Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 13 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
13
Dung lượng
95,5 KB
Nội dung
Kỹ năng đàmphán quốc tế MỤC LỤC NỘI DUNG .2 1. Các bên tham gia đàmphán .2 2. Đối tượng đàmphán .2 3. Quyền lợi của hai bên tham gia đàmphán .2 4. Bối cảnh dẫn đến đàmphán .3 5. Tóm tắt quá trình đàmphánvà kết quả đàmphán .4 6. Các yếu tố ảnh hưởng đến cuộc đàmphán .6 7. Chiến lược, chiến thuật đàmphán 8 KẾT LUẬN 10 TÀI LIỆU THAM KHẢO .11 STT:02. Đoàn Phương Anh Lớp: KTTG 17A Kỹ năng đàmphán quốc tế LỜI NÓI ĐẦU Theo Từ điển Bách khoa toàn thư Encarta'96 của Hoa kỳ: “Đàm phán là một quá trình gồm nhiều khâu, bắt đầu bằng hội đàmvà kết thúc bằng cách giải quyết trọn vẹn vấn đề hội đàm. Một khi vấn đề hội đàm còn chưa được giải quyết thành công trên thực tế thì quá trình đàmphán còn chưa chấm dứt". Theo hai giáo sư Roger Fisher và William Ury: “Đàm phán là phương tiện cơ bản để đạt được cái ta mong muốn từ người khác. Đó là quá trình giao tiếp có đi có lại, được thiết kế nhằm đi đến thoả thuận trong khi giữa ta và đối tác có những quyền lợi có thể chia sẻ và những quyền lợi đối kháng” (“Getting to Yes”, 1998). Herb Cohen - được coi là nhà đàmphán số 1 thế giới - cho rằng: “Thế giới là một bàn đàmphán khổng lồ và dù muốn hay không, bạn là một người tham dự. Bạn, với tư cách một cá nhân, sẽ có lúc mâu thuẫn với người khác: các thành viên trong gia đình, nhân viên bán hàng, đối thủ cạnh tranh, hoặc “giới quyền uy”. (“You can negotiate anything”). Trong khuôn khổ tiểu luận môn học “Đàm phán quốc tế” dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Hoàng Ánh, tôi đã tiến hành phân tích một cuộc đàm phán, đó là “Đàm phán Giơ-ne-vơ vềĐôngDươnggiữaViệtNamvà Pháp”, để từ đó tìm hiểu sâu hơn những kiến thức về kỹ năng đàm phán. Do khuôn khổ thời gian có hạn cùng trình độ hiểu biết và kiến thức còn hạn hẹp nên bài tiểu luận này chắc chắn sẽ còn những thiếu sót, kính mong sự góp ý của TS. Nguyễn Hoàng Ánh và các bạn để tôi sẽ hoàn thiện hơn trong bài tiểu luận. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2011 Học viên Đoàn Phương Anh STT:02. Đoàn Phương Anh Lớp: KTTG 17A 1 Kỹ năng đàmphán quốc tế NỘI DUNG 1. Các bên tham gia đàmphán Tham dự hội nghị có 9 đoàn đại biểu, gồm: Mỹ, Anh, Pháp, Liên Xô, Trung Quốc, Vương quốc Lào, Vương quốc Campuchia, Quốc gia ViệtNam (Bảo Đại) vàViệtNam Dân chủ Cộng hòa. Thành phần dự hội nghị gồm 9 nước chia thành 2 bên: - Bên ViệtNam có 3 đoàn: Liên Xô, Trung Quốc, ViệtNam Dân chủ Cộng hòa. Đoàn đại biểu Chính phủ ViệtNam do Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng dẫn đầu. - Bên Pháp có 6 đoàn: Mỹ, Anh, Pháp, Vương quốc Lào, Vương quốc Campuchia, Quốc gia Việt Nam. Thiếu tướng Henri Delteil dẫn đầu đoàn đại biểu Chính phủ Pháp. Về vấn đềViệtNam – Đông Dương, đámphán trực tiếp và chủ yếu là giữaPhápvàViệt Nam. Các đoàn đại biểu còn lại đóng vai trò nhân tố tác động. 2. Đối tượng đàmphán Hội nghị quốc tế Giơ-ne-vơ là hội nghị cấp ngoại trưởng, có sự tham gia của các bên liên quan. Hội nghị Giơ-ne-vơ vềĐôngDương bàn về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Đông Dương. 3. Quyền lợi của hai bên tham gia đàmphán - Lợi ích riêng của từng bên • Về phía Việt Nam, do chiến tranh kéo dài hao tổn nặng về sức người, sức của, vì thế ta cũng cần có thời gian để khôi phục kinh tế và củng cố quân sự. Ngoài ra, ViệtNam cho rằng Mỹ sẽ nhảy vào ĐôngDương nếu chiến tranh tiếp tục. Cho nên, Bộ chính trị đã thống nhất dùng phương pháp thương lượng để lập lại hòa bình ở Đông Dương. • Đoàn đại biểu Pháp muốn nhanh chóng đi đến một cuộc ngừng bắn theo kiểu Triều Tiên, để trước hết cứu quân đội viễn chinh Pháp trên chiến trường ĐôngDương khỏi nguy cơ bị tiêu diệt. Đồng thời, họ cũng muốn sớm chấm dứt chiến tranh để cải thiện tình hình nước Pháp đang bị khủng STT:02. Đoàn Phương Anh Lớp: KTTG 17A 2 Kỹ năng đàmphán quốc tế hoảng mọi mặt vì sự tổn thất kéo dài trong cuộc chiến tranh ở ĐôngDươngvàđể giảm bớt sự lệ thuộc vào Mỹ. - Lợi ích mâu thuẫn • ViệtNam – ĐôngDương phải được hòa bình, độc lập, thống nhất và dân chủ. • Pháp muốn chia cắt đất nước Việt Nam, giữ được nguyên vẹn quyền lợi thực dân ở Lào và Campuchia. - Lợi ích chung: • Có được giải pháp cho vấn đềĐôngDương vốn đang diễn biến rất phức tạp. Giải quyết vấn đềĐôngDương bằng thương lượng hòa bình. Cả hai bên ViệtNamvàPháp đều muốn đình chiến ở ViệtNam – ĐôngDương mà không phải hao tổn thêm nữa. • Hơn nữa, hội nghị này đã "phá khung chiến tranh lạnh, phá được khuôn mẫu hai phe đối lập nhau”, góp phần giải quyết mâu thuẫn quốc tế Á – Âu. 4. Bối cảnh dẫn đến đàmphán Ngay sau Cách mạng tháng Tám thành công, vào tháng 9 năm 1945, lợi dụng sự có mặt của quân Đồng minh trên đất nước ta và được sự tiếp tay của quân Anh, quân Pháp đã nổ súng đánh chiếm Sài Gòn - Gia Định, rồi mở rộng chiến tranh ra toàn Nam bộ và cả nước nhằm thực hiện mưu đồ chiếm toàn bộ ĐôngDương trong thời gian ngắn. Hành động ngang ngược đó của quân Pháp đã buộc nhân dân ViệtNam phải cầm vũ khí đứng lên kháng chiến chống lại chúng. Với tinh thần “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”, nhân dân ta đã phá tan nhiều cuộc càn quét quy mô lớn của địch và giành nhiều chiến công vang dội ở Việt Bắc (1947), Biên giới (1950); các trận thắng lớn liên tiếp trong các chiến dịch Trung du, Đường số 18, Hà Nam Ninh, Hòa Bình, Tây Bắc vào những năm 1951- 1952, chiến cuộc Đông xuân 1953-1954. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta đã làm thất bại nhiều kế hoạch chiến tranh của thực dân Pháp. Trong thời gian chiến tranh, Chính phủ Pháp đã cử 13 chính khách và danh tướng sang ĐôngDương cùng hàng vạn quân lính; viện trợ của Mỹ cho Pháp tiến hành cuộc STT:02. Đoàn Phương Anh Lớp: KTTG 17A 3 Kỹ năng đàmphán quốc tế chiến tranh đã lên tới 73% 1 chi phí cho cuộc chiến tranh, nhưng vẫn không giành thắng lợi. Trong khi đó, phong trào đấu tranh của nhân dân Pháp đòi chấm dứt cuộc chiến tranh ở ĐôngDương đã bùng lên mạnh mẽ. Chính giới Phápphân hóa sâu sắc. Phái chủ hòa đã mạnh lên. Từ mùa hè năm 1953, Chính phủ Pháp thực sự dồn tâm sức tìm cách đưa nước Pháp thoát khỏi cuộc chiến tranh ở Đông Dương. Tháng 10 năm 1953, thủ tướng Pháp đã chính thức tuyên bố tại Quốc hội, Pháp sẵn sàng chấp nhận giải pháp ngoại giao. Sau chiến tranh Triều Tiên (1953), tuy có khác nhau về quan điểm, nhưng nhìn chung xu thế hòa hoãn giữa các nước lớn ngày càng rõ rệt. Các quốc gia đều mưu tính lợi ích riêng của mình trong vấn đề sắp xếp lại thế giới, trong đó có việc chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương. Trong xu thế đó, cuối cùng hội nghị Tứ cường (Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp) ở Berlin (Đức) đã thông qua thông cáo ngày 18 tháng 2 năm 1954, triệu tập hội nghị quốc tế Giơ-ne-vơ vào ngày 26 tháng 4 năm 1954 để bàn giải pháp chính trị cho vấn đề Triều Tiên và bàn việc lập lại hòa bình ở Đông Dương. Và Hội nghị Giơ-ne-vơ đã khai mạc đúng theo kế hoạch tại Giơ-ne-vơ, Thụy Sỹ. 5. Tóm tắt quá trình đàmphánvà kết quả đàmphán a. Diễn biến cuộc đàmphán Ngày 27 tháng 4 năm 1954, Ngoại trưởng Pháp Bi-đôn (được Mỹ và Anh ủy quyền) và Ngoại trưởng Liên Xô Mô-lô-tôp mới thỏa thuận về thành phần tham dự Hội nghị Giơ-ne-vơ vềĐông Dương. Giai đoạn đầu bàn về vấn đề Triều Tiên, đồng thời giải quyết những thủ tục cần thiết cho việc đàmphán giải quyết cuộc chiến tranh Đông Dương. Cuộc bàn cãi về vấn đề Triều Tiên đến ngày 7-5-1954 thì bế tắc. Đây cũng là ngày tập đoàn cứ điểm của quân viễn chinh Pháp ở Điện Biên Phủ bị quân và dân ViệtNam tiêu diệt. Ngày 8-5-1954, Hội nghị quay sang bàn về vấn đề ở ViệtNam - Đông Dương. Hội nghị lần này diễn ra trong 75 ngày, qua 8 phiên họp toàn thể và 2 phiên họp hẹp 2 , trong bối cảnh quốc tế có những diễn biến rất phức tạp. 1 www.baohaugiang.com.vn 2 www.bienphong.com.vn STT:02. Đoàn Phương Anh Lớp: KTTG 17A 4 Kỹ năng đàmphán quốc tế Từ ngày 10 đến ngày 20 tháng 7 năm 1954 là giai đoạn cuối của cuộc đàm phán. Hội nghị làm việc rất khẩn trương và tập trung giải quyết những vấn đề then chốt. Về vấn đề đình chiến ở Lào và Campuchia, đoàn ViệtNam đã đấu tranh quyết liệt nhưng chỉ giành được khu tập kết cho lực lượng Pha-thét Lào ở hai tỉnh, mà không đạt được việc điều chỉnh vùng đóng quân cho lực lượng It-sa-rắc. Về giới tuyến phân vùng, đoàn ViệtNamđề nghị vĩ tuyến 16, nghĩa là ViệtNam làm chủ Đường 9 từ Savanakhet đi Quảng Trị, là con đường duy nhất cho Lào đi ra biển. Trong khi đó, phía Phápđề nghị lấy vĩ tuyến 18 làm ranh giới giữa hai vùng tập kết, vì đó là con đường lịch sử phân chia Bắc - Nam thời Trịnh - Nguyễn. Hơn nữa, đó là con đường ngắn nhất. Ta đề nghị thời gian tổ chức tổng tuyển cử là 6 tháng. Trưởng đoàn Trung Quốc Chu Ân Lai muốn lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới và thời hạn tổng tuyển cử là 2 năm. Đến cuộc họp cuối ngày 20 tháng 7 năm 1954, sau thời gian đấu tranh giằng co, cuối cùng đoàn ViệtNam mới chấp nhận lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới tạm thời và thời hạn 2 năm sau sẽ tổ chức tổng tuyển cử. Quá trình diễn biến ở Hội nghị Giơ-ne-vơ thực tế là một chuỗi các cuộc họp toàn thể và các cuộc gặp gỡ tay đôi, tay ba, trong đó lập trường các nước tham dự bộc lộ có những khác nhau. Thái độ của Pháp lúc đầu rất lưng chừng, hai mặt, chỉ đến khi Quốc hội Pháp đánh đổ chính phủ cũ của La-ni-en-bi-đôn, giao cho Măng-đét Phrăng-xơ thành lập chính phủ mới thì đoàn đại biểu Pháp mới chủ trương làm một số điều hợp lý để đạt được ngừng bắn vào ngày 20-7-1954. Lập trường của đoàn đại biểu Mỹ, từ đầu đến cuối là nhằm phá hoại hội nghị. Họ luôn tỏ thái độ ngoan cố và dùng những lời lẽ đe dọa mở rộng chiến tranh với mục đích giữ lợi thế cho kế hoạch nhảy vào ĐôngDương thay thế Pháp sau này. Còn đoàn đại biểu các nước khác đến hội nghị với những thiện chí và mục đích khác nhau, nhằm khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế, tìm cách giải quyết những khó khăn riêng . Nhưng tựu trung đều với ý định nhanh chóng chấm dứt một cuộc chiến tranh nóng duy nhất còn lại trên thế giới, sau khi đã dập tắt được cuộc chiến tranh ở Triều Tiên, để tạo điều kiện thuận lợi cho hòa dịu và hợp tác quốc tế, bảo vệ hòa bình thế giới. Do đó, hội nghị đi đến kết quả. STT:02. Đoàn Phương Anh Lớp: KTTG 17A 5 Kỹ năng đàmphán quốc tế b. Kết quả đàmphán Như đã nói ở trên, ngày 20 tháng 7 năm 1954, hai bên PhápvàViệtNam đã ký Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương. Nội dung của Hiệp định như sau: - Các nước tham gia Hội nghị Giơ-ne-vơ cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân 3 nước Đông Dương. - Hai bên tham chiến cùng ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn ĐôngDương - Hai bên tập kết quân đội, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới quân sự tạm thời - ViệtNam tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước 7/1956. So với Hiệp định sơ bộ 6-3-1946 khi Pháp chỉ công nhận nước ta là một quốc gia tự do thì đến Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, Chính phủ Pháp đã phải thừa nhận nền độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta. Đây là cơ sở pháp lý cho cuộc đấu tranh nhằm thống nhất đất nước của nhân dân ta sau hiệp định. 6. Các yếu tố ảnh hưởng đến cuộc đàmphán a. Môi trường đàmphán Cuộc đàmphán diễn ra vào thời điểm tình hình thế giới diễn biến hết sức phức tạp. Chủ nghĩa chống cộng ở Mỹ phát triển điên cuồng sau khi cách mạng Trung Quốc thành công, và các đảng cộng sản liên tiếp giành thắng lợi ở một số nước Tây Âu. Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh, đặc biệt ở ĐôngDương nơi mà giới cầm quyền Mỹ và các nước thực dân châu Âu xem như là một mũi tấn công khác của "làn sóng đỏ do Mát-xcơ-va chỉ đạo" nhằm làm sụp đổ hậu phương của chủ nghĩa thực dân phương Tây. Tham dự hội nghị có 9 đoàn đại biểu, trong đó chính quyền Vương quốc Lào, Vương quốc Campuchia, Quốc gia ViệtNam (Bảo Đại) được mời làm thành viên chính thức có nghĩa là 3 bên này mặc nhiên giành được thế hợp pháp. Trong khi đó, lực lượng kháng chiến Lào và Campuchia không được mời tham dự hội nghị. Trong đoàn ViệtNam đi Giơ-ne-vơ có Nouhak (đại diện Pha-thet Lào), Keo Ma Ny (đại diện Khmer It-sa-rắc) mang hộ chiếu Việt Nam. ViệtNam có quân tình nguyện chiến đấu ở Lào và Campuchia, nên ViệtNam không chỉ đối đầu với Mỹ, Anh vàPháp mà STT:02. Đoàn Phương Anh Lớp: KTTG 17A 6 Kỹ năng đàmphán quốc tế còn phải ứng phó với “ba quốc gia liên kết”, nghĩa là một chọi sáu, trong khi chỉ có hai đồng minh là Liên Xô và Trung Quốc. Tuy nhiên, hai nước có những lợi ích riêng của nước lớn và có những tính toán riêng. Cho nên, việc ViệtNam ứng xử với hai đồng minh cũng không phải là dễ dàng. Cách nhìn nhận, đánh giá cuộc kháng chiến của Lào và Campuchia và việc quân tình nguyện ViệtNam chiến đấu trên hai nước này, quan điểm của Liên Xô và Trung Quốc cũng khác với ViệtNam nhiều. Đây là khó khăn lớn cho đoàn ViệtNamđàmphántại Giơ-ne-vơ. Mỹ không muốn dùng giải phápđàmphán hòa bình với Việt Minh để giải quyết cuộc chiến tranh ở Đông Dương, mà muốn Pháp "trao trả độc lập" cho Bảo Đại. Pháp muốn Mỹ giúp để giành thắng lợi, còn Mỹ lại muốn gạt chủ nghĩa thực dân cũ của Phápvà thiết lập chủ nghĩa thực dân mới của mình. Trung Quốc cũng chủ trương sớm giải quyết hòa bình cuộc xung đột ở ĐôngDương nhằm ngăn chặn Mỹ mở rộng chiến tranh, bảo đảm hòa bình và an ninh cho Trung Quốc và khu vực Viễn Đông. Chủ trương của Anh khi đến Hội nghị là để chống lại việc Mỹ vàPháp liên kết với nhau can thiệp vào Đông Dương. Điều này sẽ có hại cho việc Anh đang ra sức ổn định tình hình các nước thuộc địa Anh ở ĐôngNam Á và Trung Đông. Anh muốn ổn định tình hình ĐôngDương (để làm gương cho các thuộc địa Anh) trên cơ sở chia cắt Việt Nam, vì Anh cho rằng chia cắt là giải pháp ít xấu nhất. Anh muốn hàng rào đó càng xa về phía Bắc ViệtNam càng tốt. Mặc dù Anh vàPháp phải phụ thuộc vào Mỹ từ sau chiến tranh thế giới thứ Hai, nhưng hai nước này muốn chống lại âm mưu của Mỹ là chiếm các thuộc địa của Anh và Pháp, nên hai nước này ra sức tranh thủ hòa hoãn với Liên Xô và Trung Quốc. b. Thời gian Thời hạn để kết thúc đàmphán Giơ-ne-vơ là ngày 20/7/1954 theo như lời hứa của Măng-đét Phrăng-xơ trước nhân dân Pháp sau khi Quốc hội Pháp đánh đổ chính phủ STT:02. Đoàn Phương Anh Lớp: KTTG 17A 7 Kỹ năng đàmphán quốc tế cũ của La-ni-en-bi-đôn, thành lập chính phủ mới. Vì vậy, cuộc đàmphán diễn ra gấp rút, khẩn trương. c. Thông tin Hoàn cảnh của ViệtNam là thiếu thông tin, phần lớn thông tin đều dựa vào đồng minh. ViệtNam không hiểu rõ tình hình Phápvà thế giới, chưa hiểu rõ ý đồ của đồng minh nhưng lại đánh giá quá cao khả năng Mỹ sẽ nhảy vào giúp Pháp, không thấy được khả năng răn đe của Liên Xô, Trung Quốc và dư luận quốc tế. d. Ưu thế Cả hai bên ViệtNamvàPháp đều có ưu thế trong cuộc đàmphán này. Pháp có sự hỗ trợ của các nước lớn như Mỹ và Anh từ phía sau, hơn nữa nó cũng đã có sự dàn xếp, thương lượng với đồng minh của Việt Nam. Bên cạnh đó, Pháp còn có nguồn thông tin rõ ràng về cục diện thế giới. Về phía Việt Nam, chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” là ưu thế lớn nhất làm tăng tiếng nói của ViệtNam trong cuộc đàm phán. Hơn thế nữa, ViệtNam có sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới và cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước đang diễn ra hết sức mạnh mẽ, giành được nhiều thắng lợi. 7. Chiến lược, chiến thuật đàmphán Ở đây, Pháp đã dùng chiến lược đàmphán cạnh tranh (Competitive Strategy hay Win - Lost) với nhiều thủ đoạn ngoại giao để tạo thế có lợi mặc dù Pháp đã suy yếu rất nhiều sau thất bại ở Điện Biên Phủ. Pháp đã sử dụng chiến thuật “sức ép của thủ trưởng ở nhà”, tức là chính phủ mới, và chiến thuật vừa đánh vừa đàmđể gây sức ép. Pháp lấy Mỹ đểđe dọa, dùng Anh để thăm dò, phân hóa đối phương. Những đe dọa của Pháp, của Mỹ có ảnh hưởng đến thái độ của Liên Xô và Trung Quốc. Pháp thừa biết Liên Xô và Trung Quốc có vai trò lớn trong chiến tranh và trong giải pháp hòa bình ở ĐôngDương nên tìm cách lôi kéo Liên Xô và Trung Quốc, tiến hành nói chuyện với Liên Xô vàđàmphán thực sự với Trung Quốc, gạt và cô lập Việt Nam. Pháp còn dùng thủ đoạn là dùng “ba nước liên kết” để ngáng đường, để gây sức ép trên một số vấn đề, như dùng Bảo Đại trong vấn đềphân vùng, dùng chính quyền Vương quốc Campuchia ngăn cản việc định khu tập kết cho lực lượng kháng chiến Khmer. STT:02. Đoàn Phương Anh Lớp: KTTG 17A 8 Kỹ năng đàmphán quốc tế Ngoài ra, Pháp cũng dùng chiến thuật sử dụng sức ép của thời gian thông qua sự kiện ngày 12 tháng 6 năm 1954, Chính phủ La-ni-en-bi-đôn chủ chiến bị Quốc hội Pháp đánh đổ, đến ngày 19 tháng 6 năm 1954, Chính phủ Măng-đét Phrăng-xơ chủ hòa lên cầm quyền. Ngay ngày hôm sau, Thủ tướng Măng-đét Phrăng-xơ đã hứa trước Quốc hội trong vòng một tháng (tính đến ngày 20 tháng 7 năm 1954) sẽ giải quyết xong vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương. Đây là một chiến thuật của Pháp nhằm gây sức ép lên Việt Nam. Từ đây, Liên Xô, Trung Quốc thường ép ViệtNam giải quyết nhanh để chính quyền chủ hòa Pháp khỏi bị lật đổ. Pháp tuy trong thế thua nhưng luôn tìm cách tỏ thế mạnh, đàmphán trên thế mạnh, luôn giữ lập trường cứng rắn không khoan nhượng. Trong khi đó, ViệtNam sử dụng chiến lược đàmphán nguyên tắc (Principle Strategy). ViệtNam tập trung vào lợi ích chung là tìm kiếm giải pháp hòa bình, chấm dứt chiến tranh bằng thương lượng. Đó là bởi vì ViệtNam là một dân tộc yêu chuộng hòa bình, luôn luôn chủ trương giải quyết mọi tranh chấp quốc tế bằng thương lượng, đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Kiên quyết kháng chiến đến thắng lợi cuối cùng. Nhưng nếu Chính phủ Pháp đã rút được bài học trong cuộc chiến tranh mấy năm nay muốn đi đến đình chiến ở ViệtNam theo lối hòa bình thì nhân dân và Chính phủ ViệtNam dân chủ cộng hòa sẵn sàng tiếp ý muốn đó”. Đoàn ViệtNam đến dự hội nghị trên tư thế người chiến thắng với mục tiêu giành độc lập, hòa bình cho Việt Nam, Lào và Campuchia. Ngày 10 tháng 5 năm 1954, Trưởng đoàn ViệtNam đã đưa ra đề nghị 8 điểm thể hiện lập trường có nguyên tắc, đồng thời tỏ rõ thiện chí của nhân dân và Chính phủ Việt Nam, đã có ảnh hưởng lớn trên thế giới. Chúng ta cũng sử dụng chiến thuật “sức ép của thủ trưởng ở nhà”, chiến thuật vừa đánh vừa đàm mà chính là chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ, là những thắng lợi lớn của phong trào chống thực dân, giải phóng dân tộc, là sự ủng hộ của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới. ViệtNam tham dự hội nghị trong tư thế ngẩng cao đầu với lập trường vững chắc: ViệtNam là hòa bình, độc lập, thống nhất, dân chủ. Nước Pháp phải công nhận chủ quyền độc lập của ViệtNamvà của Lào, Campuchia. Vấn đề thống nhất nước ViệtNam phải do nhân dân ViệtNam tự STT:02. Đoàn Phương Anh Lớp: KTTG 17A 9 . đoàn Việt Nam đàm phán tại Giơ-ne-vơ. Mỹ không muốn dùng giải pháp đàm phán hòa bình với Việt Minh để giải quyết cuộc chiến tranh ở Đông Dương, mà muốn Pháp. Đàm phán quốc tế” dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Hoàng Ánh, tôi đã tiến hành phân tích một cuộc đàm phán, đó là Đàm phán Giơ-ne-vơ về Đông Dương giữa