác định được chủ sở hữu 1. Vật vô chủ là vật mà chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu đối với vật đó. Ví dụ : Một buổi sáng, thấy 1 dây chuyền vàng ở trong thùng rác nhà hàng xóm. Dây chuyền vàng là vật vô chủ ? Người chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu chưa ????? Tùy trường hợp, nếu hàng xóm xác nhận mình bỏ nhầm thì không phải vật vô chủ, ngược lại Nếu quy định quá cứng, quá cụ thể thí không điều chỉnh khái quát, tuy nhiên khái quát quá thì khó áp dụng. Nên áp dụng án lệ. Tòa án chỉ có thể áp dụng pháp luật. Nước khác áp dụng bồi thẩm đoàn (người trong cộng đồng, có thể không biết luật, biết tập quán, phong tục và hiểu biết xử sự chung trong cộng đồng) Người đã phát hiện vật vô chủ là động sản thì có quyền sở hữu tài sản đó theo quy định của pháp luật; nếu vật được phát hiện là bất động sản thì thuộc Nhà nước. 2. Người phát hiện vật không xác định được ai là chủ sở hữu phải thông báo hoặc giao nộp cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc công an cơ sở gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại. Việc giao nộp phải được lập biên bản, trong đó ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người giao nộp, người nhận, tình trạng, số lượng, khối lượng tài sản giao nộp. Uỷ ban nhân dân hoặc công an cơ sở đã nhận vật phải thông báo cho người phát hiện về kết quả xác định chủ sở hữu. Trong trường hợp vật không xác định được ai là chủ sở hữu là động sản thì sau một năm , kể từ ngày thông báo công khai, mà vẫn không xác định được ai là chủ sở hữu thì động sản đó thuộc sở hữu của người phát hiện theo quy định của pháp luật; . KHÁI QUÁT QUYỀN SỞ HỮU 1. Khái niệm sở hữu, quyền sở hữu và các nguyên tắc của quyền sở hữu 1.1. Khái niệm sở hữu và quan hệ sở hữu - Sở hữu là. dứt quyền sở hữu - Chủ sở hữu chuyển quyền sở hữu của mình cho người khác; Điều 248. Chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu của mình cho người khác Khi chủ sở

Ngày đăng: 30/12/2013, 16:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w